THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2054/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Quốc gia, vùng, quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch của các địa phương có liên quan; phát triển hợp lý, bền vững hệ thống giao thông vận tải nhằm tạo tiền đề, đột phá là động lực phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Phát triển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của Vùng là cầu nối giao lưu kinh tế Bắc - Nam, cửa ngõ thông ra biển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và khu vực; tăng cường kết nối kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối giữa các phương thức vận tải hình thành mạng lưới vận tải thông suốt.
3. Phát triển vận tải với chất lượng cao, giá cả hợp lý; phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải; sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng và hiệu quả; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị, đặc biệt tại thành phố Đà Nẵng.
4. Tập trung giải quyết các "nút thắt"; khai thác triệt để năng lực kết cấu hạ tầng hiện có; chú trọng công tác bảo trì; tập trung đầu tư đồng bộ các công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế; chú trọng phát triển giao thông địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải dưới nhiều hình thức.
6. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đảm bảo hành lang an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông; chủ động ứng phó có hiệu quả đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020
a) Về vận tải
Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi; từng bước phát triển vận tải công cộng tại các đô thị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến và vận tải đa phương thức để nâng cao chất lượng vận tải, giảm chi phí logistics; giảm tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong khai thác vận tải.
Các chỉ tiêu cụ thể:
- Khối lượng vận tải hành khách đạt khoảng 185 triệu lượt hành khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5% - 8,5%/năm, trong đó khối lượng hành khách qua cảng hàng không đạt 20 - 25 triệu hành khách, vận tải hành khách công cộng đảm nhận thị phần từ 15% - 20% tại thành phố Đà Nẵng và 5% - 10% đối với các thành phố khác trong Vùng.
- Khối lượng hàng hóa đạt khoảng 101 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5% - 9,5%/năm, trong đó khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 40 - 50 triệu tấn/năm.
b) Về kết cấu hạ tầng giao thông
Phấn đấu đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống quốc lộ hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, các trục ngang nối các tỉnh trong Vùng và các vùng khác trong cả nước. Hoàn thành tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan, Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Triển khai xây dựng tuyến Cam Lộ - La Sơn và Quảng Ngãi - Bình Định theo Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc. Phấn đấu đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết. Tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, phấn đấu 100% đường huyện, tối thiểu 70% đường xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện đạt tối thiểu cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; tối thiểu 50% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên; 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện. Xây dựng đường ven biển theo quy hoạch.
Tiến hành nâng cấp đường sắt Bắc - Nam hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác; huy động nguồn vốn để xây dựng các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt Quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế. Nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm.
Từng bước nâng cấp mở rộng hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu. Tổng công suất đến năm 2020 đạt 40 - 50 triệu tấn/năm.
Từng bước nâng cấp mở rộng hệ thống cảng hàng không đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; khai thác có hiệu quả các cảng hàng không hiện có trong Vùng. Phấn đấu đến năm 2020, tổng công suất các cảng hàng không của Vùng đạt 20 - 25 triệu hành khách/năm.
Đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến sông hiện có; phấn đấu kéo dài các tuyến sông được quản lý khai thác.
Quy hoạch, phát triển giao thông đô thị phù hợp với không gian, kiến trúc đô thị; đảm bảo tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của Vùng, Quốc gia và quốc tế. Phấn đấu đạt quỹ đất từ 16% - 26% dành cho giao thông đô thị.
2. Định hướng phát triển đến năm 2030
Thỏa mãn nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.
Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông; kết nối thuận lợi giữa các phương thức vận tải, giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng, với cả nước và quốc tế. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch. Các tuyến đường bộ cao tốc cơ bản được hoàn thành; xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt đôi Bắc - Nam; hoàn thành xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ kết nối tới các cảng biển; hình thành và phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế.
1. Quy hoạch phát triển vận tải
Phát triển vận tải theo các hành lang đảm bảo kết nối các đô thị trong Vùng, kết nối Vùng với các vùng kinh tế khác; đặc biệt kết nối các cảng biển của Vùng với các cửa khẩu quốc tế. Phát triển 5 hành lang vận tải chính của Vùng:
- Hành lang ven biển: Bám theo tuyến chính là quốc lộ 1A hiện tại, nối liền các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển trong Vùng. Hành lang này bao gồm các phương thức vận tải: Đường sắt, đường bộ và đường biển. Thị phần đảm nhận vận tải đến năm 2020 về vận chuyển hành khách bằng đường bộ đảm nhận 85% - 90%, đường sắt 8% - 12%; vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đảm nhận 75% - 80%, đường sắt 10% - 15%, đường biển 18% - 22%.
- Hành lang Đà Nẵng - quốc lộ 1 - quốc lộ 9 - Lao Bảo và hành lang Đà Nẵng - quốc lộ 14B - 14D - Nam Giang: Các hành lang này ngoài phục vụ nhu cầu vận tải của Vùng còn phục vụ hàng quá cảnh của Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hành lang gồm 2 phương thức vận tải là đường bộ và đường sắt. Thị phần đảm nhận vận tải đến năm 2020: Vận tải hành khách bằng đường bộ 95% - 97%, đường sắt 3% - 5%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ 96% - 98%, đường sắt 2% - 4%.
- Hành lang Đà Nẵng - Tây Nguyên: Là hành lang vận tải kết nối cảng biển Đà Nẵng với khu vực Tây Nguyên, bám theo tuyến chính là quốc lộ 14B và đường Hồ Chí Minh. Hành lang bao gồm 2 phương thức vận tải là đường bộ và hàng không. Thị phần đảm nhận vận tải đến năm 2020: Vận tải hành khách bằng đường bộ 98,5% - 99,5%, hàng không 0,5% - 1,5%.
- Hành lang Dung Quất - Tây Nguyên: Là hành lang vận tải kết nối cảng biển Dung Quất với khu vực Tây Nguyên, bám theo tuyến chính là quốc lộ 24, 24B. Hành lang có phương thức vận tải là đường bộ.
- Hành lang Quy Nhơn - Tây Nguyên: Đây là hành lang vận tải quan trọng bằng đường bộ nối cảng biển Quy Nhơn với Tây Nguyên và nước láng giềng Campuchia, bám theo tuyến chính là quốc lộ 19.
Kết nối vận tải:
- Tăng cường tính kết nối vùng và kết nối giữa các phương thức vận tải, hình thành và phát triển các đầu mối vận tải lớn tại các khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội, Chu Lai, Chân Mây - Lăng Cô, các cảng biển Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế, các nhà ga và phát triển hệ thống cảng cạn trên các hành lang vận tải chính trong Vùng.
- Đẩy mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Nghiên cứu xây dựng khu logistics tại khu vực Nam hầm Hải Vân để đảm nhận vai trò trung tâm tiếp nhận phân phối hàng hóa chung cho cảng Đà Nẵng.
- Mở các đường bay quốc tế đến các khu vực Đông Bắc Á, khu vực Đông Nam Á, Đông Dương và khu vực Châu Âu.
2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
a) Đường bộ
Các trục cao tốc:
- Cao tốc Bắc - Nam: Chiều dài trong Vùng khoảng 483 km, trong đó:
+ Hoàn thành đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài khoảng 131 km, đoạn La Sơn - Túy Loan dài khoảng 84 km, quy mô 4 làn xe.
+ Huy động các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư đoạn Cam Lộ - La Sơn, dài khoảng 98 km và đoạn Quảng Ngãi - Bình Định, dài khoảng 170 km, quy mô 4 làn xe.
- Nghiên cứu xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 160 km, quy mô 4 làn xe để có thể triển khai xây dựng vào thời điểm thích hợp.
Các tuyến quốc lộ:
- Quốc lộ 1: Đoạn trong Vùng, từ Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đến Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) dài khoảng 460 km. Hoàn thành mở rộng đạt quy mô tối thiểu 4 làn xe; thay thế toàn bộ các cầu yếu; xây dựng các tuyến tránh cần thiết tại các đô thị; hoàn thành xây dựng các hầm đường bộ qua đèo Phú Gia, đèo Phước Tượng (tỉnh Thừa Thiên Huế), đèo Cù Mông; nghiên cứu mở rộng hầm Hải Vân.
- Đường Hồ Chí Minh: Đoạn trong Vùng gồm 2 nhánh: Nhánh phía Tây từ đèo Pe Ke (tỉnh Thừa Thiên Huế) đến Thạnh Mỹ (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 150 km; nhánh phía Đông từ Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan theo quy hoạch cao tốc. Thực hiện theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh.
- Tuyến Đông Trường Sơn: Đoạn trong Vùng từ thị trấn Thạnh Mỹ (tỉnh Quảng Nam) đến xã Sơn Lập (tỉnh Quảng Ngãi), dài khoảng 175 km. Hoàn thiện toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
- Quốc lộ 49: Từ cảng Thuận An đến biên giới Việt Lào (tỉnh Thừa Thiên Huế), dài khoảng 92 km. Hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô 2 làn xe; riêng đoạn từ ngã ba xã Hồng Vân đến cửa khẩu quốc tế S3 dài khoảng 9 km được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
- Quốc lộ 14B: Từ Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng) đến Thạnh Mỹ (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 74 km gồm: Đoạn từ Tiên Sa đến Túy Loan (thành phố Đà Nẵng), dài khoảng 24 km, thuộc tuyến đường ASEAN (AH17) và Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), duy trì tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe; đoạn Túy Loan (thành phố Đà Nẵng) đến cầu Hà Nha (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 26 km theo quy mô 4 làn xe; đoạn từ cầu Hà Nha đến Thạnh Mỹ (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 24 km, theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 14D: Từ Giằng đến cửa khẩu Đắc Tà Oóc biên giới Việt Lào (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 75 km. Hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III đến cấp IV, quy mô 2 làn xe; kết nối hai tuyến quốc lộ 14B và quốc lộ 14D thành một tuyến quốc lộ 14B từ Tiên Sa đến Tà Oóc với chiều dài khoảng 149 km.
- Quốc lộ 14E: Hoàn thiện nâng cấp đoạn từ quốc lộ 1A (ngã ba Cây Cốc - Thăng Bình) đến thị trấn Khâm Đức đường Hồ Chí Minh (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 79 km, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô 2 làn xe; đoạn quốc lộ 14E kéo dài từ quốc lộ 1 đến đường ven biển dài khoảng 12 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe.
- Quốc lộ 24: Đoạn trong Vùng từ Thạch Trụ đến xã Ba Tiêu (tỉnh Quảng Ngãi), dài khoảng khoảng 69 km; hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe.
- Quốc lộ 24B: Từ cảng Sa Kỳ đến Ba Tiêu (tỉnh Quảng Ngãi) dài khoảng 108 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, III, quy mô 2 làn xe; các đoạn qua thị trấn Sơn Tịnh, thị trấn Di Lăng, thành phố Quảng Ngãi theo quy hoạch địa phương.
- Quốc lộ 19: Đoạn trong Vùng từ cảng Quy Nhơn đến đèo An Khê (tỉnh Bình Định) dài khoảng 77 km tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe, riêng đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao quốc lộ 1 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp I, cấp II, quy mô 4 - 6 làn xe.
- Quốc lộ 1D: Đoạn trong Vùng từ Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đến giáp xã Xuân Hải (tỉnh Phú Yên), dài khoảng 20,7 km; đoạn đi trong thành phố Quy Nhơn theo quy hoạch đường đô thị, đoạn còn lại duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe.
- Quốc lộ 40B (đường Nam Quảng Nam): Đoạn trong Vùng từ Tam Thanh đến Trà My (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 140 km. Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV, các đoạn qua thị trấn, thị tứ đạt tiêu chuẩn đường cấp III; đoạn qua thành phố Tam Kỳ theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Quốc lộ 24C (đường Dung Quất - Trà My): Từ cảng Dung Quất đi qua các huyện Bình Sơn, Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đến Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 94,54 km, Hoàn thành xây dựng đoạn Dung Quất - Bình Long đạt tiêu chuẩn cấp I, quy mô 6 làn xe (theo quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất). Nâng cấp đoạn Bình Long - Trà Bồng đạt tiêu chuẩn cấp I, quy mô 4 làn xe. Duy trì đoạn Trà Bồng - Trà Thanh - Trà My đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV.
- Quốc lộ 14G: Từ Túy Loan (thành phố Đà Nẵng) đến thị trấn Prao (tỉnh Quảng Nam), dài khoảng 66 km, nghiên cứu đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô 2 làn xe.
- Quốc lộ 19B: Từ cảng Nhơn Hội đến thị trấn Phú Phong (tỉnh Bình Định), dài khoảng 60 km, nghiên cứu đầu tư nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đến cấp III, quy mô 2 làn xe.
- Quốc lộ 49B: Từ Quảng Lợi đến cảng Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế), dài khoảng 105 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2 làn xe.
- Quốc lộ 19C: Từ Diêu Trì đến Canh Hòa (tỉnh Bình Định), dài khoảng 39,38 km, nghiên cứu đầu tư nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, quy mô 2 làn xe.
Các trục đường liên kết vùng khác
- Tuyến đường bộ ven biển: Từng bước triển khai đầu tư tuyến đường bộ ven biển trong Vùng theo quy hoạch được duyệt.
- Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường kết nối các khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ, các trục giao thông chính như: Tuyến quốc lộ 19B (đoạn trong Khu công nghiệp Nhơn Hội), quốc lộ 24C đoạn Bình Long - Vạn Tường - Trà My, tuyến nối Dung Quất 1 - Dung Quất 2, đoạn Trị Bình - Dung Quất (thuộc Khu kinh tế Dung Quất), đoạn nối cảng Quy Nhơn tới ngã 3 Bà Gi... theo quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp.
b) Đường sắt
- Đường sắt Bắc - Nam hiện có: Đoạn đường sắt trong Vùng dài khoảng 450 km, từng bước nâng cấp để khai thác có hiệu quả với tốc độ dự kiến 80 - 90 km/h đối với tàu khách, 50 - 60 km/h đối với tàu hàng; nghiên cứu triển khai di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm Thành phố; nghiên cứu và đầu tư xây dựng hầm đường sắt qua đèo Hải Vân.
- Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam qua Vùng sẽ được triển khai theo Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam.
- Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt Quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế như cảng Chân Mây, cảng Liên Chiểu, Khu kinh tế Chu Lai, cảng Dung Quất, cảng Quy Nhơn (Nhơn Hội); tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum thuộc tuyến đường sắt Tây Nguyên từ Đà Nẵng - Kon Tum - Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột - Chơn Thành đến Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu phát triển đường sắt đô thị tại các đô thị lớn, gồm: Thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế... khi đủ điều kiện theo quy định.
c) Đường biển
Xây dựng, nâng cấp các cảng chính với quy mô phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, cụ thể như sau:
- Cảng Đà Nẵng: Là cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại I); về lâu dài có khả năng phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại 1A), gồm các khu bến chức năng: Tiên Sa, Thọ Quang (Sơn Trà) và Liên Chiểu.
+ Khu bến Tiên Sa: Là khu bến cảng tổng hợp, container phục vụ thành phố Đà Nẵng, một phần Bắc Tây Nguyên và hàng quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU, tàu khách du lịch quốc tế 100.000 GT và lớn hơn với ga hành khách đồng bộ, hiện đại.
+ Khu bến Thọ Quang (Sơn Trà): Là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn (vơi mớn), có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 1.000 tấn đến 5.000 tấn. Xây dựng khu logistics tại suối Cầu Trắng kết hợp bãi logistics hiện có đảm nhận vai trò trung tâm tiếp nhận phân phối hàng hóa chung cho bến Tiên Sa và Thọ Quang.
+ Khu bến Liên Chiểu: Trước mắt có chức năng chính là khu bến cảng chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại địa bàn. Về lâu dài (sau năm 2020) sẽ từng bước phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 TEU đến 8.000 TEU.
- Cảng Dung Quất: Là cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng chính: Dung Quất I (hiện có), Dung Quất II và các bến vệ tinh Sa Kỳ, Bến Đình (đảo Lý Sơn).
+ Khu bến Dung Quất I: Là khu bến tổng hợp, container với các bến cho tàu trọng tải từ 10.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU; có các bến chuyên dùng xuất sản phẩm dầu của liên hợp lọc hóa dầu, bến phục vụ công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển, bến chuyên dùng của các cơ sở công nghiệp nặng cho tàu trọng tải từ 20.000 tấn đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn (luồng tàu trên 50.000 tấn do chủ đầu tư các cơ sở công nghiệp tự chịu trách nhiệm đầu tư).
+ Khu bến Dung Quất II: Là khu bến cảng chuyên dùng, tiếp nhận tàu chở dầu thô, than, quặng trọng tải từ 100.000 tấn đến 350.000 tấn, phục vụ trực tiếp cho liên hợp lọc dầu và luyện kim; có kết hợp bến làm hàng tổng hợp, container hỗ trợ khu bến Dung Quất I, phục vụ phát triển Khu kinh tế Dung Quất mở rộng trong giai đoạn sau.
+ Bến Sa Kỳ: Là khu bến địa phương, tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 tấn đến 2.000 tấn.
+ Bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn): Là cảng địa phương, phục vụ dân sinh của huyện đảo, tiếp nhận tàu hàng, khách đến 2.000 tấn.
- Cảng Quy Nhơn: Là cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm 2 khu bến chức năng chính là Quy Nhơn - Thị Nại và Nhơn Hội.
+ Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại: Là khu bến tổng hợp, container cho tàu trọng tải từ 10.000 tấn đến 30.000 tấn, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 5.000 tấn đến 7.000 tấn.
+ Khu bến Nhơn Hội: Là khu bến tiềm năng phát triển trong giai đoạn sau với chức năng chính là chuyên dùng, phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn sẽ hình thành tại địa bàn; tiếp nhận tàu trọng tải từ 10.000 tấn đến 50.000 tấn. Quy mô và tiến trình phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường, năng lực huy động vốn của chủ đầu tư. Đặc biệt lưu ý cần có giải pháp kỹ thuật công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực để đảm bảo hiệu quả kinh tế-kỹ thuật trong đầu tư.
Các bến địa phương, chuyên dùng vệ tinh phát triển tại Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan.
- Cảng Thừa Thiên Huế: Là cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: Khu bến Chân Mây, Thuận An.
+ Khu bến Chân Mây: Là khu bến cảng tổng hợp, phục vụ trực tiếp Khu công nghiệp Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan; có bến chuyên dùng phục vụ công nghiệp đóng sửa tàu biển, bên phục vụ khách du lịch quốc tế; tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu khách đến 100.000 GT và lớn hơn.
+ Khu bến Thuận An: Là bến cảng tổng hợp địa phương vệ tinh, tiếp nhận tàu 3.000 tấn đến 5.000 tấn.
- Cảng Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam: Là cảng tổng hợp địa phương (loại II), gồm các bến cảng:
+ Bến cảng Kỳ Hà: Là bến cảng tổng hợp, tiếp nhận tàu tải trọng từ 7.000 tấn đến 20.000 tấn; có bến chuyên dùng xăng dầu, gas, tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 tấn đến 3.000 tấn.
+ Bến cảng Tam Hiệp: Là bến cảng tổng hợp, có bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chu Lai, Núi Thành; tiếp nhận tàu trọng tải từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn.
d) Đường thủy nội địa
Nâng cấp, cải tạo các tuyến sông do địa phương quản lý đạt cấp III, IV, V; một số tuyến sông chính bao gồm:
- Tuyến trên sông Hương: Từ cửa Thuận An đến bến ngã ba Tuần, cấp IV, dài khoảng 34 km.
- Tuyến Hội An - Cù Lao Chàm: Từ cảng Hội An đến cảng Bãi Làng, cấp I - III, dài khoảng 23,5 km.
- Đoạn Hội An - Cửa Đại, trên sông Thu Bồn, cấp III, dài khoảng 6,5 km.
- Đoạn Cửa Đại - cảng Bãi Làng (Cù Lao Chàm), tuyến ra đảo, cấp I, dài khoảng 17 km.
- Tuyến cảng Sông Hàn - cảng Kỳ Hà, cấp III, dài khoảng 101 km, gồm các đoạn:
+ Đoạn cảng sông Hàn - ngã ba Vĩnh Điện (sông Hàn, sông Vĩnh Điện), cấp III, dài khoảng 29 km.
+ Đoạn ngã ba Vĩnh Điện - cảng Hội An (sông Thu Bồn), cấp IV, dài khoảng 14,5 km.
+ Đoạn cảng Hội An - cảng Kỳ Hà (sông Trường Giang), cấp IV, dài khoảng 57,5 km.
- Mở tuyến Đà Nẵng - Hội An theo tuyến sông Hàn - Cẩm Lệ - Cổ Cò, dài khoảng 27 km, bề rộng sông 90 m, phục vụ du lịch.
- Mở thêm một số tuyến vừa phục vụ vận tải hàng hóa, vừa phục vụ phát triển du lịch: Tuyến Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng) - Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam); tuyến sông Hàn - Túy Loan; tuyến sông Cu Đê (Nam Ô - Hòa Bắc); tuyến sông Hàn - sông Yên.
- Đưa thêm khoảng 200 km đầm phá ven biển, cửa sông vào quản lý và khai thác vận tải; bố trí các phao tiêu báo hiệu, đảm bảo an toàn vận tải. Xây dựng một số bến sông phục vụ cho nhu cầu dân sinh, du lịch.
đ) Hàng không
- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng: Đầu tư xây dựng nhà ga quốc tế công suất 2 - 4 triệu hành khách/năm, mở rộng nhà ga hành khách hiện hữu đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, mở rộng sân đỗ tàu bay đạt 22 vị trí đỗ, đầu tư các trang thiết bị để nâng cao khả năng khai thác của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đáp ứng công suất 11-13 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hóa/năm.
- Cảng hàng không quốc tế Chu Lai: Khai thác có hiệu quả, nghiên cứu đầu tư thành trung tâm trung chuyển hàng hóa hàng không trong tương lai, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không.
- Cảng hàng không quốc tế Phú Bài: Đầu tư mở rộng, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, đến năm 2020 đạt cấp sân bay 4E theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, tiếp nhận tàu bay B777, B787 và tương đương, đáp ứng công suất 5 triệu hành khách/năm.
- Cảng hàng không nội địa Phù Cát: Đầu tư phát triển Cảng hàng không Phù Cát đến 2020 đạt cấp sân bay 4E theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, tiếp nhận tàu bay A321 và tương đương, đáp ứng công suất 2,4 triệu hành khách/năm.
e) Cảng cạn
- Hình thành và phát triển cảng cạn tại khu vực kinh tế Đà Nẵng - Huế, hành lang đường 14B: Giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 - 30 ha; phục vụ chủ yếu các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi; khả năng thông qua khoảng 550.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Đà Nẵng, cảng Kỳ Hà và cảng Chân Mây.
- Hình thành và phát triển cảng cạn tại khu vực hành lang kinh tế đường 19: Giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 - 30 ha; phục vụ chủ yếu các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk; khả năng thông qua khoảng 480.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Quy Nhơn, cảng Dung Quất và cảng Ba Ngòi.
g) Giao thông đô thị và giao thông địa phương
Phát triển giao thông đô thị và giao thông địa phương theo quy hoạch của các tỉnh, thành phố đã được duyệt.
3. Các công trình ưu tiên đầu tư
Ưu tiên đầu tư các công trình nhằm tăng khả năng liên kết vùng, liên kết giữa các phương thức vận tải và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông là động lực phát triển cho Vùng (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
4. Dự kiến quỹ đất
Quỹ đất dành cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm: Đường bộ (cao tốc, quốc lộ, đường vành đai), đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, các nhà ga bến, bãi... (không tính đến đường tỉnh, đường huyện, giao thông đô thị và giao thông địa phương) đến năm 2020 khoảng 32.482 ha, chiếm khoảng 1,16% so với diện tích vùng, diện tích đất cần bổ sung là 15.191 ha, trong đó diện tích chiếm dụng đất lúa là 2.221 ha.
IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải
- Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải đường bộ và nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; thiết lập trung tâm điều hành vận tải ở các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng và trên đường cao tốc nhằm quản lý, điều tiết giao thông vận tải; tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe.
- Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng tại đô thị, đặc biệt là vận tải khối lượng lớn.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải khối lượng lớn như đường sắt Quốc gia, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa, đường biển nhằm giảm áp lực cho đường bộ.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ hàng hải. Đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không trên cơ sở tăng tần suất chuyến bay và bố trí giờ bay thích hợp; kết nối giữa các chuyến bay trung chuyển một cách hợp lý, nhanh chóng và tiện lợi.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Thực hiện thẩm định an toàn giao thông.
2. Giải pháp, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
- Xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông phải tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng, tránh cục bộ địa phương gây lãng phí đầu tư.
- Ưu tiên đầu tư phát triển những công trình có tính chất đột phá, tạo ra liên kết vùng (các công trình trên trục dọc vùng, các đường kết nối các cảng biển lên Tây Nguyên và các hành lang vận tải quốc tế).
- Nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ phù hợp với tiêu chuẩn đường bộ ASEAN để đảm bảo sự kết nối và hội nhập quốc tế.
- Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công đảm bảo đúng tiến độ.
- Ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến và vật liệu mới trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
- Tăng cường công tác quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo trì đường bộ.
3. Các giải pháp, chính sách về nguồn vốn
- Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải; ưu tiên đầu tư phát triển những công trình có tính đột phá tạo liên kết vùng.
- Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải dưới nhiều hình thức: Đối tác công tư (PPP); phát hành trái phiếu; đầu tư - kinh doanh - chuyển giao (BOT)...
- Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế với các hình thức đa dạng.
- Sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư.
4. Giải pháp, chính sách về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phát triển giao thông vận tải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ khi lập quy hoạch, dự án.
- Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải. Thẩm định về môi trường từ khâu lập chiến lược, quy hoạch và dự án... Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình và các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường; sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong việc thi công các công trình giao thông; kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng tổ chức quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện tiến hành xem xét, đánh giá để kịp thời điều chỉnh bổ sung, đáp ứng yêu cầu thực tế.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan phù hợp với quy hoạch này, đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành và các địa phương khác trong quá trình thực hiện đảm bảo các quy hoạch được triển khai khả thi và đồng bộ, tạo được hệ thống giao thông vận tải vùng liên hoàn, liên kết nhằm nâng cao năng lực của toàn mạng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT |
Tên công trình/ dự án |
Quy mô |
A |
ĐƯỜNG BỘ |
|
I |
Đường cao tốc |
|
1 |
Xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi |
4 làn xe |
2 |
Xây dựng đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan |
2 - 4 làn xe |
II |
Đường quốc lộ |
|
1 |
Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và các hầm đường bộ |
4 làn xe |
2 |
Nâng cấp quốc lộ 24 |
|
|
- Nâng cấp, mở rộng đoạn Phổ Phong - Quảng Ngãi, dài khoảng 8 km |
Cấp III, 2 làn xe |
|
- Nâng cấp, mở rộng đoạn Phổ Phong - Kon Tum, dài khoảng 160 km |
Cấp III, 2 làn xe |
3 |
Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 14E đoạn kéo dài từ quốc lộ 1A xuống đến đường ven biển, tỉnh Quảng Nam, dài khoảng 12 km |
Cấp III, 2 làn xe |
4 |
Nâng cấp quốc lộ 49 từ cảng Thuận An - đường Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên Huế, dài khoảng 75 km |
Cấp III, IV, 2 làn xe |
5 |
Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 49B đoạn Thuận An - Tư Hiền - Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế, dài khoảng 48 km |
Cấp III, 2 làn xe |
6 |
Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1D từ ngã ba Phú Tài đến bến xe liên tỉnh, tỉnh Bình Định, dài khoảng 7 km |
Cấp III, 2 làn xe |
7 |
Cải tạo, nâng cấp một số đoạn trên quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai |
Cấp III, 2 làn xe |
8 |
Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 40B đoạn qua tỉnh Quảng Nam, dài khoảng 141 km |
Cấp III, IV, 2 làn xe |
B |
ĐƯỜNG SẮT |
|
1 |
Cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam (đoạn qua Vùng) |
Đưa vào cấp kỹ thuật |
2 |
Đường sắt kết nối tới các cảng Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất |
Phù hợp với tiêu chuẩn của đường sắt Quốc gia |
C |
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA |
|
1 |
Nâng cấp tuyến cảng sông Hàn - cảng Kỳ Hà |
Dài 101 km, cấp III |
2 |
Nâng cấp tuyến sông Hương: Cửa Thuận An - ngã ba Tuần |
Dài 34 km, cấp IV |
3 |
Mở tuyến Đà Nẵng - Hội An theo tuyến sông Hàn - Cẩm Lệ - Cổ Cò |
Dài 27 km, cấp III - IV |
D |
ĐƯỜNG BIỂN |
|
1 |
Phát triển cảng biển Đà Nẵng |
Cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) |
2 |
Phát triển cảng biển Quy Nhơn |
Cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) |
Đ |
HÀNG KHÔNG |
|
1 |
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng |
Công suất 11 - 13 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hóa/năm. |
2 |
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài |
Công suất 5 triệu hành khách/năm |
3 |
Cảng hàng không quốc tế Chu Lai |
Trung tâm trung chuyển hàng hóa |
4 |
Cảng hàng không nội địa Phù Cát |
Công suất 2,4 triệu hành khách/năm |
THE PRIME
MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 2054/QD-TTg |
Hanoi, November 23, 2015 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 355/QD-TTg dated February 25, 2013 granting approval for adjusted strategy for transport development in Vietnam to 2020 and a vision to 2030;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 318/QD-TTg dated February 25, 2013 granting approval for strategy for transport service development in Vietnam to 2020 and a vision to 2030;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1210/QD-TTg dated July 24, 2014 granting approval for transport sector re-structuring project for the cause of industrialization and modernization, and sustainable development to 2020;
At the request of the Ministry of Transport,
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Grant approval for the adjusted transportation planning in key economic zones in Middle of Vietnam to 2020 and a vision to 2030 as follows:
1. Develop transportation planning in key economic zones in the Middle aligned with socio-economic development orientation, national and regional transportation planning, sectoral planning and planning of relevant localities; develop transportation system in an appropriate and sustainable way to ensure socio-economic development and national defense and security.
2. Develop transportation by taking full advantage of the Region as a North – South economic exchange bridge, a gateway open to sea in the Middle and the Central Highlands; strengthen traffic infrastructure and transport mode connectivity and form a consistent transport network.
3. Develop transportation with high quality and reasonable price, multimodal transport and logistics services; strengthen application of information technology in transport management; use vehicles in an energy-efficient and effective way; develop public passenger transportation in urban areas, especially Da Nang City.
4. Focus efforts on handling of “bottle-necks” and make full exploitation of existing infrastructure; place great importance on maintenance; concentrate synchronous investment in construction works that hold a vital role for economic development; place importance on traffic development in localities to meet demands for new rural development.
5. Step up private sector involvement in transport infrastructure development. Mobilize domestic and overseas resources to the maximum, encourage all economic sectors to invest in transport development in various forms.
6. Set aside an appropriate portion of the land fund for development of traffic infrastructure; maintain traffic safety corridors and minimize accidents; take the initiatives in coping with climate change and rising sea.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Transport
Meet demands for high-quality, affordable, safe and convenient transport services; gradually develop large payload public transport, step up application of advanced transport technology and multimodal transport to enhance quality and reduce logistics service cost; minimize traffic accidents and adverse impacts of transportation on the environment.
Particular targets:
- Passenger transport is expected to reach around 185 million arrivals of passengers per annum with average growth rate from 7.5% to 8.5% in which the total number of air passengers accounts for 20 - 25 million; the market share of public passenger transport accounts for 15% - 20% in Da Nang City and 5% - 10% in other cities in the Region.
- Volume of cargo is expected to reach around 101 million tonnes per annum with average growth rate 8.5% - 9.5% in which the volume of cargo going through seaports accounts for 40 – 50 million tonnes per annum.
b) Traffic infrastructure
Elevate existing national road system to technical class with priority given to upgrading and expansion of National 1 Road, horizontal axes connecting with provinces in the Region and other regions across the country; Complete La Son – Tuy Loan and Da Nang – Quang Ngai expressways; Develop construction of Cam Lo –La Son and Quang Ngai – Binh Dinh routes according to expressway network planning; Elevate existing provincial road system to technical class and open a number of necessary routes; Continue to develop rural traffic and strive to seal 100% of district roads and at least 70% of commune roads with asphalt or cement concrete to reach at least Class V for district roads or Class VI for commune roads; 100% of the communes are expected to have auto roads leading to commune centers; at least 50% of village roads are sealed and reach at least Class A; 50% of infield roads are sealed to facilitate movement of motor vehicles. Construct coastal roads according to planning.
Upgrade existing North – South railway line to enhance its operation efficiency; Raise capital to construct railway lines linking National railway line with seaports, industrial zones, economic zones; Study construction of an express double-track railway line (gauge 1,435 mm).
Gradually upgrade and expand seaport system to meet requirements. Total capacity is expected to reach 40 – 50 million tonnes per annum by 2020.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Elevate existing inland waterways to technical class; Strive to extend inland waterways that are under management.
Develop urban traffic in accordance with urban space and architecture; Ensure uniformity, balance and consistency with regional, national and international traffic networks; Strive to set aside 16% - 26% of the fund land for urban traffic development.
2. A vision to 2030
Meet demands of the society for high quality, international-standard, affordable, competitive, quick and safe transport services.
Basically complete modernization of the traffic infrastructure network; Set up connectivity in transport modes between the provinces and cities in the Region, between the Region and the country as a whole and other countries; Keep developing other infrastructure works according to the planning; Basically complete construction of expressways; Construct a number of sections on the North – South double-track railway line; Complete construction of railway lines, road lines connecting with seaports; Form and develop urban railway network in Da Nang and Hue cities.
1. Transport development
Develop transport corridors ensuring connectivity among urban areas in the Region, between the Region and other economic zones, especially between the Region’s seaports and international checkpoints; Develop five key transport corridors in the Region:
- Coastal corridor: The coastal corridor is expected to be developed alongside existing 1A National Route connecting with urban areas, economic zones and industrial zones along the coast in the Region. This corridor includes following transport modes: railways, highways and seaways. By 2020, the market share of road passenger transport is expected to reach 85% - 90%, railway passenger transport 8% - 12%, road freight transport 75% - 80%, railway freight transport 10% - 15%, sea freight transport 18% - 22%.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Da Nang - the Central Highlands Corridor: It is a corridor that is expected to link seaports of Da Nang with the areas of the Central Highlands and to be developed alongside the National Road 14B and Ho Chi Minh Road. The corridor includes two transport modes: highways and airways. By 2020, the market share of road passenger transport is expected to account for 98.5% - 99.5%, air passenger transport 0.5% - 1.5%.
- Dung Quat – the Central Highlands Corridor: It is a corridor that is expected to link the Dung Quat Port with the areas of the Central Highlands and be developed alongside the National Roads 24 and 24B. The corridor’s transport mode is highways.
- Quy Nhon – the Central Highlands Corridor: It is an important road transport corridor which is expected to link seaports of Quy Nhon with the Central Highlands and Cambodia, and to be developed alongside the National Road 19.
Transport connectivity:
- Strengthen regional connectivity and connectivity among transport modes, set up and develop major transport hubs in economic zones of Dung Quat, Nhon Hoi, Chu Lai, Chan May and Lang Co, seaports of Da Nang, Dung Quat, Quy Nhon, Thua Thien Hue, ports and develop dry port network on main transport corridors in the Region.
- Strengthen multimodal transport and logistics services. Study construction of a logistics area in the Southern area of Hai Van Pass as a cargo hub for Da Nang Port.
- Develop international air routes to Northeast Asian, Southeast Asian regions, Indochinese and European regions.
2. Traffic infrastructure development planning
a) Roads
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- North—South Expressway The Expressway is 483 km long across the Region of which:
+ Complete Da Nang – Quang Ngai section, 131 km long and La Son - Tuy Loan section, 84 km long, four-lane capacity.
+ Raise capital to develop Cam Lo – La Son section, 98 km long and Quang Ngai – Binh Dinh section, 170 km long, to four lanes.
- Study construction of Quy Nhon – Pleiku expressway, 160 km long, to four lanes.
National roads:
- National Road 1: Upgrade the section from Phong Dien (Thua Thien Hue Province) to Ku Mong Pass (Binh Dinh Province), 460 km long to at least four lanes and replace all the weak bridges. Construct necessary bypass routes in urban areas; complete construction of road tunnels running through Phu Gia and Phuoc Tuong passes (Thua Thien Hue Province), Ku Mong Pass; study expansion of Hai Van Tunnel.
- Ho Chi Minh Road: The section in the Region includes two branches: Western branch from Pe Ke Pass (Thua Thien Hue Province) to Thanh My (Quang Nam Province), 150 km long; Eastern branch from Cam Lo – La Son to Tuy Loan according to expressway planning. Under the Prime Minister’s Decision No. 194/QD-TTg dated February 15, 2012 on detailed Ho Chi Minh Road planning.
- Eastern Truong Son route: Upgrade the entire section from Thanh My Town (Quang Nam Province) to Son Lap Commune (Quang Ngai Province), 175 km long, to at least Class IV.
- National Road 49: Upgrade the section from Thuan An Port to Vietnam – Laos border (Thua Thien Hue Province), 92 km long, to Class IV, two lanes; and the section from Hong Van T-junction to S3 International Checkpoint, 9 km long, to Class II.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- National Road 14D: Upgrade section from Giang to Dak Ta Ooc checkpoint (Vietnam – Laos Border) (Quang Nam Province), 75 km long, from Class III to Class IV, two lanes. Connect National Road 14B and National Road 14D together to form a single National Road 14B, from Tien Sa to Ta Ooc, 149 km long.
- National Road 14E: Upgrade section from National Road 1A (from Cay Coc T-junction to Thang Binh) to Kham Duc Town - Ho Chi Minh Road (Quang Nam Province), 79 km long, to at least Class IV, two lanes; section of National Road 14E from National Road 1 to coastal roads, 12 km long, to Class III, two lanes.
- National Road 24: Complete upgrading of the entire section from Thach Tru to Ba Tieu Commune (Quang Nam Province), 69 km long, to at least Class III, two lanes.
- National Road 24B: Complete upgrading of the section from Sa Ky Port to Ba Tieu Commune (Quang Nam Province), 108 km long, to at least Classes IV, III, two lanes; sections running through Son Tinh Town, Di Lang Town, Quang Ngai City according to local planning.
- National Road 19: Upgrade the section from Quy Nhon Port to An Khe Pass (Binh Dinh Province), 77 km long, to at least Class III, two lanes; the section from Quy Nhon Port to National Road 1, to at least Classes I, II, four to six lanes.
- National Road 1D: Maintain the section from Quy Nhon Port (Binh Dinh Province) to Xuan Hai Commune (Phu Yen Province), 20.7 km long, section within the city of Quy Nhon according to urban road planning and other sections at Class III, two-lane capacity.
- National Road 40B: Upgrade the section from Tam Thanh to Tra My (Quang Nam Province), 140 km long to Class IV. sections running through towns, residential units to Class III; sections through Tam Ky City according to urban road standards.
- National Road 24C (Dung Quat – Tra My route): Upgrade the section from Dung Quat Port running through Binh Son, Tra Bong provinces (Quang Ngai Province) to Northern part of Tra My Town (Quang Nam Province), 94.54 km, Dung Quat - Binh Long section to Class I, six lanes (under Dung Quat Economic Zone Planning). Upgrade Binh Long – Tra Bong section to Class I, four lanes. Maintain Tra Bong – Tra Thanh - Tra My section at Classes III, IV.
- National Road 14G: Study upgrading of section from Tuy Loan (Da Nang City) to Prao Town (Quang Nam Province), 66 km long, to at least Class IV, two lanes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- National Road 49B: Complete upgrading the section from Quang Loi to Chan May Port (Thua Thien Hue Province), 105 km long, to at least Class III, two lanes.
- National Road 19C: Study and invest in upgrading the section from Dieu Tri to Canh Hoa (Binh Dinh Province), 39.38 km long, to Classes IV, III, two lanes.
Other regionally interconnected roads
- Coastal roads: Gradually invest in coastal roads in the Region according to the approved planning.
- Upgrade, expand and construct roads connecting industrial zones to national roads and arterial roads as follows: National Road 19B (section within Nhon Hoi Industrial Zone), National Road 24C (Binh Long – Van Tuong – Tra My section, section linking Dung Quat 1 and Dung Quat 2, Tri Binh – Dung Quat section (Dung Quat Economic Zone), section linking Quy Nhon Port to Ba Gi T-junction … according to the economic and industrial zone development planning.
b) Railways
- Existing North – South Railway Line: Gradually upgrade the section in the Region, approximately 450 km long, to an expected speed from 80 - 90 km/h for passenger trains, 50 - 60 km/h for freight trains; study relocation of Da Nang gas station out of the city's center; study construction of a railway tunnel passing through Hai Van Pass.
- Express North - South Railway Line running through the Region is expected to be developed under Vietnam’s railway development planning.
- Study construction of branch lines linking National railway line to seaports, industrial zones, economic zones such as Chan May and Lien Chieu ports, Chu Lai Economic Zone, Dung Quat Port, Quy Nhon Port (Nhon Hoi); Da Nang – Kon Tum railway section belonging to Central Highland Railway line running through Da Nang, Kon Tum, Dak Lak, Buon Ma Thuoc, Chon Thanh to Ho Chi Minh City.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Seaways
Upgrade and construct major ports to meet requirements for development over periods as follows:
- Da Nang Port: As a national general port, a regional hub (Grade I), Da Nang Port is expected to be upgraded to be capable of functioning as an international gateway in Central Vietnam (Grade 1A) in the long term including: Tien Sa, Tho Quang (Son Tra District) and Lien Chieu ports.
+ Tien Sa Port: Be upgraded into a general container port which is capable of serving the Da Nang City, part of Northern Central Highlands, handling transit cargo from Laos, Northeastern Thailand, receiving tankers from 30,000 - 50,000 DWT, container ships of up to 4,000 TEUs and international cruise ships of at least 100,000 GRT with a synchronous and modern passenger terminal.
+ Tho Quang Port (Son Tra District): Be upgraded into a general port which is capable of handling tankers from 10,000 – 20,000 DWT with a special-use port for tankers from 1,000 – 5,000 DWT. Construct a logistics area in Cau Trang Stream in combination with existing logistics area to function as a central hub to receive and distribute cargo for Tien Sa and Tho Quang ports.
+ Lien Chieu Port: In the short term, the port is expected to function as a special-use port for bulk cargo and liquid cargo serving industrial and service facilities in the area. In the long term after 2020, the port is expected to be gradually developed to become a major port of the international gateway in Central Vietnam which is capable of receiving tankers of 100,000 DWT, container ships 6,000 – 8,000 TEUs.
- Dung Quat Port: Expected to be upgraded into a national general port, a regional hub (Grade I) including: Dung Quat I (existing), Dung Quat II, Sa Ky and Ben Dinh (Ly Son Island) ports.
+ Dung Quat I Port: Expected to be upgraded into a general container port that is capable of receiving tankers from 10,000 – 50,000 DWT, container ships of up to 4,000 TEUs with special-use ports which export petroleum products from petrochemical refinery complexes, shipbuilding and repair facilities, ports serving heavy industry facilities handling tankers from 20,000 – 150,000 DWT or larger (Navigation channels for tankers greater than 50,000 DWT to be invested by owners of such industrial facilities).
+ Dung Quat II Port: Expected to be upgraded into a special-use port which is capable of receiving crude oil, coal, ore tankers 100,000 – 350,000 DWT serving oil refinery and metallurgy complexes and combined with a general container port to support Dung Quat I Port for development and expansion of Dung Quat Economic Zone in the future.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Ben Dinh Port (Ly Son Island): Expected to be constructed as a local port to serve residents of the island district and handle freight and passenger ships of up to 2,000 DWT.
- Quy Nhon Port: Expected to be upgraded into a national general port, a regional hub (Grade I) including Quy Nhon – Thi Nai Port and Nhon Hoi Port.
+ Quy Nhon – Thi Nai Port: Expected to be constructed as a general container port for tankers 10,000 – 30,000 DWT with a special-use port for tankers from 5,000 – 7,000 DWT.
+ Nhon Hoi Port: With a great potential for development in the future, the port is expected to be constructed to function as a special-use port to serve large-scale industrial and service facilities in the area and handle tankers of 10,000 – 50,000 DWT. Scale and progress of development shall be aligned with market demands and the investor’s capital raising capacity. Special attention should be paid to technical construction solutions which are aligned with natural conditions in the area to ensure economic and technical efficiency in the investment.
Construct of local, special-use ports in Dong Da, De Gi, Tam Quan.
- Thua Thien Hue Port: Expected to be upgraded into a national general port, a regional hub (Grade I) including: Chan May, Thuan An ports.
+ Chan May Port: Be upgraded into a general port to serve Chan May Industrial Zone, receive transit cargo from Laos, Northeastern Thailand; combined with a special-use port to serve ship building and repair industries, serve international tourists and receive tankers 30,000 – 50,000 DWT, cruise ships of up to 100,000 GRT and larger.
+ Thuan An Port: Be constructed as a local general port to receive ships of 3,000 – 5,000 DWT.
- Ky Ha Port, Quang Ninh Province: Be constructed as a local general port (Grade II) including:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Tam Hiep Port: Be constructed as a general port combined with a special-use port to serve Chu Lai and Nui Thanh economic zones and receive tankers 10,000 – 20,000 DWT.
d) Inland waterways
Upgrade and renovate river routes under management of local authorities to Class III, IV, I; Following is a number of main river routes:
- Perfume River routes: The section from Thuan An sea gate to Tuan three-way junction, 34 km long, Class IV.
- Hoi An - the Cham Islands route: The Hoi An - Bai Lang section, 23.5 km long, Classes I, II, III.
- The Hoi An – Cua Dai section on Thu Bon River, 6.5 km long, Class III.
- The section from Cua Dai to Bai Lang Port (the Cham Islands), the route leading to islands, 17 km long, Class I.
- The Song Han – Ky Ha section, 101 km long, Class III, including:
+ The section from Han River – Vinh Dien T-junction (Han River, Vinh Dien River), 29 km long, Class III.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ The section from Hoi An Port to Ky Ha Port (Truong Giang River), 57.5 km long, Class IV.
- Open Da Nang – Hoi An section (following Han River – Cam Le – Co Co route), 27 km long, 90 m wide, for tourism.
- Open more routes to serve freight transport and tourism development: Lien Chieu (Da Nang City) – Cham Islands (Quang Nam Province) route; Han River – Tuy Loan route; Cu De (Nam O – Hoa Bac) route; Han River – Yen River route.
- Exploit approximately 200 km of coastal lagoons, estuaries for operation of transport; Place signal buoys to ensure maritime safety; Construct a number of river wharves to serve people and tourism.
dd) Airways
- Da Nang International Airport: Invest and construct an international terminal with a capacity from two to four million passengers per annum; expand the existing terminal to increase its capacity to ten million passengers per annum, enable the apron to accommodate 22 aircraft stands; invest facilities to increase capacity of the Da Nang International Airport to handle from 11 to 13 million passengers and 50,000 tonnes of cargo per annum.
- Chu Lai International Airport: Operate the airport effectively; study and invest in turning the airport into an air freight transshipment center in the future in accordance with the air transport development planning.
- Phu Bai International Airport: Invest in expansion and upgrading of runways, aircraft apron, passenger terminals to become a 4E-level international airport under classification by the International Civil Aviation Organization which is capable of receiving B777, B787 and equivalent aircrafts and five million passengers per annum.
- Phu Cat Domestic Airport: Invest and develop the Phu Cat Domestic Airport by 2020 to become a 4E-level international airport under classification by ICAO, be capable of receiving A321 and equivalent aircrafts and 2.4 million passengers per annum.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Develop dry ports in Da Nang – Hue’s economic zones, the Road 14B’s corridor: from 20 - 30 ha by 2020 to serve provinces and cities Da Nang, Thua Thien Hue, Quang Nam and Quang Ngai; Be capable of handling around 550,000 TEUs per annum, mainly through Da Nang, Ky Ha and Chan May ports.
- Develop dry ports in the Road 19’s economic corridor from 20 – 30 ha by 2020 to serve provinces Binh Dinh, Quang Ngai, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Gia Lai, Kon Tum and DakLak; Be capable of handling 480,000 TEUs per annum, mainly through Quy Nhon, Dung Quat and Ba Ngoi ports.
g) Urban and local traffic
Develop urban and local traffic under approved planning.
3. Construction works with investment priority
Investment priority is a way to enhance regional and transport modal connectivity and ease traffic congestion and a driving force for regional development (See details in the Annex enclosed herewith).
4. Planned land fund
The land fund set aside for development of transport infrastructure in key economic regions of Central Vietnam includes: Roads (expressways, national roads and ring roads), railways, airports, seaports, river ports, terminals …(not including provincial roads, district roads, urban and local traffic) which take up about 32,482 ha by 2020, accounting for 1.16% of the land area in the region of which the additional land area needed is 15,191 ha (2,221 ha is rice land).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Create a fair business environment among economic sectors and encourage all the economic sectors to participate in transport business.
- Encourage businesses to innovate and modernize road transport vehicles and enhance service quality, ensuring convenience, safety and environmental protection; establish transport control center in major cities, especially Da Nang City and on expressways in order to manage and regulate transport activities; reinforce inspection of vehicle weight.
- Prioritize development of public transport in urban areas, especially large payload transportation.
- Strenghten re-structuring of the market share of transport with priority given to large payload transport modes such as National railways, urban railways, inland waterways, seaways in order to reduce pressure on roads.
- Encourage economic sectors to participate in sea transport business and maritime services. Renew cargo loading/unloading technology in transportation hubs, apply advanced transport technologies, develop transport support services, multi-modal transport consistently and enhance logistics service quality.
- Enhance air transport service quality by increasing the number of flights and arranging flight schedules appropriately; create connectivity among flights appropriately, quickly and conveniently.
- Develop traffic safety measures consistently. Enhance understandings and awareness of people about compliance with laws; impose strict penalties on acts in violation of traffic regulations. Carry out inspection of traffic safety.
2. Measures and policies for development of traffic infrastructure.
- Construction and upgrading of traffic construction works must be compliant with sectoral planning and regional planning.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Enhance road standards aligned with ASEAN road standards to ensure connectivity and international integration.
- Strengthen coordination between central and local governments to step up site clearance and develop construction as scheduled.
- Apply state-of-the-art technologies and new materials in the construction of traffic infrastructure.
- Enhance traffic infrastructure management and maintenance. Make effective use of the road maintenance fund
3. Measures and policies for funding
- Make effective use of fundings from state budget, make concentrated and purposeful investments and prioritize development of works that create regional connectivity.
- Promote internal force and create favorable conditions for attracting investment from economic sectors for construction and upgrading of transport infrastructure in the forms of Public-Private Partnerships, bonds, BOT ...
- Keep taking advantage of official development assistance (ODA) from international financial institutions in various forms.
- Make amendments and supplements to policies for finance, tax, price, fee, charge and franchise subsidies to increase commerciality of traffic projects and responsibility of users, ensure proper benefits for the investor.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Strengthen propagation, dissemination and education about laws on environmental protection.
- Develop transportation associated with targets for environmental protection, factors of climate change, sea rising, energy efficient use since the planning/project is established.
- Heighten quality of environmental protection monitoring and management in transport Carry out environmental assessment since the planning/project is set up. Closely monitor the compliance with regulations on environmental protection in construction projects and transport industry facilities in order to minimize adverse impacts on the environment.
- Technical standards of traffic works and transport vehicles must be compliant with requirements of environmental protection; state-of-the-art techniques and technologies should be used for construction of traffic works; quality of vehicles and fuels must be controlled to minimize environment pollution; use of clean fuel for vehicles is encouraged.
1. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with ministries and People’s Committees of provinces, central-affiliated cities in the Region in managing and developing the implementation of the planning. Carry out assessment to make appropriate supplements in a timely manner during the implementation of the planning.
2. Ministries, People’s committees of provinces and central-affiliated cities in the Region shall check and revise relevant master plans aligned with this planning, cooperate with the Ministry of Transport and other ministries, local governments to ensure the planning is feasible and consistently implemented and create a complete and consistent transport system in the Region.
Article 3. This Decision takes effect from the signing date and supersedes the Prime Minister’s Decision No. 07/2011/QD-TTg dated January 25, 2011 granting approval for transportation planning in key economic regions in Central Vietnam to 2020 and a vision to 2030.
Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, the President of the People’s Committees of provinces, central-affiliated cities shall be responsible for executing this Decision./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
LIST OF PROJECTS OF INVESTMENT PRIORITY
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 2054/QD-TTg dated November
23, 2015)
No.
Project name
Capacity
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ROADS
I
Expressways
1
Da Nang – Quang Ngai Expressway
Four lanes
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2 – 4 lanes
II
National Roads
1
Upgrade and expand National Road 1 and road tunnels
Four lanes
2
Upgrade National Road 24
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Upgrade and expand Pho Phong – Quang Ngai section, 8 km long
Class III, 2 lanes
- Upgrade and expand Pho Phong – Kon Tum section, 160 km long
Class III, 2 lanes
3
Upgrade and expand National Road 14E, the extended section from National Road 1A to the coastal road, Quang Nam Province, 12 km long
Class III, 2 lanes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Upgrade National Road 49 from Thuan An Port - Ho Chi Minh Road, Thua Thien Hue Province, 75 km long
Class III, IV, 2 lanes
5
Upgrade National Road 49B from Thuan An – Tu Hien – National Road 1A, Thua Thien Hue Province, 48 km long
Class III, 2 lanes
6
Upgrade National Road 1D from Phu Tai t-junction to the inter-provincial coach station, Binh Dinh Province, 7 km long
Class III, 2 lanes
7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Class III, 2 lanes
8
Upgrade National Road 40B, the section running through Quang Nam Province, 141 km long
Class III, IV, 2 lanes
B
RAILWAYS
1
Renovate and upgrade North – South Railway Line (the section in the Region)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Railway lines connecting with Chan May, Lien Chieu and Dung Quat ports
Compliant with national railway standards
C
INLAND WATERWAYS
1
Upgrade the route from Han River Port to Ky Ha Port
101 km long, Class III
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Upgrade Perfume River route Thuan An Sea Gate – Tuan three-way junction
34 km long, Class IV
3
Open Da Nang - Hoi An Route
27 km long, Class III - IV
D
SEAWAYS
1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
National general port, regional hub port (Grade 1)
2
Develop seaports of Quy Nhon
National general port, regional hub port (Grade 1)
DD
AIRWAYS
1
Da Nang International Airport
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Phu Bai International Airport
5 million passengers/year
3
Chu Lai International Airport
Cargo transshipment station
4
Phu Cat Domestic Airport
2.4 million passengers/year
...
...
...
;Quyết định 2054/QĐ-TTg năm 2015 Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2054/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/11/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2054/QĐ-TTg năm 2015 Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video