ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2016/QĐ-UBND |
Tuy Hòa, ngày 01 tháng 6 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương (tại Tờ trình số 40/TTr-SCT ngày 24/5/2016) và đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp (tại Báo cáo thẩm định số 85/BC-STP ngày 24/5/2016),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Quy định này phân cấp cho Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Phụ lục 1 kèm theo).
Quy định này áp dụng đối với:
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân kinh doanh bao gồm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ;
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Buôn bán hàng rong;
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
2. Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã).
4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện).
5. Sở Công Thương Phú Yên.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Buôn bán hàng rong là đối tượng kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
3. Điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm là việc sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
Điều 4. Nguyên tắc phân cấp quản lý
1. Bảo đảm sự thống nhất, toàn diện trong công tác quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
2. Phân cấp quản lý gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp. Cơ quan được phân cấp có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật và tuân thủ sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan ngành dọc cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
3. Sở Công Thương có quyền thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới quản lý trong các trường hợp cần thiết, phát hiện cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương phải bảo đảm không chồng chéo giữa các cấp, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì thực hiện như sau:
a) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên.
b) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.
1. Phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn cho Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố như sau:
a) Tổ chức quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
c) Tổ chức cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương tại địa phương. Thực hiện kiểm tra sau cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy định này. Định kỳ 06 tháng/lần báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Công Thương.
2. Phân cấp quản lý an toàn thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn cho UBND cấp xã như sau:
a) Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong và cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định trên địa bàn (theo Phụ lục 2).
b) Kiểm tra, giám sát, quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở ký cam kết theo quy định tại điểm a, khoản này.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn.
2. Thành lập, tổ chức điều hành Đoàn kiểm tra, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
3. Chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong và cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố
Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn có các nhiệm vụ, cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào kế hoạch, chỉ đạo của cơ quan cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra, ban hành kế hoạch và triển khai kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định trên địa bàn theo phân cấp quản lý; Chủ động phối hợp với các Đội Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
3. Tổ chức thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy định này.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6 hàng năm), báo cáo năm (trước ngày 05 tháng 12 hàng năm) về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương trên địa bàn gửi về Sở Công Thương để Sở tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.
6. Đôn đốc, giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành công thương đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong và cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý trên phạm vi địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ như sau:
1. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2. Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm.
3. Tổ chức thực hiện các quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy định này.
4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 30 tháng 5 hàng năm), báo cáo năm (trước ngày 30 tháng 11 hàng năm) tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương quản lý thuộc trách nhiệm quản lý gửi về Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (thông qua Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố).
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Quy định này và hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thực phẩm nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, qua Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Công Thương trên địa bàn quản lý.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về Sở Công Thương để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết, sửa đổi quy định cho phù hợp./.
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG
HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 19/2016/QĐ-UBND
ngày 01/6/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
TT |
Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm |
Ghi chú |
I |
Bia |
|
1 |
Bia hơi |
|
2 |
Bia chai |
|
3 |
Bia lon |
|
II |
Rượu, cồn và đồ uống có cồn |
Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ Y tế quản lý |
1 |
Rượu vang |
|
1.1 |
Rượu vang không có gas |
|
1.2 |
Rượu vang có gas (vang nổ) |
|
2 |
Rượu trái cây |
|
3 |
Rượu mùi |
|
4 |
Rượu cao độ |
|
5 |
Rượu trắng, rượu vodka |
|
6 |
Đồ uống có cồn khác |
|
III |
Nước giải khát |
Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý |
1 |
Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả |
|
2 |
Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng |
|
3 |
Nước giải khát dùng ngay |
Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý |
IV |
Sữa chế biến |
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý |
1 |
Sữa dạng lỏng (bao gồm sữa dạng lỏng được bổ sung hương liệu hoặc các phụ gia thực phẩm khác) |
|
1.1 |
Các sản phẩm được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur |
|
1.2 |
Các sản phẩm được tiệt trùng bằng phương pháp UHT hoặc các phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt độ cao khác |
|
2 |
Sữa lên men |
|
2.1 |
Dạng lỏng |
|
2.2 |
Dạng đặc |
|
3 |
Sữa dạng bột |
|
4 |
Sữa đặc |
|
4.1 |
Có bổ sung đường |
|
4.2 |
Không bổ sung đường |
|
5 |
Kem sữa |
|
5.1 |
Được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur |
|
5.2 |
Được tiệt trùng bằng phương pháp UHT |
|
6 |
Sữa đậu nành |
|
7 |
Các sản phẩm khác từ sữa |
|
7.1 |
Bơ |
|
7.2 |
Pho mát |
|
7.3 |
Các sản phẩm khác từ sữa chế biến |
|
V |
Dầu thực vật |
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý |
1 |
Dầu hạt vừng (mè) |
|
2 |
Dầu cám gạo |
|
3 |
Dầu đậu tương |
|
4 |
Dầu lạc |
|
5 |
Dầu ô liu |
|
6 |
Dầu cọ |
|
7 |
Dậu hạt hướng dương |
|
8 |
Dầu cây rum |
|
9 |
Dầu hạt bông |
|
10 |
Dầu dừa |
|
11 |
Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su |
|
12 |
Dầu hạt cải hoặc dầu mù tạt |
|
13 |
Dầu hạt lanh |
|
14 |
Dầu thầu dầu |
|
15 |
Các loại dầu khác |
|
VI |
Bột, tinh bột |
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý |
1 |
Bột mì hoặc bột meslin |
|
2 |
Bột ngũ cốc |
|
3 |
Bột khoai tây |
|
4 |
Malt: Rang hoặc chưa rang |
|
5 |
Tinh bột: Mì, ngô, khoai tây, sắn, khác |
|
6 |
Inulin |
|
7 |
Gluten lúa mì |
|
8 |
Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: Spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến,… |
|
9 |
Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự |
|
VII |
Bánh, mứt, kẹo |
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý |
1 |
Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn |
|
2 |
Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự |
|
3 |
Bánh bột nhào |
|
4 |
Bánh mì giòn |
|
5 |
Bánh gato |
|
6 |
Các loại kẹo cứng, mềm có đường không chứa cacao |
|
7 |
Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường |
|
8 |
Kẹo sô cô la các loại |
|
9 |
Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu |
|
10 |
Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu |
|
11 |
Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác |
|
VIII |
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. |
|
(Kèm theo Quyết định số: 19/2016/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
----------------
………., ngày…. tháng….. năm 20….
BẢN CAM KẾT
Bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất/kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Kính gửi: ………….. (tên cơ quan được UBND tỉnh phân cấp quản lý)
Tôi là:…………………………………………………………………………
Số CMND:………………… Ngày cấp:…………. Nơi cấp:…………….......
Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………….
Cơ sở SX/KD: (ghi tên cơ sở đăng ký SX/KD) ……..………………………...
Địa điểm SX/KD:……………………………………………………………..
Mặt hàng sản xuất/kinh doanh: (ghi tên các loại sản phẩm do cơ sở sản xuất thuộc ngành công thương quản lý) ………………………………………………….
Điện thoại:……………………..; Email:….………………………………….
Tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất/kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật với những nội dung sau:
1. Cơ sở tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nguồn nước sạch để sản xuất/kinh doanh.
2. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất/kinh doanh có đủ giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và giấy khám sức khỏe theo quy định.
Bản cam kết này có giá trị 03 năm kể từ ngày ký, được làm thành 02 bản có giá trị như nhau (cơ quan quản lý giữ 01 bản, cơ sở giữ 01 bản).
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền |
Chủ sơ sở sản xuất |
Quyết định 19/2016/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu: | 19/2016/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên |
Người ký: | Hoàng Văn Trà |
Ngày ban hành: | 01/06/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 19/2016/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Chưa có Video