BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1752/2003/QĐ-BTM |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định
95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo
Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 và thay thế cho Quyết định số 0123/1999/QĐ-BTM ngày 4/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày31/10/1998 của Bộ Thương mại.
Điều 3: Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Thế Ruệ (Đã ký) |
KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1752/2003/QĐ-BTM ngày
15/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Điều 1: Xăng dầu quy định trong Quy chế này bao gồm: xăng động cơ, diesel, ma zút, dầu hoả và nhiên liệu bay (ZA1, TC1).
Điều 2: Tạm nhập tái xuất xăng dầu quy định trong Quy chế này là việc doanh nghiệp Việt Nam mua xăng dầu của một nước để bán lại cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Điều 3: Tạm nhập tái xuất xăng dầu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua xăng dầu do doanh nghiệp Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán xăng dầu do doanh nghiệp Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Điều 4: Các trường hợp mua xăng dầu từ nước ngoài để bán cho các đối tượng sau đây cũng được coi là kinh doanh tạm nhập tái xuất và phải thực hiện theo quy định của Quy chế này:
1. Các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
2. Máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế và máy bay của các hãng hàng không nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam.
3. Tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tầu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế
Điều 5: Xăng dầu tạm nhập để tái xuất phải nộp thuế nhập khẩu và được hoàn thuế sau khi thực xuất khẩu theo quy định hiện hành. Việc hoàn thuế đối với xăng dầu thực tái xuất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU
Điều 6: Chỉ các doanh nghiệp được Bộ Thưong mại cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu được kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu.
Trường hợp cung ứng xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Quy chế này, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không và cung ứng tầu biển. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu có thể thông qua các công ty cung ứng tầu biển là đại lý của mình để tái xuất xăng dầu cho tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam và tầu biển Việt nam chạy tuyến quốc tế.
Điều 7: Xăng dầu tái xuất phải được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo đúng các phương thức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 8: Thủ tục tạm nhập, tái xuất xăng dầu giải quyết tại cơ quan hải quan, không cần văn bản cho phép của Bộ Thương mại.
Xăng dầu tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất ra khỏi Việt Nam.
Điều 9: Xăng dầu tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 90 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
Trường hợp cần gia hạn, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị gia hạn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 3 lần gia hạn cho mỗi lô xăng dầu tạm nhập tái xuất.
Điều 10: Doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập.
Điều 11: Xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển vào tiêu thụ nội địa sau khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính theo luật định và không phải xin phép Bộ Thương mại.
Điều 12: Hồ sơ làm thủ tục Hải quan:
a. Xuất trình với cơ quan hải quan:
- Giấy phép Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp)trường hợp bán xăng dầu cho máy bay và tầu biển.
b. Nộp cho cơ quan hải quan để làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xăng dầu bao gồm:
1. Hợp đồng mua hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
2. Hợp đồng bán hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp) nếu bán cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này, ký với hãng hàng không, hãng tầu biển nếu bán cho đối tượng quy định Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 của Quy chế này.
Cho phép nộp đơn đặt hàng (order) của cơ trưởng máy bay, đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc của đại diện hợp pháp của tầu thay thế cho hợp đồng bán hàng trong trường hợp bán xăng dầu cho đối tượng quy định Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 của Quy chế này.
3. Các chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hoá theo quy định của cơ quan hải quan.
4. Các chứng từ bổ sung:
a. Trường hợp bán xăng dầu cho máy bay Việt nam bay tuyến quốc tế nhưng có chặng bay nội địa phải xuất trình định mức tiêu hao nhiên liệu của Hãng hàng không Việt nam xác nhận cho tuyến bay nội địa.
b. Trường hợp bán xăng dầu cho doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch nhập khẩu xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mua xăng dầu.
c. Trường hợp bán xăng dầu cho tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam và tầu biển Việt nam chạy tuyến quốc tế thông qua các công cung ứng tầu biển là đại lý của doanh nghiệp nhập khẩu thì phải nộp thêm hợp đồng đại lý với các doanh nghiệp này.
Điều 13: Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tình hình kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gửi Bộ Thương mại, Bộ Tài chính.
Điều 14: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu vi phạm các quy dịnh tại Quy chế này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và theo quy định của pháp luật hiện hành.
MINISTRY OF
TRADE |
SOCIALISTIC |
No.
1752/2003/QD-BTM |
|
REF: ON STIPULATING TRADING
REGULATIONS ON
TEMPORARY IMPORTED PETROLEUM PRODUCTS FOR RE-EXPORT
THE MINISTER OF TRADE:
Referring to the Governmental
Decree 95/CP dated December 4th,1993 on determination of functions,
tasks, powers and organizing structure of the Ministry of Trade;
Based on the Governmental Decree No. 57/1998/ND-CP dated July 31st,
1998 on providing details on implementation of the Commercial Law regarding
export, import, process, agency with foreign partners;
Referring to the Regulations on management of trade in petroleum products in
accordance with the Prime Ministers Decision No. 187/2003/QĐ-TTg
HEREBY DECIDES:
Article 1:
Enacted to this Decision are
trading Regulations on temporary import of petroleum
products for
Article
2:
This
Decision takes effect as from January 1st, 2004 and replaces
Decision of the Minister of Trade No. 0123/1999/QĐ-BTM dated February 4th,
1999 amending trade rules on temporary import of petroleum products for
re-export, attached with the Decision No. 1311/1998/QD-BTM dated October 31st,
1998.
Article
3:
...
...
...
FOR THE
MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER
Phan The Rue
TRADING
REGULATIONS
ON TEMPORARY IMPORT OF PETROLEUM PRODUCTS FOR RE-(Attached
to Decision of Minister of Trade No.1752/2003/QD-BTM dated December 15th,
2003)
Chapter
I
GENERAL
PROVISIONS
Article
1: Petroleum products referred to in these
Regulations are: petrol, diesel, fuel oil, kerosene and fuels for aviation
(ZA1, TC1).
Article
2: Temporary import of petroleum products
for re-export referred to in these Regulations shall be understood as
purchase of petroleum products by Vietnamese enterprises from one country for
selling to the other, proceeding import formalities to
import to Vietnam and later export formalities to export from
Vietnam.
...
...
...
Article
4: Petroleum products bought from foreign
partners to sell to the following enterprises shall be regarded as temporary
import for re-export and implemented in accordance with these Regulations:
1. Enterprises operated in Export processing zones, manufacturing
enterprises operated in Industrial parks, Hi-Tech Zones.
2. Aircrafts of Vietnamese airlines operating international flights and
aircrafts of foreign airlines landing in
3. Foreign vessels landed at Vietnamese ports, Vietnamese vessels
operating international routes.
Article 5: Import
duties shall be imposed on petroleum products temporarily imported for
re-export, however they are refundable upon actual export from the country in
accordance with current laws. Duties charged for temporarily imported petroleum
products for re-export shall be refunded in accordance with guidelines of the
Ministry of Finance.
Chapter
II
CONDITIONS,
FORMALITIES APPLIED TO TRADING IN PETROLEUM PRODUCTS TEMPORARILY IMPORTED FOR
RE-EXPORT
Article
6: Only those enterprises having Licenses
for import-export of petroleum products granted by the Ministry of Trade shall
have rights to engage in petroleum products temporarily imported for re-export.
Only
those enterprises having registered for fuel supply to airlines and shipping
companies in their business Licenses may engage in activities provided in para.
Enterprises
engaged in trading of petroleum products may release them to foreign vessels
landed at Vietnamese ports and Vietnamese vessels operating international
routes via their shipping agencies.
...
...
...
Article
8: Custom offices are directly in charge
for proceeding with formalities applied to temporary import and re-export
without permission in writing from the Ministry of Trade.
Petroleum
products temporarily imported for re-export proceeding with custom formalities
at international
Article
9: Petroleum products temporarily imported
for re-export can be warehoused in
In
case extension is required, enterprises shall submit in writing a request for
extension to custom departments of provinces or cities where goods are under
proceeding. One extension shall not exceed 30 days and there shall not be more
than 3 extensions per one lot of petroleum products temporarily imported for re-
Article
10: Enterprises are allowed to
temporarily import petroleum products in big lot and re-export in the
whole or in smaller lots divided in domestic warehouses at exactly the
same total quantity and sort.
Article
11: Petroleum products temporarily imported but not re-exported or
not re-exported in whole, may be retailed for domestic use upon completion of
all tax and other financial obligations.
Article
12: Dossier for custom proceeding:
a.
To be submitted to custom offices:
-
Business License for import of petroleum products (copy certified by the
enterprise).
...
...
...
b.
Documents, necessary for proceeding formalities applied to temporary import and
re-export, shall include the following:
It is allowed to submit orders of
aircrafts captains, vessels captains or vessels legal representatives in
replacement if selling petroleum products to those prescribed in par. 2 and 3,
Art.
3.
Appropriate Delivery Notes in accordance with regulations of custom agencies.
4.
Additional documents:
a.
In case of selling petroleum products to Vietnamese aircrafts operating
international flights but also having domestic flights, a report on fuel
consumption for domestic flights, norms which are certified by the Vietnam
Airlines, shall be submitted.
b.
In case of selling to enterprises operated in Export processing zones,
manufacturing enterprises operated in Industrial parks and Hi-Tech Zones, a
dispatch, in which schedule of import of petroleum products for production and
business purposes, approved by authorized bodies, shall be submitted.
c. In
case of selling petroleum products via shipping companies, which are agencies
to the enterprise-importer, to foreign vessels landed at any Vietnamese port
and Vietnamese vessels operating in international routes, a contract of agency
between the agency and petroleum products importer shall be submitted.
Chapter
III
IMPLEMENTING
PROVISIONS
...
...
...
Article 14: Those enterprises engaged in import of petroleum products
for re-export, violating provisions of these Regulations, shall be imposed
penalties for administrative violations in field of Commerce in accordance with
current laws.
Quyết định 1752/2003/QĐ-BTM ban hành Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 1752/2003/QĐ-BTM |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Phan Thế Ruệ |
Ngày ban hành: | 15/12/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1752/2003/QĐ-BTM ban hành Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Chưa có Video