ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1749/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 16 tháng 9 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 64/TTr-SCT ngày 13/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1749/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 của UBND tỉnh Hà Giang)
Quy chế này quy định về phối hợp quản lý đối với hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị và các tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp quản lý
1. Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành, đơn vị và đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh.
3. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật chủ động phối hợp, trao đổi thông tin có liên quan đến quản lý hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh.
Tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau đây:
1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản.
2. Tổ chức họp.
3. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát.
1. Về lựa chọn, công bố địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; xác định yêu cầu lĩnh vực ưu tiên tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Về đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
3. Về hàng hóa, dịch vụ và thương nhân tham gia tại hội chợ, triển lãm thương mại.
4. Về giá các dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại.
5. Về chương trình biểu diễn nghệ thuật; Truyền thông, quảng bá, khuyến mại, quảng cáo tại hội chợ, triển lãm thương mại.
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Công Thương:
a) Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét phê duyệt, công bố danh mục địa điểm được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh trong năm sau trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
c) Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định và thông báo cho các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát.
d) Tổng hợp, đánh giá kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh.
2. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
a) Phối hợp Sở Công Thương đề xuất lĩnh vực ưu tiên để tổ chức hội chợ liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
b) Thực hiện quản lý biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo tại hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật.
3. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp quản lý đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông khu vực, địa điểm tổ chức hội chợ.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp Sở Công Thương đề xuất lĩnh vực ưu tiên tổ chức hội chợ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của tỉnh.
5. Sở Tài chính:
a) Thẩm định nguồn kinh phí của ngân sách tỉnh hỗ trợ công tác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).
b) Theo dõi việc thực hiện đăng ký giá dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân tổ chức.
6. Sở Y tế: Chỉ đạo Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm đối với hàng hóa là lương thực, thực phẩm và các gian hàng ẩm thực tại hội chợ.
7. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn.
8. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực thương mại, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm theo quy định của pháp luật.
9. Cục Thuế tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, thực thi chính sách thuế tại hội chợ, triển lãm thương mại đối với hàng hóa, doanh nghiệp tổ chức hội chợ, triển lãm và các đối tượng khác theo quy định.
10. UBND các huyện, thành phố:
a) Phối hợp Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Danh mục địa điểm được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh hàng năm.
b) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc phối hợp kiểm tra, giám sát công tác tổ chức và các hoạt động tại hội chợ, triển lãm thương mại trên phạm vi địa bàn quản lý.
c) Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
11. Các sở, ban, ngành liên quan khác: Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.
Điều 7. Chế độ thông tin báo cáo
Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), năm (trước ngày 15/12) hoặc đột xuất, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo công tác quản lý hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh.
Giao Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này; Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp triển khai, thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Công Thương để nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 1749/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu: | 1749/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Nguyễn Minh Tiến |
Ngày ban hành: | 16/09/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1749/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chưa có Video