ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1698/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 05 tháng 6 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1810/TTr-SNN ngày 15/5/2019 về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ 2019 - 2025, định hướng đến năm 2035”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2035”, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của OCOP Đồng Nai là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế OCOP tại địa phương thực hiện.
a) Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
b) Cộng đồng dân cư (bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh) chủ động tổ chức triển khai thực hiện.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Chương trình OCOP Đồng Nai là nhằm góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu mang tính đặc trưng lợi thế của mỗi vùng, mỗi xã đáp ứng cho tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu; qua đó phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của người dân, xây dựng mối liên kết phát triển kinh tế cộng đồng bền vững góp phần thực hiện nội dung thứ 3 của Chương trình xây dựng nông thôn mới là “Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”, giúp khu vực nông thôn giải quyết những vấn đề quan trọng và căn cơ trong giải pháp thực hiện giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
b) Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề án đưa ra mục tiêu và các tiêu chí đo lường cụ thể trong từng giai đoạn như sau:
- Mục tiêu giai đoạn 2019 - 2020
+ Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 12 sản phẩm trở lên.
+ Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 3 sản phẩm trở lên.
+ Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
+ Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, sản xuất, kinh doanh cho 70% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
+ Xây dựng và triển khai các dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp kết hợp với du lịch của tỉnh như nông sản, thủy sản,... và thủ công mỹ nghệ: 05 dự án.
+ Xây dựng và triển khai các dự án khởi nghiệp OCOP của tỉnh: 02 dự án.
+ Xây dựng trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm khác cấp tỉnh tại thành phố Biên Hòa: 01 trung tâm.
+ Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện: 02 dự án.
- Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025:
+ Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 100 sản phẩm trở lên.
+ Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 15 sản phẩm trở lên.
+ Số sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia: Từ 08 sản phẩm trở lên.
+ Phát triển sản phẩm mới khoảng 60 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và các sản phẩm thế mạnh khác).
+ Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, sản xuất, kinh doanh cho 100% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện Chương trình OCOP.
+ Phấn đấu phát triển mới ít nhất 50 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.
+ Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP.
+ Xây dựng và triển khai thực hiện dự án khởi nghiệp thanh niên, phụ nữ cấp tỉnh: 09 dự án.
+ Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm khác cấp huyện: 10 điểm.
+ Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện: 20 dự án.
- Mục tiêu định hướng đến 2035:
+ Đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP quy mô lớn trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị, góp phần cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ tiêu chuẩn OCOP ra thị trường.
+ Tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng gia tăng giá trị lợi ích cho cộng đồng dân cư trong tỉnh.
+ Tiếp tục xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh của các địa phương.
+ Phát triển và nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
+ Xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu mạnh của nông nghiệp Đồng Nai trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường Quốc tế.
3. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện
a) Phạm vi thực hiện
- Phạm vi không gian: Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm”
được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn và khuyến khích thực hiện chương trình ở khu vực đô thị (phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi thời gian: Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm” được triển khai thực hiện từ năm 2019 - 2025 và định hướng đến năm 2035.
b) Đối tượng thực hiện
- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương (tài nguyên, nguyên liệu, lao động), đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
c) Nguyên tắc thực hiện
Tuân thủ 03 nguyên tắc cơ bản, đó là:
- Hành động địa phương hướng đến toàn cầu;
- Tự lực, tự tin và sáng tạo;
- Đào tạo nguồn lực.
4. Nội dung Đề án
a) Triển khai Chu trình OCOP toàn tỉnh: Tuân thủ thực hiện theo Chu trình OCOP hàng năm gồm: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, (2) Nhận ý tưởng sản phẩm, (3) Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (4) Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, (6) Xúc tiến thương mại.
b) Xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP: Tập trung vào 06 nhóm/ngành hàng: (1) Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến; (2) Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn và đồ uống không cồn; (3) Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu; (4) Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm dệt, may thổ cẩm; (5) Lưu niệm - nội thất - trang trí, thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng; (6) Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu (Phụ lục I: Danh mục sản phẩm hiện có dự kiến lựa chọn hoàn thiện, nâng cấp trong Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2025).
c) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP: Các hoạt động đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo 05 hạng sao quy định tại bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của Trung ương và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát có liên quan theo quy định.
d) Đào tạo nhân lực: Tập huấn, đào tạo cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP; đào tạo, tập huấn cho các chủ thể là lãnh đạo quản lý, người phụ trách kinh doanh, kế toán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Nội dung đào tạo theo khung đào tạo Chương trình OCOP quy định tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quyết định phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 -2020, các nội dung cần thiết khác.
đ) Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP: Hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thương mại điện tử, hội chợ, triển lãm; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm: Trung tâm OCOP (cấp tỉnh); gắn kết gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ, khu dân cư lớn; điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng; quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại các vị trí thuận lợi (Phụ lục II: Dự kiến quy hoạch trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm ocop tại các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2019 - 2025). Xây dựng Website OCOP.
e) Xây dựng và triển khai các dự án thành phần của Chương trình OCOP
- Dự án cấp tỉnh (liên huyện)
+ Dự án du lịch tuyến Bửu Long - Chiến khu D - Phú Lý. Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở thế mạnh về vùng đất, sản phẩm, văn hóa, sinh thái của thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.
+ Dự án du lịch sinh thái Sông La Ngà - Thác Mai - Suối Mơ (huyện Tân Phú, Định Quán).
+ Dự án du lịch tâm linh, sinh thái vườn Long Khánh - Cẩm Mỹ - Xuân Lộc.
+ Tuyến du lịch Long Thành - Nhơn Trạch: Trải nghiệm rừng ngập mặn,…
+ Dự án phát triển kinh tế văn hóa xã hội gắn với du lịch cộng đồng các dân tộc bản địa xã Tà Lài, huyện Tân Phú.
- Dự án khởi nghiệp OCOP: Gồm các dự án khởi nghiệp để hình thành các chủ thể OCOP và tạo ra sản phẩm OCOP, do hội viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và đoàn viên thanh niên của Tỉnh đoàn, Huyện đoàn thực hiện.
- Dự án cấp huyện: Mỗi huyện xây dựng và triển khai từ 01 - 02 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện, mỗi dự án phải tạo ra ít nhất 02 sản phẩm OCOP cấp huyện; cấp huyện chủ động nghiên cứu, đề xuất, xây dựng dự án phát triển cụ thể.
g) Triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm: Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch hàng năm trình UBND cùng cấp triển khai thực hiện. Riêng giai đoạn 2019 - 2020, triển khai xây dựng hoàn thiện/nâng cấp/phát triển 12 sản phẩm theo chu trình OCOP.
h) Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP.
5. Các giải pháp thực hiện
a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Việc thông tin, truyền thông cần triển khai thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; trang web của Chương trình OCOP; dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh; trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn... Cần đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy các cấp; có trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương.
b) Củng cố kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành thực hiện chương trình OCOP
- Bộ máy quản lý điều hành thực hiện Chương trình OCOP
Hệ thống quản lý điều hành thực hiện Chương trình OCOP hình thành trên nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với chỉ đạo chung và thực tế tại địa phương.
+ Cấp tỉnh: Lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có bộ phận tham mưu giúp việc từ nhân sự và biên chế của Sở), không phát sinh biên chế mới.
+ Cấp huyện: Lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Cơ quan thường trực là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế (có bộ phận tham mưu giúp việc từ nhân sự và biên chế của huyện), không phát sinh biên chế mới.
+ Cấp xã:
Đối với các xã: Lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo là cán bộ chuyên trách nông thôn mới, không phát sinh biên chế mới.
Đối với các phường, thị trấn: Phó Chủ tịch xã phụ trách chỉ đạo, tham mưu giúp việc là cán bộ thương mại dịch vụ.
- Thành lập Hội đồng tư vấn, Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP
+ Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
+ Cấp tỉnh: Thường trực Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, các sở, ngành, đơn vị liên quan tùy theo yêu cầu xét đánh giá công nhận đối với sản phẩm.
+ Cấp huyện: Thường trực Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, các phòng, ban, đơn vị liên quan tùy theo yêu cầu xét đánh giá công nhận đối với sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống tư vấn đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP: (1) Mời tư vấn Trung ương hỗ trợ cho 02 huyện điểm. Nguyên tắc chọn huyện điểm: Huyện đăng ký giai đoạn đầu có nhiều sản phẩm. (2) Mời tư vấn các tỉnh phía Nam hỗ trợ 11 huyện, thị xã, thành phố. (3) Hình thành mạng lưới đội ngũ chuyên gia tư vấn tại địa phương: Cơ quan quản lý chương trình các cấp, trọng tâm là cấp huyện; Các cá nhân, pháp nhân có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện các hoạt động của Chương trình OCOP (do các chủ thể tự mời).
c) Đào tạo nguồn nhân lực
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chủ thể, nhất là các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; đặc biệt về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp (đặc biệt là về vận dụng, xử lý tình huống trong quản trị sản xuất kinh doanh), lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại…. Chủ thể là các HTX, UBND cấp huyện có kế hoạch tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, nhất là mô hình HTX kiểu mới, HTX hiện đại.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cán bộ tham gia nắm vững chu trình OCOP, cách thực hiện các bước để chương trình đạt hiệu quả. Tổ chức tập huấn cho các chủ thể về chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh để sản suất có hiệu quả nhất, sản phẩm thỏa mãn các tiêu chí của chương trình. Đào tạo, tư vấn những nội dung, phương pháp cụ thể mà chủ thể đang thực hiện để họ có thể sử dụng được ngay trong thực hiện chương trình.
- Công tác đào tạo nghề cần cải tiến để phù hợp với nhu cầu, đặc thù của ngành nghề. Có sự kết hợp linh hoạt giữa đào tạo nghề và đào tạo lao động nông thôn vì cuối cùng cũng là đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn.
d) Xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm OCOP
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP. Thiết lập bộ máy quản lý có đủ thẩm quyền, đủ cả về số lượng, chất lượng, nhất là chất lượng cán bộ; đảm bảo thực hiện đúng theo chu trình OCOP, đánh giá xếp hạng sản phẩm theo bộ tiêu chí đã đề ra.
- Thực hiện thường xuyên, chặt chẽ công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát từ khâu sản xuất đến khi đưa sản phẩm OCOP ra thị trường.
đ) Xếp hạng sản phẩm OCOP
Hoàn thiện và xếp hạng các sản phẩm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Quốc gia đáp ứng nhu cầu cao của thị trường:
- Tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp huyện đạt từ 3 sao đến 5 sao chuyển lên cấp tỉnh (cấp huyện).
- Tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh đạt từ 4 sao đến 5 sao chuyển lên cấp Quốc gia (cấp tỉnh).
e) Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là các nội dung của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt các ứng dụng công nghệ của Nông nghiệp 4.0 vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP. Lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt để tạo đột phá, tăng năng suất, chất lượng và gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa.
- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế OCOP (ưu tiên các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).
- Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia Đề án. Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng.
g) Bảo vệ môi trường
- Kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư; công tác phê duyệt phương án môi trường trong các dự án đầu tư.
- Kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chú ý, tập trung các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào các cụm, khu công nghiệp để có hướng đầu tư công nghệ xử lý, đảm bảo tốt cho công tác quản lý.
h) Phát triển thị trường sản phẩm OCOP
- Từng bước thực hiện đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động hệ thống thông tin, xúc tiến thương mại công lập theo hướng nhập, giảm bớt đầu mối và chuyển các đơn vị này từng bước thành đơn vị tự chủ để vừa tránh tình trạng bao cấp, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. Tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP để phục vụ tốt cho việc quản lý thị trường sản phẩm OCOP.
- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin xúc tiến thương mại: Xây dựng các báo cáo chuyên đề xúc tiến thương mại đối với từng thị trường, ngành hàng, sản phẩm để cung cấp cho các chủ thể và đối tác trong và ngoài nước. Hệ thống hóa, phân loại thông tin xúc tiến thương mại theo tính chất của thông tin, theo thị trường, ngành hàng phù hợp với yêu cầu thực tế, yêu cầu của chủ thể (hướng vào thị trường và sản phẩm cụ thể)… Chú trọng tập huấn, thông tin cho các chủ thể, nhằm thường xuyên nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Hình thành trung tâm/điểm trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; điểm giới thiệu, bán các sản phẩm của huyện; trong đó, có sản phẩm Chương trình OCOP để có điều kiện quảng bá các sản phẩm rộng và xa hơn, tạo thuận lợi cho tiêu thụ các sản phẩm và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh nói chung và sản phẩm Chương trình OCOP nói riêng.
i) Xây dựng các dự án đầu tư của chương trình
- Căn cứ mục tiêu của chương trình, đánh giá nhu cầu cần đầu tư của vùng/địa phương, nhóm sản phẩm OCOP, chủ thể cần hỗ trợ, như: Cải tiến mẫu mã, sản phẩm mới,… để xây dựng các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phục vụ cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
- Đào tạo tấp huấn nhằm nâng cao năng lực xây dựng dự án cho các chủ thể và tư vấn hỗ trợ để các chủ thể có thể xây dựng thành công những dự án đầu tư, sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả.
k) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ, phân bố sản xuất
- Đánh giá nhu cầu thị trường về ngành hàng, sản phẩm của tỉnh. Thông qua việc phát triển và xếp hạng sản phẩm, chọn những sản phẩm chủ lực của huyện, tỉnh (những sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao), tiến hành xúc tiến thương mại, xây dựng phương án đầu tư.
- Thực hiện tốt việc xây dựng vùng nguyên liệu cho những sản phẩm chủ lực đáp ứng trên cả 02 mặt chất lượng, số lượng gắn với các cơ sở chế biến, nhằm khuyến khích cộng đồng đầu tư sản xuất phù hợp, đúng hướng.
l) Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP
- Hệ thống tư vấn OCOP
Tư vấn OCOP là các tổ chức/cá nhân (doanh nghiệp, viện, trường đại học) có kinh nghiệm và năng lực tư vấn. Nội dung tư vấn cụ thể theo đề án.
Cách thức hoạt động: Dưới dạng các hợp đồng tư vấn với Ban điều hành OCOP cấp tương ứng.
- Hệ thống đối tác OCOP
+ Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP thường niên, với sự tham gia của các tổ chức OCOP của tỉnh và các chủ thể chuỗi, các nhà hỗ trợ chuỗi, nhằm: Kết nối thông tin, thu thập nhu cầu của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Phân tích nhu cầu và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhu cầu kết nối giữa các chủ thể và đối tác OCOP. Trách nhiệm thực hiện: Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới các cấp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện.
+ Hệ thống đối tác OCOP bao gồm các tổ chức/cá nhân có quan hệ với các chủ thể OCOP theo cách hợp tác cùng có lợi ích, bao gồm:
Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.
Các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của OCOP ở các tổ chức khoa học công nghệ Trung ương, vùng và địa phương.
Các tổ chức/doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương; các nhà báo.
Các ngân hàng, các quỹ đầu tư.
Các tổ chức Quốc tế tham gia vào các lĩnh vực quan tâm của mình dưới các dạng tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, kết nối thị trường, nguồn chuyên gia,... với các HTX, SMEs tham gia chương trình OCOP.
m) Phát triển các tổ chức OCOP
- Phát triển tổ chức cho các chủ thể đã tham gia OCOP
+ Nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có, bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo nguyên tắc tổ chức sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu các tổ chức theo hướng có sự tham gia lớn hơn của cộng đồng, như thêm số thành viên/cổ đông, chuyển đổi loại hình (thành HTX, công ty cổ phần).
+ Hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp vừa và nhỏ từ hộ gia đình khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ; Nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, nhân sự,...) đáp ứng các tiêu chuẩn nhà sản xuất theo luật định.
+ Mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh với một số HTX/DN có điều kiện và đủ năng lực.
+ Kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.
- Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Tư vấn tại chỗ về quản trị sản xuất, kinh doanh
+ Tập huấn, tư vấn tổ chức kinh tế áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, HACCP,...
+ Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
n) Hợp tác trong nước và Quốc tế về triển khai chương trình OCOP
Hợp tác trong nước và Quốc tế để tăng cường hiệu quả trong quá trình triển khai chương trình OCOP, thúc đẩy xúc tiến sản phẩm OCOP xuất khẩu.
o) Giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP
- Nguồn lực từ các chủ thể
Trong quá trình triển khai OCOP, các chủ thể OCOP là các tổ chức, cá nhân có chức năng sản xuất - kinh doanh đăng ký sản phẩm OCOP, dưới các dạng: (1) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014; (2) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012; (3) Các tổ hợp tác và các hộ sản xuất (có đăng ký kinh doanh) theo Luật Doanh nghiệp 2014. Đây là các chủ thể trực tiếp triển khai OCOP tại cộng đồng, là đối tượng phục vụ của Chương trình OCOP. Các chủ thể này là người đăng ký triển khai sản phẩm OCOP, tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đã đăng ký với sự hỗ trợ của Chương trình OCOP các cấp.
Các nguồn lực từ chủ thể OCOP bao gồm: Tiền, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức OCOP, dưới dạng góp vốn; triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP. Đây là nguồn lực chủ yếu của Chương trình OCOP.
- Nguồn vốn nhà nước và các tổ chức tín dụng
+ Ngân sách nhà nước
Ngân sách chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: Bố trí từ nguồn ngân sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất (vốn sự nghiệp nông thôn mới).
Ngân sách khoa học công nghệ, công thương (xúc tiến thương mại, khuyến công), khuyến nông hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn; trong đó, ưu tiên sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện đầu tư hàng năm và các nguồn khác cho Chương trình OCOP.
+ Vốn tín dụng
Nguồn từ tín dụng ngân hàng, tín dụng cộng đồng, huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức Quốc tế.
+ Nguồn vốn các nhà tài trợ, nguồn vốn khác.
p) Các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho Chương trình OCOP
Trên cơ sở các chính sách hiện hành về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại,…(Phụ lục III) và yêu cầu của Chương trình, tiến hành rà soát, tích hợp, bổ sung, biên tập và ban hành, phổ biến cẩm nang các chính sách áp dụng cho Chương trình OCOP nhằm giúp cộng đồng tiếp cận và vận dụng thuận lợi có hiệu quả các chính sách này đối với ngành hàng mặt hàng đối với sản xuất kinh doanh của mình:
- Chính sách hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn tham gia Chương trình OCOP.
- Chính sách nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP.
- Chính sách hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy.
- Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại.
- Chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến công.
- Chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.
- Chính sách khuyến nông.
- Một số chính sách cần thiết cần nghiên cứu hỗ trợ sản phẩm OCOP.
q) Một số giải pháp riêng cho từng nhóm sản phẩm
- Đối với nhóm thực phẩm:
+ Nâng cao nhận thức của chủ thể về tầm quan trọng của chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
+ Khuyến khích các chủ thể đầu tư đổi mới công nghệ.
+ Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý môi trường.
+ Riêng đối với các sản phẩm nâng cấp trong giai đoạn 2019 - 2020: Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký kiểm định chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn hiệu gắn với thông tin sản phẩm đặc biệt là truy suất nguồn gốc; xúc tiến thương mại.
- Đối với nhóm đồ uống:
+ Xác định quy mô nguồn nguyên liệu và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào.
+ Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP; chú trọng đào tạo về quy định về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát, đặc biệt là các sản phẩm có cồn, đảm bảo sản phẩm có chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.
+ Đối với các sản phẩm nâng cấp trong giai đoạn 2019 - 2020: Khuyến khích các chủ thể tham gia các chuỗi liên kết đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
- Đối với nhóm thảo dược:
+ Xúc tiến xây dựng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Khuyến khích hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
+ Tư vấn, hướng dẫn chủ thể sản xuất, đăng ký kiểm định chất lượng và thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Nghiên cứu đưa ngành sản xuất dược liệu vào danh mục ngành ưu tiên phát triển của tỉnh.
+ Đánh giá tiềm năng, hiện trạng, xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Đối với nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất:
+ Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cụm làng nghề thủ công mỹ nghệ.
+ Đổi mới công tác đào tạo nghề đối với nhóm sản phẩm này theo hướng gắn chặt giữa lý thuyết với thực tế.
+ Sớm thành lập Hiệp hội ngành hàng thủ công mỹ nghệ, để tạo điều kiện gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất.
+ Hỗ trợ thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu sản phẩm có tính sáng tạo.
- Đối với nhóm dịch vụ du lịch nông thôn
+ Tập trung củng cố các tuyến du lịch theo quy hoạch.
+ Có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng dẫn đến các điểm du lịch.
+ Hỗ trợ hướng dẫn tạo chuỗi liên kết giữa các điểm du lịch với các chủ thể OCOP, nhằm đưa sản phẩm đến tiêu thụ tại các điểm du lịch.
+ Có chính sách thông thoáng, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ du lịch nhất là lĩnh vực đất đai.
+ Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho người dân về cách làm du lịch, kỹ năng phục vụ.
- Đối với nhóm vải và dệt thổ cẩm
+ Trước mắt tập trung khôi phục, ổn định hoạt động các cơ sở hiện có: Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao tay nghề của người lao động.
+ Xây dựng đề án khôi phục và phát triển làng nghề thổ cẩm vùng đồng bào dân tộc.
6. Kinh phí thực hiện Chương trình OCOP
a) Tổng kinh phí trong 07 năm (2019 - 2025) dự kiến khoảng 341,047.713 tỷ đồng (Phụ lục III: Kế hoạch phân kỳ nguồn kinh phí thực hiện đề án OCOP Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2025).
b) Nguồn vốn: Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh là các chủ thể trong Chương trình OCOP; ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện Chương trình OCOP chỉ mang tính chất hỗ trợ từ các nguồn kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách hàng năm. Trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 141,947.713 tỷ đồng (chiếm 41,62% tổng kinh phí đề án, Phụ lục IV: Kế hoạch phân cấp nguồn kinh phí thực hiện đề án OCOP Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2025).
+ Nguồn ngân sách tỉnh: Dự kiến khoảng 129,781.602 tỷ đồng.
+ Nguồn ngân sách huyện: Dự kiến khoảng 12,166.111 tỷ đồng.
- Kinh phí do cộng đồng huy động: Dự kiến khoảng 199,10 tỷ đồng (chiếm 58,38% tổng kinh phí đề án).
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Để Chương trình thực sự trở thành nguồn cảm hứng và luôn có sức lan tỏa mạnh mẽ trong Nhân dân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy và phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền các nội dung của Chương trình cũng như kết quả thực hiện Chương trình thường xuyên, sâu rộng đến tất cả các đối tượng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP:
a) Tham mưu UBND tỉnh bổ sung chức năng nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới chỉ đạo đối với Chương trình OCOP.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai OCOP Đồng Nai theo giai đoạn, hàng năm và theo dõi tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo trong quá trình thực hiện Chương trình.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tổng hợp, bố trí, phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.
d) Phối hợp với sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
đ) Đầu mối tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Chương trình OCOP gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh đưa vào dự toán ngân sách nhà nước.
e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh đánh giá, tổng kết thực hiện Đề án.
g) Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có nội dung, vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan cùng địa phương đề xuất cho UBND tỉnh xem xét.
h) Các nhiệm vụ khác liên quan đến Chương trình OCOP được UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giao.
3. Sở Công Thương
a) Chủ trì thực hiện đối với nội dung hỗ trợ xây dựng/nâng cấp trung tâm/điểm bán hàng OCOP.
b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
c) Hỗ trợ sản phẩm OCOP tham gia hội chợ triển lãm thương mại, hội thảo. Tổ chức đoàn xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường đối với các sản phẩm OCOP. Mở các lớp tập huấn đào tạo, tập huấn về xúc tiến thương mại, thương mại điện tử.
d) Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án di dời vào cụm công nghiệp; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,…
4. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tiêu chuẩn hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định; hỗ trợ các địa phương đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch.
b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
5. Sở Y tế
a) Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; xây dựng và bảo đảm các chỉ tiêu thuốc y học cổ truyền, vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; xây dựng câu chuyện cho sản phẩm OCOP phục vụ công tác phân phối, tiếp thị sản phẩm.
b) Phối hợp với sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
7. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan trong việc tổng hợp đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm thực hiện Chương trình theo quy định.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các thủ tục có liên quan trong việc thực hiện giải ngân và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành liên quan trong việc tổng hợp đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm thực hiện Chương trình theo quy định.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo, Đài Phát thanh truyền hình, Đài truyền thanh địa phương thực hiện tuyên truyền Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP đối với Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Quản lý đào tạo các ngành nghề liên quan cho các chủ thể tham gia Chương trình.
12. Sở Ngoại vụ
Chủ trì hỗ trợ các sở ngành và địa phương học tập kinh nghiệm, hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP và tăng cường hợp tác với các Quốc gia có kinh nghiệm trong triển khai Chương trình OCOP; cung cấp thông tin về các mô hình triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP tại một số Quốc gia trên thế giới.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
b) Kiểm tra, giám sát kịp thời xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
14. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các chi nhánh: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai, quỹ tín dụng… tạo thuận lợi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất, kinh doanh.
15. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
a) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã về thông tin, thị trường, xúc tiến thương mại, pháp lý, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã. Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.
16. Các tổ chức chính trị - xã hội - ngành nghề
a) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Chỉ đạo các Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, cấp cơ sở và các hội viên tích cực tham gia khởi nghiệp OCOP phát triển sản phẩm.
b) Tỉnh đoàn: Chỉ đạo các tổ chức Đoàn Thanh niên từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai vận động, hỗ trợ thanh niên ở vùng nông thôn tham gia khởi nghiệp OCOP; thanh niên, sinh viên ở các trường đại học/cao đẳng hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình tham gia OCOP về phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm OCOP, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại,... tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của các trường.
c) Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội khác (UB Mặt trận, Hội Nông dân, Hội Khoa học - kỹ thuật…): Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia; tăng cường vai trò giám sát, phản biện đối với những nội dung liên quan đến Chương trình OCOP.
17. Các trường dạy nghề, trường đại học, cao đẳng trong tỉnh
Tham gia đào tạo các ngành nghề liên quan cho các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP có nhu cầu.
18. Cơ quan tư vấn triển khai Đề án
Tư vấn một số nội dung công việc để triển khai Đề án như: Chu trình OCOP; hình thành và tái cấu trúc HTX/doanh nghiệp; tập huấn; phát triển, nâng cấp và tiếp thị sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; tư vấn quản trị doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch và triển khai các tiểu dự án,... Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện theo quy định hiện hành.
19. UBND thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, các huyện và UBND các xã, phường và thị trấn
a) Tổ chức hội nghị triển khai chương trình OCOP, nội dung đề án nhằm tuyên truyền về sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung, các chủ trương chính sách của Trung ương, địa phương có liên quan Chương trình OCOP đến các tổ chức kinh tế trên địa bàn.
b) Tổ chức lập và phê duyệt các dự án thế mạnh nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các dự án sau khi dự án được phê duyệt.
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ hàng năm từ ngân sách để thực hiện đề án/dự án gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phân bổ hàng năm.
d) Huy động/phân bổ/điều chỉnh các nguồn lực thực hiện trong phạm vi của mình. Sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông, ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn khác để triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại địa phương.
đ) Chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên công tác tuyên truyền về OCOP trên địa bàn.
e) Tổ chức cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh.
g) Định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện đề án/dự án về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương gửi văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành tỉnh: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ngoại vụ, Ngân hàng Nhà nước, Liên minh Hợp tác xã, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, Chi cục Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC SẢN PHẨM HIỆN CÓ DỰ KIẾN LỰA
CHỌN HOÀN THIỆN, NÂNG CẤP TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày
05/6/2019 của UBND tỉnh)
STT |
Huyện/ thành phố/thị xã |
Xã/phường |
Tên sản phẩm |
Chủ thể tham gia sản xuất |
1 |
Biên Hòa |
Tam Hòa |
Giò chả |
Công ty TNHH Trung Đồng |
2 |
Thống Nhất |
Rau mầm |
Rau mầm Hoàng Tố Anh |
|
3 |
Tân Mai |
Cá các loại |
HTX Thủy sản sinh thái |
|
4 |
An Hòa |
Rượu |
HTX rượu Bến Gỗ |
|
5 |
Tân Hiệp |
Sản phẩm Mây Tre lá, Lục bình |
HTX Hiệp lực Mây Tre |
|
6 |
Tân Phong |
Sản phẩm Mây Tre lá, Lục bình |
THT Mây Tre Tân Phong |
|
7 |
Trảng Dài |
Đông trùng hạ thảo |
Trang trại Đông Trùng hạ Thảo |
|
8 |
Quyết Thắng |
Bột ngũ cốc |
Công ty TNHH Cát Thủy |
|
9 |
Nhơn Trạch |
Long Tân |
Bột Sen dinh dưỡng |
Cơ sở chế biến hạt sen Trường Phát |
10 |
Vĩnh Thanh |
Cốm dẹp |
Cơ sở sản xuất xuất cốm dẹp Long Phượng |
|
11 |
Vĩnh Thanh |
Tôm thẻ trắng |
THT nuôi trồng thủy sản |
|
12 |
Vĩnh Thanh |
Khô bò |
Hộ kinh doanh Nguyễn Thụy Hà Vy |
|
13 |
Vĩnh Thanh |
Du lịch sinh thái |
Công ty TNHH MTV du lịch sinh thái Hương Đồng |
|
14 |
Phú Hữu |
Sản phẩm gia dụng từ nhựa |
DN Hưng Thịnh Phát (Nguyễn Lệ Nhung) |
|
15 |
Long Thành |
Lộc An |
Sữa tươi |
Trang trại Bò sữa Năm Trí |
16 |
Long Phước |
Rau |
THT Rau an toàn Long Phước |
|
17 |
An Phước |
Du lịch sinh thái |
Công ty TNHH MTV Hoa Đệ Nhất |
|
18 |
Bình Sơn |
Du lịch sinh thái vườn |
Hộ KD Đỗ Thị Minh Thơm |
|
19 |
Bình Sơn |
Sầu riêng |
Hộ kinh doanh sx Trần Anh Tùng |
|
20 |
Tân Hiệp |
Du lịch sinh thái |
DN tư nhân Nông trại cuộc sống xanh |
|
21 |
Lộc An |
Nấm rơm |
HTX Nông nghiệp xanh |
|
22 |
Vĩnh Cửu |
Bình Lợi |
Bưởi da xanh |
HTX DV NN Bình Lợi |
23 |
Hiếu Liêm |
Rượu nhung hươu, nai |
Công ty cổ phần Sơn An - Hà Tĩnh |
|
24 |
Phú Lý |
Cam, Quýt |
HTX SX- NN-TM-DV Bình Minh |
|
25 |
Vĩnh Tân |
Rau ăn quả, rau ăn lá |
THT Rau an toàn Vĩnh Tân |
|
26 |
Trị An |
Hoa Lan |
Vườn hoa lan (Đặng Ngọc Tiến - Ấp1-Trị An) |
|
27 |
Trị An |
Du lịch sinh thái |
Du lịch sinh thái trại Ngựa |
|
28 |
Trảng Bom |
Hưng Thịnh |
Thanh Long |
THT Thanh Long ruột đỏ (ấp Hưng Bình) |
29 |
Trung Hòa |
Ca cao |
THT cây Ca cao (ấp An Bình) |
|
30 |
Bàu Hàm |
Bưởi da xanh |
HTX Bưởi Trường Phát |
|
31 |
Sông Trầu |
Nấm ăn |
Hộ KD Nguyễn Khắc Hải |
|
32 |
Tây Hòa |
Bưởi da xanh |
THT cây Bưởi Tây Hòa |
|
33 |
Sông Thao |
Bưởi da xanh |
THT cây Bưởi da xanh |
|
34 |
Thanh Bình |
Chuối |
THT cây Chuối ấp Trường An |
|
35 |
Thanh Bình |
Tiêu hạt |
THT cây Tiêu ấp Trường An |
|
36 |
Đông Hòa |
Hạt điều rang |
THT cây Điều |
|
37 |
Bình Minh |
Thủ công mỹ nghệ từ gỗ |
Cơ sở gỗ mỹ nghệ Nguyễn Thành Nhân |
|
38 |
Bình Minh |
Thủ công mỹ nghệ từ gỗ |
Cơ sở Nguyễn Thị Kim Liên |
|
39 |
Bình Minh |
Thủ công mỹ nghệ từ gỗ |
Cơ sở Trần Văn Hội |
|
40 |
Bình Minh |
Bột Sắn dây |
Hộ tư nhân Nguyễn Văn Linh |
|
41 |
Hố Nai 3 |
Gỗ nội thất |
Công ty TNHH TM Kiến Phúc |
|
42 |
Hố Nai 3 |
Gỗ nội thất |
Cơ sở Nguyễn Văn Bá |
|
43 |
Quảng Tiến |
Đá điêu khắc |
Cơ sở Nguyễn Tâm (ấp Quảng Biên) |
|
44 |
Thống Nhất |
Gia Tân 1 |
Bánh phở khô |
Cơ sở Nguyễn Thị Trang |
45 |
Gia Tân 2 |
Bánh phở khô |
Hộ tư nhân Vương Ngọc Hoàng |
|
46 |
Gia Tân 2 |
Thịt Heo |
HTX Môi trường xanh - xã Gia Tân 2 |
|
47 |
Hưng Lộc |
Bưởi da xanh |
THT cây Bưởi Hưng Lộc |
|
48 |
Gia Tân 3 |
Thịt Heo |
THT Chăn nuôi Heo ấp Gia Yên |
|
49 |
Xã Lộ 25 |
Hạt Điều rang muối |
Cơ sở Nguyễn Thị Tươi |
|
50 |
Gia Tân 3 |
Nấm mèo khô |
Công ty TNHH Thế giới dinh dưỡng |
|
51 |
Gia Tân 3 |
Giò chả |
Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang |
|
52 |
Long Khánh |
Bảo Quang |
Bưởi da xanh |
THT Bưởi bảo Quang |
53 |
Bảo Quang |
Mít |
THT Mít Bảo Quang |
|
54 |
Bảo Quang |
Nấm các loại |
THT Nấm Bàu Cối |
|
55 |
Bảo Quang |
Rau |
HTX Rau Bảo Quang |
|
56 |
Bảo Quang |
Tiêu hạt |
HTX Tiêu Bảo Quang |
|
57 |
Xuân Lập |
Sầu riêng |
HTX NN TM DV Xuân Lập |
|
58 |
Xuân Lập |
Trứng gà thương phẩm |
Công ty TNHH Vương Huỳnh |
|
59 |
Hàng Gòn |
Sầu riêng |
HTX DVNN Xuân Thanh |
|
60 |
Bàu Trâm |
Nấm mèo |
THT Nấm mèo Bàu Trâm |
|
61 |
Bàu Trâm |
Thịt Heo |
Công ty TNHH Thy Thọ |
|
62 |
Bàu Trâm |
Dược liệu Đinh lăng |
Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Bình Hòa |
|
63 |
Xuân Tân |
Trà Khổ qua rừng |
Công ty TNHH Khổ qua rừng Hiệp Vân |
|
64 |
Xuân Tân |
Viên nén Đinh lăng |
Cơ sở Hòa Thuận Đường |
|
65 |
Suối Tre |
Tương các loại |
Cơ sở Hoa Sen, xã Suối Tre |
|
66 |
Bàu Sen |
Sản phẩm Mây, Tre, Lục bình |
Công ty TNHH MTV Hiền Tú |
|
67 |
Xuân An |
Nấm mèo thái sợi |
Hộ Hoàng Thị Ngọc Dung |
|
68 |
Xuân Thanh |
Nấm mèo |
HTX NN DV TTCN Long Khánh |
|
69 |
Phú Bình |
Gỗ nội thất |
Cơ sở Minh Phát CNC |
|
70 |
Xuân Hòa |
Gỗ nội thất |
HTX Sinh vật cảnh Long Khánh |
|
71 |
Cẩm Mỹ |
Xuân Mỹ |
Bưởi da xanh |
HTX TM DV NN Quyết Tiến |
72 |
Sông Nhạn |
Chôm chôm |
THT cây Chôm chôm |
|
73 |
Sông Nhạn |
Sầu riêng |
Tổ hợp tác cây Sầu riêng |
|
74 |
Xuân Bảo |
Chôm chôm |
THT cây Chôm chôm |
|
75 |
Bảo Bình |
Sầu riêng |
THT Sầu riêng ấp Lò Than |
|
76 |
Bảo Bình |
Bơ |
THT Bơ ấp Lò Than |
|
77 |
Bảo Bình |
Tiêu hạt |
THT trồng trọt cây Tiêu Tân Hòa |
|
78 |
Long Giao |
Sầu riêng |
THT Sầu riêng ấp Hoàn Quân Long Giao |
|
79 |
Nhân Nghĩa |
Sầu riêng |
HTX DV ĐT PT NN Xanh |
|
80 |
Xuân Bảo |
Chôm chôm |
THT cây Chôm chôm Xuân Bảo |
|
81 |
Xuân Bảo |
Sầu riêng |
HTX TMDVNN Xuân Bảo |
|
82 |
Xuân Bảo |
Bơ |
HTX TMDVNN Xuân Bảo |
|
83 |
Xuân Đường |
Sầu riêng |
THT Sầu riêng Bưng A ấp 1 |
|
84 |
Xuân Đường |
Măng tre tươi |
THT Măng tre ấp 1 |
|
85 |
Xuân Quế |
Sầu riêng |
THT cây Sầu riêng ấp 1 |
|
86 |
Xuân Quế |
Cà phê rang xay |
HTX TMDVNN Xuân Quế |
|
87 |
Sông Ray |
Cà phê bột |
Cơ sở Cà phê bột Ngọc Mai Đại Lâm |
|
88 |
Sông Ray |
Cá các loại |
HTX TM DV NN Sông Ray |
|
89 |
Sông Ray |
Gỗ nội thất |
Cơ sở trang trí nội thất Thái Cường |
|
90 |
Xuân Tây |
Điều rang muối, bơ |
Cơ sở Đỗ Thị Quỳ |
|
91 |
Xuân Tây |
Trứng gà tươi |
Cơ sở Ngọc Linh (Đàm Thị Đam, ấp 5) |
|
92 |
Xuân Tây |
Rượu Đinh lăng |
HTX DVNN Tâm An |
|
93 |
Xuân Tây |
Cao Đinh lăng |
HTX DVNN Tâm An |
|
94 |
Xuân Đông |
Rau an toàn |
HTX rau an toàn Xuân Đông |
|
95 |
Xuân Đông |
Tiêu hạt |
HTX Nông nghiệp Lâm San |
|
96 |
Xuân Lộc |
Bảo Hòa |
Bưởi da xanh |
THT cây Bưởi Hòa Bình |
97 |
Bảo Hòa |
Chôm chôm |
HTX NN TMDV Bảo Hòa |
|
98 |
Bảo Hòa |
Cá rô đồng |
THT Thủy sản Bưng Cần |
|
99 |
Xuân Bắc |
Bưởi da xanh |
HTX DV NN Suối Đá |
|
100 |
Xuân Bắc |
Xoài |
HTX DV NN Đồi Sa Bi |
|
101 |
Xuân Bắc |
Nấm các loại |
HTX DVNN TM Nấm Lộc |
|
102 |
Xuân Hiệp |
Bưởi da xanh |
HTX TMDVNN Lộc Xuân |
|
103 |
Xuân Hiệp |
Rau |
HTX Rau an toàn Lộc Tiến |
|
104 |
Xuân Định |
Sầu riêng |
HTX TM DVNN Xuân Định |
|
105 |
Xuân Định |
Chôm chôm |
HTX TM DVNN Xuân Định |
|
106 |
Xuân Định |
Chao |
Hộ tư nhân Nguyễn Thành Phước |
|
107 |
Xuân Định |
Hạt Điều rang muối |
Công ty TNHH Thịnh Tín Đạt |
|
108 |
Lang Minh |
Thanh Long |
Hộ tư nhân Anh Dũng |
|
109 |
Xuân Hưng |
Thanh Long |
Hộ tư nhân Thái Văn Nam |
|
110 |
Xuân Hưng |
Xoài |
HTX Suối Lớn |
|
111 |
Xuân Phú |
Thanh Long |
Trang trại Thanh Long Bùi Đình Anh |
|
112 |
Xuân Phú |
Gạo |
HTX Xuân Tiến |
|
113 |
Xuân Phú |
Muối ớt trứng |
Cty TNHH TMDV SX và Chăn nuôi Thanh Đức |
|
114 |
Xuân Phú |
Trứng gà tươi |
Cty TNHH TMDV SX và Chăn nuôi Thanh Đức |
|
115 |
Suối Cao |
Xoài |
HTX NN TMDV Bàu Sình |
|
116 |
Xuân Hòa |
Xoài |
THT Xoài tổ 18 ấp 2 |
|
117 |
Xuân Hòa |
Mũ trôm |
Hộ tư nhân Lê Thị Nguyên tổ 14, ấp 3 |
|
118 |
Xuân Hòa |
Gỗ nội thất |
Công ty TNHH Hồ Sơn Tư |
|
119 |
Xuân Trường |
Cà phê bột |
Cơ sở cà phê Phú Sỹ |
|
120 |
Xuân Trường |
Chuối sên đường |
Hộ tư nhân Nguyễn Xuân Sơn |
|
121 |
Xuân Trường |
Bánh nhân đậu xanh |
Cơ sở Ngọc Sơn (Trần Thị Thu) |
|
122 |
Xuân Trường |
Trà ướp lài |
Hộ tư nhân Mai Xuân Khánh |
|
123 |
Suối Cát |
Hạt Điều rang muối |
Công ty TNHH MTV Long Gia Trang |
|
124 |
Xuân Thọ |
Tiêu hạt |
HTX Tiêu Xuân Thọ |
|
125 |
Xuân Thọ |
Giò chả |
Hồ tư nhân Nguyễn Viết Long |
|
126 |
Xuân Tâm |
Nhãn xuồng |
HTX Đồng Tiến |
|
127 |
Xuân Tâm |
Sầu riêng |
Hộ tư nhân Nguyễn Văn Sinh ấp Suối Đục |
|
128 |
Xuân Tâm |
Chôm chôm |
||
129 |
Xuân Tâm |
Bơ |
||
130 |
Xuân Tâm |
Bưởi da xanh, Cam |
Hộ tư nhân Nguyễn Bá Phúc, ấp 1 |
|
131 |
Xuân Tâm |
Cá các loại |
HTX Nuôi trồng DB Thủy sản Xuân Tâm |
|
132 |
Xuân Tâm |
Gỗ mỹ nghệ |
Hộ KD Phan Khắc Dũng, ấp 6 |
|
133 |
Xuân Thành |
Rau |
HTX DV NN rau sạch An Sinh, ấp Tân Hợp |
|
134 |
Định Quán |
Phú Hòa |
Bột Ca cao |
Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức |
135 |
Phú Hòa |
Sản phẩm Mây Tre lá, Lục bình |
HTX Phú Lâm |
|
136 |
Túc Trưng |
Bưởi |
THT ấp 94 |
|
137 |
Phú Ngọc |
Mãng cầu hạt lép |
THT Lộc Mai |
|
138 |
Phú Ngọc |
Thịt gà thảo mộc |
HTX NN Phú Ngọc |
|
139 |
Phú Ngọc |
Trứng gà tươi thảo mộc |
HTX NN Phú Ngọc |
|
140 |
Phú Ngọc |
Chế biến cá Lóc bông |
Công ty TOH FISH |
|
141 |
Thanh Sơn |
Cam, Quýt |
HTX SX NN ấp 7 |
|
142 |
Thanh Sơn |
Chuối tươi |
HTX DVNN Liên Sơn, ấp 6 |
|
143 |
La Ngà |
Xoài |
HTX chế biến Xoài xuất khẩu Loan - Hiền |
|
144 |
La Ngà |
Xoài |
HTX chế biến Xoài xuất khẩu La Ngà |
|
145 |
Phú Lợi |
Mật ong |
THT nuôi Ong mật ấp 6 |
|
146 |
Gia Canh |
Mật ong |
Cơ sở Nam Phương |
|
147 |
Suối Nho |
Rau |
HTX NN Suối Nho |
|
148 |
Suối Nho |
Tiêu hạt |
THT Hồ tiêu ấp Chợ |
|
149 |
Suối Nho |
Nấm mèo |
THT Nấm mèo ấp 3 |
|
150 |
Phú Túc |
Trái cây sấy |
Công ty TNHH TM SX Thuận Hương |
|
151 |
Phú Túc |
Bưởi, Quýt |
THT Cây có múi Phú Túc |
|
152 |
Phú Cường |
Cá Kìm khô |
THT khô cá Kìm sông nước Bích Vân |
|
153 |
Phú Tân |
Cà phê hạt |
Công ty TNHH Trần Minh Long |
|
154 |
Phú Tân |
Thịt dê |
Hộ tư nhân Đỗ Văn Bắc |
|
155 |
Tân Phú |
Phú Lộc |
Bưởi da xanh |
HTX Bưởi Phú Lộc |
156 |
Tà Lài |
Bưởi da xanh |
HTX DVNN Tà Lài |
|
157 |
Tà Lài |
Du lịch cộng đồng |
THT Du lịch ấp 4 |
|
158 |
Phú Xuân |
Chuối sấy |
Hộ Hoàng quốc Thắng |
|
159 |
Phú Xuân |
Rượu nếp |
HTX DV Xuân Tiến |
|
160 |
Phú An |
Sầu riêng |
HTX DVNN Phú An |
|
161 |
Phú Điền |
Cà phê chồn |
Hộ TN Nguyễn Bá Sơn |
|
162 |
Phú Điền |
Gạo |
HTX DVNN Đồng Thuận |
|
163 |
Phú Trung |
Gạo |
HTX TMDVNN Phú Trung |
|
164 |
Phú Trung |
Trầm hương |
Công ty TNHH Trương Thanh Khoan |
|
165 |
Phú Sơn |
Hạt Điều rang muối |
Công ty TNHH MTV Quốc Dũng |
|
166 |
Phú Thịnh |
Hạt Điều rang muối |
Công ty TNHH MTV Hà Hưng Phú |
|
167 |
Phú Lập |
Mật ong |
Hộ Nguyễn Thị Hồng Nhung (Vương Phát) |
|
168 |
Phú Lâm |
Rau |
HTX rau an toàn Trúc Lâm |
|
169 |
Trà Cổ |
Tôm càng xanh |
THT Thủy sản Trà Cổ |
|
170 |
Nam Cát Tiên |
Du lịch sinh thái |
Công ty TNHH Thế giới Hoang Dã |
|
171 |
Nam Cát Tiên |
Du lịch sinh thái |
Công ty cổ phần Golden Key |
|
172 |
Nam Cát Tiên |
Du lịch sinh thái |
Công ty TNHH MTV Tre xanh |
|
173 |
Nam Cát Tiên |
Du lịch sinh thái |
Nhà nghỉ hy vọng xanh |
DỰ KIẾN QUY HOẠCH TRUNG TÂM/ĐIỂM GIỚI THIỆU
VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày
05/6/2019 của UBND tỉnh)
TT |
Huyện, thị xã, thành phố |
Điểm OCOP |
Trung tâm OCOP cấp tỉnh (tại thành phố Biên Hòa) |
1 |
TP. Biên Hòa |
|
01 |
2 |
TP. Long Khánh |
01 |
|
3 |
Huyện Vĩnh Cửu |
01 |
|
4 |
Huyện Trảng Bom |
01 |
|
5 |
Huyện Thống Nhất |
01 |
|
6 |
Huyện Định Quán |
01 |
|
7 |
Huyện Tân Phú |
01 |
|
8 |
Huyện Cẩm Mỹ |
01 |
|
9 |
Huyện Xuân Lộc |
01 |
|
10 |
Huyện Long Thành |
01 |
|
11 |
Huyện Nhơn Trạch |
01 |
|
|
Tổng |
10 |
01 |
KẾ HOẠCH PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN OCOP ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày
05/6/2019 của UBND tỉnh)
TT |
Hoạt động chính |
Thành tiền |
Phân theo nguồn vốn |
Năm thực hiện |
|||||||
Vốn NSNN |
Vốn đối ứng của chủ thể tham gia |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
|
Tổng kinh phí Đề án |
341.047.713 |
141.947.713 |
199.100.000 |
8.251.105 |
12.443.288 |
21.936.975 |
26.547.749 |
26.868.678 |
25.755.628 |
20.144.289 |
A |
Tổng |
324.717.445 |
125.617.445 |
199.100.000 |
7.301.863 |
11.011.760 |
19.413.253 |
23.493.583 |
23.777.591 |
22.792.591 |
17.826.804 |
I |
Hội nghị triển khai Đề án OCOP |
8.400 |
8.400 |
|
8.400 |
|
|
|
|
|
|
II |
Xây dựng hệ thống đối tác OCOP |
130.400 |
130.400 |
|
130.400 |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Tổ chức hội nghị đối tác OCOP |
100.000 |
100.000 |
|
100.000 |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Chi phí thuê chuyên gia OCOP |
30.400 |
30.400 |
|
30.400 |
|
|
|
|
|
|
III |
Đánh giá thực trạng một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương |
197.495 |
197.495 |
|
|
197.495 |
|
|
|
|
|
3.1 |
Khảo sát hiện trạng, đề xuất chiến lược phát triển một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương |
163.595 |
163.595 |
|
|
163.595 |
|
|
|
|
|
3.1.1 |
Xây dựng bộ công cụ |
15.705 |
15.705 |
|
|
15.705 |
|
|
|
|
|
3.1.2 |
Nghiên cứu, khảo sát tại chỗ |
63.320 |
63.320 |
|
|
63.320 |
|
|
|
|
|
3.1.3 |
Tổng hợp, phân tích, viết báo cáo |
84.570 |
84.570 |
|
|
84.570 |
|
|
|
|
|
3.2 |
Tập huấn phương pháp triển khai đánh giá thực trạng, đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực cấp huyện |
33.900 |
33.900 |
|
|
33.900 |
|
|
|
|
|
IV |
Triển khai chu trình OCOP thường niên |
24.643.950 |
24.643.950 |
|
2.273.857 |
3.335.075 |
3.040.817 |
4.022.131 |
4.304.011 |
4.219.011 |
3.449.049 |
4.1 |
Hội nghị giao ban Chương trình OCOP hàng năm (1 lần/năm * 7 năm) |
44.100 |
44.100 |
|
6.300 |
6.300 |
6.300 |
6.300 |
6.300 |
6.300 |
6.300 |
4.2 |
Triển khai theo chu trình OCOP |
24.599.850 |
24.599.850 |
|
2.267.557 |
3.328.775 |
3.034.517 |
4.015.831 |
4.297.711 |
4.212.711 |
3.442.749 |
4.2.1 |
Tuyên truyền |
6.768.240 |
6.768.240 |
|
988.603 |
1.992.522 |
807.617 |
890.617 |
807.617 |
807.617 |
473.648 |
a |
Xây dựng và tuyên truyền trên website |
620.000 |
620.000 |
|
100.000 |
20.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
100.000 |
b |
Xây dựng, in ấn, phát hành bản tin OCOP |
350.000 |
350.000 |
|
50.000 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
50.000 |
c |
Tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền Chương trình OCOP (đối tượng là cơ sở sx, nông dân, HTX) |
1.172.600 |
1.172.600 |
|
|
195.433 |
195.433 |
195.433 |
195.433 |
195.433 |
195.433 |
d |
Xây dựng và phát hành Sổ tay Chương trình OCOP |
511.270 |
511.270 |
|
127.818 |
383.453 |
|
|
|
|
|
e |
Tuyên truyền trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh |
1.230.000 |
1.230.000 |
|
205.000 |
205.000 |
205.000 |
205.000 |
205.000 |
205.000 |
|
f |
Phát hành Tờ rơi |
773.810 |
773.810 |
|
128.968 |
128.968 |
128.968 |
128.968 |
128.968 |
128.968 |
|
g |
Phát hành cuốn Hỏi - Đáp về Chương trình OCOP |
511.270 |
511.270 |
|
127.818 |
383.453 |
|
|
|
|
|
h |
Xây dựng bảng Pano tuyên truyền OCOP |
830.000 |
830.000 |
|
249.000 |
498.000 |
|
83.000 |
|
|
|
k |
Hội thi tìm hiểu OCOP |
769.290 |
769.290 |
|
|
128.215 |
128.215 |
128.215 |
128.215 |
128.215 |
128.215 |
4.2.2 |
Tập huấn chu trình, biểu mẫu OCOP, bộ tiêu chí cho các chủ thể tham gia OCOP |
1.379.840 |
1.379.840 |
|
197.120 |
197.120 |
197.120 |
197.120 |
197.120 |
197.120 |
197.120 |
4.2.3 |
Nhận ý tưởng sản phẩm |
270.270 |
270.270 |
|
32.104 |
32.104 |
39.111 |
42.614 |
42.614 |
42.614 |
39.111 |
4.2.3.1 |
Cấp tỉnh đi kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận và xét chọn ý tưởng s/phẩm OCOP (OCOP tỉnh) |
200.200 |
200.200 |
|
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
4.2.3.2 |
Cấp huyện: Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá, xét chọn và tổng hợp (1 đợt/năm * 7 năm) |
70.070 |
70.070 |
|
3.504 |
3.504 |
10.511 |
14.014 |
14.014 |
14.014 |
10.511 |
4.2.4 |
Nhận kế hoạch kinh doanh |
1.339.030 |
1.339.030 |
|
66.952 |
66.952 |
200.855 |
267.806 |
267.806 |
267.806 |
200.855 |
4.2.4.1 |
Cấp tỉnh hỗ trợ xét chọn kế hoạch kinh doanh (01 đợt/năm * 7 năm) |
200.200 |
200.200 |
|
10.010 |
10.010 |
30.030 |
40.040 |
40.040 |
40.040 |
30.030 |
4.2.4.2 |
Cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm) |
1.138.830 |
1.138.830 |
|
56.942 |
56.942 |
170.825 |
227.766 |
227.766 |
227.766 |
170.825 |
a |
Tiếp nhận, hướng dẫn, đánh giá sơ bộ, tổng hợp,… |
70.070 |
70.070 |
|
3.504 |
3.504 |
10.511 |
14.014 |
14.014 |
14.014 |
10.511 |
b |
Họp đánh giá, xét chọn |
1.068.760 |
1.068.760 |
|
53.438 |
53.438 |
160.314 |
213.752 |
213.752 |
213.752 |
160.314 |
4.2.5 |
Triển khai kế hoạch kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP tỉnh, huyện, tư vấn hỗ trợ) |
874.700 |
874.700 |
|
148.700 |
121.000 |
121.000 |
121.000 |
121.000 |
121.000 |
121.000 |
a |
Hỗ trợ triển khai kế hoạch kinh doanh (OCOP tỉnh) |
200.200 |
200.200 |
|
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
28.600 |
b |
Thuê chuyên gia Trung ương hỗ trợ |
27.700 |
27.700 |
|
27.700 |
|
|
|
|
|
|
c |
Thuê chuyên gia phía Nam hỗ trợ |
646.800 |
646.800 |
|
92.400 |
92.400 |
92.400 |
92.400 |
92.400 |
92.400 |
92.400 |
4.2.6 |
Đánh giá và xếp hạng sản phẩm |
3.910.770 |
3.910.770 |
|
195.539 |
195.539 |
586.616 |
782.154 |
782.154 |
782.154 |
586.616 |
4.2.6.1 |
Đánh giá và xếp hạng sản phẩm của cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm) |
1.729.044 |
1.729.044 |
|
252.724 |
227.024 |
233.755 |
255.170 |
255.170 |
255.170 |
250.030 |
a |
OCOP tỉnh, tư vấn hỗ trợ |
542.474 |
542.474 |
|
83.214 |
57.514 |
64.245 |
85.660 |
85.660 |
85.660 |
80.520 |
a1 |
OCOP tỉnh |
247.390 |
247.390 |
|
28.600 |
28.600 |
30.030 |
40.040 |
40.040 |
40.040 |
40.040 |
a2 |
Thuê chuyên gia Trung ương hỗ trợ |
44.975 |
44.975 |
|
25.700 |
|
3.855 |
5.140 |
5.140 |
5.140 |
|
a3 |
Thuê chuyên gia phía Nam hỗ trợ |
250.109 |
250.109 |
|
28.914 |
28.914 |
30.360 |
40.480 |
40.480 |
40.480 |
40.480 |
b |
Cấp huyện tự đánh giá và xếp hạng sản phẩm |
1.186.570 |
1.186.570 |
|
169.510 |
169.510 |
169.510 |
169.510 |
169.510 |
169.510 |
169.510 |
b1 |
Hướng dẫn làm hồ sơ dự thi |
70.070 |
70.070 |
|
10.010 |
10.010 |
10.010 |
10.010 |
10.010 |
10.010 |
10.010 |
b2 |
Thi cấp huyện |
1.078.000 |
1.078.000 |
|
154.000 |
154.000 |
154.000 |
154.000 |
154.000 |
154.000 |
154.000 |
b3 |
Chuyển kết quả lên tỉnh |
38.500 |
38.500 |
|
5.500 |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
4.2.6.2 |
Đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh |
2.295.900 |
2.295.900 |
|
160.713 |
160.713 |
229.590 |
367.344 |
459.180 |
459.180 |
459.180 |
a |
Tổ chức cuộc thi |
454.900 |
454.900 |
|
22.745 |
22.745 |
68.235 |
90.980 |
90.980 |
90.980 |
68.235 |
a1 |
Họp Ban tổ chức Hội thi (01 ngày) |
2.700 |
2.700 |
|
135 |
135 |
405 |
405 |
540 |
540 |
540 |
a2 |
Họp Hội đồng đánh giá (01 ngày) |
9.450 |
9.450 |
|
473 |
473 |
1.418 |
1.418 |
1.890 |
1.890 |
1.890 |
a3 |
Tiếp nhận sản phẩm (02 ngày) |
147.000 |
147.000 |
|
7.350 |
7.350 |
22.050 |
22.050 |
29.400 |
29.400 |
29.400 |
a4 |
Tổ chức chấm thi (06 ngày) |
51.450 |
51.450 |
|
2.573 |
2.573 |
7.718 |
7.718 |
10.290 |
10.290 |
10.290 |
a5 |
Bồi dưỡng chấm thi sản phẩm |
244.300 |
244.300 |
|
12.215 |
12.215 |
36.645 |
36.645 |
48.860 |
48.860 |
48.860 |
b |
Kiểm định test sản phẩm OCOP |
1.673.000 |
1.673.000 |
|
83.650 |
83.650 |
250.950 |
334.600 |
334.600 |
334.600 |
250.950 |
c |
Công bố kết quả cuộc thi |
168.000 |
168.000 |
|
8.400 |
8.400 |
25.200 |
33.600 |
33.600 |
33.600 |
25.200 |
4.2.7 |
Xúc tiến thương mại |
10.057.000 |
10.057.000 |
|
638.540 |
723.540 |
1.082.200 |
1.714.520 |
2.079.400 |
1.994.400 |
1.824.400 |
a |
Tổ chức hội chợ OCOP thường niên |
3.120.000 |
3.120.000 |
|
218.400 |
218.400 |
312.000 |
499.200 |
624.000 |
624.000 |
624.000 |
b |
Đoàn xúc tiến trong nước, Quốc tế |
1.950.000 |
1.950.000 |
|
136.500 |
136.500 |
195.000 |
312.000 |
390.000 |
390.000 |
390.000 |
c |
Hỗ trợ quảng bá trên truyền thông đại chúng |
4.052.000 |
4.052.000 |
|
283.640 |
283.640 |
405.200 |
648.320 |
810.400 |
810.400 |
810.400 |
d |
Cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp TT/điểm bán hàng OCOP |
935.000 |
935.000 |
|
|
85.000 |
170.000 |
255.000 |
255.000 |
170.000 |
|
V |
Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực |
2.742.300 |
2.742.300 |
|
167.499 |
757.482 |
336.428 |
378.295 |
380.423 |
380.423 |
341.748 |
5.1 |
Tập huấn xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh |
550.200 |
550.200 |
|
78.600 |
78.600 |
78.600 |
78.600 |
78.600 |
78.600 |
78.600 |
5.1.1 |
Công tác tổ chức |
108.500 |
108.500 |
|
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
5.1.2 |
Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương |
332.500 |
332.500 |
|
16.625 |
16.625 |
49.875 |
66.500 |
66.500 |
66.500 |
49.875 |
5.1.3 |
Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên |
9.300 |
9.300 |
|
3.100 |
3.100 |
3.100 |
|
|
|
|
5.1.4 |
Biên soạn tài liệu |
18.000 |
18.000 |
|
9.000 |
9.000 |
|
|
|
|
|
5.1.5 |
Chi cho giảng viên |
81.900 |
81.900 |
|
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
5.2 |
Tập huấn phát triển sản phẩm |
576.100 |
576.100 |
|
37.474 |
37.474 |
83.170 |
108.412 |
110.540 |
110.540 |
88.490 |
5.2.1 |
Công tác tổ chức |
108.500 |
108.500 |
|
5.425 |
5.425 |
16.275 |
21.700 |
21.700 |
21.700 |
16.275 |
5.2.2 |
Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương |
332.500 |
332.500 |
|
16.625 |
16.625 |
49.875 |
66.500 |
66.500 |
66.500 |
49.875 |
5.2.3 |
Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên |
21.700 |
21.700 |
|
1.519 |
1.519 |
2.170 |
3.472 |
4.340 |
4.340 |
4.340 |
5.2.4 |
Biên soạn tài liệu |
31.500 |
31.500 |
|
2.205 |
2.205 |
3.150 |
5.040 |
6.300 |
6.300 |
6.300 |
5.2.5 |
Chi cho giảng viên |
81.900 |
81.900 |
|
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
5.3 |
Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử |
576.100 |
576.100 |
|
51.425 |
51.425 |
84.675 |
101.300 |
101.300 |
101.300 |
84.675 |
5.3.1 |
Công tác tổ chức |
108.500 |
108.500 |
|
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
15.500 |
5.3.2 |
Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương |
332.500 |
332.500 |
|
16.625 |
16.625 |
49.875 |
66.500 |
66.500 |
66.500 |
49.875 |
5.3.3 |
Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên |
21.700 |
21.700 |
|
3.100 |
3.100 |
3.100 |
3.100 |
3.100 |
3.100 |
3.100 |
5.3.4 |
Biên soạn tài liệu |
31.500 |
31.500 |
|
4.500 |
4.500 |
4.500 |
4.500 |
4.500 |
4.500 |
4.500 |
5.3.5 |
Chi cho giảng viên |
81.900 |
81.900 |
|
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
5.4 |
Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP |
539.900 |
539.900 |
|
|
89.983 |
89.983 |
89.983 |
89.983 |
89.983 |
89.983 |
a |
Công tác tổ chức |
282.000 |
282.000 |
|
|
47.000 |
47.000 |
47.000 |
47.000 |
47.000 |
47.000 |
b |
Thuê giảng viên (03 người) |
257.900 |
257.900 |
|
|
42.983 |
42.983 |
42.983 |
42.983 |
42.983 |
42.983 |
5.5 |
Đào tạo CEO |
500.000 |
500.000 |
|
|
500.000 |
|
|
|
|
|
VI |
Phát triển sản phẩm |
292.950.000 |
93.850.000 |
199.100.000 |
4.122.500 |
5.922.500 |
15.367.500 |
18.590.000 |
18.590.000 |
17.690.000 |
13.567.500 |
6.1 |
Nâng cấp, phát triển sản phẩm |
247.350.000 |
82.450.000 |
164.900.000 |
4.122.500 |
4.122.500 |
12.367.500 |
16.490.000 |
16.490.000 |
16.490.000 |
12.367.500 |
6.2 |
Xây dựng các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn cấp tỉnh (hỗ trợ kinh phí tư vấn xây dựng đề án) |
19.200.000 |
4.800.000 |
14.400.000 |
|
1.200.000 |
1.800.000 |
900.000 |
900.000 |
0 |
0 |
6.2.1 |
Dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, làng văn hóa liên kết chuỗi giá trị |
6.000.000 |
1.500.000 |
4.500.000 |
|
600.000 |
900.000 |
|
|
|
|
6.2.2 |
Dự án thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp OCOP |
13.200.000 |
3.300.000 |
9.900.000 |
|
600.000 |
900.000 |
900.000 |
900.000 |
|
|
6.3 |
Xây dựng các dự án thế mạnh sản phẩm cấp huyện (hỗ trợ kinh phí xây dựng dự án) |
26.400.000 |
6.600.000 |
19.800.000 |
|
600.000 |
1.200.000 |
1.200.000 |
1.200.000 |
1.200.000 |
1.200.000 |
VII |
Phát triển tổ chức kinh tế |
231.000 |
231.000 |
|
11.550 |
11.550 |
34.650 |
46.200 |
46.200 |
46.200 |
34.650 |
|
Chỉ đạo điểm về tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP (cán bộ quản lý OCOP tỉnh) |
231.000 |
231.000 |
|
11.550 |
11.550 |
34.650 |
46.200 |
46.200 |
46.200 |
34.650 |
VIII |
Học hỏi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP |
800.000 |
800.000 |
|
200.000 |
400.000 |
200.000 |
|
|
|
|
8.1 |
Trong nước (tại các tỉnh tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP) |
400.000 |
400.000 |
|
200.000 |
|
200.000 |
|
|
|
|
8.2 |
Quốc tế (OTOP Thái Lan) |
400.000 |
400.000 |
|
|
400.000 |
|
|
|
|
|
IX |
Giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP |
3.013.900 |
3.013.900 |
|
387.657 |
387.657 |
433.857 |
456.957 |
456.957 |
456.957 |
433.857 |
9.1 |
Cán bộ quản lý OCOP cấp tỉnh đi giám sát, đánh giá, sơ kết bài học kinh nghiệm |
462.000 |
462.000 |
|
23.100 |
23.100 |
69.300 |
92.400 |
92.400 |
92.400 |
69.300 |
9.2 |
Hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP (hàng năm) cấp tỉnh, cấp huyện |
2.551.900 |
2.551.900 |
|
364.557 |
364.557 |
364.557 |
364.557 |
364.557 |
364.557 |
364.557 |
9.2.1 |
Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp tỉnh) |
158.900 |
158.900 |
|
22.700 |
22.700 |
22.700 |
22.700 |
22.700 |
22.700 |
22.700 |
9.2.2 |
Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp huyện) |
1.771.000 |
1.771.000 |
|
253.000 |
253.000 |
253.000 |
253.000 |
253.000 |
253.000 |
253.000 |
9.2.3 |
Tổ chức hội thảo đánh giá về thực hiện OCOP |
622.000 |
622.000 |
|
88.857 |
88.857 |
88.857 |
88.857 |
88.857 |
88.857 |
88.857 |
|
+ Đi lại (địa phương - TP Biên Hòa) |
0 |
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Chi phí quản lý chung (3%) |
3.768.523 |
3.768.523 |
|
219.056 |
330.353 |
582.398 |
704.807 |
713.328 |
683.778 |
534.804 |
C |
Dự phòng (10%) |
12.561.745 |
12.561.745 |
|
730.186 |
1.101.176 |
1.941.325 |
2.349.358 |
2.377.759 |
2.279.259 |
1.782.680 |
KẾ HOẠCH PHÂN CẤP THỰC HIỆN KINH PHÍ ĐỀ ÁN OCOP ĐỒNG
NAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày
05/6/2019 của UBND tỉnh)
TT |
Hoạt động chính |
Thành tiền |
Tổng thành tiền theo nguồn ngân sách |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||||||
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
|||
|
Tổng kinh phí Đề án |
141.947.713 |
129.781.602 |
12.166.111 |
7.937.697 |
421.234 |
10.119.722 |
1.099.234 |
19.827.592 |
2.051.881 |
24.355.685 |
2.183.266 |
24.816.305 |
2.183.266 |
23.799.305 |
2.183.266 |
18.925.295 |
2.043.963 |
A |
Tổng |
125.617.445 |
114.850.975 |
10.766.470 |
7.024.511 |
372.774 |
8.955.506 |
972.774 |
17.546.542 |
1.815.824 |
21.553.704 |
1.932.094 |
21.961.332 |
1.932.094 |
21.061.332 |
1.932.094 |
16.748.049 |
1.808.817 |
I |
Hội nghị triển khai Đề án OCOP |
8.400 |
8.400 |
|
8.400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Xây dựng hệ thống đối tác OCOP |
130.400 |
130400 |
|
130.400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Tổ chức hội nghị đối tác OCOP |
100.000 |
100.000 |
|
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Chi phí thuê chuyên gia OCOP |
30.400 |
30.400 |
|
30.400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Đánh giá thực trạng một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương |
197.495 |
197.495 |
|
|
|
197.495 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Khảo sát hiện trạng, đề xuất chiến lược phát triển một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương |
163.595 |
163.595 |
|
|
|
163.595 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1.1 |
Xây dựng bộ công cụ |
15.705 |
15.705 |
|
|
|
15.705 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1.2 |
Nghiên cứu, khảo sát tại chỗ |
63.320 |
63.320 |
|
|
|
63.320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1.3 |
Tổng hợp, phân tích, viết báo cáo |
84.570 |
84.570 |
|
|
|
84.570 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Tập huấn phương pháp triển khai đánh giá thực trạng, đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực cấp huyện |
33.900 |
33.900 |
|
|
|
33.900 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Triển khai chu trình OCOP thường niên |
24.643.950 |
22.248.480 |
2.395.470 |
2.216.411 |
119.774 |
2.188.711 |
119.774 |
2.626.631 |
362.824 |
3.502.471 |
479.094 |
3.904.751 |
479.094 |
3.904.751 |
479.094 |
3.904.751 |
355.817 |
4.1 |
Hội nghị giao ban Chương trình OCOP hàng năm (1 lần/năm * 7 năm) |
44.100 |
44.100 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
4.2 |
Triển khai theo chu trình OCOP |
24.599.850 |
22.204.380 |
2.395.470 |
2.210.111 |
119.774 |
2.182.411 |
119.774 |
2.620.331 |
362.824 |
3.496.171 |
479.094 |
3.898.451 |
479.094 |
3.898.451 |
479.094 |
3.898.451 |
355.817 |
4.2.1 |
Tuyên truyền |
6.768.240 |
6.768.240 |
|
966.891 |
|
966.891 |
|
966.891 |
|
966.891 |
|
966.891 |
|
966.891 |
|
966.891 |
|
a |
Xây dựng và tuyên truyền trên website |
620.000 |
620.000 |
|
100.000 |
|
20.000 |
|
100.000 |
|
100.000 |
|
100.000 |
|
100.000 |
|
100.000 |
|
b |
Xây dựng, in ấn, phát hành bản tin OCOP |
350.000 |
350.000 |
|
50.000 |
|
50.000 |
|
50.000 |
|
50.000 |
|
50.000 |
|
50.000 |
|
50.000 |
|
c |
Tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền Chương trình OCOP (đối tượng là cơ sở sx, nông dân, HTX) |
1.172.600 |
1.172.600 |
|
|
|
195.433 |
|
195.433 |
|
195.433 |
|
195.433 |
|
195.434 |
|
195.434 |
|
d |
Xây dựng và phát hành Sổ tay chương trình OCOP |
511.270 |
511.270 |
|
127.818 |
|
383.453 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
0 |
|
e |
Tuyên truyền trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh |
1.230.000 |
1.230.000 |
|
205.000 |
|
205.000 |
|
205.000 |
|
205.000 |
|
205.000 |
|
205.000 |
|
|
|
f |
Phát hành Tờ rơi |
773.810 |
773.810 |
|
128.968 |
|
128.968 |
|
128.968 |
|
128.968 |
|
128.968 |
|
128.968 |
|
|
|
g |
Phát hành cuối Hỏi - Đáp về Chương trình OCOP |
511.270 |
511.270 |
|
127.818 |
|
383.453 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
h |
Xây dựng bảng Pano tuyên truyền OCOP |
830.000 |
830.000 |
|
249.000 |
|
498.000 |
|
|
|
83.000 |
|
|
|
|
|
|
|
k |
Hội thi tìm hiểu OCOP |
769.290 |
769.290 |
|
|
|
128.215 |
|
128.215 |
|
128.215 |
|
128.215 |
|
128.215 |
|
128.215 |
|
4.2.2 |
Tập huấn chu trình, biểu mẫu OCO, bộ tiêu chí cho các chủ thể tham gia OCOP |
1.379.840 |
1.379.840 |
|
197.120 |
|
197.120 |
|
197.120 |
|
197.120 |
|
197.120 |
|
197.120 |
|
197.120 |
|
4.2.3 |
Nhận ý tưởng sản phẩm |
270.270 |
200.200 |
70.070 |
28.600 |
3.504 |
28.600 |
3.504 |
28.600 |
14.014 |
28.600 |
14.014 |
28.600 |
14.014 |
28.600 |
14.014 |
28.600 |
7.007 |
4.2.3.1 |
Cấp tỉnh đi kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận và xét chọn ý tưởng s/phẩm OCOP (01 đợt/năm * 7 năm) |
200.200 |
200.200 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
4.2.3.2 |
Cấp huyện: Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá, xét chọn và tổng hợp (1 đợt/năm * 7 năm) |
70.070 |
|
70.070 |
|
3.504 |
|
3.504 |
|
14.014 |
|
14.014 |
|
14.014 |
|
14.014 |
|
7.007 |
4.2.4 |
Nhận kế hoạch kinh doanh |
1.339.030 |
200.200 |
1.138.830 |
28.600 |
56.942 |
28.600 |
56.942 |
28.600 |
170.825 |
28.600 |
227.766 |
28.600 |
227.766 |
28.600 |
227.766 |
28.600 |
170.825 |
4.2.4.1 |
Cấp tỉnh hỗ trợ xét chọn kế hoạch kinh doanh (01 đợt/năm * 7 năm) |
200.200 |
200.200 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
4.2.4.2 |
Cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm) |
1.138.830 |
|
1.138.830 |
|
56.942 |
|
56.942 |
|
170.825 |
|
227.766 |
|
227.766 |
|
227.766 |
|
170.825 |
|
Tài liệu |
63.525 |
63.525 |
|
|
|
|
|
12.705 |
|
16.940 |
|
16.940 |
|
16.940 |
|
|
|
4.2.5 |
Triển khai kế hoạch kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP tỉnh, huyện, tư vấn hỗ trợ) |
874.700 |
874.700 |
|
148.700 |
|
121.000 |
|
121.000 |
|
121.000 |
|
121.000 |
|
121.000 |
|
121.000 |
|
a |
Hỗ trợ triển khai kế hoạch kinh doanh (OCOP tỉnh) |
200.200 |
200.200 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
28.600 |
|
b |
Thuê giảng viên Trung ương hỗ trợ |
27.700 |
27.700 |
|
27.700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c |
Thuê giảng viên phía Nam hỗ trợ |
646.800 |
646.800 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
4.2.6 |
Đánh giá và xếp hạng sản phẩm |
3.910.770 |
2.724.200 |
1.186.570 |
136.210 |
59.329 |
136.210 |
59.329 |
272.420 |
177.986 |
544.840 |
237.314 |
544.840 |
237.314 |
544.840 |
237.314 |
544.840 |
177.986 |
4.2.6.1 |
Đánh giá và xếp hạng sản phẩm của cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm) |
1.614.870 |
1.614.870 |
|
80.744 |
|
80.744 |
|
242.231 |
|
322.974 |
|
322.974 |
|
322.974 |
|
242.231 |
|
a |
OCOP tỉnh, tư vấn hỗ trợ |
428.300 |
428.300 |
|
21.415 |
|
21.415 |
|
64.245 |
|
85.660 |
|
85.660 |
|
85.660 |
|
64.245 |
|
a1 |
OCOP tỉnh |
200.200 |
200.200 |
|
10.010 |
|
10.010 |
|
30.030 |
|
40.040 |
|
40.040 |
|
40.040 |
|
30.030 |
|
a2 |
Thuê chuyên gia Trung ương hỗ trợ |
25.700 |
25.700 |
|
25.700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a3 |
Thuê chuyên gia phía Nam hỗ trợ |
202.400 |
202.400 |
|
10.010 |
|
12.210 |
|
30.030 |
|
40.040 |
|
40.040 |
|
40.040 |
|
30.030 |
|
b |
Cấp huyện tự đánh giá và xếp hạng sản phẩm |
1.186.570 |
|
1.186.570 |
|
59.329 |
|
59.329 |
|
177.986 |
|
237.314 |
|
237.314 |
|
237.314 |
|
177.986 |
b1 |
Hướng dẫn làm hồ sơ dự thi |
70.070 |
|
70.070 |
|
10.010 |
|
10.010 |
|
10.010 |
|
10.010 |
|
10.010 |
|
10.010 |
|
10.010 |
b2 |
Thi cấp huyện |
1.078.000 |
|
1.078.000 |
|
154.000 |
|
154.000 |
|
154.000 |
|
154.000 |
|
154.000 |
|
154.000 |
|
154.000 |
b3 |
Chuyển kết quả lên tỉnh |
38.500 |
|
38.500 |
|
5.500 |
|
5.500 |
|
5.500 |
|
5.500 |
|
5.500 |
|
5.500 |
|
5.500 |
4.2.6.2 |
Đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh |
2.295.900 |
2.295.900 |
|
160.713 |
|
160.713 |
|
229.590 |
|
367.344 |
|
459.180 |
|
459.180 |
|
459.180 |
|
a |
Tổ chức cuộc thi |
454.900 |
454.900 |
|
22.745 |
|
22.745 |
|
68.235 |
|
90.980 |
|
90.980 |
|
90.980 |
|
68.235 |
|
a1 |
Họp Ban Tổ chức Hội thi (01 ngày) |
2.700 |
2.700 |
|
189 |
|
189 |
|
350 |
|
480 |
|
480 |
|
480 |
|
532 |
|
a2 |
Họp Hội đồng đánh giá (01 ngày) |
9.450 |
9.450 |
|
473 |
|
473 |
|
1.418 |
|
1.418 |
|
1.890 |
|
1.890 |
|
1.890 |
|
a3 |
Tiếp nhận sản phẩm (02 ngày) |
147.000 |
147.000 |
|
7.350 |
|
7.350 |
|
14.700 |
|
22.050 |
|
36.750 |
|
29.400 |
|
29.400 |
|
a4 |
Tổ chức chấm thi (06 ngày) |
51.450 |
51.450 |
|
2.573 |
|
2.573 |
|
5.145 |
|
10.290 |
|
10.290 |
|
10.290 |
|
10.290 |
|
a5 |
Bồi dưỡng chấm thi sản phẩm |
244.300 |
244.300 |
|
12.215 |
|
12.215 |
|
36.645 |
|
36.645 |
|
48.860 |
|
48.860 |
|
48.860 |
|
b |
Kiểm định test sản phẩm OCOP |
1.673.000 |
1.673.000 |
|
83.650 |
|
83.650 |
|
250.950 |
|
334.600 |
|
334.600 |
|
334.600 |
|
250.950 |
|
c |
Công bố kết quả cuộc thi |
168.000 |
168.000 |
|
8.400 |
|
8.400 |
|
25.200 |
|
33.600 |
|
33.600 |
|
33.600 |
|
25.200 |
|
4.2.7 |
Xúc tiến thương mại |
10.057.000 |
10.057.000 |
|
703.990 |
|
703.990 |
|
1.005.700 |
|
1.609.120 |
|
2.011.400 |
|
2.011.400 |
|
2.011.400 |
|
a |
Tổ chức hội chợ OCOP thường niên |
3.120.000 |
3.120.000 |
|
218.400 |
|
218.400 |
|
312.000 |
|
499.200 |
|
624.000 |
|
624.000 |
|
624.000 |
|
b |
Đoàn xúc tiến trong nước, Quốc tế |
1.950.000 |
1.950.000 |
|
136.500 |
|
136.500 |
|
195.000 |
|
312.000 |
|
390.000 |
|
390.000 |
|
390.000 |
|
c |
Hỗ trợ quảng bá trên truyền thông đại chúng |
4.052.000 |
4.052.000 |
|
283.640 |
|
283.640 |
|
405.200 |
|
648.320 |
|
810.400 |
|
810.400 |
|
810.400 |
|
d |
Cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp TT/điểm bán hàng OCOP |
935.000 |
935.000 |
|
|
|
85.000 |
|
170.000 |
|
255.000 |
|
255.000 |
|
170.000 |
|
|
|
V |
Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực |
2.742.300 |
2.742.300 |
0 |
200.592 |
0 |
700.592 |
0 |
336.903 |
0 |
411.075 |
0 |
416.423 |
0 |
416.423 |
|
260.290 |
|
5.1 |
Tập huấn xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh |
550.200 |
550.200 |
|
35.661 |
|
35.661 |
|
80.580 |
|
104.268 |
|
105.360 |
|
105.360 |
|
83.310 |
|
5.1.1 |
Công tác tổ chức |
108.500 |
108.500 |
|
5.425 |
|
5.425 |
|
16.275 |
|
21.700 |
|
21.700 |
|
21.700 |
|
16.275 |
|
5.1.2 |
Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương |
332.500 |
332.500 |
|
16.625 |
|
16.625 |
|
49.875 |
|
66.500 |
|
66.500 |
|
66.500 |
|
49.875 |
|
5.1.3 |
Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên |
9.300 |
9.300 |
|
651 |
|
651 |
|
930 |
|
1.488 |
|
1.860 |
|
1.860 |
|
1.860 |
|
5.1.4 |
Biên soạn tài liệu |
18.000 |
18.000 |
|
1.260 |
|
1.260 |
|
1.800 |
|
2.880 |
|
3.600 |
|
3.600 |
|
3.600 |
|
5.1.5 |
Chi cho giảng viên |
81.900 |
81.900 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
5.2 |
Tập huấn phát triển sản phẩm |
576.100 |
576.100 |
|
37.474 |
|
37.474 |
|
83.170 |
|
108.412 |
|
110.540 |
|
110.540 |
|
88.490 |
|
5.2.1 |
Công tác tổ chức |
108.500 |
108.500 |
|
5.425 |
|
5.425 |
|
16.275 |
|
21.700 |
|
21.700 |
|
21.700 |
|
16.275 |
|
5.2.2 |
Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương |
332.500 |
332.500 |
|
16.625 |
|
16.625 |
|
49.875 |
|
66.500 |
|
66.500 |
|
66.500 |
|
49.875 |
|
5.2.3 |
Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên |
21.700 |
21.700 |
|
1.519 |
|
1.519 |
|
2.170 |
|
3.472 |
|
4.340 |
|
4.340 |
|
4.340 |
|
5.2.4 |
Biên soạn tài liệu |
31.500 |
31.500 |
|
2.205 |
|
2.205 |
|
3.150 |
|
5.040 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
5.2.5 |
Chi cho giảng viên |
81.900 |
81.900 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
5.3 |
Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử |
576.100 |
576.100 |
|
37.474 |
|
37.474 |
|
83.170 |
|
108.412 |
|
110.540 |
|
110.540 |
|
88.490 |
|
5.3.1 |
Công tác tổ chức |
108.500 |
108.500 |
|
5.425 |
|
5.425 |
|
16.275 |
|
21.700 |
|
21.700 |
|
21.700 |
|
16.275 |
|
5.3.2 |
Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương |
332.500 |
332.500 |
|
16.625 |
|
16.625 |
|
49.875 |
|
66.500 |
|
66.500 |
|
66.500 |
|
49.875 |
|
5.3.3 |
Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên |
21.700 |
21.700 |
|
1.519 |
|
1.519 |
|
2.170 |
|
3.472 |
|
4.340 |
|
4.340 |
|
4.340 |
|
5.3.4 |
Biên soạn tài liệu |
31.500 |
31.500 |
|
2.205 |
|
2.205 |
|
3.150 |
|
5.040 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
6.300 |
|
5.3.5 |
Chi cho giảng viên |
81.900 |
81.900 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
11.700 |
|
5.4 |
Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP |
539.900 |
539.900 |
|
89.983 |
|
89.983 |
|
89.983 |
|
89.983 |
|
89.983 |
|
89.983 |
|
|
|
a |
Công tác tổ chức |
282.000 |
282.000 |
|
47.000 |
|
47.000 |
|
47.000 |
|
47.000 |
|
47.000 |
|
47.000 |
|
|
|
b |
Thuê giảng viên (03 người) |
257.900 |
257.900 |
|
42.983 |
|
42.983 |
|
42.983 |
|
42.983 |
|
42.983 |
|
42.983 |
|
|
|
5.5 |
Đào tạo CEO |
500.000 |
500.000 |
|
|
|
500.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI |
Phát triển sản phẩm |
93.850.000 |
87.250.000 |
6.600.000 |
4.122.500 |
0 |
5.322.500 |
600.000 |
14.167.500 |
1.200.000 |
17.390.000 |
1.200.000 |
17.390.000 |
1.200.000 |
16.490.000 |
1.200.000 |
12.367.500 |
1.200.000 |
6.1 |
Nâng cấp, phát triển sản phẩm |
82.450.000 |
82.450.000 |
|
4.122.500 |
|
4.122.500 |
|
12.367.500 |
|
16.490.000 |
|
16.490.000 |
|
16.490.000 |
|
12.367.500 |
|
6.2 |
Xây dựng các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn cấp tỉnh (hỗ trợ kinh phí tư vấn xây dựng đề án) |
4.800.000 |
4.800.000 |
|
|
|
1.200.000 |
|
1.800.000 |
|
900.000 |
|
900.000 |
|
0 |
|
0 |
|
6.2.1 |
Dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, làng văn hóa liên kết chuỗi giá trị |
1.500.000 |
1.500.000 |
|
|
|
600.000 |
|
900.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.2.2 |
Dự án thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp OCOP |
3.300.000 |
3.300.000 |
|
|
|
600.000 |
|
900.000 |
|
900.000 |
|
900.000 |
|
|
|
|
|
6.3 |
Xây dựng các dự án thế mạnh sản phẩm cấp huyện (hỗ trợ kinh phí xây dựng dự án) |
6.600.000 |
|
6.600.000 |
|
|
|
600.000 |
|
1.200.000 |
|
1.200.000 |
|
1.200.000 |
|
1.200.000 |
|
1.200.000 |
VII |
Phát triển tổ chức kinh tế |
231.000 |
231.000 |
|
11.550 |
|
11.550 |
|
34.650 |
|
46.200 |
|
46.200 |
|
46.200 |
|
34.650 |
|
|
Chỉ đạo điểm về tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP (cán bộ quản lý OCOP tỉnh) |
231.000 |
231.000 |
|
11.550 |
|
11.550 |
|
34.650 |
|
46.200 |
|
46.200 |
|
46.200 |
|
34.650 |
|
VIII |
Học hỏi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP |
800.000 |
800.000 |
|
200.000 |
|
400.000 |
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8.1 |
Trong nước (tại các tỉnh tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP) |
400.000 |
400.000 |
|
200.000 |
|
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8.2 |
Quốc tế (OTOP Thái Lan) |
400.000 |
400.000 |
|
|
|
400.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX |
Giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP |
3.013.900 |
1.242.900 |
1.771.000 |
134.657 |
253.000 |
134.657 |
253.000 |
180.857 |
253.000 |
203.957 |
253.000 |
203.957 |
253.000 |
203.957 |
253.000 |
180.857 |
253.000 |
9.1 |
Cán bộ quản lý OCOP cấp tỉnh đi giám sát, đánh giá, sơ kết bài học kinh nghiệm |
462.000 |
462.000 |
|
23.100 |
|
23.100 |
|
69.300 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
92.400 |
|
69.300 |
|
9.2 |
Hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP (hàng năm) cấp tỉnh, cấp huyện |
2.551.900 |
780.900 |
1.771.000 |
111.557 |
253.000 |
111.557 |
253.000 |
111.557 |
253.000 |
111.557 |
253.000 |
111.557 |
253.000 |
111.557 |
253.000 |
111.557 |
253.000 |
9.2.1 |
Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp tỉnh) |
158.900 |
158.900 |
|
22.700 |
|
22.700 |
|
22.700 |
|
22.700 |
|
22.700 |
|
22.700 |
|
22.700 |
|
9.2.2 |
Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp huyện) |
1.771.000 |
|
1.771.000 |
|
253.000 |
|
253.000 |
|
253.000 |
|
253.000 |
|
253.000 |
|
253.000 |
|
253.000 |
9.2.3 |
Tổ chức hội thảo đánh giá về thực hiện OCOP |
622.000 |
622.000 |
|
88.857 |
|
88.857 |
|
88.857 |
|
88.857 |
|
88.857 |
|
88.857 |
|
88.857 |
|
B |
Chi phí quản lý chung (3%) |
3.768.523 |
3.445.529 |
322.994 |
210.735 |
11.183 |
268.665 |
29.183 |
526.396 |
54.475 |
646.611 |
57.963 |
658.840 |
57.963 |
631.840 |
57.963 |
502.441 |
54.265 |
C |
Dự phòng (10%) |
12.561.745 |
11.485.098 |
1.076.647 |
702.451 |
37.277 |
895.551 |
97.277 |
1.754.654 |
181.582 |
2.155.370 |
193.209 |
2.196.133 |
193.209 |
2.106.133 |
193.209 |
1.674.805 |
180.882 |
Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”
Số hiệu: | 1698/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký: | Võ Văn Chánh |
Ngày ban hành: | 05/06/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”
Chưa có Video