UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1674/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 7 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG RAU AN TOÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư V/v hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2006/ND-CP và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 3662/QĐ-NNN-HTQT ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học” vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);
Căn cứ Quyết định 3978/QĐ-CT ngày 16/11/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể và Quyết định số 893/QĐ-CT ngày 20/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Điều chỉnh kế hoạch tổng thể Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học”;
Căn cứ Quyết định 588/QĐ-UBND ngày 3/3/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Biên bản họp hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2020 ngày 17/7/2012;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 88/TTr-SNN&PTNT ngày 19/7/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2020 với các nội dung chính sau:
- Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng đa canh, bền vững gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Từng bước xây dựng vùng sản xuất rau an toàn phục vụ nhu cầu trong tỉnh và hướng tới xuất khẩu.
- Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất để tăng trưởng ổn định.
- Phát triển vùng sản xuất rau an toàn, chất lượng theo hướng thâm canh, hàng hóa, áp dụng nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng và lao động gắn với bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái.
1. Mục tiêu chung:
- Đảm bảo có địa điểm thích hợp, không bị ô nhiễm để sản xuất, chế biến và kinh doanh Rau an toàn, từ đó đưa ra thị trường, tạo nên vùng sản xuất Rau an toàn, bền vững trên toàn bộ dây chuyền cung ứng.
- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững ngành rau quả thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tăng chất lượng, mức độ an toàn và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập và việc làm; đảm bảo sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng đồng thời bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Lập Quy hoạch, đánh giá đất đai, nước, lập bản đồ vùng sản xuất rau an toàn trong tỉnh, trong đó có bản đồ vùng sản xuất Rau an toàn tập trung.
- Bố trí quy mô của mô hình sản xuất rau an toàn đảm bảo cơ cấu chủng loại rau theo nhu cầu của thị trường, có cơ cấu luân canh hợp lý và đề xuất một số giải pháp phát triển.
- Đến năm 2020: 50% cơ sở chế biến bảo quản rau, quả áp dụng quản lý chất lượng (HACCP, ISO); 100% diện tích rau, quả tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGAP và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hại HACCP.
- Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng hoá chất, phân bón trong sản xuất, bảo quản rau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
1. Diện tích quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn đến năm 2020.
Diện tích đất quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn từ nay đến năm 2020 là 3127 ha, trong đó: Diện tích tập trung 2951 ha, diện tích phân tán 176 ha; Diện tích chuyên canh 832 ha; Diện tích luân canh(với các cây trồng khác chủ yếu là cây lúa) 2295 ha.
2. Địa bàn quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn:
- Huyện Tam Đảo 8 xã, thị trấn gồm: Xã Hồ Sơn, TT Tam Đảo, xã Minh Quang, xã Đại Đình, xã Tam Quan, xã Đạo Trù, xã Bồ Lý, xã Hợp Châu. Với tổng diện tích là 182 ha. Trong đó diện tích tập trung là 151 ha, diện tích phân tán là 31 ha; Diện tích chuyên canh 60 ha, luân canh 122 ha.
- Huyện Tam Dương 9 xã, thị trấn gồm: TT Hợp Hòa, xã An Hòa, xã Đạo Tú, xã Hoàng Lâu, xã Duy Phiên, xã Vân Hội, xã Kim Long, xã Hướng Đạo, xã Hoàng Đan. Với tổng diện tích 1044 ha, trong đó diện tích tập trung là 1033ha, diện tích phân tán là 11 ha; Diện tích chuyên canh 220 ha, luân canh 824 ha.
- Huyện Vĩnh Tường 18 xã, thị trấn gồm: Xã Vĩnh Sơn, xã Bình Dương, xã Đại Đồng, xã Vũ Di, xã Kim Xá, xã Lũng Hòa, xã Cao Đại, xã Yên Lập, xã Tứ Trưng, xã Tân Tiến, TT Vĩnh Tường, xã Thổ Tang, xã Thượng Trưng, xã Tân Cương, xã Yên Bình, xã Tuân Chính, xã Nghĩa Hưng. Với tổng diện tích 456 ha trong đó diện tích tập trung 421 ha, diện tích phân tán là 35 ha; Diện tích chuyên canh 289 ha, luân canh 176 ha.
- TP Vĩnh Yên 3 xã, phường gồm: Phường Hội Hợp, xã Thanh Trù, Phường Đồng Tâm. Với tổng diện tích 95 ha, trong đó diện tích tập trung là 91 ha, diện tích phân tán là 4 ha; Diện tích chuyên canh 40 ha, luân canh 55 ha.
- TX Phúc Yên 4 xã, phường gồm: Xã Nam Viêm, xã Ngọc Thanh, xã Tiền Châu, Phường Đồng Xuân. Với tổng diện tích 317 ha trong đó diện tích tập trung 315 ha, diện tích phân tán 2 ha; Diện tích chuyên canh 119 ha, luân canh 198 ha.
- Huyện Yên Lạc 11 xã, thị trấn gồm: Xã Hồng Châu, xã Liên Châu, xã Tam Hồng, xã Văn Tiến, xã Đại Tự, xã Hồng Phương, xã Trung Nguyên, xã Bình Định, xã Đồng Cương, xã Đồng Văn, TT Yên Lạc. Với tổng diện tích 277 ha trong đó diện tích tập trung là 262 ha, diện tích phân tán là 15 ha; Diện tích chuyên canh 21 ha, luân canh 256 ha.
- Huyện Bình Xuyên 12 xã, thị trấn gồm: xã Gia Khánh, xã Đạo Đức, xã Bá Hiến, xã Sơn Lôi, xã Quất Lưu, xã Trung Mỹ, xã Thiện Kế, xã Tân Phong, xã Phú Xuân, xã Tam Hợp, xã Thanh Lãng, xã Hương Sơn. Với tổng diện tích 458 ha, trong đó diện tích tập trung là 432 ha, diện tích phân tán là 26 ha; Diện tích chuyên canh 83 ha, luân canh 375 ha.
- Huyện Lập Thạch 11 xã, thị trấn gồm: xã Đồng Ích, xã Xuân Hòa, xã Xuân Lôi, xã Triệu Đề, xã Ngọc Mỹ, xã Hợp Lý, Thị trấn Lập Thạch, xã Bắc Bình, xã Tử Du, xã Tiên Lữ, xã Bản Giản. Với tổng diện tích 197 ha, trong đó diện tích tập trung 171 ha, diện tích phân tán là 26 ha; Diện tích luân canh 197 ha.
- Huyện sông Lô 8 xã gồm: Xã Đôn Nhân, xã Đồng Thịnh, xã Phương Khoan, xã Yên Thạch, xã Tân Lập, xã Tam Sơn, xã Đức Bác, xã Nhạo Sơn. Với tổng diện tích 101 ha trong đó diện tích tập trung 75 ha, diện tích phân tán là 26ha; Diện tích luân canh 101 ha.
3. Các mô hình sản xuất rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Mô hình 1: Xã Vân Hội - Tam Dương, diện tích 25 ha
- Mô hình 2: Thị trấn Thổ Tang - Vĩnh Tường, diện tích 36 ha
- Mô hình 3: Xã Đại Đồng - Vĩnh Tường, diện tích 21 ha
- Mô hình 4: Xã Đại Tự - Yên Lạc, diện tích 21 ha
- Mô hình 5: Xã Tiền Châu - Phúc Yên, diện tích 25 ha
- Mô hình 6: Xã Hồ Sơn - Tam Đảo, diện tích 40 ha
- Mô hình 7: Xã An Hoà - Tam Dương, diện tích 20 ha
- Mô hình 8: Xã Duy Phiên - Tam Dương, diện tích 40 ha
- Mô hình 9: Xã Kim Long - Tam Dương, diện tích 20 ha
- Mô hình 10: Cửa hàng trung tâm và các thiết bị cho nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Cơ cấu giống, thời vụ, năng suất và sản lượng :
- Phát triển cơ cấu các loại rau theo hướng đa canh phù hợp với thời vụ, đất đại, tập quán canh tác, công nghệ sản xuất và nhu cầu của thị trường.
- Giống rau được gieo trồng là các giống đã được Bộ NN và PTNT công nhận chính thức hoặc tạm thời, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận của ngoại cảnh như nắng nóng, mưa ẩm, úng, hạn.
- Có một số trường hợp cụ thể về thời vụ hiện đang và tiếp tục được áp dụng như sau: Cải ăn lá các loại (cải xanh, cải ngọt, cải bẹ, cải cúc,...), thời vụ trồng quanh năm; Cà rốt trồng vụ đông; Cải bắp trồng vụ đông, hè thu; Súp lơ trồng vụ đông; Cà chua trồng vụ đông sớm, hè thu; Dưa lê trồng vụ hè thu, vụ đông; Dưa hấu trồng vụ hè thu; Dưa chuột trồng vụ đông, hè thu; Su su chân núi trồng vụ đông xuân, Su su trên núi trồng quanh năm...
- Đến năm 2020 có 3127 ha canh tác, trong đó 800ha là chuyên canh trồng 4 vụ/năm và 2327 ha luân canh (chủ yếu trồng trong vụ đông xuân) tương đương 8000 ha gieo trồng/năm, năng suất 18 tấn/ha, sản lượng 144.000 tấn, xấp xỉ so với nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh(148.000 tấn)
5. Lựa chọn công nghệ và quy trình kỹ thuật:
- Xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng các Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT , rau hữu cơ... do Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc, Sở Khoa học công nghệ Vĩnh Phúc hoặc các cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành phù hợp với điều kiện ở Vĩnh Phúc trên cơ sở áp dụng Quy trình VietGAP và các quy chuẩn kỹ thuật khác của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Quy trình sản xuất rau an toàn trong điều kiện vòm che thấp (low tunnel net): đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật, có thể áp dụng cho các vùng sản xuất trên phạm vi cả nước.
- Công nghệ sản xuất rau trái vụ trong nhà có mái che: Được bổ sung một số khâu kỹ thuật như: Điều khiển ánh sáng trong điều kiện nhà lưới bằng hệ thống lưới tán xạ hoặc màng biến quang cho phù hợp nhu cầu sinh lý cây trồng; Điều khiển nhiệt độ, độ ẩm trong điều kiện nhà lưới bằng hệ thống tưới cho phù hợp nhu cầu sinh lý cây trồng: Nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển thông qua sử dụng một số chất kích thích sinh trưởng thực vật; Nâng cao khả năng thụ phấn (đối với các đối tượng thuộc nhóm rau ăn quả) thông qua việc sử dụng một số loại hoóc môn thực vật.
6. Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất:
- Người sản xuất: Số lượng lao động cần thiết cho vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh Vĩnh Phúc là 37.524 lao động.
- Cán bộ kỹ thuật: Cán bộ kỹ thuật các cơ sở sản xuất rau an toàn, số cán bộ được huấn luyện là 252 người.
- Cán bộ kiểm tra giám sát, đối tượng là các cán bộ cơ quan Nhà nước có chức năng đánh giá, giám sát sản xuất rau an toàn, số lượng 28 người.
- Cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã 100 người, trong đó 84 người/84 xã, 16 người ở cấp tỉnh, huyện.
7. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất:
a. Dịch vụ về giống: dịch vụ cung ứng giống cần có sự quản lý, giám sát của các cấp quản lý cũng như đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình phân phối phục vụ sản xuất của người nông dân.
- Điểm cung ứng giống: mỗi xã có 1-2 điểm, nếu xã, phường nào không có điểm cung ứng thì sẽ giao HTX dịch vụ nông nghiệp đảm nhiệm công việc này.
- Quản lý chất lượng giống: Chất lượng giống do nhà cung cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật theo Pháp lệnh Giống cây trồng và chịu sự thanh tra kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương. Hàng năm, cơ quan có chức năng sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá các giống mới và phổ biến những thông tin cần thiết khuyến cáo người nông dân trong quá trình lựa chọn giống phù hợp.
b. Dịch vụ về thuốc bảo vệ thực vật: Đảm bảo có đầy đủ thuốc BVTV ít độc hại, có hiệu quả phòng trừ cao nằm trong danh mục được phép sử dụng trên cây rau, nhất là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
- Điểm cung ứng: 1 xã, (phường, TT) có 1-2 điểm cung ứng, có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Địa điểm kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra các địa điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về điều kiện hành nghề, danh mục thuốc, số lượng, chất lượng thuốc.
c. Dịch vụ về phân bón và các vật tư nông nghiệp khác: Cùng với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, các dịch vụ cung ứng về phân bón và các vật tư nông nghiệp khác phải được quản lý đồng bộ để giúp người sản xuất không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng cũng như các yếu tố có liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn của sản phẩm.
8. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:
Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo các hướng sau đây:
- Hình thành nên các Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, chủ hộ sản xuất, doanh nghiệp chuyên sản xuất rau an toàn, chuyên tiêu thụ hoặc kết hợp giữa sản xuất với tiêu thụ rau an toàn.
- Quy mô vùng sản xuất phải đủ lớn từ 1 – 3 ha trở lên, có chế độ chuyên canh, luân canh, xen canh, có cơ cấu chủng loại rau phù hợp để duy trì thường xuyên việc cung cấp sản phẩm rau cho thị trường. Sử dụng thường xuyên có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động trồng rau trên địa bàn. Hạch toán có lãi để duy trì và mở rộng sản xuất.
- Cần có sự đa dạng hóa về đầu mối tiêu thụ rau để đảm bảo việc lưu thông và tiêu thụ rau an toàn được đẩy mạnh, thuận lợi. Đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ như bán buôn, bán lẻ, bán tại các siêu thị và các thị trường khác.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, như: Xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tham gia vào các hội trợ trong ngoài tỉnh.
9. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong sản xuất kinh doanh rau an toàn:
a. Chi cục Bảo vệ thực vật giúp Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về sản xuất - kinh doanh rau an toàn
b. Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và thủy sản: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng rau an toàn và các nội dung khác theo sự phân công.
c. Các cơ quan quản lý nhà nước khác, có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, sơ chế và chất lượng rau an toàn, cần có sự phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và thủy sản trong thực thi nhiệm vụ.
d. Chứng nhận sản phẩm rau an toàn: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn được cấp Giấy chứng nhận hoặc tự công bố sản phẩm rau an toàn theo các tiêu chuẩn phù hợp.
10. Xác định các dự án ưu tiên:
Các dự án khả thi ưu tiên như sau:
a. Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Các Tiểu dự án vùng nông nghiệp an toàn - SAZ).
b. Dự án: Đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn an toàn khác.
c. Dự án: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong sản xuất - kinh doanh rau an toàn (giai đoạn II);
d. Xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận tiến tới xuất khẩu ra thị trường thế giới.
1. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm rau an toàn trên địa bàn, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm.
- Sớm ban hành và áp dụng Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP và các tiêu chuẩn khác được công nhận.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân.
2. Giải pháp về vốn và phân kỳ đầu tư:
2.1. Vốn thực hiện quy hoạch được bố trí là 353.313 triệu đồng.
(Không bao gồm vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng(kênh mương, giao thông nội đồng) đã được đầu tư chung cho sản xuất nông nghiệp trong vùng quy hoạch).
- Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn: 276.497 triệu đồng.
- Đào tạo tập huấn: 11.572 triệu đồng.
- Cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn: 21.889 triệu đồng.
- Quản lý chất lượng sản phẩm: 43.355 triệu đồng.
2.2. Phân kỳ đầu tư như sau:
- Giai đoạn đến 2015: 293.593 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: 59.720 triệu đồng.
3. Giải pháp về chính sách:
+ Chính sách chung cho phát triển sản xuất rau an toàn của tỉnh:
- Vận động, hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau quả an toàn tại vùng quy hoạch.
- Hỗ trợ đầu tư cho các tổ chức (doanh nghiệp, HTX,...) tham gia sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.
- Hỗ trợ kinh phí cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn.
- Hoàn thiện hệ thống cán bộ nông nghiệp cơ sở xã, phường.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn, đào tạo về quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn phù hợp với điều kiện sản xuất của Vĩnh Phúc.
+ Các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất:
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình sản xuất, xúc tiến thương mại, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), thực hiện theo cơ chế chính sách hiện hành của nhà nước.
- Chính sách về đất đai:
Khuyến khích và hỗ trợ các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển thành vùng sản xuất RAT tập trung, chuyên canh trên phạm vi vùng quy hoạch.
Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất RAT sẽ được tạo điều kiện về đất đai (trên phạm vi vùng quy hoạch) và được hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh RAT theo quy định của dự án.
- Chính sách về tín dụng: Sản xuất RAT đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài hạn để người sản xuất có điều kiện đầu tư và phát triển sản xuất.
4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:
Nhà nước cần đầu tư kinh phí đào tạo, tập huấn cho các đối tượng: Nông dân trực tiếp sản xuất; Cán bộ kỹ thuật; Cán bộ đánh giá, giám sát; Cán bộ quản lý. Đảm bảo 100% nguồn nhân lực đề được tập huấn với các nội dung phù hợp:
* Tập huấn cho hộ nông dân:
+ Đối tượng: là các hộ nông dân trực tiếp sản xuất, đảm bảo 100% được tập huấn tương đương 37.524 hộ nông dân.
+ Nội dung: Tập huấn Quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản rau an toàn theo VietGAP.
* Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất:
+ Đối tượng: là cán bộ kỹ thuật các cơ sở sản xuất rau an toàn, số cán bộ được huấn luyện là 252 người.
+ Nội dung: Quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản rau an toàn theo VietGAP và các nội dung khác có liên quan về năng lực và giám sát, đánh giá, kiểm tra nội bộ về chứng nhận VietGAP trên rau.
* Tập huấn cho cán bộ kiểm tra giám sát, đối tượng là các cán bộ cơ quan Nhà nước có chức năng đánh giá, giám sát sản xuất rau an toàn, số lượng 28 người.
* Tập huấn cho cán bộ quản lý tỉnh, huyện, xã 100 người
5. Giải pháp về thị trường:
Thị trường luôn là vấn đề quan trọng quyết định tới kết quả sản xuất, vì vậy, các giải pháp được thực hiện là:
- Tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng và phát triển mạng lưới tiếp thị.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm.
- Xây dựng các địa điểm cung cấp, phân phối rau ở tại nơi sản xuất và những trung tâm thương mại của các Thành phố lớn.
- Xuất bản các tờ rơi, ấn phẩm, băng hình giới thiệu quy trình kỹ thuật sản xuất cho thị trường.; Giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Cần đa dạng hoá các mô hình tiêu thụ theo nhiều hình thức phù hợp (bán buôn, bán lẻ, hợp đồng tiêu thụ... ), khuyến khích các nhà đầu tư trong ngoài nước đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, từng bước khai thông thị trường xuất khẩu.
- Thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Thực hiện quy chế kinh doanh rau, quả và chịu sự giám sát về chất lượng của các cơ quan chức năng.
- Sở Nông nghiệp &PTNT Vĩnh Phúc là cơ quan chủ trì phát triển sản xuất rau an toàn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện công bố quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn đã được phê duyệt, chỉ đạo các huyện tiến hành triển khai các chương trình, dự án về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn theo VietGAP.
- Phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành xây dựng các dự án và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tổ chức triển khai lồng ghép các nguồn vốn, huy động vốn để thực hiện đầu tư các dự án và quản lý trong quá trình thực hiện.
Quá trình thực hiện Quy hoạch này có những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành, thị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp&PTNT để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 1674/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020
Số hiệu: | 1674/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Hà Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 20/07/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1674/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020
Chưa có Video