THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1625/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát huy tiềm năng sẵn có, tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
2. Mục tiêu cụ thể
- Công nghiệp hóa sản xuất các loại thức ăn bổ sung trong nước có lợi thế (chế phẩm vi sinh vật, enzyme, thảo dược, các hợp chất thiên nhiên, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, khoáng tự nhiên...) để cung cấp khoảng 20 - 25% nhu cầu vào năm 2025 và 30 - 35% vào năm 2030.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm... làm thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế.
- Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 24 - 25 triệu tấn vào năm 2025 và 30 - 32 triệu tấn vào năm 2030; đáp ứng tối thiểu 70% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi tỉnh.
- Mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế việc nhập khẩu.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Phát triển và đổi mới trình độ công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại vùng có định hướng phát triển chăn nuôi
- Rà soát cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng chuỗi giá trị gắn với vùng phát triển chăn nuôi.
- Đánh giá thực trạng về công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước hiện nay để khuyến cáo đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả.
- Phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở vùng đang còn không gian chăn nuôi lớn; hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở khu vực đang có mật độ chăn nuôi và mật độ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cao.
2. Phát triển công nghiệp sản xuất các loại thức ăn bổ sung và chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi
Rà soát cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ sản xuất một số loại thức ăn bổ sung và chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm... làm thức ăn chăn nuôi.
3. Chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế việc nhập khẩu
- Đánh giá hiện trạng đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi để mở rộng diện tích sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để sản xuất các loại cây trồng có năng suất, chất lượng phù hợp với các vùng, miền theo hướng công nghiệp hóa nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh với nguyên liệu nhập khẩu đáp ứng một phần nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
III. CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
2. Phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung.
3. Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.
4. Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)
IV. DỰ KIẾN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Huy động đa dạng nguồn vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện.
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bảo đảm đúng quy định.
- Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2023 - 2030 bảo đảm đúng quy định.
- Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về tính khả thi, hiệu quả của Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nội dung của Đề án với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan không để xảy ra trùng lặp, chồng chéo với các Đề án, Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức đã và đang triển khai thực hiện.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn 2023 - 2025, giai đoạn 2026 - 2030 và toàn bộ Đề án. Căn cứ kết quả thực hiện để kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Đề án và các dự án ưu tiên theo từng thời kỳ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, bổ sung các chính sách có liên quan để làm nguồn lực triển khai Đề án, trong đó ưu tiên cho việc xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ thu gom, bảo quản và áp dụng công nghệ phù hợp trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi ở trong nước và xuất khẩu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực tiễn sản xuất trong nước và thông lệ quốc tế, khuyến khích sản xuất trong nước.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản khác có liên quan.
- Xem xét, quyết định cụ thể nội dung của các dự án ưu tiên tại Mục 3 Điều 1 Quyết định này đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tế và đúng quy định pháp luật.
2. Bộ Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương liên quan, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí kinh phí chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Đề án.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, quy định pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan có liên quan, các địa phương, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho dự án đầu tư công, trong đó có các dự án để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Công Thương
Chủ trì, phối hợp và đàm phán với các cơ quan liên quan trong nước và quốc tế xây dựng phương án để triển khai chế biến các loại phụ phẩm thuộc phạm vi và chức năng quản lý nhằm cung cấp nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi và đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho thị trường Việt Nam.
5. Bộ Giao thông vận tải
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo xây dựng, triển khai các dự án đầu tư hiện đại hóa hạ tầng kho cảng. Phối hợp với Bộ Công Thương tăng cường hệ thống logistics chuyên dùng phục vụ xuất nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, công bố tiêu chuẩn quốc gia, ưu tiên hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Căn cứ nội dung Đề án, điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương; chỉ đạo tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt kế hoạch và kinh phí triển khai các nội dung của Đề án; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tập trung bố trí vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án tại địa phương, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án của địa phương gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác truyền thông đến toàn thể người dân được biết và phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung của Đề án trên phạm vi địa phương.
- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn 2023 - 2025, giai đoạn 2026 - 2030 và toàn bộ Đề án gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Đề án
- Chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án; huy động nguồn vốn để tham gia các dự án ưu tiên của Đề án.
- Kịp thời phản ánh những tồn tại bất cập đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ DỰ KIẾN VỐN THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT |
Tên chương trình/dự án |
Mục tiêu |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Dự kiến nhu cầu vốn (tỷ đồng) |
Thời gian thực hiện |
1 |
Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp |
Đánh giá thực trạng công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam hiện nay; đề xuất chính sách, giải pháp đổi mới công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. |
10 |
2023 - 2030 |
10 |
2023 - 2025 |
|||||
0 |
2026 - 2030 |
|||||
2 |
Phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung |
Chủ động sản xuất nguồn nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước góp phần tăng hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và góp phần phát triển chăn nuôi bền vững |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. |
400 |
2023 - 2030 |
130 |
2023 - 2025 |
|||||
270 |
2026 - 2030 |
|||||
3 |
Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi |
Tận dụng tối đa và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi góp phần giảm tỷ trọng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. |
700 |
2023 - 2030 |
150 |
2023 - 2025 |
|||||
550 |
2026 - 2030 |
|||||
4 |
Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi |
Chủ động được một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nguồn nguyên liệu làm thảo dược dùng trong chăn nuôi |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. |
200 |
2023 - 2030 |
60 |
2023 - 2025 |
|||||
140 |
2026 - 2030 |
Quyết định 1625/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1625/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 15/12/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1625/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video