Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1570/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 11 tháng 7 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

 

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 508-TB/TU ngày 22/5/2012 của Tỉnh ủy Hải Dương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 342/TTr-SCT ngày 06/6/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2011 – 2015”; bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Đề án: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015;

2. Địa điểm và quy mô thực hiện Đề án: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2015;

4. Mục tiêu Đề án:

- Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm (sau đây viết tắt là NSTP) đạt 4.150 tỷ đồng trở lên, chiếm tỷ trọng trên 9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm NSTP đến năm 2015 đạt trên 35 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 18%/năm.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến NSTP gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Nhiệm vụ phát triển công nghiệp chế biến NSTP

a) Chế biến thịt gia súc, gia cầm.

- Đến năm 2015 sản lượng thịt đông lạnh đạt 6.500 tấn, tăng bình quân trên 14%/năm.

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển thêm một số cơ sở chế biến thịt gia súc, gia cầm có công suất 1.000-2.000 tấn/năm tại các huyện.

b) Chế biến rau, củ, quả.

- Phấn đấu đến năm 2015 chế biến sản phẩm từ rau, củ, quả đạt sản lượng 50.000 tấn, tăng bình quân trên 19%/ năm.

- Xây dựng quy hoạch và đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất rau, củ, quả tập trung để có điều kiện áp dụng công nghệ nuôi trồng tiên tiến...

c) Chế biến bánh kẹo.

- Đến năm 2015 sản lượng bánh kẹo đạt 45.000-50.000 tấn, tăng bình quân trên 19%/ năm.

- Khuyến khích các cơ sở đầu tư sản xuất bánh kẹo, nhất là các loại bánh có thương hiệu truyền thống như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh gai…

d) Chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Đến năm 2015 sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 450.000 tấn, tăng bình quân trên 7%/năm.

- Qui hoạch và tích cực xây dựng vùng nguyên liệu ngô, đỗ tương ở Chí Linh, Kinh Môn, Cẩm Giàng, Nam Sách, Thanh Hà, cung cấp một phần nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

e) Sản xuất đồ uống.

- Đến năm 2015 sản lượng bia đạt 130 triệu lít, tăng bình quân trên 23%/năm; sản lượng rượu đạt 25 triệu lít, tăng bình quân trên 10%/năm.

- Duy trì ổn định sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đã có. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng từ 1 đến 2 nhà máy chế biến nước giải khát từ hoa quả công suất 3-5 triệu lít/năm.

f) Chế biến các loại nông sản khác.

Chế biến những sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản và những sản phẩm nông nghiệp có số lượng lớn như: lúa, ngô, vải thiều, chè, lạc...

6. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Đề án.

a) Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của công nghiệp chế biến NSTP.

b) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

c) Tăng cường xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.

d) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

e) Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

f) Cơ chế chính sách.

h) Tổng hợp vốn đầu tư:

Điều 2. Giao Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung Đề án để triển khai thực hiện;

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Thừa

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 1570 /QĐ - UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Hải Dương)

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. Kết quả đạt được và nguyên nhân.

1. Một số kết quả bước đầu.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XIV; Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp Hải Dương và Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm giai đoạn 2006-2010, 5 năm qua ngành chế biến nông sản thực phẩm đã có những bước phát triển khá, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) của ngành chế biến nông sản thực phẩm (NSTP) đạt 2.050 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (năm 2005 đạt 1.048,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9%), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 14,9 %/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 triệu USD.

Một số sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đến năm 2010, bia các loại đạt 57,04 triệu lít (mục tiêu 55 triệu lít), tốc độ tăng bình quân 16,2%/năm; Thức ăn chăn nuôi 310 ngàn tấn (mục tiêu 300 ngàn tấn), tốc độ tăng bình quân 23,6%/năm; Bánh kẹo các loại 33 ngàn tấn (mục tiêu 30 ngàn tấn), tốc độ tăng bình quân 8,2%/năm...

Đã hình thành hệ thống các cơ sở chế biến NSTP thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có 101 doanh nghiệp trong nước(tăng 58 DN so với năm 2005). Các doanh nghiệp trong nước đã từng bước đầu tư mở rộng sản xuất, sản lượng chế biến ngày một tăng, góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu như chế biến thịt, sản xuất bánh kẹo, chế biến dưa, ớt, cà rốt... năm 2010 giá trị sản xuất đạt 769,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,5% trong công nghiệp chế biến NSTP.

Các hộ sản xuất cá thể, Hợp tác xã, tổ hợp sản xuất: có 9.677 cơ sở với quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là thu gom sơ chế nông sản và sản xuất một số mặt hàng đơn giản phục vụ tiêu dùng tại địa phương như xay xát lương thực, làm bún bánh, sản xuất bánh kẹo, giò chả, nấu rượu... Giá trị sản xuất đạt 345,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,9% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến NSTP.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: có 11 doanh nghiệp (tăng 02 cơ sở so với năm 2005) trong đó nhiều cơ sở có công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại, công nhân được đào tạo cơ bản, có trình độ tay nghề cao. Các săn phẩm chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, bánh kẹo, sản xuất đồ hộp xuất khẩu…Trong những năm qua đã sản xuất nhiều sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng tốt, có uy tín trên thị trường trong nước và khu vực như thức ăn chăn nuôi, chế biến ớt, dưa, bánh kẹo, sản xuất đồ hộp xuất khẩu...... Năm 2010 giá trị sản xuất đạt 934,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,6% trong công nghiệp chế biến NSTP.

2. Nguyên nhân.

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đối với việc phát triển công nghiệp chế biến NSTP; Đã ban hành một số chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến NSTP.

- Sự năng động, tích cực của các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc đầu tư tìm kiếm nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ cao, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, giá trị sản xuất lớn.

II. Một số hạn chế và nguyên nhân.

1. Hạn chế.

- Giá trị SXCN ngành chế biến NSTP năm 2010 đạt 2.050 tỷ đồng, bằng 72,4% so với mục tiêu đề ra (Mục tiêu 2.830 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 chỉ đạt 14,9%/năm(mục tiêu là 22,5%/năm). Kim ngạch xuất khẩu hàng NSTP năm 2010 chỉ đạt 15,1 triệu USD, giảm so với năm 2006(đạt 18,4 triệu USD). Một số sản phẩm quan trọng không đạt mục tiêu đề ra như thịt lợn cấp đông, mục tiêu đến năm 2010 đạt 6.000 tấn, nhưng chỉ đạt 3.250 tấn.

- Công nghiệp chế biến NSTP bước đầu phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu định hướng phát triển nông nghiệp, chưa phát huy tốt lợi thế của một tỉnh vốn có truyền thống về nông nghiệp. Những sản phẩm tăng trưởng cao chủ yếu là các sản phẩm của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như chế biến thức ăn chăn nuôi, bánh kẹo, thực phẩm...

- Công nghiệp chế biến NSTP chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người nông dân về thu mua, bảo quản chế biến đối với nhiều mặt hàng nông sản có khối lượng lớn, giá trị cao nhưng thời vụ lại ngắn như vải thiều, cà chua,…nên người nông dân thường bị thua thiệt nhiều, “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, khó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

- Các doanh nghiệp dân doanh đã có sản phẩm xuất khẩu nhưng hầu hết thị trường xuất khẩu chưa ổn định, qui mô nhỏ. Các doanh nghiệp chưa chủ động đổi mới dây chuyền thiết bị công nghệ, mẫu mã bao bì chưa phong phú, sản xuất còn mang nặng tính kinh nghiệm truyền thống. Số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9000, ISO 14000, HACCP, TQM còn ít. Chất lượng hàng hoá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhiều thị trường có tiềm năng lớn nhưng khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…

- Các hộ cá thể, HTX, tổ hợp sản xuất tuy có số lượng lớn nhưng chỉ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu thu gom, sơ chế hàng nông sản cho các doanh nghiệp, công ty lớn và sản xuất một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại địa phương.

- Công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp chế biến NSTP nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Nguyên nhân.

- Chế biến NSTP là ngành cần vốn đầu tư lớn, độ rủi ro cao nhưng lợi nhuận lại thấp nên khó hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.

- Nguồn nguyên liệu của công nghiệp chế biến NSTP là sản phẩm của ngành nông nghiệp, vốn mang tính thời vụ và có độ rủi ro lớn; Mặt khác trong những năm qua, việc sản xuất những nông sản là những nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến NSTP của tỉnh như lợn sữa, ớt, dưa chuột, đậu xanh, đậu tương… chưa được quy hoạch và đầu tư phát triển thành vùng sản xuất tập trung nên nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh rất thiếu và không ổn định, có nhiều loại chỉ đáp ứng được từ 5-10% (như lợn sữa, dưa chuột bao tử, ớt…) hoặc thấp hơn (như ngô, đậu xanh, đậu tương…) nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh. Đây là một khó khăn rất lớn, làm hạn chế rất nhiều đến việc thu hút đầu tư và phát triển ngành chế biến NSTP của tỉnh.

- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường của nhiều doanh nghiệp còn yếu. Công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của đa số các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc chiếm lĩnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Các doanh nghiệp chế biến NSTP chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, nhất là hệ thống HACCP và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sự phối kết hợp giữa “bốn nhà”: Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nông, nhà doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao nên ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập, việc phối kết hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác quản lý còn chưa đồng bộ, chồng chéo, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ chế chính sách của tỉnh hỗ trợ cho công nghiệp chế biến NSTP chưa tương xứng với định hướng ưu tiên phát triển ngành này; chưa có chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Dự báo tình hình.

1. Thị trường thịt lợn. Tiêu dùng nội địa: Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thịt lợn trong bữa ăn ngày càng tăng. Thịt lợn Hải Dương không chỉ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn cung cấp cho các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh khác... Dự báo đến năm 2015 mức tiêu dùng đạt trên 50kg/người/năm, như vậy nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh khoảng 60-70 ngàn tấn/năm.

Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm thịt lợn của nước ta chủ yếu xuất sang Nga, thịt lợn sữa xuất sang Hồng Kông nhưng khối lượng cũng không nhiều (khoảng 22.000 tấn) và đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi thịt lợn Trung Quốc.

Đến năm 2015, ngành chăn nuôi của tỉnh ước đạt sản lượng 117.000 tấn thịt lợn (có khoảng 5.000 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu), 2.300 tấn thịt trâu, bò và 25.000 tấn thịt gia cầm.

Theo kết quả khảo sát tại một số cơ sở chế biến lợn cấp đông, nguồn lợn sữa cung cấp cho công nghiệp chế biến trong vài năm tới dự đoán vẫn rất khó khăn, chỉ đáp ứng được khoảng 10-15% nhu cầu nguyên liệu của công nghiệp chế biến (giai đoạn 2006-2010 chỉ cung cấp được từ 5-10%).

2. Thị trường rau, củ, quả. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp: Thị trường xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam còn rất lớn. Nhiều nước trên thế giới đặt hàng ổn định với số lượng lớn nhưng phía Việt Nam không đáp ứng được do hàng hóa trong nước tuy dồi dào nhưng chất lượng không đồng đều. Riêng thị trường EU hằng năm nhập khoảng 10,7 tỉ euro, trong đó mặt hàng rau của VN chỉ chiếm khoảng 6.600 euro. Nhìn chung, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ thì thời gian tới, khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau, củ, quả vẫn còn thấp, thị trường xuất khẩu rau, củ, quả vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có thị trường lớn, ổn định.

Dự kiến đến năm 2015, Hải Dương có các vùng trồng rau, củ, quả tập trung như: vùng hành, tỏi 5.000 ha tại Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà; vùng cà rốt 1.500 ha tại Cẩm Giàng, Nam Sách; vùng ớt 600 ha tại Kim Thành, Ninh Giang, Kinh Môn… nên nguồn nguyên liệu rau, củ, quả sẽ dồi dào hơn. Tuy vậy, nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến như dưa chuột bao tử, ớt, cà chua, cà rốt, tỏi… vẫn còn khó khăn, dự báo chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% (giai đoạn 2006-2010 chỉ đáp ứng được khoảng 30-40%)

Tuy vậy, cần chú trọng phát triển vùng rau an toàn, đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

3. Thị trường thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi đang chuyển mạnh sang phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp nên nhu cầu thức ăn chăn nuôi cũng sẽ tăng mạnh. Dự kiến đến 2015, Hải Dương có 7.000 con trâu, 50.000 con bò, 800.000 con lợn và 10,5 triệu con gia cầm, mỗi năm cần 350-400 ngàn tấn thức ăn công nghiệp, chiếm 70-75% tổng lượng nhu cầu thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, nhu cầu về nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, bã cá…sẽ rất lớn. Tuy vậy, cho đến thời điểm này và dự báo một vài năm tiếp theo, gần như toàn bộ nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi đều phải mua bên ngoài tỉnh, rất khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

4. Thị trường đồ uống. Nhu cầu tiêu thụ các loại rượu, bia tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Đối với nước giải khát, xu thế phổ biến của nhiều quốc gia hiện nay là giảm sử dụng các loại nước giải khát có ga và nước giải khát có đường, tăng tỷ lệ nước khoáng và nước ép hoa quả. Trên địa bàn tỉnh, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương đang đầu tư mở rộng nâng công suất lên 100 triệu lít/năm và một số cơ sở sản xuất bia tư nhân ở thành phố Hải Dương và một số huyện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhu cầu tiêu dùng nước giải khát từ hoa quả trong những năm tới sẽ tăng cao.

5. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công Mỹ nghệ (Đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, chiếu cói). Hiện nay tại Hải Dương, đồ gỗ mỹ nghệ và hàng mây tre đan được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Ý, Tây Ban Nha, trong đó Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam từ năm 1997 đến nay. Trong đó đồ gỗ nội thất và mây tre đan là mặt hàng chính. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này chiếm từ 50-80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản.

Thời gian qua, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá do được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất khá nhỏ, nguồn lao động khá dồi dào và chi phí lao động thấp. Tuy vậy trong giai đoạn tới, nhiều nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trở lên khan hiếm, một phần sẽ phải nhập khẩu nên ưu thế này sẽ mất đi. Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, tìm nguồn nguyên liệu thay thế, phát triển thị trường mới.

6. Sản phẩm chế biến NSTP được sản xuất, chế biến tiêu thụ trong nước có tác động tích cực hỗ trợ cho sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.

Trong những năm qua sản phẩm chế biến NSTP đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đấy việc sản xuất các mặt hàng nông nghiệp trong tỉnh phát triển. Tại một số địa phương đã hình thành lên những vùng trồng cây ăn quả như: Chí linh, Thanh Hà trồng cây vải thiều, cà rốt ở Cẩm Giàng, các loại rau, củ, quả được tập trung ở các huyện Gia Lộc, Nam sách, Kim Thành, Kinh Môn...

Bước đầu các đã hình thành các vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến tại địa phương nhưng tỷ lệ nguyên liệu đầu vào được cung cấp tại chỗ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ (tỷ trọng từ 12-25%) so với nguyên liệu được nhập từ nước ngoài hoặc từ các tỉnh khác.

Đẩy mạnh sản xuất phát triển vùng nguyên liệu luôn đồng nghĩa với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế.

- Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến NSTP của Hải Dương có tiềm năng khá lớn và đa dạng. Hải Dương lại nằm ở trung tâm kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến NSTP.

- Ngành công nghiệp chế biến NSTP Hải Dương thời gian qua bước đầu phát triển khá, đã hình thành hệ thống cơ sở chế biến NSTP đa dạng, một số cơ sở có công nghệ tiến tiến, tạo tiền đề thuận lợi cho bước phát triển tiếp theo.

- Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp chế biến NSTP Hải Dương tiếp cận với những nguồn vốn, thiết bị, công nghệ tiên tiến của Quốc tế để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

II. Một số khó khăn, vướng mắc.

- Nông nghiệp Hải Dương hiện chưa phát triển mạnh theo hướng tập trung, chuyên canh theo định hướng phục vụ và thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nên vẫn chưa có nhiều các vùng trồng rau, củ, quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Vùng vải thiều Thanh Hà, vùng hành, mủa ở Nam Sách, vùng rau Gia Lộc, vùng cà rốt ở Cẩm Giàng… và 06 khu chăn nuôi tập trung có quy mô trên 3ha cũng chưa ổn định nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến NSTP đa số vẫn phân tán, chất lượng của nông sản chưa cao, việc thu mua nguyên liệu trên địa bàn tỉnh vẫn khó khăn, chỉ đáp ứng được 20-25% nhu cầu nguyên liệu chế biến.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng về thị trường, công nghệ và tài chính đầu tư vào chế biến NSTP còn ít. Đa số các doanh nghiệp trong nước đều thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị để chế biến sản phẩm tinh, vì vậy phần lớn sản phẩm chỉ là sơ chế, chất lượng và giá trị của sản phẩm chế biến chưa cao, sức cạnh tranh thấp.

- Năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ và tay nghề của đội ngũ công nhân một số doanh nghiệp chế biến NSTP còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nhận thức về phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững của một số doanh nghiệp chế biến NSTP chưa cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường về nước thải, chất thải còn lớn. Kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường cao nên nhiều cơ sở chế biến NSTP còn chưa đáp ứng đủ các điều kiện bảo vệ môi trường và về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khủng hoảng, suy thoái kinh tế và lạm phát đang diễn ra rộng khắp trên thế giới, tình hình kinh tế xã hội trong nước còn khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến NSTP.

III. Mục tiêu Đề án.

1. Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất Công nghiệp chế biến NSTP đạt 4.150 tỷ đồng trở lên, chiếm tỷ trọng trên 9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm.

2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm NSTP đến năm 2015 đạt trên 35 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 18%/năm.

3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến NSTP gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phát triển bền vững.

IV. Một số nhiệm vụ chủ yếu.

1. Chế biến thịt gia súc, gia cầm.

- Đến năm 2015 sản lượng thịt đông lạnh đạt 6.500 tấn, tăng bình quân trên 14%/năm.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để một số Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương, Công ty TNHH Thắng Lợi, Công ty TNHH Hương Quỳnh Đăng (Việt Thành)… đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng công suất và chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư 02 khu giết mổ tập trung tại thành phố Hải Dương và huyện Kinh Môn, mỗi khu có công suất giết mổ 200 con lợn thịt, 3.000 con gia cầm/ ngày.

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển thêm một số cơ sở chế biến có công suất 1.000-2.000 tấn/năm tại các huyện. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào ngành chế biến thịt. Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 6-8 cơ sở chế biến thịt gia súc, gia cầm. Các cơ sở này đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

2. Chế biến rau, củ, quả.

- Phấn đấu đến năm 2015 chế biến sản phẩm từ rau, củ, quả đạt sản lượng 50.000 tấn, tăng bình quân trên 19%/ năm.

- Tạo điều kiện duy trì ổn định và mở rộng sản xuất các cơ sở hiện có như Công ty TNHH thực phẩm Vạn Đắc Phúc, Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hùng Sơn, Công ty TNHH Vạn Hoa, Công ty TNHH Hồng Dương, Công ty TNHH Đức Lộc. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện hỗ trợ các cơ sở đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ để sản xuất sản phẩm tinh, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để chế biến và tiêu thụ vải thiều, nhãn và các loại rau, củ, quả khác. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển thêm từ 3-5 cơ sở chế biến rau, củ, quả mới tại các huyện. Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào chế biến rau, củ, quả.

- Xây dựng qui hoạch và đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất rau, củ, quả tập trung để có điều kiện áp dụng công nghệ nuôi trồng tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng rau, củ, quả, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả xuất khẩu.

3. Chế biến bánh kẹo.

Đến năm 2015 sản lượng bánh kẹo đạt 45.000-50.000 tấn, tăng bình quân trên 19%/ năm. Duy trì ổn định các cơ sở sản suất hiện có như Nguyên Hương, Bảo Hiên, Quê Hương, Hữu Bình, Nghĩa Mỹ… từng bước đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ vững thương hiệu Bánh đậu xanh Hải Dương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ để các dự án sản xuất bánh kẹo mới của Công ty chế biến thực phẩm và Thương mại Hải Vân (công suất 1.000 tấn/năm), Cơ sở sản xuất bánh kẹo Hải Vân-Tân Hải Linh (công suất 800 tấn/năm) sớm ổn định sản xuất, đạt công suất thiết kế. Khuyến khích các cơ sở đầu tư để sản xuất bánh kẹo, nhất là các loại bánh có thương hiệu truyền thống như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh gai…100% các cơ sở sản xuất bánh kẹo xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP.

4. Chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Đến năm 2015 sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 450.000 tấn, tăng bình quân trên 7%/năm.

- Duy trì ổn định sản xuất 13 cơ sở hiện có như: Công ty TNHH ANT (HN) (công suất 50.000 tấn/năm); Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (công suất 50.000 tấn/năm); Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Vina (công suất 150.000 tấn/năm), Công ty Cổ phần Q&T (công suất 30.000 tấn/năm)... Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các cơ sở khác đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm ổn định sản xuất. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư vào chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Qui hoạch và tích cực xây dựng vùng nguyên liệu ngô, đỗ tương ở Chí Linh, Kinh Môn, Cẩm Giàng, Nam Sách, Thanh Hà, cung cấp một phần nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

5. Sản xuất đồ uống.

- Đến năm 2015 sản lượng bia đạt 130 triệu lít, tăng bình quân trên 23%/năm. Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương triển khai dự án mở rộng nâng công suất lên 100 triệu lít/năm. Các cơ sở sản xuất bia địa phương như Công ty CP bia Hải Đà thành phố Hải Dương; Tổ hợp bia Hải Thành huyện Kim Thành; Xí nghiệp cơ khí bia Côn sơn huyện Chí Linh; Tổ hợp Bia thôn Cậy huyện Bình Giang… có qui mô và công suất nhỏ cần quản lý chặt chẽ về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đến năm 2015 sản lượng rượu đạt 25 triệu lít, tăng bình quân trên 10%/năm. Ổn định sản xuất của công ty TNHH rượu Phú Lộc. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng dần công suất đạt mức thiết kế của các cơ sở sản xuất rượu đóng chai khác như công ty TNHH EURA-TOP(300.000 lít/năm), công ty TNHH XNK Thành Công(80.000 lít/năm), công ty CP Baltic Hải Dương (1.000.000 lít/năm), công ty CP Tân Hương(100.000 lít/năm)… Khuyến khích các cơ sở sản xuất rượu từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước vươn ra xuất khẩu.

- Duy trì ổn định sản xuất nước lọc tinh khiết Laska, Merry… đã có. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng 1-2 nhà máy chế biến nước giải khát từ hoa quả công suất 3-5 triệu lít/năm.

6. Chế biến các loại nông sản khác

Chế biến những sản phẩm nuôi trồng thủy sản và những sản phẩm nông nghiệp có số lượng lớn như: lúa, ngô, vải thiều, chè, lạc…

V. Một số giải pháp chính

1. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của công nghiệp chế biến NSTP.

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt qui hoạch vùng rau, củ, quả tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến NSTP.

Đến năm 2015, hình thành và ổn định sản xuất các vùng rau, củ, quả tập trung: vùng hành, tỏi 5.000 ha tại Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà; vùng cà rốt 1.500 ha tại Cẩm Giàng, Nam Sách; vùng ớt 600 ha tại Kim Thành, Ninh Giang, Kinh Môn, vùng cà chua 700 ha tại Nam Sách, Kim Thành, thành phố Hải Dương, vùng ngô, đỗ tương ở Chí Linh, Kinh Môn, Cẩm Giàng, Nam Sách, Thanh Hà...

- Phát triển chăn nuôi theo hướng xây dựng các trang trại tập trung công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Khuyến khích việc cho thuê đất đối với các hộ có khả năng sản xuất lớn để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng nhanh đàn lợn thịt và đàn gia cầm, thuỷ sản, đủ tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đến năm 2015, xây dựng thêm 7 khu chăn nuôi tập trung(quy mô từ 3 ha trở lên), nâng tổng số khu chăn nuôi tập trung lên 15 khu (Bình Giang 03 khu, Cẩm Giàng 03 khu, Nam Sách 02 khu, Tứ Kỳ 02 khu, Chí Linh 01 khu, Ninh Giang 01 khu, Thanh Hà 01 khu, Kim Thành 01 khu, Gia Lộc 01 khu). Ưu tiên phát triển mạnh và ổn định đàn lợn nái để cung cấp nguồn lợn sữa cho chế biến lợn cấp đông.

- Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, củng cố, phát triển và khuyến khích các cơ sở chế biến qui mô vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất tư nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp dân doanh, các làng nghề, các doanh nghiệp nước ngoài. Xây dựng cơ sở sản xuất tập trung gắn với vùng nguyên liệu. Đặc biệt quan tâm qui hoạch và có chính sách ưu đãi đối với vùng nguyên liệu cung cấp thịt lợn sữa móng cái và lợn thịt cho chế biến thịt xuất khẩu và vùng nguyên liệu trồng ớt, dưa, hành tỏi, đậu tương cho công nghiệp chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

- Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho công tác nghiên cứu cũng như sử dụng các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Hướng dẫn nông dân thực hiện sản xuất sạch, thực hiện quy trình sản xuất khoa học, an toàn, tăng năng suất gắn liền với đảm bảo chất lượng để có đủ nguyên liệu sạch cung cấp cho công nghiệp chế biến.

- Tăng cường tuyên truyền, triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”

- Gắn quyền lợi và trách nhiệm của người nông dân với doanh nghiệp chế biến NSTP trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp nguyên liệu, có sự hướng dẫn, quản lý của chính quyền địa phương đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện. Tiếp tục duy trì và phát huy tốt hơn nữa mô hình phối hợp “4 nhà”, trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp chế biến và các cơ sở sản xuất, cung ứng nông sản.

b) Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

- Khuyến khích và hỗ trợ để đổi mới công nghệ, thiết bị của các cơ sở chế biến NSTP hiện có. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển giao công nghệ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm thô, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.

- Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9000, ISO 14000, TQM, nhất là hệ thống HACCP. Đến năm 2015, 100% các cơ sở chế biến NSTP đều áp dụng hệ thống HACCP, xử lý môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đến năm 2015 xây dựng và hoàn thiện 5-10 thương hiệu đủ mạnh của ngành chế biến NSTP như: bánh đậu xanh, bánh gai, thịt cấp đông, chế biến ớt, hành, tỏi, cà rốt, thạch rau câu, rượu Phú Lộc Long Hải, chè Thanh Mai, bia Hà Nội -Hải Dương...Từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

3. Tăng cường xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, giảm bớt thủ tục hành chính, ưu tiên tạo điều kiện tốt nhất thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực chế biến NSTP.

- Cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp và nông dân các văn bản pháp luật, các thông tin về thông lệ quốc tế và khu vực về sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm chế biến NSTP.

- Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở chế biến NSTP xây dựng trang web để quảng bá hình ảnh và sản phẩm của cơ sở. Tăng cường hoạt động Website của ngành Công Thương, kết nối với Website các ngành trong tỉnh, các tỉnh bạn và các Bộ, ngành Trung ương.

- Hợp tác chặt chẽ với ngành Công Thương thành phố Hà Nội, Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh để tổ chức các kênh phân phối rau, thịt, hoa quả sạch, an toàn vào các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ trong các thành phố.

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Các cơ sở sản xuất cần đổi mới tổ chức sản xuất, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ và trình độ tay nghề cho công nhân nhất là cán bộ làm công tác thị trường và xuất nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, dạy nghề lao động nông thôn và kinh phí Khuyến công để ưu tiên hỗ trợ các cơ sở, các làng nghề chế biến NSTP trong việc đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 90% lao động ngành công nghiệp chế biến NSTP được đào tạo nghề, trong đó có 20-25% có tay nghề bậc cao.

5. Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, cảnh sát môi trường nhằm quản lý chặt chẽ hơn quá trình sản xuất từ khâu nuôi trồng của ngành nông nghiệp đến khâu chế biến của các cơ sở chế biến NSTP, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn đã đăng ký, bảo đảm vệ sinh môi trường. Kiên quyết xử lý những cơ sở gây ô nhiễm môi trường vượt mức giới hạn cho phép.

- Các doanh nghiệp chế biến NSTP phải tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; Đầu tư đổi mới công nghệ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường

- Ưu tiên giành kinh phí sự nghiệp môi trường để hỗ trợ kinh phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và rác thải của các làng nghề chế biến NSTP.

6. Cơ chế chính sách.

- Các cơ sở chế biến NSTP thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất đều được tạo điều kiện thuận lợi để thuê đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và điểm tiểu thủ công nghiệp theo quy hoạch.

- Đối với các làng nghề chế biến NSTP được UBND tỉnh công nhận:

+ Được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% - 100% kinh phí xây dựng các hạng mục Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý và thoát nước thải, bãi chôn lấp rác thải.

+ Khuyến khích các hộ chế biến NSTP của làng nghề di rời đến khu chế biến tập trung. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế biến tập trung (bao gồm chi phí quy hoạch, cấp, thoát nước, xử lý rác thải, nước thải).

- Hỗ trợ 100% kinh phí cho các cơ sở chế biến NSTP xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở trong nước và nước ngoài cho các hàng hoá nông sản thực phẩm.

- Hỗ trợ 50% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tổ chức trong nước (bao gồm chi phí thuê gian hàng và chi phí vận chuyển hàng hoá trưng bày tại gian hàng) và kinh phí tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của tỉnh ra nước ngoài.

- Hỗ trợ 100% kinh phí cho các cơ sở chế biến NSTP xây dựng trang web giới thiệu, quảng bá hình ảnh và sản phẩm hàng NSTP của cơ sở.

- Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải của các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

7. Tổng hợp vốn đầu tư: Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ do đề án đặt ra, từ nay tới năm 2015 cần nguồn vốn đầu tư khoảng 1.730 tỷ đồng (Phụ lục 3)

Trong đó:

- Kinh phí của các cơ sở chế biến NSTP đầu tư: 1.624 tỷ đồng = 93,9%

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 106 tỷ đồng = 6,1%

Nguồn ngân sách tỉnh được phân kỳ đầu tư theo phụ lục 4.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương: là cơ quan thường trực, thường xuyên theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, theo dõi, tổng hợp, báo cáo với với Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm chế biến NSTP trên trang Web của sở và trang Web của tỉnh. Hỗ trợ tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa và tìm kiếm thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp.

Là cơ quan đầu mối tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các làng nghề, khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm, tham gia các đoàn xúc tiến thương mại, xây dựng trang Web và đào tạo nghề cho các cơ sở chế biến NSTP theo chính sách khuyến khích, ưu đãi của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan đề xuất với UBND tỉnh về quản lý đầu tư và hoạt động của các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: phối hợp với các ngành, các địa phương cụ thể hoá và chỉ đạo thực hiện Đề án bằng kế hoạch 5 năm, kế hoạch sản xuất hàng năm, cân đối bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh để thực hiện mục tiêu Đề án đề ra.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các Sở ngành liên quan xây dựng qui hoạch các vùng sản xuất đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến NSTP. Xây dựng mô hình nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với bảo vệ môi trường.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện tốt Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015” và Đề án “Phát triển chăn nuôi thuỷ sản tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015”, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến NSTP.

Chủ trì công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: hỗ trợ các cơ sở chế biến NSTP đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất sứ hàng hoá theo chính sách ưu đãi của tỉnh. Hỗ trợ các cơ sở chế biến NSTP áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chuyển giao công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì phối hợp với các sở ngành, các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời hàng năm có kế hoạch bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường để hỗ trợ các cơ sở chế biến NSTP và làng nghề xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải bảo vệ môi trường.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các cơ sở chế biến NSTP thuê đất làm mặt bằng sản xuất theo chính sách ưu đãi của tỉnh.

6. Sở Y tế: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh theo Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2011.

7. Các cấp uỷ đảng và chính quyền cấp huyện, cấp xã: căn cứ vào Đề án, cụ thể hoá thành kế hoạch sản xuất hàng năm, tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.

8. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng: tạo mọi điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh chế biến nông sản thực phẩm của các thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” và Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”.

9. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến NSTP: chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, tiếp tục đổi mới công nghệ, thiết bị, tìm kiếm thị trường, cải tiến mẫu mã, sản xuất sản phẩm mới, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, tích cực, chủ động hội nhập khu vực và Quốc tế.

10. Các cơ quan thông tin đại chúng: thường xuyên tuyên truyền để mọi tổ chức, cá nhân hiểu và tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trương và các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh.

 


PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ MỤC TIÊU NĂM 2015

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 05

TH 06

TH 07

TH 08

TH 09

TH 2010

Tốc độ tăng bình quân 5 năm (2006-2010)

Mục tiêu năm 2015

Mục tiêu

Thực hiện

Bình quân %

Năm 2015

%

Năm 2010

%

Năm 2010

I

GTSX CN CBNSTP

Tỷ.đ

1,024.6

1,339.1

1,950.3

1,959.7

1,970.0

2,050.0

22.5

2,830

14.9

2,050.0

15.1

4,150

II

Tổng KNXK

Tr.USD

112.5

224.6

336.8

620.1

721.9

1042.0

21.7

300

56.1

1042.0

17.1

2,290

 

 KNXK hàng NSTP

Tr.USD

 18.8

 18.4

 14.8

 17.5

 19.7

 15.1

21.6

 50.0

-4.3

15.1

18.3

 35

III

Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 Rau, củ, quả các loại

Tấn

15000

17046

19369

17518

19375

20700

14.9

30000

6.7

20,700

19.3

50,000

 

Chế biến tỏi

Tấn

1100

1233

1381

1550

1650

1850

26.0

3500

11.0

1,850

26.5

6,000

 

Chế biến cà rốt

Tấn

4400

4888

5425

2400

3300

3350

17.8

10000

-5.3

3,350

29.1

12,000

 

Dưa chuột muối

Tấn

9500

10925

12563

13568

14425

15500

11.7

16500

10.3

15,500

15.6

32,000

2

Thức ăn chăn nuôi

Tấn

108324

171439

309758

310650

311243

310000

22.6

300000

23.4

310,000

7.7

450,000

3

Thịt lợn cấp đông

Tấn

3706

4520

2463

2093

1895

3250

10.1

6000

-2.6

3,250

14.9

6,500

4

Nước máy sản xuất

1.000.m3

9894

10740

12323

14409

16119

14632

8.7

15000

8.1

14,632

7.5

21,000

5

Bia các loại

1000 L

27232

27312

44604

49939

59093

57040

15.1

55000

15.9

57,040

17.9

130,000

6

Rượu các loại

1000 L

7275

9280

11105

12580

13985

15150

15.6

15000

15.8

15,150

10.5

25,000

6

Xay xát gạo, ngô

1000 Tấn

692

455

1997

2280

1862

2016

70.6

10000

23.8

2,016

1.8

2,200

7

Đậu phụ

Tấn

6633

6698

7569

9820

11391

12039

0.2

6700

12.7

12,039

8.4

18,000

8

Bánh kẹo các loại

Tấn

20821

25591

20923

18807

19772

18373

7.6

30000

-2.5

18,373

19.6

45,000

9

Chiếu cói nội địa

1000 cái

909.0

11,205.0

1,287.0

1,295.0

1,302.0

1,100

54.5

8000

3.9

1,100

3.4

1,300

 

PHỤ LỤC 2

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ MỤC TIÊU NĂM 2015

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 05

TH 06

TH 07

TH 08

TH 09

TH 2010

Mục tiêu năm 2015

Bình quân %

Năm 2015

I

Số cơ sở CB NSTP

Cơ sở

10,256

10,370

10,372

10,115

10,026

9,789

 

 

1

DN trong nước

"

53

57

66

97

98

101

 

 

2

 Hộ SX cá thể và HTX

"

10,194

10,304

10,297

10,008

9,917

9,677

 

 

3

DN có vốn ĐTNN

"

9

9

9

10

11

11

 

 

II

Tổng GTSX CNCBNSTP

Tỷ đ

1,024.6

1,339.1

1,950.3

1,959.7

1,970.0

2,050.0

15.1

4,150

1

DN trong nước

Tỷ đ

420,6

575,7

787,8

762,5

761,3

769.7

15.8

1,600

2

Hộ SX cá thể và HTX

Tỷ đ

122,9

127,2

234,8

267,7

273,1

345.5

13.5

650

3

DN có vốn ĐTNN

Tỷ đ

481,1

636,2

927,7

929,5

935,6

934.8

15.2

1,900

 

PHỤ LỤC 3

KHÁI TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011-2015

STT

DANH MỤC ĐẦU TƯ

ĐVT

Tổng mức đầu tư

Vốn của DN

NS tỉnh hỗ trợ

1

Đầu tư xây dựng 02 nhà máy chế biến thịt công suất

Tỷ đồng

150

150

-

 

1.000 – 2.000 tấn/năm: 2 x 75 tỷ đồng

 

 

 

 

2

Đầu tư xây dựng 03 cơ sở chế biến rau, củ, quả công suất

Tỷ đồng

150

150

-

 

2.000 – 3.000 tấn/năm: 3 x 50 tỷ đồng

 

 

 

 

3

Đầu tư xây dựng 03 nhà máy sản xuất bánh kẹo công suất

Tỷ đồng

240

240

-

 

1.000-3.000 tấn/năm: 3 x 80 tỷ đồng

 

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng 03 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất

Tỷ đồng

300

300

-

 

10.000-50.000 tấn/năm: 3 x 100 tỷ đồng

 

 

 

 

5

Đầu tư xây dựng 01 nhà máy bia công suất 100 triệu lít/năm

Tỷ đồng

300

300

-

6

Đầu tư xây dựng 02 nhà máy chế biến nước hoa quả công suất

Tỷ đồng

200

200

-

 

 3-5 triệu lít/năm: 2 x 100 tỷ đồng

 

 

 

 

7

Đầu tư xây dựng 04 khu giết mổ tập trung 2 x 70 tỷ

Tỷ đồng

140

120

20

8

Đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có

Tỷ đồng

100

100

 

9

Các hộ gia đình đầu tư chế biến NSTP

Tỷ đồng

14

14

-

 

200 hộ x 70 triệu đồng/hộ

 

 

 

 

10

Đầu tư xây dựng hạ tầng 8/17 làng nghề CB NSTP:

Tỷ đồng

80

40

40

 

8 làng x 10 tỷ

 

 

 

 

11

Đầu tư xây dựng hạ tầng 01 khu SX tập trung của làng nghề

Tỷ đồng

25

-

25

 

 CB NSTP: 1 x 25 tỷ

 

 

 

 

12

Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ngành CN CBNSTP

Tỷ đồng

5

-

5

13

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm

Tỷ đồng

20

10

10

14

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:400 x 2.500.000đ

Tỷ đồng

1

-

1

15

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: 1.000 x 2.000.000đ

Tỷ đồng

2

-

2

16

Hỗ trợ lập trang Web quảng bá, giới thiệu SP

Tỷ đồng

3

-

3

 

100 trang x 30 triệu/trang = 3 tỷ

 

 

 

 

 

Tổng số:

Tỷ đồng

1730

1624

106

 

Tỷ lệ

%

100

93.9

6.1

 

PHỤ LỤC 4

PHÂN KỲ NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ CÔNG NGHIỆP CBNSTP

STT

DANH MUC

Đơn vị tính

2011

2012

2013

2014

2015

1

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Tỷ đồng

10

 

 

10

 

2

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề chế biến NSTP

Tỷ đồng

 

10

10

10

10

3

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu SX tập trung làng nghề CB NSTP

Tỷ đồng

 

 

 

25

 

4

Hỗ trợ đào tạo nghề CB NSTP

Tỷ đồng

1

1

1

1

1

5

Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại

Tỷ đồng

2

2

2

2

2

6

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ kiểu dáng CN

Tỷ đồng

0.2

0.2

0.2

0.2

0.2

7

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Tỷ đồng

0.4

0.4

0.4

0.4

0.4

8

Hỗ trợ lập trang Web

Tỷ đồng

0.3

0.6

0.6

0.9

0.6

 

 Tổng số: 106 tỷ đồng

Tỷ đồng

13.9

14.2

14.2

49.5

14.2

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM

Tháng 5 năm 2011

STT

TÊN DOANH NGHIỆP

CHỈ TIÊU

ĐVT

Thực hiện 2010

6 tháng đầu năm 2011

Dự kiến 2011

Dự kiến 2012-2015

I

Công ty TNHH Thắng Lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 Thịt lợn sữa cấp đông

Tấn

2.918

840

2.000

2.500

 

 

2. Kim ngạch XK

USD

8.367.900

3.642.687

14.207.702

16.000.000

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 Lợn sữa

Tấn

3.200

910

2.600

2.600

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

5,0

5,0

 

 

II

Công ty cổ phần Hương Quỳnh Đăng

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 Thịt lợn sữa cấp đông

Con

100.000

23.500

50.000

 

 

 

2. Kim ngạch XK

USD

 

 

 

 

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 - Lợn sữa

Tấn

 

 

 

 

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

10,0

10,0

10,0

 

III

Công ty TNHH Vạn Đắc Phúc

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 - Ớt lột vỏ 430FS

Lọ

132.383

84.513

200.000

200.000

 

 

 - Tương xay

Kg

283.478

162.471

320.000

1.500.000

 

 

 - Ớt lột vỏ muối

Kg

94.772

51.678

130.000

600.000

 

 

 - Xì dầu đỗ đen

Kg

100.325

71.031

150.000

600.000

 

 

 - Dưa chuột bao tử muối

Kg

56.510

30.018

60.000

150.000

 

 

2. Kim ngạch XK

USD

1.687.605

605.485

1.300.000

5.500.000

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 - Đỗ đen Nhật Bản

Kg

142.740

81.215

160.000

650.000

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

0.0

0.0

0.0

0.0

 

 

 - Gạo tẻ

Kg

130.670

71.512

140.000

600.000

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

0.0

0.0

0.0

0.0

 

 

 - Ớt xanh

Kg

190.322

97.518

200.000

800.000

 

 

 Trong đó mua trong tỉnh

%

73,7

82,0

75,0

-

 

 

 - Dưa gang xanh

Kg

538.860

278.120

550.000

2.000.000

 

 

 Trong đó mua trong tỉnh

%

74,3

71,9

81,8

-

IV

Công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu Nam Tiến

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 - Ngô ngọt xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 - Quýt xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

2. Kim ngạch XK

USD

529.197

401.439

-

-

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 - Ngô+ Quýt

Kg

9.240.403

 

 

 

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

30,0

-

-

-

V

Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Hùng Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 - Dưa bao tử dầm dấm đóng lọ 370+540+720 ml

Tr. đồng

2.115

2.524

5.621

6.183

 

 

 - Cà chua

Tr. đồng

912

377

1.217

1.461

 

 

 - Hỗn hợp dưa cà

Tr. đồng

1.009

1.252

1.895

2.011

 

 

 - Dưa gang muối

Tr. đồng

944

-

946

1.135

 

 

 - Ớt muối

Tr. đồng

3.246

654

3.540

3.640

 

 

2. Kim ngạch XK

Tr. đồng

12.026

7.449

14.581

16.026

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 - Dưa chuột

Tr. đồng

505

1.710

2.126

3.252

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

30.0

30.0

30.0

-

 

 

 - Ớt xanh

Tr. đồng

3.738

2.569

3.860

3.890

 

 

 Trong đó mua trong tỉnh

%

30.0

30.0

30.0

-

 

 

 - Dưa gang

Tr. đồng

269

157

301

615

 

 

 Trong đó mua trong tỉnh

%

30.0

30.0

30.0

-

 

 

 - Cà chua

Tr. đồng

43

271

300

500

 

 

 Trong đó mua trong tỉnh

%

30.0

30.0

30.0

-

VI

Công ty CP thức ăn chăn nuôi ViNa

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 - Thức ăn hỗn hợp

Tấn

111.646

56.423

112.846

451.384

 

 

 - Thức ăn đậm đặc

Tấn

8.957

3.579

7.158

28.632

 

 

2. Kim ngạch XK

USD

-

-

-

-

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 - Ngô

Tấn

31.466

13.588

32.000

130.000

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

0

0

0

-

 

 

 - Bã đậu nành

Tấn

21.768

11.121

22.000

90.000

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

0

0

0

-

 

 

 - Sắn

Tấn

13.021

10.219

20.000

85.000

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

0

0

0

-

VII

Công ty CP Quê Hương

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 - Bánh đậu xanh

Tấn

1.164

602

1.203

-

 

 

2. Kim ngạch XK

USD

-

-

-

-

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 - Đậu đỏ

Tấn

25

-

-

-

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

 

 

 

 

 

 

 - Dầu thực vật

Tấn

237,8

97,9

195,7

-

 

 

 

%

0

1,3

1,3

-

 

 

 - Gạo tẻ

Tấn

0

50,2

100,4

-

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

 

100

100

 

VIII

Công ty CP Bia Hà Nội-Hải Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 - Bia hơi Hải Dương

Tr. lít

25,2

9,3

24,5

32,5

 

 

 - Bia chai Hải Dương

Tr. Lít

1,6

0,8

1,5

2,5

 

 

 - Bia chai Hà Nội

Tr. lít

28

8,3

24

40

 

 

2. Kim ngạch XK

USD

-

-

-

-

 

 

3. Nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 - Malt các loại

Tấn

4.292

1.450

3.932

5.835

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

0

0

0

0

 

 

 - Gạo, tấm nguyên liệu

Tấn

2.614

878

2.370

3.579

 

 

Trong đó mua trong tỉnh

%

76,5

77,1

63,3

70,0

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1570/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2011 – 2015”

Số hiệu: 1570/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
Người ký: Nguyễn Trọng Thừa
Ngày ban hành: 11/07/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1570/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2011 – 2015”

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…