Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1546/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Cặn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKH ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2015/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 870/TTr-SCT ngày 31 tháng 7 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với các định hướng phát triển thương mại của cả nước, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của tỉnh, trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, đảm bảo phát triển thương mại nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững.

- Phát triển các loại hình thương mại đồng bộ, phù hợp với bản sắc văn hóa và phong tục, tập quán của dân cư; gắn với việc xây dựng, quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế ra thị trường khu vực và thế giới.

- Phát triển thương mại theo hướng “văn minh, hiện đại, xanh và bền vững”, gắn liền với phát triển du lịch và dịch vụ, đưa thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung: Phát triển thương mại trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa phương, giá trị văn hóa trong thương mại truyền thống, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa và tối ưu hóa phương thức lưu chuyển, giao dịch hàng hóa; đảm bảo nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, chất lượng hàng hóa và ổn định thị trường; tăng khả năng kết nối giữa hệ thống phân phối và cơ sở sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm địa phương, đưa hàng hóa sản xuất tại địa phương vào các kênh phân phối trên thị trường; phát triển thương mại gắn liền phát triển các ngành dịch vụ du lịch, tài chính, vận tải và động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế địa phương.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đóng góp của ngành thương mại vào tổng sản phẩm của tỉnh đặt tỷ trọng 9-11% vào năm 2020, 12-15% vào năm 2025 và 13-18% vào năm 2030. GDP thương mại vào năm 2020, 2025 và 2030 lần lượt đạt khoảng 7.500-8.500 tỷ đồng, 13.100-17.500 tỷ đồng và 23.000-35.000 tỷ đồng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đến năm 2020, 2025 và 2030 lần lượt là 75-81 nghìn tỷ đồng, 180-200 nghìn tỷ đồng và 415-460 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đến năm 2020 đạt từ 56-61 nghìn tỷ đồng (tăng 19-21%/năm), đến năm 2025 đạt từ 126-140 nghìn tỷ đồng (tăng 17-19%/năm) và đến năm 2030 đạt từ 270-300 nghìn tỷ đồng (tăng 16-18%/năm).

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 1,25 tỉ USD, năm 2025 đạt 2,6 tỉ USD và năm 2030 đạt 5,2 tỉ USD.

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đạt 20% vào năm 2020, 35% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030 (Chi tiết như Phụ lục 1 kèm theo).

- Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 01 trung tâm Hội chợ - Triển lãm thương mại với quy mô trung tâm Hội chợ - Triển lãm nhóm B; có 8 trung tâm thương mại (3 trung tâm thương mại hạng 2, 5 trung tâm thương mại hạng 3) và 14 siêu thị (2 siêu thị hạng 1, 8 siêu thị hạng 2, 4 siêu thị hạng 3). Đến năm 2030, toàn tỉnh có 41 trung tâm thương mại (8 trung tâm thương mại hạng 2, 33 trung tâm thương mại hạng 3) và 26 siêu thị (6 siêu thị hạng 1,16 siêu thị hạng 2, 4 siêu thị hạng 3).

- Mạng lưới chợ: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 159 chợ, trong đó hạng 1 có 8 chợ (có 02 chợ đầu mối nông sản), hạng 2 có 26 chợ (có 04 chợ đầu mối nông nông-thủy sản, hạng 3 có 125 chợ (có 01 chợ biên giới). Giai đoạn đến năm 2030 toàn tỉnh có 173 chợ trong đó hạng 1 có 11 chợ (có 04 chợ đầu mối nông- thủy sản), hạng 2 có 28 chợ (có 06 chợ đầu mối nông thủy sản), hạng 3 có 134 chợ (có 04 chợ biên giới).

- Tại khu vực trung tâm đô thị thành phố, thị xã quy hoạch các khu vực, tuyến phố chuyên doanh, đến năm 2020 hình thành một số tuyến phố chuyên doanh chính; giai đoạn 2020 - 2025 tổ chức thực hiện quy hoạch, hoàn thành việc sắp xếp, di dời, xóa bỏ địa điểm kinh doanh không phù hợp.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

1. Định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại

Phát triển thành phần thương mại tư nhân, hợp tác xã tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, chợ đầu mối, khu thương mại - dịch vụ, khuyến khích các hộ kinh doanh lớn phát triển thành các công ty thương mại. Thu hút các tập đoàn bán lẻ lớn, doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn lớn nhằm hiện đại hóa ngành thương mại của tỉnh.

2. Định hướng phát triển dịch vụ phụ trợ thương mại

Chuyên nghiệp hoá các dịch vụ phụ trợ phù hợp với các quá trình chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá của ngành thương mại; tập trung hoá việc đầu tư các khu dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầy đủ và thuận lợi, chi phí thấp cho các nhà phân phối; thu hút các nguồn lực theo hướng xã hội hoá vào phát triển các dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại.

Đầu tư các khu dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại, tổ chức các dịch vụ phụ trợ ở các trung tâm bán buôn, chợ đầu mối, trung tâm kho vận, các trung tâm mua sắm, các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, cửa khẩu,... thu hút các nguồn lực, xã hội hoá phát triển các dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại.

3. Định hướng quy hoạch hệ thống xuất - nhập khẩu

a) Định hướng phát triển xuất - nhập khẩu:

- Về xuất khẩu, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trường của các nhóm ngành hàng có thế mạnh; chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất thô hoặc sơ chế ở trình độ thấp; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hình thành nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mạnh có quy mô lớn.

- Về nhập khẩu, khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

b) Định hướng phân bố hệ thống xuất - nhập khẩu:

Việc phân bố không gian của hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu của tỉnh gắn với một số quy hoạch về giao thông, trung tâm logistics, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm làng nghề. Xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.

c) Định hướng phát triển một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, gồm:

- Nhóm hàng thủy sản, thực phẩm chế biến, nông sản và đồ uống; nhóm hàng dệt may, da giày; nhóm hàng sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ; nhóm các sản phẩm khác như công nghiệp dân dụng, công nghệ thông tin, dược phẩm, thuốc chữa bệnh,...

4. Định hướng phát triển các hệ thống thị trường nội tỉnh

a) Thị trường hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng:

Phát triển các mô hình kinh doanh theo chuỗi để thu hút nhiều nguồn đầu tư, phát triển các cửa hàng mua bán tiện lợi cùng với chợ truyền thống. Nâng cấp và đa dạng hóa chức năng của các chợ bán buôn, chợ đầu mối, trung tâm logistics và áp dụng các hình thức giao dịch hiện đại, các dịch vụ tổng hợp. Phát triển đa dạng các loại hình thương mại trên địa bàn nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

b) Thị trường dệt may:

Phát triển thị trường nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may; tập trung phát triển mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

c) Thị trường hàng nông sản:

Phổ biến và phát triển hình thức mua bán thông qua hợp đồng giữa thương nhân và người nông dân; xây dựng chuỗi liên kết kinh tế giữa hộ nông dân với cơ sở chế biến, doanh nghiệp thương mại. Phát triển mạng lưới các chợ bán buôn nông sản theo hướng mua bán chuyên nghiệp và đấu giá.

d) Thị trường sản phẩm đặc sản, hàng truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế:

Hình thành thị trường hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế. Xây dựng Trung tâm trưng bày và các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm đặc sản truyền thống tại các điểm tham quan du lịch, các trạm dừng nghỉ trên các tuyến du lịch, cửa khẩu, ga hàng không và đường sắt, các bến xe liên tỉnh.

đ) Thị trường một số lĩnh vực đặc thù, kinh doanh, có điều kiện:

- Mạng lưới kinh doanh rượu: Bố trí hệ thống kinh doanh sản phẩm đáp ứng các điều kiện của hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật và quy hoạch của Bộ Công Thương.

- Mạng lưới kinh doanh thuốc lá: giai đoạn quy hoạch trên địa bàn tỉnh có khoảng 24 doanh nghiệp bán buôn thuốc lá và khoảng 3800 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

5. Định hướng phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ

Tập trung vào các định hướng cơ bản sau: định hướng chung cho thị trường bán buôn bán lẻ; phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ; phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn; phát triển các đại lý ủy quyền.

6. Định hướng phát triển thương mại biên giới

Tăng cường tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tạo điều kiện tối đa cho các mặt hàng của tỉnh thâm nhập được thị trường Lào như bia, may mặc... Thực hiện chính sách ưu đãi thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cấp các chợ biên giới, phát triển kinh doanh tại khu vực cửa khẩu nhằm nâng cao hiệu quả giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu.

7. Định hướng phát triển mạng Iưới chợ

a) Chợ khu vực đô thị:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020: nâng cấp, cải tạo một số chợ quy mô lớn, khuyến khích phát triển hình thành các tuyến phố, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm khang trang và hiện đại. Ưu tiên nâng cấp, cải tạo chợ Đông Ba trở thành chợ thương mại truyền thống tiêu biểu của quốc gia.

- Giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030: đầu tư phát triển mô hình chợ văn minh, hiện đại, được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật và chức năng tiện ích đối với các chợ trên địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy.

b) Chợ nông thôn, chợ miền núi, chợ biên giới:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020: Tập trung cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới chợ trung tâm cụm xã; Đối với chợ tại khu vực miền núi, biên giới như A Lưới, Nam Đông nghiên cứu hình thức tổ chức chợ theo cung thời gian phù hợp; đối với các chợ tạm ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới tùy theo điều kiện cụ thể để xem xét đưa vào quy hoạch hình thành chợ.

- Giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030: tiếp tục nâng cấp, mở rộng, xây mới chợ theo yêu cầu phát triển; lựa chọn chuyển đổi mô hình quản lý một số chợ hạng 1, hạng 2 nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động khai thác chợ.

c) Các loại chợ khác:

- Chợ đầu mối bán buôn nông sản tổng hợp: đầu tư xây dựng chợ đầu mối, chợ bán buôn nông sản, hải sản tại cửa ngõ giao thông ven thành phố Huế và các thị xã Hương Trà, Hương Thủy. Hình thành các chợ đầu mối bán buôn có quy mô lớn, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, tiến đến phát triển thành sàn giao dịch chuyên về nông sản.

- Chợ du lịch, chợ đêm, phố đêm, chợ chuyên doanh phục vụ du lịch: lựa chọn địa điểm cụ thể và hình, thức hoạt động phù hợp, hiệu quả để quy hoạch một số tuyến phố thương mại, phố đêm, phố ẩm thực, chợ đêm, khu vực chuyên doanh hàng lưu niệm, đặc sản.

8. Định hướng phát triển mạng lưới siêu thị

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020: Tiếp tục khuyến khích phát triển siêu thị, đa dạng hóa loại hình kinh doanh siêu thị như: siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh, siêu thị bán buôn, siêu thị bán lẻ.... Tổ chức, định hướng phát triển siêu thị để hình thành mạng lưới siêu thị phân bố tương đối đều trên địa bàn các trung tâm đô thị lớn, phù hợp với đặc điểm kinh tế tại mỗi địa phương.

- Giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030: phát triển siêu thị quy mô trung bình và nhỏ trên địa bàn các thị trấn, thị tứ của các huyện; mở rộng, nâng cấp các siêu thị đã hoạt động, khuyến khích chuyển đổi siêu thị thành trung tâm thương mại đối với những khu vực có đủ điều kiện về mặt bằng. Khuyến khích phát triển các hình thức kinh doanh siêu thị mới; phát triển các khu phố thương mại, mua sắm, dịch vụ nhà hàng, khách sạn kết nối với siêu thị để hình thành khu vực thương mại - dịch vụ xung quanh các siêu thị.

9. Định hướng phát triển trung tâm thương mại

Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại các đô thị, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, lựa chọn một số chợ hạng 1, hạng 2 có điều kiện về mặt bằng ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, thị trấn Thuận An bổ sung thêm các khu chức năng để hình thành trung tâm thương mại nhưng vẫn đảm bảo khu vực kinh doanh cho chợ truyền thống một cách hợp lý. Chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm thương mại; gắn kết hoạt động dịch vụ khách sạn, hội nghị hội thảo, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí với các trung tâm thương mại.

10. Định hướng phát triển cửa hàng tiện ích

Khuyến khích phát triển mô hình cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quy hoạch, bố trí quỹ đất, tạo điều kiện để mô hình cửa hàng tiện ích phát triển trong các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực tập trung khách du lịch. Phát triển cửa hàng tiện ích nhằm bổ sung chức năng, hỗ trợ cho các loại hình thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ khác.

11. Định hướng phát triển dịch vụ logistics

Phát triền hệ thống kết cấu hạ tầng logistics một cách đồng bộ, hợp lý. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng logistics, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước. Ưu tiên bố trí dịch vụ hậu cần logistics phục vụ các khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối nông sản, thủy sản...

12. Định hướng phát triển thương mại điện tử

Tuyên truyền để phổ cập thương mại điện tử cho cộng đồng doanh nghiệp, các cấp quản lý và các hiệp hội ngành hàng, nâng cao nhận thức của xã hội về thương mại điện tử. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm, hệ thống thanh toán điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia Sàn Giao dịch thương mại điện tử.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030

1. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ

- Đến 2020 toàn tỉnh có 159 chợ các loại. Trong đó thành phố Huế có 25 chợ; thị xã Hương Trà có 18 chợ; thị xã Hương Thủy có 13 chợ; huyện Phong Điền có 19 chợ; huyện Quảng Điền có 20 chợ; huyện Phú Vang có 38 chợ; huyện Phú Lộc có 19 chợ; huyện Nam Đông có 4 chợ; huyện A Lưới có 3 chợ.

- Đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có 173 chợ các loại. Trong đó thành phố Huế có 26 chợ; thị xã Hương Trà có 20 chợ; thị xã Hương Thuỷ có 17 chợ; huyện Phong Điền có 19 chợ; huyện Quảng Điền có 20 chợ; huyện Phú Vang có 39 chợ; huyện Phú Lộc có 19 chợ; huyện Nam Đông có 05 chợ; huyện A Lưới có 08 chợ.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

2. Quy hoạch phát triển siêu thị

- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 14 siêu thị (2 siêu thị hạng 1; 8 siêu thị hạng 2; 4 siêu thị hạng 3).

- Đến năm 2030, toàn tỉnh có 26 siêu thị (có 6 siêu thị hạng 1,16 siêu thị hạng 2, 4 siêu thị hạng 3).

(Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo)

3. Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại

- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 8 trung tâm thương mại (3 trung tâm thương mại hạng 2; 5 trung tâm thương mại hạng 3).

- Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 41 trung tâm thương mại (có 8 trung tâm thương mại hạng 2, 33 trung tâm thương mại hạng 3).

(Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo)

4. Quy hoạch phát triển trung tâm hội chợ, triển lãm thương mại

Giai đoạn 2015-2020, xây dựng 01 trung tâm hội chợ - triển lãm thương mại tại Khu Đô thị An Vân Dương dựa trên tiêu chí quy hoạch của Bộ Công Thương, với quy mô trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B có diện tích 10 ha và 500 gian hàng, bán kính phục vụ (hoạt động) 50 km,

5. Quy hoạch trung tâm logistics

Đến năm 2020, có 2 trung tâm logistics tại cảng Chân Mây, cảng Thuận An; đến năm 2025, có thêm 2 trung tâm logistics đặt tại khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền; định hướng đến 2030 có thêm 4 trung tâm logistics đặt tại các khu công nghiệp còn lại.

6. Quy hoạch phát triển mạng Iưới xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng

Tiếp tục thực hiện theo Quyết định 1208/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu và quy hoạch định hướng mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

IV. TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU

1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho quy hoạch

Nhu cầu sử dụng đất tăng thêm để thực hiện quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 là 23,2 ha và giai đoạn 2021-2030 là 25,5 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo)

2. Nhu cầu vốn đầu tư và lựa chọn ưu tiên đầu tư

a) Nhu cầu vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư từ năm 2015 đến năm 2030 khoảng 8.940 tỷ đồng trong đó:

- Giai đoạn 2015- 2020 là 3.240 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước 240 tỷ đồng, vốn ngoài quốc doanh 2.000 tỷ đồng và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 1.000 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030 là 5.700 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách nhà nước 460 tỷ đồng, vốn ngoài quốc doanh 3.740 tỷ đồng và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 1.500 tỷ đồng.

Vốn từ nguồn ngân sách địa phương sử dụng chủ yếu cho giải phóng mặt bằng, đầu tư một số hạ tầng thiết yếu như điện, nước... đến chân công trình; vốn từ nguồn ngân sách trung ương chủ yếu đầu tư xây hạ tầng một số chợ đầu mối, biên giới, miền núi chợ dân sinh ở địa bàn khó khăn,...

(Chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo)

b) Lựa chọn ưu tiên đầu tư

- Ưu tiên các đầu mối và các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ở thành phố Huế và các thị xã, KKT Chân Mây - Lăng Cô. Xây dựng các tuyến phố kinh doanh phục vụ du khách, phát triển hiệu quả các tuyến phố kinh doanh dọc bờ sông Hương và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Huế.

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống các chợ nông thôn, nhất là các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; đầu tư xây dựng các siêu thị tại trung tâm các huyện.

- Đầu tư các dự án có thể tạo ra bước phát triển đột phá trong hoạt động thương mại, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động bán buôn. Trong đó, đặc biệt ưu tiên các dự án thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn, bán lẻ hiện đại, các cảng và trung tâm logistic.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về chính sách phát triển thương mại

- Chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển xuất nhập khẩu: tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án và các biện pháp hỗ trợ cho xuất khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm truyền thống; cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng hóa chế biến và hàng hóa có giá trị gia tăng cao, tăng tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ; tổ chức thực hiện tốt hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống thông tin thị trường giới thiệu và phổ biến, cung cấp cho doanh nghiệp.

- Chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại: ưu tiên huy động nguồn lực phát triển mô hình chợ truyền thống tiêu biểu của quốc gia tại chợ Đông Ba; hình thành các chợ đầu mối chuyên ngành để phát triển thị trường các sản phẩm thế mạnh địa phương. Cải cách cơ chế quản lý, cơ chế kinh doanh, chế độ sở hữu về tài sản của các doanh nghiệp thương mại, hoàn thiện hệ thống tài chính cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại, nâng cao trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.

2. Chính sách và giải pháp thu hút nguồn lực phát triển thương mại

a) Chính sách đất đai: quy hoạch, dự trữ quỹ đất phù hợp cho phát triển cơ sở hạ tầng thương mại; áp dụng phù hợp các chính sách giảm tiền sử dụng đất ở các địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; xem xét miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và những năm kế tiếp theo tùy từng điều kiện cụ thể.

b) Chính sách tài chính, tín dụng: có chính sách cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định đối với nhà đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thương mại; các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng thương mại được phép chủ động quy định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch vụ dựa trên khung giá quy định của pháp luật.

c) Thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển sản phẩm xuất khẩu: ưu tiên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu như thủ công mỹ nghệ, may mặc, thủy sản, chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp nguyên phụ liệu, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu lớn.

d) Các chính sách khác: cung cấp đầy đủ thông tin về quy hoạch; nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, quy định cụ thể quy trình, thủ tục cấp phép các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đảm bảo tuân thủ quy hoạch phát triển ngành thương mại của tỉnh và tính hiệu quả trong đầu tư của xã hội.

3. Giải pháp ứng dụng công nghệ trong thương mại và phát triển thương mại điện tử

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc phát triển hạ tầng thương mại, như trong hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, dịch vụ cung cấp nhiên liệu, xăng dầu, LPG... Phát triển các sàn giao dịch thương mại đối với các ngành hàng: sàn giao dịch nông thủy sản, sàn giao dịch hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm đặc thù Huế, sàn giao dịch hàng dệt may. Tạo dựng một môi trường thương mại điện tử phát triển lành mạnh, phát triển kênh bán hàng qua mạng và các phương thức thanh toán điện tử.

Thực thi tốt các chính sách có liên quan của Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ ứng dụng đổi mới khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuế, hải quan và các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại

Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng, chuyên môn hóa trong quản lý kinh doanh thương mại.

5. Giải pháp đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn Tỉnh

- Phát triển ổn định, bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của thị trường trong nước và gắn liền với việc triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Quản lý quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển thương mại của địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý thương mại. Tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ người tiêu dùng, ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại. Củng cố và tăng cường đội ngũ, thường xuyên tập huấn và đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý thị trường.

- Tại khu vực trung tâm đô thị của thành phố, thị xã lập quy hoạch các khu vực, các tuyến phố chuyên doanh, quy định các khu vực hạn chế kinh doanh, hạn chế một số lĩnh vực kinh doanh, sắp xếp, di dời, xóa bỏ các điểm kinh doanh không phù hợp.

- Quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm hàng hóa của tỉnh, đặc biệt là những sản phẩm đặc sản truyền thống của tỉnh.

6. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại và thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ với người lao động.

- Đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất, nhà cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào và các cơ quan nghiên cứu khoa học; Đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

7. Giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế với thị trường trong và ngoài nước

Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa Thừa Thiên Huế với thị trường các địa phương khác trong nước, tổ chức nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh hoạt động thương mại với các thị trường trọng điểm, thị trường các tính lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả năng hợp tác thương mại. Chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết song phương với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau; tăng cường liên kết và xúc tiến hoạt động hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN và khai thác các lợi thế thương mại trong khuôn khổ AC-FTA, TPP từ lợi thế địa kinh tế của tỉnh.

8. Giải pháp giảm thiểu tác động của ngành thương mại đến môi trường

- Thực thi nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết kế, đầu tư các cơ sở hạ tầng thương mại; khuyến khích đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, phương tiện đúng tiêu chuẩn phục vụ cho lưu thông hàng hóa, bảo quản, cất trữ hàng hóa.

- Hoàn thiện các quy định và chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường đối với hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong ngành về trách nhiệm bảo vệ môi trường, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác môi trường. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.

9. Giải pháp phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ

- Phát triển ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ gắn với tái cơ cấu ngành, đổi mới mô hình tăng trưởng trên 4 trụ cột chính: đổi mới phương thức tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá là chủ yếu sang cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng; chuyển đổi cơ cấu ngành từ quy mô nhỏ sang cơ cấu hiện đại, quy mô vừa và lớn là chủ yếu; kết hợp hiệu quả yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại trong phát triển; chuyển đổi các mối quan hệ trong ngành từ rời rạc sang các hệ thống phân phối, hiện đại, chuỗi cung ứng hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

- Về hệ thống bán lẻ: phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ tại các địa phương, trong đó tạo quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở bán lẻ hiện đại. Khuyến khích xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bán lẻ và phát triển kinh doanh các dịch vụ bán buôn, bán lẻ. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào các loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại như chuỗi cửa hàng, siêu thị, đại siêu thị.

- Về hệ thống bán buôn: Hỗ trợ từ ngân sách, đồng thời có cơ chế khuyến khích đa dạng hóa các vốn từ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản và nguyên phụ liệu tại những vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Thành lập một số trung tâm bán buôn theo mô hình công ty cổ phần với các cổ đông là các chủ đầu tư kinh doanh chợ đầu mối, các ngân hàng, các nhà bán lẻ và các nhà kinh doanh bất động sản. Phát triển các hội, hiệp hội về từng loại hình, kinh doanh và tăng cường công tác nghiên cứu, đào tạo và phổ biến ưu điểm, thế mạnh các loại hình kinh doanh hiệu quả.

10. Giải pháp phát triển sản phẩm đặc sản, hàng truyền thống

- Sử dụng, khai thác và phát huy đầy đủ các giá trị sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc sản, gắn với việc xây dựng và phát triển thương hiệu tỉnh Thừa Thiên Huế. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, khai thác thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu riêng cho các sản phẩm thủ công truyền thống Huế. Tiếp tục cải tiến bao bì, đóng gói sản phẩm theo hướng văn minh, lịch sự, gọn đẹp phù hợp với xu thế thương mại hiện đại.

- Hình thành mô hình Trung tâm thương mại hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm truyền thống của tỉnh trên địa bàn thành phố Huế, tiến tới hình thành sàn giao dịch hàng thủ công mỹ nghệ. Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu và bán hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm truyền thống tại các điểm tham quan du lịch, tuyến du lịch, các phố du lịch chính; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xây dựng khu trình diễn, giới thiệu sản phẩm làng nghề thủ công Huế phục vụ du lịch tại Thuỷ Xuân.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ với các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, trường mỹ thuật, các thương nhân, các họa sỹ tạo mẫu trên địa bàn nhằm tạo sự hợp tác và hỗ trợ giữa sáng tác, sản xuất, tuyên truyền quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

- Tạo dựng các kênh phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm truyền thống xâm nhập vào các cơ sở bán lẻ hiện đại. Khuyến khích phát triển các thương nhân, các doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh sản phẩm nghề và làng nghề thủ công làm hạt nhân phát triển sản xuất và làm đầu mối thu gom tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề, trên cơ sở tập hợp, phân công, hợp tác sản xuất với các hộ sản xuất gia đình là vệ tinh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch

Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức công bố quy hoạch; triển khai tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại:

- Phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố rà soát, xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển chi tiết mạng lưới kết cấu hạ tầng của ngành (quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn, trung tâm mua sắm, siêu thị và cửa hàng lớn... quy hoạch các đường phố thương mại chuyên doanh; các tổng kho, quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu, trung tâm cung ứng dịch vụ thương mại, logictics) và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, từ đó có các biện pháp và chính sách phù hợp để mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và các phân ngành bán buôn và bán lẻ thương mại phát triển một cách hài hoà, hợp lý, hiệu quả.

- Xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các đề án về hỗ trợ doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; đề án hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ phát triển phương thức kinh doanh, áp dụng kỹ thuật, công nghệ kinh doanh hiện đại cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho doanh nghiệp thương mại; đề án cải cách các nhà phân phối truyền thống sang hiện đại...

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành Quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn phân phối lớn, có tiềm lực mạnh đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển thị trường tiêu thụ nông sản.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành một số quy định về các hành vi giao dịch, mua bán hàng hóa trên địa bàn tỉnh, như: Quy định về hành vi giao dịch nhập hàng của các doanh nghiệp bán lẻ thương mại; biện pháp quản lý hành vi khuyến mãi của các doanh nghiệp bán lẻ; hợp đồng đại lý tiêu thụ hàng hóa, nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia, đưa hoạt động thương mại dịch vụ của tỉnh phát triển đúng mục đích, yêu cầu.

- Khuyến khích và hỗ trợ cho việc thành lập Hiệp hội các nhà phân phối của Thừa Thiên Huế. Xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại để hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp.

- Tăng cường phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành trung ương và đẩy mạnh hợp tác liên kết cùng phát triển thương mại với các tỉnh, thành phố trong nước theo nhiều phương thức linh hoạt. Gắn kết các hoạt động phát triển xuất khẩu với mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân trong Tỉnh.

- Cải tiến chế độ thống kê, báo cáo; tổ chức cập nhật, phổ biến thông tin KT-XH chung của tỉnh và thông tin về thị trường, sản phẩm, giá cả hàng hóa xuất khẩu lên các trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

2. Công tác phối hợp thực hiện quy hoạch

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thực hiện quy hoạch; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và vào lĩnh vực thương mại của Tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng cường xúc tiến, thu hút vốn đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

b) Sở Xây dựng: định hướng bố trí không gian và kiến trúc phù hợp cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn Tỉnh.

c) Sở Tài chính: Cân đối và bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư cho các hạng mục công trình thương mại có sự hỗ trợ của kinh phí của Nhà nước. Tham mưu xây dựng kế hoạch và cơ chế phát triển xuất khẩu các dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính; quy định về phí và lệ phí và chính sách về thuế để ổn định thị trường và khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển thương mại của Tỉnh.

d) Sở Giao thông Vận tải: Trên cơ sở mạng lưới thương mại được quy hoạch, cần có kế hoạch triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông của Tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới thương mại và cho lưu chuyển hàng hóa trên thị trường. Phối hợp với Công an Tỉnh cải tiến và hoàn thiện quản lý giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại ở các khu vực cũng như thuận lợi cho việc cung ứng, bốc dỡ và nhập hàng vào mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định vị trí cụ thể, dành quỹ đất phù hợp cho phát triển hạ tầng thương mại theo quy hoạch. Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành khác để tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách sử dụng đất cho phát triển thương mại.

e) Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại của tỉnh áp dụng các công nghệ kinh doanh và quản lý hiện đại; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ...

g) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai thực hiện xây dựng các dự án phát triển ngành hàng đã có quy hoạch; tiếp tục xây dựng các dự án phát triển ngành hàng nhằm tạo ra lượng hàng hóa đảm bảo cho tiêu dùng và góp phần vào xuất khẩu; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương để tăng cường kết nối giữa nhà sản xuất với các hệ thống phân phối hiện đại.

h) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Tham mưu các chính sách ưu đãi để thu hút lao động có trình độ vào ngành thương mại. Lập Đề án xây dựng một số trung tâm và chương trình đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu lao động.

k) Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng dẫn thực hiện Chương trình Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về công nghệ và chuyển giao công nghệ; phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thương mại.

I) Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Ban Quản lý khu vực đô thị mới: Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại trên từng địa bàn quản lý; đẩy mạnh thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn.

m) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế: Phối hợp liên ngành và liên vùng nhằm triển khai các chương trình, kế hoạch và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển lĩnh vực thương mại của tỉnh, xây dựng và triển khai các quy hoạch, chương trình; kế hoạch và giải pháp phát triển thương mại trên từng địa bàn.

- Chủ động quy hoạch, dự trữ quỹ đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng thương mại, đồng thời, tổng hợp để bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và các giai đoạn tiếp theo.

- Quy hoạch một số tuyến phố văn minh thương mại nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ và bền vững trong công tác quản lý đô thị, phát triển du lịch, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, thành phố Pestival của Việt Nam.

- Lập quy hoạch các khu vực, các tuyến phố chuyên doanh, quy định các khu vực hạn chế kinh doanh, hạn chế một số lĩnh vực kinh doanh tại trung tâm đô thị; hoàn thành quy hoạch và công bố trước năm 2017; đến năm 2020 hình thành một số tuyến phố chuyên doanh chính; giai đoạn 2020-2025 tổ chức thực hiện quy hoạch và hoàn thành việc sắp xếp, di dời, xóa bỏ các điểm kinh doanh không phù hợp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TV Tỉnh ủy, TT HĐND;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC 1

MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh)

Chỉ tiêu

Dự kiến

2015

2020

2025

2030

l. Tổng GDP (HH, tỷ đồng)

41.893

75.083

115.935

186.650

41.262

72.872

110.039

172.074

- GDP/người (Tr đồng)

36,3

61,6

90,3

138,1

35,8

59,8

85,7

127,3

- Thu nhập bq đầu người (Tr đồng)

27,2

48,1

72,2

110,5

26,8

46,6

68,6

101,9

- Chỉ tiêu bq đầu người (Tr đồng)

21,8

36,0

54,2

82,9

21,5

35,0

51,4

76,4

2. GDP TMDV (tỷ đồng)

24.042

45.479

71.459

120.413

23.621

43.693

67.120

110.576

- Tỷ trọng GDP TM/GDP TMDV (%)

16,0

16,5

17,8

20,0

16,0

16,5

17,8

20,0

3. GDP Thương mại (tỷ đồng)

3.943

8.521

17.549

35.318

3.874

7.428

13.088

23.553

- GDP TM so với GDP (%)

9,41

11,35

15,14

18,3

9,39

10,19

11,89

13,69

- GDP TMDV/ GDP (%)

57,4

60,6

61,6

64,5

57,2

60,0

61,0

64,3

- GDP TM / GDP TMDV (%)

16,4

17

19,5

21,3

16,4

17

19,5

21,3

4. Tổng mức BL HH (tỷ đồng)

24.643

61.345

140.134

300.343

23.512

56.454

126.356

270.543

- Tổng mức BLHH/người (tr đ)

21,3

50,1

109,0

222,0

20,4

46,0

98,1

199,8

5. Tổng mức BLHH&DTDV (tỷ đồng)

32.344

81.566

200.124

460.834

30.545

75.321

180.568

415.345

6. Giá trị XK (tr USD)

716,9

1250

2.645

5.212

7. Giá trị NK (tr USD)

502

1.139

2.402

4.603

8. Dự báo lao động TM

87.789

107.435

134.376

179.410

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHỢ ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh)

STT

Tên chợ

Địa điểm

Hạng chợ đến 2014

Hạng chợ đến 2020

Hình thức nâng cấp

Tên chợ

Địa điểm

Hạng chợ đến 2030

Hình thức nâng cấp

I.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ Đông Ba

2 Trần Hưng Đạo

1

1

CT

Chợ Tây Linh

Thái Phiên

3

NC

 

Chợ An Cựu

79 Hùng Vương

1

1

NC

Chợ Cầu Đất

Lê Huân

3

NC

 

Chợ Tây Lộc

209 Nguyễn Trãi

1

1

NC

Chợ đầu mối phía Nam

 

1

XM

 

Chợ Bến Ngự

47 Phan Bội Châu

2

2

NC

Chợ Phường An Đông

P. An Đông

3

XM

 

Chợ Phước Vĩnh

93 Trần Phú

2

2

NC

 

 

 

 

 

Chợ Thủy Biều

Ngô Hà

3

3

NC

 

 

 

 

 

Chợ An Hoà

Đặng Tất

3

3

XM

 

 

 

 

 

Chợ Cồn

206 Chi Lăng

3

3

NC

 

 

 

 

 

Chợ Thủy Xuân

Phường Thủy Xuân

 

3

XM

 

 

 

 

II.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ Thần Phù

Phường Thủy Châu

3

3

NC

Chợ Thủy Phương

P. Thủy Phương

3

XM

 

Chợ Dạ Lê

Phường Thủy Phương

3

3

XL

Chợ Thủy Vân

X. Thủy Vân

3

XM

 

Chợ Dạ Lê

Xã Thủy Vân

3

3

NC

Chợ Thủy Lương

P. Thủy Lương

3

XM

 

Chợ Mai-Phú Bài

Phường Phú Bài

3

3

XL

Chợ Phú Sơn

X. Phú Sơn

3

XM

 

Chợ Trung Tâm Phú Bài

Phường phú Bài

2

2

XL

 

 

 

 

III.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ Tứ Hạ

TDP 8, p.Tứ Hạ

2

1

NH

Chợ Hải Dương

xã Hải Dương

3

NC

 

Chợ Kệ

Tổ 8, p.Hương Xuân

3

3

XM

Chợ Văn Xá

P.Hương Văn

3

XL

 

Chợ La Chữ

TDP 8, p.Hương Chữ

3

3

XL

Chợ Bình Thành

xã Bình Thành

3

NC

 

Chợ Bình Điền

xã Bình Điền

3

2

XL+NH

Chợ Thuận Hòa

xã Hương Phong

3

NC

 

Chợ Hương Cần

xã Hương Toàn

0

3

XL

Chợ Thanh Phước

xã Hương Phong

3

NC

 

Chợ Minh Thanh

Xã Hương Vinh

 

3

XM

Chợ Triều Đông

xã Hương Vinh

3

XL

 

Chợ Hồng Tiến

xã Hồng Tiến

 

3

XM

Chợ Hương Vân

X. Hương Vân

3

XM

 

 

 

 

 

 

Chợ Hương Thọ

xã Hương Thọ

3

XM

IV.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ Phò Trạch

TT. Phong Điền

2

2

NC

Chợ An Lỗ

Thôn An Lỗ, xã Phong Hiền

2

NC

 

Chợ Cổ Bi

xã Phong Sơn

3

3

NC

Chợ Minh Hương

Thôn 7, xã Điền Hải

3

XL

 

Chợ Phong Xuân

Xã Phong Xuân

3

2

NH

 

 

 

 

 

Chợ Phong Mỹ

xã Phong Mỹ

3

2

NC

 

 

 

 

 

Chợ Phò Trạch Đệm

xã Phong Bình

3

2

NC

 

 

 

 

 

Chợ Ưu Điềm

xã Phong Hòa

3

2

NH

 

 

 

 

 

Chợ Phong Thu

xã Phong Thu

 

3

XM

 

 

 

 

V.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ Chiều

xã Quảng Ngạn

3

3

NC

Chợ Nịu

xã Quảng Thái

3

XM

 

Chợ Ngư Mỹ Thạnh

xã Quảng Lợi

3

3

NC

Chợ Phước Yên

xã Quảng Thọ

3

NC

 

Chợ Tây Thành

xã Quảng Thành

3

2

NH

Chợ Mỹ Xá

xã Quảng An

3

XL

 

Chợ Kim Đôi

xã Quảng Thành

3

3

NC

Chợ Nang

xã Quảng Vinh

3

XL

VI.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ Dưỡng Mong

Xã Phú Mỹ

3

3

XL

Chợ Kế Võ

xã Vinh Xuân

3

XL

 

Chợ An Dương

Xã Phú Thuận

3

3

NC

Chợ Thanh Lam Bồ

xã Vinh Thái

3

NC

 

Chợ Quy Lai

Xã Phú Thanh

3

3

NC

Chợ Hòa Duân

xã Phú Thuận

3

NC

 

 

 

 

 

 

Chợ Phú Hồ

xã Phú Hồ

3

XM

VII.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ La Sơn

xã Lộc Sơn

3

1

XM+NH

Lộc Vĩnh

xã Lộc Vĩnh

3

XM

 

Chợ Truồi Lộc An

xã Lộc An

2

2

NC

Cầu Đá

xã Vinh Hải

3

NC

 

Chợ Đồi 30

xã Lộc Điền

0

3

XM

Mỹ Lợi

xã Vinh Mỹ

2

NH

 

Thừa Lưu

xã Lộc Tiến

3

2

NH

Chợ Lộc Hòa

xã Lộc Hòa

3

XM

 

Chợ Lăng Cô

Thị trấn Lăng Cô

3

1

XM+NH

Chợ Lộc Bình

xã Lộc Bình

3

XM

 

Chợ Vinh Hiền

xã Vinh Hiền

3

1

XM+NH

Chợ Vinh Hưng

xã Vinh Hưng

2

XM+NH

 

Chợ Bến Ván

xã Lộc Bổn

0

3

XM

Chợ Đò

xã Vinh Giang

3

NC

VIII.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ A Đớt

Xã A Đớt

3

3

XM

Chợ trung tâm A Lưới

thị trấn. A Lưới

1

NC+NH

 

Chơ Bốt Đỏ

Xã Phú Vinh

3

3

XM

Chợ Hương Nguyên

xã Hương Nguyên

3

XM

 

Chợ trung tâm A Lưới

thị trấn. A Lưới

2

2

NC

Chợ Hồng Vân

xã Hồng Vân

3

XM

 

 

 

 

 

 

Chợ Hồng Trung

xã Hồng Trung

3

XM

 

 

 

 

 

 

Chợ Cửa khẩu S3

xã Hồng Vân

3

XM

 

 

 

 

 

 

Chợ cửa khẩu S10

xã A Đớt

3

XM

IX.

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2021-2030

 

Chợ Nam Đông

Xã Hương Giang

3

3

NC

Chợ Khe Tre

Thị trấn Khe Tre

1

NH

 

Chợ Long Quảng

Xã Thượng Long

3

3

NC

Chợ Nam Đông

xã Hương Giang

2

NH

 

Chợ Thượng Quảng

Xã Thượng Quảng

 

3

XM

Chợ Long Quảng

xã Thượng Long

2

NH

 

 

 

 

 

 

Chợ Thượng Nhật

xã Thượng Nhật

3

XM

(Ghi chú viết tắt: NC: nâng cấp, XM: xây mới, XL: xây lại, CT: cải tạo, NH: nâng hạng chợ)

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh)

STT

Danh mục đầu tư

Địa điểm

Giai đoạn đầu tư

Ghi chú

2015-2020

2021-2030

I

Thành phố Huế

 

 

 

 

1

Trung tâm thương mại-Dịch vụ-Giải trí-Văn hóa

Khu quy hoạch Bà Triệu- Tôn Đức Thắng

X

 

Đã đồng ý chủ trương cho Công ty CP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim nghiên cứu đầu tư; Hạng 2; diện tích đất 6.126m2.

2

Trung tâm thương mại Vingroup

Số 50A Hùng Vương

X

 

Tập đoàn Vingroup đầu tư (đã khởi công ngày 22/3/2015); Hạng 2; diện tích đất 4.575m2

3

Siêu thị và cao ốc văn phòng

Số 02 Nguyễn Tri Phương

X

 

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Viwaseen-Huế đầu tư; Hạng 2; diện tích đất 2.577m2

4

Trung tâm thương mại Phạm Văn Đồng

Khu đất trước đây dự kiến xây dựng khách sạn Âu Cơ-đường Phạm Văn Đồng

 

X

Đã đồng ý chủ trương cho Công ty CP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim nghiên cứu đầu tư; Hạng 2

5

Trung tâm thương mại và Giao dịch Quốc tế

Phường An Đông

 

X

Hạng 2

6

Trung tâm thương mại An Hòa

Phường An Hòa

 

X

Hạng 3

7

Trung tâm thương mại Kim Long- Hương Long

Phường Kim Long-Hương Long

 

X

Hạng 3

8

Trung tâm thương mại Thủy Xuân

Phường Thủy Xuân

 

X

Hạng 3

9

Siêu thị An Vân Dương

Khu đô thị An Vân Dương

 

X

Hạng 1

10

Siêu thị Trường An

Phường Trường An

X

 

Hạng 2

11

Siêu thị Đống Đa

Phường Phú Nhuận

X

 

Hạng 2

12

Siêu thị thực phẩm đông lạnh

Phường An Đông

 

X

Hạng 1

13

Siêu thị điện tử, điện máy

Phường An Đông

 

X

Hạng 2

14

1-2 phường có một Trung tâm thương mại

Các phường trên địa bàn thành phố Huế

 

X

Hạng 3

II

Thị xã Hương Thủy

 

 

 

 

1

Trung tâm trưng bày và dịch vụ bảo hành bảo trì ô tô

Khu đô thị Đông Nam Thủy An

X

 

 

2

Trung tâm thương mại Phú Bài

Phường Phú Bài

X

 

Hạng 2

3

Siêu thị Thủy Phương

Phường Thủy Phương

 

X

Hạng 2

4

Đầu tư 2 trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn hạng 2

 

 

X

Hạng 2

5

Đầu tư 2 trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn hạng 3

 

 

X

Hạng 3

III

Thị xã Hương Trà

 

 

 

 

1

Trung tâm thương mại Tứ Hạ

Phường Tứ Hạ

 

X

Hạng 2

2

Trung tâm thương mại Hải Dương

Xã Hải Dương

 

X

Hạng 3

3

Trung tâm thương mại tại Km9

Xã Hương Chữ

 

X

Hạng 3

4

Siêu thị Bao Vinh

Chuyển đổi từ chợ Bao Vinh

X

 

Hạng 2

5

Siêu thị Bình Điền

Xã Bình Điền

 

X

Hạng 2

IV

Huyện Phong Điền

 

 

 

 

1

Trung tâm thương mại Phong Điền

Thị trấn Phong Điền

 

X

Hạng 3

2

Siêu thị Phong Hiền

Xã Phong Hiền

X

 

Hạng 2

3

Siêu thị Điền Lộc

Xã Điền Lộc

X

 

Hạng 2

4

Trung tâm thương mại An Lỗ

Thị trấn An Lỗ

 

X

Hạng 3

5

Trung tâm thương mại Điền Lộc

Xã Điền Lộc

 

X

Hạng 3

V

Huyện Quảng Điền

 

 

 

 

1

Trung tâm thương mại Sịa

Thị trấn Sịa

X

 

Hạng 3

2

Siêu thị Quảng Phú

Xã Quảng Phú

 

X

Hạng 2

VI

Huyện Phú Vang

 

 

 

 

1

Trung tâm thương mại Thuận An

Thị trấn Thuận An

 

X

Hạng 3

2

Siêu thị Vinh Thanh

xã Vinh Thanh

X

 

Hạng 2

3

Trung tâm thương mại Vinh Thanh

 

 

X

Hạng 3

VII

Huyện Phú Lộc

 

 

 

 

1

Trung tâm thương mại Phú Lộc

Thị trấn Phú Lộc

 

X

Hạng 3

2

Trung tâm thương mại KKT Chân mây-Lăng Cô

KKT Chân mây-Lăng Cô

X

 

Hạng 3

3

Siêu thị Vinh Hiền

Xã Vinh Hiền

X

 

Hạng 2

4

Siêu thị Lăng Cô

Thị trấn Lăng Cô

 

X

Hạng 1

 

Siêu thị Lộc Sơn

Xã Lộc Sơn

 

X

Hạng 2

VIII

Huyện A Lưới

 

 

 

 

1

Siêu thị A Lưới

Thị trấn A Lưới

 

X

Hạng 2; Kết hợp với chợ truyền thống hình thành trung tâm thương mại ở thị trấn A Lưới

2

Siêu thị A Đớt

KKT Cửa khẩu A Đớt

 

X

Hạng 2; Kết hợp với chợ truyền thống hình thành trung tâm thương mại ở Cửa khẩu A Đớt

IX

Huyện Nam Đông

 

 

 

 

1

Siêu thị Khe Tre

Thị trấn Khe Tre

 

X

Hạng 2; Kết hợp với chợ truyền thống hình thành trung tâm thương mại ở thị trấn Khe Tre

 

PHỤ LỤC 4

NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘT SỐ KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU  ĐẾN NĂM 2030 THEO QUY HOẠCH
(Ban hành Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh)

STT

 

Giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến 2030

Ghi chú

 

 

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Đất (m2)

Số Iượng

Vốn (tỷ đồng)

Đất (m2)

 

I

Trung tâm HCTL

1

400

100.000

 

 

 

Nhóm B

II

TTTM

6

2.523

31.201

33

5.150

148.000

 

1

Hạng 1

 

 

 

 

 

 

 

2

Hạng 2

3

1.823

20.701

5

1.800

50.000

 

3

Hạng 3

3

300

10.500

28

3.350

98.000

 

III

Siêu thị

8

160

8.000

12

412

18.000

 

1

Hạng 1

 

 

 

4

240

10.000

 

2

Hạng 2

8

160

8.000

8

172

8.000

 

3

Hạng 3

 

 

 

 

 

 

 

IV

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

A

XD mới, xây lại

21

96

92.800

25

107,52

89.600

 

1

Hạng 1, chợ đầu mối

3

28,8

28.800

1

11,52

9.600

 

2

Hạng 2

2

12,8

12.800

1

7,68

6.400

 

3

Hạng 3

16

54,4

51.200

23

88,32

73.600

 

B

Cải tạo, nâng cấp

27

58,88

 

17

33,407

 

 

1

Hạng 1, chợ đầu mối

4

15,36

 

2

9,216

 

 

2

Hạng 2

11

28,16

 

4

12,295

 

 

3

Hạng 3

12

15,36

 

11

16,896

 

 

TỔNG CỘNG

 

3237,88

232.001

 

5707,927

255.600

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1546/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 1546/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 07/08/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1546/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…