Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 1450/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt;
Căn cứ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và Phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng nhập khẩu (Mẫu 01-XX/2009).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2009.

Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính;
+ Lãnh đạo Bộ: để b/c;
+ Vụ HTQT, CST, PC: để phối hợp;
- Bộ Công thương (Vụ XNK, CSTMĐB): để phối hợp;
- Phòng TM&CN Việt Nam: để phối hợp;
- Trang Website HQ;
- Lưu: VT, Vụ GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG  
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

QUY TRÌNH

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1450/QĐ-TCHQ ngày 24/7/2009 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan)

Phần 1.

HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Quy trình này hướng dẫn kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm về xuất xứ của hàng hóa. Khi có nghi ngờ về xuất xứ, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ cần thiết để chứng minh và/hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

3. Cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

3.1. Đối với hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt: thực hiện theo quy định của pháp Luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

3.2. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất ưu đãi MFN, thuế suất thông thường và các trường hợp khác: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa; Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 và Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01/6/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa XNK có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP nêu trên.

3.3. Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp Luật Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế hai bên và nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên.

3.4. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo thông báo của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế tại thời điểm đó.

3.5. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang ở trong thời điểm Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo thông báo của Bộ Công thương và các cơ quan có thẩm quyền.

3.6. Các chỉ dẫn của hệ thống quản lý rủi ro theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

Phần 2.

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

I. KIỂM TRA, XÁC NHẬN TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU.

1. Cơ quan thực hiện kiểm tra xác nhận trước xuất xứ là Tổng cục Hải quan theo quy định tại Điều 8 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vụ Giám sát quản lý về hải quan là đơn vị đầu mối, tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng cục Hải quan thực hiện việc xác nhận trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

2. Thủ tục kiểm tra, xác nhận trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 79/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3. Mẫu Phiếu xác nhận trước xuất xứ được ban hành kèm theo quy trình này (Mẫu 01-XX/2009).

II. KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA KHI KIỂM TRA SƠ BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN.

1. Đối với trường hợp không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra việc khai xuất xứ trên tờ khai hải quan.

2. Đối với trường hợp phải nộp C/O: yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O khi đăng ký tờ khai hải quan và kiểm tra sơ bộ các tiêu chí trên C/O. Nếu có sai lệch, nghi vấn thì đề xuất chuyển sang kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.

Trường hợp doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chậm nộp C/O thì giải quyết theo quy định.

III. KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA KHI KIỂM TRA CHI TIẾT HỒ SƠ HẢI QUAN.

1. Trường hợp không phải nộp C/O:

Kiểm tra nội dung khai xuất xứ trên tờ khai hải quan và đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Phiếu xác nhận trước xuất xứ (nếu có),…

2. Đối với trường hợp phải nộp C/O (áp dụng đối với cả C/O được cấp điện tử):

2.1. Kiểm tra hình thức của C/O:

a) Trên C/O phải thể hiện dòng chữ FORM D / FORM E / FORM S / FORM AK /FORM AJ,…;

b) Số tham chiếu: mỗi C/O có một số tham chiếu riêng;

c) Các tiêu chí trên C/O phải được điền đầy đủ;

d) Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/O phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp Luật có liên quan (lưu ý mặt sau C/O phải ghi đầy đủ tên các nước thành viên).

2.2. Kiểm tra nội dung C/O:

a) Kiểm tra đối chiếu dấu và chữ ký trên C/O với mẫu dấu và chữ ký của người và cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/O đã được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Lưu ý kiểm tra:

a.1) Thời hạn có hiệu lực của chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/O;

a.2) Người ký cấp C/O phải đúng với Phòng cấp C/O đã được Tổng cục thông báo (không chấp nhận trường hợp người ký trên C/O thuộc Phòng cấp này nhưng con dấu của Phòng cấp khác).

b) Kiểm tra thời hạn hiệu lực của C/O;

c) Sự phù hợp, thống nhất giữa các thông tin trên C/O với nhau và giữa nội dung trên C/O với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn, chi tiết đóng gói hàng hóa, Phiếu xác nhận trước xuất xứ (nếu có)). Trong đó lưu ý về tên người nhập khẩu, tên hàng, lượng hàng, mã HS, trị giá, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số hiệu chứng từ có liên quan, loại phương tiện vận tải, cảng đi, cảng đến,…;

d) Kiểm tra cách ghi tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa trên C/O (theo tiêu chí hàm lượng xuất xứ, hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hóa, tiêu chí xuất xứ thuần túy,…) được quy định tại các Quy tắc xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do do Bộ Công thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau C/O;

đ) Đối với C/O có hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành: căn cứ quy định tại Hiệp định và văn bản pháp Luật liên quan để chấp nhận hoặc không chấp nhận C/O;

e) Kiểm tra thông tin về hành trình của lô hàng ghi trên C/O để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đã đáp ứng đúng quy tắc vận chuyển trực tiếp theo quy định tại các Quyết định của Bộ Công thương và Thông tư của Bộ Tài chính để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Lưu ý trường hợp hàng hóa quá cảnh qua một nước/lãnh thổ thứ ba không phải là thành viên (riêng đối với C/O mẫu AK kể cả quá cảnh qua một nước là thành viên) thì yêu cầu người khai hải quan phải nộp bản xác nhận của cơ quan hải quan nước quá cảnh hoặc người vận chuyển xác nhận hàng hóa quá cảnh là cần thiết và hàng hóa được giữ nguyên trạng;

g) Đối với C/O cấp sau:

g.1) Trên C/O phải ghi dòng chữ “issued restroactively/issued retrospectively” hoặc được đánh dấu vào ô thích hợp;

g.2) Đối chiếu ngày giao hàng trên vận đơn/các chứng từ vận tải khác với ngày cấp C/O để đảm bảo phù hợp với quy định về C/O cấp sau.

h) C/O cấp thay thế:

Căn cứ quy định tại Hiệp định liên quan cho phép được cấp C/O thay thế để kiểm tra và chấp nhận C/O. Riêng đối với C/O mẫu D, trên C/O thay thế phải có dòng chữ thể hiện C/O được cấp thay thế cho C/O trước đó.

2.3. Đối với C/O giáp lưng: thực hiện kiểm tra, đối chiếu về hình thức và nội dung C/O như điểm 2.1 và 2.2 trên đây.

Riêng đối với C/O mẫu D giáp lưng, không bắt buộc người nhập khẩu phải nộp C/O mẫu D gốc do nước thành viên đầu tiên cấp cùng với C/O mẫu D giáp lưng. Nếu có nghi ngờ về tính hợp lệ của C/O, thì tiến hành xác minh C/O theo hướng dẫn tại Mục VI Phần II dưới đây.

2.4. Đối với C/O cấp điện tử:

Kiểm tra C/O như hướng dẫn tại điểm 2.1 đến 2.3 trên đây và các văn bản có liên quan để thực hiện Hiệp định thương mại tự do (ví dụ: khi kiểm tra C/O mẫu AK điện tử của Hàn Quốc, phải truy cập website của cơ quan cấp để đối chiếu C/O do người nhập khẩu nộp với C/O trên mạng của cơ quan cấp và in một bản từ website để lưu hồ sơ lô hàng. Nếu không có thông tin hoặc không tìm thấy C/O mẫu AK điện tử thì tiến hành xác minh C/O theo hướng dẫn tại Mục VI Phần II dưới đây).

IV. KIỂM TRA XUẤT XỨ KHI KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA.

Nội dung kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

1. Kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa, bao bì, nhãn hàng hóa; đối chiếu với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan, với kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.

2. Các thức kiểm tra xuất xứ trên hàng hóa:

2.1. Kiểm tra việc ghi xuất xứ trên hàng hóa nhập khẩu: trên sản phẩm, bao bì, nhãn hàng hóa. Lưu ý xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, cách ghi xuất xứ phải phù hợp với quy định tại Điều 17 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP;

2.2. Kiểm tra sự thống nhất về xuất xứ trên hàng hóa, bao bì, nhãn mác;

2.3. Đối với hàng nhập khẩu là hàng lỏng, hàng rời (không thể ghi nhãn mác trên hàng hóa và bao bì) thì kiểm tra hành trình của lô hàng để có cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa.

3. Ghi kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa vào phần kiểm tra hàng hóa trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và trên tờ khai hải quan theo quy định.

V. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA.

Việc xử lý kết quả kiểm tra xuất xứ thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định của pháp Luật có liên quan.

VI. THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN XÁC MINH C/O

Khi có nghi vấn về tính hợp lệ của C/O hoặc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, thủ tục xác minh được thực hiện như sau:

1. Đối với Chi cục Hải quan: có văn bản thông báo rõ các nghi vấn của cơ quan hải quan và yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan. Nếu sau khi có giải trình hoặc tài liệu bổ sung của người khai hải quan nhưng chưa đủ cơ sở giải quyết thì có văn bản báo cáo gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố xin ý kiến chỉ đạo.

2. Đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

2.1. Cung cấp thêm thông tin và tài liệu cần thiết (nếu có) để Chi cục xem xét, giải quyết;

2.2. Nếu đủ cơ sở giải quyết thì ban hành văn bản hướng dẫn Chi cục, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp biết;

2.3. Trường hợp chưa đủ cơ sở giải quyết, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo ngay để Tổng cục Hải quan có ý kiến chỉ đạo.

Thời hạn xem xét, trả lời tại cấp Cục chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục.

3. Đối với Tổng cục Hải quan:

3.1. Nếu đủ cơ sở giải quyết thì trả lời ngay hoặc cung cấp thông tin/tài liệu để Cục Hải quan tỉnh, thành phố giải quyết.

Thời hạn xem xét, trả lời tại Tổng cục chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;

3.2. Trường hợp cần phải xác minh với cơ quan cấp C/O của nước xuất khẩu, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu xác nhận tính xác thực của C/O hoặc giải trình, làm rõ các nghi vấn về xuất xứ hàng hóa; nếu cần thiết sẽ tiến hành việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa tại các nước xuất khẩu (theo quy định về thủ tục Điều tra, xác minh C/O của Quy chế xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do) và đồng thời có văn bản thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có vướng mắc để biết và trả lời doanh nghiệp.

Thời hạn và thủ tục xác minh với cơ quan cấp C/O nước ngoài căn cứ vào các quy định của từng Hiệp định thương mại tự do liên quan.

Phần 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có trách nhiệm:

1.1. Hướng dẫn và phân công công chức thực hiện quy trình này, gắn với việc thực hiện các quy trình thủ tục hải quan có liên quan;

1.2. Giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc thẩm quyền của Chi cục.

2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

2.1. Hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết vướng mắc việc thực hiện quy trình này đối với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp;

2.2. Bố trí cán bộ chuyên trách về xuất xứ hàng hóa tại Phòng nghiệp vụ để tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác xuất xứ hàng hóa;

2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xuất xứ hàng hóa cho công chức thuộc các Chi cục Hải quan.

3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan:

3.1. Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan – đơn vị đầu mối về xuất xứ hàng hóa của Tổng cục Hải quan – có trách nhiệm:

a) Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục quản lý về xuất xứ hàng hóa;

b) Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các vướng mắc về xuất xứ của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp;

c) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Văn phòng Tổng cục xây dựng cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa để cung cấp thông tin cho các đơn vị trong ngành và cộng đồng doanh nghiệp;

d) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan về các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

3.2. Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách xuất xứ tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền thì các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất để Tổng cục Hải quan (qua Vụ Giám sát quản lý) xem xét giải quyết./

 

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG 
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

MẪU 01 XX/2009

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:            /CN-TCHQ

Hà Nội, ngày…. tháng …. năm …..

 

PHIẾU XÁC NHẬN TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Quyết định số …. QĐ-TCHQ ngày …../…../… của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

Xét đề nghị của …………………………. (ghi tên doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền xác nhận) tại đơn số ……ngày …../…./…..

Tổng cục Hải quan xác nhận trước xuất xứ hàng hóa của Công ty: ...............................

Địa chỉ: ............................................................................................................................. ;

Số điện thoại: ............................................ : Số fax: .......................................................... ;

Mã số thuế: ........................................................................................................... như sau:

 

STT

Tên hàng

Mã số HS

Nước, cơ sở SX, XK

Tiêu chí xác định

Xuất xứ hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phiếu này có hiệu lực trong thời hạn một năm kể từ ngày ký xác nhận./.

 

 

Nơi nhận:
- Công ty;
- Cục HQ các tỉnh, thành phố;
- Website Hải quan;
-Lưu: VT, GSQL.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG 
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------------

No.: 1450/QD-TCHQ

Hanoi , July 24, 2009

 

DECISION

ON PROMULGATING THE PROCESS OF INSPECTION AND IDENTIFICATION OF ORIGIN OF IMPORT GOODS

THE DIRECTOR GENERAL OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS

Pursuant to the Customs Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001 and the Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005, amending and supplementing a number of articles of the Customs Law;

Pursuant to the Government’s Decree No.96/2002/ND-CP of November 19, 2002 prescribing the functions, tasks, powers and organizational structure of The General Department of Customs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005 detailing a number of articles of the Customs Law regarding to customs procedures, customs inspection and supervision;

Pursuant to the Government’s Decree no. 19/2006/ND-CP of February 20, 2006 detailing the commercial law regarding to goods origin;

Pursuant to the Government’s Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006 on labeling of goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20, 2009 of Ministry of Finance guiding customs procedures; customs inspection and supervision; import duty, import duty and tax administration applicable to imports and imports;

At the proposal of the Director of Customs Control and Supervision Department.

DECIDES:

Article 1. To issue together with this Decision the Process of inspection and identification of origin of import goods and the Confirmation in Advance Sheet of Origin of Import goods (Form No. 01-XX/2009)

Article 2. This Decision takes effect as of August 01, 2009.

Article 3. Directors of Customs Departments of provincies and cities, Heads of units under direct control of The General Department of Customs are liable for implementation of this Decision./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PROCESS

OF INSPECTION AND IDENTIFICATION OF ORIGIN OF IMPORT GOODS
(Issued together with the Decision No. 1450/QD-TCHQ of July 24, 2009 of the Director General of Customs)

Part 1. GUIDANCE IN GENERAL

1. This process to guide the inspection and identification of origin regarding to import goods.

2. Regarding to import goods, the customs declarants is responsible for the origin of goods. When there is a doubt about the origin, the customs offices require the customs declarants to provide necessary evidences to prove and / or request the concerned agencies and organizations to verify the origin of import goods.

3. Legal foundation for the inspection and identification of origin of import goods

3.1. Regarding to goods eligible for particularly preferential duty rates: the Vietnam laws and International Agreements concluded or participated by Vietnam shall be applied.

3.2. Regarding to goods eligible for the MFN preferential duty rates, ordinary duty rates and other cases: the Government’s Decree no. 19/2006/ND-CP of February 20, 2006 detailing the Commercial Law regarding to goods origin; the Circulars No. 08/2006/TT-BTM of April 17, 2006 and No. 10/2006/TT-BTM June 01, 2006 of Ministry of Trade (currently Ministry of Industry and Trade) guiding the identification of origin of exports and imports not wholly obtained or produced in this country or territory according to the above mentioned Decree No. 19/2006/ND-CP shall be applied.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.4. Regarding to imports at a moment of potentially causing hazardous to social safety, public health or environmental sanitation and need to be controlled, the inspection of origin comply with the annoucements of the Vietnamese state management agencies and international organizations at that moment.

3.5. Regarding to imports from countries which at the moment Vietnam is applying anti-dumping duties, anti-subsidy duties, the safeguard measures, measures of tariff quotas, and measures of quantity limitation, the inspection of origin of goods shall comply with the annoucement of the Ministry of Industry and Trade and competent authorities.

3.6. The instructions of the risk management system under the guidance of the Ministry of Finance and the General Department of Customs.

Part 2. SPECIFIC GUIDANCE

I. INSPECTION AND CONFIRMATION IN ADVANCE OF ORIGIN OF IMPORT GOODS

1. The agency to implement the inspection and confirmation in advance of origin is the General Department of Customs according to the provisions of Article 8 of the April 20, 2009 Circular No. 79/2009/TT-BTC of the Ministry of Finance guiding customs procedures; customs inspection and supervision; import duty, import duty and tax administration applicable to imports and imports. The Customs Control and Supervision Department is the focal unit to assist and advise the leaders of the General Department of Customs in implementing the confirmation in advance of origin of import goods.

2. Procedures for the inspection and confirmation in advance of origin shall comply with the provisions of Article 8 of the Circular No. 79/2009/TT-BTC of the Ministry of Finance.

3. Form of confirmation in advance sheet of origin is issued together with this Process (Form No. 01-XX/2009).

II. INSPECTION OF ORIGIN OF GOODS WHEN INSPECT THE CUSTOMS DOSSIER PRELIMINARILY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Regarding to cases being required to submit the Certification of Origin (C/O): request the customs declarants to submit C/O at the registration of customs declaration and inspect preliminarily criterias on the C/O. If there are any discrepancies, doubt, propose to transfer to inspect in details of customs dossiers.

Where enterprises have written requests to defer the submission of C/O, settle according to regulations.

III. INSPECTION OF ORIGIN OF GOODS WHEN INSPECT IN DETAILS THE CUSTOMS DOSSIER

1. Regarding to cases being not required to submit the Certification of Origin (C/O):

To Inspect the contents of origin declaration in the customs declaration and compare them with documents related to the origin in customs dossier e.g contracts, commercial invoices, transport documents, confirmation in advance sheet of origin (if any), etc.

2. Regarding to cases being required to submit the Certification of Origin (C/O): (applies also to C/O issued electronically):

2.1. Inspect the form of C/O:

a) The C/O must reflect the wordsFORM D / FORM E / FORM S / FORM AK / FORM AJ, etc.”

b) Reference number: each C/O has a particular reference number;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Size, color, language, and the back of the C/O must comply with the provisions of the involving Treatries and the legal documents (note: names of member countries must be written fully on the back of C/O)

2.2. Inspect the contents of C/O:

a) Inspect and compare seal and signature on the C/O with the specimen of seal and signature of the person and organ or organization that is authorized to issue C/O which have been informed by the General Department of Customs to Customs Department of provinces, cities. Particularly inspect:

a.1) The validity period of the signature of person who is authorized to issue C/O ;

a.2) The signer to grant C/O must be consistent with the C/O granting Division which has been informed by the General Department (cases where the signer on the C/O under a C/O granting Division but the seal of another Division shall not be accepted).

b) Inspect the validity period of the C/O;

c) The compatibility, consistency among the information on the C/O with together and among contents on the C/O with documents of the customs dossiers (customs declarations, contracts, commercial invoices, bill of lading, detailed packaging, confirmation in advance sheet of origin (if any)). Pay attention to name of importer, name and quantity of goods, HS code, value, quality specifications, origin, number of the relevant documents, type of transport means, port of departure, port of destination, etc.

d) Inspect way of writing origin criteria of goods on the C/O (according to the criteria of the original content, or criteria of changing code for the goods, or criterion of sections of processing goods and criteria of wholly obtained or produced in this country or territory, etc.) according to provisions of the Rules of origin implementing the Agreement issued by the Ministry of Industry and Trade and the guide at the back of C/O;

e) For C/O with a commercial invoice issued by a third party: acceptance or not acceptance of the C/O is based on provisions of the relevant Agreements and legal documents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) For issued retroactively C/O:

g.1) The phrase "Issued retroactively / issued retrospectively" must be written on the C/O or marked in the appropriate box;

g.2) Compare the delivery date on the bill of lading / other shipping documents with the C/O issuing date to ensure the compliance with the provisions on issued retroactively C/O.

h) The issued substituting C/O:

Based on the provisions of the relating Agreement allow issuance of substituting C/O to inspect and accept the C/O. Particularly for C/O Form D, on the substituting C/O must have a line showing such as that C/O is issued for replacing the preceding C/O.

2.3. For back-to-back C/O: to inspect and compare the form and content of C / O as prescribed in the point 2.1 and 2.2 hereinabove.

Particularly for the back-to-back C/O form D, the importers are not entilted to submit the original C/O form D issued by the first member country together with back-to-back C/O form D. If there is doubt about the validity of the C/O, the verification of C/O shall be executed under guidance in Section VI of Part II hereinbelow.

2.4. For C/O issued electronically:

Inspect C/O as guided at points 2.1 to 2.3 hereinabove and relating documents in order to implement the free trade agreements (for example, when inspecting a C/O Form AK electronically of Korean, must search website of issuing agency in order to compare the C/O submitted by the importers with the C/O on the website and print out a copy from the website for shipment dossier archivement. In the absence of information or in case that C/O form AK electronically is not found, the verification of C/O shall be executed under guidance in Section VI of Part II hereinbelow.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Contents of inspection of origin at the practical inspection of goods include:

1. Inspect the information of origin written on the goods, packages, and labels; compare with the contents declared by customs declarants on customs declarations, and with results of inspection in details of customs dossiers.

2. The methods of origin inspection on the goods:

2.1. Inspect the writing of origin on imported goods: on the product, packages, and labels. Note: the origin of goods is the compulsory content of goods labels as prescribed in Article 11 of the Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006 of the Government on goods labels, the way of writing origin must compliance with provisions of Article 17 of the Decree No. 89/2006/ND-CP;

2.2. Inspect the consistency of origin on goods, packages, and labels;

2.3. Regarding to imports which are liquid, separate (unable to write label on goods and packages), the inspection of the shipment’s journey shall be executed to get basis for the verification of origin of goods.

3. Write inspection results of the goods origin on the goods inspection part of the inspection Order of form, level and on the customs declaration as prescribed.

V. HANDLING OF THE INSPECTION RESULTS

The handling of inspection results of origin complies with the provisions of point d, Clause 2, Article 14 of the April 20, 2009 Circular No. 79/2009/TT-BTC of Ministry of Finance guiding customs procedures; customs inspection and supervision; import duty, import duty and tax administration applicable to exports and imports and the provisions of relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When there is doubt about the validity of the C/O or the origin of import goods, the verification procedure shall be implemented as follows:

1. Customs Sub-Departments: to send written notice defining clearly the queries of the customs office and request customs declarant to explain/provide additional documents (if any) to clarify the doubts of customs office. If grounds for resolution are insufficient after explanations or additional documents provided by the customs declarant, send a written report to the Customs Department of province or city for directing opinion.

2. Customs Departments of provinces and cities:

2.1. To provide additional information and necessary documents (if any) to the Customs Sub-Department for consideration and resolution;

2.2. If grounds for resolution are sufficient, to send written guidance to Customs Sub-Department, and notify for the enterprise concurrently;

2.3. In case of insufficient grounds for resolution, the Customs Department of provinces, cities promptly report to the General Department of Customs for directing opinion.

The term for consideration and response at the Department level is no later than 3 working days after receiving the report of the Sub-Department.

3. General Department of Customs:

3.1. When grounds for resolution are sufficient, promptly response or provide information / documents to the Customs Department of provinces, cities for settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2. Where verification with the C/O granting agency of the export country is necessary, the General Department of Customs shall request in writting the competent agency of granting certificate of origin of the export country to certify the authenticity of the C/O or to explain or to clarify questions about the origin of goods; and if it is neccesary, shall carry out inspection to verify the origin of goods in the export country (in accordance with the procedures for C/O investigating and verifying of the Rules of Origin implementing free trade agreements); and also send a written notice to the Customs Department of provinces, cities where there are problems for knowledge and answer to enterprise.

Time limit and procedures for verification with the foreign C/O granting agency comply with regulations of each involving free trade agreements.

Part 3. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Directors of the Customs Sub-Departments have responsibility for:

1.1. Assign and instruct officers to carry out this process, associating with the implementation of the relavant customs procedures;

1.2. Resolve problems relating to origin of goods under the jurisdiction of the Sub-Department.

2. The Diretors of Customs Departments of provinces, cities have responsibility for:

2.1. Guide, inspect and resolve problems in the implementation of this process in regards to affiliated units and enterprises;

2.2. Assign officers to specialized charge of goods origin at the Professional Office to consult and assist the Director in management of work of the goods origin;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Heads of units under the General Department of Customs:

3.1. Director of Customs Control and Supervision Department - the focal agency on goods origin of the General Department of Customs - is responsible for:

a) Advising the leaders of the General Department regarding to administration of goods origin;

b) Advising the leaders of the General Department in directing, guiding, inspecting and resolving problems regarding the origin of the Customs Department of provinces, cities and enterprises;

c) Presiding over, coordinating with the Customs Information Technology and Statistics Department, the General Department’s Office in building database of goods origin in order to provide information to units within the sector and business community;

d) Coordinating with other units within and outside the Customs sector on issues relating to the origin of goods.

3.2. Director of Customs civil servants training Center have responsibility for presiding over and coordinating with other relevant units to organize professional intensive training the staff specialized charge of origin at the Customs Department of provincies and cities and departments under the General Department of Customs.

During the course of implementation, shall promptly report any issues arising beyond the competence to the General Department of Customs (through the Customs Control and Supervision Department) for consideration and settlement. /.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------------

No.:        /CN-TCHQ

Hanoi , date … month…year

 

CONFIRMATION IN ADVANCE SHEET OF ORIGIN OF IMPORTS

Pursuant to the Government’s Decree no. 19/2006/ND-CP of February 20, 2006 detailing the provisions of the Commercial Law regarding to goods origin;
Pursuant to the
Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20, 2009 of Ministry of Finance guiding customs procedures; customs inspection and supervision; import duty, import duty and tax administration applicable to exports and imports.
Pursuant to the Decision No. …/QD-TCHQ of …../…../… of the Director General of the General Department of Customs;

At the proposal of ………………………… (name of enterprise or of the delegated person in verifying of the enterprise) in the Application No. …….date …../…../…

The General Department of Customs hereinafter confirms in advance the origin of goods of

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Address:……………………………………………………………………………………..

Telephone:………………………………………Fax:…………………………………..

Tax Identification: ……………………………………………………….. as follows:

No.

Name of Goods

HS Code

The producing/export Country/Establishment

Verification Criteria

Origin of Goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

This Sheet is effective for the period of one year as from date of signing.

 

Receivers:
- Enterprise
- Customs department of provinces, cities
- Customs Website
- Archive: VT, GSQL

FOR THE DIRECTOR GENERAL

THE DEPUTY DIRECTOR GENERAL

 

;

Quyết định 1450/QĐ-TCHQ năm 2009 về quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu: 1450/QĐ-TCHQ
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 24/07/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 1450/QĐ-TCHQ năm 2009 về quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…