Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1414/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 26 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CUNG ỨNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

Căn cứ Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt đề cương và kinh phí lập quy hoạch Quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 156/TTr-KHĐT-TH ngày 18 tháng 7 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu về xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu phải đảm bảo tính kế thừa, thống nhất, chú trọng phân bố hợp lý theo địa bàn và xem xét mở rộng quy mô đối với các cửa hàng hiện có.

- Hiện đại hóa các cửa hàng, kho xăng dầu; tăng cường các biện pháp an toàn về phòng cháy chữa cháy, phòng chống ô nhiễm môi trường.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung: thiết lập mạng lưới cung ứng xăng dầu thuận lợi, khang trang, hiện đại và an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu về xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tiêu thụ xăng dầu tăng bình quân 12,8%/năm.

- Đầu tư và sắp xếp lại hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh, đến năm 2020 bán kính phục vụ trung bình của một cửa hàng xăng dầu giảm còn 2,9km; sản lượng tiêu thụ bình quân của mỗi cửa hàng đạt tối thiểu 4.000 - 4.500 lít/ngày, tăng gấp 1,7 - 1,8 lần so với năm 2010.

- Đến năm 2015, các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh phải đạt tiêu chuẩn về diện tích, thiết bị và an toàn xăng dầu theo quy định hiện hành đối với từng loại cửa hàng. Các cửa hàng xây dựng mới phải đầu tư trụ bơm điện tử có khả năng nối mạng, thanh toán bằng thẻ,…

3. Định hướng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu đến năm 2020:

- Phân bố số lượng cửa hàng xăng dầu xây dựng mới hợp lý theo từng địa bàn, kết hợp mở rộng quy mô và điều chỉnh vị trí của các cửa hàng hiện có để đáp ứng quy định về an toàn xăng dầu và an toàn giao thông, thuận lợi cho người tiêu dùng. Ưu tiên phát triển cửa hàng xăng dầu trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã mới mở; tại các xã chưa có cửa hàng; hạn chế phát triển thêm các cửa hàng trong khu vực nội thị thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; không phát triển cửa hàng mới ở những thôn, ấp, xóm đã có cửa hàng xăng dầu.

- Xây dựng và nâng cấp các cửa hàng xăng dầu đạt chuẩn về diện tích, thiết kế xây dựng, trang thiết bị và an toàn cháy nổ, bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa phương thức phục vụ; kết hợp kinh doanh các mặt hàng xăng dầu với các dịch vụ phục vụ; đến năm 2020 các cửa hàng tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn loại 3, mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 cửa hàng xăng dầu đạt chuẩn loại 2.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển ổn định thị trường xăng dầu.

4. Dự báo khối lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

- Tốc độ tiêu thụ xăng dầu tăng bình quân 13,2%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 12,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2015 tổng nhu cầu xăng dầu của toàn tỉnh đạt 324.115m3, trong đó: xăng các loại 166.919m3, dầu 156.223m3, năm 2020 đạt 584.065m3, trong đó: xăng các loại 309.555m3, dầu 273.284m3.

- Cơ cấu xăng dầu tiêu thụ đến năm 2020 phân theo các địa phương như sau: thành phố Đà Lạt chiếm 15%; thành phố Bảo Lộc 17%; huyện Đức Trọng 19%; huyện Di Linh 15%; huyện Bảo Lâm 12%; huyện Đơn Dương 7%; huyện Lâm Hà 6%; các huyện khác chiếm từ 0,5 đến 3%.

5. Quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

5.1. Các tiêu chí xây dựng cửa hàng:

5.1.1. Tiêu chí về diện tích, quy mô:

- Cửa hàng loại 1: tối thiểu có 6 trụ bơm, tổng dung tích bồn chứa từ 151 - 210m3; diện tích tối thiểu 3.000m2 (không kể đất trong phạm vi lộ giới), mặt tiền cửa hàng rộng trên 60 mét; (trong các đô thị diện tích tối thiểu 1.000m2, mặt tiền rộng trên 30 mét). Ngoài kinh doanh xăng dầu, phần có bãi đậu xe, nhà nghỉ, dịch vụ sửa chữa, rửa xe và các dịch vụ thương mại khác.

- Cửa hàng loại 2: tối thiểu có 4 trụ bơm, tổng dung tích bồn chứa từ 101 - 150m3; diện tích tối thiểu 2.000m2 (không kể đất trong phạm vi lộ giới), mặt tiền cửa hàng rộng từ 40 - 60 mét; (trong các đô thị diện tích tối thiểu 500m2, mặt tiền rộng trên 20 mét). Ngoài kinh doanh xăng dầu còn có dịch vụ rửa xe và các dịch vụ thương mại khác.

- Cửa hàng loại 3: chỉ kinh doanh xăng dầu, tối thiểu có 3 trụ bơm, tổng dung tích bồn chứa nhỏ hơn 100m3; diện tích tối thiểu 1.000m2 (không kể đất trong phạm vi lộ giới), mặt tiền cửa hàng rộng từ 20 - 40 mét; (trong các đô thị diện tích tối thiểu 300m2, mặt tiền rộng trên 15 mét).

Việc lựa chọn quy mô cửa hàng phụ thuộc vào địa điểm cụ thể: trên trục đường quốc lộ, cửa ngõ vào thành phố, khu công nghiệp, bến xe, bãi đỗ xe lớn có thể bố trí cửa hàng loại 1, 2; tại các khu đô thị mới bố trí cửa hàng loại 2; trên các tuyến đường tỉnh, huyện, các xã vùng nông thôn xây dựng cửa hàng loại 3.

5.1.2. Tiêu chí về khoảng cách:

- Trên các tuyến quốc lộ: điều chỉnh khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện:

+ Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu trên các tuyến đường tỉnh phải lớn hơn 3 km nếu cùng phía, khác phía là 2 km.

+ Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu trên các tuyến đường huyện phải lớn hơn 2 km nếu cùng phía, khác phía là 1,5 km; (nếu đường có giải phân cách cứng thì chỉ tính cùng bên).

+ Đối với giao lộ giữa quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện: khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu nằm trên 2 tuyến đường khác nhau nhưng thông với nhau phải lớn hơn 1 km.

+ Khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu nằm ngoài khu vực đô thị đến cửa hàng xăng dầu nằm trong ranh giới nội thị trên cùng tuyến phải lớn hơn 2 km.

- Trong khu vực nội thị: khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu trong nội thị theo trục đường không có giải phân cách phải trên 1,5 km; có giải phân cách phải trên 2 km.

5.1.3. Tiêu chí về địa điểm:

- Vị trí cửa hàng phải gắn với khu dân cư, vừa phục vụ cho các phương tiện vận tải vừa phục vụ cho nhu cầu sản xuất và dân sinh; thuận lợi cho các dịch vụ thương mại và kết nối với các công trình hạ tầng (giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc…), phải phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và cảnh quan kiến trúc đô thị xung quanh.

- Vị trí cửa hàng không được vi phạm hành lang an toàn đường bộ; không bố trí cửa hàng xăng dầu ở những nơi đường cong, nơi giao nhau của đường giao thông, hành lang đường điện cao thế, đầu cầu, gần chợ, trường học, bệnh viện, nơi tập trung đông người, đường có độ dốc cao, địa hình nguy hiểm che khuất tầm nhìn, vi phạm đến an toàn giao thông.

- Cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế xây dựng và an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.

5.2. Quy hoạch số lượng cửa hàng xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 376 cửa hàng kinh doanh xăng dầu; thời kỳ 2013 - 2020 xây dựng mới 145 cửa hàng; trong đó: giai đoạn 2013 - 2015 xây dựng mới 74 cửa hàng, giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng mới 71 cửa hàng, nâng cấp 25 cửa hàng và di dời 4 cửa hàng.

Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu đến năm 2020 theo địa bàn:

TT

Địa phương

Hiện có

Thời kỳ 2013 - 2020

Xây mới

Nâng cấp

Di dời

Số cửa hàng năm 2020

Tổng số

Chia ra

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1

Thành phố Đà Lạt

26

11

4

 

37

 

4

33

2

Thành phố Bảo Lộc

26

21

 

1

46

 

3

43

3

Huyện Lạc Dương

6

9

 

 

15

 

1

14

4

Huyện Đơn Dương

20

7

4

1

26

 

1

25

5

Huyện Đức Trọng

41

28

14

2

67

 

2

65

6

Huyện Lâm Hà

28

17

 

 

45

 

1

44

7

Huyện Di Linh

41

13

1

 

54

 

2

52

8

Huyện Bảo Lâm

18

19

 

 

37

 

1

36

9

Huyện Đạ Huoai

10

7

 

 

17

 

1

16

10

Huyện Đạ Tẻh

6

2

1

 

8

 

1

7

11

Huyện Cát Tiên

6

6

 

 

12

 

1

11

12

Huyện Đam Rông

7

5

1

 

12

 

1

11

 

Tổng cộng

235

145

25

4

376

0

19

357

6. Các giải pháp chủ yếu:

6.1. Về vốn và đất đầu tư:

- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 526,6 tỷ đồng, trong đó: đến năm 2015 khoảng 237 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 289,6 tỷ đồng. Vốn đầu tư do các chủ đầu tư tự huy động và quản lý, sử dụng. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng kinh doanh, và đầu tư cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các xã vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

- Tổng nhu cầu đất để phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 khoảng 166.393m2, trong đó đến năm 2015 cần 85.793m2, giai đoạn 2016 - 2020 cần 80.600m2; diện tích kho trung chuyển xăng dầu dự kiến 2 - 3 ha. Đất để xây dựng cửa hàng trên từng địa bàn sẽ do chủ đầu tư tự sang nhượng hoặc thuê.

6.2. Xử lý đối với những cửa hàng phải nâng cấp hoặc phải di dời:

- Khẩn trương nâng cấp, mở rộng những cửa hàng không đảm bảo tiêu chuẩn, đến cuối năm 2015 tất cả cửa hàng phải đạt chuẩn theo quy định

- Giải tỏa, di dời những cửa hàng vi phạm tại Quyết định số 1541/QĐ-UBND, ngày 21/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

6.3. Về công nghệ, môi trường và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy:

- Đổi mới thiết bị và công nghệ nhằm đảm bảo chính xác, an toàn và tiện lợi trong nhập, xuất, tồn trữ, kinh doanh các sản phẩm xăng dầu tại các cửa hàng cung ứng. Khuyến khích áp dụng phương thức bán hàng tự động, bán tự động; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống các cửa hàng xăng dầu.

- Đề phòng các trường hợp sự cố, rò rỉ xăng dầu; có quy trình xử lý sự cố tràn dầu trong các trường hợp. Nước nhiễm xăng dầu được tập trung và xử lý đạt yêu cầu của QCVN 29:2010/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

- Tuân thủ các quy định tại TCVN 5684:2003 về an toàn cháy nổ đối với các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; thực hiện tốt công tác phòng cháy; xây dựng phương án chữa cháy và thành lập lực lượng chữa cháy tại chỗ, trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu; thường xuyên luyện tập; sẵn sàng chữa cháy kịp thời, hiệu quả khi có cháy, nổ xảy ra.

6.4. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hệ thống cung ứng xăng dầu:

- Phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch. Hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc các quy định về địa điểm, thiết kế và xây dựng, về vệ sinh môi trường và công tác phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường kiểm tra, xử lý gian lận trong kinh doanh xăng dầu nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Kiểm tra, đôn đốc thực hiện lộ trình di dời, nâng cấp các cửa hàng xăng dầu chưa đảm bảo các điều kiện. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cửa hàng xăng dầu tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa của tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương:

a) Chủ trì triển khai quy hoạch; phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cụ thể hóa thành các kế hoạch cụ thể (nhất là kế hoạch về lộ trình đầu tư nâng cấp, di dời các cửa hàng xăng dầu) để tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án "Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020" và các nội dung nêu tại Điều 1 Quyết định này gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức thực hiện trong kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm; theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện; đề xuất những giải pháp để thực hiện.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm, bảo đảm ổn định thị trường xăng dầu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Tổ chức triển khai các định hướng phát triển và biện pháp cụ thể hóa các nội dung quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của tỉnh; phối hợp các sở, ngành triển khai các giải pháp đầu tư, nâng cấp, di dời các cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch được phê duyệt.

b) Phối hợp với Sở Công Thương xem xét, thẩm định hồ sơ xây dựng cửa hàng, kho xăng dầu; kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu của các cơ sở trên địa bàn.

3. Các sở ngành: căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan và các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Công Thương (để b/c);
- TTTU, TT-HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Số hiệu: 1414/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
Ngày ban hành: 26/07/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…