ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2023/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 05 tháng 4 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Quy mô liên kết
1. Lĩnh vực trồng trọt:
a) Cây lương thực:
Đối với lúa, nếp hàng hóa, cây lấy tinh bột khác: Diện tích liên kết tối thiểu 100 ha và phải trong diện tích canh tác của một khu vực có chung bờ bao thủy lợi.
Đối với lúa, nếp giống: Diện tích liên kết tối thiểu 50 ha và phải trong diện tích canh tác của một khu vực có chung bờ bao thủy lợi.
b) Cây ăn trái: Diện tích liên kết tối thiểu 10 ha và phải trong diện tích canh tác của một khu vực có chung bờ bao thủy lợi.
c) Rau màu: Diện tích liên kết tối thiểu 05 ha và phải trong diện tích canh tác của một khu vực có chung bờ bao thủy lợi.
d) Cây trồng phục vụ sản xuất, chế biến công nghiệp: Diện tích liên kết tối thiểu 15 ha và phải trong diện tích canh tác của một khóm, ấp.
2. Lĩnh vực chăn nuôi:
a) Gia súc: Quy mô liên kết tối thiểu 100 con, với 03 hộ chăn nuôi tham gia trở lên.
Riêng đối với đại gia súc, quy mô liên kết tối thiểu 30 con, với 03 hộ chăn nuôi tham gia trở lên.
b) Gia cầm: Quy mô liên kết tối thiểu 5.000 con, với 03 hộ chăn nuôi tham gia trở lên.
c) Vật nuôi khác: Có tổng giá trị sản phẩm hàng hóa liên kết trong 01 (một) năm sản xuất từ 500 triệu đồng trở lên.
3. Lĩnh vực thủy sản:
a) Cá tra:
Đối với cá tra thương phẩm: Quy mô liên kết tối thiểu 20 ha diện tích mặt nước và có ít nhất 10 hộ tham gia.
Đối với cá tra giống: Quy mô liên kết tối thiểu 10 ha diện tích mặt nước và có ít nhất 10 hộ tham gia.
b) Các loại thủy sản khác: Quy mô liên kết tối thiểu 03 ha diện tích mặt nước (hoặc có thể tích lồng, bè tối thiểu 4.000 m3) và có ít nhất 07 hộ tham gia.
Riêng đối với con Lươn, quy mô liên kết tối thiểu 500 m2 diện tích bể nuôi và có ít nhất 10 hộ tham gia.
c) Tôm càng xanh: Quy mô liên kết tối thiểu 05 ha diện tích mặt nước và có ít nhất 07 hộ tham gia.
4. Lĩnh vực lâm nghiệp:
Quy mô liên kết mỗi loài cây dược liệu (phải nằm trong danh mục Dược liệu của Bộ Y tế) có diện tích trồng từ 01 ha trở lên và có ít nhất 03 hộ tham gia.
5. Lĩnh vực nấm ăn và nấm dược liệu:
a) Nấm ăn: Có tổng giá trị sản phẩm hàng hóa liên kết trong 01 (một) năm sản xuất tối thiểu 400 triệu đồng.
b) Nấm dược liệu: Có tổng giá trị sản phẩm hàng hóa liên kết trong 01 (một) năm sản xuất tối thiểu 400 triệu đồng”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 như sau:
“Điều 5. Hỗ trợ khuyến nông; đào tạo, tập huấn; giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ.
1. Mô hình khuyến nông:
Thực hiện theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang và các văn bản hướng dẫn có liên quan về Khuyến nông.
2. Đối với đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, các bên tham gia liên kết được hỗ trợ:
a) Đào tạo nghề: Thực hiện theo quy định về công tác đào tạo nghề.
“Điều 6a. Nguồn vốn.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND; riêng đối với chuỗi liên kết sản phẩm lúa, gạo thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 Nghị Quyết số 23/2022/NQ-HĐND. Trình tự thực hiện cụ thể như sau:
1. Đối với vốn đầu tư:
Từ nhu cầu vốn đầu tư trong dự án liên kết hoặc kế hoạch liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 30/2019/QĐ- UBND, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ đối với các dự án liên kết, kế hoạch liên kết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ đối với các dự án liên kết, kế hoạch liên kết đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
2. Đối với vốn sự nghiệp:
Hằng năm, cùng với thời gian xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí nguồn vốn sự nghiệp từ các dự án liên kết, kế hoạch liên kết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và UBND cấp huyện tổng hợp nhu cầu kinh phí nguồn vốn sự nghiệp từ các dự án liên kết hoặc kế hoạch liên kết đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, lập dự toán kinh phí hỗ trợ, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị gửi Sở Tài chính xem xét, thẩm định tham mưu cấp thẩm quyền phân bổ nguồn kinh phí thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách.
3. Đối với các dự án liên kết, kế hoạch liên kết phát sinh trong năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không nằm trong kế hoạch vốn đã được phân bổ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện có văn bản đề xuất bổ sung nguồn vốn thực hiện dự án liên kết hoặc kế hoạch liên kết, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để các ngành kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Hình thức hỗ trợ sau đầu tư hay tạm ứng trước đối với nội dung hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết; hỗ trợ và thanh quyết toán đối với các nội dung hỗ trợ khác theo từng vụ hoặc chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm trong năm hoặc kết thúc dự án liên kết hoặc kế hoạch liên kết do Hội đồng thẩm định quyết định, được thể hiện trong Quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết hoặc kế hoạch liên kết của cấp có thẩm quyền.”
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 14/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND
Số hiệu: | 14/2023/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang |
Người ký: | Trần Anh Thư |
Ngày ban hành: | 05/04/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 14/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND
Chưa có Video