THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1320/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (sau đây viết tắt là Chương trình) từ năm 2020 đến năm 2030 với những nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với các mục tiêu cụ thể như sau:
a) Thực hiện có hiệu quả Chương trình trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước;
b) Góp phần tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam bình quân 20% mỗi năm theo thống kê, đánh giá của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới;
c) Trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới;
đ) 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư;
e) 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình.
2. Đơn vị chủ trì thực hiện đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì).
3. Doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Chương trình.
1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
2. Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình.
3. Quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
4. Các nội dung nêu tại mục này được xây dựng và thực hiện theo Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Chương trình
1. Bộ Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng định hướng, nội dung Chương trình theo đúng chức năng, thẩm quyền, đảm bảo phù hợp giữa mục tiêu và nội dung của Chương trình với các điều kiện thực tế của ngành, địa phương;
b) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và đơn vị liên quan thực hiện;
c) Trực tiếp xây dựng, thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao;
d) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực phục vụ hoạt động của Chương trình;
đ) Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình.
2. Các bộ, ngành
a) Bộ Tài chính
- Chủ trì bố trí kinh phí sự nghiệp kinh tế cho Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách;
- Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
b) Bộ Ngoại giao
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với hoạt động ngoại giao:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại các sự kiện ngoại giao;
- Huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham gia, hưởng ứng các hoạt động của Chương trình.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với hoạt động đầu tư:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư;
- Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với phát triển văn hóa, thể thao, du lịch:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch;
- Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong và ngoài nước.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với nhiệm vụ quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với hoạt động truyền thông hình ảnh quốc gia Việt Nam ra nước ngoài;
- Tập trung hỗ trợ quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.
e) Bộ Khoa học và Công nghệ
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với các hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng Hệ thống tiêu chí của Chương trình;
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu gắn với bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.
g) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng và thực hiện các đề án thuộc Chương trình gắn với nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp:
- Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu của các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản có thế mạnh của Việt Nam;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đáp ứng hệ thống tiêu chí của Chương trình.
h) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam
- Xây dựng và thực hiện các đề án truyền thông, quảng bá thuộc Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan truyền thông, quảng bá về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước.
i) Các bộ, ngành khác
Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm đề xuất, xây dựng và phối hợp thực hiện các đề án theo nội dung của Chương trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 1320/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1320/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/10/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1320/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video