THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1233/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM 2020 PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 4125/TTr-BCT ngày 24 tháng 4 năm 2015 về việc phê duyệt Đề án các biện pháp quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Định hướng xây dựng một hệ thống các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hóa phù hợp với cam kết quốc tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng bộ công cụ các biện pháp quản lý nhập khẩu trong thời gian tới phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm tạo dựng môi trường pháp lý công khai, minh bạch, ổn định, có thể dự báo được cho doanh nghiệp, góp phần kiểm soát nhập khẩu, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
b) Định hướng công tác quản lý nhập khẩu đảm bảo mục tiêu đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030: Xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 11%/năm, nhập khẩu hàng hóa tăng bình quân dưới 10%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Giảm dần thâm hụt thương mại và tiến tới cân bằng thương mại vào năm 2020.
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẬP KHẨU
1. Về định hướng chung
a) Duy trì, tận dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan được phép áp dụng theo các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.
b) Tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan, các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), kiểm dịch động thực vật (SPS) và các biện pháp phòng vệ thương mại.
c) Xây dựng Luật Quản lý ngoại thương nhằm đảm bảo tính ổn định, thống nhất về mặt chính sách cũng như các quy định có tính thực tiễn, khả thi để tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
d) Tạo dựng và áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu một cách đồng bộ và hiệu quả, chú trọng công tác thông tin cũng như theo dõi, đánh giá hiệu quả các biện pháp áp dụng.
đ) Thường xuyên rà soát, xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định, thủ tục hành chính không cần thiết để vừa bảo đảm mục tiêu quản lý là đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân và các mục tiêu công cộng khác, vừa đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
2. Về các biện pháp cụ thể
a) Biện pháp thuế quan
Sử dụng hiệu quả công cụ thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (thuế bảo vệ môi trường...) nhằm hỗ trợ ở mức độ phù hợp cho sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước theo đúng cam kết. Với những hàng hóa trong nước có thể sản xuất được, xem xét duy trì mức trần thuế nhập khẩu theo cam kết trong WTO và có lộ trình xóa bỏ thuế phù hợp cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA).
b) Biện pháp hạn ngạch thuế quan
Nghiên cứu và đàm phán với các đối tác trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương để có lộ trình quản lý nhập khẩu bằng phương thức hạn ngạch thuế quan đối với những mặt hàng cần bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế.
c) Biện pháp cấm nhập khẩu
Giữ nguyên hệ thống hiện hành trong việc áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính đáng khác phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, tham gia.
d) Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu
Tuân thủ cam kết với WTO không sử dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu. Có thể xem xét khả năng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử trong một số trường hợp khẩn cấp WTO cho phép áp dụng.
đ) Biện pháp giấy phép nhập khẩu
- Sử dụng biện pháp quản lý nhập khẩu dưới hình thức giấy phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, an toàn lao động, an toàn giao thông, môi trường và sức khỏe nhân dân.
- Xây dựng hệ thống quản lý liên ngành để trao đổi thông tin, phối hợp kiểm soát nhập khẩu đối với những mặt hàng an ninh quốc phòng, mặt hàng lưỡng dụng, hóa chất, hóa chất độc và tiền chất.
- Ban hành cụ thể Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành. Quy định rõ hình thức và nguyên tắc quản lý, có mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định.
- Biện pháp giấy phép nhập khẩu tự động được xem xét áp dụng trong những trường hợp cần thiết để theo dõi, kiểm soát việc nhập khẩu nhằm phục vụ công tác điều hành cũng như phân tích và nghiên cứu số liệu để xây dựng chính sách.
- Việc cấp phép nhập khẩu, thủ tục cấp phép nhập khẩu phải tuân thủ đúng thủ tục cấp phép theo cam kết WTO và Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa.
e) Biện pháp kỹ thuật, chuyên ngành
- Tăng cường xây dựng và áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với các cam kết quốc tế dưới hình thức hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và kiểm dịch động thực vật (SPS) nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, môi trường, vật nuôi, cây trồng, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn xây dựng.
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, xem xét điều chỉnh những quy định chưa phù hợp về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ban hành hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với các mặt hàng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2).
- Chủ động nghiên cứu, xây dựng các yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa dưới dạng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hình thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phù hợp với tính chất của sản phẩm, mức độ ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu cũng như tác động của các biện pháp này tới các doanh nghiệp trong nước.
- Tăng cường đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp, thừa nhận lẫn nhau về Giấy chứng nhận sự phù hợp theo từng chuyên ngành.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài để áp dụng quản lý nhập khẩu thông qua biện pháp kiểm dịch động, thực vật và an toàn thực phẩm theo hướng chỉ những doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở sản xuất, an toàn thực phẩm mới được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
- Đối với một số chủng loại trái cây, vật nuôi, cây trồng, các mặt hàng ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kiểm tra tại nước xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận được phép xuất khẩu sang Việt Nam.
- Việc xây dựng cơ sở pháp lý cho các biện pháp này phải đảm bảo các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và tối huệ quốc (MFN).
g) Biện pháp phòng vệ thương mại
- Hoàn thiện, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh biện pháp phòng vệ thương mại để phù hợp với các quy định của WTO. Bổ sung những quy định chi tiết hơn về các thủ tục, quy trình, phương pháp tính toán để tạo điều kiện cho việc áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại thuận lợi, tránh sai sót khi áp dụng.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại, nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp về sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
- Nâng cao năng lực của cơ quan chuyên trách về phòng vệ thương mại. Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng trong công tác tập hợp thông tin, khởi xướng điều tra các vụ việc về phòng vệ thương mại.
h) Biện pháp về xuất xứ hàng hóa
- Quy tắc xuất xứ trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hóa với thuế quan ưu đãi giúp sàng lọc, hạn chế ưu đãi tiếp cận thị trường đối với những mặt hàng cần hỗ trợ sản xuất trong nước.
- Tăng cường công tác quản lý chống gian lận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, ngăn chặn tình trạng hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ giả được hưởng ưu đãi thuế, tạo lợi thế cạnh tranh không chính đáng, góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.
i) Biện pháp tỷ giá hối đoái
Điều hành linh hoạt tỷ giá hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với định hướng điều hành xuất nhập khẩu và góp phần duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
k) Các biện pháp quản lý nhập khẩu khác
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở ban hành danh mục cụ thể hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, quy định trình tự, thủ tục kiểm tra theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và bảo đảm yêu cầu quản lý nhập khẩu. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành để đảm bảo thống nhất quản lý, giảm sự chồng chéo trong triển khai công tác kiểm tra chuyên ngành.
- Xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, sản phẩm theo các quy định về môi trường (nhãn sinh thái, bao bì phế thải và tái chế bao bì...).
- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài được in cảnh báo, in hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, không cho phép sử dụng nhãn phụ. Trước mắt, xem xét thí điểm áp dụng đối với một số mặt hàng.
- Nghiên cứu khả năng áp dụng bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quản lý nhập khẩu có xét đến tương quan trình độ phát triển của Việt Nam và các quy định khác liên quan.
1. Các Bộ, ngành theo nhiệm vụ được phân công theo phụ lục kèm theo Quyết định này tổ chức triển khai, bảo đảm tiến độ thực hiện.
2. Để bảo đảm sự đồng bộ về chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa, khi ban hành các chính sách, giải pháp mới liên quan đến quản lý nhập khẩu, các Bộ, ngành phối hợp, trao đổi với Bộ Công Thương để thống nhất trước khi triển khai thực hiện.
3. Bộ Công Thương chủ trì thành lập Tổ liên ngành về công tác xuất nhập khẩu do Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Tổ trưởng, đại diện các Bộ, ngành liên quan làm thành viên. Tổ công tác theo dõi tình hình triển khai Đề án, tình hình hoạt động nhập khẩu, kiến nghị các giải pháp điều chỉnh kịp thời.
4. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn Ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN QUẢN LÝ NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM
2020 PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ )
TT |
Nội dung nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Hình thức |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Biện pháp thuế quan |
|
|
|
|
|
Sử dụng hiệu quả công cụ thuế nhập khẩu và các loại thuế khác nhằm hỗ trợ ở mức độ phù hợp cho sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước theo đúng cam kết |
Bộ Tài chính |
Các Bộ, ngành liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
2 |
Biện pháp hạn ngạch thuế quan |
|
|
|
|
|
Nghiên cứu và đàm phán với các đối tác trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương để có lộ trình quản lý nhập khẩu bằng phương thức hạn ngạch thuế quan đối với những mặt hàng cần bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
3 |
Biện pháp cấm nhập khẩu |
|
|
|
|
|
Giữ nguyên hệ thống hiện hành trong việc áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính đáng khác phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết |
Các Bộ, ngành |
|
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
4 |
Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu |
|
|
|
|
|
Tuân thủ cam kết với WTO không sử dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu. Có thể xem xét khả năng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử trong một số trường hợp khẩn cấp WTO cho phép áp dụng. |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
5 |
Biện pháp giấy phép nhập khẩu |
|
|
|
|
a) |
Ban hành chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa nước ngoài. Danh mục hàng hóa kèm theo hình thức quản lý và có mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. |
Các Bộ, ngành liên quan |
|
Rà soát, ban hành đầy đủ Danh mục |
2015 |
b) |
Nghiên cứu khả năng xây dựng hệ thống liên ngành về quản lý nhập khẩu các mặt hàng chuyên ngành để trao đổi thông tin, phối hợp kiểm soát đối với những mặt hàng an ninh quốc phòng, mặt hàng lưỡng dụng, hóa chất, hóa chất độc và tiền chất. |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành liên quan |
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2016 - 2017 |
c) |
Áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động trong những trường hợp cần thiết để theo dõi, kiểm soát việc nhập khẩu nhằm phục vụ công tác điều hành cũng như phân tích và nghiên cứu số liệu để xây dựng chính sách. |
Bộ Công Thương |
|
Ban hành Thông tư khi cần thiết |
|
6 |
Biện pháp kỹ thuật, chuyên ngành |
|
|
|
|
a) |
Thường xuyên cập nhật, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, môi trường, an toàn thực phẩm, xem xét điều chỉnh những quy định chưa phù hợp. |
Các Bộ, ngành |
|
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
b) |
Đẩy mạnh đàm phán ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp, thừa nhận lẫn nhau về Giấy chứng nhận sự phù hợp theo từng chuyên ngành. |
Các Bộ, ngành |
|
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
c) |
Rà soát, ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với các mặt hàng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2). |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Các Bộ, ngành trong lĩnh vực được phân công phụ trách |
Rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2015 |
d) |
Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới và máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Các Bộ, ngành liên quan |
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật |
2016 |
đ) |
Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn ô tô và phương tiện vận tải các loại nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe nhân dân. |
Bộ Giao thông vận tải |
Các Bộ, ngành liên quan |
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật |
2016 |
e) |
Nghiên cứu tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ xa bằng việc xây dựng các quy định, quy trình kiểm tra tại nước xuất khẩu trước khi cho phép thương nhân nước ngoài được phép xuất khẩu vào Việt Nam các sản phẩm hoa quả, vật nuôi, cây trồng. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ |
Nghiên cứu khả thi, áp dụng khi cần thiết |
2016 - 2017 |
g) |
Lựa chọn một số chủng loại trái cây, vật nuôi, cây trồng, các mặt hàng có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người để nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình kiểm tra liên ngành, kiểm tra tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài và cấp giấy chứng nhận được phép xuất khẩu vào Việt Nam |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ |
Nghiên cứu khả thi, áp dụng khi cần thiết |
2016 - 2017 |
7 |
Biện pháp phòng vệ thương mại |
|
|
|
|
a) |
Hoàn thiện, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh biện pháp phòng vệ thương mại để phù hợp với các quy định của WTO. Bổ sung những quy định chi tiết hơn về các thủ tục, quy trình, phương pháp tính toán |
Bộ Công Thương |
Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp |
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật |
2017 |
b) |
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại, nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp về sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. |
Bộ Công Thương |
Các Hiệp hội ngành hàng |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
c) |
Nâng cao năng lực của cơ quan chuyên trách về phòng vệ thương mại |
Bộ Công Thương |
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính |
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2017 |
d) |
Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng trong công tác tập hợp thông tin, khởi xướng điều tra các vụ việc về phòng vệ thương mại. |
Bộ Công Thương |
Các Hiệp hội ngành hàng |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
8 |
Biện pháp xuất xứ hàng hóa |
|
|
|
|
a) |
Chống gian lận xuất xứ hàng hóa để ngăn chặn hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ, hàng hóa có xuất xứ giả được hưởng ưu đãi thuế |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
b) |
Áp dụng linh hoạt quy tắc xuất xứ trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp sàng lọc, quản lý nhập khẩu các nhóm hàng được hưởng thuế quan ưu đãi theo cam kết nhưng cần hỗ trợ sản xuất trong nước |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội ngành hàng |
Khi tham gia đàm phán Hiệp định FTA |
|
9 |
Biện pháp tỷ giá, tiền tệ |
|
|
|
|
|
Áp dụng chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với định hướng điều hành xuất nhập khẩu và góp phần duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Các Bộ, ngành liên quan |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
10 |
Các nhóm giải pháp khác |
|
|
|
|
a) |
Ban hành danh mục cụ thể hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, quy định trình tự, thủ tục kiểm tra theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo yêu cầu quản lý nhập khẩu. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành để đảm bảo thống nhất quản lý, giảm sự chồng chéo trong triển khai công tác kiểm tra chuyên ngành |
Các Bộ, ngành liên quan |
|
Rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2016 |
b) |
Nghiên cứu áp dụng quy định về cửa khẩu nhập khẩu đối với một số mặt hàng cần đảm bảo có đủ điều kiện cơ sở vật chất tại cửa khẩu để kiểm tra, quản lý chất lượng. |
Bộ Công Thương |
Các Bộ, ngành liên quan |
Ban hành Thông tư khi cần thiết |
|
c) |
Nghiên cứu bổ sung quy định về nhãn mác hàng hóa theo hướng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài cần được in cảnh báo, in hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, không cho phép sử dụng nhãn phụ, trước mắt, lựa chọn áp dụng thí điểm đối với một số mặt hàng. |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Nghiên cứu khả thi, áp dụng khi cần thiết |
|
d) |
Cung cấp số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa đầy đủ, kịp thời khi được đề nghị để các Bộ, ngành có cơ sở điều hành và xây dựng chính sách quản lý nhập khẩu. |
Bộ Tài chính |
|
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
đ) |
Áp dụng bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quản lý nhập khẩu có xét đến tương quan trình độ phát triển của Việt Nam và các quy định khác liên quan. |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Các Bộ, ngành liên quan |
Xây dựng Kế hoạch |
2015 - 2016 |
e) |
Xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, sản phẩm theo các quy định về môi trường (nhãn sinh thái, bao bì phế thải và tái chế bao bì,...). |
Bộ Tài nguyên môi trường |
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương |
Nghiên cứu khả thi, áp dụng khi cần thiết |
2016 |
THE
PRIME MINISTER |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 1233/QD-TTg |
Hanoi, August 3, 2015 |
APPROVING IMPORT MANAGEMENT SCHEME BY 2020 IN CONFORMITY WITH INTERNATIONAL COMMITMENTS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2471/QD-TTg dated December 28, 2011 on approving the strategy for exporting and importing goods for the period 2011 - 2020 with a vision to 2030;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 950/QD-TTg dated July 25, 2012 on promulgating the Action Plan to implement the strategy for exporting and importing goods for the period 2011 - 2020 with a vision to 2030;
After considering the request made by the Minister of Industry and Trade in the Report No. 4125/TTr-BCT dated April 24, 2015 on approving the Scheme for import management measures by 2020 in compliance with international commitments,
HEREBY DECIDES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. General objective
The scheme is aimed at setting up the system of measures to manage import of goods in conformity with international commitments and the progress of integration into the international economy by 2020 with the intention of achieving objectives set out in the strategy for import of goods for the period 2011 - 2020 with a vision to 2030.
2. Specific objectives
a) Create the import management toolkit in the upcoming time which conforms to international commitments in order to provide an open, transparent, stable and foreseeable legislative environment for enterprises, and contribute to controlling import activities as well as ensure that the objective of sustainable socio-economic development will be achieved.
b) Provide guidance on import management activities in order to meet the objectives stated in the strategy for export and import of goods for the period 2011 - 2020 with a vision to 2030, such as an average increase of 11%/year in the export of goods, an average increase of less than 10%/year in the import of goods reported for the period 2016 – 2020. Gradually reduce the trade deficit and work towards the trade balance in 2020.
II. CONTENTS OF IMPORT MANAGEMENT MEASURES
1. General orientation
a) Sustain, make best use of tariff and non-tariff measures permitted for implementation in commitments to the World Trade Organization (WTO), and bilateral and multilateral Free Trade Agreements.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Make the Law on Foreign Trade Management in order to assure that policies are stable and consistent, and regulations are practical and feasible to serve the purpose of facilitating enterprises’ business operations.
d) Design and apply import management measures in a uniform and efficient manner, and focus on information-related tasks as well as monitor and assess the effectiveness of measures which have been applied.
dd) Regularly review, check, amend, modify or abolish unnecessary regulations and administrative procedures to both reach the managerial objectives of guaranteeing the national security, social order, food and traffic safety, and protecting environment and the people’s health as well as other public ones, and assure the administrative procedure reform with a view to creating favorable conditions for enterprises.
2. Specific measures
a) Tariff
Use import duty and other tax (green tax, etc.) as an effective instrument to support domestic production activities at an appropriate level and improve the competitive capacity of domestic goods in compliance with commitments. As for goods that can be produced domestically, consider maintaining ceilings on the import tariffs as agreed upon in WTO commitments, and outline the roadmap for abolishing relevant custom tariffs imposed on goods imported from FTA member countries.
b) Tariff quota
Carefully examine and negotiate with opposing parties to bilateral and multilateral Trade Agreements in order to sketch out the roadmap for import management by employing the method of imposing tariff quotas on goods of which domestic production must be protected in a reasonable and appropriate manner to adapt to the tendency towards international economic integration.
c) Import ban
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Import quota
Comply with WTO commitments under which the measure to impose import quotas is not allowed. There is a possibility that import quotas are imposed in a non-discriminatory manner to cope with certain emergencies which are allowed by WTO.
dd) Import permit
- Apply import management measures in the form of permits for import of goods that may cause impact on the national security and defence, social order, occupational and traffic safety, and environment as well as the people's health.
- Set up the interdisciplinary management system in order to exchange information and collaborate in controlling import of goods relating to the national security and defence, dual-use goods, chemicals, toxic chemicals and precursors.
- Specify the nomenclature of specific goods permitted for import according to import permits and those subject to specialized management. Clearly specify the management form and principle, and use correct HS codes specified in export and import tariffs in order to enable enterprises to comply with regulations.
- Consider applying automatic import permits to necessary situations to monitor and control import activities in order to assist in the work of administration, data analysis and study to draw up policies.
- Make sure that issuance of import permits and procedures for issuance of import permits conforms to procedures for issuance of import permits under WTO commitments and the Prime Minister's Decision No. 41/2005/QD-TTg dated March 2, 2005 on introducing the Regulation on issuance of permits for import of goods.
e) Technical and specialized measures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Perfect legislative documents, consider modifying regulations which have not been consistent with the standards of product quality management. Promulgate the system of technical regulations that apply to specific goods specified in the nomenclature of goods or products that may pose risk to the safety (2nd commodity headings).
- Take proactive action to study and set out technical requirements of goods in the form of technical regulations and standards, and generate forms of evaluation of conformity with technical standards or regulations appropriate for the features of products, and level of impact on the import turnover as well as impact of these measures on domestic enterprises.
- Stimulate negotiation and conclusion of mutual recognition agreements with regard to conformity assessments and certificates of conformity categorized by specialized sectors.
- Learn international experience so that it will apply to the import management by implementing sanitary, phytosanitary and food safety measures in which only enterprises accredited for food production activities and food safety practices by Vietnam’s competent authorities will be permitted for import of their goods into Vietnam.
- With respect to several types of fruits, livestock, plants and goods that can cause impact on human health, study implementation of measures to carry out inspection at exporting countries and issue certificates to allow them to be exported to Vietnam.
- Form the legal bases for these measures with strict adherence to principles of national treatment (NT) and most-favored-nation treatment (MFN).
g) Trade defence
- Perfect and amend legislative documents on trade defence measures so that they conform to WTO regulations. Supplement more specific provisions on procedures, processes and methods for calculation in order to create necessary conditions for easy and flawless use of trade defence instruments.
- Disseminate legislative documents on trade defence measures, increase awareness and capability of enterprises in implementing antidumping, anti-subsidy and self-defence measures.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
h) Product origin
- Rules of origin negotiated as part of a Free Trade Agreement serve as the measure to manage import of goods in which preferential tariffs are imposed to help sort out and restrict preferences for goods that need domestic production assistance to have access to market.
- Intensify the work of preventing fraudulent origins of imported products, and taking control of the situation in which goods that fail to conform to product origin standards, or goods with fraudulent origins, will be treated as preferential ones which can result in illegal competitions and contribute to protecting domestic production and consumer rights.
i) Exchange rate
Manage the exchange rate in a flexible manner with a view to maintaining the macroeconomic stability, and in a way to match the export and import management orientation as well as contribute to sustaining the competitive capacity for Vietnamese goods on the international market.
k) Other import management measures
- Intensify and improve the efficiency in specialized inspection activities on the basis of promulgating the nomenclature of specific goods subject to the specialized inspection, and regulations on the process and procedure for inspection with the aim of facilitating enterprises' business operations and ensuring that requirements for import management are all satisfied. Stimulate the cooperation amongst Ministries and departments in order to guarantee the consistent management and reduced overlapping in organizing the work of specialized inspection.
- Outline technical standards and regulations that apply to goods or products in accordance with environmental regulations (such as ecolabels, waste and recycling package, etc.).
- Attach warnings and instructions printed in Vietnamese language on goods imported from overseas, but do not allow auxiliary labels to be attached to these goods as well. For the time being, consider piloting implementation of this regulation on several kinds of goods.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Ministries and departments under their assigned duties specified in the appendix enclosed herein shall carry out the scheme and adhere to implementation stages.
2. In order to ensure the uniform policies on goods import management, when issuing new policies and solutions concerning the import management, Ministries and departments are obliged to cooperate and consult with the Ministry of Industry and Trade to enter into mutual agreements prior to implementation of the Scheme.
3. The Ministry of Industry and Trade shall preside over the establishment of an interdisciplinary coalition in charge of export and import activities of which the leader is coming from the leadership of the Ministry of Industry and Trade, and members are representatives of relevant Ministries or departments. The coalition shall monitor the progress in implementation of the Scheme and import situations, and propose measures to make on-time adjustments.
4. Budget for implementation of the Scheme shall be funded by the State Budget and other legitimate financial sources in accordance with legal regulations.
Article 3. This Decision shall enter into force as from the signature date.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PP.
THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER
Hoang Trung Hai
No.
Description of duties
Presiding organ
Collaborating organ
Form
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Tariff measure
Use import duty and other tax as an effective instrument to support domestic production activities and improve the competitive capacity of domestic goods in conformity with commitments.
The Ministry of Finance
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Regular duties
2
Tariff quota measure
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Industry and Trade
Ministries or departments concerned
Regular duties
3
Import ban measure
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sustain the current system for applying measures to ban import of certain goods in order to ensure the national security, environment and occupational safety and achieve other legitimate public objectives in conformity with International Agreements of which our country is a signatory.
Ministries or departments
Regular duties
4
Import quota measure
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Comply with WTO commitments under which the measure to impose import quotas is not allowed. There is a possibility that import quotas will be imposed in a non-discriminatory manner to cope with certain emergencies which are allowed by WTO.
The Ministry of Industry and Trade
Ministries or departments concerned
Regular duties
5
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a)
Promulgate the nomenclature of specific goods permitted for import according to import permits and subject to the specialized management under the provisions of the Government's Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 on providing specific provisions on implementation of the Law on Commerce on international trades and operations of dealers of purchase, sale, processing and transit of foreign commodities. This nomenclature of specific goods shall also comprise the management form and HS codes in conformity with those specified in the import and export tariffs.
Ministries or departments concerned
Review and introduction of all required nomenclatures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b)
Study the possibility of setting up the interdisciplinary system for managing specialized goods in order to exchange information and collaborate in controlling goods relating to the national security and defence, dual-use goods, chemicals, hazardous chemicals and precursors.
The Ministry of Industry and Trade
Ministries or departments concerned
Report submitted to the Prime Minister
2016 - 2017
c)
Apply automatic import permits to necessary situations to monitor and control import activities in order to assist in the work of administration, data analysis and study to establish policies.
The Ministry of Industry and Trade
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Promulgation of necessary Circulars
6
Technical and specialized measures
a)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministries or departments
Regular duties
b)
Stimulate negotiation and conclusion of mutual recognition agreements with regard to conformity assessments and certificates of conformity categorized by specialized sectors.
Ministries or departments
Regular duties
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c)
Review and introduce an adequate number of technical regulations equivalently applicable to goods included in the Nomenclature of products or goods that may pose risk to the safety (2nd commodity heading).
The Ministry of Science and Technology
Ministries, departments operating in industries under assigned duties
Review and report submitted to the Prime Minister
2015
d)
Formulate and introduce specific regulations on import of new or used machinery, equipment and technology lines.
The Ministry of Science and Technology
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Introduction of legislative documents
2016
dd)
Formulate and introduce specific regulations on standards and criteria for various kinds of automobiles and means of transport in order to meet objectives of traffic safety and protection of the people’s health.
The Ministry of Transport
Relevant Ministries or departments
Introduction of legislative documents
2016
e)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Agriculture and Rural Development
The Ministry of Industry and Trade , the Ministry of Science and Technology
Feasibility study, application when necessary
2016 - 2017
g)
Decide on a number of fruits, livestock, plants or goods that can endanger human health to study formulation and application of processes for the interdisciplinary inspection or inspection to be carried out at foreign manufacturing establishments and issue the permit for import of these goods into Vietnam
The Ministry of Agriculture and Rural Development
The Ministry of Industry and Trade , the Ministry of Science and Technology
Feasibility study, application when necessary
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7
Trade defence measure
a)
Perfect and amend legislative documents on trade defence measures so that they conform to WTO regulations. Supplement more specific provisions on procedures, processes and methods for calculation.
The Ministry of Industry and Trade
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Introduction of legislative documents
2017
b)
Disseminate legislative documents on trade defence measures, increase awareness and capability of enterprises in implementing antidumping, anti-subsidy and self-defence measures.
The Ministry of Industry and Trade
Trade Associations
Regular duties
c)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Industry and Trade
The Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance
Report submitted to the Prime Minister
2017
d)
Assist Trade Associations in the work of gathering information and initiating investigation into trade defence cases.
The Ministry of Industry and Trade
Trade Associations
Regular duties
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Product origin measure
a)
Prevent fraudulent origins of imported products to take control of the situation in which goods that fail to meet product origin standards, or goods with fraudulent origins, will be given tax incentives.
The Ministry of Finance
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Regular duties
b)
Apply rules of origin negotiated as part of Free Trade Agreements in a flexible manner to filter and manage import of commodities given tariff preferences agreed upon in commitments but need domestic production assistance.
The Ministry of Industry and Trade
Relevant Ministries, departments and Trade Associations
Participation in FTA negotiation activities
9
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Apply currency policies with a view to the macroeconomic stability, and in a way to meet aims and objectives of export and import management as well as contribute to sustaining the competitive capacity for Vietnamese goods on the international market.
The State Bank of Vietnam
Relevant Ministries or departments
Regular duties
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10
Other group of measures
a)
Promulgate the nomenclature of specific goods subject to the specialized inspection, and processes and procedures for inspection with the aim of facilitating enterprises' business operations and ensuring that requirements for import management are all satisfied. Stimulate the cooperation amongst Ministries and industries in order to assure the consistent management and reduced overlapping in organizing the work of specialized inspection.
Relevant Ministries or departments
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Review and report submitted to the Prime Minister
2016
b)
Study implementation of regulations on ports of entry for certain goods that can be examined or controlled in terms of their quality by providing a sufficient amount of facilities.
The Ministry of Industry and Trade
Relevant Ministries or departments
Promulgation of necessary Circulars
c)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Ministry of Science and Technology
The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development
Feasibility study, application when necessary
d)
Provide all data for export and import of goods in a sufficient and timely manner upon request in order for Ministries and departments to use them as the basis for managing and formulating import management policies.
The Ministry of Finance
Regular duties
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd)
Apply the measure to protect intellectual rights in the practice of import management which takes into account Vietnam’s growth level and other relevant regulations.
The Ministry of Science and Technology
Relevant Ministries or departments
Formulation of plans
2015 - 2016
e)
Outline technical standards and regulations that apply to goods or products according to environmental regulations (such as ecolabels, waste and recycling package, etc.).
The Ministry of Natural Resources and Environment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Feasibility study, application when necessary
2016
;
Quyết định 1233/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1233/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 03/08/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1233/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video