ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1119/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 30 tháng 7 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số: 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số: 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Quyết định: 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình thương mại điện tử quốc gia;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số: 25/SCT-TTr ngày 06/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020.
1. Các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh quán triệt sâu sắc mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 đạt hiệu quả.
2. Sở Công thương chủ trì thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm triển khai, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch được phê duyệt và các quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, bố trí cân đối nguồn vốn hàng năm để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử.
4. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Công thương triển khai đồng bộ Kế hoạch này với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, gắn kết sự phát triển thương mại điện tử với Chính phủ điện tử; chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Công an tỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ngành: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH
BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
1119/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Căn cứ Quyết định số: 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020. Trên cơ sở thực tế phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, nhu cầu và xu hướng ứng dụng thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đáp ứng các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập, Kế hoạch được tổ chức thực hiện sẽ xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử của tỉnh, đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo đó: Mục tiêu phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020 bao gồm các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu chung:
Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến ở các cơ quan, Ban, Ngành; các doanh nghiệp đều biết và ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Phát triển và ứng dụng các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là nhu cầu cần thiết và phổ biến, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
Doanh nghiệp tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó: 90% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 70% có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 80% tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng (gọi tắt là website thương mại điện tử) để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 60% ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh;
Cung cấp trực tuyến mức độ 03 cho các dịch vụ công liên quan đến thương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh;
Mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng. Doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi các loại hình thương mại điện tử như doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - Chính phủ (B2G) trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu;
Cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp được tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử.
1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử:
1.1. Tổ chức các khóa tập huấn về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ.
Nội dung tập huấn bao gồm: Cung cấp các kiến thức về TMĐT; tuyên truyền phổ biến các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT; thông tin về các mô hình TMĐT trên thế giới, TMĐT Việt Nam. Đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, thống kê TMĐT; lập kế hoạch phát triển TMĐT; ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết công việc.
Số lớp: 01 lớp/năm, mỗi lớp 70 người x 5 năm = 05 lớp (có bảng dự trù kinh phí chi tiết kèm theo)
Thời gian tổ chức: Từ năm 2016 đến năm 2020, mỗi năm tổ chức 01 lớp.
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử.
1.2. Tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu, nâng cao kiến thức về TMĐT cho doanh nghiệp để cấp giấy chứng nhận đã bồi dưỡng kiến thức TMĐT:
Nội dung tập huấn bao gồm: Các mô hình TMĐT trên thế giới và Việt Nam; lập kế hoạch ứng dụng và triển khai TMĐT cho doanh nghiệp; các kỹ năng khai thác thông tin thương mại trực tuyến; các kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên Internet; các doanh nghiệp triển khai và ứng dụng TMĐT thành công; xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet.
Số lớp: 01 lớp/năm, mỗi lớp 70 người x 5 năm = 05 lớp
Thời gian tổ chức: Từ năm 2016 đến năm 2020, mỗi năm tổ chức 01 lớp.
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động TMĐT.
1.3. Tuyên truyền về TMĐT cho người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn, Bản tin và Cổng thông tin điện tử của Sở Công thương Bắc Kạn, nhằm tuyên truyền, quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT:
- Tuyên truyền trên Báo Bắc Kạn: Năm 2017, 2019;
- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình: Năm 2018, 2020;
- Tuyên truyền trên bản tin và cổng thông tin điện tử Sở Công thương: Hàng năm từ năm 2016 đến 2020, mỗi số 01 bài.
Đơn vị thực hiện: Sở Công thương;
Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Bắc Kạn, Ban biên tập Bản tin và cổng thông tin điện tử Sở Công thương.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử:
2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phần mềm Quản lý doanh nghiệp:
Mục đích: Giúp các đơn vị quản lý nhân sự, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa). Đăng tin thông báo cho toàn bộ nhân sự; quản lý dự án, quản lý lịch biểu. Trao đổi nhóm và Quản lý tệp tin. Nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ với mức như sau:
- Số lượng: 05 đơn vị/năm x 30.000.000đ/đơn vị x 4 năm = 600.000.000đ.
Thời gian tổ chức: Từ năm 2017 đến 2020, mỗi năm tổ chức hỗ trợ cho 05 đơn vị.
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn.
2.2. Hỗ trợ tích hợp phần mềm thanh toán trực tuyến:
Lợi ích:
* Lợi ích đối với nhà cung cấp:
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực;
- Gia tăng tiện ích cho khách hàng;
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho nhà cung cấp;
- Tăng hiệu quả kinh doanh do mở rộng đối tượng khách hàng.
* Lợi ích đối với khách hàng:
- Sự thuận tiện: Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi không phụ thuộc vào không gian và thời gian với việc thực hiện giao dịch được diễn ra ngay tức thời;
- Tiết kiệm: Khách hàng không phải mất thời gian, chi phí đi lại để thanh toán và vận chuyển hàng hóa;
Nguồn kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ với mức như sau:
- Số lượng: 05 đơn vị/năm x 10.000.000đ/đơn vị x 3 năm = 150.000.000đ
Thời gian tổ chức: Từ năm 2018 - 2020, mỗi năm tổ chức hỗ trợ cho 05 đơn vị.
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn, các doanh nghiệp được chọn hỗ trợ.
2.3. Hỗ trợ quảng bá xây dựng thương hiệu:
- Đặt baner doanh nghiệp trên các website uy tín như: www.tuhaoviet.vn, www.vncharm.com, cổng thông tin điện tử Sở Công thương Bắc Kạn www.congthuongbackan.gov.vn,...
Mục đích: Giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng thăm website của doanh nghiệp, thông qua đó giúp tăng doanh số và xây dựng thương hiệu trực tuyến bền vững cho các đơn vị thụ hưởng, cụ thể kinh phí hỗ trợ với mức như sau:
- Số lượng: 02 đơn vị/năm x 36.000.000đ/đơn vị x 2 năm= 144.000.000đ
- Thời gian: quảng cáo 01 năm
Thời gian tổ chức: Năm 2019, 2020, mỗi năm tổ chức hỗ trợ cho 02 đơn vị.
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn, các doanh nghiệp được chọn hỗ trợ.
2.4. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử:
- Mục đích: Website thương mại điện tử đóng vai trò là công cụ xây dựng thương hiệu, quảng bá, kênh truyền thông và công cụ kinh doanh hiệu quả với chi phí thấp. Các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng website thương mại điện tử phù hợp với quy mô hoạt động, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, đã triển khai hỗ trợ được 16 doanh nghiệp xây dựng 16 website thương mại điện tử, tuy nhiên giai đoạn sau này cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website và nâng cấp website với đầy đủ chức năng hỗ trợ bán hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến và các biện pháp đảm bảo an toàn trong giao dịch và bảo mật thông tin khách hàng, có hỗ trợ giải pháp chạy trên các thiết bị di động, kinh phí hỗ trợ với mức như sau:
- Số lượng: 05 đơn vị/năm x 50.000.000đ/đơn vị x 3 năm= 750.000.000đ
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 - 2020, mỗi năm tổ chức hỗ trợ cho 05 đơn vị.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương;
- Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp và cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn, các doanh nghiệp được chọn hỗ trợ.
3. Xây dựng các hệ thống phần mềm để cung cấp trực tuyến các dịch vụ công bao gồm:
3.1. Cung cấp trực tuyến các thủ tục hành chính của Sở Công thương có liên quan đến hoạt động công nghiệp, thương mại lên cổng thông tin trực tuyến mức 03 và duy trì thủ tục hành chính công mức 03 theo Đề án phát triển thương mại điện tử năm 2016 đã gửi Bộ Công thương và UBND tỉnh.
Kinh phí: Tổng kinh phí thực hiện: 191.735.000đ, cụ thể như sau:
- 151.735.000đ (phần vốn đối ứng theo Đề án số: 01/ĐA-SCT ngày 25/3/2015 của Sở Công thương Bắc Kạn đã gửi UBND tỉnh);
- Kinh phí duy trì hàng năm 10.000.000/năm x 4 năm = 40.000.000đ.
Thời gian thực hiện: Năm 2016.
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử; Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn.
3.2. Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mục đích: Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về công nghiệp và thương mại của tỉnh Bắc Kạn đáp ứng các yêu cầu của quản lý và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công tác xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, điều hành, quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại của tỉnh Bắc Kạn.
Kinh phí: 249.870.000đ. (có dự thảo Đề án và dự toán kinh phí kèm theo)
Thời gian thực hiện: Năm 2018.
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử; Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn.
4. Xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh:
- Mục đích: Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn là một địa chỉ chính thức của Sở Công thương và của tỉnh, có uy tín và phổ biến, vì vậy cần duy trì sàn giao dịch thương mại điện tử để tập hợp các doanh nghiệp trên một website, phân bố theo từng ngành hàng cụ thể, giúp cho các đối tác trong và ngoài nước tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm dễ dàng; giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, thông tin doanh nghiệp và các công cụ mạnh để tiến hành các hoạt động kinh doanh từ yêu cầu mua bán, ký hợp đồng với các đối tác; thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng, giúp các doanh nghiệp mua bán trực tuyến trên quy mô lớn (B2B) thuận lợi và hiệu quả.
- Kinh phí xây dựng: 203.000.000đ. (có dự thảo Đề án và dự toán kinh phí kèm theo).
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương;
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử; Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông.
5. Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử:
Xây dựng bộ phận chuyên trách về TMĐT tại Sở Công thương: Sở Công thương phối hợp với Sở Nội vụ dự thảo cơ cấu tổ chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương.
Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ.
6. Tuyên truyền về TMĐT cho người tiêu dùng:
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT (in VCD tuyên truyền, tờ rơi, sổ tay).
Đơn vị thực hiện: Sở Công thương.
Thời gian thực hiện: Hàng năm từ năm 2016 đến năm 2020.
Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông.
7. Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về hoạt động thương mại điện tử tại địa phương:
Hàng năm (từ năm 2016 - 2020, mỗi năm tổ chức 01 đợt), phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động thương mại điện tử tại các doanh nghiệp cụ thể: Kiểm tra các điều kiện quản lý hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp; việc cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng; việc giao kết hợp đồng trên trang thông tin điện tử bán hàng; việc sử dụng chữ ký điện tử trong hoạt động thương mại điện tử; việc thu thập, bảo vệ và sử dụng thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử; giải quyết tranh chấp, khiếu nại của khách hàng… nhằm nắm bắt những tồn tại, hạn chế trong việc kinh doanh hoạt động thương mại điện tử để từ đó chấn chỉnh những tồn tại, sai sót, khuyết điểm của tổ chức, cá nhân trong quá trình kinh doanh; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn quy định của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử cho các tổ chức, doanh nghiệp;
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương.
Thời gian thực hiện: Hàng năm từ năm 2016 đến năm 2020.
Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh.
III. NHU CẦU VÀ NGUỒN KINH PHÍ
1. Nhu cầu:
Dự kiến tổng kinh phí triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Bắc Kạn là 3.003.705.000 VND (Ba tỷ không trăm linh ba triệu bảy trăm linh năm nghìn đồng); trong đó:
- Năm 2016: 336.735.000 đồng;
- Năm 2017: 329.800.000 đồng;
- Năm 2018: 827.370.000 đồng;
- Năm 2019: 657.300.000 đồng;
- Năm 2020: 852.500.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ; ngân sách địa phương, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình; nguồn kinh phí hợp pháp khác…
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ngành của tỉnh:
Quán triệt sâu sắc mục tiêu, ứng dụng và hiệu quả của hoạt động TMĐT để xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm thực hiện.
2. Sở Công thương:
- Là đầu mối chủ trì phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử và Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet), Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương, UBND các địa phương, các Sở, Ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển TMĐT, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng TMĐT, quảng bá thông tin lên mạng Internet;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch. Tổng hợp báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng quy định;
- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển TMĐT tổng thể theo giai đoạn đã được ban hành, hàng năm chủ động xây dựng các kế hoạch chi tiết về nội dung và kinh phí thực hiện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Công thương và các ngành có liên quan triển khai những nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch này;
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh, bố trí cân đối ngân sách hàng năm để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020./.
BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN TMĐT BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Đơn vị tính: 1000 đồng
TT |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH |
KINH PHÍ |
CỘNG |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||||
I |
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT |
|
|
|
|
|
476.100 |
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương. Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương. |
1 |
Tổ chức các khóa tập huấn về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước |
20.500 |
20.500 |
20.500 |
20.500 |
20.500 |
|
|
2 |
Tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu, nâng cao kiến thức về thương mại điện tử cho doanh nghiệp |
44.500 |
44.500 |
44.500 |
44.500 |
44.500 |
|
|
3 |
Tuyên truyền về TMĐT cho người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn, Bản tin và Cổng thông tin điện tử của Sở Công thương Bắc Kạn, nhằm tuyên truyền, quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT: |
|
|
|
|
|
|
Đơn vị thực hiện: Sở Công thương; Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Bắc Kạn, Ban Biên tập Bản tin và Cổng Thông tin điện tử Sở Công thương.
|
|
Tuyên truyền trên Báo Bắc Kạn: Năm 2017, 2019; |
|
34.800 |
|
34.800 |
|
|
|
|
Tuyên truyền trên Đài phát thanh và Truyền hình: Năm 2018, 2020; |
|
|
27.000 |
|
27.000 |
|
|
|
Tuyên truyền trên bản tin và Cổng thông tin điện tử Sở Công thương: Hàng năm từ năm 2016 đến 2020, mỗi số 01 bài. |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
5.500 |
|
|
II |
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử: |
|
|
|
|
|
1.644.000 |
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương. Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn, các doanh nghiệp được hỗ trợ. |
1 |
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp. |
|
150.000 |
150.000 |
150.000 |
150.000 |
|
|
2 |
Hỗ trợ tích hợp phần mềm thanh toán trực tuyến. |
|
|
50.000 |
50.000 |
50.000 |
|
|
3 |
Hỗ trợ quảng bá xây dựng thương hiệu. |
|
|
|
72.000 |
72.000 |
|
|
4 |
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử. |
|
|
250.000 |
250.000 |
250.000 |
|
|
III |
Xây dựng các hệ thống phần mềm để cung cấp trực tuyến các dịch vụ công bao gồm: |
|
|
|
|
|
441.605 |
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương. Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn. |
1 |
Cung cấp trực tuyến các thủ tục hành chính của Sở Công thương có liên quan đến hoạt động công nghiệp, thương mại lên cổng thông tin trực tuyến mức 3; |
191.735 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; |
|
|
249.870 |
|
|
|
|
IV |
Xây dựng sàn giao dịch TMĐT |
|
|
|
|
203.000 |
203.000 |
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương. Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn. |
V |
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử |
44.500 |
44.500 |
|
|
|
89.000 |
Đơn vị chủ trì: Sở Công thương. Đơn vị phối hợp: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin. |
VI |
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT (in VCD tuyên truyền, tờ rơi, sổ tay). |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
100.000 |
Đơn vị thực hiện: Sở Công thương Đơn vị phối hợp: Cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thương mại điện tử.
|
VII |
Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về hoạt động thương mại điện tử tại địa phương (từ năm 2016 - 2020, mỗi năm tổ chức 01 đợt). |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
50.000 |
Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương. Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường. |
|
Tổng cộng |
336.735 |
329.800 |
827.370 |
657.300 |
852.500 |
3.003.705 |
|
|
Bằng chữ: Ba tỷ không trăm linh ba triệu bảy trăm linh năm nghìn đồng./. |
Quyết định 1119/QĐ-UBND năm 2015 về “Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020”
Số hiệu: | 1119/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Hoàng Duy Chinh |
Ngày ban hành: | 30/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1119/QĐ-UBND năm 2015 về “Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020”
Chưa có Video