UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/QĐ-UB |
Lào Cai, ngày 05 tháng 5 năm 1997 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ kết luận phiên họp UBND ngày 04/04/1997;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch giữa thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và thường trực UBND tỉnh ngày 29 tháng 4 năm 1997;
Xét Tờ trình của Sở Khoa học Công nghệ & Môi nường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về quản lý chất lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO
CAI
(Ban hành kèm theo quyết định số 103/QĐ-UB ngày 05 tháng 5 năm 1997 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Quản lý chất lượng hàng hóa trong quy định này là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, của các ngành, các đơn vị cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa là hoạt động quản lý của Nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và hoạt động tác nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng hàng hóa đã đặt ra.
Điều 2. Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng các quy định về chất lượng hàng hóa theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa ở địa phương.
Nghiêm cấm việc sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; và mọi hành vi gian dối về chất lượng.
Điềụ 3. Việc khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa và giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện theo đúng các quv định hiện hành.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Điều 4. Quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa ở địa phương theo sự phân cấp bao gồm:
1. Việc lập quy hoạch, kế hoạch về chất lượng hàng hóa.
2. Quy định chế độ thể lệ về quản lý chất lượng hàng hóa.
3. Phổ biến áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Ngành, quy định việc áp dụng tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng hàng hóa.
4. Cấp đăng ký chất lượng hàng hóa, hướng dẫn các đơn vị cơ sở bảo đảm chất lượng hàng hóa, áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng, tổ chức phong trào chất lượng ở địa phương.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định này.
UBND tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân bảo đảm và nâng cao chất lượng hàng hóa; bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Điều 6. Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoa ở địa phương là các Sở quản lý chuyên ngành. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa được phân công cụ thể như sau (Theo phụ lục 1):
1. Sở Y tế có trách nhiệm quản lý các đối tượng hàng hóa như dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại nước uống, rượu, thuốc lá.
Huớng dẫn thực hiện các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa thuộc đối tượng quản lý từ khâu khảo nghiệm, thử nghiệm, từ định hướng sản xuất đến sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất nhập khẩu đối với các đơn vị, cơ sở có liên quan trong tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý các loại giống cây trồng, giống con nuôi, thuốc bảo vệ thực vật và kích thích tăng trưởng cây trồng, thuốc thú y và tăng trưởng gia súc, phân bón các loại, thức ăn cho chăn nuôi, các hàng hóa tươi sống từ nông nghiệp, nhóm hàng hóa lâm nghiệp làm nguyên liệu chế biến.
Hướng dẫn thực hiện việc khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, thẩm định sản xuất, gia công, xuất nhập khẩu các hàng hóa được phân công quản lý trong tỉnh cho các đối tượng có liên quan.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các phương tiện giao thông vận tải, các công trình hạ tầng giao thông, các thiết bị nâng hàng từ 1 tấn trở lên, nồi hơi bình chứa áp lực sử dụng trong giao thông vận tải.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công trình xây dựng trong tỉnh (bao gồm các công trình dân dụng và công cộng) từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi nghiệm thu.
5. Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng hàng hóa đối với các sản phẩm văn hóa và thể thao trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn việc thực hiện quảng cáo thương mại trong tỉnh theo các quy định hiện hành, đặc biệt là các hoạt động quảng cáo có liên quan đến chất lượng hàng hóa, đảm bảo cho các hoạt động quảng cáo thương mại tuân thủ đúng pháp luật, trung thực và chính xác.
6. Sở Công nghiệp có trách nhiệm quản lý đối tượng hàng hóa là vật liệu nổ công nghiệp.
7. Sở Thương mại và du lịch có trách nhiệm quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
8. Sở Khoa học công nghệ và môi trường là cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoa trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng đối với các loại hàng hóa trừ các đối tượng đã nêu trên và các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa ở địa phương được thực hiện theo đúng sự phân công, phân cấp theo các quy định hiện hành.
Sở Khoa học công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thống nhất về nghiệp vụ quản lý chất lượng hàng hóa vối các Sở quản lý chuyên ngành, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý chất lượng cho các đơn vị, cơ sở có liên quan, có nhu cầu trong tỉnh; theo dõi, đôn đốc kiểm tra và tổng hợp báo cáo việc chấp hành các quy định của Nhà nước về chất lượng hàng hóa phối hợp với các Sở quản lý chuyên ngành, các huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của UBND tỉnh và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ về quản lý chất lượng hàng hóa.
Điều 8. Công tác tiêu chuẩn hóa được quy định như sau:
1. Việc ban hành và áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành cùa Nhà nước.
2. Mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải theo tiêu chuẩn, UBND tỉnh thống nhất bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn quy định như trong phụ lục 2 và các tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng.
3. Các Sở quản lý chuyên ngành, theo trách nhiệm được phân công phổ biến áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn ngành (TCN). các quy định tạm thời (QĐTT), các quv định của tỉnh về chất lượng hàng hóa cho các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý và các đơn vị cơ sở có liên quan và có nhu cầu, kiểm tra các đơn vị cơ sở việc áp dụng các tiêu chuẩn đó. Căn cứ mục tiêu chất lượng trong từng thời kỳ của tỉnh đề xuất các nội dung, phạm vi và đối tưộng bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định của tỉnh đề nghị UBND tỉnh ban hành.
4. Sở Khoa học công nghệ và Môi trường là cơ quan tập hợp và đề nghị UBND tỉnh ban hành các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng trong tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị cơ sở về nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa. Thông tin và cung cấp thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cho các đơn vị, cơ sở có nhu cầu.
5. Các đơn vị cơ sở phải công bố tiêu chuẩn chất lượng mà mình áp dụng cho các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa và người tiêu dùng biết. Thực hiện theo tiêu chuẩn đã công bố.
6. Đối với hàng hóa sản xuất kinh doanh trong tỉnh thuộc danh mục hàng hoa bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn như trọng mục 2 của điều này. Sở Khoa học công nghệ và Môi trường (Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) có trách nhiệm định kỳ tiến hành kiểm tra chất lượng; trường hợp hàng hóa kiểm tra không đạt yêu cầu quy định, thì thông báo cho cơ sở sản xuất kinh doanh biết và thông báo cho các sở quản lý chuyên ngành để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành theo sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Điều 9. Công tác đăng ký chất lượng hàng hóa được thực hiện như sau:
1. Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có sản xuất gia công chế biến hàng hóa, sang bao đóng gói hàng hóa, lắp ráp đóng gói hàng hóa từ các chi tiết bộ phận phụ tùng hoặc bán thành phẩm được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau để tiêu thụ, làm đại lý độc quyền hoặc tổng đại lý cho nguồn khác nhau để tiêu thụ, làm đại lý độc quyền hoặc tổng đại lý cho nước ngoài tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam thuộc danh mục các hàng hóa bắt buộc đăng ký chất lượng do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và các Bộ quản lý chuyên ngành công bố phải thực hiện đăng ký chất lượng hàng hóa theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước với các cơ quan có thẩm quyền trong tỉnh (như trong phụ lục 1).
2. Sở Khoa học công nghệ và môi trường có trách nhiệm: Hàng năm thông báo danh mục hàng hóa bắt buộc phải đăng ký chất lượng hàng hóa theo quy định của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, danh sách các cơ quan được chỉ định cấp đăng ký chất lượng, các tổ chức được chỉ định tiến hành thử nghiệm chất lượng hàng hóa cho các cơ quan đon vị cá nhân có nhu cầu. Hướng dẫn về nội dung, thủ tục và cho phép việc ghi nhãn sản phẩm, tổ chức cấp đăng ký chất lượng cho các đơn vị cơ sở thuộc thẩm quyền.
3. Sở Y tế có trách nhiệm: Hướng dẫn về nội dung, thủ tục, thẩm định và cấp đăng ký chất lượng hàng hóa đối với các hàng hóa là thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc lá theo danh mục hàng hóa bắt buộc đăng ký chất lượng.
4. Các sở quản lý chuvên ngành có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa thực hiện đăng ký hàng hóa theo đúng các yêu cầu quy định, kiểm tra việc chấp hành đăng ký chất lượng hàng hóa của các đơn vị cơ sở theo trách nhiệm được phân công.
5. Việc ghi nhãn sản phẩm phải thực hiện đúng các yêu cầu quy định theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 10. Đối với việc thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa:
Các sở quản lý chuvên ngành có trách nhiệm tham gia quản lý chất lượng hàng hóa trong lĩnh vực kiểm nghiệm, xác định một số chỉ tiêu chất lượng của một số loại hàng hóa sản xuất lưu thông trên địa bàn phục vụ cho yêu cầu quản lý chất lượng hàng hóa theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Việc kiểm nghiệm, thử nghiệm chất lượng hàng hóa phục vụ cho quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa, cho xử lý vi phạm trong thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa, cho cấp đăng ký chất lượng hàng hóa ở địa phương do các tổ chức có thẩm quyền thực hiện công tác này.
Việc kiểm nghiệm, thử nghiệm được tiến hành theo các quy trình hay phương pháp thử trong các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 11. Việc kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:
Các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu ở tỉnh Lào Cai thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa chỉ được Hải quan tỉnh làm thủ tục thông qua khi đã có giấy xác nhận chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định của cơ quan kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các cơ quan thực hiện kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phải được Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chỉ định hoặc phối hợp vói các Bộ chuyên ngành chỉ định.
Các cơ quan kiểm tra Nhà nước tiến hành việc kiểm tra theo các quy trình kiểm tra do Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - Chất lượng hoặc cơ quan có chức năng của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (theo sự hướng dẫn thống nhất của Tổng cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng).
Sở Khoa học công nghệ và môi trường có trách nhiệm chủ trì cùng với các ngành về việc kiểm tra chất lượng hàng xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Thông báo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu bắt buộc kiểm tra Nhà nước, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoa xuất nhập khẩu trong tỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với pháp luật.
Điều 12. Thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa:
Sở Thương mại - du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường, với các sở chuyên ngành, với các cơ quan có liên quan thực hiện việc kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường kể cả hàng hóa đặc thù do các sở quản lý chất lượng theo sự phân công cụ thể như trong Điều 6, Chương 2 của quy định này và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền quv định.
Các sở chuyên ngành theo trách nhiệm đước phân công tại Chương 2, chủ động và phối hợp tổ chức thanh tra việc chấp hành Pháp lệnh chất lượng hàng hóa và các quy định của Nhà nước về chất lượng hàng hóa, xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật, giải quyết các khiếu nại tố cáo về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền và theo các quy định hiện hành.
Trình tự tiến hành thanh tra, nội dung thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa, thẩm quyền, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa đều phải:
- Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa buộc (Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng, tiêu chuẩn do UBND tỉnh quy định).
- Đăng ký chất lượng hàng hóa và đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đăng ký.
- Công bố thời hạn, điều kiện và hình thức bảo hành chất lượng hàng hóa. Thông tin trung thực về chất lượng hàng hóa. Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hàng hóa do mình sản xuất.
- Xây dựng hệ thống đảm bảo chát lượng theo sự huống dẫn của Sở Khoa học công nghệ và môi trường.
- Nộp 1 khoản lệ phí quản lý chất lượng hàng hóa theo qui định của UBND tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải:
- Biết rõ nguồn gốc, xuất sứ, chất lượng hàng hóa mà mình kinh doanh.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng.
- Thông tin trung thực và bảo hành chất lượng hàng hóa.
Điều 14. Người tiêu dùng có quyền:
- Từ chối hàng hóa không đảm bảo yêu cầu; được kiểm tra về định lượng và chất lượng hàng hóa trước khi nhận hàng, được yêu cầu bảo hành hàng hóa được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không đạt yêu cầu về chất lượng và định lượng.
- Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa.
Điều 15. Sở Khoa học công nghệ và môi trường phối hợp vối các sở chuyên ngành hàng năm tiến hàng tổng kết việc tổ chức thực hiện quy định này; đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình chỉ đạo thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa ở địa phương đề nghị khen thưởng cho các đon vị, cơ sở có thành tích đảm bảo chất lượng hàng hóa, được chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng, đạt các giải thưởng về chất lượng, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng hàng hóa theo quv định chung của Nhà nước.
Điều 16. Đơn vị cơ sỏ nào không tuân thủ tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, không đăng ký chất lượng, không đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký và công bố, lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái hoặc gây cản trở việc thực hiện quy định này và vi phạm các quy định khác của Nhà nước vê chất lượng hàng hóa, tùy theo mức độ xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Các sở chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công theo đúng quy định này. Định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm báo cáo UBND tỉnh về công tác quản lý chất lượng hàng hóa được phân công, đồng gửi Sở Khoa học công nghệ và môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học công nghệ và môi trường.
Điêu 18. Giám đốc các sở, ban, ngành thực hiện trách nhiệm được phân công, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa trên địa bàn quản lý, thực hiện nghiêm chỉnh quv định về chất lượng hàng hóa. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh hướng dẫn và chấp hành nghiêm chỉnh qui định này.
PHÂN CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRONG TỈNH LÀO CAI
TT |
Nhóm hàng hoá thuộc trách nhiệm quản lý của các ngành |
Thử nghiệm, kiểm nghiệm |
Công tác tiêu chuẩn hàng hóa |
Cấp đăng ký CLHH |
Thanh tra kiểm tra Nhà nước |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
I. Sở Y tế |
|
|
|
|
1 |
Dược phẩm và dược liệu |
Trạm kiểm nghiệm dược |
Sở Y tế |
Sở Y tế hướng dẫn |
Sở Y tế |
2 |
Mỹ phẩm |
Trạm kiểm nghiệm dược |
Sở Y tế |
Sở Y tế hướng dẫn |
Sở Y tế |
3 |
Trang thiết bị và dụng cụ y tế |
Bộ Y tế |
Sở Y tế |
Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh cấp |
Sở Y tế |
4 |
Thực phẩm và các loại nước uống, rượu và thuốc lá |
Trung tâm Y học dự phòng và Chi cục TC-ĐL-CL |
Sở Y tế |
Sở Y tế cấp |
Sở Y tế |
|
II. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNvà PTNT) |
|
|
|
|
5 |
- Giống cây trồng, giống con: Giống ngô, giống lúa. - Giống cây trồng khác - Giống chăn nuôi gia súc, thủy cầm, thủy sản. |
Chi cục TCĐLCL tỉnh, Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y |
Sở NN và PTNT |
Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh cấp |
Sở NN và PTNT |
6 |
Thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tặng trưởng |
Sở NN & PTNT hướng đẫn |
Sở NN và PTNT |
Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh cấp |
Sở NN và PTNT |
7 |
Thuốc thú y và chất kích thích tăng trưởng |
Sở NN & PTNT hướng dẫn |
Sở NN và PTNT |
Sở NN và PTNT hướng dẫn |
Sở NN & PT NT |
8 |
Thuốc dùng cho thủy sản và chất kích thích tăng trưởng |
Sở NN & PTNT hướng dẫn |
Sở NN và PTNT |
Sở NN & PTNT hướng dẫn |
Sở NN & PT NT |
9 |
Thức ăn cho chăn nuôi |
Chi cục TCĐLCL tỉnh |
Sở NN và PTNT |
Chi cục TCĐLCL tỉnh cấp |
Sở NN & PT NT |
10 |
Phân bón sx công nghiệp |
Chi cục TCĐLCL tỉnh |
Sở NN và PTNT |
Chi cục TCĐLCL tỉnh cấp |
Sở N N & PTNT |
11 |
Hàng hóa tươi sống có nguồn gốc từ nông nghiệp |
Sở NN và PTNT |
Sở NN và PTNT |
Sở NNvà PTNT hướng dẫn |
Sở NNvà PTNT |
12 |
Sản phẩm Lâm nghiệp làm nguyên liệu chế biến |
Sở NN và PTNT |
Sở NN và PTNT |
Sở NN và PTNT hướng dẫn |
Sở NN và PTNT |
|
III. Sớ Giao thông vận tải |
|
|
|
|
13 |
Các phương tiện vận tải (trừ tầu hỏa, tầu thủy công suất máy trên 135 cv, máy bay) |
Sở Giao thông vận tải hướng dẫn |
Sở Giao thông vận tải |
Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh cấp |
Sở Giao thông vận tải |
14 |
Hạ tầng cơ sở giao thông (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sông, bến phà, bến đò, cầu cống) |
Sở Giao thông vận tải |
Sở Giao thông vận tải |
Sở Giao thông vận tải hướng dẫn |
Sở Giao thông vận tải |
15 |
Thiết bị nâng hàng từ 1 tấn trở lên, nồi hơi, bình chứa áp lực trong giao thông |
Sở Giao thông vận tải hướng dẫn |
Sở Giao thông vận tải |
Sở Giao thông vận tải hướng dẫn |
Sở Giao thông vận tải |
|
IV. Sở Xây dựng |
|
|
|
|
16 |
Các công trình xây dựng công cộng và dân dụng |
Sở Xây dựng |
Sở Xây dựng |
Sở Xây dựng |
Sở Xây dựng |
|
V. Sở Công nghiệp |
|
|
|
|
17 |
Vật liệu nổ công nghiệp |
Sô Công nghiệp hưởng dẫn |
Sở Công nghiệp |
Sở Công nghiệp hướng dẫn |
Sở Công nghiệp |
|
VI. Sở Văn hóa thông tin và thể thao (VHTT & TT) |
|
|
|
|
18 |
Toàn bộ sản phẩm văn hóa thông tin và thể thao |
Sở VHTTvà TT |
Sở VHTTvà TT |
Sở VHTTvà TT |
Sở VHTTvà TT |
|
VII. Sở Khoa học - công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) |
|
|
|
|
19 |
Các hàng hóa là vật liệu xây dựng , đồ điện, điện tử, hóa ehất...( Các hàng hóa còn lại ) |
Chi cục TCĐLCL tỉnh |
Chi cục TCĐLCL tỉnh |
Chi cục TCĐLCL tỉnh |
Sở KHCN&MT |
|
VIII. Sở Thương mại du lịch |
|
|
|
|
20 |
Các hàng hóa lưu thông trên thị trường |
Chi cục TCĐLCL tỉnh |
Các sở quản lý chuyên ngành |
Hàng hoá đã được đăng ký |
Sở Thương mại du lịch tiến hành kiểm tra và xứ lý vi phạm |
DANH MỤC HÀNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG TỈNH BẮT BUỘC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
STT |
Tên hàng hóa |
TCVN bắt buộc áp dụng |
I |
Nhóm thực phẩm |
|
1 |
Rượu vang |
Theo quy định của Bộ Y tế |
2 |
Bia hơi |
TCVN 5042 - 90, 76TCN 123-89 |
3 |
Bia chai |
TCVN 5042 - 90,76TCN 124-89 |
4 |
Muối ăn, muối lốt |
TCVN 3974 - 84 |
5 |
Nước tinh lọc, nước giải khát |
Theo quy định của Bộ Y tế |
II |
Nhóm hàng hóa khác |
|
1 |
Phân hỗn hợp NPK |
64TCN 42 - 88 |
2 |
Xi măng Pooc lăng |
TCVN 2682 - 92 |
3 |
Giống cây trồng, giống con |
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 |
Thuốc thú y và chất kích thích tăng trưởng |
nt |
5 |
Thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng |
nt |
6 |
Thức ăn gia súc các loại |
nt |
Quyết định 103/QĐ-UB năm 1997 Quy định về quản lý chất lượng hàng hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: | 103/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai |
Người ký: | Nguyễn Đức Thăng |
Ngày ban hành: | 05/05/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 103/QĐ-UB năm 1997 Quy định về quản lý chất lượng hàng hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
Chưa có Video