Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 102/2008/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Xét tờ trình của Cục Nuôi trồng Thủy sản, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển nuôi cá tra bền vững phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; Coi cá tra là đối tượng nuôi chủ lực và sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra là một hoạt động kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu của đất nước.

2. Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra theo định hướng thị trường, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng hiện đại hóa tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

3. Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra phải gắn liền với việc thực hiện bảo đảm các tiêu chuẩn quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức nuôi cá, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước.

4. Lấy phát triển nuôi cá tra công nghiệp là trọng tâm, huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi cá tra tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thủy sản.

5. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nuôi tốt (GAP) tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

II. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CÁ TRA

1. Định hướng:

1.1. Nuôi cá tra thương phẩm:

Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến để nuôi cá tra năng suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái theo cấp độ thích nghi khác nhau:

Cấp độ 1 (Tốt): gồm đất Cù lao trên các sông lớn (sông Tiền và sông Hậu)

Cấp độ 2 (Khá): gồm đất ven sông lớn, cách bờ nhỏ hơn 500 mét;

Cấp độ 3 (Trung bình): gồm đất ven các sông nhánh, cách bờ không quá 400 mét.

1.2. Sản xuất giống cá tra: Phát triển thành 3 vùng tập trung:

Vùng 1: An Giang – Đồng Tháp – Vĩnh Long;

Vùng 2: Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng;

Vùng 3: Tiền giang – Bến Tre – Trà Vinh.

1.3. Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học và hệ thống dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, đảm bảo nghề nuôi chế biến, tiêu thụ cá tra phát triển bền vững.

1.4. Xây dựng cơ sở chế biến cá tra gắn với vùng nguyên liệu; Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm; Áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, thân thiện với môi trường.

2. Mục tiêu phát triển nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2010:

- Diện tích nuôi cá tra: 8.600 ha;

- Sản lượng cá tra nuôi: 1.250.000 tấn;

- Sản lượng cá tra chế biến thành phẩm: 500.000 tấn;

- Kim ngạch xuất khẩu: 1,3 – 1,5 tỷ USD;

- Giải quyết việc làm: 200.000 người.

b) Đến năm 2020:

- Diện tích nuôi cá tra nuôi tăng với tốc độ bình quân khoảng 4,22%/năm trong giai đoạn 2010 – 2020 và đạt 13.000 ha vào năm 2020;

- Sản lượng cá tra nuôi tăng với tốc độ bình quân khoảng 4,8%/năm trong giai đoạn 2010 – 2020 và đạt 1.850.00 tấn năm 2020;

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng với tốc độ bình quân 5,9%/năm trong giai đoạn 2010 – 2020 và đạt 2,1 – 2,3 tỷ USD vào năm 2020;

- Lao động nuôi, chế biến tiêu thụ cá tra tăng bình quân 2,3%/năm giai đoạn 2010 – 2020. Giải quyết việc làm khoảng 250.000 người vào năm 2020.

(Chi tiết phụ lục kèm theo)

3. Giải pháp chủ yếu.

1. Thị trường và xúc tiến thương mại:

1.1. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra, đảm bảo tiêu thụ hết cá nuôi, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.

1.2. Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa người nuôi, doanh nghiệp chế biến tiêu thụ theo hợp đồng kinh tế có điều chỉnh giá theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích, rủi ro khi thị trường sản phẩm đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ cá tra có biến động.

1.3. Thường xuyên tổ chức chợ đấu giá cá tra tại một địa điểm thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đưa dần thị trường nguyên liệu cá tra vào tổ chức quản lý chuyên nghiệp.

1.4. Tăng cường công tác trao đổi thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra với các doanh nghiệp và người sản xuất để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

1.5. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (HACCP, ISO, SQF, …), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng.

1.6. Chú trọng mở rộng thị trường trong nước, thiết lập các trạm trung chuyển sản phẩm tới các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc.

2. Khoa học công nghệ:

- Phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất, chế biến tiêu thụ phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái.

- Nghiên cứu sản xuất loại thức ăn phù hợp nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và lợi thế cạnh tranh.

- Nghiên cứu sản xuất giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.

- Nghiên cứu, thử nghiệm các loại chế phẩm vi sinh để cải tạo môi trường ao nuôi cá tra.

- Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh cho cá tra có hiệu quả.

- Áp dụng các phương thức quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến; 100% các doanh nghiệp chế biến cá tra phải được quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP và các chuẩn mực quốc tế; 100% nhà xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn ngành.

3. Bảo vệ môi trường:

- Xử lý môi trường nước bằng các giải pháp tổng hợp: lắng lọc cơ học, xử lý hóa học và xử lý sinh học trước khi thải ra môi trường ngoài. Lắng lọc cơ học dùng hệ thống ao; dùng các hóa chất được phép sử dụng để xử lý hóa học (xử lý các mầm bệnh); dùng các loại chế phẩm sinh học để xử lý sinh học (xử lý môi trường).

- Kết hợp với trồng trọt để đưa chất thải từ ao nuôi cá tra làm phân bón cho cây trồng, giảm nguồn gây ô nhiễm đưa trực tiếp ra môi trường.

- Áp dụng tiêu chuẩn ngành trong nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra.

- Tăng cường công tác giám sát của cơ quan chức năng; xây dựng được tiêu chuẩn nước thải để có cơ sở so sánh, đánh giá và đưa ra các mức xử phạt phù hợp.

- Phối hợp liên ngành để bảo vệ môi trường, sinh thái nhằm hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực từ hoạt động của các ngành kinh tế gây ra.

- Xây dựng các trạm quan trắc, cảnh báo ở đầu và cuối nguồn nước của khu vực nuôi tập trung để cảnh báo và có các biện pháp xử lý kịp thời.

- Khuyến khích hình thành các tổ đội sản xuất để huy động được nhiều thành viên cùng tham gia bảo vệ môi trường, thực hiện quy hoạch và đồng thuận điều chỉnh giá cả linh hoạt để tạo điều kiện phát triển sản xuất, tiêu thụ cá tra đảm bảo lợi ích của cộng đồng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để người sản xuất nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

- Xây dựng giáo trình môn học sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra cho các cấp bậc đào tạo và đưa vào giảng dạy trong các Trường có đào tạo về chuyên ngành Thủy sản.

- Định kỳ mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất thông qua tổ chức khuyến ngư, Viện, Trường

- Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý ngành thủy sản giỏi kiến thức chuyên môn, xã hội để có thể quản lý ngành có hiệu quả và phát triển bền vững. Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên cho các khâu từ kiểm soát giống, thức ăn đến vệ sinh an toàn thực phẩm; đủ trình độ giám sát, hướng dẫn và quản lý quy hoạch. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, quản lý cộng đồng các vùng nuôi cá tra.

5. Cơ chế chính sách:

- Tăng cường năng lực quản lý hành chính Ngành từ tỉnh, thành phố xuống đến phường, xã để quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ có hiệu quả.

- Thực hiện các chính sách hiện hành đối với sản xuất và tiêu thụ nông lâm thủy sản.

- Xây dựng mới, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra để thuận lợi cho công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất, tiêu thụ cá tra.

6. Danh mục Chương trình, dự án nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra:

6.1. Dự án nâng cao năng lực thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra.

6.2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.

6.3. Chương trình nâng cao phẩm giống cá tra.

6.4. Chương trình nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn công nghiệp và chế phẩm sinh học cho cá tra.

6.5. Chương trình phòng ngừa dịch bệnh cá tra.

6.6. Chương trình quan trắc cảnh báo và quản lý môi trường vùng nuôi, chế biến cá tra.

6.7. Chương trình Khoa học công nghệ nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra.

6.8. Chương trình khuyến ngư nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra.

6.9. Chương trình đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra.

6.10. Đào tạo nhân lực.

6.11. Chương trình quản lý chất lượng nguyên liệu, sản phẩm, phụ phẩm chế biến từ cá tra.

6.12. Xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ cá tra theo hướng tạo mối liên kết giữa các chủ thể nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cá tra theo hợp đồng.

6.13. Chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại cá tra Việt Nam.

7. Cơ chế đầu tư nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra:

- Đầu tư phát triển nuôi cá tra theo cơ chế quy định tại Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010 và Luật ngân sách.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư nuôi, sản xuất giống, thức ăn, chế biến, tiêu thụ cá tra; chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn theo Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ về địa phương cùng với Ngân sách địa phương đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi như hệ thống thủy lợi (kênh, mương, cống cấp, thoát nước), đường giao thông … theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng cơ chế cho vay tín chấp đối với các hộ gia tham nuôi thương phẩm và sản xuất giống cá tra, trong vùng quy hoạch có hợp đồng tiêu thụ và tuân thủ yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng.

8. Tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra:

- Xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cơ sở mô hình sản xuất liên kết giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra.

- Gắn kết khu vực sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến xuất khẩu để giảm rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn mùa vụ, mật độ nuôi thích hợp với từng vùng sinh thái thông qua hoạt động khuyến ngư; những trường hợp không tuân thủ phải có các biện pháp xử lý thích hợp.

- Hoạt động sản xuất giống sẽ hình thành theo cụm để thuận tiện theo công tác kiểm tra, kiểm soát và giảm chi phí vận chuyển.

- Tăng cường kiểm soát theo các chương trình HACCP, ISO 9002, SQF 2000CM) trong chế biến cá tra; xúc tiến mạnh cổ phần hóa, kiên quyết di dời các xí nghiệp vào khu vực chế biến quy định ở các khu công nghiệp của từng địa phương.

- Thúc đẩy trang trại thành một đơn vị sản xuất chính cũng như tiếp tục phát triển năng lực sản xuất khu vực tư nhân, các đại lý cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra.

- Tăng cường năng lực khuyến ngư về tổ chức bộ máy, trang thiết bị và nguồn tài chính cho hoạt động khuyến ngư nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra.

- Hoàn thiện các tổ chức hội, hiệp hội, thành phố Hiệp hội cá tra Việt Nam giúp nhau trong trao đổi kinh nghiệm, bình ổn giá cả; cung cấp, trao đổi thông tin, thị trường, điều phối hoạt động sản xuất và liên kết của tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Ngành về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra của Việt Nam.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xác định danh mục hoặc tiêu chí để xác định các dự án trọng điểm được hỗ trợ đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi cá tra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Chỉ đạo các địa phương áp dụng GAP trong nuôi cá tra; xây dựng thương hiệu cho cá tra Việt Nam; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; Tổ chức sản xuất, tiêu thụ cá tra, kịp thời cập nhật thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ trong nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra phổ biến đến dân, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và gìn giữ môi trường sinh thái.

- Chỉ đạo công tác khuyến ngư, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra, ba sa.

2. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố cần thiết cho nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra theo quy hoạch được duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo lập, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất, tiêu thụ cá tra của địa phương mình đến 2015, định hướng 2020.

- Đối với địa phương đã có quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra thì chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo cấp độ thích nghi được xác định trong quy hoạch tại quyết định này và tổ chức thực hiện quy hoạch điều chỉnh.

- Chỉ đạo xây dựng mô hình tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá tra theo hợp đồng.

- Chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra và thực hành sản xuất theo GAP. Chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cá tra gắn với cơ sở chế biến xuất khẩu đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Việt Thắng

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN 2010 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN ngày 17/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Chỉ tiêu

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

I

Diện tích (ha):

8.600

11.000

13.000

1

An Giang

2.100

2.450

2.500

2

Đồng Tháp

2.300

2.550

2.700

3

Cần Thơ

1.300

1.500

1.600

4

Vĩnh Long

550

700

800

5

Bến Tre

750

950

1.400

6

Sóc Trăng

650

800

1.200

7

Trà Vinh

400

700

1.100

8

Tiền Giang

250

600

700

9

Hậu Giang

300

750

1.000

II

Sản lượng nuôi (tấn)

1.250.000

1.650.000

1.850.000

1

An Giang

305.000

368.000

375.000

2

Đồng Tháp

334.000

383.000

400.000

3

Cần Thơ

188.500

225.000

240.000

4

Vĩnh Long

80.000

105.000

120.000

5

Bến Tre

110.000

142.000

180.000

6

Sóc Trăng

94.000

120.000

155.000

7

Trà Vinh

58.000

105.000

150.000

8

Tiền Giang

37.000

90.000

100.000

9

Hậu Giang

43.500

112.000

130.000

III

Sản lượng chế biến (tấn)

500.000

660.000

740.000

1

An Giang

122.000

147.200

150.000

2

Đồng Tháp

133.600

153.200

160.000

3

Vĩnh Long

32.000

42.000

48.000

4

Cần Thơ

75.400

90.000

96.000

5

Tiền Giang

14.800

36.000

40.000

6

Sóc Trăng

37.600

48.000

62.000

7

Trà Vinh

23.200

42.000

60.000

8

Bến Tre

44.000

56.800

72.000

9

Hậu Giang

17.400

44.800

52.000

IV

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

1.300

1.850

2.300

1

An Giang

317

413

450

2

Đồng Tháp

347

430

480

3

Vĩnh Long

83

118

144

4

Cần Thơ

196

252

288

5

Tiền Giang

38

100

130

6

Sóc Trăng

98

134

202

7

Trà Vinh

60

118

198

8

Bến Tre

114

160

238

9

Hậu Giang

45

125

170

 

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 102/2008/QD-BNN

Hanoi, October 17, 2008

 

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF THE PRODUCTION AND SALE OF TRA CATFISH IN THE MEKONG RIVER DELTA REGION UP TO 2010, AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008; defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and the Government's Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles, of the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7. 2006. on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 10/2006/QD-TTg of January 11. 2006, approving the master plan on development of the  fisheries industry up to 2010.  and orientations towards 2020:
Having considered the report of the Aquaculture Department and the Agro-forestry Processing and Salt Industry Department:
At the proposal of the director of the Planning Department,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Planning on development of the production and sale of Tra catfish (Pangasius Hypophthalmus) in the Mekong River delta region up to 2010, and orientations towards 2020. with the following contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To develop Tra catfish production, processing and sale according to market orientations, closely combining production with processing and expansion of sale markets towards modernization to turn out competitive products meeting domestic market and export requirements.

3. To develop Tra catfish rearing, processing and sale in compliance with regulations on rearing conditions, quality, bio-safety and environmental protection, ensuring harmony of the interests of consumers, catfish rearers, export-processing enterprises and the State.

4. To regard the development of industrial Tra catfish rearing as a central task, mobilizing resources of all economic sectors in which the State will provide supports for investment in the development of infrastructure of Tra catfish rearing zones in order to supply raw materials for the aquatic product processing industry.

5. To apply high technologies to Tra catfish production, processing and sale, first of all production processes according to good aquaculture practices (GAP), to turn out hygienic and safe products.

II. ORIENTATIONS, OBJECTIVES AND SOLUTIONS FOR DEVELOPING TRA CATFISH REARING, PROCESSING AND SALE

1. Orientations

1.1. Rearing of commodity Tra catfish:

To invest in building complete infrastructure for and apply advanced technological processes to culturing Tra catfish which are of high productivity, ensure food hygiene and safety and eco-environmental protection according to different levels of adaptability:

Level 1 (excellent): alluvial soil on big rivers (Tien and Hau rivers);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Level 3 (fair): land along tributary rivers, within a distance of 400 meters from riverbank.

1.2. Production of Tra catfish breeds: To develop 3 production zones:

Zone 1: An Giang-Dong Thap-Vinh Long:

Zone 2: Can Tho-Hau Giang-Soc Trang;

Zone 3: Tien Giang-Ben Tre-Tra Vinh.

1.3. To build feed- and bio-preparation- processing establishments and service systems meeting Tra catfish production and sale development requirements, ensuring the sustainable development of Tra catfish rearing, processing and sale industry.

1.4. To build Tra catfish-processing establish- ments in association with raw-material zones: to diversify products; to apply advanced technologies for increasing the productivity and quality of Tra catfish products which meet food hygiene and safety standards and market requirements and which are environmentally friendly.

2. Objectives for Tra catfish rearing, processing and sale development

2.1. Overall objectives:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Specific objectives:

a/ Up to 2010:

- Area under Tra catfish rearing: 8.600 ha:

- Output of reared Tra catfish: 1.250.000 tons;

- Output of Tra catfish processed into finished products: 500.000 tons;

- Export value: USD 1.3-1.5 billion;

- Jobs to be created: 200,000.

b/ Up to 2020:

- The area under Tra catfish rearing will increase by 4.22%/year on average during 2010-2020 and reach 13,000 ha by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The export value of Tra catfish will increase by 5.9%/year on average during 2010-2020 and reach USD 2.1-2.3 billion by 2020.

- Laborers engaged in Tra catfish rearing, processing and sale will increase by 2.3%/year on average during 2010-2020. Around 250,000 jobs will be created by 2020.

(See the attached Appendix for details).

3. Major solutions

1. Markets and trade promotion:

1.1. To diversify products and markets. To consolidate and expand export markets along with developing local consumption markets in order to efficiently exploit potential for developing Tra catfish rearing, processing and sale, ensure the sale of all reared catfish, and reduce risks due to negative market fluctuations.

1.2. To increase association between catfish rearers and processing and selling enterprises under economic contracts in which prices are adjusted on the principle of sharing benefits and risks in case of fluctuations in input product markets for Tra catfish production and sale.

1.3 To regularly organize Tra catfish auctions at an appropriate place in the Mekong River delta region, gradually putting the Tra catfish raw-material market under professional management.

1.4. To increase exchange of information on Tra catfish outlet markets with enterprises and producers in order to work out appropriate production plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.6. To attach importance to expanding the domestic market and establishing stations for transporting products to big cities such as Ho Chi Minh City and northern provinces.

2. Science and technology:

- To collaborate with universities and research institutes in developing production, processing and sale processes suitable to each ecological sub-zone.

- To research the production of appropriate feeds with a view to reducing cost prices of products and increasing production efficiency and competitiveness.

- To research the production of quality breeds for the rearing of commodity Tra catfish.

- To research and experiment microorganisms for improving the environment of Tra catfish rearing ponds.

- To study measures to effectively prevent and treat Tra catfish diseases.

-To apply advanced methods of product quality management; 100% of Tra catfish processing enterprises must submit to product quality management according to HACCP and international standards; 100% of production workshops must reach branch standards.

3. Environmental protection:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To combine rearing with cultivation for using wastes from Tra catfish ponds as crop fertilizers, thereby reducing polluting sources.

- To apply branch standards to Tra catfish rearing, processing and sale.

- To intensify supervision by functional agencies; to establish wastewater standards as a basis for comparison, assessment and imposition of appropriate penalties.

- To take coordinated actions for eco-environmental protection in order to minimize adverse impacts of economic activities.

- To build observation and warning stations at the start and end of water sources of catfish rearing areas in order to give warnings and take handling measures in time.

- To encourage the setting up of production teams for involving more people in the environmental protection, implementation of the Planning and flexible adjustment of prices so as to facilitate the development of Tra catfish production and sale, ensuring community benefits.

- To enhance propagation and education to make producers fully aware of their roles and responsibilities in environmental protection.

- To improve legal documents on environmental protection and food hygiene and safety assurance.

4. Human resource training and development:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To regularly organize short-term training courses on technical guidance and transfer for producers through fisheries extension organizations, academies and schools.

- To increase the training of fisheries administrators in professional and social knowledge so that they will be able to effectively manage and develop the industry in a sustainable manner. To train a contingent of inspectors and controllers for controlling breeds, feeds and food hygiene and safety and supervising, guiding and managing the Planning. To train a contingent of cooperative and community managers for Tra catfish rearing zones.

5. Mechanisms and policies:

- To enhance administrative management capability from the provincial level to commune level for the effective management of production, processing and sale.

- To implement current policies towards the production and sale of agricultural, forest and fishery products.

- To elaborate, review, amend, supplement and improve legal documents related to Tra catfish production, processing and sale in order to facilitate the management and implementation of the Planning on Tra catfish production and sale.

6. List of programs and projects on Tra catfish rearing, processing and sale:

6.1. A project to build the capacity for making statistics of and a database on Tra catfish production, processing and sale;

6.2. To formulate standards and regulations on Tra catfish production, processing and sale in order to turn out products which ensure food hygiene and safety and are environmentally friendlv;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.4. A program to research industrial feed nutrients and bio-products for Tra catfish;

6.5. A program to prevent Tra catfish epidemics:

6.6. A program on environmental observation, warning and management for Tra catfish rearing and processing zones;

6.7. A scientific and technological program on Tra catfish rearing, processing and sale:

6.8. A fisheries extension program on Tra catfish rearing, processing and sale:

6.9. A program to invest in the construction of infrastructure for Tra catfish rearing, processing and sale;

6.10. To train human resources.

6.11. A program on quality management of raw materials, products and by-products processed from Tra catfish;

6.12. To build Tra catfish production and sale models to link Tra catfish rearers, Tra catfish processing entities and sellers under contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Investment mechanisms for Tra catfish rearing, processing and sale:

- To invest in developing Tra catfish rearing under the mechanisms specified in the Prime Ministers Decision No. 224/1999/QD-TTg of December 8, 1999. approving the Program on aquaculture development during 1999-2010. and the State Budget Law.

- To encourage domestic and foreign economic sectors to invest in rearing, producing breeds and feeds for, processing and selling Tra catfish: transfer technologies and train human resources for Tra catfish rearing, processing and sale.

- To continue applying financial mechanisms for implementation of the program on development of rural roads, aquaculture infrastructure and rural craft-village infrastructure under the Prime Minister's Decision No. 132/2001/QD-TTg of September 7.2001.

- Central budget allocation for local budgets will be invested, together with local budgets, in building aquaculture infrastructure such as irrigation systems (canals, ditches, water supply and drainage sewers), roads, etc.. under approved investment projects.

- To formulate a mechanism for providing trust-based loans to commodity Tra catfish rearers and Tra catfish breed producers in planned zones under sale contracts in compliance with management requirements of functional agencies.

8. Organization of Tra catfish production, processing and sale:

- To establish new production relations on the basis of models of production association between Tra catfish service, production, processing and sale organizations and individuals.

- To link raw-material production areas with export-processing factories in order to reduce risks related to outlet markets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To carry out breed production activities in certain areas, to facilitate inspection and control and reduce transportation expenses.

- To enhance control under HACCP, ISO 9002 and SQF 2000CM programs) in Tra catfish processing: to accelerate equitization and resolutely relocate enterprises into designated processing areas in industrial parks in each locality according to regulations.

- To turn farms into main production units while continuing developing production capability of the private sector and agents providing services for Tra cattish production, processing and sale activities.

- To build fishery extension capacity in terms of organizational apparatus, equipment and financial sources to promote Tra catfish rearing, processing and sale.

- To improve the organization of societies and associations and establish the Vietnam Tra Catfish Association to assist one another in experience exchange and price valorization: to supply and exchange information on markets and coordinate production and association activities of Tra catfish production, processing and sale organizations and individuals.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

- Assume the prime responsibility for, and collaborate with ministries, branches and localities in, formulating, and organizing the implementation of, the agriculture and rural development sector's program of action for Vietnamese Tra catfish production, processing and sale:

- Assume the prime responsibility for, and collaborate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in. listing, or setting criteria for determination of. key projects eligible for investment supports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Promulgate standards and regulations on Tra catfish rearing, processing and sale ensuring food hygiene and safety; direct localities in applying GAP to Tra catfish rearing; build brands for Vietnamese Tra catfish: direct and examine the implementation of the Planning on Tra catfish rearing, processing and sale; organize the production and sale of Tra catfish and disseminate updated information on markets and scientific and technological advances in Tra catfish rearing, processing and sale among people and enterprises in order to increase production efficiency and maintain the eco-environment;

- Direct fishery extension work, especially the building of hi-tech production models for Tra catfish and Basa bocourti culture, processing and sale.

2. Concerned ministries and branches shall, within the ambit of their functions and tasks, ensure conditions necessary for Tra catfish rearing, processing and sale according to the approved Planning.

3. People's Committees of provinces and centrally run cities in the Mekong River delta shall:

- Direct the formulation and approval and organize the implementation of their local piannings on Tra catfish production and sale up to 2015. and orientations towards 2020.

- For localities with approved plannings on Tra catfish production and sale development plannings, direct the review, adjustment and supplementation of these plannings according to the levels of adaptability determined in the Planning under this Decision and organize the implementation of the adjusted plannings.

- Direct the building of models for associated production, processing and sale of Tra catfish products under contracts;

- Direct the application of technical advances to Tra catfish rearing, processing and sale and production practice under GAP. Direct the development of Tra catfish raw-material zones near export-processing establishments, ensuring economic, social and environmental benefits.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT VICE MINISTER




Nguyen Viet Thang

 

APPEND IX

TO THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF TRA CATFISH PRODUCTION AND SALE IN THE MEKONG RIVER DELTA REGION UP TO 2010, AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020
(Attached to Decision No. 102/2008/QD-BNN of October 17, 2008, of the Ministry of Agriculture and Rural Development)

No,

Criteria

Up to 2010

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Up to 2020

I

Area (ha)

8,600

11,000

13,000

1

An Giang

2,100

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2,500

2

Dong Thap

2,300

2,550

2,700

3

Can Tho

1,300

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,600

4

Vinh Long

550

700

800

5

Ben Tre

750

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,400

6

Soc Trang

650

800

1,200

7

Tra Vinh

400

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,100

8

Tien Giang

250

600

700

9

Hau Giang

300

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000

II

Rearing output (ton)

1,250,000

1,650,000

1,850,000

1

An Giang

305,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



375,000

2

Done Thap

334,000

383,000

400,000

3

Can Tho

188,500

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



240,000

4

Vinh Long

80,000

105,000

120,000

5

Ben Tre

110,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



180,000

6

Soc Trang

94,000

120,000

155,000

7

Tra Vinh

58,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



150,000

8

Tien Giang

37,000

90,000

100,000

9

Hau Giang

43,500

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



130,000

III

Processing output (ton)

500,000

660,000

740,000

1

An Giang

122,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



150,000

2

Dong Thap

133,600

153,200

160,000

3

Vinh Long

32,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



48,000

4

Can Tho

75,400

90,000

96,000

5

Tien Giang

14,800

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



40,000

6

Soc Trang

37,600

48,000

62,000

7

Tra Vinh

23,200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



60,000

8

Ben Tre

44,000

56,800

72,000

9

Hau Giang

17,400

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



52,000

IV

Export value (USD million)

1,300

1,850

2,300

1

An Giang

317

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



450

2

Dong Thap

347

430

480

 

Vinh Long

83

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,44

4

Can Tho

196

252

288

5

Tien Giang

38

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



130

6

Soc Trang

98

134

202

7

Tra Vinh

60

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



198

8

Ben Tre

114

160

238

9

Hau Giang

45

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



170

 

;

Quyết định 102/2008/QĐ-BNN phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 102/2008/QĐ-BNN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 17/10/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 102/2008/QĐ-BNN phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…