Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHỦ TỊCH NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 101/2000/QĐ-CTN

Hà Nội , ngày 17 tháng 4 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 101/QĐ-CTN NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC MÔNG CỔ

CHỦ TỊCH  NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số 574/CP-QHQT ngày 14 tháng 6 năm 2000;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Mông Cổ đã được ký ngày 17 tháng 4 năm 2000 giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Mông Cổ.

Điều 2: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp này và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày có hiệu lực của Hiệp định.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Đức Lương

(Đã ký)

 

HIỆP ƯỚC

HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC MÔNG CỔ

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Mông Cổ (sau đây được gọi là hai Bên ký kết).

Mong muốn tiếp tục làm sâu sắc và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa nhân dân hai nước;

Khẳng định tuân thủ mục đích và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc;

Nhận thức tầm quan trọng của việc củng cố hoà bình, ổn định, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác ở Châu á và trên thế giới;

Đã thoả thuận những điều sau đây:

Điều 1: Hai bên ký kết sẽ phát triển các mối quan hệ với nhau trên cơ sở những nguyên tắc đã được pháp luật quốc tế thừa nhận như tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.

Điều 2: Hai Bên ký kết sẽ phát triển sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, vận tải, bưu điện, thông tin và các vấn đề khác.

Điều 3: Hai Bên ký kết sẽ thường xuyên trao đổi ý kiến giữa Quốc hội và Chính phủ hai nước về các vấn đề quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.

Điều 4: Hai Bên ký kết sẽ hợp tác với nhau trong khuôn khổ Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác nhằm góp phần vào sự nghiệp củng cố hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Điều 5: Hai Bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, tài chính và pháp lý cho việc phát triển quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế và thương mại; ủng hộ sự hợp tác giữa các loại doanh nghiệp của hai nước; khuyến khích đầu tư và ủng hộ việc thiết lập các cơ sở liên doanh hai bên và với bên thứ ba.

Điều 6: Hai Bên ký kết sẽ ủng hộ việc thiết lập các quan hệ trực tiếp và việc ký các thoả thuận cụ thể giữa các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ của hai nước; khuyến khích các quan hệ hợp tác và kết nghĩa giữa các thành phố và các đơn vị hành chính khác của hai nước.

Điều 7: Hiệp ước này không bị ràng buộc bởi những cam kết của hai Bên ký kết trong các Hiệp ước và Hiệp định song phương hoặc đa phương mà hai Bên ký kết tham gia.

Điều 8: Hiệp ước này có giá trị 10 năm. Nếu một trong hai Bên ký kết không thông báo bằng văn bản cho phía Bên kia việc huỷ bỏ Hiệp ước 12 tháng trước khi hết hạn thì Hiệp ước này đương nhiên được gia hạn thêm từng 5 năm một.

Điều 9: Hiệp ước này sẽ được hai Bên ký kết phê chuẩn và sẽ có hiệu lực kể từ ngày trao đổi Thư phê chuẩn.

Điều 10: Kể từ ngày Hiệp ước này có hiệu lực, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ được ký ngày 3 tháng 12 năm 1979 sẽ không còn giá trị.

Điều 11: Hiệp ước này được làm tại U-lan Ba-to ngày 17 tháng 4 năm 2000, thành ba bản bằng tiếng Việt Nam, tiếng Mông Cổ và tiếng Anh, các bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 101/2000/QĐ-CTN phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ do Chủ tịch nước ban hành

Số hiệu: 101/2000/QĐ-CTN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Chủ tịch nước
Người ký: Trần Đức Lương
Ngày ban hành: 17/04/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 101/2000/QĐ-CTN phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ do Chủ tịch nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…