BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2007/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHỨNG NHẬN RAU AN TOÀN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa số 18/1999/PL-UBTVQH10, ngày 24/12/1999 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11, ngày
26/7/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP, ngày 07/9/2004 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP, ngày 21/10/2004 của Chính Phủ Quy định quản
lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục trồng trọt, Cục trưởng cục Bảo vệ thực vật, Vụ
trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn.
|
BỘ
TRƯỞNG |
VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHỨNG NHẬN RAU AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định điều kiện sản xuất, việc kiểm tra, giám sát, chứng nhận điều kiện sản xuất ran an toàn (RAT) và chứng nhận sản phẩm RAT.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sản xuất, kiểm tra chứng nhận điều kiện sản xuất và chứng nhận RAT tại Việt Nam.
3. Những nội dung trong quy định này không phù hợp với các Điều ước mà Việt nam gia nhập thì thực hiện theo các Điều ước quốc tế đó.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rau an toàn (RAT): là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau an: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định tại phục lục 1,2,3,4 của Quy định này.
2. Điều kiện sản xuất RAT: là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm các tiêu chí về điều kiện môi trường và qui trình sản xuất của các cơ sở sản xuất để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.
3. Ngưỡng an toàn: là mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất độc hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc Bảo vệ thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng), các vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo Quy định hiện hành của Bộ Ytế.
4. Tổ chức chứng nhận RAT: là tổ chức các có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm và chứng nhận RAT.
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1. Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn kỹ thuật RAT.
2. Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT.
1. Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây rau.
b) Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn.
c) Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941; 1995, TCVN 7209; 2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của Quy định này.
2. Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất.
1. Chỉ sử dụng các loại phân bón trong Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại.
2. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho rau.
1. Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773:2000 (Phụ lục 7).
2. Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua sử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
3. Nguồn nước tưới cho các vùng RAT phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất.
1. Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài rau, giữa rau với cây trồng.
2. Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với cây trồng khác không tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển.
3. Vệ sinh đồng ruộng:
a) Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để được hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác.
b) Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ gieo trồng.
4. Chọn giống rau: không được sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học.
5. Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau; riêng phân đạm phải bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá.
1. Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
2. Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màng cách ly côn trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng, đặc biệt đối với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.
3. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời.
4. Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ phận của cây bị bệnh.
5. Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học, nhất là các loại rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên địch trong các vùng trồng rau.
6. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học tuân thủ nguyên tắt 4 đúng:
a) Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục BVTV được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
b) Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.
c) Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.
d) Đúng thời gian: dử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc, từng loại rau.
Điều 9: Thu hoạch và bảo quản RAT
1. Thu hoạch: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thược phẩm;
2. Bảo quản: Rau an toàn sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.
Điều 10: Công bố tiêu chuẩn RAT
Trước khi tiến hành sản xuất, Tổ chức sản xuất RAT phải công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ khoa học và Công nghệ.
Điều 11: Sản phẩm RAT trước khi lưu thông
Các sản phẩm RAT trước khi lưu thông trên thị trường phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có giấy chứng nhận RAT do tổng RAT chứng nhận RAT cấp.
2. Có bao gói thích hợp để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, trường hợp không thể bao gói kín phải dùng dây buộc hoặc phải dùng dụng cụ chuyên dùng để thuận lợi cho khâu vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.
3. Có nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp và từng sản phẩm (củ, quả); việc ghi nhãn hàng hóa RAT phải thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nhãn hàng hóa.
Điều 12: Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát RAT
1. Khuyến khích tổ chức RAT theo các hình thức phù hợp với quy mô sản xuất như: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
2. Tổ chức sản xuất RAT phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định tại văn bản này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm do mình sản xuất và cung ứng.
THỦ TỤC CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAT
Điều 13: Đăng ký và chứng nhận điều kiện sản xuất RAT
1. Tổ chức sản xuất RAT gửi hồ sơ đăng ký đề nghị công nhận đủ điều kiện sản xuất RAT về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nơi tiến hành sản xuất.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký đủ điều kiện sản xuất RAT và bản kê khai điều kiện sản xuất kèm theo (Phụ lục 8)
b) Tài liệu liên quan khác (nếu có)
Điều 14: Thẩm định và chứng nhận điều kiện sản xuất RAT
a) Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, nếu đảm bảo điều kiện theo quy định thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.
b) Nếu chưa đảm bảo điều kiện sản xuất RAT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức đăng ký khắc phục những điều kiện chưa đạt yêu cầu.
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT có hiệu lực tối đa không quá 3 năm, hết thời hạn phải đăng ký lại.
Điều 15: Giám sát, kiểm tra điều kiện sản xuất RAT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc giám sát, kiểm tra điều kiện sản xuất của các tổ chức được cấp giấy chứng nhận. Nếu phát hiện không đảm bảo đủ điều kiện quy định thì ra văn bản yêu cầu khắc phục, quá thời hạn mà tổ chức không khắc phục được thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận.
Điều 16: Phí cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất RAT
Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải trả phí cho việc thẩm định để cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất RAT theo quy định hiện hành.
THỦ TỤC CHỨNG NHẬN RAU AN TOÀN
Điều 17: Điều kiện của Tổ chức chứng nhận RAT
1. Có đủ cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trình độ đại học trở lên để giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất RAT phù hợp với quy mô sản xuất tương ứng.
2. Có đủ trang thiết bị cần thiết hoặc có hợp đồng thuê tổ chức khác có đủ năng lực để thực hiện việc kiểm nghiệm RAT.
3. Tổ chức chứng nhận RAT chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận của mình.
Điều 18: Thủ tục công nhận, chỉ định Tổ chức chứng nhận RAT
1. Tổ chức có nhu cầu hoạt động về chứng nhận RAT gửi Hồ sơ đăng ký về Sở nông nghiệp và PTNT nơi đóng trụ sở chính. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký được công nhận là Tổ chức chứng nhận RAT theo mẫu tại Phụ lục 9.
b) Bản kê khai chi tiết kèm theo Đơn đăng ký về các điều kiện được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Quy định này.
c) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định điều kiện của các tổ chức đăng ký, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định công nhận là tổ chức chứng nhận RAT.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đơn vị thực hiện việc chứng nhận RAT.
Tổ chức chứng nhận RAT tiến hành giám sát, kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất theo quy trình đã được thông báo trước cho các tổ chức sản xuất RAT.
Điều 20: Phí cấp giấy chứng nhận RAT
Tổ chức, các nhân sản xuất RAT phải trả phí cho việc thẩm định để cấp giấy chứng nhận RAT theo quy định hiện hành.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ RAU AN TOÀN
Điều 21: Nội dung quản lý nhà nuớc về RAT
1. Xây dựng qui định sản xuất và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu sản xuất RAT tập trung.
2. Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.
3. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn chất lượng về RAT.
4. Quản lý việc đăng ký, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, công bố tiêu chuẩn chất lượng RAT, kiểm nghiệm và chứng nhận RAT.
5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và tiêu dùng sản xuất RAT.
6. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về sản xuất, chứng nhận RAT.
Điều 22: Phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về RAT
1. Cục Trồng trọt: là đầu mối thực hiện quản lý nhà nước, tổ chức chỉ đạo thực hiện về RAT, có trách nhiệm:
a) Chủ trì xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất RAT.
b) Chỉ đạo xây dựng qui hoạch tổng thể các khu sản xuất RAT tập trung trên phạm vi toàn quốc; chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án phát triển RAT.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tổ chức chứng nhận điều kiện sản xuất RAT, sản phẩm RAT, kiểm tra giám sát về sản xuất RAT tại địa phương.
d) Phối hợp với Thanh tra Bộ chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về sản xuất, chứng nhận điều kiện sản xuất RAT, chứng nhận sản phẩm RAT.
2. Vụ Khoa học công nghệ:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản xuất RAT.
b) Quản lý các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử về sản xuất, bảo quản RAT.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, chỉ đạo, giám sát, quản lý về sản xuất và chứng nhận RAT.
3. Cục Bảo vệ thực vật:
a) Đào tạo tập huấn và chỉ đạo mở rộng áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM, ICM) trên rau, quy trình sản xuất RAT theo GAP.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với hệ thống bảo vệ thực vật ở các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ về sản xuất RAT theo sự phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Trung tâm khuyến nông Quốc gia:
a) Tập huấn, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân về sản xuất RAT.
b) Thông tin, tuyên truyền góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT.
c) Xây dựng các mô hình trình diễn về RAT tại các vùng trọng điểm để khuyến cáo nhân rộng.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Xây dựng, trình UBND tỉnh, thành phố quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ RAT và dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất RAT tại địa phương;
b) Đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ RAT;
c) Quản lý việc đăng ký và tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất RAT;
d) Trên cơ sở những quy trình sản xuất RAT của Bộ, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy trình sản xuất RAT phù hợp với điều kiện địa phương.
đ) Đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ về sản xuất RAT cho người sản xuất;
e) Công nhận, chỉ định và quản lý hoạt động của các Tổ chức chứng nhận RAT trên địa bàn;
g) Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo về sản xuất RAT và chứng nhận chất lượng RAT.
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động sản xuất, kiểm tra và chứng nhận RAT có trách nhiệm thực hiện Quy định này, nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh cần phải phản ánh về Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn để kịp thời giải quyết./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA HÀM LƯỢNG NITRAT (NO-3)
TRONG MỘT SỐ SẢN PHẨM RAU TƯƠI (MG/KG)
(theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế)
TT |
Tên rau |
(mg/kg) |
1 |
Bắp cải |
£ 500 |
2 |
Su hào |
£ 500 |
3 |
Suplơ |
£ 500 |
4 |
Cải củ |
£ 500 |
5 |
Xà lách |
£ 1.500 |
6 |
Đậu ăn quả |
£ 200 |
7 |
Cà chua |
£ 150 |
8 |
Cà tím |
£ 400 |
9 |
Dưa hấu |
£ 60 |
10 |
Dưa bở |
£ 90 |
11 |
Dưa chuột |
£ 150 |
12 |
Khaoi tây |
£ 250 |
13 |
Hành tây |
£ 80 |
14 |
Hành lá |
£ 400 |
15 |
Bầu bí |
£ 400 |
16 |
Ngô rau |
£ 300 |
17 |
Cà rốt |
£ 250 |
18 |
Măng tây |
£ 200 |
19 |
Tỏi |
£ 500 |
20 |
Ớt ngọt |
£ 200 |
21 |
Ớt cay |
£ 400 |
22 |
Rau gia vị |
£ 600 |
PHỤ LỤC 2
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG
VÀ ĐỘC TỐ TRONG SẢN PHẨM RAU TƯƠI
(theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế)
TT |
Tên nguyên tố và độc tố |
Mức giới hạn (mg/kg) |
1 |
Asen (As) |
£ 0.2 |
2 |
Chì (Pb) |
£ 0,5 – 1,0 |
3 |
Thủy ngân (Hg) |
£ 0,005 |
4 |
Đồng (Cu) |
£ 5.0 |
5 |
Cadimi (Cd) |
£ 0,02 |
6 |
Kẽm (Zn) |
£ 10,0 |
7 |
Bo (B) |
£ 1,8() |
8 |
Thiếc (Sn) |
£ 200 |
9 |
Antimon |
£ 1,00 |
10 |
Patulin (độc tố) |
£ 0,05 |
11 |
Aflatoxin (độc tố) |
£ 0,005 |
PHỤ LỤC 3
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT
TRONG RAU TƯƠI
(theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế)
TT |
Vi sinh vật |
Mức cho phép (CFU/g) |
1 |
Salmonella (25g rau)* |
0/25g |
2 |
Coli forms |
10/g |
3 |
Staphylococcus aureus |
Giới hạn bởi GAP |
4 |
Escherichia coli |
Giới hạn bởi GAP |
5 |
Clostridium perfringens |
Giới hạn bởi GAP |
* Chú ý: Số lượng Salmonella không cho phép có trong 25 g rau
PHỤ LỤC 4
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP (MRLS) CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN RAU TƯƠI (MG/KG)
TT |
Loại rau |
Tên hoạt chất Common names |
Theo ASEAN |
Theo Codex |
|
1. Bắp cải |
|
|
|
1 |
|
Abamectin |
|
0,02 |
2 |
|
Acephate |
2,0 |
|
3 |
|
Alachlor |
|
0,20 |
4 |
|
Carbaryl |
5,0 |
|
5 |
|
Chlorfluazuron |
|
2,0 |
6 |
|
Chlorothalonil |
1,0 |
|
7 |
|
Cypermethrin |
1,0 |
|
8 |
|
Diafenthiuron |
|
2,0 |
9 |
|
Dimethoate |
2,0 |
|
10 |
|
Fenvalerate |
3,0 |
|
11 |
|
Fipronil |
|
0,03 |
12 |
|
Indoxacarb |
|
2,0 |
13 |
|
Flusulfamide |
|
0,05 |
14 |
|
Metalaxyl |
0,5 |
|
15 |
|
Permethrin |
5,0 |
|
16 |
|
Spinosad |
|
1,0 |
17 |
|
Streptomycin sulfate |
|
|
18 |
|
Trichlorfon |
0,5 |
|
19 |
|
Triadimefon |
|
0,5 |
|
2. Súp lơ |
|
|
|
20 |
|
Cholorothalonil |
1,0 |
|
21 |
|
Fencalerate |
2,0 |
|
22 |
|
Metalaxyl |
0,5 |
|
23 |
|
Permethrin |
0,5 |
|
24 |
|
Rotenone |
|
0,2 |
|
3. Rau cải |
|
|
|
25 |
|
Abamectin |
|
0,02 |
26 |
|
Acephate |
|
1,0 |
27 |
|
Carbendazim |
|
4,0 |
28 |
|
Chlorothalonil |
1,0 |
|
29 |
|
Deltamethrin |
0,5 |
|
30 |
|
Fenvalerate |
2,0 |
|
31 |
|
Flusulfamide |
|
0,05 |
32 |
|
Metolachlor |
0,2 |
|
33 |
|
Metalaxyl |
2,0 |
|
34 |
|
Permethrin |
5,0 |
|
35 |
|
Rotenone |
|
0,2 |
|
4. Xà lách |
|
|
|
36 |
|
Acephate |
5,0 |
|
37 |
|
Permethrin |
2,0 |
|
38 |
|
Rotenone |
|
0,2 |
|
5. Cà chua |
|
|
|
39 |
|
Abamectin |
|
0,02 |
40 |
|
Benomyl |
0,5 |
|
41 |
|
Cyromazin |
0,5 |
0,5 |
42 |
|
Carbaryl |
5,0 |
|
43 |
|
Chlorothalonil |
5,0 |
|
44 |
|
Carbendazim |
|
1,0 |
45 |
|
Dimethoate |
1,0 |
|
46 |
|
Fenvalerate |
1,0 |
|
47 |
|
Metalaxyl |
0,5 |
|
48 |
|
Parmethrin |
1,0 |
|
49 |
|
Cypermethrin |
0,5 |
0,5 |
|
6. Khoai tây |
|
|
|
50 |
|
Carbendazim |
3,0 |
|
51 |
|
Chlorothalonil |
0,2 |
|
52 |
|
Fenitrothion |
0,05 |
|
53 |
|
Metalaxyl |
0,05 |
|
54 |
|
Methidation |
0,02 |
|
55 |
|
Permethrin |
0,05 |
|
56 |
|
Rotenone |
|
0,2 |
|
7. Đậu ăn quả |
|
|
|
57 |
|
Carbendazim |
|
1,0 |
58 |
|
Chlorothalonil |
5,0 |
|
59 |
|
Rotenone |
|
0,2 |
|
8. Dưa chuột |
|
|
|
60 |
|
Chlorothalonil |
5,0 |
|
61 |
|
Carbendazim |
0.5 |
|
62 |
|
Fipronil |
|
0,01 |
63 |
|
Metalaxyl |
0.5 |
|
64 |
|
Metalaxyl |
0.5 |
|
65 |
|
Rotenone |
|
0,2 |
66 |
|
Cypermethrin |
0,2 |
0,2 |
|
9. Hành |
|
|
|
67 |
|
Chlorothalonil |
0,5 |
|
68 |
|
Metalaxyl |
2,0 |
|
69 |
|
Cypermethrin |
0,1 |
0,1 |
PHỤ LỤC 5
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC
VẬT TRONG ĐẤT
(theo TCVN 5941-1995)
TT |
Hóa chất |
Công thức hóa học |
Tác dụng |
Mức cho phép (£ mg/kg) |
1 |
Altrazine |
C8H14ClN5 |
Trừ cỏ |
0,2 |
2 |
2,4 – D |
C8H6Cl2O3 |
Trừ cỏ |
0,2 |
3 |
Dalapon |
C3H4Cl2O2 |
Trừ cỏ |
0,2 |
4 |
MPCA |
C9H9ClO3 |
Trừ cỏ |
0,2 |
5 |
Sofit |
C17H26ClNO2 |
Trừ cỏ |
0,5 |
6 |
Fenoxaprop-ethyl (Whip S) |
C16H12ClNO5 |
Trừ cỏ |
0,5 |
7 |
Simazine |
C7H12ClN5 |
Trừ cỏ |
0,2 |
8 |
Cypermethrin |
C22H19Cl2NO3 |
Trừ cỏ |
0,5 |
9 |
Saturn (Benthiocarb) |
C12H16ClOS |
Trừ cỏ |
0,5 |
10 |
Dual (Metolacholor) |
C15H22ClNO2 |
Trừ cỏ |
0,5 |
11 |
Fuji – One |
C12H18O4S2 |
Diệt nấm |
0,1 |
12 |
Fencalerat |
C25H22ClNO3 |
Trừ sâu |
0,1 |
13 |
Lindan |
C6H6Cl6 |
Trừ sâu |
0,1 |
14 |
Monitor (Methamidophos) |
C2H8NO2PS |
Trừ sâu |
0,1 |
15 |
Monocrotophos |
C7H14NO5P |
Trừ sâu |
0,1 |
16 |
Dimethoate |
C5H12NO3PS2 |
Trừ sâu |
0,1 |
17 |
Methyl Parathion |
C8H10NO5PS |
Trừ sâu |
0,1 |
18 |
Triclofon (Clorophos) |
C4H8Cl3O4P |
Trừ sâu |
0,1 |
19 |
Padan |
C7H16N3O2S2 |
Trừ sâu |
0,1 |
20 |
Diazinon |
C12H21N2O3PS |
Trừ sâu |
0,1 |
21 |
Fenobucarb (Bassa) |
C12H21NO2 |
Trừ sâu |
0,1 |
22 |
DDT |
|
Trừ sâu |
0,1 |
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT
(MG/KG)
(theo TCVN 7209:2000)
Nguyên tố |
(£ mg/kg) (ppm) |
|
1 2 3 4 5 |
Arsenic (As) Cardimi (Cd) Đồng (Cu) Chì (Pb) Kẽm (Zn) |
12 2 50 70 200 |
|
|
|
MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ CHẤT TRONG NƯỚC
TƯỚI
(theo TCVN 6773:2000)
TT |
Thông số chất lượng |
Đơn vị |
Mức các thông số cho phép |
1 |
Tổng chất rắn hòa tan (với EC £ 1,75 S/cm,25oC) |
mg/lít |
<1000 |
2 |
Tỷ số SAR* (của nước tưới) |
mg/lít |
<18 |
3 |
Bo |
mg/lít |
1-4 |
4 |
Oxy hòa tan |
mg/lít |
>2 |
5 |
pH |
mg/lít |
5.5-8.5 |
6 |
Clorua (Cl) |
mg/lít |
<350 |
7 |
Hóa chất trừ cỏ |
mg/lít |
<0,001 |
8 |
Thủy ngân |
mg/lít |
<0,001 |
9 |
Cadmi (Cd) |
mg/lít |
0,005-0,01 |
10 |
Asen (As) |
mg/lít |
0.05-0.1 |
11 |
Chì (Pb) |
mg/lít |
<0,1 |
12 |
Crom (Cr) |
mg/lít |
<0,1 |
13 |
Kẽm (Zn) |
mg/lít |
<1 khi pH <6.5; <5 khi pH>6.5 |
14 |
Fecal coliform |
MPN/100ml |
<200 |
* Tỷ số hấp thụ natri – SAR
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
Tên tổ chức |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….., ngày…….. tháng……. năm…… |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh……………
1. Tên tổ chức:…………………………………………………………………..
2. Địa chỉ của tổ chức:…………………………………………………………..
ĐT…………………………… Fax……………………… Email………………
Sau khi nghiên cứu các quy định của Nhà nước về sản xuất và chứng nhận rau an toàn, đặc biệt quy định về các điều kiện sản xuất rau an toàn, liên hệ với điều kiện sản xuất của cơ sở của mình, chúng tôi xin được đăng ký là cơ sở có đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
- Diện tích sản xuất rau an toàn xin đăng ký:…………… ha
- Địa điểm tại: thôn……. xã…………. huyện…………………………
- Bản kê khai các điều kiện thực tế của khu vực xin đăng ký: kèm theo
Chúng tôi đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
Chúng tôi xin cam kết các thông tin kê khai trên là đúng sự thật và trả phí thẩm định theo quy định hiện hành.
|
Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) |
MẪU BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
(kèm theo Đơn đăng ký)
………., ngày……… tháng……… năm……….
1. Tên tổ chức:…………………………………………………………………..
2. Địa chỉ của tổ chức:…………………………………………………………..
ĐT…………………………… Fax……………………… Email………………
3. Diện tích đăng ký sản xuất rau an toàn:……….. ha, gồm……… hộ sản xuất.
4. Địa điểm: Xứ đồng…………… thôn………… xã…………… huyện………
5. Điều kiện thực tế
5.1. Nhân lực
Danh sách cán bộ kỹ thuật
TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn |
Thời gian công tác |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
Danh sách hộ gia đình trong vùng sản xuất RAT
TT |
Họ tên chủ hộ |
DT đất rau |
Chứng chỉ được cấp |
Chứng nhận về sức khỏe |
|
|
|
|
|
5.2. Đất trồng
- Chủng loại rau chính đang được trồng trong vùng:…………………..
- Vị trí đất sản xuất cách các nguồn gây ô nhiễm…………m
5.3. Phân bón:
- Sẽ sử dụng phân bón trong Danh mục được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
- Không sử dụng các loại phân có nguy cơ ô nhiễm cao.
5.4. Nguồn nước tưới cho rau:
- Nguồn nước sẽ sử dụng tưới cho rau: sông, ao hồ, nước ngầm…………
- Chất lượng nước tưới:………………………………………………………..
5.5. Sử dụng thuốc BVTV:
- Chỉ sử dụng thuốc BVTV trong Danh mục các loại thuốc được phép sử dụng trên rau.
- Thực hiện đúng quy trình 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly.
5.6. Sơ chế, bảo quản rau
- Kho bảo quản rau:………………………………………………………
- Điều kiện bao gói sản phẩm:……………………………………………
- Kiểm tra chất lượng rau sau thu hoạch:…………………………………
Chúng tôi cam đoan các nội dung khai trên là đúng sự thật.
|
Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) |
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN RAU AN TOÀN
Tên tổ chức |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….., ngày…….. tháng……. năm…… |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh……………
1. Tên tổ chức:…………………………………………………………………..
2. Địa chỉ :……………………………………………………………………….
ĐT…………………………… Fax……………………… Email………………
3. Cơ quan, tổ chức ra quyết định thành lập:……………………………………
4. Lĩnh vực chứng nhận: sản phẩm rau an toàn
5. Điều kiện của đơn vị để phục vụ chứng nhận rau an toàn
5.1. Điều kiện về nhân lực:
TT |
Họ và tên |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
TG công tác |
Công việc hiện tại |
Chứng chỉ được cấp |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
5.2. Điều kiện về trang thiết bị: theo danh mục sau:
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Ký mã hiệu |
Đặc trưng KT chủ yếu |
Tình trạng |
Chỉ tiêu kiểm tra |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng và chứng nhận sản phẩm rau an toàn, chịu trách nhiệm về việc cấp giấy chứng nhận RAT.
|
Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) |
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 04/2007/QD-BNN |
Hanoi,
January 19, 2007 |
PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT
OF SAFE VEGETABLES PRODUCTION AND CERTIFICATION
MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL
DEVELOPMENT
Pursuant to the
Government's Decree No. 86/CP of July 18, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of
Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Goods Quality Ordinance No. 18/1999/PL-UBTVQH10 of December 24,
1999 of the National Assembly Standing Committee;
Pursuant to Food Hygiene and Safety Ordinance No. 12/2003/PL-UBTVQH11 of July
26, 2003 of the National Assembly Standing Committee;
Pursuant to the Government's Decree No. 163/2004/ND-CP of September 7, 2004,
detailing the implementation of a number of articles of the Food Hygiene and
Safety Ordinance;
Pursuant to the Government's Decree No. 179/2004/ND-CP of October 21, 2004,
providing for the state management of quality of goods and products;
At the proposals of the director of the Cultivation Department, the director of
the Plant Protection Department and the director of the Science and Technology
Department,
DECIDES:
...
...
...
MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Cao Duc Phat
ON MANAGEMENT OF SAFE VEGETABLES
PRODUCTION AND CERTIFICATION
(Promulgated together with Decision No.
04/2007/QD-BNN of January 19, 2007 of the Minister of Agriculture and Rural
Development)
Article
1.- Governing scope and subjects of
application
1. This document
provides the conditions for production, the inspection, supervision and certification
of the conditions for production of safe vegetables and certification of safe
vegetables products.
...
...
...
3. If the contents of
this Regulation do not conform to the international treaties which Vietnam has
acceded to, such international treaties shall apply.
Article
2.- Interpretation
of terms
In this Regulation,
the terms below are construed as follows:
1. Safe vegetables
(SV) mean products of fresh vegetables (including all types of edible
vegetables: leaf, body, tuber, fruit, seed, assorted edible mushrooms'), which
are produced, harvested, preliminarily processed, packaged and preserved in
accordance with the technical process to ensure that the microorganism or toxic
chemical residues are below the permitted maximum limits as prescribed in
Appendices 1, 2, 3 and 4 of this Regulation (not printed herein).
2. SV production
conditions mean a system of material and technical foundations meeting the
criteria on environmental conditions and production process of production
establishments in order to ensure the production of vegetable products reaching
the safety standards.
3. Safety threshold
means the permitted maximum limits of residues of toxic chemicals (heavy
metals, nitrate, plant protection drugs, growth regulators), harmful
microorganism allowed for existence on vegetables without affecting human
health under the current regulations of the Health Ministry.
4. SV-certifying
organizations mean organizations, which satisfy all conditions on material
foundations, equipment and personnel, are recognized or designated by competent
state bodies for performing the tasks of inspecting, supervising, testing and
certifying SV.
CONDITIONS
FOR PRODUCTION OF SAFE VEGETABLES
...
...
...
1. SV-producing
organizations must be staffed with technical personnel or sign contracts to
hire personnel specialized in cultivation or plant protection of intermediate
or higher level to provide technical guidance on SV production.
2. SV producers must
go through courses of technical training on SV production.
1. Land planned for SV
cultivation must satisfy the following conditions:
a/ Its physical,
chemical and biological characters suit the growth and development of
vegetables.
b/ It is not directly
affected by industrial wastes, daily-life wastes from population quarters,
hospitals, slaughter houses, graveyards, big roads.
c/ It satisfies the
cultivation land environment standards under Standards TCVN 5941: 1995, TCVN
7209: 2000, mentioned in Appendices 5 and 6 to this Regulation.
2. Land in SV
production regions must be regularly or irregularly examined in term of
pollution.
...
...
...
2. Not using
fertilizers of high pollution danger such as barnyard manure, urine,
fertilizers processed from daily-life wastes, industrial wastes for direct
fertilization of vegetables.
1. Water irrigating
vegetables must be taken from sources not polluted by harmful microorganisms
and toxic chemicals and meet the standards of irrigating water under standards
TCVN 6773: 2000 (Appendix 7, not printed herein).
2. Industrial wastewater
not yet treated, water discharged from hospitals, industrial parks, cattle or
poultry farms, slaughter houses, manure water, urine, stagnant pond water
should not be used to directly irrigate vegetables.
3. Sources of water
irrigating SV-growing areas must be inspected regularly and irregularly.
Article
7.- SV farming techniques
1. Rotation:
Encouraging the application of rational rotation between various kinds of
vegetable and between vegetables and other crops.
2. Inter-cropping: The
inter-cropping between vegetables and other crops does not create conditions
for insects and crop diseases to arise and develop.
3. Field sanitation:
...
...
...
b/ For vegetables
grown under high technologies, decontamination measures must be taken and
reasonable isolation duration between harvests and crops must be ensured.
4. Selection of
vegetable varieties: Not using vegetables of genetic modification origin (GMO)
when there is no biological safety certificate.
5. Fertilization:
Using fertilizers of proper types, with proper doses, fertilizing time and
methods according to SV-growing process prescribed for each kind of vegetable;
particularly for the nitrogenous fertilizer, the isolation duration of at least
ten days or seven days for leaf fertilizer before harvesting must be ensured.
Article
8.- Disease prevention and elimination
1. To apply the
integrated pest management (IPM) techniques; encourage the development of
vegetable production in the direction of good agricultural practice (GAP).
2. To encourage the
construction of insect-isolating net houses, mosquito-net houses suitable to the
growth demands of each vegetable species and the ecological conditions of each
harvest, each region, especially for vegetables of high economic value and
out-of-season vegetables.
3 To regularly inspect
the fields and early detect pests for timely prevention and elimination.
4. To apply manual
preventive measures, especially the measures of picking up insects, butterflies
and eliminating insect niduses at proper time, destroying diseased plants and
plant sections.
5. To use biological
insecticides, biological measures, especially for short-term vegetables. To
protect, rear and develop natural enemies in vegetable-growing areas.
...
...
...
a/ With proper types:
To use types of drugs on the list of plant protection drugs permitted for use
on vegetables in Vietnam, which is promulgated by the Ministry of Agriculture
and Rural Development.
b/ With proper doses:
To use them with proper concentrations and doses instructed on packings for
each type of drug and each stage of plant growth.
c/ In proper manner:
To apply measures of spraying, spreading or top-dressing on soil in strict
accordance with instructions for each type of drug in order to ensure
efficiency and safety for humans and the environment.
d/ At proper time: To
use drugs at proper time under instructions in order to bring into full play
the effect of drugs and observe the isolation duration specified for each type
of drug and each kind of vegetable.
Article
9.- SV harvesting and preservation
1. Harvesting: Safe
vegetables must be harvested according to proper techniques and at proper time
to ensure productivity, quality and food hygiene and safety.
2. Preservation: Safe
vegetables, after being harvested, must be properly preserved in order to
maintain the forms and quality of the products.
Article
10.- Announcement of SV standards
Before proceeding with
the SV production, the SV-producing organizations must announce the quality
standards in accordance with the regulations on announcement of goods quality
standards, promulgated together with Decision No. 03/2006/QD-BKH of January 10,
2006, of the Minister of Science and Technology.
...
...
...
Before being
circulated in the market, SV products must satisfy the following conditions:
1. Being granted SV
certificates issued by SV-certifying organizations.
2. Being properly
packed to ensure quality and food hygiene and safety; if they cannot be packed,
they must be tied up with rope or specialized tools to facilitate the
transportation, preservation and consumption thereof.
3. Having goods labels
affixed to packages, tying ropes or directly on products (tubers, fruits); the
labeling of SV must comply with the Government's Decree No. 89/2006/ND-CP of
August 30, 2006 on goods labeling.
Article
12.- Organizing the production, inspection
and supervision of SV
1. To encourage organizations
to produce SV in proper forms with proper scale such as cooperation groups,
cooperatives, enterprises.
2. The SV-producing
organizations must make registration and strictly observe the regulation on SV
production conditions, submit to inspection and supervision by specialized
management bodies under the provisions of this document, take responsibility
before law and consumers for the quality and safety of the products they have
turned out and supplied.
PROCEDURES
FOR CERTIFICATION OF SV PRODUCTION CONDITIONS
...
...
...
1. The SV-producing
organizations file their registration dossiers requesting the recognition of
full satisfaction of SV production conditions to the provincial/municipal
Services of Agriculture and Rural Development of the localities where they
conduct their production activities.
2. A registration
dossier comprises:
a/ The written
registration of full satisfaction of SV production conditions and the written
declaration of the production conditions (not printed herein).
b/ Other relevant
documents (if any).
Article
14.- Examination and certification of SV
production conditions
a/ Within 20 days
after the receipt of valid registration dossiers, the provincial/municipal
Services of Agriculture and Rural Development shall organize the examination;
if the prescribed conditions are fully met, they shall issue the certificates
of full satisfaction of SV production conditions.
b/ If the SV
production conditions are not fully met, the provincial/municipal Services of
Agriculture and Rural Development shall guide the registration-applying
organizations to address the conditions not yet met.
c/ A certificate of
full satisfaction of SV production conditions is valid for not more than 3
years. When it expires, re-registration must be made.
Article
15.- Supervision and inspection of SV
production conditions
...
...
...
Article
16.- Charge for grant of certificates of
full satisfaction of SV production conditions
SV-producing
organizations and individuals shall pay examination charges for the grant of
certificates of full satisfaction of SV production conditions according to
current regulations.
PROCEDURES
FOR CERTIFICATION OF SAFE VEGETABLES
Article
17.- Conditions on SV-certifying
organizations
1. Having adequate personnel
of university or higher degree, who are specialized in cultivation or plant
protection to supervise and inspect the process of SV production in accordance
with corresponding production scale.
2. Having adequate
necessary equipment and facilities or having signed contracts with other fully
capable organization to perform SV testing.
3. The SV-certifying
organizations are held responsible before law for their certification results.
Article
18.- Procedures for recognizing or
designating SV-certifying organizations
...
...
...
a/ A written
registration for recognition to be the SV-certifying organization, made
according to the form in Appendix 9 (not printed herein).
b/ An enclosed
detailed declaration of the conditions specified in Clauses 1 and 2, Article 17
of this Regulation.
c/ Other relevant
documents (if any).
2. Within 15 (fifteen)
days after the receipt of valid dossiers, the provincial/municipal Services of
Agriculture and Rural Development shall examine the conditions of the registered
organizations; if they are fully met, they issue decisions to recognize them as
the SV-certifying organizations.
3. The
provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development designate
units to perform the SV certification.
Article
19.- Supervision, inspection
SV-certifying
organizations conduct the supervision and inspection throughout the production
course according to procedures notified to the SV-producing organizations in
advance.
Article
20.- Charge for grant of SV certificates
Organizations and
individuals producing SV shall pay examination charge for grant of SV
certificates according to current regulations.
...
...
...
STATE
MANAGEMENT OF SAFE VEGETABLES
Article
21.- Contents of state management of SV
1. Formulating plans
for production and investment in infrastructure development of concentrated
SV-producing areas.
2. Promulgating
policies to encourage the development of SV production and consumption.
3. Promulgating
normative documents, procedures, regulations and quality standards on SV.
4. Managing the
registration, examining and granting certificates of full satisfaction of
conditions for SV production, announcing SV quality standards, testing and
certifying SV.
5. Propagating to
raise the awareness of SV producers and consumers.
6. Inspecting,
examining and settling complaints and denunciations about SV production and
certification.
Article
22.- Division of responsibilities for
performing the task of state management of SV
...
...
...
a/ To assume the prime
responsibility for formulation of policies and normative documents on SV
production.
b/ To direct the formulation
of overall planning on concentrated SV-producing areas nationwide; direct the
implementation of SV development programs and projects.
c/ To guide and direct
the provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development in
organizing the certification of full satisfaction of conditions on SV
production, the SV production, the inspection and supervision of SV production
in their respective localities.
d/ To coordinate with
the Ministry's Inspectorate in directing the examination, inspection and
settlement of complaints and denunciations about SV production, certification
of SV production conditions, SV product certification.
2. The Department for
Science and Technology:
a/ To assume the prime
responsibility for, and coordinate with relevant agencies in revising,
proposing the amendment and formulation of standards and technical norms for SV
production.
b/ To manage research
subjects, projects on trial SV production and preservation.
c/ To coordinate with
relevant agencies in organizing, directing, supervising and managing SV
production and certification.
3. The Plant
Protection Department:
...
...
...
b/ To provide
professional and operational direction and guidance to plant protection systems
in localities on the performance of SV production tasks according to assignment
of the provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development.
4. The National Center
for Agricultural Extension:
a/ To provide training
in, disseminate the SV production technical process to peasants.
b/ To conduct
information and propagation contributing to boosting SV production and consumption.
c/ To build up SV
demonstration models in key regions in order to recommend the widespread
application.
5. The
provincial/municipal Services of Agriculture and Rural Development:
a/ To draw up and submit
to the provincial/municipal People's Committees plannings on SV-producing areas
and investment projects for development of SV-producing zones in their
respective localities;
b/ To propose
mechanisms and policies to encourage and support the SV production and
consumption;
c/ To manage the
registration and organize the inspection, examination and grant of certificates
of SV production conditions;
...
...
...
e/ To organize
training in and grant certificates of SV production to producers;
f/ To recognize,
designate and manage activities of the SV-certifying organizations in
localities;
g/ To inspect, examine
and settle complaints and denunciations about SV production and SV quality
certification.
Article
23.- Implementation provisions
1. Organizations and
individuals involved in SV production, inspection or certification shall
implement this Regulation; if violating it, they shall be administratively
handled or examined for penal liability according to the provisions of law,
depending on the seriousness of their violations.
2. Problems arising in the course of implementation, if any, should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for timely settlement.
;Quyết định 04/2007/QĐ-BNN Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 04/2007/QĐ-BNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 19/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 04/2007/QĐ-BNN Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video