HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1990 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 49-LCT/HĐNN8 NGÀY 27/12/1990 VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Để tăng cường hiệu lực quản
lý Nhà nước, bảo đảm và nâng cao chất lượng hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh
doanh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, lao động; bảo đảm an toàn, vệ
sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng; góp phần
mở rộng thương mại và hợp tác quốc tế;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc quản lý chất lượng hàng hoá.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân bảo đảm và nâng cao chất lượng hàng hoá; bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Việc quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá bao gồm:
1- Lập quy hoạch, kế hoạch và quy định chế độ, thể lệ về quản lý chất lượng hàng hoá;
2- Tổ chức, quản lý hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
3- Ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam; quy định việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chất lượng hàng hoá;
4- Đăng ký và cấp đăng ký về chất lượng hàng hoá; chứng nhận chất lượng hàng hoá, hệ thống bảo đảm chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam và công nhận phòng thử nghiệm chất lượng hàng hoá;
5- Thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá; kiến nghị các biện pháp về quản lý chất lượng hàng hoá với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Các cơ quan này trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc kinh doanh hàng giả và mọi hành vi gian dối về chất lượng hàng hoá.
CƠ QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá bao gồm:
1- Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước;
2- Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực;
Hội đồng bộ trưởng quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá.
Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về tiêu chuẩn hoá và chất lượng hàng hoá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng dự án pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá; ban hành văn bản pháp quy về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá thuộc thẩm quyền; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá;
2- Tổ chức xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam; tham gia xây dựng Tiêu chuẩn quốc tế và kiến nghị việc áp dụng các tiêu chuẩn đó;
3- Đăng ký và cấp đăng ký về chất lượng hàng hoá;
4- Chứng nhận chất lượng hàng hoá, hệ thống bảo đảm chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam và công nhận phòng thử nghiệm chất lượng hàng hoá;
5- Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
6- Thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá theo thẩm quyền;
7- Hướng dẫn tổ chức và nghiệp vụ cho cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá của ngành, của sơ sở;
8- Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá và chất lượng hàng hoá;
9- Thông tin về tiêu chuẩn hoá và chất lượng hàng hoá;
10- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiêu chuẩn hoá và chất lượng hàng hoá;
11- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá và chất lượng hàng hoá.
Hội đồng bộ trưởng quy định việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá nói tại Điều này.
BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn Việt Nam do Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Trong một số lĩnh vực, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng có thể giao cho thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng quyền ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong phạm vi quyền hạn có thể tuyên bố Tiêu chuẩn Việt Nam tự nguyện áp dụng là tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị mình.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân thủ Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng.
Nhà nước khuyến khích việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam tự nguyện áp dụng.
Các ngành, địa phương có quyền công bố tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương để áp dụng đối với cơ sở thuộc ngành, địa phương mình.
Các tiêu chuẩn nói tại Điều này không được trái với Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng và được xây dựng theo sự hướng dẫn chung của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá có quyền đăng ký chất lượng hàng hoá của mình với cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá. Tuỳ theo yêu cầu quản lý chất lượng hàng hoá trong từng thời kỳ, Uỷ ban Khoa học Nhà nước quy định danh mục hàng hoá bắt buộc phải đăng ký chất lượng. Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá thuộc danh mục này phải đăng ký chất lượng hàng hoá của mình.
Tổ chức, cá nhân sản xuất có trách nhiệm bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá thuộc diện Tiêu chuẩn Việt Nam tự nguyện áp dụng có quyền đề nghị chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam cho hàng hoá của mình.
Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành tiêu chuẩn về "Phòng thử nghiệm được công nhận".
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng có quyền huỷ bỏ các giấy chứng nhận, tước quyền sử dụng dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về chứng nhận.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1- Kinh doanh hàng hoá thuộc diện Tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng mà không có giấy chứng nhận và dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam;
2- Ghi dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam trên hàng hoá khi chưa được cấp giấy chứng nhận và cấp dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam;
3- Công bố, quảng cáo hàng hoá phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam, hệ thống bảo đảm chất lượng hàng hoá phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam, "Phòng thử nghiệm được công nhận" mà chưa được cấp giấy chứng nhận.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Hội đồng bộ trưởng quy định lệ phí nói tại Điều này.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục nói tại đoạn 1 Điều này phải đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc với cơ quan được uỷ quyền.
Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc cơ quan được uỷ quyền tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá này theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Hàng hoá đã được chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này có thể được miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng khi xuất khẩu.
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quy định.
Việc thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá do đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về chất lượng hàng hoá thực hiện.
1- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; tiến hành biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
2- Lấy mẫu hàng hoá để thử nghiệm theo chế độ, thể lệ quy định;
3- Kiến nghị Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng huỷ bỏ giấy chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc giấy chứng nhận "Phòng thử nghiệm được công nhận", nếu có vi phạm quy định về chứng nhận;
4- Tạm thời đình chỉ hoạt động kinh doanh, nếu xét thấy có thể gây hậu quả nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh, môi trường và kinh tế; kiến nghị biện pháp xử lý với thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
5- Lập biên bản, xử phạt theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử phạt với cơ quan có thẩm quyền;
6- Chuyển hồ sơ vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá sang cơ quan điều tra hình sự, nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về chất lượng hàng hoá chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận và biện pháp xử lý trong quá trình thanh tra.
Kết luận về chất lượng hàng hoá của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hoặc thủ trưởng cơ quan được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giao quyền quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá là kết luận có giá trị pháp lý cao nhất.
Quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1991.
|
Võ Chí Công (Đã ký) |
THE
STATE COUNCIL |
|
No. 49-LCT/HDNN8 |
|
In order to improve State management, guarantee and improve the quality of goods, accelerate business development, make proper use of natural resources including manpower, guarantee the safety and hygiene of the people, protect the environment and the rights and interest of consumers, expand commerce and enhance international co-operation This Ordinance makes regulations on the control of the quality of goods.
...
...
...
The State encourages and shall create favorable conditions for organizations and individuals in order to guarantee and improve the quality of goods and to protect the rights and interests of consumers.
Organizations and individuals engaged in business shall be responsible for the quality of the goods
The system of control of the quality of goods implemented by the State shall consist of the following:
1. The formulating of plans and the establishment of regulations to control the quality of goods.
2. The organization and management of the activities of State managing authorities which are responsible for the control of the quality of goods.
3. The publication of Vietnamese standards which define the application of both Vietnamese standards and international standards in relation to the quality of goods.
4. The grant and registration of licenses to certify the quality of goods, the system for ensuring that the quality complies with Vietnamese standards and recognition of the quality control testing laboratories.
...
...
...
Every organization or individual shall be entitled to complain about and report any breaches of the law on the quality of goods and to recommend measures relating to the proper management of the quality of goods to the people's councils, the people's committees at all levels, the State authority controlling the quality of goods or any other competent body. These bodies shall, in accordance with their respective levels of competence and and resolve the complaints and study the recommendation received, in accordance with the law.
AUTHORITIES CONTROLLING THE QUALITY OF GOODS
...
...
...
The authorities controlling the quality of goods shall consist of the following:
1. The General Department of Standards Weights Measures and Quality under the State Committee for Science.
2. Regional Centers of Standards Weights Measures and
3. Offices of Standards Weights Measures and Quality of provinces, cities under central authority and equivalent levels.
In certain areas of production, the Chairman of the Council of Ministers shall assign to other authorities under the Council of Ministers the exercise of State control over the quality of goods.
The State authority controlling the quality of goods shall be responsible for the following:
...
...
...
2. Organize and prepare the
manner and form in which
3. Register and issue licenses certifying the quality of goods.
4. Certify the quality of goods, the systems which will ensure that the quality of goods produced meets Vietnamese standards and laboratories testing quality control.
5. Control the quality of exported and imported goods.
6. Exercise the function of State inspection of the quality of goods and within the limits of its authority, deal with breaches of the laws on quality.
7. The provision of organizational and professional guidance to the branches and units of the quality control authorities.
8. The carrying out of scientific and technical research into the standardization of the quality of goods.
9. The dissemination of information on the standard and quality of goods required.
10. The provision of training courses and refresher courses on the standards of quality of goods.
...
...
...
The Council of Ministers shall determine if and to whom the duties and powers of the State authorities responsible for the quality of goods shall be delegated.
PROCLAMATION AND APPLICATION OF STANDARDS
The standards shall be in the form of documents which contain the various specifications, standards,
Vietnamese standard shall be proclaimed by the Chairman of the State Committee for Science on the recommendation of the Director General of the General Department of Standards Weights Measures and The Chairman of the Council of Ministers may, on the recommendation of the Chairman of the State Committee for Science, delegate to the head of a different authority under the Council of Ministers the power to proclaim standards in relation to certain types of goods.
...
...
...
Any State authority or business organization which or individual who is duly authorized may declare that the Vietnamese standards which are otherwise voluntarily applied be compulsorily applied within its or his local units.
The application of voluntary Vietnamese standards is encouraged by the State.
Each branch and locality may declare its own branch or local standards which shall be applied to the various establishments within its branch or locality.
The standards referred to in this article shall not be contrary to any of the compulsory Vietnamese standards and shall be prescribed in accordance with the instructions of the General Department of Standards Weights Measures and Quality .
...
...
...
Based upon the requirements of quality control at the time, the State Committee for Science shall periodically determine a list of goods required to be registered in terms of quality control. All organizations which and individuals who produce those particular goods listed shall then register the quality of them accordingly.
All organizations and individuals shall be wholly responsible for the quality of their goods which have been registered.
CERTIFICATE OF COMPATIBILITY WITH VIETNAMESE STANDARDS
Organizations which, and individuals who, produce goods in respect of which compliance with the Vietnamese standards is voluntary may also request a certificate of compatibility with those standards.
...
...
...
The State Committee for Science shall proclaim the standards required for a Recognized Testing Laboratory.
Where an organization or individual breaches the regulations which govern the certificates, the General Department of Standards Weights Measures and Quality may cancel any certificate previously issued to that organization or individual and withdraw its right to use the stamp of Compatibility with Vietnamese Standards.
The following behavior is prohibited:
1. The production and sale of goods which are subject to the compulsory application of Vietnamese standards without any certificate and stamp of Compatibility with Vietnamese Standards.
2. The marking of goods with the stamp of Compatibility with Vietnamese Standards before the appropriate certificates and stamps have been
...
...
...
...
...
...
The Council of Ministers shall determine the amount of fees referred to in this article.
QUALITY CONTROL OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS
Organizations which, and individuals who, are engaged in the export or import of goods contained in the above list shall register those goods for product quality control either by a State authority controlling the quality of goods or other authorized body.
The State quality control authority or authorized body shall control the quality of goods in accordance with the regulations made by the Council of Ministers.
...
...
...
Goods which are certified as complying with Vietnamese standards as referred to in article 16 of this Ordinance may be exempted from further quality control by the State when being exported.
STATE INSPECTION OF THE QUALITY OF GOODS
The State quality control authority shall be responsible for the inspection of the quality of goods.
The organization of and activities in relation to the inspection of the quality of goods shall be determined by the Chairman of the Council of Ministers.
...
...
...
1. Request that the organizations or individuals concerned provide all documents and explanations necessary for the inspection and to carry out technical control measures at the premises.
2. Collect samples of the goods for the purposes of testing in accordance with the regulations.
3. Request that the General Department of Standards Weights Measures and Quality withdraw any certificate of Compatibility with Vietnamese Standards or Recognized Testing Laboratory, in the event that breaches of regulations relating to the certificate concerned are discovered.
4. Suspend all business activities and recommend to the head of the State quality control authority measures to be taken in the event that those activities are likely to result in serious consequences in terms of safety, hygiene, the environment and the economy.
5. Give verbal warnings and impose fines and penalties in accordance with the scope of their authority and recommend to the State authority other measures to be taken and forms of penalty to be imposed.
6. Transfer to criminal investigation authorities all information in relation to any breaches of the laws in the event that any evidence of criminal conduct is discovered.
The heads of the State quality control inspection units and officers shall be responsible for ensuring that all opinions formed and steps taken during an inspection are in accordance with the law.
...
...
...
The opinions formed in relation to the quality of goods by either the General Director of the General Department of Standards Weights Measures and Quality or by the head of the office authorized by the Chairman of the Council of Ministers in respect of State quality control shall be deemed to be of greatest legal significance.
Any decisions made by the direct superior State quality control authority in relation to complaints made shall be binding.
...
...
...
All previous provisions which are inconsistent with this Ordinance are hereby repealed.
This Ordinance shall be of full force and effect as of 1 July 1991.
...
...
...
;
Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 49-LCT/HĐNN8 |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Hội đồng Nhà nước |
Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 27/12/1990 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Chưa có Video