QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 72/2018/QH14 |
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018 |
PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CÙNG CÁC VĂN KIỆN LIÊN QUAN
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13;
Theo đề nghị của Chủ tịch nước tại Tờ trình số 05/TTr-CTN ngày 23 tháng 10 năm 2018 về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan;
Sau khi xem xét Báo cáo thuyết minh về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan số 522/BC-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 2905/BC-UBĐN14 ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn điều ước quốc tế
Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan (tên tiếng Anh là Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, sau đây gọi tắt là Hiệp định CPTPP) được ký ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Cộng hòa Chi-lê. Toàn văn Hiệp định CPTPP ghi tại Phụ lục 01 kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Áp dụng điều ước quốc tế
Áp dụng toàn bộ nội dung của Hiệp định CPTPP, trong đó áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp định CPTPP tại Phụ lục 02.
Điều 3. Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế
1. Giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật tại Phụ lục 3 và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.
2. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại; đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP.
3. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP và thông báo thời điểm có hiệu lực đối với Việt Nam.
Điều 4. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2018.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH CPTPP CÙNG CÁC VĂN KIỆN LIÊN QUAN
(Kèm theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội ngày 12 tháng 11 năm 2018)
(Tập tin điện tử toàn văn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan và bản dịch tiếng Việt được đăng tải trên trang http://dbqh.na.gov.vn/A16.08_HIEP_DINH_CPTPP/)
(Kèm theo Nghị quyết số 72 /2018/QH14 của Quốc hội, ngày 12 tháng 11 năm 2018)
STT |
Nội dung Hiệp định CPTPP được áp dụng trực tiếp |
Thời điểm thực hiện |
1 |
Biểu thuế tại Phụ lục Chương 2 Hiệp định CPTPP. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
2 |
Điều 1.3 Mục B Chương 1. Khái niệm “Doanh nghiệp nhà nước (state enterprise) là doanh nghiệp được sở hữu, hoặc được điều hành thông qua phần quyền sở hữu, bởi một Bên” để thực hiện nghĩa vụ tại Chương 17 Hiệp định CPTPP về Doanh nghiệp nhà nước. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
3 |
Điều 1.3 Mục B Chương 1. Khái niệm “ hàng tân trang” là hàng hóa được nằm trong mã HS[1] từ Chương 84 đến Chương 90 hoặc thuộc phân nhóm 94.02, ngoại trừ các hàng hóa thuộc HS nhóm 84.18, 85.09, 85.10, và 85.16, 87.03 hoặc phân nhóm 8414.51, 8450.11, 8450.12, 8508.11, và 8517.11, mà được cấu thành toàn bộ hoặc từng phần từ các nguyên liệu tái chế và: (a) có thời hạn sử dụng tương tự và có hình thức tương tự như hàng hóa mới; và (b) có điều kiện bảo hành tương tự với hàng hóa mới. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
4 |
Điều 2.21 Chương 2 về Trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp. Không ban hành hoặc duy trì trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản trừ các biện pháp được nêu tại Điều 10 Hiệp định nông nghiệp WTO. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
5 |
Điều 2.26 Chương 2 về Phòng vệ nông nghiệp. Hàng nông nghiệp có xuất xứ từ một Bên sẽ không chịu thuế quan áp dụng đối với trợ cấp đặc biệt theo Hiệp định WTO về Nông nghiệp. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
6 |
Điều 3.10 Chương 3 về Cộng gộp. Cho phép cộng gộp toàn phần, được hiểu là cộng gộp phần giá trị gia tăng của sản xuất bất kỳ trên nguyên vật liệu không có xuất xứ vào trị giá có xuất xứ của thành phẩm. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
7 |
Điểm a khoản 1 Điều 3.23 Chương 3 về Miễn giấy chứng nhận xuất xứ. Không yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ nếu giá trị hải quan nhập khẩu không vượt quá 1000 Đô la Mỹ hoặc số tiền tương đương bằng đồng tiền của Bên nhập khẩu hoặc một số tiền lớn hơn do Bên nhập khẩu quy định. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
8 |
Khoản 12 Điều 7.13 Chương 7 về Minh bạch hóa. Yêu cầu các biện pháp SPS[2] có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày công bố trừ các biện pháp áp dụng đối với vấn đề khẩn cấp hoặc biện pháp có mục đích làm thuận lợi thương mại. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
9 |
Điều 7.14 Chương 7 về Biện pháp Khẩn cấp. Trường hợp thông qua và áp dụng biện pháp khẩn cấp, trong vòng 6 tháng phải tiến hành đánh giá cơ sở khoa học của biện pháp đó và công bố kết quả đánh giá cho các Nước thành viên khác có yêu cầu. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
10 |
Điều 7.16 Chương 7 về trao đổi thông tin. Các bên phối hợp trong việc trao đổi thông tin liên quan đến SPS. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
11 |
Phần B Chương 9 về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Quy trình, thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư của Nước thành viên khác. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
12 |
Khoản 2 đến khoản 9 Điều 7.8 Chương 7 về Tương đương. “2. Dựa trên yêu cầu của Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu phải giải thích mục tiêu và lý do về biện pháp SPS của họ và xác định rõ rủi ro mà biện pháp SPS định giải quyết. 3. Khi bên nhập khẩu nhận được yêu cầu về đánh giá tương đương và xác nhận các thông tin do Bên xuất khẩu cung cấp là đầy đủ, Bên nhập khẩu phải bắt đầu tiến hành đánh giá tương đương trong một khoảng thời gian thích hợp. 4. Khi bên nhập khẩu bắt đầu đánh giá tương đương, thì Bên đó ngay lập tức, theo yêu cầu của Bên xuất khẩu giải thích quá trình đánh giá tương tương của mình và kế hoạch cho quyết định công nhận tương đương. Nếu kết quả đánh giá là công nhận tương đương thì có thể và cho phép thông thương. 5. Trong quyết định tương đương với một biện pháp SPS, Bên nhập khẩu phải tính đến các kiến thức và thông tin có sẵn, các kinh nghiệm liên quan cũng như thẩm quyền quản lý của Bên xuất khẩu. 6. Bên nhập khẩu phải công nhận một biện pháp SPS là tương đương, nếu Bên xuất khẩu minh chứng mục tiêu cho Bên nhập khẩu là biện pháp của Bên xuất khẩu: a. Đạt được mức độ bảo vệ tương tự như của Bên nhập khẩu; hoặc; b. Có cùng hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu như biện pháp của Bên nhập khẩu[3]. 7. Khi Bên nhập khẩu thông qua một biện pháp là công nhận tương đương với một biện pháp cụ thể, một số biện pháp hoặc các biện pháp trên của toàn hệ thống của Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu phải thông tin về biện pháp mà họ đã thông qua cho Bên xuất khẩu bằng văn bản và triển khai biện pháp đó trong một khoảng thời gian hợp lý. 8. Các Bên tham trong một quyết định đánh giá tương đương mà kết quả là việc công nhận lẫn nhau được khuyến khích, khi có sự đồng thuận báo cáo kết quả lên Ủy ban. 9. Nếu một quyết định đánh giá tương đương không đạt được kết quả công nhận của Bên nhập khẩu, thì Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên xuất khẩu lý do cho quyết định của mình”. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
13 |
Điều 1.1 Chương 11 về Dịch vụ tài chính. Khái niệm “tổ chức tài chính của một bên khác” là một tổ chức tài chính, kể cả chi nhánh, hiện diện trên lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định và được kiểm soát bởi thể nhân của Bên ký kết kia. Khái niệm “dịch vụ tài chính mới” là một loại hình dịch vụ tài chính không được cung cấp trên lãnh thổ của Bên tham gia Hiệp định nhưng lại được cung cấp trong phạm vi lãnh thổ của Bên khác, đồng thời bao gồm bất kỳ hình thức thực hiện dịch vụ tài chính hoặc kinh doanh sản phẩm tài chính mà không được kinh doanh trên lãnh thổ của Bên đó. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
14 |
Các phân ngành dịch vụ trong bảng NCM[4] I và II và III Hiệp định CPTPP. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
15 |
Điều 7.15 Chương 7 về Hợp tác. Các bên tìm hiểu cơ hội hợp tác hơn nữa về các vấn đề SPS cùng quan tâm như các sáng kiến thuận lợi thương mại và hỗ trợ kỹ thuật; loại bỏ những trở ngại không cần thiết trong thương mại giữa các Bên. |
Khi Hiệp định có hiệu lực |
CÁC BỘ LUẬT, LUẬT ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO LỘ TRÌNH CAM
KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP
(Kèm theo Nghị quyết số 72 /2018/QH14 của Quốc hội ngày 12 tháng 11 năm
2018)
STT |
Tên văn bản |
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo Hiệp định |
Thời điểm có hiệu lực của các cam kết liên quan trong Hiệp định |
1 |
Nhóm nội dung 1: Công đoàn - tổ chức của người lao động Sửa đổi, bổ sung Chương XIII Bộ luật Lao động năm 2012 về công đoàn theo hướng cho phép thành lập tổ chức đại diện của người lao động không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. - Quy định quyền của người lao động thành lập, gia nhập tổ chức đại diện không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. - Quy định mang tính nguyên tắc về điều kiện, trình tự thành lập, thẩm quyền đăng ký hoạt động, giải thể của tổ chức đại diện người lao động trên cơ sở đó Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Nhóm nội dung 2: Đối thoại tại nơi làm việc, Thương lượng tập thể, Tranh chấp lao động - đình công Bổ sung vào Chương V, Chương XIII và Chương XIV của Bộ luật Lao động năm 2012 liên quan đến công đoàn, tổ chức đại diện người lao động, quyền đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, trong đó có quy định giải quyết tranh chấp lao động mới phát sinh trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện như tranh chấp giữa các tổ chức đại diện với nhau về quyền thương lượng tập thể... Rà soát, xem xét sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 sau khi Bộ luật Lao động được sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. |
Theo quy định của Hiệp định[5].
|
|
2 |
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
|
Sửa đổi, bổ sung Điều 148 để bỏ điều kiện đăng ký hợp đồng để có hiệu lực với bên thứ ba; bổ sung quy định về việc sử dụng nhãn hiệu bởi người nhận li-xăng được coi là hợp pháp và được coi như chủ nhãn hiệu sử dụng, liên quan đến thủ tục xác lập, duy trì và thực thi nhãn hiệu. |
Khi Hiệp định có hiệu lực.
|
Sửa đổi, bổ sung Điều 130 để bảo đảm thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền thích hợp hoặc dựa trên nguyên tắc được quy định trong Chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền, được Tổ chức cấp phát số hiệu và tên trên Internet (ICANN) thông qua; và có chế tài thích hợp để xử lý trường hợp một người đăng ký hoặc nắm giữ tên miền trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nhằm thu lợi không lành mạnh. |
|||
Sửa đổi khoản 3 Điều 80 theo hướng dùng tiêu chí “có khả năng gây nhầm lẫn” hoặc giữ nguyên khoản 3 Điều 80 và bổ sung quy định làm rõ quyền đối với chỉ dẫn địa lý như vậy trong khuôn khổ ngoại lệ đổi với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. |
|||
Sửa đổi khoản 3 Điều 60 theo hướng mở rộng ngoại lệ về tính mới. |
|||
Bổ sung quy định về (i) “cạn quyền” đối với quyền tác giả và quyền liên quan, bao gồm cả cho phép “nhập khẩu song song”; (ii) cho phép nộp đơn bằng điện tử, duy trì cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu; (iii) bảo hộ dạng dịch nghĩa, phiên tự của chỉ dẫn địa lý, tiêu chí về nhận thức của người tiêu dùng khi đánh giá chỉ dẫn địa lý có phải là tên gọi chung của hàng hóa liên quan; tên gọi chung trong thuật ngữ đa thành phần của chỉ dẫn địa lý, công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế; (iv) cách tính thiệt hại bao gồm cả thẩm quyền xem xét cách tính thiệt hại do chủ thể quyền đưa ra như dựa trên giá thị trường hoặc giá bán lẻ đề nghị, nghĩa vụ bên thua phải thanh toán cho bên thắng chi phí hợp lý để thuê luật sư trong các vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ; (v) bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế (bao gồm cả phí luật sư hợp lý) do việc lạm dụng quyền gây ra; (vi) nghĩa vụ cung cấp thông tin cho chủ thể quyền trong vòng 30 ngày của cơ quan hải quan và (vii) phí tiêu hủy ở mức hợp lý đối với hàng hóa xác định xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. |
|||
Sửa đổi khoản 1 Điều 72 quy định nhãn hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được hoặc/và nghe thấy được (âm thanh). |
2 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực |
||
Bổ sung vào Điều 128 để cho phép bảo hộ độc quyền đối với dữ liệu thử nghiệm dùng trong đăng ký lưu hành nông hóa phẩm. |
5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, 5 năm tiếp theo các nước không khiếu kiện việc thực thi nghĩa vụ này của Việt Nam |
||
Bổ sung quy định về: (i) bảo đảm thông tin và thời gian cho chủ bằng độc quyền sáng chế thực thi quyền của mình, trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường; (ii) thẩm quyền mặc nhiên tiến hành các thủ tục biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, tập kết để xuất khẩu, hoặc nhập khẩu bị nghi ngờ là giả nhãn hiệu hoặc sao lậu quyền tác giả khi các hàng hóa dưới sự kiểm soát của hải quan. |
3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực |
||
3 |
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) |
Bổ sung quy định về xử lý hành vi (i) xuất khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trong phạm vi hành vi phân phối; (ii) hành vi nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa sao lậu quyên tác giả và quyền liên quan trong phạm vi hành vi phân phối; (iii) hành vi liên quan đến tem nhãn, bao bì giả mạo; hành vi vi phạm bí mật thương mại; (iv) hành vi vi phạm bí mật thương mại; và (v) trách nhiệm hình sự của pháp nhân. |
3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực |
4 |
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) |
Sửa đổi khoản 1 Điều 155 bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không cần có yêu cầu của người bị hại. |
3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực |
5 |
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) |
Bổ sung quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như dịch vụ tư vấn, đánh giá rủi ro, dịch vụ hỗ trợ và các dịch vụ giám định. |
Khi Hiệp định có hiệu lực.
|
6 |
Bổ sung quy định biện pháp liên quan đến SPS ban hành trong trường hợp khẩn cấp phải được rà soát lại cơ sở khoa học của biện pháp trong vòng 6 tháng. |
Khi Hiệp định có hiệu lực. |
|
7 |
Luật Phòng, chống tham nhũng (sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIV) |
Mở rộng phạm vi chủ thể của hành vi tham nhũng sang khu vực tư, bổ sung quy định liên quan đến việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư. |
Khi Hiệp định có hiệu lực.
|
[1] Mã số dùng để phân loại hàng hóa nhập khẩu trên toàn thế giới theo hệ thống phân loại hàng hóa do tổ chức Hải quan Thế giới WCO phát hành có tên là "Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa".
[2] Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật
[3] Không Bên nào được áp dụng giải quyết tranh chấp tại Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với tiểu mục này.
[4] Các biện pháp không tương thích
[5] Trong trường hợp có tranh chấp, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan đến 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”.
THE
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 72/2018/QH14 |
Hanoi, November 12, 2018 |
THE NATIONAL ASSEMBLY
Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Law on International treaties No. 108/2016/QH13;
At the request of the President in Proposal No. 05/TTr-CTN dated document 23, 2018 on ratification of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) and relevant documents;
In consideration of the Government’s Report No. 522/BC-CP dated October 24, 2018 on description of CPTPP and relevant documents; Report No. 2905/BC-UBDN14 dated October 30, 2018 of Foreign Affairs Committee of the National Assembly and comments of the National Assembly delegates,
RESOLVES THAT:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, which is signed on March 08, 2018 in Santiago of Chile, and relevant documents are ratified. The whole text of CPTPP is provided in Appendix 01 hereof.
Article 2. Application of CPTPP
The entire content of CPTPP is applicable; the directly applicable regulations of CPTPP are specified in Appendix 02 hereof.
Article 3. Organization of CPTPP implementation
1. The Government, the People’s Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy, relevant organizations shall review the bills in Appendix 3 and other legislative documents in order to propose timely amendments, ensure uniformity of the legal system and adherence to CPTPP commitments.
2. The Prime Minister shall consider approving and directing relevant central and local organizations to execute their plans for CPTPP implementation; focus on human resources development to make the best use of the opportunities and benefits of CPTT; develop and implement preventative measures against negative effects that may occur during implementation of CPTPP; spread information about CPTPP to raise awareness of the political system, businesses and the people of Vietnam’s accession to CPTPP.
3. The Government shall direct relevant ministries to complete procedures for ratification of CPTPP and notify its date of entry into force for Vietnam.
The National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, Ethnicity Council, other committees of the National Assembly, the National Assembly delegates shall supervise the implementation of this Resolution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Thi Kim Ngan
FULL TEXT OF CPTPP AND RELEVANT DOCUMENTS
(Enclosed with the National Assembly’s Resolution No. 72/2018/QH14 dated
November 12, 2018)
(The electronic file can be downloaded from http://dbqh.na.gov.vn/A16.08_HIEP_DINH_CPTPP/)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CPTPP COMMITMENTS APPLICABLE WHEN CPTPP ENTERS INTO FORCE FOR
VIETNAM
(Enclosed with the National Assembly’s Resolution No. 72/2018/QH14 dated
November 12, 2018)
No.
Directly applicable regulations of CPTPP
Implementation time
1
Tariff schedules in Appendix of Chapter 2 of CPTPP.
Entry into force of CPTPP
2
Article 1.3 Section B of Chapter 1:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Entry into force of CPTPP
3
Article 1.3 Section B of Chapter 1:
“remanufactured good means a good classified in HS[1] Chapters 84 through 90 or under heading 94.02 except goods classified under HS headings 84.18, 85.09, 85.10, and 85.16, 87.03 or subheadings 8414.51, 8450.11, 8450.12, 8508.11, and 8517.11, that is entirely or partially composed of recovered materials and: (a) has a similar life expectancy and performs the same as or similar to such a good when new; and (b) has a factory warranty similar to that applicable to such a good when new”
Entry into force of CPTPP
4
Article 2.21 of Chapter 2 on Agricultural Export Subsidies:
No Party shall adopt or maintain any export subsidy on any agricultural good except the measures mentioned in Article 10 of WTO Agreement on Agriculture
Entry into force of CPTPP
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2.26 of Chapter 2 on Agricultural Safeguards.
Originating agricultural goods from any Party shall not be subject to any duties applied by a Party pursuant to a special safeguard taken under the WTO Agreement on Agriculture
Entry into force of CPTPP
6
Article 3.10 of Chapter 3 on accumulation.
Full accumulation is permitted, which means accumulation of the added value of non-originating materials and value of the originating product.
Entry into force of CPTPP
7
Point a and Clause 1 Article 3.23 Chapter 3 on Waiver of Certificate of Origin
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Entry into force of CPTPP
8
Clause 12 Article 7.13 of Chapter 7 on Transparency
There must be an interval of more than six months between the date it publishes a final SPS measure [2] and the date on which the measure takes effect, unless the measure is intended to address an urgent problem or the measure is of a trade-facilitating nature.
Entry into force of CPTPP
9
Article 7.14 of Chapter 7 on Emergency Measures
In case an emergency measure is adopted, it is mandatory to review the scientific basis of that measure within six months and make available the results of the review to any Party on request.
Entry into force of CPTPP
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 7.16 of Chapter 7 on information exchange.
The parties shall cooperate in exchange of information relevant to SPS
Entry into force of CPTPP
11
Part B of Chapter 9 on investor-state dispute settlement.
Procedures for filing and settling disputes between a State and investor of another Party.
Entry into force of CPTPP
12
Clause 2 to 9 Article 7.8 of Chapter 7 on equivalence.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. When an importing Party receives a request for an equivalence assessment and determines that the information provided by the exporting Party is sufficient, it shall initiate the equivalence assessment within a reasonable period of time.
4. When an importing Party commences an equivalence assessment, that Party shall promptly, on request of the exporting Party, explain its equivalence process and plan for making the equivalence determination and, if the determination results in recognition, for enabling trade.
5. In determining the equivalence of a sanitary or phytosanitary measure, an importing Party shall take into account available knowledge, information and relevant experience, as well as the regulatory competence of the exporting Party.
6. The importing Party shall recognise the equivalence of a sanitary or phytosanitary measure if the exporting Party objectively demonstrates to the importing Party that the exporting Party’s measure:
a. achieves the same level of protection as the importing Party’s; or
b. has the same effect in achieving the objective as the importing[3].
7. When an importing Party adopts a measure that recognises the equivalence of an exporting Party’s specific sanitary or phytosanitary measure, group of measures or measures on a systems-wide basis, the importing Party shall communicate the measure it has adopted to the exporting Party in writing and implement the measure within a reasonable period of time.
8. The Parties involved in an equivalence determination that results in recognition are encouraged, if mutually agreed, to report the outcome to the Committee.
9. If an equivalence determination does not result in recognition by the importing Party, the importing Party shall provide the exporting Party with the rationale for its decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13
Article 1.1 of Chapter 11 on financial services.
“financial institution of another Party” means a financial institution, including a branch, located in the territory of a Party that is controlled by persons of another Party.
“new financial service” means a financial service not supplied in the Party’s territory that is supplied within the territory of another Party, and includes any new form of delivery of a financial service or the sale of a financial product that is not sold in the Party’s territory.
Entry into force of CPTPP
14
Sub-categories of services in NCM[4] I, II and III of CPTPP
Entry into force of CPTPP
15
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Parties shall explore opportunities for further cooperation, collaboration and information exchange between the Parties on sanitary and phytosanitary matters of mutual interest such as trade facilitation initiatives and technical assistance, with the goal of eliminating unnecessary obstacles to trade between the Parties.
Entry into force of CPTPP
AMENDMENTS TO EXISTING LAWS UNDER SCHEDULE OF CPTPP COMMITMENTS
(Enclosed with the National Assembly’s Resolution No. 72/2018/QH14 dated
November 12, 2018)
No.
Name
Amendments
Effective date
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2012’s Labor Code
Group of content 1: Trade Union – Workers’ organizations
Amend Chapter XIII of 2012’s Labor Code on the Union towards allowing establishment of workers’ representative organizations that do not belong to the system of Vietnam General Confederation of Labor.
- Allow workers to establish and joint workers’ representative organizations that do not belong to the system of Vietnam General Confederation of Labor.
- Establish principles on rules and procedures for establishment of registration of workers’ representative organizations (the Government shall elaborate and provides guidelines after being assigned by the National Assembly).
Group of content 2: Dialogues in the workplace, collective bargaining, labor dispute - strike
Add to Chapter V, Chapter XIII and Chapter XIV of 2012’s Labor Code regulations on the union, workers’ representative organizations, right to dialogues in the workplace, settlement of labor dispute, strike, among which labor dispute settlement involves multiple representative organizations of employee in terms of the right to collective bargaining, etc.
Review the 2012’s Law on union after the Labor Code is amended in order to ensure uniformity of the legal system.
Specified by CPTPP [5].
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
2005’s Law on Intellectual property (amended in 2009)
Amend Article 148: Remove conditions for registration of third party to a contract; add regulations on legal use of trademarks by recipients of licenses as owners, procedures for establishment, maintenance and execution of trademarks.
Entry into force of CPTPP
Amend Article 130 to facilitate settlement of disputes over domain names or apply ICANN’s Uniform Domain-Name Dispute-Resolution Policy; impose appropriate penalties against possession of domain names that are identical or confusingly similar to existing trade marks for profiteering.
Amend Clause 3 Article 80 towards using the criterion “likely to cause confusion” or keeps Clause 3 Article 80 unchanged but clarify the exceptions to brand owners’ right to geographical indications.
Amend Clause 3 of Article 60 towards expansion of exceptions of novelty.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Amend Clause 1 Article 72: a trademark must be a visual and/or audio sign.
2 years after entry into force of CPTPP
Amend Article 128 to permit exclusive protection of experiment data used for registration of agricultural chemical products.
5 years after entry into force of CPTPP, 5 more years if Vietnam’s implementation is not complained by any other Party
Add regulations on: (i) assurance of availability of information and time for patent holders to exercise their rights before the products are launched; (ii) authority to automatically initiate border measures against exports or imports suspected as counterfeit or pirated copyright goods when they are under customs control.
3 years after entry into force of CPTPP
3
2015’s Criminal Code (amended in 2017)
Add regulations on penalties for (i) export of counterfeit trademark goods for the purpose of distribution; (ii) import and export of pirated copyright goods and goods infringing related rights for the purpose of distribution; (iii) violations that involve counterfeit packages, labels; infringement of trade secrets; (iv) infringement of trade secrets and (v) criminal liability of judicial persons.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
2015’s the Criminal Procedure Code (amended in 2017)
In Clause 1 Article 155, remove the reference to Article 226 of the 2015’s Criminal Code that allows competent authorities to initiate criminal prosecution against infringement of industrial property rights without request of the victim.
3 years after entry into force of CPTPP
5
2000’s the Law on Insurance Business (amended in 2010)
Add regulations on ancillary services for insurance such as risk assessment and counseling services, support services and appraisal services.
Entry into force of CPTPP
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2010’s Law of Food safety
Add requirements that SPS measures in emergency must have their scientific basics reviewed within 6 months
Entry into force of CPTPP
7
Anti-corruption Law (to be ratified during 6th session of the 14th National Assembly)
Expand the subjects of corruption to the private sectors; add regulations on prevention, discovery and actions against corruption in the private sector.
Entry into force of CPTPP
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[1] Harmonized Commodity Description and Coding System developed and maintained by the World Customs Organization (WCO).
[2] sanitary or phytosanitary measure
[3] No Party shall have recourse to dispute settlement under Chapter 28 (Dispute Settlement) for this subparagraph.
[4] Non-conformable measures
[5] In case of a dispute, Vietnam will not incur trade penalties for 03 years reagarding all obligations and 5 years regarding “freedom of association” and “right to collective bargaining”.
;Nghị quyết 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan do Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 72/2018/QH14 |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/11/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan do Quốc hội ban hành
Chưa có Video