HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/NQ-HĐND |
Ninh Thuận, ngày 30 tháng 8 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22 tháng 5 năm /2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng, Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kết luận số 14-KL/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII, về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 130/TTr-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Báo cáo thẩm tra Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết thực hiện ở địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Đối tượng áp dụng
- Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc quy định). Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số.
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
II. Mục tiêu: Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Tạo sự chuyển biến căn bản về phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ các tập quán lạc hậu. Củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đồng thời từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng khác trên địa bàn tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.
1. Một số chỉ tiêu đến năm 2025
a) Về kinh tế: Tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với doanh nghiệp sản xuất - chế biến tiêu thụ sản phẩm cả về quy mô, chất lượng hoạt động; Phấn đấu trong 5 năm tới mỗi huyện thành lập mới ít nhất 01 đơn vị hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp tại xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; mỗi xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thành lập mới ít nhất 02 Tổ hợp tác. Đến năm 2025, giảm 50% xã, thôn đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3%/năm.
b) Về xã hội
- Hạ tầng thiết yếu: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố.
- Y tế, giáo dục, tiếp cận truyền thông: Củng cố, phát triển mạng lưới y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%; Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 97%, trung học cơ sở 95%, trung học phổ thông 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông 90%; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; giải quyết việc làm trên 18.000 người.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
- Về ổn định dân cư: Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí, ổn định 90% hộ di cư không theo quy hoạch; Quy hoạch sắp xếp, di dời định cư 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở; Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.
- Môi trường: Đến năm 2025, phấn đấu số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 99%; Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%; Tỷ lệ che phủ rừng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 77%.
2. Định hướng mục tiêu đến năm 2030
- Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả tỉnh; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hằng năm thu hút ít nhất 3% lao động sang làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đến năm 2030, có 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; phấn đấu có 80% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa.
- Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì 77% tỷ lệ che phủ rừng; giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong đồng bào dân tộc thiểu số. Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở.
- Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
- Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững đến năm 2030.
IV. Một số nhiệm vụ chủ yếu trên các lĩnh vực
Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 bằng nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đồng thời lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và các nguồn huy động hợp pháp khác thực hiện trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Ưu tiên tập trung đầu tư trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cụ thể:
- Tập trung rà soát, quy hoạch quỹ đất ở, đất sản xuất; Đến năm 2025 giải quyết cơ bản hỗ trợ các dự án thiếu đất ở, nhà ở cho các hộ chưa có nhà ở hoặc đang ở nhà tạm, dột nát, hư hỏng; hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ chưa có đất sản xuất theo định mức tối thiểu quy định của địa phương, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các hộ sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp không có đất sản xuất hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định mà không có quỹ đất để hỗ trợ, có nguyện vọng chuyển đổi nghề.
- Đầu tư xây dựng dự án hệ thống nước sinh hoạt tập trung cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nơi còn thiếu nước sinh họat hợp vệ sinh.
- Quy hoạch, bố trí, sắp xếp các dự án ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn không có điều kiện để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, hộ dân tộc thiểu số sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống và những nơi cần thiết; Xây dựng các điểm định canh định cư tập trung; ưu tiên thực hiện các dự án di dân tái định cư vùng sạt lở, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống.
a) Về nông nghiệp
- Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; hỗ trợ phát triển vùng trồng cây dược liệu quý; duy trì và mở rộng quy mô các dự án nông nông nghiệp công nghệ cao đang hoạt động và phấn đấu mỗi huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ít nhất 01 dự án nông nghiệp công nghệ cao.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính gắn với chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Phấn đấu đến năm 2025 đạt quy mô tổng đàn gia súc có sừng đạt trên 405 nghìn con.
b) Lâm nghiệp
- Tập trung công tác điều tra cơ bản về rừng để đánh giá đúng diễn thế rừng, đất đai, tài nguyên động, thực vật, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra rừng, quản lý tài nguyên rừng để thiết lập, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh công tác trồng rừng, khoán bảo vệ rừng gắn với phát triển mô hình sinh kế chăn nuôi, sản xuất dưới tán rừng; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng 48.000 ha cho các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo; khoanh nuôi có trồng rừng bổ sung 4.250 ha (bình quân 850 ha/năm), hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ 510 ha, trồng rừng phòng hộ 2.370 ha, hỗ trợ cấp gạo cho hộ tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ, để đến năm 2025 nâng độ che phủ rừng trên địa bàn vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 77%.
3. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Tiếp tục triển khai hoàn thiện các Cụm công nghiệp Quảng Sơn, Hiếu Thiện, Phước Tiến để tạo thuận lợi trong việc kêu gọi các dự án thứ cấp đầu tư tại các Cụm công nghiệp địa bàn huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hoàn thành và khai thác hiệu quả các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), dự án thủy điện tích năng Bác Ái, ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Khôi phục các ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn các làng nghề, tổ sản xuất nhằm khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ, trọng tâm là địa bàn huyện Ninh Phước với làng nghề thổ cẩm Mỹ nghiệp, gốm Bàu Trúc; Bác Ái với một số ngành nghề của đồng bào Raglai ở xã Phước Tiến; làng nghề thủ công mỹ nghệ thôn Tập Lá, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc. Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch, tạo ra hướng phát triển mới đối với làng nghề ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Về giao thông: Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng, giao thông đến các khu sản xuất, các trang trại tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo lưu thông thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết. Phấn đấu đầu tư, nâng cấp các công trình đường giao thông nội thôn, đường giao thông nội đồng. Tiếp tục tranh thủ các nguồn lực khác phát triển mạng lưới giao thông tạo kết nối giữa các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27, Quốc lộ 27B với đường tỉnh, huyện, xã, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với khu vực miền núi.
- Về hạ tầng thủy lợi: Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hồ, kênh tưới nước, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi nhỏ và vừa phù hợp với đặc điểm địa hình khu vực miền núi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm nước, nhất là các vùng sản xuất tập trung. Phấn đấu đầu tư, nâng cấp, cải tạo kênh mương, xây dựng các đập tràn, kè chống chống sạt lở, nâng cấp hệ thống điện phục vụ đời sống, sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Giai đoạn 2021 - 2025, tập trung đầu tư xây dựng 02 nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ, trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa phục vụ nhu cầu của cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
5. Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới
- Nghiên cứu phát triển và nhân rộng mô hình Trường Phổ thông dân tộc bán trú cấp phổ thông, nhằm hạn chế việc phát sinh điểm lẻ hoặc số học sinh điểm lẻ quá ít phải tổ chức dạy học lớp ghép nhiều trình độ ở cấp tiểu học, tạo sự khó khăn trong công tác quản lý và hoạt động chuyên môn, không đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Tổ chức rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp đảm bảo tính thống nhất, hợp lý, đầu tư có trọng tâm, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa trường, lớp học; đầu tư, cải tạo, nâng cấp các loại công trình: hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; phổ cập giáo dục: trung học cơ sở, tiểu học, mầm non cho trẻ 5 tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học. Phấn đấu đến năm 2025: 100% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; Thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên là người dân tộc thiểu số phải được đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông từ 90% trở lên.
- Thực hiện tốt Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Bồi dưỡng kiến thức đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”. Đến năm 2025 công chức thuộc nhóm đối tượng 3,4 cơ bản được bồi dưỡng kiến thức dân tộc; 30% cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo tiếng dân tộc (Raglai, Chăm). 100% cán bộ quản lý ngành giáo dục, giáo viên không phải là dân tộc Chăm hay Raglai phải được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác tại vùng dân tộc thiểu số (Chăm, Raglai).
- Tập trung đổi mới tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường để tập trung giải quyết việc làm cho cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng bền vững đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù tuyển dụng đối với con em là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp về công tác lâu dài tại địa phương.
Tập trung thực hiện 11 nội dung cho đồng bào Raglai và Chăm bao gồm: (1) Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm tư liệu văn hóa di sản truyền thống; (2) Chương trình nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; (3) Tổ chức bảo tồn và khai thác các lễ hội truyền thống xây dựng sản phẩm du lịch; (4) Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống; (5) Xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian; (6) Hỗ trợ hoạt động đội văn nghệ truyền thống; (7) Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu; (8) Hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị; (9) Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ( 10) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; (11) Xây dựng mô hình sinh thái kết hợp nhà truyền thống dân tộc, gắn với phát triển khu lịch.
Tập trung phát triển y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; khống chế, kiểm soát tốt dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục đào tạo Bác sĩ cho y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút bác sĩ về làm việc, tăng cường luân phiên bác sĩ về khám chữa bệnh tại Trạm Y tế. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn; duy trì và phát huy có hiệu quả các mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong cộng đồng. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến đối với Trung tâm Y tế huyện Ninh Sơn và Bác Ái.
- Phấn đấu đến năm 2025, trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo hiểm y tế; trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%; nâng cấp mở rộng các trạm y tế; đầu tư trang thiết bị y tế cho 26 Trạm Y tế xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời bố trí kinh phí đào tạo chuyên khoa 1 Bác sĩ Y học Gia đình cho 30 Bác sĩ tuyến huyện và xã (ưu tiên cho công chức cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số) nhưng chưa có nguồn đầu tư.
8. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
- Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đi đôi với việc xây dựng mô hình mẫu trong thực hiện thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng.
- Thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” giai đoạn 2021 - 2025 và tiến tới không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau năm 2025.
- Đa dạng về hình thức truyền thông; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ người có uy tín và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đầu tư cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Thuận đáp ứng được yêu cầu về thông tin, truyền thông bằng tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số; Xây dựng các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trật tự; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 là 2.283.973 triệu đồng; Trong đó, nguồn vốn được lồng ghép 03 Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, cụ thể:
1. Tổng vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 1.936.535 triệu đồng; Trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 1.296.642 triệu đồng (Vốn đầu tư: 605.118 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 691.524 triệu đồng).
- Vốn ngân sách địa phương: 194.496 triệu đồng (Vốn đầu tư: 90.768 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 103.729 triệu đồng).
- Vốn vay tín dụng chính sách: 317.125 triệu đồng.
- Vốn huy động hợp pháp khác: 128.272 triệu đồng.
2. Tổng vốn lồng ghép từ 02 Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là 347.438 triệu đồng (Nguồn vốn đầu tư); Trong đó:
- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới: 190.690 triệu đồng.
- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững : 156.748 triệu đồng.
VI. Các nhóm giải pháp chủ yếu
1. Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp các ngành và toàn xã hội về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại, nâng cao khả năng tự chủ của đồng bào dân tộc thiểu số trong tổ chức sản xuất và đời sống, khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực tại chỗ, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ Nhà nước và của doanh nghiệp để vươn lên thoát nghèo.
2. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia; triển khai kịp thời các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng địa phương để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp điều kiện của từng địa phương, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đi đôi với quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng theo hướng kiên cố, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
4. Tập trung huy động, quản lý, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, mở rộng vốn tín dụng ưu đãi và các nguồn hỗ trợ khác để bảo đảm tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn lực đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; vốn cân đối Ngân sách địa phương, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các nguồn vốn hỗ trợ ODA, NGO để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh; triển khai lồng ghép để thực hiện các dự án sản xuất bền vững gắn kết hợp du lịch, văn hóa, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
5. Quy hoạch xây dựng phát triển các khu dân cư tập trung, các điểm dân cư xen ghép, rà soát lại quỹ đất, bố trí sắp xếp lại dân cư; rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng của từng huyện, xã để thuận lợi trong giao đất, bố trí đất sản xuất, giao rừng cho nhân dân phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phát triển theo mô hình nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.
6. Tập trung nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng dân số; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực đội ngũ cán bộ xã, thôn nhất là cán bộ trẻ. Rà soát, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục của các trường nội trú, bán trú, công tác đào tạo nghề, phát triển những ngành nghề đào tạo phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và yêu cầu của thị trường lao động.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.
8. Các cấp, các ngành có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết theo ngành, lĩnh vực phụ trách; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ hàng năm. Thực hiện giám sát xã hội, phát huy vai trò của cộng đồng, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc giám sát phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(Đính kèm danh mục các dự án giai đoạn 2021 - 2025).
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật; hàng năm gắn báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 30 tháng 8 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Chương trình/dự án |
Chủ đầu tư |
Dự kiến bố trí kế hoạch 2021 - 2025 |
||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Vốn ngân sách Trung ương |
Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đối ứng |
||||
|
Tổng số (112 DA) |
|
626.668 |
605.118 |
21.662 |
|
Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (112DA) |
|
626.668 |
605.118 |
21.662 |
|
Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt (08DA) |
|
60.445 |
60.445 |
|
|
Huyện Ninh Phước |
|
3.540 |
3.540 |
|
1 |
Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt tập trung tại các khu dân cư thị trấn Phước Dân |
UBND huyện Ninh Phước |
3.540 |
3.540 |
|
|
Huyện Thuận Nam |
|
4.790 |
4.790 |
|
2 |
Hỗ trợ nhà ở cho người dân |
UBND huyện Thuận Nam |
1.790 |
1.790 |
|
3 |
Tạo mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật để cấp đất ở cho người dân xã Phước Hà |
-nt- |
3.000 |
3.000 |
|
|
Huyện Ninh Sơn |
|
11.460 |
11.460 |
|
4 |
Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho người dân xã Quảng Sơn và xã Ma Nới |
UBND huyện Ninh Sơn |
11.460 |
11.460 |
|
|
Huyện Ninh Hải |
|
635 |
635 |
|
5 |
Dự án cơ sở hạ tầng Khu dân cư thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải |
UBND huyện Ninh Hải |
635 |
635 |
|
|
Huyện Bác Ái |
|
26.140 |
26.140 |
|
6 |
Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo các xã |
UBND huyện Bác Ái |
5.000 |
5.000 |
|
7 |
Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt tập trung tại các xã: Phước Bình, Phước Trung,Phước Thắng, Phước Chính, Phước Tiến, Phước Tân. |
-nt- |
21.140 |
21.140 |
|
|
Huyện Thuận Bắc |
|
13.880 |
13.880 |
|
8 |
Đầu tư hạ tầng cấp đất ở và xây dựng nhà ở cho dân thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn |
UBND huyện Thuận Bắc |
13.880 |
13.880 |
|
|
Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư nơi cần thiết (05DA) |
|
19.658 |
19.658 |
112 |
|
Huyện Thuận Nam |
|
2.418 |
2.418 |
|
1 |
Hạ tầng Khu dân cư thôn Tân Hà 2, xã Phước Hà (Tạo mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật để cấp đất ở cho người dân xã Phước Hà) |
UBND huyện Thuận Nam |
2.418 |
2.418 |
|
|
Huyện Ninh Sơn |
|
2.800 |
2.800 |
|
2 |
Dự án quy hoạch khu giãn dân thôn Mỹ Hiệp, Mỹ Sơn |
UBND huyện Ninh Sơn |
2.800 |
2.800 |
|
|
Huyện Ninh Hải |
|
1.040 |
1.040 |
|
3 |
Dự án cơ sở hạ tầng Khu dân cư thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải |
UBND huyện Ninh Hải |
1.040 |
1.040 |
|
|
Huyện Bác Ái |
|
3.760 |
3.760 |
|
4 |
Quy hoạch chi tiết các điểm dân cư trên địa bàn huyện Bác Ái |
UBND huyện Bác Ái |
3.760 |
3.760 |
|
|
Huyện Thuận Bắc |
|
9.640 |
9.640 |
|
5 |
Di dân tái định cư thôn Xóm Bằng |
UBND huyện Thuận Bắc |
9.640 |
9.640 |
|
|
Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (02DA) |
|
28.733 |
28.733 |
|
|
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
|
28.733 |
28.733 |
|
|
Huyện Bác Ái |
|
14.433 |
14.433 |
|
1 |
Dự án đầu tư xây dựng vùng trồng dược liệu quý |
UBND huyện Bác Ái |
14.433 |
14.433 |
|
|
Huyện Ninh Hải |
|
14.300 |
14.300 |
|
2 |
Đầu tư xây dựng vùng trồng dược liệu quý đồng bào Chăm, xã Xuân Hải |
UBND huyện Ninh Hải |
14.300 |
14.300 |
|
|
Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc (69 DA) |
|
292.171 |
285.941 |
6.230 |
|
TDA 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
|
292.171 |
285.941 |
6.230 |
|
Ban QLDA ĐTXDCT Dân dụng và Công nghiệp |
|
47.761 |
41.531 |
6.230 |
1 |
Nhà hỏa táng tại Nghĩa Trang Chung Mỹ, Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước |
Ban QLDA ĐTXDCT Dân dụng và Công nghiệp |
24.761 |
21.531 |
3.230 |
|
Phân bổ sau |
-nt- |
23.000 |
20.000 |
3.000 |
|
Huyện Ninh Phước |
|
1.000 |
1.000 |
|
2 |
Cải tạo, nâng cấp Trường Mẫu giáo Phước Vinh, cơ sở Liên Sơn 2, xã Phước Vinh |
UBND huyện Ninh Phước |
180 |
180 |
|
3 |
Cải tạo trạm y tế tại các xã Phước Thái, Phước Hậu, Phước Hải |
-nt- |
390 |
390 |
|
4 |
Bê tông các tuyến đường nội thôn Tà Dương, xã Phước Thái |
-nt- |
230 |
230 |
|
5 |
Bê tông tuyến đường từ TL708 đến nhà bà Mang Thị Phân, thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh |
-nt- |
200 |
200 |
|
|
Huyện Thuận Nam |
|
3.500 |
3.500 |
|
6 |
Xây mới cổng tường rào sân bóng đá thôn Hiếu thiện, Thiện Đức, xã Phước Ninh |
UBND huyện Thuận Nam |
850 |
850 |
|
7 |
Bê tông hóa đường nội thôn đoạn từ nhà bà Nguyễn Thị Bi đến nhà ông Lưu Tích Trí, xã Phước Ninh |
-nt- |
800 |
800 |
|
8 |
Bê tông nội thôn (từ rẫy ông Sử Ngọc Thuyền - ông Trịnh Châu) thôn Nho Lâm, xã Phước Nam |
-nt- |
850 |
850 |
|
9 |
Nâng cấp kênh mương Gộp 60 (từ ruộng bà Pi Năng Thị Thế đến ruộng bà Tạ Yên Thị Rêu; và từ ruộng ông Tạ Yên Phưng đến ruộng ông Tạ Yên Nghệ), xã Phước Hà |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
|
Huyện Ninh Sơn |
|
33.760 |
33.760 |
|
10 |
Hệ thống thoát nước trung tâm xã từ trường mẫu giáo Hoa Đào đến nhà ông Ma Nhông Nhíp, xã Ma Nới |
UBND huyện Ninh Sơn |
1.560 |
1.560 |
|
11 |
Xây dựng một số tuyến điện hạ thế phục vụ sản xuất, xã Ma Nới |
-nt- |
1.560 |
1.560 |
|
12 |
Bê tông hóa đường nội thôn Mỹ Hiệp xã Mỹ Sơn |
-nt- |
1.040 |
1.040 |
|
13 |
Đường giao thông xã Ma Nới |
-nt- |
5.000 |
5.000 |
|
14 |
Bê tông hóa kênh mương Gia Hoa 1, xã Ma Nới |
|
1.600 |
1.600 |
|
15 |
Nâng cấp, cải tạo đập thủy lợi Tà Lâm 1, Tà Lâm 2 và đập suối Tà Nôi, xã Ma Nới |
-nt- |
3.700 |
3.700 |
|
16 |
Bê tông hóa đường giao thông nội đồng thôn Tân Định đi suối ông Bốn, xã Hoà Sơn |
-nt- |
3.000 |
3.000 |
|
17 |
Điện phục vụ sản xuất thôn Gia Rót, xã Ma Nới |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
18 |
Xây dựng đập tràn khu vực thôn Lương Giang bắc qua Sông Chá, xã Quảng Sơn |
-nt- |
4.800 |
4.800 |
|
19 |
Nâng cấp tuyến đường từ Trường mẫu giáo Hoa Mai đến suối Sông Chá - thôn Lương Giang, xã Quảng Sơn |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
20 |
Nâng cấp, cải tạo nhà Văn hóa thôn Lương Giang, xã Quảng Sơn |
-nt- |
500 |
500 |
|
21 |
Xây dựng tuyến điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn thôn Mỹ Hiệp xã Mỹ Sơn và các thôn xã Ma Nới |
-nt- |
2.000 |
2.000 |
|
22 |
Nâng cấp Nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn Hà Giài, Gia rót, Tân Định, Mỹ Hiệp, Lương Giang |
-nt- |
3.800 |
3.800 |
|
23 |
Trạm chuyển tiếp phát thanh xã tại UBND xã Ma Nới |
-nt- |
2.700 |
2.700 |
|
|
Huyện Ninh Hải |
|
8.750 |
8.750 |
|
24 |
Đường bê tông vận chuyển nông sản ruộng Gia Cồm Đá Hang (đoạn cuối tuyến), xã Vĩnh Hải |
UBND huyện Ninh Hải |
1.700 |
1.700 |
|
25 |
Hệ thống kênh mương từ đập dâng vào ruộng Gia Cồm Đá Hang, xã Vĩnh Hải |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
26 |
Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng gắn với du lịch các thôn thuộc xã Xuân Hải (thôn An Nhơn và thôn Phước Nhơn) |
-nt- |
3.350 |
3.350 |
|
27 |
Nâng cấp đường bê tông giao thông thôn Phước Nhơn xã Xuân Hải |
-nt- |
2.200 |
2.200 |
|
|
Huyện Bác Ái |
|
118.800 |
118.800 |
|
28 |
Đường giao thông xã Phước Thắng |
UBND huyện Bác Ái |
15.000 |
15.000 |
|
29 |
Đường giao thông xã Phước Tân |
-nt- |
13.000 |
13.000 |
|
30 |
Đường giao thông xã Phước Thành |
-nt- |
13.400 |
13.400 |
|
31 |
Đường giao thông xã Phước Chính |
-nt- |
11.000 |
11.000 |
|
32 |
Đường giao thông xã Phước Đại |
|
7.000 |
7.000 |
|
33 |
Đường giao thông xã Phước Trung |
-nt- |
9.800 |
9.800 |
|
34 |
Đường giao thông xã Phước Tiến |
-nt- |
12.000 |
12.000 |
|
35 |
Đường dọc kênh Nam và kênh Nam Suối Gió (Đoạn 2), xã Phước Chính |
-nt- |
5.000 |
5.000 |
|
36 |
Làm mới trục đường khu trung tâm hành chính (Đường D2), xã Phước Thành |
-nt- |
4.000 |
4.000 |
|
37 |
Đường từ trạm Y tế đi kênh SN4 (đoạn chính), xã Phước Chính |
-nt- |
2.500 |
2.500 |
|
38 |
Bê tông xi măng đường N1 phục vụ sản xuất cánh đồng mẫu lớn, xã Phước Chính |
-nt- |
5.500 |
5.500 |
|
39 |
Đường giao thông đi khu sản xuất cánh đồng Chà Panh xã Phước Hòa |
-nt- |
6.600 |
6.600 |
|
40 |
Đường nội đồng kẹp kênh Gia Ngheo (đường Đnđ 13-Đnđ14), xã Phước Bình |
-nt- |
4.000 |
4.000 |
|
41 |
Đường vào KSX Tái định canh khu 120 ha từ cuối kênh N2-9 (tuyến số 15), xã Phước Tân |
-nt- |
3.500 |
3.500 |
|
42 |
Nâng cấp, mở rộng chợ Phước Đại (giai đoạn 2) |
-nt- |
3.700 |
3.700 |
|
43 |
Nâng cấp, mở rộng chợ Phước Bình |
-nt- |
2.800 |
2.800 |
|
|
Huyện Thuận Bắc |
|
78.600 |
78.600 |
|
44 |
Đường giao thông xã Phước Kháng |
UBND huyện Thuận Bắc |
9.000 |
9.000 |
|
45 |
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng các thôn xã Phước Kháng |
-nt- |
5.600 |
5.600 |
|
46 |
Trường mẫu giáo Phước Kháng (phòng đa năng cơ sở chính; 05 phòng học cơ sở Suối Le; 04 phòng, bếp ăn liên hoàn, nhà vệ sinh cơ sở Cầu Đá) |
-nt- |
10.060 |
10.060 |
|
47 |
Trường TH-THCS xã Phước Kháng ở cơ sở Chính, cơ sở Suối Le và cơ sở Đá Liệt (Hạng mục: Nhà để xe, nhà vệ sinh sân vườn, tường rào) |
-nt- |
2.000 |
2.000 |
|
48 |
Hệ thống điện vào khu sản xuất các thôn thuộc xã Phước Kháng |
-nt- |
3.000 |
3.000 |
|
49 |
Hệ thống kênh mương các thôn thuộc xã Phước Kháng, |
-nt- |
8.400 |
8.400 |
|
50 |
Chợ Phước Kháng |
-nt- |
3.000 |
3.000 |
|
51 |
Khu xử lý rác thải xã Phước Kháng |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
52 |
Trường mẫu giáo Phước Chiến |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
53 |
Trường tiểu học Phước Chiến - Cơ sở Động Thông (Hạng mục: sân bê tông, bồn hoa) |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
54 |
Trường THCS Phước Chiến (Hạng mục: phòng học, nhà vệ sinh, cổng tường rào) |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
55 |
Hoàn thiện cơ sở sinh hoạt văn hóa xã Phước Chiến (Hạng mục:Nhà trưng bày các sản phẩm đặc thù) |
-nt- |
1.200 |
1.200 |
|
56 |
Nhà sinh hoạt văn hóa thanh thiếu niên (Hạng mục: Cổng tường rào, sân bê tông, nhà vệ sinh) |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
57 |
Nâng cấp, mở rộng các nhà sinh hoạt văn hóa các thôn của xã Phước Chiến |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
58 |
Hệ thống điện vào khu sản xuất thôn Ma Trai, xã Phước Chiến |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
59 |
Đường giao thông xã Phước Chiến |
-nt- |
9.790 |
9.790 |
|
60 |
Hệ thống điện phục vụ vùng sản xuất Cây Sung - Tà Lốc, thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn. |
-nt- |
2.700 |
2.700 |
|
61 |
Hệ thống thoát nước phía Đông khu dân cư Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn |
-nt- |
1.200 |
1.200 |
|
62 |
Trường mẫu giáo Bắc Sơn: 04 phòng |
-nt- |
4.000 |
4.000 |
|
63 |
Trường tiểu học Bỉnh Nghĩa: tường rào |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
64 |
Nhà văn hóa thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Hạng mục: Cổng tường rào, nhà vệ sinh, sân bê tông, mái che) |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
65 |
Nâng cấp tràn Bửng Bầu Tre, Bửng Du Kích thôn Láng Me, xã Bắc Sơn |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
66 |
Đường giao thông xã Bắc Sơn |
-nt- |
3.280 |
3.280 |
|
67 |
Kênh mương nội đồng các thôn thuộc xã Bắc Sơn |
-nt- |
2.370 |
2.370 |
|
68 |
Đường giao thông nông thôn Suối Đá (đoạn từ Nhà bà Hường đến Trường Mẫu giáo Suối Đá), xã Lợi Hải |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
69 |
Đường giao thông nội đồng thôn Suối Vang, dọc kênh N1 (đoạn từ nhà ông Chamaléa Khánh đến đường vào xi măng Luks), xã Công Hải |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
|
Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (11 DA) |
|
73.357 |
73.357 |
|
|
Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
|
73.357 |
73.357 |
|
|
Huyện Thuận Nam |
|
9.700 |
9.700 |
|
1 |
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phước Hà và các hạng mục khác |
UBND huyện Thuận Nam |
9.700 |
9.700 |
|
|
Huyện Ninh Sơn |
|
420 |
420 |
|
2 |
Trường PTDTBT THCS Phan Đình Phùng: Xây mới sân bóng đá |
UBND huyện Ninh Sơn |
420 |
420 |
|
|
Huyện Bác Ái |
|
63.237 |
63.237 |
|
3 |
Trường PTDTBT TH Phước Đại A (Xây dựng 08 phòng học, các phòng chức năng, thư viện, nhà để xe, bảo vệ và nhà công vụ giáo viên) |
UBND huyện Bác Ái |
11.000 |
11.000 |
|
4 |
Trường PTDTBT THCS Nguyễn Văn Linh, xã Phước Tân (Xây dựng 08 phòng học bộ môn và chức năng, nhà đa năng, thư viện, nhà bảo vệ, hệ thống PCCC) |
-nt- |
11.000 |
11.000 |
|
5 |
Trường PTDTBT THCS Nguyễn Huệ (Xây dựng nhà đa năng, 06 phòng học) |
-nt- |
6.594 |
6.594 |
|
6 |
Trường PTDTBT TH Phước Thành B (Xây dựng nhà đa năng, 06 phòng học) |
-nt- |
6.000 |
6.000 |
|
7 |
Trường THCS Võ Thị Sáu, xã Phước Hòa (Xây mới các phòng chức năng) |
-nt- |
6.000 |
6.000 |
|
8 |
Trường PTDTBT THCS Lê Lợi xã Phước Thắng ( Xây dựng các phòng chức năng, nhà vệ sinh, nhà để xe) |
-nt- |
6.000 |
6.000 |
|
9 |
Trường tiểu học Phước Đại B (Xây dựng tường rào và nhà để xe) |
-nt- |
3.143 |
3.143 |
|
10 |
Trường Tiểu học Phước Thắng (Xây dựng phòng học và các phòng chức năng) |
-nt- |
6.000 |
6.000 |
|
11 |
Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh, xã Phước Bình ( Xây dựng các phòng chức năng, nhà đa năng, khu hoạt động thể dục thể thao và nhà ở cho học sinh bán trú) |
-nt- |
7.500 |
7.500 |
|
|
Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (15 DA) |
|
31.400 |
31.170 |
230 |
|
Sở Văn hóa -TTDL |
|
1.790 |
1.560 |
230 |
1 |
Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng Bầu Trúc kết hợp xây dựng điểm đến du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
Sở Văn hóa - TTDL |
1.790 |
1.560 |
230 |
|
Huyện Ninh Phước |
|
970 |
970 |
|
2 |
Cải tạo Nhà trưng bày dệt Thổ cẩm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân |
UBND huyện Ninh Phước |
970 |
970 |
|
|
Huyện Thuận Nam |
|
6.950 |
6.950 |
|
3 |
Nhà Văn hóa các thôn Hiếu Thiện, Vụ Bổn xã Phước Ninh |
UBND huyện Thuận Nam |
1.800 |
1.800 |
|
5 |
Xây nhà truyền thống thôn Văn Lâm 2, xã Phước Nam, |
-nt- |
1.700 |
1.700 |
|
6 |
Xây dựng Nhà truyền thống xã Phước Hà |
-nt- |
1.250 |
1.250 |
|
7 |
Xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao xã Phước Hà (Cổng tường rào, các sân TDTT, Khán đài ) |
-nt- |
2.200 |
2.200 |
|
|
Huyện Ninh Sơn |
|
2.500 |
2.500 |
|
8 |
Nâng cấp, đầu tư xây dựng nhà văn hóa, thể thao tại các thôn (Tà Nôi, Ú, Do), xã Ma Nới |
UBND huyện Ninh Sơn |
2.500 |
2.500 |
|
|
Huyện Ninh Hải |
|
700 |
700 |
|
9 |
Nâng cấp mở rộng nhà văn hóa kết hợp phát triển du lịch cộng đồng dân tộc thiểu số |
UBND huyện Ninh Hải |
430 |
430 |
|
10 |
Xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng thôn An Nhơn kết hợp du lịch, xã Xuân Hải |
-nt- |
270 |
270 |
|
|
Huyện Thuận Bắc |
|
5.190 |
5.190 |
|
11 |
Dự án Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Phước Chiến |
UBND huyện Thuận Bắc |
5.190 |
5.190 |
|
|
Huyện Bác Ái |
|
13.300 |
13.300 |
|
12 |
Nhà văn hóa thôn Tà lọt xã Phước Hòa |
UBND huyện Bác Ái |
1.000 |
1.000 |
|
13 |
Xây dựng khu du lịch sinh thái cộng đồng (100 hộ), xã Phước Hòa |
-nt- |
4.000 |
4.000 |
|
14 |
Xây dựng khu trưng bày các sản phẩm đặc thù địa phương, xã Phước Hòa |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
15 |
Xây dựng điểm sáng văn hóa cơ sở các xã gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện |
-nt- |
6.800 |
6.800 |
|
|
Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình (02 DA) |
|
120.904 |
105.814 |
15.090 |
|
TDA 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 |
|
113.577 |
98.757 |
14.820 |
|
Đài Phát thanh và Truyền hình |
|
113.577 |
98.757 |
14.820 |
1 |
Dự án đầu tư hệ thống thiết bị sản xuất Chương trình Phát thanh, Truyền hình Tiếng dân tộc - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Thuận |
Đài Phát thanh và Truyền hình |
113.577 |
98.757 |
14.820 |
|
Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
|
7.327 |
7.057 |
270 |
2 |
Chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình |
|
7.327 |
7.057 |
270 |
|
Ban Dân tộc |
Ban Dân tộc |
1.990 |
1.730 |
260 |
|
Liên Minh HTX |
Liên minh HTX |
47 |
37 |
10 |
|
UBND huyện Ninh Phước |
UBND huyện Ninh Phước |
40 |
40 |
|
|
UBND huyện Ninh Sơn |
UBND huyện Ninh Sơn |
720 |
720 |
|
|
UBND huyện Thuận Nam |
UBND huyện Thuận Nam |
350 |
350 |
|
|
UBND huyện Thuận Bắc |
UBND huyện Thuận Bắc |
1.050 |
1.050 |
|
|
UBND huyện Ninh Hải |
UBND huyện Ninh Hải |
30 |
30 |
|
|
UBND huyện Bác Ái |
UBND huyện Bác Ái |
3.100 |
3.100 |
|
(Kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Chương trình/ Dự án |
Chủ đầu tư |
Dự kiến bố trí kế hoạch 2021 - 2025 |
||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Vốn ngân sách Trung ương |
Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đối ứng |
||||
|
Tổng số (39 DA) |
|
156.748 |
156.748 |
|
|
Huyện nghèo Bác Ái |
|
|
|
|
1 |
Nâng cấp, cải tạo Trạm y tế xã Phước Thắng |
UBND huyện Bác Ái |
3.830 |
3.830 |
|
2 |
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xã Phước Trung (Xây dựng khối hiệu bộ, nhà đa năng và các phòng chức năng) |
-nt- |
3.920 |
3.920 |
|
3 |
Trường liên cấp TH-THCS Ngô Quyền xã Phước Tiến (Xây dựng nhà đa năng, sửa chữa cổng tường rào) |
-nt- |
2.120 |
2.120 |
|
4 |
Trường Tiểu học Phước Thành A (Xây dựng 08 phòng học lầu, nhà vệ sinh, phòng giáo dục nghệ thuật, Bê tông sân vườn khu nhà đa năng) |
-nt- |
3.800 |
3.800 |
|
5 |
Trường Tiểu học Phước Tiến B (Xây dựng cổng, tường rào, sân vườn, mái che, 06 phòng học) |
-nt- |
3.600 |
3.600 |
|
6 |
Trường Tiểu học Phước Bình A (Xây dựng nhà đa năng, 04 phòng học, 04 phòng chức năng). |
-nt- |
4.780 |
4.780 |
|
7 |
Trường Tiểu học Phước Bình B (nâng cấp, cải tạo tường rào) |
-nt- |
1.270 |
1.270 |
|
8 |
Trường Tiểu học Phước Tân A (điểm trường thôn Đá Trắng) |
-nt- |
1.200 |
1.200 |
|
9 |
Trường Tiểu học Phước Tân B (Xây dựng 08 phòng, nhà đa năng, thư viện, nhà vệ sinh, nhà trực bảo vệ và cổng tường rào, sân vườn) |
-nt- |
4.900 |
4.900 |
|
10 |
Trường Tiểu học Phước Thắng (xây mới 02 phòng học, nhà bếp, nhà ăn) |
-nt- |
2.670 |
2.670 |
|
11 |
Trường Tiểu học Phước Đại A (Xây dựng khu hiệu bộ, nhà ăn, ở cho học sinh) |
-nt- |
2.200 |
2.200 |
|
12 |
Trường Tiểu học Phước Trung A (Xây mới 03 phòng bộ môn, nhà vệ sinh, sân vườn) |
-nt- |
1.900 |
1.900 |
|
13 |
Trường Tiểu học Phước Trung B (Xây dựng 02 phòng học, các phòng chức năng, nhà đa năng, nhà xe, nhà vệ sinh) |
-nt- |
7.000 |
7.000 |
|
14 |
Trường Mầm non Phước Đại - Điểm trường Ma Hoa, Tà Lú 2 (04 phòng học, tường rào, nhà để xe, nhà vệ sinh, sân vườn) |
-nt- |
7.500 |
7.500 |
|
15 |
Trường Mầm non Phước Bình (Xây mới 02 phòng học và các công trình phụ) |
-nt- |
2.500 |
2.500 |
|
16 |
Trường Mẫu giáo Phước Tiến - điểm Trà Co 1: (Xây dựng phòng học và cổng tường rào, sân vườn) |
-nt- |
1.600 |
1.600 |
|
17 |
Trường Mẫu giáo Phước Tân (Xây mới nhà ăn cho học sinh; xây dựng các phòng học, cổng, tường rào, sân vườn) |
-nt- |
4.500 |
4.500 |
|
18 |
Trường Mẫu giáo Phước Trung (02 phòng học, khối hiệu bộ, sân vườn, tường rào, nhà ăn, bếp ăn,...) |
-nt- |
3.180 |
3.180 |
|
19 |
Trường Mẫu giáo Phước Thành (2 điểm): Xây dựng khu hiệu bộ, các phòng học, bếp ăn, nhà ăn, cổng tường rào, mái che, sân vườn, hệ thống thoát nước,... |
-nt- |
11.568 |
11.568 |
|
20 |
Trường Mẫu giáo Phước Chính (điểm trường thôn Núi Rây): Xây dựng nhà ăn, nhà bếp |
-nt- |
2.500 |
2.500 |
|
21 |
Trường Mẫu giáo Phước Hòa (xây dựng Tường rào, phòng hội đồng, nhà bảo vệ, sân, mái vòm khu hiệu bộ ) và Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (điểm Tà Lọt): xây dựng nhà bảo vệ, sửa chữa nhà vệ sinh |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
22 |
Trường Mẫu giáo xã Phước Thắng (điểm trường thôn Ma Oai): Xây dựng khu hiệu bộ, nhà ăn, nhà bếp |
-nt- |
6.000 |
6.000 |
|
23 |
Trung tâm văn hóa thể thao xã Phước Đại (xây dựng cổng, tường rào và sân vườn) |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
24 |
Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã Phước Thành |
-nt- |
3.890 |
3.890 |
|
25 |
Xây dựng công viên, khu vui chơi giải trí và Trung tâm văn hóa thể thao và nâng cấp, cải tạo sân vận động xã Phước Tiến |
-nt- |
5.000 |
5.000 |
|
26 |
Nhà văn hóa các thôn xã Phước Trung (cổng, tường rào, sân vườn) |
-nt- |
1.800 |
1.800 |
|
27 |
Nhà văn hóa các thôn (Suối Đá, Đá Bàn, thôn Trà Co 1, Trà Co 2) xã Phước Tiến (cổng, tường rào, sân,...) |
-nt- |
1.250 |
1.250 |
|
28 |
Nhà văn hóa thôn Bậc Rây 1 xã Phước Bình |
-nt- |
1.120 |
1.120 |
|
29 |
Xây dựng sân thể thao 04 thôn xã Phước Thắng |
-nt- |
4.000 |
4.000 |
|
30 |
Bê tông nối dài kênh mương nội đồng khu sản xuất kênh chính Bắc thôn Châu Đắc và Bê tông nối dài kênh mương nội đồng khu sản xuất thôn Tà Lú 2 xã Phước Đại |
-nt- |
2.000 |
2.000 |
|
31 |
Xây mới kênh mương nội đồng KSX 79ha khu vực Suối Lưỡi Mẫu xã Phước Tân |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
32 |
Đấu nối nhánh phụ mở rộng hệ thống trạm bơm tưới cho khu vực Chà Panh xã Phước Hòa |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
33 |
Nâng cấp, mở rộng hệ thống kênh mương thủy lợi Gia Ngheo xã Phước Bình |
-nt- |
1.400 |
1.400 |
|
34 |
Đường nội đồng ra khu vực sản xuất Suối Lưỡi Mẫu đi ra QL 27B, xã Phước Tân - Phước Tiến |
-nt- |
2.800 |
2.800 |
|
35 |
Nâng cấp đường liên xã Phước Tiến-Phước Tân |
-nt- |
5.000 |
5.000 |
|
36 |
Nâng cấp, cải tạo đường liên xã Phước Tân-Phước Hòa |
-nt- |
35.750 |
35.750 |
|
37 |
Kênh bê tông nhánh 03 cánh đồng Chà Panh, xã Phước Hòa |
-nt- |
1.200 |
1.200 |
|
38 |
Đường dây trung áp, hạ áp và trạm biến áp 3 pha, xã Phước Trung |
-nt- |
2.000 |
2.000 |
|
39 |
Hệ thống điện xã Phước Thắng (Ra khu sản xuất và khu tái định cư mới 4 thôn) |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
(Kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Chương trình/ Dự án |
Chủ đầu tư |
Dự kiến bố trí kế hoạch 2021 - 2025 |
||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Vốn ngân sách Trung ương |
Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đối ứng |
||||
|
Tổng số (39 DA) |
|
109.410 |
69.730 |
39.680 |
|
Huyện Ninh Phước (05 DA) |
|
8.920 |
6.430 |
2.490 |
1 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Hậu |
-nt- |
1.940 |
1.400 |
540 |
2 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Thái |
-nt- |
1.940 |
1.400 |
540 |
3 |
Xây dựng hệ thống thoát nước khu dân cư thôn Thành Tín và thôn Từ Tâm 1, xã Phước Hải |
-nt- |
1.530 |
1.100 |
430 |
4 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Hải |
-nt- |
1.570 |
1.130 |
440 |
5 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Hữu |
-nt- |
1.940 |
1.400 |
540 |
|
Huyện Thuận Nam (06 DA) |
|
10.410 |
10.410 |
0 |
1 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Ninh |
-nt- |
500 |
500 |
|
2 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Nam |
-nt- |
1.500 |
1.500 |
|
3 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Hà |
-nt- |
3.960 |
3.960 |
|
4 |
Nhà văn hóa các thôn (Tân Hà, Rồ Ôn, thôn Giá, Là A, Trà Nô) xã Phước Hà |
-nt- |
2.350 |
2.350 |
|
5 |
Nâng cấp, mở rộng Trường mẫu giáo Phước Hà (cơ sở Tân Hà ) |
-nt- |
1.100 |
1.100 |
|
6 |
Nâng cấp, mở rộng chợ Hiếu Thiện, xã Phước Ninh |
-nt- |
1.000 |
1.000 |
|
* |
Huyện Ninh Sơn (05 DA) |
|
33.110 |
23.470 |
9.640 |
1 |
Đường giao thông nông thôn xã Lương Sơn |
-nt- |
5.780 |
4.100 |
1.680 |
2 |
Nâng cấp tuyến đường từ thôn Hà Dài đi khu sản xuất Chà Lang - Kiếu, xã Ma Nới |
-nt- |
1.700 |
1.200 |
500 |
3 |
Đường giao thông nông thôn xã Mỹ Sơn |
-nt- |
8.180 |
5.800 |
2.380 |
4 |
Đường giao thông nông thôn xã Lâm Sơn |
-nt- |
9.380 |
6.650 |
2.730 |
5 |
Đường giao thông nông thôn xã Nhơn Sơn |
-nt- |
8.070 |
5.720 |
2.350 |
* |
Huyện Ninh Hải (01 DA) |
|
1.250 |
950 |
300 |
1 |
Đường bê tông nội thôn thôn Phước Nhơn 1, xã Xuân Hải |
-nt- |
1.250 |
950 |
300 |
* |
Huyện Bác Ái (10DA) |
|
38.900 |
17.610 |
21.290 |
1 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Đại |
-nt- |
4.200 |
2.000 |
2.200 |
2 |
Đường giao thông xã Phước Chính |
|
3.500 |
1.500 |
2.000 |
3 |
Bê tông kênh xã Phước Chính (Bê tông kênh N6-3) |
-nt- |
3.510 |
1.510 |
2.000 |
4 |
Bê tông đường nối dài khu Trà Co 1 dọc theo sông Trà Co 2 xã Phước Tiến |
-nt- |
3.500 |
1.500 |
2.000 |
5 |
Hệ thống điện khu dân cư thôn Đá Bàn xã Phước Tiến |
-nt- |
3.500 |
1.500 |
2.000 |
6 |
Điện trung, hạ thế đường đi khu sản xuất Hành Rạc 2, các điểm giãn dân Hành Rạc 1, xã Phước Bình |
-nt- |
3.500 |
1.500 |
2.000 |
7 |
Đường giao thông nông thôn xã Phước Tân |
-nt- |
3.500 |
1.500 |
2.000 |
8 |
Bê tông xi măng các trục đường giao thông thôn Suối Lở và thôn Ma Rớ xã Phước Thành |
-nt- |
5.000 |
2.500 |
2.500 |
9 |
Bê tông hóa đường giao thông thôn Rã Giữa xã Phước Trung đi Khu sản xuất đập Hoc Roong (đoạn cấp phối) |
-nt- |
3.500 |
1.500 |
2.000 |
10 |
Bê tông hóa đường trục chính thôn Ma Oai, Ma Ty, Ha Lá Hạ, xã Phước Thắng |
-nt- |
5.190 |
2.600 |
2.590 |
|
Phân bổ sau |
-nt- |
63.960 |
46.960 |
17.000 |
* |
Huyện Thuận Bắc (12DA) |
|
16.820 |
10.860 |
5.960 |
1 |
Đường giao thông nông thôn xã Công Hải |
-nt- |
990 |
990 |
|
2 |
Nâng cấp hệ thống truyền thanh xã Công Hải |
-nt- |
350 |
350 |
|
3 |
Nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước khu dân cư thôn Hiệp Kiết, xã Công Hải |
-nt- |
700 |
700 |
|
4 |
Nâng cấp nhà văn hóa thôn Ba Hồ và Giác Lan, xã Công Hải |
-nt- |
650 |
650 |
|
5 |
Đường giao thông nông thôn xã Lợi Hải |
-nt- |
2.400 |
2.400 |
|
6 |
Trường TH-THCS xã Phước Kháng - cơ sở Cầu Đá (Xây dựng nhà vệ sinh; phòng y tế; nhà trực bảo vệ) |
-nt- |
1.400 |
1.400 |
|
7 |
Hoàn thiện nhà văn hóa thôn Đá Liệt, xã Phước Kháng (Xây dựng Cổng tường rào, sân bê tông) |
-nt- |
500 |
500 |
|
8 |
Trường Mẫu giáo Phước Chiến, cơ sở Tập Lá (Xây dựng 02 phòng học, cổng tường rào) |
-nt- |
1.800 |
1.800 |
|
9 |
Trường TH-THCS Hà Huy Tập - cơ sở Láng Me, xã Bắc Sơn (Xây dựng 02 phòng) |
-nt- |
1.600 |
1.600 |
|
10 |
Đường giao thông nông thôn xã Bắc Sơn |
-nt- |
470 |
470 |
|
11 |
Trường mẫu giáo Công Hải, cơ sở Suối Giếng |
-nt- |
2.960 |
|
2.960 |
12 |
Hệ thống điện phục vụ vùng sản xuất khu vực đất 134 Lợi Hải - Phước Kháng |
-nt- |
3.000 |
|
3.000 |
13 |
Phân bổ sau |
-nt- |
17.320 |
12.720 |
4.600 |
Tổng vốn NTM đầu tư trên vùng DTTS&MN: 190.690 triệu đồng.
Vốn đã phân bổ: 109.410 triệu đồng thực hiện 39 dự án.
Vốn chưa phân bổ DMĐT: 81.280 triệu đồng.
Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 48/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Phạm Văn Hậu |
Ngày ban hành: | 30/08/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video