HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2011/NQ-HĐND |
Kon Tum, ngày 05 tháng 08 năm 2011 |
VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN VÀ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011-2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số 65/TTr-UBND ngày 25/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020, với một số nội dung chính sau:
- Giai đoạn 2011-2015:
+ Xây dựng, phát triển 5 ngành, nhóm ngành: (1) trồng cây lâu năm; (2) trồng rừng và chăm sóc rừng; (3) công nghiệp chế biến nông lâm sản (bao gồm các ngành: Xay xát và sản xuất bột; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su); (4) sản xuất sản phẩm từ khoáng sản (bao gồm các nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại); (5) sản xuất, truyền tải và phân phối điện trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
+ Xây dựng, phát triển 9 sản phẩm: (1) cà phê, (2) cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su, (3) sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn, (4) sâm Ngọc Linh, (5) rau hoa xứ lạnh, (6) thủy sản nước ngọt (cá Tầm, cá Hồi và thủy sản khác), (7) bột giấy và giấy, (8) gạch ngói, (9) điện (sản phẩm điện từ thủy điện) trở thành các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2015: Diện tích cao su đạt 70 ngàn ha, sản lượng trên 50 ngàn tấn; cà phê đạt 12 ngàn ha, sản lượng trên 25 ngàn tấn; sắn 25 ngàn ha, sản lượng trên 340 ngàn tấn; sâm Ngọc Linh 500 ha (trong đó diện tích thu hoạch năm 2015 khoảng 100 ha), sản lượng trên 40 tấn; rau hoa xứ lạnh 500 ha (trong đó hoa xứ lạnh khoảng 100 ha), sản lượng trên 6.750 tấn; sản lượng cá Tầm, cá Hồi đạt khoảng 500 tấn. Chế biến 6 ngàn tấn cà phê bột; 100 ngàn tấn tinh bột sắn; 100 triệu lít cồn sinh học; 100 ngàn sản phẩm sản xuất từ cao su (cao su công nghiệp, cao su y tế, cao su tiêu dùng); 130 ngàn tấn bột giấy và giấy; 120 triệu viên gạch tuynen; 30 triệu viên gạch không nung; 1 tỷ kwh điện (điện do địa phương quản lý). Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đến năm 2015 chiếm khoảng 30-35% tổng sản phẩm trong tỉnh.
- Giai đoạn 2016-2020:
Xây dựng, phát triển thêm ngành Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch (du lịch sinh thái) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Du lịch sinh thái Măng Đen trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2020: Sản lượng cao su đạt 90-95 ngàn tấn; cà phê 25-30 ngàn tấn; sắn 20 ngàn ha, sản lượng trên 400 ngàn tấn; diện tích sâm Ngọc Linh 1.000 ha (trong đó diện tích thu hoạch năm 2020 khoảng 300 ha), sản lượng đạt trên 150 tấn; rau hoa xứ lạnh 2.000 ha (trong đó hoa xứ lạnh 500 ha), sản lượng đạt 45 ngàn tấn; sản lượng cá Tầm, cá Hồi đạt 1.000 tấn. Chế biến 10 ngàn tấn cà phê bột; 3 ngàn tấn cà phê hòa tan; 136 ngàn tấn tinh bột sắn, 140 triệu lít cồn sinh học; 3 triệu sản phẩm sản xuất từ cao su (cao su công nghiệp, cao su y tế, cao su tiêu dùng); 200 ngàn tấn bột giấy và giấy; 500-600 triệu viên gạch (tuynen và không nung); 2,2 tỷ kwh điện (điện do địa phương quản lý); trên 200 ngàn lượt khách du lịch đến Măng Đen. Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đến năm 2020 chiếm khoảng 40-45% tổng sản phẩm trong tỉnh.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
- Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.
- Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
- Thu hút đầu tư, hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, năng suất cao.
- Khai thác, phát triển có hiệu quả tiềm năng du lịch.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tăng cường đầu tư và khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.
3. Cơ chế, chính sách để xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực
- Đảm bảo quỹ đất tối thiểu từ 1 đến 2 ha cho mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và cận nghèo để trồng rừng sản xuất, trồng cao su hoặc các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
- Hỗ trợ cây giống, con giống và một phần lãi vay trong thời kỳ xây dựng cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển vùng nguyên liệu (cà phê, rừng nguyên liệu giấy, sâm Ngọc Linh, thủy sản nước ngọt, rau hoa xứ lạnh) phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.
- Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm chủ lực.
- Được quảng cáo, giới thiệu miễn phí các sản phẩm chủ lực trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử của các ngành, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
- Đối với các dự án thuộc danh mục kêu gọi đầu tư:
+ Hỗ trợ một phần lãi vay vốn tín dụng cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án từ 3 đến 5 năm (tùy theo ngành, sản phẩm); ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường.
+ Hỗ trợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, gồm: Đường giao thông, điện lưới đến hàng rào doanh nghiệp đối với dự án ngoài khu, cụm công nghiệp.
* Về mức hỗ trợ cụ thể: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng mức hỗ trợ cụ thể đối với từng chính sách; ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và báo cáo lại Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
Nghị quyết 16/2011/NQ-HĐND về Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020
Số hiệu: | 16/2011/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Hà Ban |
Ngày ban hành: | 05/08/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 16/2011/NQ-HĐND về Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020
Chưa có Video