HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2017/NQ-HĐND |
Bắc Kạn, ngày 11 tháng 4 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số: 15/TTr-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 - 2020.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa IX, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 11 tháng 4 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2017./.
|
CHỦ TỊCH |
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG
HÓA TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 08/2017/NQ-HĐND ngày 11 tháng 4 năm 2017 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Nghị quyết này quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020.
Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, đối tượng thụ hưởng chỉ được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, gia trại sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của nhà nước để đầu tư thì không thuộc đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết này.
1. Mục tiêu chung
a) Khuyến khích người dân tham gia liên doanh, liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng được các sản phẩm có thương hiệu của tỉnh Bắc Kạn.
b) Duy trì và phát triển các loài cây, con, sản phẩm có thế mạnh của địa phương và có giá trị kinh tế cao.
c) Hình thành các khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch.
d) Chuyển giao các quy trình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương tạo ra các sản phẩm có chất lượng được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển ngành nông, lâm nghiệp tăng trưởng trung bình 4,5%/năm gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020 trên toàn tỉnh có: 10 mô hình Hợp tác xã kiểu mới sản xuất gắn với chuỗi giá trị; 25ha rau sản xuất áp dụng công nghệ cao; 500ha rau, 1.000ha cây cam quýt, 200ha hồng không hạt, 100ha cây mơ vàng, 300ha chè, 200ha cây trồng khác sản xuất đạt tiêu chuẩn ngành (QCVN 01-132:2013/BNNPTNT) và các tiêu chuẩn khác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; 500 gia trại và 20 trang trại chăn nuôi; 7.000ha rừng kinh doanh cây gỗ lớn và cây đa mục đích; 02 điểm trưng bày giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn; ít nhất 04 khu đất phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô từ 03ha trở lên theo quy hoạch cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê sản xuất rau, củ, quả sạch, chăn nuôi, cây dược liệu; Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 đạt 5.000 triệu đồng.
Điều 4. Chính sách hỗ trợ thay đổi phương thức sản xuất
1. Hỗ trợ lãi xuất mua sắm máy móc thiết bị
a) Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã hoạt động trên địa bàn các phường, thị trấn trong tỉnh.
b) Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã có hoạt động tín dụng để mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
c) Nội dung, mức hỗ trợ: Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng là 6%/năm, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 03 năm, kinh phí hỗ trợ tối đa 80 triệu đồng/01 Hợp tác xã (không phụ thuộc vào mức vay của Hợp tác xã). Mỗi Hợp tác xã được hỗ trợ 01 lần mua máy móc thiết bị.
d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư.
2. Hỗ trợ xây dựng 10 mô hình hợp tác xã kiểu mới sản xuất gắn với chuỗi giá trị
a) Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
b) Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã thực hiện việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị.
c) Mức hỗ trợ: Tối đa 300 triệu đồng/01 hợp tác xã, trong đó kinh phí mua giống, vật tư, phân bón, máy móc thiết bị tối thiểu là 70% trên tổng số kinh phí hỗ trợ.
d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền sau đầu tư.
1. Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, gia trại.
2. Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, gia trại có vay vốn từ các tổ chức tín dụng, có quy mô sản xuất cụ thể như sau:
a) Sản xuất rau có quy mô từ 0,3ha trở lên/điểm.
b) Sản xuất cam, quýt có quy mô từ 05ha trở lên/điểm.
c) Sản xuất hồng không hạt, mơ vàng, chè có quy mô từ 03ha trở lên/điểm.
d) Gia trại chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê với quy mô: Đàn trâu, bò từ 10 con trở lên (không tính bê, nghé); đàn dê từ 50 con trở lên; đàn lợn từ 10 con lợn nái sinh sản trở lên hoặc nuôi thường xuyên từ 300 con lợn thịt trở lên/01 năm.
e) Sản xuất chuyển đổi, trồng cây gỗ lớn yêu cầu quy mô từ 05ha trở lên/điểm.
g) Trồng cây dược liệu và các cây trồng khác (do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định) có quy mô từ 0,5ha trở lên/điểm.
3. Nội dung, thời gian, mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để sản xuất rau áp dụng công nghệ cao, mức hỗ trợ lãi suất là 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 1.000 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 02 năm, hỗ trợ 01 lần/01 điểm.
b) Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để sản xuất rau đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-132:2013/BNNPTNT và các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khác: Mức hỗ trợ lãi suất là 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 100 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 01 năm, hỗ trợ 01 lần/01 điểm.
c) Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để thực hiện trồng mới và cải tạo diện tích cam, quýt, hồng không hạt, mơ vàng, chè, cây dược liệu và một số cây trồng khác có giá trị kinh tế cao (do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định), mức hỗ trợ lãi suất là 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 100 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 02 năm, hỗ trợ 01 lần/01 điểm.
d) Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để các gia trại đầu tư chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, dê), mức hỗ trợ lãi suất là 6%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 200 triệu đồng/01 gia trại, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 02 năm, hỗ trợ 01 lần/01 gia trại.
e) Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để các trang trại đầu tư chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, dê), mức hỗ trợ lãi suất là 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 1.000 triệu đồng/trang trại, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 02 năm, hỗ trợ 01 lần/01 trang trại.
g) Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để trồng cây gỗ lớn, mức hỗ trợ lãi suất là 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 30 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 03 năm, hỗ trợ 01 lần/01 điểm.
h) Hỗ trợ chuyển đổi rừng trồng từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí nhân công bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn, mức hỗ trợ 0,5 triệu đồng/ha/năm, thời gian hỗ trợ tối đa 05 năm, hỗ trợ 01 lần/01 điểm.
4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Điều 6. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm
1. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua sản phẩm nông, lâm nghiệp cho người dân để chế biến, tiêu thụ
a) Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm: Rau, củ, quả, cây dược liệu, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
b) Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp và hợp tác xã vay vốn từ các tổ chức tín dụng, đồng thời các đơn vị thu mua phải có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trong thời gian 03 năm trở lên. Giá trị hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ 2.000 triệu đồng trở lên.
c) Nội dung, thời gian, mức hỗ trợ: Hỗ trợ lãi xuất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua sản phẩm rau, củ, quả, cây dược liệu, chăn nuôi từ người dân để chế biến, tiêu thụ, mức hỗ trợ lãi suất là 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa bằng 70% tổng kinh phí ký kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân nhưng không quá 2.000 triệu đồng/01 đơn vị (hợp tác xã, doanh nghiệp); thời gian hỗ trợ lãi xuất tối đa 01 năm, hỗ trợ 01 lần/01 đơn vị.
d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
2. Hỗ trợ chi phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho 02 điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm
a) Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã, doanh nghiệp.
b) Điều kiện hỗ trợ: Có hoạt động xây dựng và mua sắm trang thiết bị.
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho 02 điểm trưng bày tại thành phố Bắc Kạn và thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn, mức hỗ trợ tối đa bằng 50% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/điểm.
d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư.
3. Bố trí kinh phí thực hiện đánh giá, xếp loại, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa
a) Trong tỉnh tối đa 500 triệu đồng/năm.
b) Ngoài tỉnh tối đa 2.000 triệu đồng/năm.
1. Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, gia trại.
2. Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, gia trại có hoạt động đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.
3. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% kinh phí thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
b) Hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn QCVN 01-132:2013/BNNPTN.
4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau khi được cấp giấy chứng nhận.
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí để tiến hành đo đạc, cắm mốc và lập bản đồ giải thửa trước khi tích tụ đất và thực hiện hoàn trả sau khi không có nhu cầu hoặc hết thời gian thuê đất của các tổ chức.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án thí điểm chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất để phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, ngân sách tỉnh ứng trước kinh phí để trả tiền thuê đất.
Tổng nhu cầu kinh phí: Khoảng 100.000 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết đảm bảo hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định./.
Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: | 08/2017/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Nguyễn Văn Du |
Ngày ban hành: | 11/04/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
Chưa có Video