CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2012 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Nghị định này quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thương mại.
2. Cơ quan Hải quan, công chức Hải quan.
3. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
2. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
3. Hệ thống khai hải quan điện tử là hệ thống thông tin phục vụ cho người khai hải quan khai và tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
4. Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp thu thập và xử lý thông tin nhằm đánh giá mức độ rủi ro vi phạm pháp luật làm căn cứ cho cơ quan Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Tờ khai hải quan điện tử là một dạng chứng từ điện tử bao gồm tập hợp các chỉ tiêu thông tin khai của người khai hải quan.
6. Sự cố là trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, Hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử
Ngoài các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Luật hải quan; quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế quy định tại các Luật về thuế; quyền, nghĩa vụ của đối tượng lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện, người khai hải quan điện tử còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Quyền của người khai hải quan điện tử
a) Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quan bằng giấy khi cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Được thực hiện khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan trực tiếp qua Hệ thống xử lý dử liệu điện tử hải quan; trường hợp khai hải quan trong thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật, nhưng thuộc diện phải nộp, xuất trình chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra làm cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo thì được phản hồi kết quả chậm nhất 04 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc kế tiếp;
c) Được sử dụng chứng từ in ra từ Hệ thống khai hải quan điện tử (có đóng dấu và chữ ký của người khai hải quan điện tử) đối với lô hàng đã được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;
đ) Được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
2. Nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử
a) Thực hiện việc lưu giữ chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan (bao gồm cả bản sao) theo quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; cung cấp các chứng từ điện tử có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền;
b) Trường hợp pháp luật quy định phải nộp chứng từ, tài liệu dưới dạng giấy cho cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu và chịu trách nhiệm truớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của các chứng từ, tài liệu đó;
c) Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Trong giai đoạn chưa có chữ ký số thì được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và chịu trách nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính quy định lộ trình áp dụng chữ ký số khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
d) Đáp ứng các điều kiện về công nghệ thông tin và kỹ năng khai hải quan điện tử. Trường hợp chưa đáp ứng được các điều kiện về công nghệ thông tin và kỹ năng khai hải quan điện tử thì thông qua đại lý làm thủ tục hải quan có đủ điều kiện để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan
1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Luật Quản lý thuế; Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.
2. Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn người khai hải quan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan điện tử. Kiểm tra và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm.
Điều 6. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bên liên quan quy định cụ thể về trách nhiệm của mỗi bên trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; quy định cụ thể các điều kiện về công nghệ thông tin và kỹ năng khai hải quan điện tử của người khai hải quan điện tử.
Điều 7. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử
1. Thủ tục hải quan điện tử được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 15 Luật hải quan; Điều 5, Điều 40 Luật giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Điều 8. Hồ sơ hải quan điện tử
1. Hồ sơ hải quan điện tử bao gồm:
a) Tờ khai hải quan điện tử;
b) Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan điện tử là những chứng từ được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật hải quan mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan. Những chứng từ này có thể ở dạng chứng từ giấy, chứng từ điện tử, chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy sang dạng điện tử hoặc ngược lại. Chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan ở dạng điện tử hoặc chuyển đổi có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó ở dạng giấy trừ khi pháp luật có quy định khác.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, định dạng các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử; định dạng các chứng từ điện tử khác thuộc hồ sơ hải quan điện tử và việc sử dụng hồ sơ hải quan điện tử.
1. Thời hạn khai hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật hải quan.
2. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin theo các tiêu chí quy định tại Tờ khai hải quan điện tử; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
3. Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:
a) Tạo thông tin khai Tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống khai hải quan điện tử;
b) Gửi Tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.
4. Việc bổ sung, sửa chữa, thay thế Tờ khai hải quan điện tử được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật hải quan và Luật quản lý thuế.
Điều 10. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử
1. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký Tờ khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Trường hợp có yêu cầu nộp, xuất trình chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan để quyết định đăng ký tờ khai hoặc không chấp nhận đăng ký tờ khai trong giờ hành chính theo quy định tại Điều 19 Luật hải quan.
2. Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai, cơ quan Hải quan thông báo thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người khai biết và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp chấp nhận đăng ký tờ khai, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp số Tờ khai hải quan điện tử, thực hiện phân luồng và phản hồi thông tin cho người khai hải quan. Việc phân luồng được thực hiện theo một trong những hình thức dưới đây:
a) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan điện tử và cho phép thông quan;
b) Nộp, xuất trình các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
c) Nộp, xuất trình chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và xuất trình hàng hóa để kiểm tra trước khi cho phép thông quan.
Điều 11. Kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử
1. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc kiểm tra hồ sơ giấy.
2. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.
Điều 12. Kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Hình thức, mức độ kiểm tra
a) Hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa: Do công chức hải quan trực tiếp thực hiện; bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;
b) Mức độ kiểm tra: Kiểm tra một phần lô hàng tới toàn bộ lô hàng.
2. Thẩm quyền quyết định hình thức và mức độ kiểm tra
Thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định hình thức và mức độ kiểm tra.
3. Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa
Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa; đối chiếu thực tế hàng hóa kiểm tra với hồ sơ hải quan điện tử.
1. Người khai hải quan khai thông tin đề nghị chuyển cửa khẩu gửi đến cơ quan Hải quan nơi hàng hóa chuyển đến đối với hàng nhập khẩu, cơ quan Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi đối với hàng xuất khẩu và nhận quyết định của cơ quan Hải quan về việc chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa.
Người khai hải quan phải chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, niêm phong hãng vận tải và đi đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian như đã đăng ký và được cơ quan Hải quan chấp nhận.
2. Cơ quan Hải quan nơi hàng hóa chuyển đến đối với hàng nhập khẩu, cơ quan Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi đối với hàng xuất khẩu tiếp nhận thông tin đề nghị chuyển cửa khẩu, quyết định cho phép chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa hoặc từ chối và phản hồi thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người khai hải quan.
3. Cơ quan Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi đối với hàng nhập khẩu, cơ quan Hải quan nơi hàng hóa chuyển đến đối với hàng xuất khẩu quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan hoặc không đảm bảo yêu cầu quản lý hải quan.
4. Cơ quan Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi và nơi hàng hóa chuyển đến thực hiện việc giám sát hàng hóa được phép chuyển cửa khẩu.
Bộ Tài chính quy định cụ thể loại hàng hóa được phép chuyển cửa khẩu quy định tại Điều này.
Điều 14. Giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử
1. Các phương thức giám sát hải quan:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp bởi công chức hải quan khi cần thiết;
c) Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật gồm: Giám sát bằng camera, giám sát qua kiểm tra thông tin, giám sát bằng phương tiện kỹ thuật khác.
2. Việc xác định lô hàng, khu vực trọng điểm để áp dụng các phương thức giám sát hải quan quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro.
Điều 15. Thủ tục hải quan trong trường hợp hệ thống gặp sự cố
1. Khi xảy ra sự cố với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang Thông tin điện tử ngành Hải quan chậm nhất 02 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố đối với những sự cố xảy ra trong giờ hành chính hoặc 02 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc tiếp theo đối với những sự cố xảy ra trong thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức thủ công.
2. Khi xảy ra sự cố đối với hệ thống khai hải quan điện tử của nguời khai hải quan, người khai hải quan phải thông báo cho cơ quan Hải quan bằng văn bản hoặc bằng điện thoại hoặc bằng thư điện tử đã đăng ký với cơ quan Hải quan để phối hợp giải quyết. Đồng thời, theo yêu cầu để đảm bảo việc thực hiện thủ tục hải quan kịp thời, người khai hải quan được thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức thủ công.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ, cơ quan nhà nước liên quan có trách nhiệm phối hợp chuẩn hóa, cung cấp và trao đổi thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử quy định tại Nghị định này, thực hiện cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế hải quan một cửa quốc gia.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 87/2012/ND-CP |
Hanoi, October 23, 2012 |
Pursuant the Law on Government organization dated December 25th 2001;
Pursuant to the Law on Customs dated June 29th 2001, and the Law on amending and supplementing a number of articles of the Law on Customs dated June 14th 2005;
Pursuant the Law on Electronic transaction dated November 29th 2005;
At the proposal of the Minister of Finance,
The Government promulgates a Decree to detail a number of articles of the Law on Customs applicable to electronic customs procedures for commercial exports and imports.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes the electronic customs procedures applicable to commercial exports and imports.
Article 2. Subjects of application
1. Organizations and individuals that export and import commercial goods.
2. The customs agencies and the customs officers.
3. Other State agencies in the cooperation in the State management of customs.
Article 3. Interpretation of terms
The terms in this Decree are construed as follows:
1. Electronic customs procedures are customs procedures in which the declaration, reception, and processing of information about customs declaration, and the exchange of other information, as prescribed by law provisions on customs procedures, among the involved parties via the Customs electronic data processing system.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The customs electronic data processing system is a system that serves the customs declarants (hereinafter referred to as the declarants), and receives information and feedbacks from the customs while carrying out electronic customs procedures.
4. Risk management is the systematic application of measures for collecting and analyzing information in order to assess the level of risk of violations, as the basis for the customs to decide the form and the degree on inspection and supervisions of exported and imported goods.
5. Electronic customs declaration sheet is a kind of electronic documents, comprising the information of a customs declarant.
6. Malfunction is the case when the customs electronic data processing system or the electronic customs declaration system fails to make electronic transactions, for which the reasons might be one of both systems, or some other reasons that make the electronic customs procedures unable to be completed.
Article 4. Rights and obligations of declarants of electronic customs
A part from the rights and obligations of declarants prescribed in the Law on Customs; the rights and obligations of tax payers prescribed in laws on tax; the rights and obligations of subjects making electronic transaction prescribed in the Law on Electronic transaction, and the legal documents guiding the implementation, a declarant of electronic customs also have the following rights and obligations:
1. Declarants of electronic customs are entitled to:
a) Be prioritized to make declaration sooner than making paper customs dossiers when the customs decides to examine the customs dossier or inspect the goods;
b) Make electronic customs declaration 24 hours per day and 7 days per week, and directly receive feedbacks from the customs via the customs electronic data processing system; receive the results within 04 hours as from the beginning or the next working days when making customs declaration outside office hours as prescribed by law, and the documents in the customs dossier is required be submitted or presented to complete the next procedures;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Choose a method of paying customs fees and the fees that the customs collects on behalf of other associations (if any) for each customs declaration sheet, or for all the customs declaration sheets submitted in a month;
dd) Be provided with information about the progress of processing the electronic customs dossier via the customs electronic data processing system.
2. Obligations of declarants of electronic customs
a) Keeping the electronic documents in the customs dossier (including the copies) as prescribed by the Law on Electronic transaction and relevant legal documents; providing electronic documents related to the exported and imported goods to serve the inspection of the customs;
b) If it is required to submit paper documents to the customs when following the electronic customs procedures, the declarant must sign and stamp the documents and bear responsibility before law for the accuracy of such documents;
c) When completing electronic customs procedures, the declarant must use the digital signature that has been registered with the customs. When the digital signature is not available at that time, it is allowed to use the account in the customs electronic data processing system to complete the electronic customs procedures. The declarant must protect the account used for making transaction with the customs via the customs electronic data processing system, and bear responsibility for the transactions as prescribed by law.
The Ministry of Finance shall formulate the roadmap of applying digital signatures when following electronic customs procedures.
d) Satisfying the requirements for information technology and skills in electronic customs declaration. If the requirements for information technology and skills in electronic customs declaration are not satisfied, it is required to hire a capable agency to carry out the electronic customs procedures..
Article 5. Duties and authority of the customs agencies and the customs officers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Building, managing, operating, developing the customs electronic data processing system to carry out electronic customs procedures as prescribed by the Ministry of Finance.
3. Carrying out dissemination, providing support, training, and instruction for declarants to comply with law provisions on electronic customs procedures. Carrying our inspection and handling the violations.
Article 6. Customs electronic data processing system
The Ministry of Finance shall lead and cooperate with relevant parties in assigning tasks to each parties in building, managing, operating, and using the customs electronic data processing system; prescribing the requirements for information technology and electronic customs declaration skills of declarants.
Article 7. Principles of electronic customs procedures
1. Electronic customs procedures are carried out following the principles prescribed in Article 15 of the Law on Customs; Article 5 and Article 40 of the Law on Electronic transaction, and the laws related to the import and export of goods.
2. The customs shall apply the risk management during the customs supervision and inspection to the exported goods and imported goods, the customs dossiers, and the documents related to exported and imported goods while carrying out electronic customs procedures.
3. The declarants shall register for electronic customs procedures as prescribed by the Ministry of Finance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 8. Customs electronic dossiers
1. A customs electronic dossier comprises:
a) The electronic customs declaration sheet;
b) Other documents in the electronic customs dossier being the documents prescribed in Clause 1 Article 22 of the Law on Customs that the declarant must submit or present to the customs. These documents may be papers or electronic documents, or documents converted from papers to the electronic form and vice versa. The other documents in the electronic customs dossier in the electronic form or converted form are as eligible for following electronic customs procedures as the paper documents, unless otherwise prescribed by law.
2. The Ministry of Finance shall specify the content and formats of information indexes on the electronic customs declaration sheet; the format of other electronic documents in the electronic customs dossier, and the use of electronic customs dossiers.
3. The electronic customs dossiers stored in the customs electronic data processing system are legally valid for customs procedures and settling disputes.
Article 9. Customs electronic declaration
1. The time limit for making electronic customs declaration applicable to commercial exports and imports are prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 18 of the Law on Customs.
2. The declarant must completely, accurately, and clearly provide the information in the electronic customs declaration sheet; calculate the tax and other amounts payable to the State budget, and bear responsibility for the provided information.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Create the information about the electronic customs declaration sheet on the electronic customs declaration system;
b) Send the electronic customs declaration sheet to the customs via the customs electronic data processing system;
If the customs request other documents in the electronic customs dossier before making the declaration, the declarant must send the information to the customs electronic data processing system.
c) Receive feedbacks and follow the instruction from the customs.
4. The supplementation, adjustment, and replacement of electronic customs declaration sheets are prescribed in Clause 2 Article 2 of the Law on Customs and the Law on Tax administration.
1. The customs electronic data processing system shall receive, inspect, and register the electronic customs declaration sheet 24 hours per day and 7 days per week. If the documents in the customs dossier must be submitted or presented, the customs officers shall directly check the declaration made by the declarant and decide whether or not to register the declaration within the office hours as prescribed in Article 19 of the Law on Customs.
2. If the declaration sheet registration is not accepted, the customs must inform the declarant via the customs electronic data processing system, and specify the reasons.
3. If the declaration sheet registration is accepted, the customs electronic data processing system shall issue the electronic customs declaration sheet number, carry out classification, and send feedbacks to the declarant. The classification must be done in one of the following forms:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Submitting, presenting the documents in the electronic customs dossier for inspection before granting the customs clearance as prescribed in Article 11 of this Decree;
c) Submitting, presenting the papers in the electronic customs dossier and the goods for inspection before granting the customs clearance.
Article 11. Inspecting customs electronic dossiers
1. Methods of inspection: Inspecting electronic dossiers on the customs electronic data processing system or inspecting paper dossiers.
2. The content of inspection: Inspecting the content in the electronic customs declaration sheet and the documents in the electronic customs dossier; compare them to the documents in the electronic customs dossier; inspect the conformity of the declaration and law provisions.
Article 12. Actual inspection of goods
1. The methods and degree of inspection
a) The method on goods inspection: Carried out by customs officers or technical machinery and equipment, or other processes;
b) The degree of inspection: Inspecting part of or the entire consignment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Head of the customs agency where the electronic customs procedures are carried out shall decide the method and degree of inspection.
3. The content of goods inspection
Checking the names, codes, quantity, weight, kinds, quality, and origins of goods; compare them to the goods inspected with the electronic customs dossier.
Article 13. Moving goods to another customs post outside the border-gate area
1. The declarant shall send the request for moving goods to another customs post outside the border-gate area to the customs where the imported goods is moved in, or the customs where the exported goods is moved out, and receive the decision from the customs about the move of goods.
The declarant must protect the status quo of their goods, the customs seal, the transport seal, and make sure that the goods is transported on the right route, to the right location and border-gate, and at the right time as registered with, and approved by the customs.
2. The customs where the imported goods is moved in, and the customs where the exported goods is moved out, shall receive the request for moving goods to another customs post outside the border-gate area, and decide to whether accepted, and send feedbacks via the customs electronic data processing system to the declarant.
3. The customs where the imported goods is moved in, and the customs where the exported goods is moved out, shall decide the goods inspection when finding signs of violations of law provisions on customs, or the requirements for customs management are not satisfied.
4. The customs where the goods is moved out and the customs where the goods is moved in must supervise the goods allowed to be moved to another custom post outside the border-gate area.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 14. Supervision of exported and imported goods that follows electronic customs procedures
1. Methods of customs supervision:
a) Customs sealing;
b) Direct supervision by customs officers when necessary;
c) Supervising using technical devices, including: camera supervision, supervision via information inspection, supervision by other technical devices.
2. The identification of consignments and key locations to employ the methods of customs supervision prescribed in Clause 1 this Article shall be carried out based on the risk analysis.
Article 15. Customs procedures during system malfunction
1. When the customs electronic data processing system malfunctions, the customs must announce it on the customs website within 02 hours as from the malfunction occurs if the malfunction occurs during office hours, or within 02 hours as from the beginning of the next working day if the malfunction occurs outside office hours as prescribed by law, and enable declarants to follow customs procedures manually.
2. When the electronic customs declaration system of declarants malfunctions, the declarant must inform the customs in writing or by phone or by email as registered with the customs for settlement in cooperation. Also, in order to ensure the punctuality of the customs procedures, the declarant may follow the customs procedures manually.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree takes effect on January 01st 2013.
1. The Ministry of Finance shall guide the implementation of this Decree.
2. The Ministries and relevant State agencies must cooperate in standardizing, providing, and exchanging information about the exports and imports with the customs to carry out customs procedures as prescribed in this Decree; implementing the ASEAN single window system and the national single window system of customs.
3. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Nghị định 87/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại
Số hiệu: | 87/2012/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/10/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 87/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại
Chưa có Video