Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25/CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 25-CP NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 1996 BAN HÀNH QUI CHẾ ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HÓA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.-Ban hành kèm theo Nghị định này Qui chế đại lý mua bán hàng hóa.

Điều 2.-Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Các qui định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3.-Bộ trưởng Bộ thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 4.-Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUI CHẾ
ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP, ngày 25 tháng 4 năm 1996)

Chương 1:

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Qui chế này áp dụng cho hoạt động đại lý mua, bán hàng hóa của các pháp nhân và thể nhân Việt Nam tại Việt Nam.

Điều 2.- Đại lý mua, bán hàng hóa là phương thức mua, bán hàng hóa, trong đó: bên thực hiện đại lý (sau đây gọi là bên đại lý) đảm nhận việc bán (hoặc mua) hàng hóa cho bên giao đại lý (sau đây gọi là bên ủy thác) để hưởng thù lao.

Điều 3.- Trong qui chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên ủy thác: là bên giao hàng hóa (trong đại lý bán) hoặc giao tiền mua hàng (trong đại lý mua) với các qui định, yêu cầu cụ thể về giá cả, qui cách phẩm chất... cho bên đại lý

2. Bên đại lý: Là bên nhận hàng hóa (trong đại lý bán) hoăc nhận tiền mua hàng (trong đại lý mua), thực hiện việc mua, bán hàng hóa theo các quy định, yêu cầu cụ thể về giá cả, qui cách phẩm chất... của bên ủy thác.

3. Thù lao: Là khoản tiền mà bên đại lý được hưởng do việc bán hoặc mua hàng cho bên ủy thác dưới hai hình thức chủ yếu là hoa hồng hoặc chênh lệch giá; mức cụ thể do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đại lý.

4. Đối tượng đại lý: Là các hàng hóa hữu hình.

5. Đại lý mua hàng hóa là hình thức đại lý mà bên ủy thác giao tiền cho bên đại lý; để mua hàng hóa theo yêu cầu và qui định của bên ủy thác và được hưởng một khoản thù lao trên cơ sở thỏa thuận của hai bên.

6. Đại lý bán hàng hóa là hình thức đại lý mà bên ủy thác giao hàng hóa (với nhãn hiệu, qui cách và chất lượng đã được xác định) cho bên đại lý để thực hiện việc bán hàng hóa do bên ủy thác giao cho và được hưởng thù lao trên cơ sở thỏa thuận của hai bên.

7. Đại lý hoa hồng là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hóa theo gíá mua, giá bán do bên ủy thác qui định để được hưởng một khoản thù lao dưới hình thức hoa hồng do bên ủy thác trả. Mức hoa hồng được tính theo một tỷ lệ (%) trên giá mua, giá bán thực tế hàng hóa, do hai bên thỏa thuận.

8. Đại lý bao tiêu (trong đại lý bán) hoặc đại lý bao mua (trong đại lý mua) là hình thức đại lý mà bên đại lý đảm nhận việc mua, bán trọn gói lượng hàng hóa nhất định theo giá tối thiểu (trong đại lý bán) hoặc giá tối đa (trong đại lý mua) do bên ủy thác qui định. Thù lao mà bên đại lý được hưởng là chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế với giá mua, giá bán do bên ủy thác qui định.

9. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà trên một địa bàn nhất định bên ủy thác chỉ giao cho một đại lý thực hiện việc mua, bán một hoặc một số hàng hóa của mình.

10. Tổng đại lý mua, bán hàng hóa là hình thức đại lý mà bên đại lý sử dụng một hệ thống đại lý để mua, bán hàng hóa cho bên ủy thác.

Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên ủy thác và đại diện chung cho quyền cũng như nghĩa vụ của mạng lưới đại lý thuộc hệ thống. Các đại lý thuộc tổng đại lý hoạt động và thực hiện quyền và nghĩa vụ trực tiếp đối với tổng đại lý, đồng thời thông qua tổng đại lý thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với bên ủy thác.

Điều 4. Bên ủy thác là chủ sở hữu của số hàng và tiền đã giao cho bên đại lý để mua, bán hàng; thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với hàng và tiền đó trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đại lý.

Điều 5.- Bên ủy thác và bên đại lý phải là pháp nhân hoặc thể nhân có đăng ký kinh doanh.

Điều 6.- Hàng hóa thuộc đối tượng của đại lý mua - đại lý bán phải là những hàng mà bên ủy thác và bên đại lý đều được phép kinh doanh. Hoạt động đại lý phải theo đúng qui định về hàng hóa kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước.

Điều 7.- Việc thanh toán giữa bên ủy thác và bên đại lý về tiền - hàng đại lý và thù lao được tiến hành từng đợt, tương ứng với thời điểm khi bên đại lý hoàn thành một khối lượng hàng mua, hàng bán, hoặc theo thể thức thanh toán cụ thể do hai bên thỏa thuận theo hợp đồng đại lý.

Điều 8.- Bên ủy thác và bên đại lý có thể thỏa thuận việc thế chấp và ký quĩ của bên đại lý đối với bên ủy thác nếu thấy cần thiết.

Điều 9.- Quan hệ giữa bên ủy thác và bên đại lý được thể hiện qua hợp đồng đại lý.

Hợp đồng đại ý có hiệu lực ngay sau khi được ký kết, hoặc sau một thời gian nhất định theo thỏa thuận của bên ủy thác và bên đại lý.

Chương 2:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

Điều 10.- Bên ủy thác có các quyền sau đây:

1. Lựa chọn, quyết định bên đại lý, hình thức đại lý và ký kết hợp đồng đại lý, theo nhu cầu và khả năng kinh doanh cụ thể.

2. Ấn định giá mua, giá bán hàng hóa (tùy theo hình thức và đối tượng đại lý).

3. Nhận tiền ký quĩ hoặc tài sản thế chấp của bên đại lý nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý.

4. Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền (trong đại lý bán) hoặc hàng (trong đại lý mua) theo hợp đồng.

5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

6. Được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp do hoạt động đại lý mang lại trong khuôn khổ pháp luật.

Điều 11.- Bên ủy thác phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

1. Hướng dẫn, cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động đại lý mua, bán hàng hóa, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý.

2. Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về giao, nhận tiền - hàng với bên đại lý.

3. Chịu trách nhiệm về qui cách phẩm chất của hàng giao (trong đại lý bán) và qui cách, phẩm chất hàng nhận (trong đại lý mua) ghi trong hợp đồng đại lý.

4. Thanh toán thù lao cho bên đại lý theo đúng cam kết trong hợp đồng.

5. Hoàn trả lại cho bên đại lý khoản tiền ký quĩ hoặc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận trong hợp đồng khi kết thúc hợp đồng

6. Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bên đại lý vi phạm pháp luật trong trường hợp sự vi phạm có nguyên nhân từ bên ủy thác gây ra hoặc do cả hai bên đều cố ý làm trái pháp luật.

7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo qui định của pháp luật.

Điều 12.- Bên đại lý có các quyền sau đây:

1. Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên ủy thác tùy theo nhu cầu và khả năng kinh doanh và tùy theo hình thức đại lý.

2. Yêu cầu bên ủy thác giao tiền, hàng theo đúng hợp đồng và nhận lại từ bên ủy thác khoản tiền ký quĩ hoặc tài sản thế chấp khi kết thúc hợp đồng (nếu có).

3. Được yêu cầu bên ủy thác hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý.

4. Được hưởng thù lao và những quyền lợi hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại trong khuôn khổ pháp luật.

Điều 13.- Bên đại lý phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

1. Mua hoặc bán hàng hóa theo đúng yêu cầu do bên ủy thác qui định.

2. Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đại lý về nhận, giao tiền - hàng với bên ủy thác.

3. Ký quĩ hoặc thế chấp cho bên ủy thác theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý (nếu có).

4. Thanh toán tiền bán hàng (trong đại lý bán) hoặc giao hàng (trong đại lý mua) cho bên ủy thác theo đúng hợp đồng.

5. Tại địa điểm kinh doanh (trụ sở, cửa hàng) của mình phải ghi rõ tên, nhãn hiệu thương mại, biểu tượng (nếu có) của bên ủy thác, tên hàng hóa đại lý mua hoặc bán và niêm yết giá theo qui định.

6. Bảo quản hàng hóa, chịu trách nhiệm về khối lượng, qui cách phẩm chất hàng hóa sau khi nhận (đối với đại lý bán) hoặc trước khi giao (đối với đại lý mua) đã ghi trong hợp đồng đại lý.

7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên ủy thác, thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên ủy thác.

8. Chịu trách nhiệm trước bên ủy thác và trước pháp luật nếu thực hiện trái hợp đồng đại lý, trái pháp luật.

9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước theo qui định của pháp luật.

Điều 14.- Ngoài những qui định về quyền và nghĩa vụ ghi ở Điều 10, 11,12, 13 chương II, bên ủy thác và bên đại lý có thể thỏa thuận và cam kết thêm về các quyền và nghĩa vụ khác, nhưng không được trái với pháp luật hiện hành.

Chương 3:

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

Điều 15.- Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản.

Điều 16.- Hợp đồng đại lý bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Họ tên, địa chỉ pháp lý của các bên ký kết hợp đồng đại lý (bên ủy thác và bên đại lý).

2. Hàng hóa:

+ Tên hàng

+ Qui cách, phẩm chất

+ Số lượng, khối lượng

+.......

3- Thời hạn, phương thức và địa điểm giao hàng.

+ Thời hạn giao hàng cho bên uỷ thác (trong đại lý mua hàng hoá)

+ Thời hạn giao hàng cho bên nhận đại lý (trong đại lý bán hàng hoá).

+ Phương thức giao nhận hàng hoá.

+ Địa điểm giao hàng (kho, cơ sở của bên giao đại lý và bên nhân đại lý).

4- Giá cả:

+ Giá bán tối đa, tối thiểu (trong đại lý bán).

+ Giá mua tối đa, tối thiểu (trong đại lý mua).

5- Tỷ lệ hoa hồng và các chi phí.

6- Phương thức thanh toán và thời điểm thanh toán:

+ Thanh toán tiền bán trong hợp đồng đại lý bán.

+ Thanh toán tiền mua trong hợp đồng đại lý mua.

+ Thanh toán tiền hoa hồng (thù lao) và các chi phí khác.

+ Thanh toán tiền ký quỹ, trả lại tài sản cần cố, thế chấp.

7- Chế độ thưởng, phạt và bồi thường thiệt hại.

8- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng:

+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

+ Thời hạn chấm dứt hợp đồng.

Ngoài ra, hai bên có thể quy định thêm những nội dung, điều khoản khác như bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị..., nhưng không đươc trái pháp luật.

Điều 17.- Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý chỉ có giá trị pháp lý nếu được hai bên chấp nhận và lập thành văn bản.

Điều 18.- Một bên của hợp đồng đại lý chỉ được chuyển quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đại lý cho bên thứ 3 nếu được sự đồng ý của bên kia.

Điều 19.- Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ cam kết trong hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm vật chất do việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây nên. Nếu trong hợp đồng đại lý không có quy định khác thì việc phạt vi phạm hợp đồng và bồi dưỡng thiệt hại áp dụng theo pháp luật hiện hành.

Điều 20.- Hợp đồng đại lý chấm dứt trong các trường hợp sau:

1- Kết thúc hợp đồng đại lý:

- Các bên của hợp đồng đại lý thanh lý hợp đồng khi hợp đồng đã được thực hiện hoặc thời hạn hiệu lực đã hết (và không có thoả thuận kéo dài thời hạn đó).

2- Theo thoả thuận của các bên:

- Hợp đồng đại lý có thể chấm dứt trước khi hết thời hạn hiệu lực nếu có thoả thuận bằng văn bản của hai bên ký kết hợp đồng.

3- Hợp đồng đại lý bị vô hiệu:

- Hợp đồng đại lý bị vô hiệu theo các nguyên tắc pháp lý hiện hành về vô hiệu hợp đồng kinh tế.

4- Đơn phương đình chỉ hợp đồng.

- Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng đại lý khi việc thực hiện không mang lại lợi ích cho mình. Trong trường hợp này, bên đơn phương đình chỉ phải bồi thường thiệt hại do việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây ra cho bên kia.

- Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng tới mức phải đình chỉ thực hiện hợp đồng mà các bên đã thoả thuận, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Chương 4:

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 21.- Các cơ quan Nhà nưóc có thẩm quyền về quản lý Nhà nưóc về thương mại có quyền kiểm tra, giám sát các bên trong hoạt động đại lý (về thủ tục pháp lý, giấy phép kinh doanh, chất lượng hàng hoá v.v...) để phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 22.- Mỗi bên trong hoạt động đại lý phải chịu trách nhiệm với bên kia và với pháp luật về mọi hoạt động và cam kết của mình trong hợp đồng.

Điều 23.- Các bên trong hợp đồng đại lý mua, bán hàng thực hiện trái các quy định này làm ảnh hưởng đến tình hình thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân thì tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.- Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 1996 và thay thế các quy định trước đây về đại lý mua bán hàng hoá.

Điều 25.- Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và giám sát việc thực hiện Quy chế này.

Điều 26.- Các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuôc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt đồng đại lý có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 25-CP

Hanoi , April 25,1996

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON GOODS SELLING AND BUYING AGENCY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Trade,

DECREES:

Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on Goods Selling and Buying Agency.

Article 2.- This Decree takes effect from the date of its signing. The earlier stipulations which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 3.- The Minister of Trade shall have to guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION ON GOODS SELLING AND BUYING AGENCY
(Promulgated together with Decree No.25-CP of April 25, 1996)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation shall apply to the activities in goods selling and buing agency of Vietnamese legal persons and individuals in Vietnam.

Article 2.- Goods selling and buying agency is a mode of goods selling or purchasing in which the consignee agent undertakes the sale (or purchase) of goods on behalf of the consignor for payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Consignor is the party that consigns goods (for a sale agent) or money for the purchase of goods (for a purchase agent) to an agent together with concrete conditions and requirements on the prices, standards, quality...of goods.

2. Agent is the party that receives goods ( for a sale agent) or money for the purchase of goods (for a purchase agent) to be sold or bought in accordance with the consignor’s concrete conditions and requirements on the prices, standards, quality...of goods.

3. Remuneration is the amount of money to which the agent is entitled for the sale or purchase of goods on behalf of the consignor. The remuneration may be a commission or the difference between the consignment and the selling prices; the exact percentage of the remuneration is to be agreed upon by the two parties in the contract.

4. Objects of agency are tangible goods.

5. Purchase agent is the form of agency in which the consignor hands over its money for the purchase of goods, in accordance with the consignor’s requirements and conditions, and for a remuneration agreed upon by the two parties.

6. Sale agent is the form of agency in which the consignor delivers its goods (with the certified trade marks, standards and quality) for sale for a remuneration agreed upon by the two parties.

7. Commission agency is a form in which the agent sells or purchases goods at the selling or buying prices set by the consignor and is entitled to a remuneration in the form of a commission paid by the consignor. The commission shall represent a percentage of the actual selling or buying prices agreed upon by the two parties.

8. Wholesale sale agency or wholesale purchase agency is the form of agency for package sale or purchase of a given quantity of goods at the minimum prices (for a sale agent) or maximum prices (for a purchase agent) set by the consignor. The remuneration to the agent is the difference between the actual selling or purchasing prices and the selling or purchasing prices set by the consignor.

9. Exclusive agent is the sole agent in a given area entrusted by the consignor to conduct the sale or purchase of one or several kinds of its goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



General agent is the direct partner of the consignor and shall represent the rights and obligations of its agency network. The agents attached to the general agent shall operate, exercise their rights and perform their obligations directly to the general agent, and through the general agent, exercise their rights and perform obligations to the consignor.

Article 4.- The consignor is the owner of goods and money delivered to the agent for the sale or purchase of goods; it shall exercise its rights and perform its obligations towards those goods and money in the whole process of the implementation of the agency contract.

Article 5.- The consignor and the agent must be legal persons or individuals having already registered their businesses.

Article 6.- The objects of the purchase or sale agency must be goods which both the consignor and the agent are allowed to trade in. Agency activities must be conducted in accordance with the regulation on goods for conditional businesses on domestic markets.

Article 7.- The settlement between the consignor and the agent regarding goods, money and remuneration shall be conducted phase by phase, corresponding to the moment when the agent completes selling or purchasing a volume of goods, or in accordance with a specific mode of settlement agreed upon by the two parties in the agency contract.

Article 8.- The consignor and the agent may agree on the mortgage and escrow by the agent for the consignor if it deems necessary.

Article 9.- Relations between the consignor and the agent shall be reflected in the agency contract.

The agency contract shall take effect right after its signing, or after a period of time agreed upon by the consignor and the agent.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- The consignor shall have the following rights:

1. To choose, decide the agent, form of agent and sign agency contracts, based on its specific demand and business capability.

2. To set selling or buying prices (depending on the form and objects of agency)

3. To receive escrow deposit or mortgaged property of the agent if so agreed upon in the agency contract.

4. To request the agent to pay money (for a sale agent) or hand over goods (for a purchase agent) according to the agency contract.

5. To inspect and supervise the performance of the contract by the agent.

6. To be entitled to enjoy the legitimate rights and interests brought about by the agency activities in accordance with law.

Article 11.- The consignor shall have to perform the following obligations:

1. To provide guidance and necessary information on trade agency activities, creating favorable conditions for the agent to perform the agency contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To be responsible for the standards and quality of delivered goods (for a sale agent) and the standard and quality of the received goods (for a purchase agent) as stated in the agency contract.

4. To pay a remuneration to the agent in accordance with the agreement in the contract.

5. To return to the agent its escrow or morgaged property upon fulfilment of the contract if it is so agreed upon in the contract.

6. To take joint responsibility before law if the agent violates the law due to the consignors mistake or if both parties deliberately act against the law.

7. To be subject to the inspection and supervision of competent State agencies and perform all obligations towards the State in accordance with the prescriptions of law.

Article 12.- The agent shall have the following rights:

1. To choose and sign agency contract(s) with one or many consignors, depending on its demand and business capability as well as form of agency.

2. To request the consignor to deliver money or goods in accordance with the contract and retrieve from the consignor its escrow or mortgaged property upon fulfilment of the contract (if any).

3. To request the consignor to provide guidances, information and other related conditions for the performance of the agency contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- The agent shall have the following obligations:

1. To purchase or sell goods in accordance with the requirements of the consignor.

2. To strictly observe all commitments in the agency contract with the consignor on the receipt or delivery of money or goods.

3. To hand over the escrow or mortgage to the consignor as agreed upon in the agency contract (if any).

4. To pay the sales (for a sale agent) or hand over goods (for a purchase agent) to the consignor in accordance with the agency contract.

5. To post up at its place of business (head-office, shop) the name, trade mark and logo (if any) of the consignor, names of goods sold or purchased by the agent and the prices thereof as prescribed.

6. To preserve the goods, take responsibility for their volume, standard and quality upon their receipt (for a sale agent) or before delivery (for a purchase agent) as stated in the agency contract.

7. To be subject to the inspection and supervision by the consignor, to observe the regime of reporting on the agency activities to the consignor.

8. To take responsibility before the consignor and law for any contravention of the agency contract or law (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- In addition to the provisions on their rights and obligations prescribed in Articles 10, 11, 12 and 13, Chapter II, the agent and the consignor may agree and make additional commitment concerning other rights and obligations not contrary to the current law.

Chapter III

AGENCY CONTRACT

Article 15.- An agency contract must be made in writing.

Article 16.- An agency contract includes the following main contents:

1. Full names and registered addresses of the parties signing the contract (the agent and the consignor).

2. Goods;

- Names of goods

- Standards and quality

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Time schedule, mode and place of goods delivery:

- Time schedule for the delivery of goods to the consignor (for a purchase agent).

- Time schedule for the delivery of goods to the agent (for a sale agent).

- Mode of the delivery or receipt of goods.

- Place of goods delivery (warehouses, work places of the consignor and the agent).

4. Prices:

- The maximum and minimum selling prices (for a sale agent).

- The maximum and minimum buying prices (for a purchase agent).

5. Commission rate and expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Payment of the sales as stated in the sale agency contract.

- Payment of the purchase as stated in the purchase agency contract.

- Payment of the commission ( or remuneration) and other expenses.

- Repayment of the escrow and return of the pledged or mortgaged property.

7. The regime of reward, sanction and compensation for damage.

8. The valid time limit of the contract:

- The valid time limit of the contract.

- Date of termination of the contract.

Besides, the two parties may agree on additional contents or provisions, such as guaranty, technical and material support for the agent to organize advertisement and marketing activities..., but not in contravention of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- A party to an agency contract may transfer its contractual rights and obligations to the third party if it is so agreed by the other party.

Article 19.- The parties shall have the responsibility to strictly and fully observe the commitments stated in the contract. Any party which breaches the contract shall be held responsible for the material losses caused by its failure to perform or wrong performance of the contract. Unless otherwise stated in the agency contract, the sanction against breaches of contract and compensation for damage shall abide by the current law.

Article 20.- The agency contract shall terminate in the following cases:

1. Upon its expiry:

The parties to the agency contract shall liquidate the contract when it was already performed or its validity duration expired without agreement on extension.

2. By mutual ageement:

The agency contract may terminate before the expiry of its valid time limit if it is so agreed in writting by the two contracting parties.

3. Invalidation of an agency contract:

An agency contract shall be invalidated under current legislation on the invalidation of economic contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- One party shall be entitled to unilaterally terminate the performance of an agency contract if such performance does not bring it profit. In this case, the party which decides the termination shall have to pay compensation to the other party for damage caused by the termination.

- One party shall be entitled to terminate the performance of the contract if the other party breaches the contract to the extent that there is no alternative. The party that breaches the contract shall have to compensate for damage.

Chapter IV

INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 21.- The competent State agencies in charge of the State management of trade shall have the right to inspect and supervise the parties in their agency activities (with regard to legal procedures, business licenses, goods quality...) so as to discover and handle in time violations of law.

Article 22.- Each party involved in agency activities shall take responsibility before the other party and before law for all its activities and commitments in the contract.

Article 23.- Any party to the sale or purchase agency contract, which acts contrarily to these provisions, thus affecting the markets situation and harming interests of the State, organizations and citizens shall, depending on the extent of damage, be subject to administrative sanctions or examined for penal liability.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- The Minister of Trade shall have to guide, organize and supervise the implementation of this Regulation.

Article 26.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, and organizations, individuals involved in agency activities shall have to implement this Regulation.

;

Nghị định 25-CP năm 1996 ban hành Qui chế đại lý mua bán hàng hóa

Số hiệu: 25/CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/04/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 25-CP năm 1996 ban hành Qui chế đại lý mua bán hàng hóa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…