CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2012 |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng,
1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng.
2. Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thác vàng.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
3. Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
4. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.
1. Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
3. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
4. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
8. Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.
9. Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, GIA CÔNG VÀ MUA, BÁN VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
Điều 5. Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 7. Hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ
Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 8. Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
4. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
5. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 10. Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG
Điều 13. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế.
Điều 14. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu
1. Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 15. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân
Người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế được mang theo vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Điều 16. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
c) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
b) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
c) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
d) Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
đ) Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
6. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 18. Phối hợp liên ngành về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Căn cứ vào yêu cầu thực tế, các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, chia sẻ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng; phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; tình hình mua, bán vàng miếng; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Các tổ chức đang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Các tổ chức đang hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thời hạn, thủ tục chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng.
3. Các giấy phép sản xuất vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2012 và thay thế Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 24/2012/ND-CP |
Hanoi, April 03, 2012 |
Pursuant to Law on the organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to Commercial Law No.36/2005/QH11 of June 14, 2005;
Pursuant to Enterprise Law of November 29, 2005;
Pursuant to Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010;
Pursuant to Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 of June 16, 2010;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. This Decree regulates gold business activities including: production and processing of gold jewellery and fine arts; purchase and sale of gold jewellery and fine arts; purchase and sale of gold bars; import and export of gold and other gold businesses, including gold trading via accounts and gold derivative activities.
2. This Decree is not applicable to gold exploitation and refinery by gold exploiting enterprises.
Article 2. Scope of regulation
This Decree applies to organizations and individuals that carry out gold business in the territory of Vietnam and other agencies, organizations and individuals relating to gold business activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be construed as below:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Gold bars means gold molded into bars, engraved with letters, weight indicators, quality, the symbol and the sign of producing enterprises and credit institutions licensed by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) to produce, or gold bars produced by the State Bank’s in each specific period
3. Gold material means gold bullions, bars grains, pieces and other types.
4. Gold business activities via accounts means gold trading via accounts in the form of deposit transactions and the net value shall be constantly re-evaluated in line with fluctuations in gold price.
Article 4. Principles of management
1. Organizations’ and individuals’ gold ownership is recognized and protected by law.
2. The State Bank is the agency that, on behalf of the Government, uniformly manages gold business activities in accordance with provisions of this Decree.
3. The State shall exclusively produce gold bars, export gold material and import gold material for production of gold bars.
4. The gold business must be managed in order to sustainably develop and stabilize the gold market, ensuring the production and processing of gold jewellery and fine arts to serve the domestic market and export in accordance with law provisions.
5. Organizations and individuals doing gold business must comply with this Decree and other relevant law provisions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. The business of gold jewellery and fine arts is conditional and not subject to the qualification certificate of business.
8. Gold derivative activities made by commercial banks and branches of foreign banks must comply with Article 105 of the Law on credit institutions.
9. Gold business activities, except gold import and export, purchase and sale of domestic gold material by enterprises producing gold jewellery and fine arts and enterprises trading gold jewellery and fine arts and other activities stipulated in Clause 6, 7 and 8 of this Article, are those in the list of restricted goods and services. Organizations and individuals shall be only entitled to do gold business after being approved by the Prime Mister and licensed by the State Bank.
ACTIVITIES OF PRODUCTION, PROCESSING, PURCHASE AND SALE OF GOLD JEWELLERY AND FINE ARTS
Article 5. Conditions for producing gold jewellery and fine arts
1. Enterprises producing gold jewellery and fine arts shall be issued with the Qualification certificate of gold jewellery and fine arts production when the following conditions are satisfied:
a) The enterprise is established under law provisions that have registered to produce gold jewellery and fine arts in the Certificate of business registration.
b) Having premises, facilities and necessary equipment serving the production of gold jewellery and fine arts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 6. Responsibilities of enterprises producing gold jewellery and fine arts
1. Affixing their signs, symbols and weight on their products, announcing applicable standards and product weight in accordance with law provisions, bearing responsibility before law for their announced applicable standards and announced weight of gold products manufactured by themselves.
2. Taking responsibility under law for the announcement of applicable standards and weight of gold products which have been processed on their behalf.
3. Complying with law provisions on accounting regime, invoices and accounting records.
4. Taking measures for safety in production and business, environmental protection, fire and explosion prevention and fighting.
5. Sustaining the conditions stipulated in Clause 1 Article 5 of this Decree
6. Complying with this Decree and other relevant law provisions.
Article 7. Activities of processing gold jewellery and fine arts
Individuals, households, cooperatives and enterprises are entitled to process gold jewellery and fine arts enterprises producing gold jewellery and fine arts and must register the processing of gold jewellery and fine arts in the Certificate of household business registration, Certificate of business registration or Certificate of enterprise registration.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Enterprises trading gold jewellery and fine arts must meet the following conditions:
1. The enterprises is established under law provisions and the Certificate of enterprise registration must include the production of gold jewellery and fine arts.
2. Having premises, facilities and equipments serving gold jewellery and fine art trading.
Article 9. Responsibilities of enterprises trading gold jewellery and fine arts
1. Publicly posting the weight, gold content, purchasing and selling prices of gold jewelry and fine art at the location of transaction, taking responsibilities before law for the quality of their products being sold in the market.
2. Complying with law provisions on the accounting regime, invoices and accounting receipts.
3. Complying with law provisions on measurement.
4. Taking measures and facilities and equipment to ensure safety in business activities.
5. Complying with this Decree and other relevant law provisions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PURCHASE AND SALE OF GOLD BARS
Article 10. Management of gold bar purchase and sale
The purchase and sale of gold bars by organizations and individuals shall be only done at credit institutions and enterprises being issued with the License to trade gold bars by the State Bank.
Article 11. Conditions for obtaining the License to trade gold bars
1. Enterprises are eligible for the License to trade gold bars when the following conditions are satisfied:
a) Being established and operated under law provisions.
b) Having the charter capital of 100 billion VND and above.
c) Having 2-year experience in gold trading or more.
d) Having paid the tax on gold business of 500 (five hundred) million VND/year or above during the two latest successive years (upon verification of the tax authority).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Credit institutions are eligible for the License to trade gold bars when the following conditions are satisfied:
a) Having charter capital of 3,000 (three thousand) billion VND and above.
b) Having registered gold business.
c) Having branches and sale offices in 5 (five) provinces and centrally-affiliated cities or more in Vietnam.
3. The State Bank shall stipulats the procedures and dossiers on the License to trade gold bars applicable to enterprises and credit institutions.
Article 12. Responsibilities of enterprises and credit institutions trading gold bars
Enterprises and credit institutions trading gold bars are responsible to:
1. Purchase and sell only the kinds of gold bars stipulated in Clause 2 Article 3 of this Decree.
2. Keep from gold bars trading through authorized agents.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Post the gold bar sale and purchase price publicly at the location of transaction.
5. Take measures and equipment to ensure safety in business activities.
6. Comply with this Decree and other relevant law provisions.
ACTIVITIES OF GOLD IMPORT AND EXPORT
Article 13. Import and export of gold jewellery and fine arts
1. The import and export of gold jewellery and fine arts shall be carried out in conformity with the Certificate of business registration or the Certificate of enterprise registration.
2. The import and export of gold jewellery and fine arts for international exhibitions and trade fairs shall be carried out in accordance with provisions of the Government on international exhibitions and trade fairs.
Article 14. Import and export of gold material
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The import and export of gold material by the State Bank shall be exempt from import and export duties under the decisions of the Prime Minister.
3. The State Bank shall consider and issue the License to import and export gold material for gold jewellery and fine arts production to enterprises that have obtained the Qualification certificate of gold jewellery and fine arts production.
4. Enterprises doing gold business that have contracted to process gold jewellery and fine arts for foreign country shall be issued with the License to temporary import gold for re-export by the State bank.
5. Annually, the State Bank shall consider and issue the License to import gold material in the planning year to foreign-invested companies depending on the production capacity and the report on the export of gold jewellery and fine arts in the previous year.
6. Enterprises investing in gold exploitation overseas wishing to import gold exploited abroad shall be considered and issued with the License to import gold material by the State Bank.
7. Enterprises possessing the license to exploit gold shall be considered and issued with the License to export gold material by the State Bank .
8. The import and export of gold material in form of powder, solution, solder, salt and other semi-finished golden jewellery shall be carried out in conformity with the Certificate of business registration or the Certificate of enterprise registration.
9. The State Bank shall stipulate the conditions, procedures and dossiers on the issuance of the License to import and export gold material in accordance with Clause 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.
Article 15. Individuals bringing along gold when entering, exiting the country
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
STATE MANAGEMENT OF GOLD BUSINESS ACTIVITIES
Article 16. Responsibilities of the State Bank
1. The State Bank is responsible to draw up and submit the strategies, plans on gold market development to competent authorities for issuing legal documents on management of gold business in accordance with provisions of this Decree.
2. The State Bank is entitled to supplement gold bars to the State foreign exchange reserve.
3. The State Bank shall intervene in and stabilize the gold market by the following measures:
a) Importing and exporting gold material in accordance with Clause 1 Article 14 of this Decree.
b) Organizing and managing the production of gold bars by establishing quotas, time and methods of gold bar production in each period. The expenses on the organization of production of gold bars shall be accounted into the operating expenses of the State Bank.
c) Making purchase and sales of gold bars in domestic market and mobilizing gold as regulated by the Prime Minister.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The Qualification certificate of gold jewellery and fine arts production.
b) The Licenses to trade gold bars.
c) The Licenses to import and export gold material.
d) The License for individuals who bring along gold exceeding the limit prescribed by law when entering, exiting the country exceeding the limit prescribed by law.
đ) Licenses for other gold business activities after having approved by the Prime Minister.
5. The State Bank shall examine and inspect the production of gold jewellery and fine arts;the purchase and sale of gold bars, gold jewellery and fine arts; the import and export of gold materials and other gold business activities.
6. The State Bank shall perform other tasks and powers related to the management of gold business under the Prime Minister’s decisions.
With the scope of task, function and power, ministries, ministry-equivalent agencies, People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall exercise the State management over the following gold business activities:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Ministry of Planning and Investment is responsible for stipulating and guiding the issuance of the Certificate of Enterprise Registration for enterprises doing gold business, making and sending a copies of the issued Certificated of Enterprise to the State Bank branches of provinces and centrally-run cities for implementation in cooperation.
3. The Ministry of Finance shall cooperate with the State Bank in submitting policies on gold import and export duties, value added tax, special consumption tax and income tax applicable to gold business activities for each specific period to competent bodies for issuance or issue such policies within its scope of power.
4. Ministry of Science and Technology shall cooperate with relevant competent agencies in promulgating quality standards applicable to gold jewellery and fine arts; examine, inspect and manage quality of gold jewellery and fine arts for sale in the market and test measurement tools used by enterprises doing gold business.
5. The Ministry of Public Security coordinates with other relevant ministries and services to fight against, investigate and handle violations of laws within its scope of task and power as prescribed by law.
6. People’s Committees of provinces and centrally-run cities within their relevant scope of task and power exercises State management over local gold business activities in accordance with provisions of this Decree and other provisions of applicable law.
Article 18. Inter-service coordination in management of gold business activities
Depending on reality, relevant ministries and branches shall cooperate and share information to serve the management of gold business activities, investigate and inspect in cooperation the gold business as prescribed by law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Acts of violation of gold business include:
1. Producing gold jewellery and fine arts without the Qualification certificate of gold jewellery and fine arts production issued by the State Bank.
2. Purchasing and selling gold bars, importing and exporting gold materials without the license issued by the State Bank.
3. Individuals bringing along gold when entering, exiting the country exceeding the limit prescribed by law without the written permission from the State Bank.
4. Using gold as a mean of payment.
5. Producing gold bars in contravention of this Decree.
6. Conducting other gold business without being permitted by the Prime Minister licensed by the State Bank.
7. Violations of other provisions of this Decree and other relevant law provisions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Enterprises and credit institutions doing gold business shall report their production of gold jewellery and fine arts; purchase and sale of gold bars, import and export of gold in compliance with provisions of the State Bank and competent bodies.
Article 21. Transition provisions
1. Within the period of 12 months as from the effective date of this Decree:
a) Organizations producing gold jewellery and fine arts must register their business again at registration agencies and complete the procedures for obtaining the Qualification certificate of gold jewellery and fine arts production at the State Bank in compliance with this Decree and other relevant law provisions.
b) Organizations trading gold jewellery and fine arts must register their business again at registration agencies.
2. The State Bank shall prescribes the time limit and transitional procedures applicable to enterprises and credit institutions trading gold bars.
3. The License to produce gold bars issued by the State Bank shall expire as from the day this Decree takes effect.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 23. Implementation responsibilities
1. The Governor of the State Bank of Vietnam is responsible for guiding and organizing the implementation of this Decree.
2. Ministries, Heads of ministry- equivalent agencies, Heads of governmental bodies, Chairmen of People’s Committees of provinces and centrally-run cities and other relevant organizations and individuals shall implement this Decree.
FOR
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Số hiệu: | 24/2012/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/04/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Chưa có Video