Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 19/1999/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ VIỆC SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG MUỐI IỐT CHO NGƯỜI ĂN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11 tháng 7 năm 1989;
Để thanh toán tình trạng thiếu iốt và các bệnh do thiếu iốt gây ra, góp phần tích cực vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Nghị định này quy định việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn, gọi là muối ăn.

2. Muối ăn và muối sử dụng trong thực phẩm đều phải được trộn iốt theo tiêu chuẩn quy định.

Điều 2. Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. Muối thường là muối không trộn thêm iốt, bao gồm muối hạt, muối nấu, muối xay, muối hầm và các dạng muối khác được sản xuất từ nước biển hoặc khai thác từ các mỏ muối.

2. Muối ăn là muối thường có trộn thêm KIO3 (kali Iodate) theo tiêu chuẩn quy định để phòng bệnh bướu cổ, bệnh đần độn và các bệnh khác do thiếu iốt gây ra.

3. Muối ăn giả là muối có đóng gói, nhãn, mác muối ăn nhưng không đạt các tiêu chuẩn quy định.

Điều 3.

1. Việc sản xuất, buôn bán và lưu thông muối thường không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

2. Chính sách trợ giá, trợ cước muối ăn cho miền núi, hải đảo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/1998/CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ.

Điều 4. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc trộn iốt vào muối cho người ăn và thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng muối ăn.

Điều 5.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất muối ăn, quyết định quy hoạch sản xuất muối ăn trong phạm vi cả nước và phối hợp với Bộ Thương mại tổ chức việc lưu thông các loại muối ăn trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn; cung ứng Kali Iodate (KIO3) để chế biến muối ăn và giám sát việc tổ chức sản xuất, kiểm tra chặt chẽ việc đảm bảo chất lượng muối ăn; hướng dẫn những người vì nguyên nhân bệnh lý mà không ăn được muối ăn.

3. Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại trong lưu thông muối ăn trên thị trường, lập kế hoạch phát triển mạng lưới lưu thông muối ăn, đảm bảo việc cung ứng muối ăn đúng chính sách, đúng tiêu chuẩn chất lượng, đúng quy định về giá cả.

Điều 6. Nghiêm cấm việc sản xuất muối ăn giả.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MUỐI ĂN

Điều 7. Cán bộ, công nhân của cơ sở sản xuất muối ăn phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Cán bộ quản lý về chuyên môn kỹ thuật, cán bộ kiểm nghiệm của doanh nghiệp sản xuất muối ăn phải có văn bằng hoặc chứng chỉ về kiểm nghiệm từ sơ cấp trở lên và phải nắm vững quy trình sản xuất muối ăn.

2. Công nhân trực tiếp sản xuất muối ăn phải là những người :

a) Không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da.

b) Có hiểu biết về vệ sinh thực phẩm, về chất lượng sản phẩm, về quy trình sản xuất muối ăn và kỹ thuật an toàn lao động trong sản xuất.

Điều 8. Cơ sở sản xuất muối ăn phải có đủ các điều kiện sau:

1. Địa điểm sản xuất muối ăn phải bảo đảm vệ sinh và xa môi trường độc hại, phải bố trí khu vệ sinh, phòng thay quần áo riêng cho công nhân.

2. Nhà xưởng, kho tàng để sản xuất và bảo quản muối ăn phải được xây dựng bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, tránh ngập lụt, mưa dột, có hệ thống thoát nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường, nền nhà kho phải được láng xi măng, sàn của xưởng chế biến phải lát gạch men. Nhà xưởng, kho tàng phải được bố trí liên hoàn từ kho chứa nguyên liệu, khu đặt thiết bị trộn muối ăn đến kho thành phẩm.

3. Các cơ sở sản xuất muối ăn đều phải có phòng kiểm nghiệm được trang bị đủ dụng cụ, hóa chất để định lượng iốt cho mỗi lô, mẻ sản xuất. Có cán bộ kiểm nghiệm đáp ứng với tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

4. Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.

Chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MUỐI ĂN

Điều 9. Các tổ chức, cá nhân muốn sản xuất muối ăn phải được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

Điều 10. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn bao gồm:

1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

2. Phương án sản xuất của doanh nghiệp, trong đó diễn giải địa điểm, kê khai trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

3. Văn bằng về chuyên môn và chứng chỉ về kiểm nghiệm của cán bộ quản lý về chuyên môn kỹ thuật, cán bộ kiểm nghiệm.

4. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do trung tâm y tế dự phòng Sở y tế cấp.

5. Biên bản thẩm định và công văn đề nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.

Điều 11.

1. Các tổ chức, cá nhân trước khi làm các thủ tục xin đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc mở rộng phạm vi kinh doanh sản xuất muối ăn theo quy định của pháp luật phải làm các hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này và gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để xin thẩm định đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương phải thẩm định xong và có văn bản đề nghị lên Bộ Y tế. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định và văn bản đề nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Bộ Y tế phải cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn.

3. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn, các tổ chức, cá nhân phải làm tiếp các thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp hoặc mở rộng phạm vi kinh doanh và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG MUỐI ĂN

Điều 12.

1. Muối ăn được sản xuất để bán ra thị trường cho người ăn phải đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành tiêu chuẩn nước mắm iốt, bột canh iốt và các sản phẩm thực phẩm khác có iốt; bổ sung, sửa đổi một số chỉ tiêu của muối nguyên liệu và muối ăn cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Điều 13. Muối ăn là mặt hàng bắt buộc đăng ký chất lượng. Cơ sở sản xuất muối ăn phải đăng ký chất lượng theo quy định. Người buôn bán muối ăn chỉ được buôn bán muối ăn của các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện sản xuất, đã đăng ký nhãn hàng hóa và chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Muối ăn phải có bao bì có khả năng giữ kín và đảm bảo chất lượng trong quá trình bảo quản, vận chuyển và lưu kho.

Điều 15. Các sản phẩm muối ăn đều phải có nhãn ghi đầy đủ những thông tin cần thiết sau :

1. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất và chế biến.

2. Số đăng ký chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất và chế biến.

3. Hàm lượng iốt.

4. Trọng lượng.

5. Các hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

6. Ngày, tháng, năm sản xuất.

7. Thời hạn sử dụng (tối đa là 12 tháng kể từ ngày sản xuất).

Điều 16. Cơ sở sản xuất muối ăn phải kiểm nghiệm hàm lượng iốt trong muối ăn trước khi xuất xưởng theo quy trình kỹ thuật mẻ, lô, ca, kíp và chịu trách nhiệm về chất lượng muối ăn do mình sản xuất.

Điều 17.

1. Muối ăn khi vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ phải được đóng trong bao không quá 50 kg. Trên bao bì vận chuyển phải có ký hiệu "Chống ẩm", "Chống rách" và "Tránh mưa nắng".

2. Muối ăn phải được vận chuyển bằng phương tiện có mái che để tránh nóng và ánh nắng mặt trời; phương tiện vận chuyển phải bảo đảm vệ sinh.

Điều 18.

1. Muối ăn phải được bảo quản trong các kho chứa thông gió và đặt cách tường 0,30m, cách sàn 0,30 m, cách mái 0,50 m.

2. Khi bán, muối ăn phải được để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh mưa, nóng, ẩm.

Chương 5:

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Cơ sở sản xuất, lưu thông muối ăn phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan y tế và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 20. Thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực y tế, thương mại; Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sản xuất, cung ứng muối ăn theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng muối ăn phải bị xử phạt vi phạm hành chính và được áp dụng mức phạt theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 46/CP ngày 06 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế khi có một trong các hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này như sau :

1. Sản xuất muối ăn không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Vi phạm các quy định về vận chuyển muối ăn.

3. Vi phạm các quy định về bảo quản muối ăn.

4. Không dán nhãn vào sản phẩm hoặc dán nhãn sai quy định.

Điều 22.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc buôn bán muối ăn có một trong các hành vi sau đây :

a) Tổ chức hoặc người sử dụng lao động không chấp hành đúng các quy định về vệ sinh cá nhân cho người lao động.

b) Để người lao động đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da trực tiếp sản xuất muối ăn.

c) Không tổ chức cho người lao động tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

d) Buôn bán muối ăn không đạt các tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không kiểm nghiệm hàm lượng iốt trong muối ăn trước khi xuất xưởng.

b) Không trang bị đủ dụng cụ, hoá chất kiểm nghiệm.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất muối ăn giả nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sản xuất muối ăn không đạt các tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước quy định.

b) Muối thường nhưng đóng nhãn hiệu muối ăn.

4. Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng sai giấy chứng nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép sản xuất, giấy phép kinh doanh muối ăn thì chịu các hình phạt sau :

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép sản xuất, giấy phép kinh doanh muối ăn.

c) Nếu sản phẩm muối ăn không đạt tiêu chuẩn quy định thì buộc phải chế biến lại theo tiêu chuẩn quy định. Nếu sản phẩm là muối ăn giả thì buộc phải tiêu hủy.

5. Đối với hành vi nêu tại điểm d khoản 1, các điểm a, b khoản 3 Điều này còn phải chịu các hình phạt bổ sung gồm : tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất muối ăn; giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh.

6. Ngoài các hình thức xử phạt trên đây, các tổ chức, cá nhân có hành vi nêu tại các khoản 2, 3 Điều 21, điểm d khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này còn bị áp dụng một trong các biện pháp sau đây :

a) Buộc tiêu hủy muối ăn giả mà có trộn các thành phần khác không phải là iốt.

b) Buộc chế biến lại muối ăn không đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định nêu tại điểm d thuộc khoản 1 và điểm a thuộc khoản 3 Điều này.

Điều 23. Các hành vi sản xuất, buôn bán muối ăn giả nếu có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ sang cơ quan tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 25. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 19/1999/ND-CP

Hanoi, April 10, 1999

 

DECREE

ON THE PRODUCTION AND SUPPLY OF IODIZED SALT FOR HUMAN USE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30,1992;
Pursuant to the Law on the Protection of People’s Health of July 11, 1989;
In order to put an end to the iodine deficiency and diseases caused thereby, positively contributing to the care and protection of people’s heath, raising their intellectual standards and stepping up the socio-economic development;
At the proposal of the Health Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Edible salt and salt used in food preparation must all be mixed with iodine according to the prescribed standards.

Article 2.- In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. Common salt is the non-iodized salt, including grain salt, cooking salt, ground salt, rock salt and other types of salt produced from sea water or exploited from salt mines.

2. Edible salt is the common salt mixed with KIO3 (potassium iodate) according to prescribed standards to prevent goitre, cretinism and other diseases caused by iodine deficiency.

3. Fake edible salt is the salt with edible salt package, trade marks and labels but not reaching the prescribed standards.

Article 3.-

1. The production, trading in and circulation of common salt do not fall within the scope of regulation by this Decree.

2. The policy on edible salt price and freight subsidies for the mountain regions and islands shall comply with Decree No.20/1998/ND-CP of March 31, 1998 of the Government.

Article 4.- The State bodies, the social organizations and the mass media agencies shall have to propagate and educate population so that they understand the usefulness of the mixture of iodine into salt for human use and abide by the law provisions on the production and use of edible salt.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall perform the function of State management over the production of edible salt, decide on the national plan for edible salt production and coordinate with the Ministry of Trade in organizing the circulation of assorted edible salt throughout the country.

2. The Health Ministry shall grant edible salt production eligibility and qualification certificates, supply potassium iodate (KIO3) for edible salt processing, supervise the organization of production, closely inspect the edible salt quality control, and guide people who cannot take edible salt due to pathological reasons.

3. The Ministry of Trade shall perform the function of State management over the circulation of edible salt on the market, draw up plan for the expansion of edible salt circulation network and ensure that the edible salt supply shall comply with policies, prescribed quality standards and with the regulations on price.

Article 6.- The production of fake edible salt is strictly forbidden.

Chapter II

CRITERIA AND CONDITIONS FOR EDIBLE SALT PRODUCTION

Article 7.- The cadres and workers of edible salt production establishments shall have to meet the following conditions:

1. Cadres in charge of technical and professional management and testing officials of the edible salt production enterprises must have professional diplomas or certificates of primary or higher grade and must thoroughly grasp the edible production process.

2. Workers directly engaged in edible salt production must be persons:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Who have knowledge about food hygiene, product quality, edible salt production process and labor safety techniques in production.

Article 8.- The edible salt production establishments must fully meet the following conditions:

1. The edible salt production location must be hygienic and far from hazardous environment, with toilets and locker rooms built separately for workers.

2. Workshops and warehouses for the production and storage of edible salt must be built in a way to ensure the dryness, cleanness, airiness, without being flooded or roof-leaking, with waste discharge system ensuring the environmental hygiene, with the floor of warehouses being cemented and the floor of workshops being paved with enameled tiles. Workshops and warehouses must be linked together like a chain, from the raw materials storehouses, mixing workshops to finished product storehouses.

3. The edible salt production establishments must have a testing room fully equipped with instruments and chemicals to determine the iodine quantity for each production batch. The testing cadres must satisfy all criteria defined in Clause 1, Article 7 of this Decree.

4. The production establishments must be fully equipped with labor safety and labor hygiene facilities for laborers as prescribed by the labor safety legislation.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR GRANTING THE CERTIFICATES OF ELIGIBILITY AND QUALIFICATIONS FOR EDIBLE SALT PRODUCTION

Article 9.- Organizations and individuals wishing to produce edible salt must be granted the certificates of eligibility and qualifications for edible salt production by the Health Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The application for the certificate of edible salt production eligibility and qualification.

2. The enterprise’s production plan, clearly stating the location, professional equipment and facilities as well as material and technical foundation.

3. Professional diplomas and testing certificates of professional and technical cadres as well as testing officials.

4. Food hygience and safety certificate granted by the prophylactic medicine center of the provincial/municipal Health Service.

5. The evaluation record and written recommendation by the competent State body in the locality.

Article 11.-

1. Organizations and individuals, before carrying out the procedures of application for registration to set up edible salt enterprises or expand the edible salt business scale according to the provisions of law, shall have to compile dossiers according to the provisions in Article 10 of this Decree and send them to the competent State bodies of the localities where the enterprises are headquartered, applying for the evaluation of full eligibility and qualifications for edible salt production.

2. Within 20 days after fully receiving the dossiers of application for the edible salt production eligibility and qualification certificates, the competent State bodies in localities shall have to complete the evaluation and send written recommendations to the Heath Ministry. Within 20 days after receiving the evaluation results and written recommendations from the competent State bodies, the Health Ministry shall grant the edible salt production eligibility and qualification certificates.

3. After being granted the certificates of edible salt production eligibility and qualifications, organizations and individuals shall have to proceed with the procedures of application for the establishment of salt enterprises or the expansion of business scale, and have to make business registration as prescribed by laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PROVISIONS ON EDIBLE SALT QUALITY CONTROL

Article 12.-

1. Edible salt produced for sale on the market to users must be up to the quality standards set by the competent State bodies.

2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall, after consulting with the Health Ministry and the Ministry of Agriculture and Rural Development, issue the standards of iodized fish sauce, iodized soup seasonings and other iodized food products; and supplement and amend a number of norms of material salt and edible salt, suitable to international standards and technical conditions so as to protect the peoples health.

Article 13.- Edible salt is a goods item subject to compulsory quality registration. The edible salt production establishments shall have to register salt quality as prescribed. Edible salt traders are allowed only to trade in edible salt made by production establishments which have been already granted the production eligibility and qualification certificates and registered their trade marks and product quality according to the provisions of law.

Article 14.- Edible salt must be put in bags which can keep salt tight close and protect quality during the process of preservation, transport and storage.

Article 15.- The edible salt products must bear labels with the following necessary information fully inscribed thereon:

1. Name and address of the production and processing establishment.

2. The quality registration number of the production and processing establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Weight.

5. Instructions on preservation and use.

6. Date of production.

7. Use duration (not more than 12 months after the production date).

Article 16.- The edible salt production establishments shall have to examine the iodine content in the edible salt before it is put out to sale according to the technical process of batch, lot or working shift, and take responsibility for the quality of edible salt they have turned out respectively.

Article 17.-

1. Edible salt, when being transported from the production places to the sale places, must be packed in bags weighing not more than 50 kg each. On the transport bags there must be symbols saying "chong am" (anti-moisture), "chong rach"(anti-tear) and "tranh mua nang" (keep away from rain and sunshine).

2. Edible salt must be transported by means with lids to avoid heat and sunshine; the transport means must be hygienic.

Article 18.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When put on sale, the edible salt must be kept at dry, well-ventilated places and away from sunshine, rain, heat and moisture.

Chapter V

EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING VIOLATIONS

Article 19.- Edible salt producing and/or circulating establishments shall be subject to examination and inspection by various medical agencies and competent State management bodies.

Article 20.- Specialized medical and trade inspectors and presidents of the People’s Committees of all levels are competent to handle administrative violations in the production and supply of edible salt according to the provisions of law.

Article 21.- Acts of administrative violations committed by organizations and/or individuals producing and/or supplying edible salt must be administratively sanctioned and subject to fine levels as prescribed in Article 1 of Decree No.46/CP of August 6, 1996 of the Government defining the sanction against administrative violations in the field of State management over medical matters when there appears one of the following acts of violating provisions of this Decree:

1. Producing edible salt without having the food safety and hygiene certificate.

2. Violating regulations on transport of edible salt.

3. Violating regulations on edible salt preservation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.-

1. Warning or a fine of from 50,000 to 200,000 VN dong against any organization or individual that produces or trades in edible salt and commits one of the following acts:

a) Failing to abide by the regulations on personal hygiene for the laborers.

b) Letting laborers who are suffering from contagious and/or skin diseases to be directly engaged in the production of edible salt.

c) Failing to organize training on food safety and hygiene for laborers.

d) Trading in edible salt which does not meet the quality standards set by the State.

2. A fine of from 1,000,000 to 3,000,000 VN dong for one of the following acts:

a) Failing to examine the idione contents in edible salt before it is put out for sale.

b) Failing to fully provide testing instruments and chemicals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Producing edible salt which fails to meet the quality standards prescribed by the State.

b) Labeling common salt as the edible salt.

4. Organizations or individuals that commit acts of using certificates of units meeting the food safety and hygiene standards, production licenses and/or edible salt business licenses for the wrong purposes shall be subject to the following penalties:

a) A fine of from 3,000,000 to 10,000,000 VN dong.

b) Being stripped of the right to use the certificate of unit meeting the food safety and hygiene standards, the production licenses or the edible salt business licenses.

c) Forcible reprocessing of edible salt if it fails to meet the prescribed standards; or destruction of edible salt if it is fake.

5. For acts mentioned in Point d, Clause 1, Points a and b, Clause 3, this Article, additional sanctions shall also apply, including stripping of the right to use the certificates of edible salt production eligibility and qualifications, establishment permits and business licenses.

6. In addition to the above forms of sanction, organizations and/or individuals committing acts mentioned in Clauses 2, 3, Article 21, Point d of Clause 1, Point a of Clause 2 and Clause 3, this Article shall also be subject to one of the following measures:

a) Being compelled to destroy fake edible salt mixed with components other than iodine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- For acts of producing and/or trading in fake edible salt, if having enough signs to constitute a crime, the State bodies competent to sanction administrative violations shall have to transfer the dossiers to the judiciary agencies for penal liability examination as prescribed by laws.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24.- This Decree takes effect 15 days after its signing. All previous regulations contrary to the regulations of this Decree are now annulled.

Article 25.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn

Số hiệu: 19/1999/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/04/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…