CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 2 năm 2005 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 11/2005/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 2005 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (SỬA ĐỔI)
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ nhằm hướng dẫn thi hành các quy định tại Chương III, Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.
2. Nghị định này được áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ trong nước;
c) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài.
3. Phần chuyển giao công nghệ trong Hợp đồng nhập thiết bị hoặc Hợp đồng chuyển giao công nghệ kèm theo Hợp đồng nhập thiết bị phải tuân theo Nghị định này.
4. Việc chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo các điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. "Chuyển giao công nghệ" là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo... kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2. "Bên giao" dùng để chỉ "Bên chuyển giao công nghệ" nêu tại Bộ luật Dân sự.
3. "Bên nhận" dùng để chỉ:
"Bên được chuyển giao công nghệ" nêu tại Bộ luật Dân sự.
4. Giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ là tổng số tiền Bên nhận phải trả cho Bên giao trong suốt thời gian hiệu lực của Hợp đồng.
5. "Bí quyết" là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
6. Chuyển giao công nghệ trong nước là chuyển giao công nghệ trong lãnh thổ Việt Nam trừ việc chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất của Việt Nam.
7. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là chuyển giao công nghệ từ ngoài biên giới quốc gia hoặc từ Khu chế xuất của Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
8. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là chuyển giao công nghệ từ trong biên giới ra ngoài biên giới quốc gia Việt Nam hoặc chuyển giao vào Khu chế xuất của Việt Nam.
9. "Giá bán tịnh" là giá bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, tính theo hoá đơn bán hàng trừ đi các khoản sau đây:
a) Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nếu có trong hoá đơn bán hàng;
b) Giá mua, tiền vận tải, bảo hiểm, thuế nhập khẩu các bán thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu hoặc mua ở trong nước;
Các bán thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện nói trên được xác định trong Hợp đồng tuỳ thuộc công nghệ và loại sản phẩm do công nghệ chuyển giao sản xuất ra.
c) Chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận tải sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo.
10. Doanh thu thuần là doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, tính theo hoá đơn bán hàng trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có trong hoá đơn bán hàng).
11. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được tính bằng doanh thu thuần trừ tổng chi phí sản xuất.
12. Đánh giá công nghệ là hoạt động phân tích hiện trạng công nghệ để từ đó xác định trình độ, giá trị và tác động của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
13. Thẩm định công nghệ là hoạt động xem xét, đánh giá tính khả thi và sự phù hợp của công nghệ được lựa chọn so với chính sách phát triển công nghệ của Nhà nước và mục tiêu, nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Dự án đầu tư.
14. Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ trong thực tế so với các nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Dự án đầu tư.
15. Tổ chức đánh giá, giám định công nghệ là tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được công nhận có đủ điều kiện thực hiện việc đánh giá, giám định công nghệ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, giám định của mình.
Điều 3. Điều kiện chuyển giao công nghệ
Các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác có quyền chuyển giao công nghệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bên giao là chủ sở hữu hợp pháp của công nghệ hoặc có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
2. Công nghệ không vi phạm quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
Điều 4. Nội dung chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao một hoặc một số nội dung hoặc toàn bộ các nội dung sau:
1. Nội dung công nghệ thuộc hoặc gắn với các đối tượng sở hữu công nghiệp được phép chuyển giao và đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Việc chuyển giao thuần tuý quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được điều chỉnh theo pháp luật về sở hữu công nghiệp.
2. Các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao (sau đây gọi tắt là các thông tin kỹ thuật) có kèm hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị.
3. Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
4. Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để Bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ với chất lượng được xác định trong Hợp đồng bao gồm:
a) Lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao;
b) Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao;
c) Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững và vận hành công nghệ được chuyển giao.
5. Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Thời hạn Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai Bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Những công nghệ không được chuyển giao
Những công nghệ không được chuyển giao theo quy định bao gồm:
1. Công nghệ không đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.
2. Công nghệ có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội của Việt Nam.
3. Công nghệ không đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội.
4. Công nghệ phục vụ lĩnh vực an ninh, quốc phòng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao bị Bên thứ ba xâm phạm được xử lý theo pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 7. Quyền phát triển công nghệ được chuyển giao
1. Bên nhận có quyền cải tiến, phát triển công nghệ được chuyển giao mà không phải thông báo cho Bên giao biết, trừ trường hợp trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ các Bên có thoả thuận khác.
2. Việc chuyển giao những cải tiến, phát triển đối với công nghệ đã được chuyển giao theo thoả thuận trong Hợp đồng đã được ký kết hoặc thông qua một Hợp đồng mới hoặc Hợp đồng bổ sung được các Bên giao kết Hợp đồng chuyển giao cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
Điều 8. Quyền trưng cầu đánh giá, giám định công nghệ
Các tổ chức, cá nhân có quyền trưng cầu tổ chức đánh giá, giám định công nghệ tiến hành việc đánh giá, giám định công nghệ để làm cơ sở cho việc chuyển giao công nghệ hoặc đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ. Chứng thư đánh giá, giám định của các tổ chức nói trên đối với công nghệ chuyển giao được ưu tiên sử dụng như những văn bản có tính pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ xem xét, quyết định đầu tư hoặc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 9. Nguyên tắc lập Hợp đồng
1. Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ phải được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng bằng văn bản về chuyển giao công nghệ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) và tuân theo quy định của Nghị định này. Hợp đồng là cơ sở cho các Bên thực hiện các cam kết, bảo đảm tính pháp lý cho việc chuyển giao công nghệ, thanh toán và giải quyết tranh chấp.
2. Hợp đồng có thể được lập cho việc chuyển giao một hoặc nhiều nội dung công nghệ quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Trong trường hợp Bên giao chuyển giao cho Bên nhận nhiều nội dung công nghệ thì việc chuyển giao các nội dung đó phải được lập chung trong một Hợp đồng.
Trong trường hợp Bên giao chuyển giao công nghệ kèm theo máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật thì trong Hợp đồng phải có Danh mục các máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật.
3. Trong Hợp đồng chuyển giao dây chuyền thiết bị sản xuất hoặc chuyển giao thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị của một dự án đầu tư nếu có nội dung chuyển giao công nghệ thì phần chuyển giao công nghệ phải lập thành một phần riêng của Hợp đồng nhập thiết bị và tuân theo quy định của Nghị định này. Chi phí chuyển giao công nghệ phải được tính riêng (không nằm trong giá thiết bị) .
4. Trong trường hợp đã có Hợp đồng mà Bên giao và Bên nhận muốn chuyển giao bổ sung hoặc thay đổi các nội dung Hợp đồng thì các Bên phải lập Hợp đồng bổ sung theo các quy định của Nghị định này.
Điều 10. Các đối tượng sở hữu công nghiệp trong chuyển giao công nghệ
Trong trường hợp Bên giao chuyển giao cho Bên nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung khác nêu tại Điều 4 của Nghị định này thì phần chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó được lập thành một phần riêng trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Phần chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 11. Hợp đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ mới
1. Nhà nước khuyến khích chuyển giao các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, phù hợp với quy định của Nghị định này, trên cơ sở bảo vệ thông tin mật, bí mật thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Đối với việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới có sử dụng nguồn vốn nhà nước thì ngoài việc phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định này còn phải tuân theo các quy định về sử dụng vốn của Nhà nước trong hoạt động khoa học và công nghệ.
3. Bên giao và Bên nhận kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới thoả thuận về quyền nộp đơn xin bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp, phương thức và mức trả thù lao cho tác giả tạo ra kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ đó phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.
Điều 12. Nội dung của Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tên và hình thức công nghệ được chuyển giao.
2. Tên, địa chỉ Bên giao và Bên nhận. Tên, chức vụ người đại diện của các Bên.
3. Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Hợp đồng.
4. Mục tiêu, nội dung, phạm vi, đặc điểm, chất lượng và kết quả của chuyển giao công nghệ.
Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao có nội dung được cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp thì Hợp đồng phải có điều riêng hoặc phần riêng về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
5. Quyền hạn và trách nhiệm của các Bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ, bảo đảm, bảo hành và bảo vệ môi trường.
6. Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức chuyển giao công nghệ.
7. Giá cả và phương thức thanh toán.
8. Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng.
9. Luật áp dụng (đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam).
Ngoài các nội dung chính quy định tại Điều này, các Bên có thể thoả thuận đưa vào Hợp đồng những nội dung khác nhưng không được trái với quy định của luật pháp Việt Nam.
Điều 13. Ngôn ngữ của Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các văn bản kèm theo phải được lập bằng tiếng Việt. Trong trường hợp Bên tham gia Hợp đồng là cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài, văn bản Hợp đồng có thể được lập thêm bằng một thứ tiếng nước ngoài thông dụng do các Bên thoả thuận. Văn bản Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý như nhau.
Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng:
a) Hợp đồng không thuộc diện quy định phải đăng ký thì thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng do các Bên thoả thuận;
b) Hợp đồng thuộc diện quy định phải đăng ký thì thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng được tính từ ngày Hợp đồng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ Hợp đồng hợp lệ, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng được tính từ ngày làm việc thứ 16 kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Nếu trong Hợp đồng có phần nội dung về chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần đó có hiệu lực theo quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp.
3. Thời điểm bắt đầu tính giá thanh toán và kết thúc tính giá thanh toán cho chuyển giao công nghệ do các Bên thoả thuận.
Thời điểm tính giá thanh toán và kết thúc tính giá thanh toán cho chuyển giao công nghệ có thể trùng hoặc không trùng với thời gian hiệu lực của Hợp đồng. Việc thanh toán chỉ được thực hiện sau khi Hợp đồng có hiệu lực.
4. Đối với các Dự án đã được cơ quan nhà nước cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc quyết định đầu tư, Bên giao có thể tiến hành ngay việc chuyển giao công nghệ nhưng Hợp đồng phải được đăng ký chậm nhất là 18 tháng, kể từ thời điểm bắt đầu chuyển giao công nghệ. Trường hợp Hợp đồng được đăng ký chậm so với quy định tại khoản này, Bên nhận chỉ được thanh toán cho các nội dung chuyển giao công nghệ đã được thực hiện trong vòng tối đa là 18 tháng trước thời điểm Hợp đồng được xác nhận đăng ký.
Điều 15. Thời hạn của Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời hạn của Hợp đồng là khoảng thời gian mà Hợp đồng có hiệu lực.
Thời hạn Hợp đồng do các Bên thoả thuận theo yêu cầu và nội dung công nghệ được chuyển giao, nhưng không quá 07 năm, kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực.
2. Trường hợp các Bên thoả thuận thời hạn của Hợp đồng dài hơn 07 năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép thời hạn dài hơn đối với một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 10 năm:
a) Công nghệ thuộc loại tiên tiến của thế giới và Bên giao cam kết tiếp tục chuyển giao các cải tiến trong suốt thời hạn Hợp đồng;
b) Công nghệ được chuyển giao có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội;
c) Công nghệ được chuyển giao tạo ra sản phẩm hàng hóa thuộc thế hệ mới của thế giới.
3. Thời hạn chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thoả thuận theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 16. Nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Bên nhận và Bên giao công nghệ có nghĩa vụ thực hiện thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định trong Hợp đồng, nếu vi phạm các quy định đã thoả thuận thì Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm theo quy định trong Hợp đồng.
Điều 17. Phương thức và nguyên tắc giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các tranh chấp giữa các Bên trước hết giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải.
2. Trường hợp các Bên không thoả thuận giải quyết tranh chấp tại cơ quan Trọng tài, các tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
4. Trường hợp tranh chấp có ít nhất một Bên tham gia là cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài, thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án mà các Bên đã thoả thuận trong Hợp đồng. Trường hợp các Bên không có thoả thuận hoặc thoả thuận bị vô hiệu thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Trường hợp có tranh chấp với Bên thứ ba về quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ thì Bên giao công nghệ có trách nhiệm cùng với Bên nhận công nghệ dàn xếp để giải quyết tranh chấp, trong trường hợp việc chuyển giao công nghệ gây ra tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp với Bên thứ ba thì Bên giao công nghệ phải chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp đó.
Điều 18. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bị vô hiệu
1. Những Hợp đồng chuyển giao công nghệ bị coi là vô hiệu khi:
a) Bên giao ký kết Hợp đồng không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này;
2. Hợp đồng bị coi là vô hiệu từng phần khi có một trong các nội dung vi phạm quy định của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của Hợp đồng.
Điều 19. Hậu quả pháp lý khi Hợp đồng chuyển giao công nghệ bị vô hiệu
1. Khi Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ:
a) Các Bên không được thực hiện Hợp đồng nếu Hợp đồng chưa được thực hiện;
b) Trường hợp Hợp đồng đang được thực hiện thì các Bên phải chấm dứt việc thực hiện Hợp đồng;
c) Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các Bên từ thời điểm xác lập. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
2. Hợp đồng bị vô hiệu từng phần:
a) Các Bên phải thoả thuận để sửa đổi Hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị định này hoặc huỷ bỏ phần bị coi là vô hiệu của Hợp đồng;
b) Trường hợp khi thực hiện Hợp đồng bị vô hiệu từng phần mà phát sinh những hậu quả pháp lý như Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ thì áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ từng phần Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể được bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ từng phần khi được cả các Bên thoả thuận nhất trí.
Đối với Hợp đồng phải được đăng ký theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này, việc bổ sung, sửa đổi, thay thế hoặc huỷ bỏ từng phần của Hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ có hiệu lực sau khi đã được cơ quan xác nhận đăng ký Hợp đồng chấp thuận bằng văn bản xác nhận đăng ký bổ sung.
Điều 21. Chấm dứt Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng hết thời hạn theo quy định trong Hợp đồng;
b) Hợp đồng chấm dứt trước thời hạn theo sự thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên;
c) Xảy ra những trường hợp bất khả kháng và các Bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng;
d) Hợp đồng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý chuyển giao công nghệ hủy bỏ, đình chỉ do vi phạm pháp luật;
đ) Hợp đồng đã có hiệu lực có thể bị huỷ bỏ theo sự thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên; các Bên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với Bên thứ ba liên quan do việc hủy bỏ Hợp đồng.
Khi huỷ bỏ Hợp đồng, các Bên có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã xác nhận đăng ký Hợp đồng.
e) Khi một Bên thừa nhận vi phạm Hợp đồng hoặc có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vi phạm Hợp đồng thì Bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng đó.
2. Trong trường hợp Hợp đồng bị chấm dứt theo các quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, các điều khoản về giải quyết tranh chấp, về khiếu nại quy định trong Hợp đồng tiếp tục có giá trị trong thời hiệu tố tụng do pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Hợp đồng bị chấm dứt theo các quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều này, Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm Hợp đồng gây ra, trừ trường hợp Hợp đồng có quy định khác.
Điều 22. Nghiệm thu, đánh giá Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước:
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 23. Giá của công nghệ được chuyển giao
1. Đối với các Hợp đồng chuyển giao công nghệ mà Bên nhận không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh các Bên tham gia Hợp đồng thoả thuận giá và phương thức thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ.
2. Đối với các Hợp đồng chuyển giao công nghệ mà Bên nhận có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh thì trên cơ sở xem xét, so sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các phương án công nghệ để lựa chọn, Chủ đầu tư phải lập Hợp đồng chuyển giao công nghệ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung công nghệ, về giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ (cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư và việc quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành).
3. Đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ mà Bên nhận sử dụng nhiều nguồn vốn mà không thể tách riêng các hạng mục hoặc phần việc của Dự án thì Hợp đồng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp hoặc Dự án đó được quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư của Dự án. Trong trường hợp Bên nhận công nghệ có tổng tỷ lệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh bằng hoặc lớn hơn tổng tỷ lệ các nguồn vốn khác thì giá và phương thức thanh toán trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp hoặc Dự án đó được thực hiện theo quy định về nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành.
4. Đối với các Hợp đồng chuyển giao công nghệ mà Bên nhận có nhiều nguồn vốn, trong đó có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh mà Điều lệ hoạt động của Bên nhận đòi hỏi việc quyết toán thu, chi tài chính hàng năm, kế hoạch tài chính hàng năm phải được Hội đồng Quản trị nhất trí thông qua thì giá và phương thức thanh toán trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được Hội đồng Quản trị nhất trí thông qua trước khi đăng ký.
5. Giá và phương thức thanh toán cho việc chuyển giao nội dung công nghệ thuộc hoặc gắn với các đối tượng sở hữu công nghiệp được phép chuyển giao đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyển giao công nghệ.
Điều 24. Phương thức thanh toán cho chuyển giao công nghệ
Việc thanh toán cho chuyển giao công nghệ do các Bên thoả thuận theo các phương thức sau đây:
1. Đưa giá trị công nghệ được chuyển giao vào vốn góp trong các Dự án đầu tư.
2. Trả kỳ vụ theo tỷ lệ phần trăm giá bán tịnh hoặc bằng cách xác định một khoản tiền phải trả cho một đơn vị sản phẩm (được tạo ra do áp dụng công nghệ được chuyển giao) đã bán.
3. Trả kỳ vụ theo tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần hoặc phần trăm lợi nhuận trước thuế.
4. Trả gọn một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá phù hợp với tiến độ chuyển giao công nghệ và quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Thoả thuận theo phương thức thanh toán khác hoặc kết hợp các phương thức thanh toán nêu tạị các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
Điều 25. Hạch toán các chi phí chuyển giao công nghệ
Đối với các Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước thuộc diện phải được xác nhận đăng ký theo quy định tại Nghị định này thì Hợp đồng đó chưa có giá trị pháp lý nếu Hợp đồng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký và Bên nhận chưa được hạch toán chi phí cho các nội dung chuyển giao công nghệ vào giá thành sản phẩm.
Điều 26. Thuế chuyển giao công nghệ
1. Bên giao có nghĩa vụ nộp thuế trên khoản tiền thu được từ hoạt động chuyển giao công nghệ. Mức thuế chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam.
2. Ưu đãi về thuế đối với chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam.
Điều 27. Phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Khi nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ, người nộp hồ sơ phải nộp một khoản phí thẩm định Hợp đồng theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ bao gồm:
1. Ban hành các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ, xây dựng chính sách, chiến lược về chuyển giao công nghệ, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
2. Xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ, đình chỉ, huỷ bỏ xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
3. Quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ.
4. Quản lý các các hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ.
5. Xây dựng chính sách xuất, nhập khẩu công nghệ.
6. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chuyển giao công nghệ; cung cấp thông tin về công nghệ.
7. Kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ.
9. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về chuyển giao công nghệ.
10. Tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nêu trên.
Điều 29. Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước các hoạt động chuyển giao công nghệ trong phạm vi cả nước. Chính phủ giao trách nhiệm cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
Việc phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các hoạt động chuyển giao công nghệ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
1. Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động và quá trình chuyển giao công nghệ để bảo đảm công nghệ chuyển giao và máy móc, thiết bị nhập khẩu của các dự án đầu tư là tiên tiến, hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh; kịp thời uốn nắn các sai sót và ngăn chặn hậu quả gây thiệt hại tài sản nhà nước, nhân dân; bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống cho nhân dân.
2. Bảo đảm việc quản lý tập trung, thống nhất trong cả nước đồng thời phân công trách nhiệm một cách hợp lý, phù hợp với khả năng, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên sâu của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ trong phạm vi được phân công quản lý.
1. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Giúp Chính phủ chỉ đạo thống nhất quản lý nhà nước hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ trong phạm vi cả nước theo nội dung quy định tại Điều 28 của Nghị định này;
b) Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định pháp luật về hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các lĩnh vực công nghệ sản xuất các sản phẩm có liên quan đến an toàn, sức khoẻ, vệ sinh, môi trường và an ninh quốc gia bắt buộc phải có chứng thư đánh giá giám định;
c) Quản lý các hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ. Quy định điều kiện thành lập, hoạt động của các tổ chức tư vấn về chuyển giao công nghệ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quy định điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức đánh giá, giám định công nghệ;
d) Xây dựng chính sách, chiến lược, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về chuyển giao công nghệ;
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo các hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ.
Cơ quan quản lý công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền được phân cấp trong lĩnh vực mình phụ trách;
Xem xét, quyết định đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các Dự án đầu tư, Dự án đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư, các Dự án được cấp trên ủy quyền phê duyệt đầu tư theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành.
b) Kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc kiểm tra hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền được phân cấp trong lĩnh vực mình phụ trách;
d) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm vào tháng 01 gửi báo cáo tình hình của năm trước về hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ thuộc phạm vi mình phụ trách đến Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 31. Đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ sau đây phải đăng ký:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có giá trị từ 500.000.000 đồng Việt Nam trở lên. Đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 đồng, bên giao và bên nhận có thể tự nguyện đăng ký để hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về chuyển giao công nghệ.
2. Cơ quan xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền thu hồi xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ, nếu phát hiện có sự vi phạm pháp luật.
Điều 32. Phân cấp xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận đăng ký:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán trên 1.000.000.000 đồng Việt Nam;
b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên nhận công nghệ đăng ký hoạt động kinh doanh, xác nhận đăng ký:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam có tổng giá trị thanh toán từ 1.000.000.000 đồng Việt Nam trở xuống;
b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có giá trị từ 500.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
3. Cơ quan xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ có trách nhiệm theo dõi chung tình hình thực hiện Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đăng ký, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hồ sơ đăng ký Hợp đồng bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký Hợp đồng theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
2. Hợp đồng đã được các Bên ký kết và đóng dấu (nếu đối tượng tham gia là pháp nhân) và các Phụ lục (nếu có) có ký tắt của các Bên (hoặc đóng dấu giáp lai nếu đối tượng tham gia là pháp nhân) vào tất cả các trang của Hợp đồng và Phụ lục.
3. Bản tóm tắt về nội dung công nghệ được chuyển giao (hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án).
4. Các văn bản xác nhận:
a) Tư cách pháp lý của các Bên tham gia Hợp đồng (Giấy phép hoạt động);
b) Tư cách pháp lý của người đại diện của các Bên tham gia Hợp đồng;
c) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong trường hợp có chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành) quyết định chấp thuận đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ (trong trường hợp Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh);
đ) Biên bản của Hội đồng Quản trị Bên nhận nhất trí chấp thuận Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong trường hợp Bên nhận có vốn nhà nước và Điều lệ của Bên nhận quy định Hội đồng Quản trị phải nhất trí thông qua đối với kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm của Bên nhận;
e) Chứng thư đánh giá, giám định công nghệ thuộc Danh mục các lĩnh vực công nghệ bắt buộc phải có chứng thư đánh giá, giám định do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành.
Điều 34. Thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thủ tục đăng ký Hợp đồng:
a) Hồ sơ đề nghị đăng ký Hợp đồng gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không chậm quá 90 ngày, kể từ ngày hai Bên ký Hợp đồng;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì các Bên tham gia Hợp đồng phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ sửa đổi, bổ sung hợp lệ nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung tiếp thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc đăng ký Hợp đồng, nếu các Bên tham gia Hợp đồng không đáp ứng các yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn đề nghị đăng ký không có giá trị.
2. Thủ tục đăng ký Hợp đồng bổ sung cũng áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này.
3. Thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp.
4. Văn bản xác nhận đăng ký Hợp đồng thể hiện tính hợp pháp của Hợp đồng, là căn cứ cho việc ưu đãi về thuế đối với thu nhập từ các Hợp đồng, là căn cứ cho việc chuyển ngoại tệ để thanh toán cho việc mua công nghệ từ nước ngoài.
Văn bản xác nhận đăng ký Hợp đồng được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn.
Điều 35. Quyền trưng cầu ý kiến về chuyên môn
Trong quá trình quyết định hoặc đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể trưng cầu ý kiến các tổ chức đánh giá, giám định, cơ quan chuyên môn, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn liên quan. Các tổ chức đánh giá, giám định, các cơ quan, các chuyên gia được trưng cầu ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến trung thực, khách quan và bảo đảm bí mật các thông tin liên quan.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về xác nhận đăng ký, từ chối xác nhận đăng ký hoặc thu hồi đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ; cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 37. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều 38. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoặc phê duyệt trước khi Nghị định này có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn Hợp đồng.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoặc phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được giải quyết thì áp dụng theo Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Nghị định này thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 11/2005/ND-CP |
Hanoi, February 02nd, 2005
|
PROVIDING IN DETAIL FOR TECHNOLOGY TRANSFER (AMENDED)
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001
Law on Organization of the Government;
Pursuant to the October 28, 1995 Civil Code;
In order to promote technology transfer;
At the proposal of the Science and Technology Minister,
DECREES:
Article 1: Subject and scope of application
1. This Decree provides in detail for technology transfer in order to guide the implementation of the provisions of Chapter III, Part Six of the Civil Code adopted on October 28, 1995 by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
...
...
...
a. Transfer technology from abroad into Vietnam;
b. Domestically transferring technology;
c. Transferring technology from Vietnam to abroad.
3. The parts on technology transfer in the equipment import contracts or in the technology transfer contracts enclosed with the equipment import contracts must comply with this Decree.
4. The technology transfer within the framework of the international agreements which Vietnam has signed or acceded to and contain provisions different from those of this Decree shall comply with the provisions of such international agreements.
Article 2: Interpretation of terms
In this Decree, the terms are construed as follows:
1. Technology transfer means the form of buying and selling technology on the basic of a technology transfer contract already agreed upon in accordance with the provisions of law. The seller has the obligation to transfer general technological knowledge or supply machinery, equipment, services, training, etc. together with the technological knowledge to the buyer; while the buyer has the obligation to make payment to the seller for receiving and using such technological knowledge in accordance with the terms agreed upon and stated in the technology transfer contract.
2. Transferor refers to the technology transfer defined in the Civil Code.
...
...
...
4. Payment price for the technology transfer means the total amount of money payable by the transferee to the transferor throughout the valid term of the contract.
5. Knows-how means secret and important technical experiences, knowledge and information accumulated or discovered in the process of research, production and business, capable of creating high-quality services and products that bring about big economic benefits and are able to create competitive edge on the market.
6. Domestic technology transfer means technology transfer within the Vietnamese territory, except the transfer across the boundaries of export-processing zones of Vietnam.
7. Transfer of technology from abroad into Vietnam means the transfer of technology from outside the national boundaries or from export-processing zones of Vietnam into the Vietnamese territory.
8. Transfer of technology from Vietnam to abroad means the transfer of technology from inside to outside the national boundaries of Vietnam or into export-processing zones of Vietnam.
9. Net selling price means the selling price of a product or service created by the transferred technology, which is the invoiced price minus the following amounts:
a. Value added tax, special consumption tax and/or import tax, if any, on the sale invoice;
b. The buying prices, freights, insurance and import tax of semi-finished products, components, details and accessories imported or procured at home;
The above-said semi-finished products, components, details and accessories shall be determined in the contracts, depending on the technology and types of product manufactured by the transferred technology.
...
...
...
10. Net turnover means turnover from the sale of products or services created by the transferred technology, which is calculated according to sale invoices minus value added tax, special consumption tax and/or import tax (if any, on the sale invoices).
11. Pre-tax profit of an enterprise is net turnover minus total production costs.
12. Technology appraisal means activities of analyzing the present state of a technology in order to determine the level and value of such technology and its impact on socio-economic development and the environment.
13. Technology evaluation means activities of considering and appraising the feasibility suitability of the selected technology to the States technology development policy and the objective and content of the technology transfer contract or the investment project.
14. Technology expertise means activities of examining and appraising the suitability of the technology in reality to the contents of the technology transfer contract or the investment project.
15. Technology evaluation and expertise organization means a scientific and technological service organization which is accredited to be qualified to appraise and expertise technology and must be responsible before law for its appraisal and expertise results.
Article 3: Technology transfer conditions
Individuals, legal persons or other entities may transfer a technology when fully meeting the following conditions:
1. The transferors are lawful owners of the technology or are entitled to transfer the right to use the technology.
...
...
...
Article 4: Contents of the technology transfer
Technology transfer includes transfer of one, some or all of the following contents:
1. Technological contents which belong to or are associated with industrial property objects that are permitted to be transferred and are currently protected by Vietnamese law. The mere transfer of rights to own or use industrial property objects shall comply with industrial property legislation.
2. Technological knows-how, knowledge in the form of technological plan, technical solution, technical process, pre-design document or technical design, formula, technical parameter, technical drawing or plan, computer software (transferred under technology transfer contracts), data on the transferred technology (hereinafter called technical information for short), with or without accompanying machinery and/or equipment.
3. Solutions to production rationalization or technology renovation.
4. Provision of various technology transfer support services for the transferees to acquire the technological capability to create quality products or services as determined in the contracts, including :
a. Selecting technology, guiding the installation of equipment, operating equipment chains on a trial basis in order to apply the transferred technology;
b. Advising on technology management, business management, guiding the implementation of the transferred technological processes;
c. Training to raise the professional and managerial qualifications for workers, technicians and managers to firmly grasp and operate the transferred technology.
...
...
...
6. Granting business franchise licenses under which the transferees shall use the goods trademarks, labels and knows-how of the transferors for business activities in the domain of commercial services. The term of a business franchise license shall be agreed upon by the involved parties in accordance with the provisions of law.
Article 5: Technologies banned from transfer
Technologies banned from transfer according to regulations include:
1. Technologies failing to meet the requirements set by Vietnamese laws on labor safety, labor hygiene, human health and environmental protection.
2. Technologies adversely affecting, and causing bad consequences to, culture, defense, national security, social order and safety of Vietnam.
3. Technologies failing to bring about technical, economic or social benefits.
4. Technologies in service of security and defense, when the transfer thereof has not yet been permitted by competent state agencies.
Infringements by third parties upon the rights to use the transferred industrial property objects shall be handled according to the industrial property legislation.
...
...
...
1. The transferees may renovate and develop the transferred technologies without having to inform the transferors thereof, unless it is otherwise agreed upon by the involved parties in the technology transfer contracts.
2. The transfer of renovations and developments of the transferred technologies in accordance with the agreements reached in the signed contracts or in a new or additional contract shall be effected by the parties to the contracts on the principles of equality and mutual benefit.
Article 8: Right to request technology appraisal or expertise
Organizations and individuals may request technology appraisal and evaluation organizations to appraise and expertise technologies as a basis for the technology transfer or the evaluation of the technology transfer results. Appraisal or expertise certificates of the above-said organizations for the transferred technologies shall be prioritized for use as legally binding documents based on which the agencies with competence to make investment decisions or to register technology transfer contracts shall consider and make investment decisions or register technology transfer contracts.
Article 9: Principles of making of contracts
1. All technology transfer activities must be carried out on the basis of written contracts on technology transfer (hereinafter called contracts for short) and comply with the provisions of this Decree. The contracts shall serve as a basis for the parties to realize their commitments, ensure the legality of the technology transfer, payment and resolution of disputes.
2. Contracts may be made for the transfer of one or many of the technological contents specified in Article 4 if this Decree.
...
...
...
Where the transferor transfers to the transferee many technological contents, the transfer of such contents must be made in a single contract.
Where the transferor transfers a technology together with machinery, equipment and/or technical means, the list of such machinery, equipment and/or technical means must be included in the concerned contract.
3. If a contract on the transfer of a production equipment chain or the transfer of complete equipment or equipment of an investment project contains a content of technology transfer, this content must be made as a separate part of the equipment import contract and comply with the provisions of this Decree. Expenses for technology transfer must be separately calculated (not included in the equipment prices).
4. Where a contract has been made but the transferor and the transferee wish to make an additional transfer or change the contents of such contract, they must make an additional contract in accordance with the provisions of this Decree.
Article 10: Industrial property objects in technology transfer
Where the transferor transfers to the transferee the rights to own or use industrial property objects and other contents stated in Article 4 of this Decree, such transfer must be made as a separate part in the technology transfer contract.
A technology transfer contracts part on the transfer of the rights to own or use industrial property objects shall be governed by the industrial property legislation.
Article 11: Contracts on transfer of new technological research and development results
1. The State encourages the transfer of new technological research and development results in accordance with the provisions of this Decree on the basis of keeping confidential secret information and commercial secrets in accordance with the provisions of Vietnamese laws and the international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
...
...
...
3. The transferor and the transferee of new technological research and development results shall agree upon the right to file applications for protection of industrial property objects, the mode of payment and the amount of remuneration payable to the authors of such technological research and development results in accordance with the provisions of the industrial property and technology transfer legislation.
Article 12: Contents of technology transfer contracts
A contract shall contain the following principal contents:
1. The name and form of the technology to be transferee.
2. The names and addresses of the transferor and the transferee. The names and titles of the parties representatives.
3. Concepts and terms used in the contract.
4. The purpose, content, scope, characteristics, quality and result of the technology transfer.
Where the to be-transferred technology involves a content for which an industrial property right protection title has been granted by a competent Vietnamese management agency, the contract must contain a separate article or part on the transfer of industrial property rights.
5. The powers and responsibilities of the parties in the technology transfer, guarantee, warranty and environmental protection.
...
...
...
7. The price and payment mode.
8. The valid term of the contract.
9. The applicable laws (for contracts on the transfer of technology from abroad into Vietnam).
In addition to the principal contents prescribed in this article, the involved parties may reach agreement on incorporating other contents in their contracts provided that such contents do not contravene Vietnamese laws.
Article 13: Language of technology transfer contracts
Technology transfer contracts and enclosed documents must be made in Vietnamese. Where the contract parties or organizations, the contract documents may be also made in another common foreign language as agreed upon by the involved parties. Contract documents in Vietnamese and a foreign language shall be equally valid.
Article 14: Time of entry into force of technology transfer contracts
1. Time of entry into force of technology transfer contracts:
a. Contracts not required to be registered shall enter into force from the time agreed upon by the involved parties.
...
...
...
c. Within 15 working days after receiving the valid contract dossiers, if competent State management agencies issue no written requests for amendment and/or supplementation, the contracts shall enter into force from the sixteenth working day from the date the competent agencies receive complete and valid dossiers.
2. If a contract contains a part on the transfer of rights to own or use industrial property objects, such part shall become effective in accordance with the provisions of the industrial property legislation.
3. The time of starting and completing the calculation of payment prices for the transferred technologies shall be agreed upon by the involved parties.
The time of starting and completing the calculation of payment prices for the transferred technologies may or may not coincide with the time the contracts become effective. Payments may be made only after the contracts become effective.
4. For projects which have been granted the investment licenses or investment preference certificates or investment decisions by State agencies, the transferors may immediately proceed with the technology transfer but the concerned contracts must be registered within 18 months counting from the date of commencement of the technology transfer. Where a contract is registered late according to the provisions of this Clause, the transferee may only pay for the technology transfer contents already effected within 18 months before the time the contracts registration is certified.
Article 15: Term of technology transfer contracts
1. The term of a contract is the valid duration of the contract.
The term of a contract shall be agreed upon by the involved parties according to the requirements and contents of the transferred technology but must not exceed 7 years as from the date contract becomes effective.
2. Where the involved parties agree that their contracts shall have a term of more than 7 years, competent state agencies may permit a term of 10 years at most in one of the following cases :
...
...
...
b. The transferred technology is of great significance to socio-economic development;
c. The transferred technology creates commercial products of a new generation in the world.
3. The term for the transfer of the rights to own or use industrial property objects shall be agreed upon in accordance with the provisions of the industrial property legislation.
Article 16: Obligations to perform technology transfer contracts
The technology transferors and transferees shall have to realize the agreements on their respective rights and obligations stipulated in the contracts; if violating the agreed stipulations, the violating parties shall bear the responsibility stipulated in the contracts.
Article 17: Mode and principle of resolution of disputes
1. In the course of performance of the contracts, any disputes between the involved parties shall be resolved first of all through negotiation and conciliation.
2. Where the involved parties do not agreed to bring their disputes to an arbitration body for resolution, their disputes shall be resolved at a competent court of law in accordance with the provisions of Vietnamese laws.
3. The transfer of technology from abroad into Vietnam must comply with Vietnamese laws and the international agreements which the Government of the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
...
...
...
5. Where arises a dispute involving a third party and related to the right to own or use the technology, the technology transferor shall be, together with the transferee, responsible for arranging the resolution of the dispute; where the technology transfer gives rise to a dispute involving a third party over industrial party rights, the technology transferor shall be responsible for resolving such dispute.
Article 18: Invalid technology transfer contracts
1. Technology transfer contracts shall be deemed invalid when:
a. The transferor signing the contract fails to meet all conditions set in Article 3 of this Decree;
b. The contract is of a type required to be registered but it has no registration certificate or its registration certificate is withdrawn under the provisions of this Decree.
2. A contract shall be deemed partially in valid when one of its contents is in violation of law but this does not affect the other contents of the contract.
Article 19: Legal ramifications of invalid technology transfer contracts
1. For wholly invalid contracts:
a. The parties must not perform the contract, if the contract is not performed yet;
...
...
...
c. A wholly invalid contract shall not give rise to the rights and obligations of the involved parties as from the time of its establishment. If causing damage, the party at fault must pay compensation therefore.
2. For partially invalid contracts :
a. The parties must reach agreement to revise their contract in accordance with the provisions of the Civil Code and this Decree or cancel the part of the contract which is deemed invalid.
b. Where the performance of a partially invalid contract gives rise to legal ramifications like wholly invalid contracts, the provisions of Clause 1 of this Article shall apply.
For technology transfer contracts required to be registered under the provisions of Article 31 of this Decree, the supplementation, amendment or partial cancellation thereof shall become effective only after it is approved by the contract registration-certifying agency in the form of a written certification of additional registration.
Article 21: Termination of technology transfer contracts
1. A contract shall terminate in the following cases :
a. The term stipulated in the contract expires;
...
...
...
c. Force majeure events occur and the parties agree to terminate the contract;
d. The contract is canceled or suspended by a competent state agency in charge of technology transfer for its violation of law;
e. An affective contract may be canceled as agreed upon in writing by the parties; the parties shall be responsible for damage caused to a third party due to the cancellation.
When canceling their contracts, the parties shall have to notify in writing such to the agency that has certified the registration of the contracts.
f. When one party admits its breach of the contract or its breach of the contract has been concluded by a competent state agency, the party against which the breach is committed may unilaterally stop the performance of such contract.
2. Where a contract terminates under the provisions of Point a, b or , Clause 1 of this Article, its provisions on dispute resolution and complaints shall continue to be valid within the law-prescribed statute of limitations for legal action.
3. Where a contract terminates under the provisions of Point d, e or f, Clause 1 of this Article, the breaching party must pay compensation for damage caused by its breach of the contract, unless otherwise stipulated in the contract.
Article 22: Acceptance and appraisal of technology transfer contracts
1. During the effective term of a contract, annually the transferee shall send a report on the technology transfer result in the year (according to the contracts content) to the agency that has certified the contract.
...
...
...
PROVISIONS ON FINANCE RELATED TO TECHNOLOGY TRANSFER
Article 23: Price of transferred technologies
1. For technology transfer contracts under which the transferees do not use state budget capital, development investment credit capital of the state or state-underwritten credit capital, the parties to the contracts shall agree on the price and mode of payment for the technology transfer.
2. For technology transfer contracts under which the transferees use state budget capital, development investment credit capital of the state or state-underwritten credit capital, on the basis of examining and comparing socio-economic benefits of the technological options, the investors must make technology transfer contracts and submit them to the agencies with competence to decide on investment for consideration and decision. The investors and the agencies with competence to decide on investment shall be responsible before law for the technological contents and the payment prices for the technology transfer (the agencies with competence to decide on investment and the investment decision shall comply with the provisions of the Governments Regulation on investment and construction management).
3. For technology transfer contracts under which the transferees use different capital sources which cannot be accounted separately for different items or jobs of the projects, the technology transfer contracts of such enterprises or projects shall be managed under the regulations applicable to the capital source accounting for the biggest percentage (%) in the total investment capital amount of the projects. Where the technology transferee uses state budget capital, development investment credit capital of the state or state-underwritten credit capital in a percentage equal to or bigger than the total percentage of other capital sources, the payment price and mode in the technology transfer contract of the concerned enterprise or project shall comply with the provisions of the Governments Regulation on investment and construction management concerning the sources of state budget capital, development investment credit capital of the state or state-underwritten credit capital.
4. For technology transfer contracts under which the transferees have many capital sources, including state budget capital, development investment credit capital of the state or state-underwritten credit capital for which, as stipulated in the transferees operation charter, annual financial revenue and expenditure settlement and financial plans must be unanimously approved by the Managing Boards, the payment price and mode in such contracts must be unanimously approved by the Managing Boards before registration.
5. The payment price and mode for the transfer of technological contents belonging or attached to industrial property objects permitted to be transferred within the period of protection under Vietnamese laws must comply with the provisions of the technology transfer legislation.
Article 24: Mode of payment for technology transfer
...
...
...
1. Incorporating the value of the transferred technology in the contributed capital of the investment projects.
2. Making periodical payments as a percentage of the net selling price or as an amount of money payable for a sold product unit (created from the application of the transferred technology).
3. Making periodical payments as a percentage of net turnover or pre-tax profit.
4. Making payments in a lump sum or in installments in cash or in kind corresponding to the technology transfer progress and in accordance with in Vietnamese laws.
5. Making payments by another mode as agreed upon or by combining the payment modes stated in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 25: Cost-accounting of technology transfer expenses
For contracts on the transfer of technologies from abroad into Vietnam or the domestic transfer of technologies required to be registered under the provisions of this Decree, they shall not become legally effective when their registration is not yet certified by competent state agencies while the transferee must not account expenses for the technology transfer contents into product costs.
Article 26: Technology transfer tax
1. The transferors shall have to pay a tax on the proceeds from technology transfer activities. The technology transfer tax rates shall comply with Vietnams tax laws.
...
...
...
Article 27: Charge for evaluation of technology transfer contracts.
When submitting dossiers of application for registration of technology transfer contracts, the submitters must pay a charge for contract evaluation according to the provisions of law.
STATE MANAGEMENT OVER TECHNOLOGY TRANSFER
Article 28: Contents of state management over technology transfer
The contents of state management over technology transfer include:
1. Promulgating legal documents on technology transfer, formulating policies and strategies on technology transfer, organizing the guidance and examination of the implementation of these documents.
2. Certifying the registration of technology transfer contracts, stopping, canceling certification of the registration of technology transfer contracts.
3. Managing technology transfer activities.
...
...
...
5. Building technology export and import policies.
6. Disseminating knowledge about technology transfer; supplying information on technology.
7. Supervising and inspecting activities of technology transfer, technology appraisal, evaluation and expertise, provision and use of technology transfer consultancy services.
8. Setting complaints and denunciations and handling violations of the legislation on technology transfer, technology appraisal, evaluation and expertise, provision and use of technology transfer consultancy services.
9. Providing professional on technology transfer.
10. Organizing international cooperation activities in the above-said domains.
Article 29: Principles for the assignment of State management over technology transfer activities
The Government shall perform uniform State management over technology transfer activities nationwide. The Government shall assign responsibilities to the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal Peoples Committees to assist the Government in performing the State management functions defined in Article 28 of this Decree.
The assignment of the tasks and powers of State management over technology transfer activities to the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal Peoples Committees shall be based on the following principles:
...
...
...
2. Ensuring concentrated and uniform management throughout the country together with reasonable assignment of responsibilities suitable to the specialized professional and technical capacity of each ministry, ministerial-level agency, Government-attached agency and locality. The ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal Peoples Committees shall tale responsibility directly before the Government for the tasks assigned to them for management.
1. Responsibilities of the Science and Technology Ministry :
a. To assist the Government in directing uniform State management over technology transfer and technology appraisal, evaluation and expertise nationwide according to the contents prescribed in Article 28 of this Decree;
b. To perform uniform professional management and guide the implementation of policies and laws on technology appraisal, evaluation and expertise. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies in submitting to the Prime Minister for promulgation a list of technologies for the productions of products related to safety, health, sanitation, environment and national security, for which evaluation or expertise certificates are required;
c. To manage the provision and use of technology transfer consultancy services. To set the conditions for establishment and operation of technology transfer consultancy organizations; submit to Prime Minister for promulgation a Regulation on conditions for establishment and operation of technology evaluation and expertise organizations;
d. To formulate technology transfer policies and strategies, improve the technology transfer management apparatus, and provide professional training in technology transfer;
e. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal Peoples Committees in, supervising, controlling, evaluating and reporting on activities of technology transfer, technology appraisal, evaluation and expertise.
The technology management agency under the Science and Technology Ministry is an agency assisting the Science and Technology Minister in performing State management over technology transfer.
...
...
...
a. Managing activities of technology transfer, technology appraisal, evaluation and expertise, provision and use of technology transfer consultancy services according to their decentralized competence in the domains under their respective management;
To consider and decide on technology transfer contracts of investment projects and bid projects failing under their respective competence to decide on investment, of projects authorized by superior authorities to them for investment approval according to the provisions of the Governments Regulation on investment and construction management.
b. To examine, or coordinate with the concerned functional agencies in examining, the technology transfer, technology appraisal, evaluation and expertise, provision and use of technology transfer consultancy services according to their decentralized competence in the domains under their respective management.
c. The Finance Ministry shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Science and Technology Ministry in, promulgating a Regulation on charges for evaluation of technology transfer contracts;
d. In January of each year, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees shall send reports on the previous years situation of technology transfer, technology appraisal, evaluation and expertise, provision and use of technology transfer consultancy services under their respective management to the Science and Technology Ministry for summing up and submission to the Prime Minister.
Article 31: Registration of technology transfer contracts
1. The following technology transfer contracts must be registered:
a. Contracts on the transfer of technology from abroad into Vietnam;
b. Contracts on the transfer of technology from Vietnam to abroad;
...
...
...
2. The agencies certifying the registration of technology transfer contracts may withdraw technology transfer contract registration certificates if it detects any violations of law
1. The Science and Technology Ministry shall certify the registration of :
a. Contracts on the transfer of technology from abroad into Vietnam which have a payment value of over VND 1,000,000,000 each;
b. Contracts on the transfer of technology from Vietnam to abroad;
2. The Science and Technology Services of the provinces or centrally-run cities where the technology transferees make registration for business activities shall certify the registration of :
a. Contracts on the transfer of technology from abroad into Vietnam which have a total payment value of VND 1,00,000,000 or less each;
b. Contracts on the domestic transfer of technology valued at VND 500,000,000 or more.
3. The agencies certifying the registration of technology transfer contracts shall have to oversee the performance of the registered technology transfer contracts; if detecting any violations of law, they must propose competent State agencies to handle them according to the provisions of law.
...
...
...
A contract registration dossier shall consist of :
1. The application for contract registration, made according to a form set by the Science and Technology Ministry
2. The contract signed and stamped by the involved parties (if the parties are legal persons) and appendices (if any), with every page of both initialed by the involved parties (or sealed, if the parties are legal persons).
3. A written summary of the contents of the transferred technology (or the feasibility study report of the project).
4. Documents:
a. Certifying the legal capacity of the parties to the contract (operating licenses);
b. Certifying the legal capacity of the representatives of the parties to the contract;
c. The title of protection of industrial property rights in Vietnam in case of transfer of the rights to own or use industrial property objects which have been granted the protection titles.
d. The decision of the agency with investment-deciding competence (defined in the Government-promulgated Regulation on investment and construction management) to approve the technology transfer contract (in case of projects using state budget capital, development investment credit capital of the state or credit capital underwritten by the state);
...
...
...
f. The appraisal or expertise certificate, for technologies on the list of technological domains which are required have to appraisal or expertise certificates, issued under a decisions of the Prime Minister.
Article 34: Procedures for registration of technology transfer contracts
1. Procedures for contract registration:
a. The dossier of application for contract registration, sent to a competent state management agency within 90 days as from the date the two parties sign the contract;
b. Within 15 working days after receiving complete and valid dossiers, if the competent state management agency has no written request for amendment and/or supplementation, it shall certify the registration of the technology transfer contracts;
c. Working within 15 days after receiving complete and valid dossiers, if the competent state management agency has a written request for amendment and/or supplementation of the dossiers, the parties to the contracts must make amendments and/or supplementation as requested. Within 10 working days after receiving the properly amended and supplemented dossiers, if the competent state agency has no written request for further amendment and/or supplementation, it shall certify the registration of the technology transfer contracts;
d. Within 60 days after receiving the written requests for amendment and/or supplementation of the state management agencies with competence to register contracts, if the parties to the contracts fail to meet such requests, their applications for registration shall become invalid.
2. The procedures for registration of additional contracts shall also comply with the provisions of Clause 2 of this Article.
3. The procedures for registration of contracts on transfer of the rights to own or use industrial property objects shall comply with the provisions of the industrial property legislation.
...
...
...
Contract registration certificates shall be made according to a form guided by the Science and Technology Ministry.
Article 35: Right to seek professional opinions
In the course of deciding on or registering technology transfer contracts, the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies or the provincial/municipal Peoples Committees may seek opinions of appraisal and expertise organizations, professional agencies as well as specialists in the relevant professional domains. The consulted appraisal and expertise organizations, professional agencies and/or specialists shall have to give honest and impartial opinions and keep secret relevant information.
Article 36: Complaints and denunciations
Organizations and individuals may lodge complaints about certification of registration, refuse to certify registration or withdrawal of registration of technology transfer contracts; individuals may denounce acts that violate the technology transfer legislation in accordance with the provisions of the Law on Complaints and Denunciations.
Article 37: Handling of administrative violations in the technology transfer domain
The handling of administrative violations in the technology transfer domain shall comply with current provisions of Vietnamese laws.
...
...
...
1. Technology transfer contracts which have been certified for their registration or approved by competent state management agencies before the effective date of this Decree shall continue to be effective till the expiration of their terms.
2. Dossiers of application for registration or approval of technology transfer contracts which were submitted to competent state management agencies before the effective date of this Decree but have not yet been dealt with shall comply with this Decree.
Article 39: Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. This Decree replaces the Governments Decree No. 45/1998/ND-CP of July 1, 1998 detailing the technology transfer.
2. The Science and Technology Minister shall have to guide the implementation of this Decree.
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees shall have to implement this Decree.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 11/2005/NĐ-CP Hướng dẫn chuyển giao công nghệ sửa đổi
Số hiệu: | 11/2005/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/02/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 11/2005/NĐ-CP Hướng dẫn chuyển giao công nghệ sửa đổi
Chưa có Video