Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 107/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, GĂM HÀNG, TĂNG GIÁ QUÁ MỨC, ĐƯA TIN THẤT THIỆT, BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về xử phạt hành chính đối với:

a) Hành vi đầu cơ hàng hóa; găm hàng; tăng giá quá mức; đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ;

b) Hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ;

c) Hành vi xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép thóc, gạo, xăng, dầu, lâm sản, khoáng sản qua biên giới;

d) Hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

2. Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định này chỉ được áp dụng:

a) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được công bố áp dụng trong phạm vi cả nước và các hàng hoá, dịch vụ khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được công bố áp dụng trong phạm vi địa phương;

b) Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương.

3. Các vụ vi phạm về đầu cơ hàng hóa, xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép xăng, dầu, thóc gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới quy định tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Điều 3. Áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt; các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Chương II.

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 4. Xử phạt đối với hành vi đầu cơ hàng hóa

1. Đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật ngoài hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này nhằm bán lại thu lợi bất chính bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóá mua vét, mua gom có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền 35.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa là xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hoá học nhằm bán lại thu lợi bất chính bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hoá mua vét, mua gom có giá trị 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hoá mua vét, mua gom có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hoá mua vét, mua gom có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền 35.000.000 đồng nếu hàng hóa mua vét, mua gom có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

a) Hành vi vi phạm là của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam;

b) Hành vi vi phạm là của cá nhân, doanh nghiệp, chi nhánh không đăng ký kinh doanh hoặc được phép kinh doanh loại hàng hóa mua vét, mua gom.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 5. Xử phạt đối với hành vi găm hàng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi găm hàng sau đây mà không có lý do chính đáng:

a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;

b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;

c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;

d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hoá khác với thời gian trước đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi găm hàng sau đây mà không có lý do chính đáng:

a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;

b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi găm hàng sau đây mà không có lý do chính đáng:

a) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;

b) Có mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

a) Hành vi vi phạm là của người sản xuất, chế biến, đóng gói, lắp ráp, sang chiết, nạp, nhập khẩu hàng hóa;

b) Hành vi vi phạm là của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam;

c) Hành vi vi phạm là của siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại khác.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu hàng hoá đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 6. Xử phạt đối với hành vi tăng giá quá mức

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tăng giá bán hàng, phí dịch vụ từ 20% trở lên so với mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thu lợi bất chính nếu hàng hoá, dịch vụ có giá trị đến 5.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hóa dịch vụ có giá trị trên 100.000.000 đồng.

8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

a) Hành vi vi phạm là của người sản xuất, chế biến, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu hàng hóa;

b) hành vi vi phạm là của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam;

c) Hành vi vi phạm là của siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại khác.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng trên mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 7. Xử phạt đối với hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm ký hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với trường hợp cố ý bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật để vụ lợi.

6. Hình thực xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 8. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện kê khai giá, đăng ký giá theo quy định đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 9. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, quầy hàng, điểm giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng, thu tiền phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá hoặc quy định khung giá, giá giới hạn;

b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện;

d) Hành vi vi phạm là của siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại khác.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các cơ sở giao dịch ngoại tệ hoặc kinh doanh vàng có một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc giá mua, bán vàng tại địa điểm giao dịch kinh doanh;

b) Có niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc giá mua, bán vàng nhưng hình thức, nội dung niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;

c) Mua, bán ngoại tệ hoặc vàng không đúng với giá niêm yết.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện niêm yết giá đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Buộc trả lại khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước;

c) Tịch thu số ngoại tệ thu được do vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 10. Xử phạt đối với hành vi xuất lậu xăng, dầu qua biên giới

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng, dầu ở khu vực biên giới có hành vi vi phạm quy định quản lý kinh doanh xăng đầu tại khu vực biên giới do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nếu giá trị xăng, dầu đến 10.000.000 đồng:

a) Vận chuyển xăng, dầu trái phép vào khu vực biên giới;

b) Vận chuyển, buôn bán, trao đổi trái phép xăng, dầu qua biên giới;

c) Buôn bán, trao đổi xăng, dầu trên biển với tầu thuyền, phương tiện đánh bắt thuỷ sản của nước ngoài.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này nếu giá trị xăng, dầu từ 100.000.000 đồng trở lên đối với trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới của Bộ Công Thương,

b) Tịch thu hàng hoá vi phạm quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này;

c) Tịch thu số tiền thu được do vi phạm hành chính quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này;

d) Tịch thu phương tiện vận chuyển đối với vi phạm quy định từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện đó do cấp có thẩm quyền cấp, có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành vi phạm chính năm 2002;

đ) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn từ trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 11. Xử phạt đối với hành vi xuất lậu thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nếu hàng hoá có giá trị đến 5.000.000 đồng:

a) Vận chuyển, buôn bán, trao đổi trái phép thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới;

b) Buôn bán, trao đổi trái phép thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản trên sông, trên biển với các phương tiện vận tải nước ngoài.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điêu này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

a) Lâm sản là gỗ tròn, gỗ xẻ tự nhiên, động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm thuộc danh mục cấm kinh doanh hoặc cấm xuất khẩu;

b) Khoáng sản đặc biệt và độc hại.

9. Các quy định xử phạt hành chính tại Điều này không áp dụng đối với hoạt động trao đổi thóc, gạo của cư dân khu vực biên giới nhằm mục đích tiêu dùng theo quy định hiện hành.

10. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu hàng hoá vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu số tiền thu được do vi phạm hành chính quy định tại Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vận chuyển đối với vi phạm quy định tại Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp: vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện đó do cấp có thẩm quyền cấp, có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

d) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 12. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên, hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên và vi phạm về nhãn hàng hóa

1. Đối với các hành vi vi phạm về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì phái chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xử phạt hành chính được thực hiện với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm hành chính, kèm theo các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 18, Điều 22 và Điều 24 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

2. Đối với các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa có giá trị từ trên 1.00.000.000 đồng trở lên thì việc xử phạt hành chính được thực hiện với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm hành chính, kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 23 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

3. Các khung phạt tiền quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, khoản 4 Điều 23 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được áp dụng xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa.

Điều 13. Xử phạt đối với hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hoá, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho khách hàng nếu hàng hoá có giá trị đến 1.00.000 đồng:

a) Gian lận trong cân, đong, đo, đếm, đóng gói hàng hóa;

b) Gian lận chất lượng hàng hoá so với công bố chất lượng hoặc ghi trên nhãn hàng hoá.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

13. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nếu hàng hoá có giá trị trên 100.000.000 đồng.

15. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 14 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

a) Hành vi gian lận là của người sản xuất, chế biến, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói hàng hoá;

b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

16. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đền bù thiệt hại cho khách hàng đối với vi phạm quy định tại Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để đền bù thì tịch thu số tiền thu được do gian lận vào ngân sách nhà nước;

b) Tước quyền sử dụng đến mười hai tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép được cấp hoặc tước quyền sử dụng không có thời hạn trên mười hai tháng trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Chương III.

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 14. Thẩm quyền xử phạt

1. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường

Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình và các hành vi vi phạm hành chính về giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

3. Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành

a) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

b) Người có thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt hành chính các hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

c) Người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan có quyền xử phạt hành chính các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo quy định tại Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 15. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt và ủy quyền xử phạt

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

2. Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Điều 16. Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

2. Việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vị phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

Điều 17. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Chương IV.

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tại toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ kiện hành chính.

3. Trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 19. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời; xử phạt không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng bị xử phạt, không đúng hành vi vi phạm bị xử phạt; áp dụng không đúng hình thức, mức xử phạt và biện pháp khác; chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; làm cản trở lưu thông hàng hoá hợp pháp, gây thiệt hại cho người kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chương V.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ các quy định có liên quan ban hành trước đây trái với Nghị định này.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 107/2008/ND-CP

Hanoi, September 22, 2008

 

DECREE

ON ADMINISTRATIVE SANCTIONING OF ACTS OF GOODS SPECULATION AND HOARDING, EXCESSIVE PRICE HIKING, RUMOR SPREADING, SMUGGLING AND TRADE FRAUDS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the April 26, 2002 Ordinance on Prices;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade.

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Acts of speculating goods; hoarding goods; excessively hiking prices; spreading false information on market and goods and service prices;

b/ Acts of violation of regulations on declaring, registering and quoting goods and service prices;

c/ Acts of illegally exporting or transporting across the border paddy, rice, petrol, oil, forest products and minerals;

d/ Frauds in goods measuring and packing and goods and service quality.

2. The administrative sanctioning of acts of violation specified in Articles 4, 5, 6 and 7 of this Decree is applicable only:

a/ To goods and services on the list of goods and services subject to price valorization to be applied nationwide under the Government's regulations or the Prime Minister's decisions and other goods and services to be applied within localities under decisions of presidents of provincial-level People's Committees;

b/ In case of an abnormal market fluctuation in goods and service supply-demand balance and prices caused by natural disasters, fires, epidemics or wars, or other unexpected circumstances when the Prime Minister or the Minister of Finance announces national- or regional-level application of price valorization measures or presidents of provincial-level People's Committees announce local application of price valorization measures.

3. Dossiers of violation cases of goods speculation, illegal cross-border export or transportation of petrol, oil. paddy, rice, forest products and minerals specified in Articles 4. 10 and 11 of this Decree involving goods valued at VND 100.000.000 or more and showing signs of crimes shall be forwarded to competent criminal procedure-conducting bodies for penal liability examination. When criminal procedure-conducting bodies decide not to examine these violations for penal liability, administrative sanctioning thereof complies with Articles 4, 10 and 11 of this Decree.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Foreign organizations and individuals that commit acts of administrative violation specified in this Decree in the Vietnamese territory, unless otherwise provided for by treaties to which Vietnam is a contracting party.

3. Minors who commit acts of administrative violation specified in this Decree shall be sanctioned under Point a. Clause 1, Article 6 and Clause 1. Article 7 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 3.- Application of provisions on administrative sanctioning

Sanctioning principles; extenuating or aggravating circumstances; statute of limitations and time limits for sanctioning; durations for violators to be regarded as having never been sanctioned; methods of determining time limits and statute of limitations; application of administrative sanctioning forms and remedies; and competent persons' responsibilities in administrative sanctioning comply with the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 4.- Sanctioning of acts of goods speculation

1. Acts of taking advantage of a scarcity of goods or creating a sham scarcity of goods on the market in order to collect or buy in goods which are on the list of goods subject to price valorization according to law other than the goods specified in Clause 2 of this Article for resale to earn illegal profits shall be fined as follows:

a/ Between VND 3,000,000 and VND 5.000.000 if collected or bought-in goods are valued at VND 20,000.000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 if collected or bought-in goods are valued at between over VND 50.000,000 and VND 80,000,000;

d/ Between VND 20.000,000 and VND 30,000,000 if collected or bought-in goods are valued at between over VND 80,000,000 and under VND 100,000,000;

e/ VND 35,000,000 if collected or bought-in goods are valued at VND 100,000,000 or more but not subject to penal liability examination.

2. Acts of taking advantage of a scarcity of goods or creating a sham scarcity of goods on the market in order to collect or buy in goods being petrol, oil, cement, construction steel, liquefied gas and chemical fertilizer for resale to earn illegal profits shall be fined as follows:

a/ Between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 if collected or bought-in goods are valued at VND 50.000.000:

b/ Between VND 10.000.000 and VND 20,000.000 if collected or bought-in goods are valued at between over VND 50.000.000 and VND 80.000.000;

c/ Between VND 20,000,000 and VND 30.000.000 if collected or bought-in goods are valued at between over VND 80,000,000 and under VND 100,000,000;

d/ VND 35,000,000 if collected or bought-in goods are valued at VND 100,000,000 but not subject to penal liability examination.

3. Fine levels specified in Clauses 1 and 2 of this Article will double in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Acts of violation are committed by individuals, enterprises and branches that have not made business registration or are not licensed to trade in collected or bought-in goods.

4. Additional sanctions and remedies of consequences:

a/ Confiscating goods, for violations specified in this Article;

b/ Confiscating the money earned from administrative violations, for violations specified in this Article;

c/ Depriving of the right to use business eligibility certificates and all kinds of granted business licenses for up to 12 months, or depriving of the right to use such certificates or licenses for an indefinite time of more than 12 months for repeated violations or recidivism, for violations specified in this Article.

Article 5.- Sanctioning of acts of hoarding goods

1. To impose a fine between VND 5.000.000 and VND l0,000,000 on business households which commit the following acts of hoarding goods without justifiable reasons:

a/ Reducing sale places;

b/ Reducing sale modes (from wholesale to retail sale) as compared with previous times;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Reducing time for sale and supply of goods as compared with previous limes.

2. To impose a fine between VND l0,000,000  and VND 15,000,000 on business households which commit one of the following acts of hoarding goods without justifiable reasons:

a/ Reducing the quantity of goods to be sold; b/ Stopping selling goods.

3. To impose a fine between VND 15,000,000 and VND 20.000.000 on business households which commit one of the following acts of hoarding goods without justifiable reasons:

a/ Not opening shops or trading places so as not to sell goods;

b/ Opening shops or trading places without selling goods.

4. To impose a fine between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 on business households which commit acts of stockpiling a quantity of goods 150% higher than the average inventory of these goods of three consecutive preceding months.

5. Fine levels specified in Clauses 1 thru 4 of this Article will double in the following cases:

a/Acts of violation are committed by goods producers, processors, packagers, assemblers, bottlers, canners, fillers and importers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Acts of violation are committed by supermarkets, trade centers or other modern goods distribution establishments.

6. Additional sanctions:

a/ Confiscating goods, for violations specified in Clause 4 of this Article.

b/ Depriving of the right to use business eligibility certificates and all kinds of granted business licenses for up to 12 months, or depriving of the right to use such certificates or licenses for an indefinite time of more than 12 months for repeated violations or recidivism, for violations specified in this Article.

Article 6.- Sanctioning of acts of excessively hiking prices

1. To impose caution or a fine between VND 500.000 and VND 1,000,000 on acts of raising sale prices or service charges by 20% from the price levels declared or registered with competent state agencies in order to earn illegal profits if goods or services are valued at up to VND 5.000.000.

2. To impose a fine between VND 1,000,000 and VND 3.000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods or services are valued at between over VND

5,000.000 and VND 10,000.000.

3. To impose a fine between VND 3,000,000 and VND 5.000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods or services are valued at between over VND 10,000,000 and VND 20,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To impose a fine between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods or services are valued at between over VND 50,000,000 and VND 80,000,000.

6. To impose a fine between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods or services are valued at between over VND 8,000,000 and VND 100,000,000.

7.  To impose a fine between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods or services are valued at over VND 100,000,000.

8. Fine levels specified in Clauses 1 thru 7 of this Article will double in the following cases:

a/ Acts of violation are committed by goods producers, processors, packagers, assemblers, bottlers, canners. fillers and importers:

b/ Acts of violation are committed by enterprises and business branches in Vietnam;

c/ Acts of violation committed by supermarkets, trade centers or other modern goods distribution establishments.

9. Additional sanctions:

a/ Confiscating the money earned from administrative violations, for violations specified in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Sanctioning of acts of spreading rumors on markets and goods and service prices

1. To impose caution or a fine between VND 500,000 and VND 1,000,000 on individuals who commit acts of making up or spreading untruthful information on market situation and goods and service prices causing market instability and psychological confusion in the society.

2. To impose a fine between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 on business households committing acts of making up or spreading untruthful information on market situation and goods and service prices causing market instability and psychological confusion in the society.

3. To impose a fine between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 on enterprises committing acts of making up or spreading untruthful information on market situation and goods and service prices causing market instability and psychological confusion in the society.

4. To impose a fine between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 on mass media agencies and concerned organizations committing acts of making up or spreading untruthful information on market situation and goods and service prices on the mass media such as newspaper, radio, television, online news service or other publications causing market instability and psychological confusion in the society.

5. Fine levels specified in Clauses 1 thru 4 of this Article will double in cases of intentionally making up or spreading untruthful information for self-seeking purposes.

6. Additional sanctions and remedies:

a/ Compelling correction of information, for violations specified in Clauses 2,3 and 4 of this Article:

b/ Compelling destruction or confiscation for destruction of publications containing violating information, for violations specified in Clause 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Sanctioning of acts of violation of regulations on declaration and registration of goods and service prices

1. To impose a fine between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 on acts of failing to declare goods and service prices with competent state agencies under regulations.

2. To impose a fine between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 on acts of failing to register goods and service prices with competent state agencies under regulations.

3. Remedies of consequences:

To compel price declaration and registration under regulations, for violations specified in this Article.

Article 9.- Sanctioning of acts of violation of regulations on quoting goods and services

1. To impose caution or a fine between VND 500,000 and VND 1,000,000 on one of the following acts:

a/ Failing to quote goods and services at shops, stalls or places for sale and purchase of goods or provision of services;

b/ Quoting not under regulations or unclearly quoting causing confusion to customers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To impose a fine between VND 5,000,000 and VND 10.000,000 on acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article in the following cases:

a/ Goods and services whose prices, price brackets or price limits are set by the State:

b/ Goods and services are on the list of goods and services subject to price valorization according to law;

c/ Goods and services are on the list of goods and services subject to restricted business or conditional business;

d/ Acts of violation are committed by supermarkets, trade centers or other modern goods distribution establishments.

4. To impose a fine between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 on foreign currency or gold trading establishments which commit one of the following acts:

a/ Failing to post foreign exchange rates or buying and selling prices of gold at trading places;

b/ Unclearly posting up foreign exchange rates or buying and selling prices of gold causing confusion to customers;

c/ Buying and selling foreign currencies or gold not at posted-up prices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Additional sanctions and remedies of consequences:

a/ Compelling the making of quotations under regulations, for violations specified in Clauses 1, 3. 4 and 5 of this Article;

b/ Compelling the refund of money earned from charging higher than quotations to customers for violations specified in Clauses 2,3, Point c of Clause 4 of this Article. When it is impossible to identify customers for refund, to confiscate such amounts for remittance into the state budget:

c/ Confiscating foreign currency amounts earned from administrative violations specified in Clause 5 of this Article;

d/ Depriving of the right to use business eligibility certificates and all kinds of granted business licenses for up to 12 months, or depriving of the right to use such certificates or licenses for an indefinite time of more than 12 months for repeated violations or recidivism, for violations specified in this Article.

Article 10.- Sanctioning of acts of illegal cross-border export of petrol and oil

1. To impose a fine between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 on petrol and oil retailers in border areas that commit acts of violation of regulations on petrol and oil trading management in border areas promulgated by the Minister of Industry and Trade.

2. To impose a line between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 on one of the following acts if petrol and oil are valued at up to VND 10.000.000:

a/ Illegally transporting petrol and oil to border areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Trading in or exchanging petrol and oil with foreign vessels or fishing means at sea.

3. To impose a fine between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 on acts of violation specified in Clause 2 of this Article if petrol and oil are valued at between over VND 10,000,000 and VND 30,000,000.

4. To impose a fine between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 on acts of violation specified in Clause 2 of this Article if petrol and oil are valued at between over VND 30.000,000 and VND 50,000,000.

5. To impose a fine between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 on acts of violation specified in Clause 2 of this Article if petrol and oil are valued at between over VND 50,000,000 and VND 70,000,000.

6. To impose a fine between VND 50.000.000 and VND 70,000,000 on acts of violation specified in Clause 2 of this Article if petrol and oil are valued at between over VND 70,000,000 and under VND 100,000,000.

7. To impose a fine of VND 70,000,000 on acts of violation specified in Clause 2 of this Article if petrol and oil are valued at over VND 100,000.000 for cases not subject to penal liability examination under decisions of criminal procedural agencies.

8. Additional sanctions and remedies of consequences:

a/ Compelling the observance of the Ministry of Industry and Trade's regulations on petrol and oil trading management in border areas;

b/ Confiscating goods involved in violations specified in Clauses 2 thru 7 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Confiscating means of transport, for violations specified in Clauses 2 thru 7 of this Article for one of the following cases: repeated violations or recidivism, using number plates granted by competent authorities not for such vehicles, committing acts of avoiding or obstructing persons on duty, except for cases specified in Clause 2, Article 17 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations:

e/ Depriving of the right to use business eligibility certificates and all kinds of granted business licenses for up to 12 months, or depriving of the right to use such certificates or licenses for an indefinite time of more than 12 months for repeated violations or recidivism, for violations specified in this Article.

Article 11.- Sanctioning of acts of illegally exporting paddy, rice, forest products and minerals across the border

1. To impose a fine between VND 500,000 and VND 1,000,000 on one of the following acts if goods are valued at up to VND 5,000,000:

a/ Illegally transporting, trading in or exchanging paddy, rice, forest products and minerals across the border;

b/ Illegally trading in or exchanging paddy, rice, forest products and minerals with foreign means of transport on river or at sea.

2. To impose a fine between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 5,000,000 and VND 10,000,000.

3. To impose a fine between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 10,000,000 and VND 20,000,000.

4. To impose a fine between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 20,000,000 and VND 50,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To impose a fine between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 80,000.000 and under VND 100,000.000.

7. To impose a fine of VND 35.000.000 on acts of violation specified in Clause 1 of this

Article if goods are valued at VND 100.000,000 or more without examining these acts for penal liabilitv.

8. Fine levels specified in Clauses 1 thru 7 of this Article will double in the following cases:

a/ Forest products are log or sawn timber from natural forests, precious and rare. animals and plants, precious and rare plant varieties and animal breeds on the list banned from trading or export;

b/ Special and hazardous minerals.

9. Provisions on administrative sanctioning prescribed in this Article are not applicable to the exchange of paddy and rice for consumption by border inhabitants according to current regulations.

10. Additional sanctions and remedies of consequences:

a/ Confiscating goods involved in violations specified in this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Confiscating means of transport for violations specified in this Article for one of the following cases: repeated violations or recidivism, using number plates granted by competent authorities not for such vehicles, avoiding or obstructing persons on duty, except for cases specified in Clause 2, Article 17 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations:

d/ Depriving of the right to use business eligibility certificates and all kinds of granted business licenses for up to 12 months, or depriving of the right to use such certificates or licenses for an indefinite time of more than 12 months for repeated or recidivism, for violations specified in this Article.

Article 12.- Sanctioning of acts of violation concerning goods banned from trading, smuggled goods worth VND 100,000,000 or more, fake goods worth VND 30,000,000 or more and violation in goods labeling

1. Dossiers of cases of violation concerning goods banned from trading, smuggled goods worth VND 100,000,000 or more and fake goods worth VND 30,000,000 or more which show signs of crimes shall be forwarded to competent criminal procedure-conducting bodies for penal liability examination. When criminal procedure-conducting bodies decide not to examine these cases for penal liability, administrative sanctions shall be imposed with the highest fine level of the highest fine bracket set for acts of administrative violation together with additional sanctions and remedies of consequences specified in Articles 18, 22 and 24 of the Government's Decree No. 06/ 2008/ND-CP of January 16. 2008. on administrative sanctioning of violations in commercial activities.

2. Acts of violation in goods labeling valued at over VND 100,000,000 or more shall he administratively sanctioned with the highest fine level of the highest fine bracket set for acts of administrative violation together with additional sanctions and remedies of consequences specified in Article 23 of the

Government's Decree No. 06/2008/ND-CP of January 16. 2008. on administrative sanctioning of violations in commercial activities.

3. Fine brackets specified at Points a, b, c, d, e, f and g. Clause 4. Article 23 of the Government's Decree No. 06/2008/ND-CP of January 16.200S. on administrative sanctioning of violations in commercial activities, are applicable to the administrative sanctioning of acts of trading in unlabeled goods subject to goods labeling.

Article 13.- Sanctioning of frauds in goods measuring and packing and goods and service quality

1. To impose caution or a fine between VND 20,000 and VND 50,000 on one of the following acts causing damage to customers if goods are valued at up to VND 100,000:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Committing frauds in goods quality as compared with announced quality or quality information on goods labels.

2. To impose caution or a fine between VND 50.000 and VND 100,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 100,000 and VND 300,000.

3. To impose a fine between VND 100,000 and VND 200,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 300,000 and VND 500,000.

4. To impose a fine between VND 200,000) and VND 300.000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 500,000 and VND 1.000.000.

5. To impose a fine between VND 300,000 and VND 500.000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 1,000,000 and VND 2,000,000.

6. To impose a fine between VND 500,000 and VND 700,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 2,000,000 and VND 5,000,000.

7. To impose a fine between VND 700,000 and VND 1,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 5,000,000 and VND 10,000,000.

8. To impose a fine between VND 1,000,000 and VND 1,500,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 10,000,000 and VND 15,000,000.

9. To impose a fine between VND 1,500,000 and VND 2,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 15,000,000 and VND 20,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. To impose a fine between VND 3,000,000 and VND 5.000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 30,000,000 and VND 50,000,000.

12. To impose a fine between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 50,000,000 and VND 70,000,000.

13. To impose a fine between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at between over VND 70,000,000 and VND 100,000,000.

14. To impose a fine between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 on acts of violation specified in Clause 1 of this Article if goods are valued at over VND 100,000,000.

15. Fine levels specified in Clauses 1 thru 14 of this Article will double in the following cases:

a/ Frauds are committed by goods producers, processors, assemblers, bottlers, canners, fillers and packagers:

b/ Goods and services on the list of goods and services subject to price valorization according to law.

16. Additional sanctions and remedies of consequences:

a/ Compelling compensation for damage to customers for violations specified in this Article, confiscating monev amounts earned from frauds for remittance into the state budget when it is impossible to identify customers for compensation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES

Article 14.- Sanctioning competence

1. Sanctioning competence of People's Committees of all levels

a/ Presidents of commune-level People's Committees may administratively sanction acts of violation prescribed in this Decree in localities under Article 28 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

b/ Presidents of district-level People's Committees may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under Article 29 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

c/ Presidents of provincial-level People's Committees may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under Article 30 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Sanctioning competence of market management bodies

Competent persons of market management bodies specified in Article 37 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under their management and acts of administrative violation in goods and service market prices under the Government's decree on sanctioning of administrative violations in pricing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Chiefs of district-level police offices, heads of provincial-level investigative police sections for economic management order- and position-related crimes, directors of provincial-level police offices and the director of the Investigative Police Department for Economic Management Order-And Position-Related Crimes may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under their management according to Clauses 4,5, 6 and 7, Article 31 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

b/ Competent persons of branch inspectorates may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities and domains under branches' management according to Article 38 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

c/ Competent persons of the Border Guard. Coast Guard and Customs may administratively sanction acts of smuggling or illegally transporting goods across the border specified in this Decree in localities and domains under their management according to Articles 32, 33 and 34 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 15.- Principles for determining sanctioning competence and authorization

1. Principles for determining competence of administrative sanctioning are set under Article 42 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Authorization of administrative sanctioning complies with Article 41 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 16.- Procedures for sanctioning, handling material evidence and means used in administrative violations and implementing sanctioning decisions

1. Procedures for administrative sanctioning, handling material evidence and means used in administrative violations and implementing administrative sanctioning decisions-comply with the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The pricing of goods involved and material evidence and means used in administrative violations which serves as a basis for determining fine levels and sanctioning competence for administrative violations comply with Article 63 of the Government's Decree No. 06/2008/ND-CP of January 16, 2008. on administrative sanctioning ofviolations in commercial activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The application of measures to stop administrative violations and ensure administrative sanctioning comply with the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2(X)8 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter IV

COMPLAINTS. DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 18.- Complaints, denunciations and their settlement

1. Individuals may denounce with competent state agencies acts of administrative violation specified in this Decree committed by organizations or individuals or illegal acts committed persons competent for administrative sanctioning.

2. Organizations and individuals subject to administrative sanctioning or measures to stop administrative violations or their lawful representatives may lodge complaints about administrative sanctioning decisions or decisions on application of measures to prevent administrative violations according to the law on complaints and denunciations or initiate lawsuits at competent courts according to the law on procedures for settling administrative lawsuits.

3. The order, procedures, time limits and competence to lodge and settle complaints and denunciations about administrative sanctioning comply with the law on complaints and denunciations and settlement thereof.

Article 19.- Handling of violations committed by persons with administrative sanctioning competence

Persons with administrative sanctioning competence under this Decree who commit acts of causing troubles or tolerating, covering up. failing to handle or untimely handling violations: imposing sanctions not according to competence, not on proper persons or not for proper acts of violation; applying improper forms and levels of sanction and other measures; appropriating or illegally using money, goods, material evidence and means of violation; or obstructing lawful circulation of goods causing damage to traders, shall, depending on the nature and severity of their violation, be disciplined or examined for penal liability and compensate for damage according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. To annul all previous provisions which are contrary to this Decree.

Article 21.- Implementation responsibilities

1. The Minister of Industry and Trade shall guide and organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

;

Nghị định 107/2008/NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại

Số hiệu: 107/2008/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [2]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 107/2008/NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [3]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…