Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 06/2002/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH ĐO LƯỜNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Đo lường được ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06 tháng 10 năm 1999.

Điều 2.

1. Tính thống nhất và chính xác của đo lường được thể hiện thông qua việc biểu thị kết quả đo theo đơn vị đo lường hợp pháp và có sai số nằm trong giới hạn phù hợp với yêu cầu của phép đo.

2. Việc đảm bảo đo lường thống nhất và chính xác là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân).

Điều 3. Mọi tổ chức, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện các quy định của Nhà nước, của ngành và của địa phương về đo lường;

2. Trang bị phương tiện đo, tổ chức việc sử dụng, bảo quản phương tiện đo và thực hiện phép đo nhằm đảm bảo cho đo lường thống nhất, chính xác phù hợp với nhiệm vụ chính trị, xã hội, nghiên cứu khoa học và giá trị hàng hoá, dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh của mình;

3. Xây dựng và ban hành các quy định cần thiết cho công tác quản lý đo lường nhằm đảm bảo đo lường thống nhất và chính xác;

4. Tổ chức hiệu chuẩn, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đo;

5. Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhân viên đo lường.

Điều 4.

1. Khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật đo lường là việc tổ chức, công dân đề nghị với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi hành chính về đo lường hoặc có liên quan đến đo lường; khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật về đo lường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về đo lường là việc công dân báo cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật về đo lường hoặc có liên quan đến đo lường của bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

3. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đo lường theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo và các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan.

Chương 2:

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP VÀ CHUẨN ĐO LƯỜNG

Điều 5.

1. Đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam được xây dựng phù hợp với Hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI) đã được Đại hội cân đo quốc tế lần thứ XI họp tại Paris năm 1960 thông qua và tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung tại các Đại hội sau đó.

2. Hệ đơn vị đo lường quốc tế gồm bảy đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn xuất được suy ra từ các đơn vị cơ bản này.

Bảy đơn vị cơ bản của hệ đơn vị đo lường quốc tế là:

a) Mét, ký hiệu là m, là đơn vị đo chiều dài;

b) Kilôgam, ký hiệu là kg, là đơn vị đo khối lượng;

c) Giây, ký hiệu là s, là đơn vị đo thời gian;

d) Ampe, ký hiệu là A, là đơn vị đo cường độ dòng điện;

đ) Kenvin, ký hiệu là K, là đơn vị đo nhiệt độ;

e) Candela, ký hiệu là cd, là đơn vị đo cường độ sáng;

g) Mol, ký hiệu là mol, là đơn vị đo lượng chất.

Đơn vị đo lường hợp pháp được quy định trong Nghị định số 65/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ ban hành Hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 6. Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo gồm chuẩn quốc gia và các chuẩn có độ chính xác thấp hơn là chuẩn chính và chuẩn công tác:

1. Chuẩn quốc gia là chuẩn đo lường theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Đo lường.;

2. Chuẩn chính là chuẩn đo lường có độ chính xác cao nhất ở một địa phương hoặc một tổ chức để xác định giá trị các chuẩn còn lại của lĩnh vực đo đó. Chuẩn chính được định kỳ liên kết trực tiếp với chuẩn quốc gia hoặc gián tiếp qua chuẩn khác có độ chính xác cao hơn;

3. Chuẩn công tác là chuẩn đo lường được dùng để kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo. Chuẩn công tác được định kỳ liên kết trực tiếp với chuẩn chính hoặc gián tiếp qua chuẩn khác có độ chính xác cao hơn.

Điều 7.

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng quy hoạch chuẩn đo lường quốc gia phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và xu hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật đo lường trên thế giới để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Trên cơ sở quy hoạch chuẩn đo lường quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan khác đảm nhận việc thiết lập, duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn đo lường quốc gia đối với lĩnh vực đo đặc thù.

Điều 8. Trên cơ sở kết quả đánh giá và kiến nghị của Hội đồng thẩm định chuẩn đo lường quốc gia, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia.

Căn cứ để đánh giá và phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia bao gồm:

1. Trình độ kỹ thuật và đo lường của chuẩn;

2. Các điều kiện cần thiết phục vụ việc bảo quản, duy trì và dẫn xuất chuẩn, bao gồm phương tiện so sánh, trang thiết bị phụ, điều kiện môi trường, mặt bằng làm việc;

3. Năng lực của cán bộ chuyên môn;

4. Các văn bản kỹ thuật và nghiệp vụ đo lường có liên quan.

Nội dung, trình tự, thủ tục phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chuẩn đo lường quốc gia thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 9. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước liên quan có trách nhiệm bảo đảm về tài chính, hợp tác quốc tế và các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết khác để thực hiện quy hoạch xây dựng chuẩn đo lường quốc gia; duy trì, khai thác và so sánh quốc tế các chuẩn này theo đúng quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Đo lường.

Điều 10.

1. Mẫu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Đo lường là chất hoặc vật liệu mà một hay nhiều giá trị về thành phần hoặc tính chất của nó đã được xác định về tính đồng nhất và độ chính xác để hiệu chuẩn thiết bị, đánh giá phương pháp đo hoặc để ấn định giá trị về thành phần hoặc tính chất của vật liệu hoặc chất khác.

2. Mẫu chuẩn được chứng nhận là mẫu chuẩn có kèm theo giấy chứng nhận mà trong đó có một hay nhiều giá trị về thành phần và tính chất của nó được chứng nhận theo một thủ tục xác định nhằm thiết lập sự liên kết giữa chúng với việc thể hiện chính xác các đơn vị dùng để biểu thị giá trị về thành phần hoặc tính chất và mỗi giá trị được chứng nhận này có kèm theo độ không đảm bảo đo cụ thể.

Điều 11. Cơ quan hoặc tổ chức thực hiện việc chứng nhận mẫu chuẩn chịu trách nhiệm về kết quả các dữ kiện thể hiện trong giấy chứng nhận mẫu chuẩn do mình cung cấp.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định cụ thể việc quản lý mẫu chuẩn và mẫu chuẩn được chứng nhận.

Chương 3 :

KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO

Điều 12.

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Danh mục phương tiện đo phải kiểm định sau khi đã tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan; quy định việc đăng ký kiểm định; quy định nội dung, trình tự, thủ tục công nhận khả năng kiểm định và ủy quyền kiểm định phương tiện đo.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc kiểm định và xây dựng mạng lưới ủy quyền kiểm định phương tiện đo đáp ứng yêu cầu trên địa bàn được phân công quản lý.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định thì phải đăng ký kiểm định theo các chế độ kiểm định quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Đo lường.

Tổ chức, cá nhân có phương tiện đo được kiểm định; tổ chức, cá nhân có yêu cầu phê duyệt mẫu phương tiện đo phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

Điều 13.

1. Tổ chức được thực hiện việc kiểm định phương tiện đo gồm:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường hoặc tổ chức thuộc cơ quan này được công nhận khả năng kiểm định đối với những phương tiện đo cụ thể;

b) Các tổ chức khác được ủy quyền kiểm định đối với những phương tiện đo cụ thể.

2. Nội dung, trình tự, thủ tục công nhận khả năng kiểm định và ủy quyền kiểm định thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Điều 14. Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường (sau đây gọi là kiểm định viên) thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Kiểm định viên phải được chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên để thực hiện nhiệm vụ kiểm định tại một tổ chức kiểm định được công nhận hoặc ủy quyền.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định cụ thể việc chứng nhận kiểm định viên và việc ban hành các quy trình kiểm định.

Chương 4 :

HIỆU CHUẨN PHƯƠNG TIỆN ĐO, PHÉP ĐO

Điều 15. Hiệu chuẩn được thực hiện đối với các phương tiện đo sau:

1. Phương tiện đo dùng làm chuẩn để hiệu chuẩn phương tiện đo khác, để khắc độ phương tiện đo;

2. Phương tiện đo dùng để điều khiển, điều chỉnh các quá trình công nghệ trong sản xuất, dịch vụ;

3. Phương tiện đo dùng để xác định các đặc tính hoặc tính năng sử dụng của sản phẩm, vật liệu, thiết bị nhằm phục vụ việc kiểm tra chất lượng, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, bảo hành, sửa chữa và phục hồi sản phẩm;

4. Phương tiện đo dùng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Điều 16.

1. Hoạt động hiệu chuẩn bao gồm:

a) Thực hiện việc hiệu chuẩn các chuẩn chính tại phòng hiệu chuẩn thích hợp;

b) Tự hiệu chuẩn các chuẩn công tác bằng cách so sánh trực tiếp với chuẩn chính thích hợp hoặc gián tiếp qua các chuẩn khác có độ chính xác cao hơn;

c) Tự hiệu chuẩn phương tiện đo bằng các chuẩn công tác thích hợp;

d) Hiệu chuẩn theo yêu cầu của các đơn vị khác.

2. Công nhận phòng hiệu chuẩn là biện pháp đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả hiệu chuẩn; là điều kiện cần thiết để tham gia việc thừa nhận lẫn nhau về kết quả đo lường, thử nghiệm giữa các cơ sở trong nước, giữa các nước trong khu vực và quốc tế.

Phòng hiệu chuẩn thực hiện việc hiệu chuẩn và chịu trách nhiệm về kết quả hiệu chuẩn.

Điều 17. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh phát triển hoạt động hiệu chuẩn và xây dựng phòng hiệu chuẩn được công nhận:

1. Quy định những yêu cầu chung về năng lực của phòng hiệu chuẩn và của cơ quan công nhận có thẩm quyền trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế đã thống nhất để áp dụng trên phạm vi cả nước;

2. Tổ chức rộng rãi việc đào tạo, cung cấp thông tin, kiến thức về hoạt động hiệu chuẩn và công nhận phòng hiệu chuẩn cho các cơ sở;

3. Ưu tiên sử dụng phòng hiệu chuẩn được công nhận trong việc thực hiện các nhiệm vụ hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; trong việc tham gia hợp tác khu vực và quốc tế về hiệu chuẩn và thử nghiệm.

Điều 18. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định các phép đo và phương pháp đo để tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo thực hiện. Tổ chức, cá nhân thực hiện phép đo có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàng có thể kiểm tra các phép đo và phương pháp đo này.

Điều 19. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định danh mục hàng hoá đóng gói sẵn theo định lượng phải được quản lý, chênh lệch cho phép giữa hàng hoá thực tế với lượng hàng hoá ghi trên bao bì và phương pháp kiểm tra tương ứng.

Chương 5 :

SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHƯƠNG TIỆN ĐO

Điều 20.

1. Việc sản xuất phương tiện đo bao gồm tự nghiên cứu thiết kế, chế tạo; nhập khẩu linh kiện, phụ tùng hoặc tiếp nhận chuyển giao công nghệ chế tạo, lắp ráp phương tiện đo để sử dụng trong nước và xuất khẩu.

2. Những trường hợp sau đây không phải phê duyệt mẫu phương tiện đo theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Đo lường:

a) Phương tiện đo sản xuất theo thiết kế mẫu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền ban hành;

b) Phương tiện đo sản xuất theo mẫu của tổ chức, cá nhân khác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp này phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đó.

Điều 21. Đối với các phương tiện đo nhập khẩu, những trường hợp sau đây không phải phê duyệt mẫu phương tiện đo theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Đo lường:

1. Phương tiện đo đã có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của Tổ chức Đo lường Pháp quyền Quốc tế (OIML);

2. Phương tiện đo đã có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của cơ quan đo lường quốc gia của những nước có sự thừa nhận lẫn nhau về kết quả thử nghiệm phương tiện đo với Việt Nam.

Chương 6 :

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 22. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đo lường.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về đo lường, có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về đo lường trình cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ và cơ quan quản lý cấp trên đã phê duyệt và ban hành nói trên;

2. Thiết lập, duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn đo lường quốc gia của các lĩnh vực đó;

3. Tổ chức hoạt động kiểm định, tiến hành kiểm định công nhận khả năng kiểm định và ủy quyền kiểm định phương tiện đo; chứng nhận kiểm định viên đo lường;

4. Hướng dẫn, tổ chức và phát triển hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo, tổ chức việc công nhận các phòng hiệu chuẩn và chứng nhận mẫu chuẩn;

5. Tổ chức và quản lý việc phê duyệt mẫu phương tiện đo trong sản xuất và nhập khẩu phương tiện đo;

6. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật về đo lường;

7. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, các địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về đo lường;

8. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tổ chức và cá nhân trong việc thi hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm pháp luật về đo lường trong phạm vi thẩm quyền;

9. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đo lường theo thẩm quyền được phân cấp.

Điều 23. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

1. Khi nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển ngành phải đồng thời lập quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển đo lường làm cơ sở cho việc cải tiến công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học của ngành;

2. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, xây dựng và ban hành các quy định cần thiết cho công tác quản lý đo lường của ngành;

3. Xây dựng và phát triển các cơ quan đo lường của ngành, của cơ sở; tổ chức việc phối hợp và liên kết các khả năng về đo lường của cơ sở nhằm phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu khoa học của ngành, của cơ sở;

4. Xây dựng trình Chính phủ ban hành các chính sách, quy định ưu đãi về đầu tư, tín dụng, thuế, quyền sử dụng đất đai, hợp tác quốc tế nhằm khuyến khích việc sản xuất và xuất khẩu phương tiện đo; dành kinh phí thích hợp cho các hoạt động kiểm định.

5. Theo dõi, kiểm tra các hoạt động về đo lường của ngành, của cơ sở để bảo đảm việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường.

Điều 24. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương.

Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đo lường.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về đo lường ở địa phương.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Điều 25. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm:

1. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, ban hành các văn bản cần thiết cho công tác quản lý đo lường ở địa phương;

2. Có quy hoạch, kế hoạch và dành kinh phí thích hợp để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý đo lường tại địa phương;

3. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định của Nhà nước về đo lường; kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động buôn bán, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công ích khác tại các chợ, khu thương mại tập trung, nơi cung cấp các dịch vụ công cộng, nơi thu mua nông sản, đảm bảo cho các phép đo được thực hiện đúng và chính xác ;

4. Tổ chức tiếp nhận và giải quyết trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm để giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về đo lường.

Chương 7 :

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 26. Thanh tra chuyên ngành về đo lường là chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đo lường.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện thanh tra chuyên ngành về đo lường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.

Điều 27.

1. Nội dung của thanh tra chuyên ngành đo lường là: thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đơn vị đo lường; chuẩn đo lường và mẫu chuẩn; kiểm định và ủy quyền kiểm định phương tiện đo; về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phương tiện đo; về sản xuất, buôn bán hàng đóng gói sẵn theo định lượng; về việc thực hiện phép đo và các quy định khác của pháp luật liên quan đến đo lường.

2. Phương thức, thủ tục thanh tra chuyên ngành về đo lường thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 28. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về đo lường chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra chuyên ngành đo lường.

Điều 29.

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra chuyên ngành về đo lường; Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên chuyên ngành về đo lường.

2. Thanh tra viên chuyên ngành về đo lường được cấp thẻ Thanh tra viên được trang bị trang phục thống nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

3. Thanh tra chuyên ngành về đo lường được sử dụng con dấu riêng trong hoạt động thanh tra.

Điều 30. Thanh tra chuyên ngành về đo lường có nhiệm vụ sau:

1. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác thanh tra đo lường trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

2. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra Thủ trưởng cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra đo lường, chương trình, kế hoạch công tác, nghiệp vụ về thanh tra đo lường;

3. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra đo lường cho thanh tra viên đo lường, các cộng tác viên thanh tra đo lường;

4. Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

5. Thanh tra, kết luận về việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường;

6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Thanh tra chuyên ngành đo lường có quyền:

1. Kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, tổ chức thanh tra cấp trên về biện pháp ngăn chặn, xử lý sau khi thanh tra;

2. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra, yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan cử người tham gia công tác thanh tra;

3. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan cùng cấp hoặc của cấp dưới liên quan đến vụ, việc, đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho công tác thanh tra;

4. Tạm đình chỉ hành vi nếu xét thấy hành vi đó vi phạm pháp luật, gây tác hại hoặc có nguy cơ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân;

5. Tạm đình chỉ công tác, cảnh cáo đối với đối tượng thanh tra thuộc phạm vi quản lý có hành vi cố ý gây cản trở cho việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra; trong trường hợp đối tượng thanh tra không thuộc phạm vi quản lý thì báo cáo và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định;

6. Niêm phong tài liệu, kê biên tài sản; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ có liên quan trong trường hợp có căn cứ để nhận định là có vi phạm pháp luật và cần phải ngăn chặn, tìm biện pháp xử lý kịp thời;

7. Trưng cầu giám định, mời cộng tác viên tham gia công tác thanh tra trong trường hợp cần thiết;

8. áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử phạt theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

9. Chuyển hồ sơ về việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự để xử lý theo quy định của pháp luật nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm;

10. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc liên quan đến việc thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị và quyết định về thanh tra theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để tổ chức thanh tra và thanh tra viên hoàn thành nhiệm vụ; các đối tượng thanh tra nói tại Điều này có quyền giải trình, khiếu nại đối với kết luận, kiến nghị,quyết định của thanh tra theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 33. Việc xử phạt vi phạm hành chính về đo lường được thực hiện theo một nghị định riêng của Chính phủ.

Điều 34. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật về đo lường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 36. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 37. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 06/2002/ND-CP

Hanoi, January 14, 2002

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON MEASUREMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the October 6, 1999 Ordinance on Measurement;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree details the implementation of the Ordinance on Measurement passed on October 6, 1999 by the Standing Committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The uniformity and precision of measurement exhibit in the presentation of measurement results in lawful measurement units, which may involve errors falling within limits compliant with the measurement requirements.

2. To ensure uniform and precise measurement is the responsibility of all State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, people’s armed force units as well as all citizens (hereinafter referred to as organizations and individuals).

Article 3.- All organizations and individuals, depending on their respective functions, tasks and/or powers, shall have the following responsibilities:

1. To comply with the regulations of the State, branches and localities on measurement;

2. To equip measuring devices, organize the use and maintenance thereof and take measurements in order to ensure uniform and precise measurement in conformity with their political, social and scientific research tasks, as well as the values of goods and services in their production and business;

3. To compile and promulgate necessary regulations on the measurement management with a view to ensuring uniform and precise measurement;

4. To organize the standardization, examination, maintenance and repair of measuring devices;

5. To foster and train measurement officials and staff.

Article 4.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Denouncing acts of violating the measurement legislation is an act whereby citizens report to competent organizations or individuals on any organizations or individuals acts of violating the measurement legislation, thus causing damage to the State or the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals.

3. Competent organizations and individuals shall have to settle measurement-related complaints and denunciations according to the provisions of the Law on Complaints and Denunciations and other relevant current law provisions.

Chapter II

LAWFUL MEASUREMENT UNITS AND MEASUREMENT STANDARDS

Article 5.-

1. Lawful measurement units of Vietnam are formulated in conformity with the International System of Measurement Units (SI), which was adopted by the XIth General Conference on Measurements and Weights held in Paris in 1960 and further perfected and supplemented in the subsequent conferences.

2. The International System of Measurement Units consists of seven base units and units derived therefrom.

The seven base units of the International System of Measurement Units are:

a/ Meter, symbolized as m, is the unit of measurement of length;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Second, symbolized as s, is the unit of measurement of time;

d/ Ampere, symbolized as A, is the unit of measurement of electric current;

e/ Kelvin, symbolized as K, is the unit of measurement of temperature;

f/ Candela, symbolized as cd, is the unit of measurement of light intensity;

g/ Mole, symbolized as mol, is the unit of measurement of substance.

The lawful measurement units are prescribed in the Government’s Decree No. 65/2001/ND-CP of September 28, 2001 issuing the lawful system of measurement units of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 6.- The system of measurement standards of a measurement field consists of national standards and standards with a lower degree of precision being principal standards and working standards:

1. National standards are measurement standards as prescribed in Article 8 of the Ordinance on Measurement;

2. Principal standards are measurement standards with the highest degree of precision in a certain locality or an organization, which are used to determine the values of other standards in the concerned field of measurement. Principal standards shall be periodically compared directly with national standards or indirectly through other standards with a higher degree of precision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.-

1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall elaborate a plan on national measurement standards compatible with the development level of the national economy and conformable with the world’s development trend of measurement science and techniques and submit it to the Prime Minister for approval.

2. On the basis of the plan on national measurement standards approved by the Prime Minister, the Ministry of Science, Technology and Environment shall recommend to the Prime Minister for decision other agencies to take charge of the establishment, sustainment, maintenance and exploitation of national measurement standards in specific measurement fields.

Article 8.- On the basis of the evaluation results and proposals of the Council for evaluation of national measurement standards, the Ministry of Science, Technology and Environment shall submit to the Prime Minister for approval the national measurement standards.

Bases for evaluation and approval of national measurement standards include:

1. Technical and measurement levels of standards;

2. Necessary conditions for the maintenance, sustainment and derivation of standards, including comparing devices, auxiliary equipment, environ-mental conditions, and working grounds;

3. Capabilities of professional staff;

4. Relevant documents on measurement techniques and operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- The Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and concerned State bodies shall have to ensure finance, international cooperation and other necessary material and technical conditions for the implementation of the plan on elaboration of national measurement standards; sustain, exploit and make international comparison of these standards according to the provisions of Article 8 of the Ordinance on Measurement.

Article 10.-

1. Standard samples prescribed in Clause 2, Article 7 of the Ordinance on Measurement are substances or materials of which one or some compositional or characteristic values have been determined in terms of homogeneity and precision for standardizing equipment, appraising measuring methods or fixing the compositional or characteristic values of other materials or substances.

2. Standard samples shall be certified as such in accompanied certificates which certify one or some of their compositional and characteristic values according to a given procedure in order to establish a connection between them and the precise presentation of units used for denoting the compositional or characteristic values and each of these certified values shall be accompanied with a degree that does not require specific measurement.

Article 11.- Agencies or organizations in charge of certifying standard samples shall be responsible for the data included in the standard sample certificates granted by themselves.

The Ministry of Science, Technology and Environment shall stipulate in detail the management of standard samples and certified standard samples.

Chapter III

TESTING OF MEASURING DEVICES

Article 12.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State management bodies in charge measurement at all levels shall have to organize and carry out the testing and set up a network of authorized testing of measuring devices to meet the requirements in the localities assigned to them for management.

3. Organizations and individuals that manufacture, repair, import and/or use measuring devices subject to testing must register the testing thereof according to the testing regulations specified in Article 12 of the Ordinance on Measurement.

Organizations and individuals having measuring devices to be tested; organizations and individuals that request the approval of measuring device models must pay charges and fees according to law provisions.

Article 13.-

1. Organizations entitled to test measuring devices include:

a/ State management bodies in charge of measurement or their attached organizations which are recognized to be capable of testing specific measuring devices;

b/ Other organizations authorized to test specific measuring devices.

2. The contents, order and procedures for recognition of the testing capability and the testing authorization shall comply with the regulations of the Ministry of Science, Technology and Environment.

Article 14.- The testing of measuring devices shall be done uniformly by measurement testers (hereinafter referred to as testers) according to the testing processes. In order to perform their testing tasks, testers must be certified and granted tester’s cards by a recognized or authorized testing organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

STANDARDIZATION OF MEASURING DEVICES, MEASUREMENTS

Article 15.- Standardization shall apply to the following measuring devices:

1. Measuring devices used as standards for standardizing other measuring devices and for graduating measuring devices;

2. Measuring devices used for controlling and/or adjusting technological processes in production and services;

3. Measuring devices used for determining the characteristics or use properties of products, materials and equipment in order to serve the quality inspection, research into and design of novel products, product warranty, repair and restoration;

4. Measuring devices used in scientific and technological research.

Article 16.-

1. Standardizing activities include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Self-standardizing working standards by comparing them directly with relevant principal standards or indirectly through other standards with a higher degree of precision;

c/ Self-standardizing measuring devices according to relevant working standards;

d/ Standardizing upon requests of other units.

2. Recognizing standardization laboratories is the measure to ensure the reliability and precision of standardization results; a requisite for participating in mutual recognition of measurement and experimentation results among domestic establishments and among countries in the region and the world.

Standardization laboratories shall carry out the standardization and take responsibility for the standardization results.

Article 17.- The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to apply the following concrete measures to encourage and create conditions for scientific and technological research, production and/or business establishments to develop standardization activities and build up recognized standardization laboratories:

1. Prescribing the general requirements on the capabilities of standardization laboratories and of the competent recognizing bodies on a basis of international standards agreed upon for application on a national scale;

2. Organizing widely the training and provision of information and knowledge on activities of standardization and recognition of standardization laboratories for establishments;

3. Prioritizing the use of recognized standardization laboratories in the performance of standardization and experimentation tasks in service of the State management over science and technology as well as standardization, metrology and quality control; in the participation in regional and international cooperation on standardization and experimentation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- The Ministry of Science, Technology and Environment shall prescribe the list of quantitatively-packaged goods which must be managed, the allowable disparities between the actual quantities of goods and those inscribed on their packages, and corresponding checking methods.

Chapter V

MANUFACTURE, EXPORT AND IMPORT OF MEASURING DEVICES

Article 20.-

1. The manufacture of measuring devices covers the research into, design and/or creation as well as import of components and spare parts or the reception of the transfer of technologies to manufacture and assemble measuring devices for domestic use and export.

2. The following cases shall not require the approval of measuring device models as prescribed in Article 22 of the Ordinance on Measurement:

a/ Measuring devices manufactured after the model designs issued by competent bodies in charge of the State management over measurement;

b/ Measuring devices manufactured after the models owned by other organizations or individuals, which have been approved by competent bodies. In this case, the written consent of such organizations or individuals must be obtained.

Article 21.- For imported measuring devices, the following cases shall not require the approval of measuring device models as prescribed in Article 22 of the Ordinance on Measurement:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Measuring devices which have been granted the model approval certificates by the national measurement authorities of those countries which agree on mutual recognition of the results of experimentation of measuring devices with Vietnam.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OVER MEASUREMENT

Article 22.- The Government performs the uniform State management over measurement nationwide.

The Ministry of Science, Technology and Environment shall take responsibility to the Government for performing the task of uniform State management over measurement.

The General Department of Standardization, Measurement and Quality Control under the Ministry of Science, Technology and Environment is the body directly assisting the Minister of Science, Technology and Environment in performing the State management over measurement, and having the following specific powers and tasks:

1. Conducting research, formulating plannings, plans, programs and projects and submitting them to the competent authorities for approval; drafting legal documents, formulating policies and norms on measurement and submitting them to the superior State bodies for promulgation; organizing the implementation of the above-said decisions which have been approved and promulgated by the Government and superior management bodies;

2. Setting up, sustaining, maintaining and exploiting national measurement standards of these fields;

3. Organizing testing activities, conduct evaluation to recognize the testing capability and authorizing the testing of measuring devices; certifying measurement testers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Organizing and managing the approval of measuring device models in the production and importation of measuring devices;

6. Conducting research, applying scientific and technological advances; organizing training and fostering in measurement techniques and skills;

7. Coordinating with concerned bodies and localities in organizing the propagation, education and popularization of knowledge on the measurement legislation;

8. Guiding, supervising and inspecting organizations and individuals in their observance of the measurement legislation; settling complaints and denunciations, and handling violations of the measurement legislation within the ambit of its competence;

9. Carrying out activities of international cooperation on measurement according to its assigned competence.

Article 23.- The ministries, the ministerial-level agencies, and the agencies attached to the Government shall, depending on their respective functions, tasks and powers, have the following responsibilities:

1. When studying and formulating strategic objectives, plannings, plans and orientations for the branch development, to simultaneously make plannings, plans and orientations for the measurement development as basis for the technological improvement, the application of scientific and technical advances, and the raising of the efficiency of the branches production, business and scientific research;

2. On the basis of the regulations of the State, to elaborate and promulgate regulations necessary for their branches measurement management;

3. To build up and develop measurement agencies of their branches and establishments; organizing the coordination among and association of measurement capabilities of establishments in order to practically and effectively serve their branches and establishments production, business and scientific research activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To monitor and inspect measurement activities of their branches and establishments so as to ensure the implementation of the law provisions on measurement.

Article 24.- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall perform the State management over measurement in their respective localities.

The provincial/municipal Science, Technology and Environment Services shall assist the provincial/municipal People’s Committees in performing the function of State management over measurement.

The Sub-Departments of Standardization, Measurement and Quality Control under the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services shall directly assist the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services in performing the State management over measurement in the localities.

The Ministry of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Government Commission for Organization and Personnel in providing guidance on the organization, tasks and powers of the Sub-Departments of Standardization, Measurement and Quality Control.

Article 25.- The People’s Committees at all levels shall, within the scope of their respective functions and competence, have the responsibilities:

1. On the basis of the State’s regulations, to promulgate necessary documents for the measurement management in the localities;

2. To draw up plannings and plans and apportion adequate fundings for building up material and technical bases and purchasing necessary equipment for the measurement management in the localities;

3. To organize the implementation of the State’s regulations on measurement and propagate and educate the population therein; to supervise and urge organizations and individuals conducting trading, business, service and other public-utility activities at markets, trade centers, places of provision of public services and/or places of purchase of farm produce to ensure correct and precise measurements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

SPECIALIZED MEASUREMENT INSPECTORATE

Article 26.- Specialized measurement inspection is a function of the bodies performing the State management over measurement in order to enhance the effectiveness of State management over measurement.

The General Department of Standardization, Measurement and Quality Control and the Standardization, Measurement and Quality Control Sub-Departments shall conduct specialized measurement inspection within the scope of their assigned tasks and vested powers.

Article 27.-

1. The specialized measurement inspection covers: inspecting the implementation of the law provisions on measurement units, measurement standards and standard samples; testing measuring devices and authorizing the testing thereof; inspecting the manufacture, trading, export, import and use of measuring devices; inspecting the manufacture and trading of quantitatively-packed goods; inspecting measurements and the implementation of other law provisions on measurement.

2. The mode and procedures of specialized measurement inspection shall comply with the law provisions on inspection.

Article 28.- The specialized measurement inspection shall only comply with law, ensure preciseness, objectiveness, publicity, democracy and timeliness. No organization or individual may illegally intervene in specialized measurement inspection.

Article 29.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Specialized measurement inspectors shall be granted the inspector’s cards, be equipped with uniforms according to the regulations of the Minister of Science, Technology and Environment.

3. The specialized measurement inspectorate may use a separate seal in inspection activities.

Article 30.- The specialized measurement inspectorate shall have the following tasks:

1. Participating in drafting legal documents on measurement, formulating programs and plans on the measurement inspection and submitting them to competent authorities for decision;

2. Monitoring, guiding and supervising the heads of the agencies and units under the management of the General Department of Standardization, Measurement and Quality Control in their implementation of the law provisions on the measurement inspection, programs and plans on the measurement inspection operations;

3. Fostering measurement inspectors and measurement inspection collaborators in measurement inspection skills;

4. Receiving written complaints and denunciations, verifying them, making conclusions and proposing measures to settle them according to law provisions;

5. Inspecting and making conclusions on the implementation of the law provisions on measurement;

6. Sanctioning administrative violations according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Proposing to the heads of the same-level agencies or superior inspection organizations the preventive and handling measures after conducting inspection;

2. Requesting concerned individuals and organizations to supply necessary information and documents for the inspection, requesting concerned agencies and organizations to send their personnel to join the inspection;

3. Temporarily suspending the execution of decisions of the agencies and units under the management of the same-level agencies or of lower-level agencies related to the inspected cases, events and/or subjects if deeming that the execution of such decisions would hinder the inspection work;

4. Temporarily suspending acts if deeming that such acts breaking the law, cause harms or threaten to cause harms to the State’s interests or legitimate rights and interests of agencies, organizations and/or citizens;

5. Temporarily suspending the jobs of or issuing cautions against the inspected subjects under its management, that commit acts of intentionally obstructing the performance of inspection tasks; in cases where the inspected subjects fall beyond the scope of its management, reporting these cases to competent authorities for decision;

6. Sealing up documents; inventorying properties; requesting competent authorities to temporarily keep money or things; suspending or revoking related certificates in cases where there are grounds to believe that law-breaking acts are committed and it is necessary to stop and seek measures to handle them promptly;

7. Soliciting expertise, inviting collaborators to join the inspection work when necessary;

8. Applying the preventive and sanctioning measures according to the law provisions on the handling of administrative violations;

9. Transferring dossiers of law offenses to criminal investigation bodies for handling according to law provisions if deeming that there appear signs of criminal offense;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Organizations and individuals being inspected subjects or related to the inspection shall have to abide by the inspection requests, proposals and decisions according to law provisions, create conditions for inspecting organizations and inspectors to fulfill their tasks; the inspected subjects mentioned in this Article may make explanations and lodge complaints about the inspection conclusions, proposals and/or decisions according to law provisions.

Chapter VIII

SANCTIONING OF VIOLATIONS OF THE MEASUREMENT LEGISLATION

Article 33.- The sanctioning of measurement-related administrative violations shall comply with a separate government decree.

Article 34.- Those who abuse their positions and powers to obstruct lawful measurement activities or violate the measurement legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- The Minister of Science, Technology and Environment shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 36.- This Decree takes effect 15 days after its signing. All previous provisions which are contrary to this Decree are hereby annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 06/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đo lường

Số hiệu: 06/2002/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 14/01/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 06/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đo lường

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [2]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…