ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9295/KH-UBND |
Quảng Nam, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường đổi mới công tác kết nghĩa, giúp đỡ các huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3651/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 938/TTr-BDT ngày 14/12/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện thí điểm các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 06 huyện miền núi thông qua công tác kết nghĩa, như sau:
1. Mục đích
- Tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả công tác kết nghĩa, giúp đỡ các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo nhanh, bền vững;
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương ở 06 huyện miền núi cao, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Tích cực huy động các nguồn lực xã hội, phát huy vai trò của các đơn vị kết nghĩa trong việc thúc đẩy giảm nghèo nhanh, bền vững, góp phần thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh trong thời gian đến.
2. Yêu cầu
- Đây là các mô hình mang tính xã hội hóa cao, đòi hỏi phải có sự vào cuộc tích cực của các bên tham gia kết nghĩa, của các cấp, các ngành và người dân trong công tác vận động, mời gọi, thu hút đầu tư và tổ chức thực hiện;
- Việc triển khai thực hiện nội dung kế hoạch phải đảm bảo có sự phối hợp, trao đổi thảo luận, thống nhất giữa các bên, trên nguyên tắc dân chủ, công khai, thiết thực, hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình trên địa bàn 06 huyện miền núi của tỉnh.
II. NỘI DUNG, KINH PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
1. Thí điểm mô hình chăn nuôi bò và dê sinh sản
1.1. Phạm vi thực hiện
Mô hình được triển khai thực hiện tại 06 huyện miền núi của tỉnh, gồm: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn (mỗi huyện lựa chọn 01 hoặc 02 xã, ưu tiên xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng biên giới để triển khai thí điểm và nhân rộng). Trong đó, đối với 03 huyện (Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My) ưu tiên thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi dê (đối với những xã, thôn không có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò); 03 huyện (Nam Giang, Đông Giang, Bắc Trà My) ưu tiên thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi bò.
1.2. Đối tượng
Nhóm hộ, gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và bầu chọn 01 (một) hộ không thuộc diện hộ nghèo làm Tổ trưởng (hoặc Tổ trưởng là hội viên phụ nữ, nông dân, đoàn viên thanh niên, người có kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả, nổi trội tại địa phương được cộng đồng tín nhiệm); ưu tiên hộ gia đình người dân tộc thiểu số.
1.3. Nội dung, số lượng và mức hỗ trợ
- Đối với hỗ trợ bò giống sinh sản: Dự kiến số lượng 300 con/150 hộ; mỗi huyện dự kiến 100 con/50 hộ.
- Đối với hỗ trợ dê giống sinh sản: Dự kiến 750 con/150 hộ; mỗi huyện dự kiến 250 con/50 hộ.
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với bò: Hỗ trợ 02 con/hộ, mỗi con bình quân 20 triệu đồng.
+ Đối với dê: Hỗ trợ 05 con/hộ, mỗi con bình quân 4 triệu đồng.
1.4. Kinh phí thực hiện
Dự kiến kinh phí thực hiện: 9 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ bò giống: 300 con x 20 triệu đồng/con = 6 tỷ đồng;
- Kinh phí hỗ trợ dê giống: 750 con x 4 triệu đồng/con = 3 tỷ đồng.
1.5. Nguồn kinh phí
Nguồn vận động, mời gọi hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà hảo tâm... trong và ngoài tỉnh; các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia kết nghĩa (gọi tắt đơn vị kết nghĩa); lồng ghép nguồn kinh phí từ các dự án, chương trình mục tiêu và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1.6. Giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về nguồn kinh phí
- Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh vận động, mời gọi hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà hảo tâm,... trong và ngoài tỉnh; tham mưu lồng ghép nguồn kinh phí từ các dự án, chương trình mục tiêu và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai kế hoạch mô hình; đồng thời theo dõi, tổ chức kết nối, phối hợp với các bên tham gia kết nghĩa, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hỗ trợ nguồn lực đạt hiệu quả;
- Các đơn vị tham gia kết nghĩa (kể cả đơn vị được nhận kết nghĩa) chủ động kế hoạch vận động, kêu gọi, thu hút nguồn lực; lồng ghép hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án,... vào công tác kết nghĩa.
b) Giải pháp về sử dụng nguồn kinh phí
- Kinh phí từ nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà hảo tâm,... trong, ngoài tỉnh và các đơn vị kết nghĩa được chuyển về cho UBND xã (địa phương được nhận kết nghĩa và xã báo cáo với UBND huyện qua Phòng Dân tộc theo dõi tổng hợp) trực tiếp quản lý, sử dụng công khai, minh bạch, đúng định mức, đối tượng và mục đích;
- UBND xã xây dựng, phê duyệt phương án, tổ chức thực hiện và nhân rộng mô hình trên địa bàn xã;
- Phòng chuyên môn huyện và đơn vị kết nghĩa tư vấn, giúp đỡ UBND xã xây dựng phương án, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả mô hình.
c) Giải pháp về tổ chức thực hiện quay vòng
UBND xã chỉ đạo Tổ công tác kết nghĩa khảo sát, bình chọn công khai, ký cam kết và Quyết định thành lập Tổ, nhóm hộ, câu lạc bộ... chăn nuôi quay vòng; hình thức quay vòng (vòng 1, vòng 2,...); quy chế hoạt động; bầu hoặc chọn Trưởng - Phó (kiêm thư ký) và các thành viên (đúng theo đối tượng đã nêu trên).
d) Giải pháp hỗ trợ con giống và kỹ thuật chăn nuôi
- Về hỗ trợ con giống: UBND xã chủ trì, phối hợp với bên kết nghĩa, đơn vị hỗ trợ... trực tiếp chọn, mua, nghiệm thu và cấp hỗ trợ con giống với sự tham gia giám sát của đơn vị kết nghĩa, Ban Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.
- Về kỹ thuật chăn nuôi: Cơ quan chuyên môn huyện chủ trì, tập huấn, hướng dẫn thực hiện các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi bò, dê như: chuồng, trại, tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh, thức ăn,...
2. Hỗ trợ mô hình khởi nghiệp trong công tác kết nghĩa
2.1. Mục đích của mô hình
Khơi dậy tinh thần, sức mạnh nội lực hỗ trợ phụ nữ, thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp trên địa bàn nông thôn, góp phần hiện thực hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về khởi nghiệp.
Nhằm huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương một cách thiết thực, bền vững.
2.2. Phạm vi thực hiện
Mô hình được tổ chức thực hiện tại 06 huyện miền núi của tỉnh, gồm: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My và Phước Sơn.
2.3. Đối tượng áp dụng
Cá nhân, nhóm cá nhân, nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp (ưu tiên người dân tộc thiểu số, nhất là các hội viên, đoàn viên thanh niên, phụ nữ, nông dân; sinh viên, học sinh... sinh sống trên địa bàn có khả năng, ý tưởng và tâm huyết khởi nghiệp).
2.4. Điều kiện hỗ trợ
Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có liên kết chuỗi giá trị và đảm bảo các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
2.5. Nội dung ưu tiên hỗ trợ khởi nghiệp
Tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đối với các sản phẩm phù hợp với điều kiện và định hướng quy hoạch của từng địa phương; trong đó chú trọng một số nội dung sau:
a) Trồng trọt
- Cây ăn quả: Chuối, Mít, Thơm, Lòng Bon, Bưởi (Trụ lông, Thanh trà,…), Cam, Quýt, Chanh, Chôm chôm, Sầu riêng, Măng cụt.
- Cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Ba kích tím, Sa nhân, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Cà gai leo, Đinh lăng và phù hợp với sinh trưởng, phát triển và quy hoạch.
- Cây ngắn ngày: Ngô, nếp, khoai lang, sắn, mè, đậu, nén, ớt,...
* Nội dung hỗ trợ: Giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật/chế phẩm sinh học.
b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bò, dê, lợn, gà
* Nội dung hỗ trợ: Con giống, thức ăn chăn nuôi; kinh phí tiêm phòng đối với các bệnh: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn, cúm gia cầm.
c) Lĩnh vực chế biến
- Sản phẩm địa phương: Măng, táo mèo, chuối, sâm cau, Đảng sâm, chè; các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát, ẩm thực đặc trưng truyền thống của mỗi dân tộc,...
* Nội dung hỗ trợ: Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm; kiểm nghiệm/phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc; đăng ký nhãn hiệu; quảng bá sản phẩm; tham gia hội chợ, triển lãm, phiên chợ; kết nối thị trường đầu ra sản phẩm; tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.
2.6. Giải pháp thực hiện
Các Sở, Ban, ngành; các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, địa phương tham gia kết nghĩa căn cứ nhu cầu, định hướng phát triển của địa phương miền núi chủ động phối hợp, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
2.7. Giải pháp về nguồn kinh phí
Kinh phí từ nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh; vốn từ các chương trình, đề án, dự án; vốn lồng ghép của các cơ quan, đơn vị, địa phương; hỗ trợ của cơ quan, đơn vị, địa phương kết nghĩa.
3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở
3.1. Mục tiêu
Nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức địa phương, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2. Đối tượng
Cán bộ cơ sở (huyện, xã) trên địa bàn 06 huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, gồm: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn.
3.3. Nội dung triển khai
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn liên quan đến đầu tư, kế hoạch, tài chính, nông nghiệp, nông thôn, công nghệ thông tin,…; bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc; văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng các dân tộc nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, thôn đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; trong đó chú trọng ưu tiên về lĩnh vực công nghệ thông tin; nông lâm nghiệp; bảo vệ môi trường; thu chi ngân sách; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; thực hiện các chính sách an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới,...
3.4. Giải pháp thực hiện
Các Sở, Ban ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương nhận kết nghĩa căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo hướng huyện tập huấn, bồi dưỡng cho cấp huyện, xã tập huấn, bồi dưỡng cho cấp xã.
4. Xây dựng thôn văn minh - kiểu mẫu
4.1. Phạm vi thực hiện
Mô hình được tổ chức thực hiện các thôn ở các xã thuộc các huyện miền núi cao: Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My (khu vực I).
4.2. Đối tượng áp dụng
Các thôn trên địa bàn xã kết nghĩa đã được quy hoạch hỗ trợ xây dựng thành thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
4.3. Nội dung triển khai
Sau khi Bộ tiêu chí “thôn nông thôn mới kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh giai đoạn mới được ban hành. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế, các đơn vị nhận kết nghĩa phối hợp với các địa phương được nhận kết nghĩa tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch và giải pháp hỗ trợ thực hiện một hoặc một số tiêu chí trong các tiêu chí xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao góp phần giúp địa phương được nhận kết nghĩa sớm hoàn thành tiêu chí đề ra.
4.4. Nguồn kinh phí
Từ vận động đóng góp, mời gọi hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà hảo tâm, các bên tham gia kết nghĩa,...; đối ứng của địa phương (huyện, xã) và hộ dân; kinh phí từ chương trình, chính sách, dự án, các chương trình mục tiêu của tỉnh, Chương trình nông thôn mới,...
4.5. Phương thức thực hiện
- Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh theo dõi, hướng dẫn, điều phối việc triển khai thực hiện. Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Trình tự, hồ sơ, thủ tục xét công nhận, công bố thôn đạt chuẩn Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; tham mưu xây dựng Kế hoạch, nội dung hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện;
- UBND 06 huyện miền núi: Lồng ghép các nguồn vốn cho các thôn đăng ký xây dựng thôn NTM kiểu mẫu để thực hiện. Báo cáo HĐND cấp huyện bố trí nguồn lực từ ngân sách cấp huyện hỗ trợ cho các thôn xây dựng thôn NTM kiểu mẫu trên địa bàn;
- UBND các xã miền núi (thuộc 06 huyện miền núi): tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng ở các thôn và xây dựng Phương án để triển khai thực hiện tốt các tiêu chí trên địa bàn các thôn;
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương nhận kết nghĩa (các Sở, Ban, ngành, các huyện đồng bằng): Hằng năm, các đơn vị nhận kết nghĩa căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trong khả năng của mình, phối hợp với địa phương nhận kết nghĩa, hướng dẫn, đảm nhận hỗ trợ thực hiện một số tiêu chí, đồng thời tập trung kêu gọi, huy động nguồn lực, ưu tiên hỗ trợ đơn vị nhận kết nghĩa hoàn thành các tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Chủ trì phối hợp, kết nối với các cơ quan, đơn vị, địa phương, các bên tham gia kết nghĩa tổ chức vận động thu hút, mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà hảo tâm,... có nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mô hình;
- Chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Mô hình thí điểm chăn nuôi bò, dê sinh sản; mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong công tác kết nghĩa trên địa bàn 06 huyện miền núi; mô hình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ huyện, xã, thôn của 06 huyện miền núi thông qua công tác kết nghĩa;
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, việc triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết kế hoạch này và được sử dụng một phần kinh phí từ nguồn thực hiện công tác theo dõi, đánh giá công tác kết nghĩa và nguồn chi hoạt động sự nghiệp kinh tế được UBND tỉnh giao hằng năm;
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí triển khai các mô hình có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; hướng dẫn cơ quan chuyên môn và các địa phương thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định;
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch đề ra; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác kết nghĩa có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh phí và dự toán kinh phí để triển khai thực hiện các chương trình, nội dung trong kế hoạch. Theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán kinh phí thực hiện các chương trình, nội dung kế hoạch theo đúng quy trình, thủ tục quy định
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào triển khai thực hiện các Mô hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật về chọn, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh đối với các loại cây, con; nguyên liệu, thức ăn, kỹ thuật chuồng trại,...; tổ chức giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp cùng Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu và triển khai thực hiện Mô hình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác kết nghĩa; phối hợp, mời gọi, hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện đạt kết quả kế hoạch này.
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị được nhận kết nghĩa trao đổi, bàn bạc và thống nhất chương trình hoạt động nhằm thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Các Sở, ngành, các cơ quan, đơn vị có cùng phân công kết nghĩa trên một xã, hợp sức và thống nhất với các địa phương được nhận kết nghĩa lựa chọn ít nhất 02 trong 04 mô hình kết nghĩa nêu trên để hỗ trợ giúp đỡ;
- Đối với 06/09 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng (Tam Kỳ, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Hội An, Núi Thành) được phân công nhận kết nghĩa với 06 huyện miền núi (Nam Trà My, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Giang, Tây Giang, Bắc Trà My) và các huyện còn lại nhận kết nghĩa với các xã biên giới theo Quyết định 1143/QĐ-UBND, ngày 21/4/2020 của UBND tỉnh: trên cơ sở nội dung kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị chủ động làm việc với nhau, thống nhất nội dung bổ sung vào kế hoạch, chương trình kết nghĩa đã ký kết để triển khai thực hiện, trong đó ưu tiên huy động các nguồn lực để hỗ trợ triển khai các mô hình nêu trên. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ngành, địa phương có liên quan để tư vấn, hỗ trợ thực hiện đạt mục tiêu đề ra.
- Thường xuyên phân công theo dõi, kiểm tra tiến trình thực hiện, báo cáo kết quả triển khai kế hoạch định kỳ hàng năm, sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm.
8. UBND các huyện và xã được nhận kết nghĩa
Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, Quyết định số 3651/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chỉ đạo và giao Phòng Dân tộc huyện chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn liên quan của huyện và các xã, thôn chọn làm thí điểm trên địa bàn:
+ Chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch phân công phối hợp với các bên tham gia kết nghĩa, nhất là tư vấn, hướng dẫn xã thực hiện đầy đủ các công đoạn kết nghĩa;
+ Phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ thông tin,... cho người tham gia mô hình thí điểm;
+ Theo dõi kiểm tra, phúc tra kết quả, nghiệm thu, phản ánh tình hình thực hiện mô hình;
+ Phối hợp với bên tham gia kết nghĩa tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch trên địa bàn;
- UBND cấp xã nơi có Mô hình thí điểm và các đối tượng được hỗ trợ:
+ Củng cố, kiện toàn hoặc thành lập mới Tổ công tác kết nghĩa, phân công, phối hợp thực hiện tất cả các công đoạn từ khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ, hình thành mô hình, đề xuất phương án, tổ chức thực hiện, nhân rộng mô hình,...;
+ Tiếp nhận đăng ký thí điểm, ký cam kết với người dân tham gia mô hình, tổ chức kiểm tra thực tế, họp xét hỗ trợ, đề nghị phòng chức năng của huyện tổ chức tập huấn, kiểm tra, nghiệm thu các nội dung hỗ trợ, tổng hợp danh sách và có văn bản gửi về UBND huyện;
+ Quản lý theo dõi mô hình, niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã để người dân biết, giám sát chéo,...
Trên đây là Kế hoạch thực hiện thí điểm các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 06 huyện miền núi thông qua công tác kết nghĩa, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 9295/KH-UBND năm 2021 thực hiện thí điểm các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 06 huyện miền núi thông qua công tác kết nghĩa do tỉnh Quảng Nam ban hành
Số hiệu: | 9295/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 24/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 9295/KH-UBND năm 2021 thực hiện thí điểm các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 06 huyện miền núi thông qua công tác kết nghĩa do tỉnh Quảng Nam ban hành
Chưa có Video