ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/KH-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 23 tháng 4 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cơ quan, ban, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về nội dung Chương trình hành động số 47-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian dối gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, lực lượng chức năng và sự tham gia của toàn xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
2. Yêu cầu
- Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình triển khai thực hiện yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của các các cấp chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và các cấp, các ngành, trong đó có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cơ quan quản lý các cấp.
- Tổ chức khen thưởng tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hàng năm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phát động “Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15/3” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với thực tiễn trong thời kỳ hội nhập quốc tế và xu hướng phát triển thương mại điện tử.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trang bị tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng cho cán bộ, người lao động; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, lớp tập huấn ngắn ngày do địa phương, trung ương tổ chức.
- Nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức phẩm chất, kinh nghiệm xử lý, khả năng nắm bắt tâm lý cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xây dựng, thực hiện cơ chế quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Bố trí cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố, theo hướng kiện toàn, phân công, phân cấp cụ thể nhiệm vụ, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và các chi hội.
- Kiện toàn, củng cố bộ máy, cơ cấu tổ chức Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh theo quy định của Điều lệ Hội và hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, phạm vi, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu,...
- Đổi mới nội dung, hình thức, chú trọng cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội, nhất là đối với đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...).
- Thông tin rộng rãi, công khai, minh bạch và đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Nâng cao đạo đức kinh doanh và hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và tiêu dùng bền vững.
- Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thực hiện công khai quy trình, cách thức phản ánh, khiếu nại khi quyền lợi người tiêu dùng bị vi phạm hoặc khi phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
- Gắn việc đẩy mạnh tuyên truyền với tổ chức có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (ngày 15/3 hàng năm) và Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh.
- Các cơ quan truyền thông phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xác minh tính trung thực và chính xác về công năng, tác dụng, chất lượng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin; tích cực hỗ trợ trong việc cảnh báo những vi phạm về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng quảng cáo không trung thực.
- Tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên Báo Bà Rịa - Vũng Tàu và Đài Phát thanh truyền hình tỉnh.
- Lồng ghép vào chương trình ngoại khóa và chương trình giảng dạy kỹ năng sống của các trường để hướng dẫn học sinh, sinh viên tiêu dùng thông thái, chú ý đến ATTP, hiểu được các quyền cơ bản của người tiêu dùng và kiến thức tự bảo vệ bản thân khi tiêu dùng.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng
- Đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, giám sát việc thực hiện quy định về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung và hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động phân tích, kiểm định, đo lường, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Thực hiện tốt Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp nhanh chóng, thuận tiện.
- Tổ chức theo dõi sát diễn biến thị trường, cung - cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý để chủ động có phương án hoặc kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi, sức khỏe, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, an toàn của người tiêu dùng, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường đầu tư, phát triển nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo; chủ động trang bị tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho lãnh đạo, nhân viên.
- Đẩy mạnh triển khai chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”; khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để cung cấp thông tin đến người tiêu dùng; đưa chính sách, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, khuyến mại, tư vấn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động tri ân người tiêu dùng theo đúng các quy định của pháp luật.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, văn hóa doanh nghiệp tiến bộ và đội ngũ doanh nhân đề cao trách nhiệm xã hội, luôn gắn trách nhiệm thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ đối với người tiêu dùng, coi đây là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Công khai quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng và tổ chức bộ phận chuyên trách tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng.
- Thực hiện tốt các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng theo thỏa thuận thương mại song phương, đa phương và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tiếp cận, ứng dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, thúc đẩy sự tin tưởng của người tiêu dùng các nước đối với sản phẩm, dịch vụ, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân trên địa bàn, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ biến động thị trường quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Lường trước những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh theo quy định.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch và triển khai có hiệu quả hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3); Hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” theo chỉ đạo của Bộ Công Thương.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà Việt Nam đã tham gia.
- Phối hợp với các ngành chức năng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức; cán bộ hội, ban quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Cung cấp tài liệu, thực hiện lồng ghép giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chương trình giảng dạy cho đối tượng học sinh, sinh viên với hình thức tuyên truyền vận động cho học sinh, sinh viên nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khen thưởng hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, hàng năm xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền các chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Tăng cường các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục phản ánh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; kịp thời tôn vinh, biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình và phê phán những hành vi xâm hại quyền lợi người tiêu dùng.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin, cảnh báo về hàng hóa, dịch vụ, đơn vị cung cấp có dấu hiệu ảnh hưởng đến người tiêu dùng; xác minh thông tin của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải.
- Công bố công khai danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Cục Quản lý thị trường
- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh thực hiện tốt Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, niêm yết giá theo quy định, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và kiểm soát các chợ truyền thống chặt chẽ, các loại hàng hóa tiêu dùng thường xuyên, kiên quyết không cho phép đưa ra thị trường các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng gian, hàng giả, kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thường xuyên và đột xuất các đợt kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi, sức khỏe, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, an toàn của người tiêu dùng, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng; phối hợp công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Duy trì và công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên và đột xuất.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa.
- Đẩy mạnh hoạt động phân tích, kiểm định, đánh giá, kiểm soát, không để lưu thông trên thị trường những hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Chủ động đề xuất kinh phí đầu tư trang bị một số công cụ, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá chất trọng hàng hóa, dịch vụ.
- Thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh trong thương mại quốc tế.
- Thiết lập, công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2020.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản, trong đó tập trung vào vấn đề đảm bảo an toàn, chất lượng đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực phẩm.
- Thiết lập, công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2020.
6. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các vấn đề như an toàn thực phẩm, dược phẩm, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng, tư vấn sức khỏe...
- Thiết lập, công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2020.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo và đưa nội dung các chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lồng ghép vào chương trình đào tạo, giảng dạy cho đối tượng học sinh, sinh viên.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2020.
8. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch trong dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách và khả năng cân đối ngân sách.
9. Công an tỉnh
- Phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thanh tra các sở, ngành tăng cường công tác bám sát địa bàn, nậm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xác minh, xử lý các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho người tiêu dùng, đặc biệt là những đối tượng yếu thế (người già, phụ nữ, người dân khu vực nông thôn, miền núi,...).
- Thời gian thực hiện: thường xuyên.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng Kế hoạch, đưa chỉ tiêu đánh giá kết quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương để tổ chức thực hiện. Lồng ghép các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 và các chương trình hoạt động khác.
- Chỉ đạo, quan tâm đến công tác tổ chức Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bố trí kinh phí hàng năm cho các Hội địa phương hoạt động.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2020.
11. Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh
- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Kế hoạch hàng năm.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng và triển khai có hiệu quả Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các chi hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tìm hiểu các chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo, tọa đàm.
- Công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, phản ánh ý kiến của người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông: tờ rơi, website, mạng xã hội để người tiêu dùng biết.
- Thời gian thực hiện: thường xuyên.
12. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
- Hàng năm xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền các chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Tăng cường các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục phản ánh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường thông tin, cảnh báo về hàng hóa, dịch vụ, đơn vị cung cấp có dấu hiệu ảnh hưởng đến người tiêu dùng; xác minh thông tin của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải.
- Công bố công khai danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các Hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tích cực phối hợp và tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đặc biệt là lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giám sát thực hiện pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng với đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
14. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức triển khai Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” theo hướng dẫn của Sở Công Thương; tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho lãnh đạo, nhân viên các chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đưa ra các chính sách, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và niêm yết, phát hành công khai trên website và các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp.
- Xây dựng bộ phận chuyên trách tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2020.
Hàng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán, căn cứ nội dung Kế hoạch của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời xây dựng dự toán kinh phí, gửi Sở Công Thương tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Nội dung chương trình, kế hoạch cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; có phân công chỉ đạo sát sao, quyết liệt trong thực hiện; thường xuyên tổ chức kiểm tra chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót; phát hiện, xử lý, giải quyết kịp thời những vi phạm.
Định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động 47/CTr-TU thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu: | 61/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký: | Nguyễn Văn Thọ |
Ngày ban hành: | 23/04/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động 47/CTr-TU thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Chưa có Video