Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH H
ÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5567/KH-UBND

Khánh Hoà, ngày 23 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔNG THỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030; theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KHCN) tại Tờ trình số 707/TTr-SKHCN ngày 28/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) ban hành Kế hoạch Tổng thể nâng cao năng suất chất lượng (NSCL) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, như sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030.

- Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025

- Nghị quyết số 73/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025.

2. Thực tiễn các hoạt động liên quan đến nâng cao năng suất chất lượng

a) Hoạt động về triển khai Dự án năng suất và chất lượng thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Dự án NSCL tỉnh Khánh Hòa):

- Các kết quả đạt được của hoạt động triển khai Dự án NSCL tỉnh Khánh Hòa:

Tại Khánh Hòa chưa có các hoạt động triển khai trong hai thập niên trước đây, nên chưa có tiền đề cho việc lập dự án triển khai giai đoạn 2015 - 2020; vì vậy, Dự án NSCL tỉnh Khánh Hòa được lập và phê duyệt chậm hơn tiến độ yêu cầu. Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực của Sở KHCN và hỗ trợ của đơn vị tư vấn, Dự án NSCL tỉnh Khánh Hòa đã được phê duyệt và triển khai thực hiện được các nội dung về tuyên truyền phổ biến, đào tạo tập huấn. Từ đó, đã tạo được sự quan tâm của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) về công tác quản lý và các hoạt động nâng cao NSCL; trang bị, bổ sung được kiến thức và kỹ năng quản lý về NSCL cho một số cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở KHCN đã lồng ghép thực hiện nhiệm vụ KHCN để tính toán năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và các chỉ tiêu năng suất (NS) của tỉnh, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đạt được yêu cầu trong việc cung cấp các luận cứ khoa học để Tỉnh ủy và UBND tỉnh xây dựng báo cáo trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và định hướng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025.

Dự án cũng đã phối hợp, lồng ghép với các hoạt động quản lý, các chương trình khác để thực hiện một số nội dung liên quan đến nâng cao NSCL như: Vận động và triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) trong một số DN tiêu biểu, triển khai Dự án tăng cường năng lực đánh giá sự phù hợp cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) tỉnh Khánh Hòa, điều tra và xây dựng được cơ sở dữ liệu về tổ chức đánh giá sự phù hợp để cung cấp thông tin cho các DNNVV biết và lựa chọn, nhằm giảm chi phí đánh giá sự phù hợp. Các hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã đi vào chiều sâu và ổn định; qua đó đã đảm bảo được một số mục tiêu cơ bản mà Dự án NSCL tỉnh Khánh Hòa đã đặt ra.

- Về hạn chế trong triển khai Dự án NSCL tỉnh Khánh Hòa:

Hạn chế lớn nhất của Dự án NSCL của tỉnh Khánh Hòa là một số nội dung lớn của Dự án về hỗ trợ DNNVV để thực hiện các hoạt động nâng cao NSCL chưa thực hiện được. Nguyên nhân, các nội dung hỗ trợ DN của Dự án chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định mức chi cụ thể nên phải xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh. Việc xây dựng Nghị quyết của HĐND về quy định mức chi bị các vướng mắc liên quan đến cơ chế đặc thù. Việc không thực hiện được nội dung hỗ trợ DN đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu và nội dung khác của Dự án NSCL (như: Đào tạo DNNVV về các kiến thức và kỹ năng nâng cao NSCL, nhưng không hỗ trợ để áp dụng cụ thể vào DN sẽ không phát huy tác dụng thực chất nâng cao NSCL trong DN; không xây dựng được mô hình DN điển hình về nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh).

Dự án tăng cường năng lực thử nghiệm, đo lường cho Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL tỉnh Khánh Hòa triển khai quá chậm do vướng mắc về thủ tục đầu tư và mặt bằng thi công nên chưa thực hiện được nội dung hỗ trợ lập hồ sơ chỉ định lĩnh vực đánh giá sự phù hợp. Việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương do các ngành chủ trì (có 01 Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước sinh hoạt do Sở Y tế chủ trì) đến nay vẫn chưa hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án và kế hoạch để triển khai; một số mặt hàng đặc trưng của Khánh Hòa như yến sào, trầm hương chưa được Bộ quản lý chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nên việc quản lý chất lượng còn khó khăn.

Tuy Sở KHCN đã hoàn thành đề tài tính toán TFP cho tỉnh, nhưng theo Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Quyết định số 54/2016/QD-TTg ngày 19/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, chỉ tiêu TFP được quy định là chỉ tiêu thống kê quốc gia, không có trong hệ thống chỉ tiêu thốngcấp tỉnh; do đó gây ra khó khăn trong việc bàn giao kết quả đề tài và giao nhiệm vụ tính toán chỉ tiêu TFP cấp tỉnh cho cơ quan chuyên môn.

Đến giai đoạn kết thúc Dự án trong năm 2020, Nghị quyết của HĐND về hỗ trợ DNNVV chưa được thông qua, nên các mục tiêu và nội dung về hỗ trợ DNNVV nâng cao NSCL không thực hiện được.

b) Thực trạng NSCL, định hướng phát triển các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, nguồn lực cho các hoạt động nâng cao NSCL:

b1) Về thực trạng NSCL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa:

Theo kết quả về tính toán TFP và các chỉ tiêu NS của tỉnh trong Đề tài KHCN “Chỉ tiêu năng suất giai đoạn 2010 - 2015, các giải pháp nâng cao chỉ tiêu năng suất đến năm 2020 định hướng đến 2030 của tỉnh Khánh Hòa’’, NS lao động trung bình giai đoạn 2016- 2018 theo giá năm 2010 là 67,4 triệu đồng, tăng bình quân 6,9%/năm; hiệu quả vốn đầu tư (1COR) năm 2018 là 8,93; NS vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 0,45 và giai đoạn 2016 - 2018 là 0,39; tốc độ tăng NS vốn năm 2018 so với năm 2017 là -4,8% (giảm); tốc độ tăng TFP trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 1,09% và giai đoạn 2016 - 2018 là 2,76%; mức độ đóng góp của NS các nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 17,2% và giai đoạn 2016 - 2018 là 36,25%.

b2) Định hướng phát triển các ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh, các sản phẩm, hàng hóa (SPHH) đặc trưng, chủ lực, ưu tiên của địa phương, khả năng đáp ứng tốt yêu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu của tỉnh, gồm:

- Các ngành: Dịch vụ, du lịch; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm; sản xuất thủy sản, hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu; công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp,...

- Tập trung các nhóm SPHH như sau:

+ Các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp theo Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh, gồm: Xoài, sầu riêng, bưởi, tỏi, mía tím và mía nguyên liệu; bò, heo, gà; keo lai giâm hom; cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm.

+ Các loại nông sản thực phẩm được công nhận và tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chương trình phát triển thương hiệu, quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi..., như: Mía tím, sầu riêng Khánh Sơn, tỏi Vạn Ninh, xoài, khoai sáp Cam Lâm, táo Cam Ranh, bưởi da xanh, tôm hùm, ốc hương, nước mắm, rong nho khô, chả cá, nem chua, hoa cúc Ninh Giang,...

+ Các loại SPHH đặc trưng của Khánh Hòa: Yến Sào, các sản phẩm từ Yến Sào; trầm hương và các sản phẩm chế biến từ trầm hương.

+ Các SPHH của ngành công nghiệp hỗ trợ phụ trợ cho sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí; điện, điện tử - tin học; sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm; chế biến cà phê,...

+ Nhóm hàng tiểu thủ công nghiệp về nội thất, trang trí, du lịch: Đá mỹ nghệ Ninh Giang, đúc đồng Diên Khánh, sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ,...

+ Các dịch vụ du lịch, kinh doanh hàng hóa hướng vào sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí,...

c) Nguồn lực triển khai thực hiện chương trình:

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 40 đơn vị có hoạt động nghiên cứu KHCN, có 41 tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp các lĩnh vực, có 35 tổ chức có đăng ký hoạt động KHCN. Ngoài ra, trong tỉnh còn có hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Các nguồn lực trên được xem là tiềm năng để phục vụ cho triển khai các hoạt động nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn về nguồn lực trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ cho hoạt động nâng cao NSCL trong giai đoạn tiếp theo như: Chưa có các tổ chức tư vấn và đánh giá cho các hoạt động áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ nâng cao NSCL, có rất ít tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, chưa hình thành được các trung tâm về đổi mới sáng tạo, lực lượng chuyên gia liên quan đến hoạt động nâng cao NSCL chưa có,...

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

- Hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh nâng cao NSCL của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là sản phẩm hàng hóa, viết tắt là SPHH) trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của KHCN; áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL; hỗ trợ DN trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao NSCL; kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư.

- Thúc đẩy hoạt động nâng cao NS lao động, NS các nhân tố tổng hợp TFP dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST); qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững cho DN, nâng tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đào tạo và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho 10-15 lượt chuyên gia NSCL trong tỉnh.

- Góp phần đạt mục tiêu tăng NS lao động bình quân 7%/năm.

- Đóng góp của NS các nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 40% vào năm 2025.

- Có tối thiểu 50 DN tham gia Kế hoạch và được hỗ trợ thực hiện các biện pháp để nâng cao NSCL. Trong đó, có ít nhất 03 DN xây dựng và triển khai Dự án điểm áp dụng đồng bộ các giải pháp về cải tiến NS; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN và ĐMST để nâng cao NS.

- Hỗ trợ triển khai thực hiện từ 5 - 10 nhiệm vụ KHCN có nội dung gắn liền với nghiên cứu, ứng dụng KHCN nhằm nâng cao NSCL phục vụ cho ngành, lĩnh vực và DN trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực cho 02 tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc hệ thống tổ chức sự nghiệp công lập của tỉnh đáp ứng đủ yêu cầu năng lực đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các SPHH chủ lực trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành ít nhất 01 Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo về nâng cao NSCL dựa trên nền tảng ĐMST.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn theo Kế hoạch; lồng ghép với việc triển khai các nhiệm vụ của các chương trình quốc gia, các chương trình mục tiêu, các đề án và kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh để đào tạo kiến thức về NSCL dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc CMCN lần thứ tư cho ít nhất 300 lượt CBCCVC của các cơ quan hành chính nhà nước, ít nhất 500 lượt lãnh đạo và người lao động trong các DN trong tỉnh.

- Lồng ghép, kết hợp nội dung NSCL với các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, để hỗ trợ lẫn nhau, tăng tính đồng bộ và hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ DN trong việc nâng cao NSCL

2. Phạm vi, đối tượng của Kế hoạch

a) Phạm vi Kế hoạch:

Các hoạt động phục vụ cho việc nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, bao gồm: Hỗ trợ, áp dụng các tiến bộ KHCN, nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới; áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL, truy xuất nguồn gốc (TXNG); nghiên cứu KHCN, các hoạt động ĐMST; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các hoạt động theo định hướng của cuộc CMCN lần thứ tư; các hoạt động nghiên cứu, tính toán đề xuất các giải pháp nâng cao NS lao động và NS các nhân tố tổng hợp TFP; công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao NSCL phù hợp xu thế của cuộc CMCN lần thứ tư.

b) Đối tượng của Kế hoạch:

- Các DN, tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi chung là DN); trong đó ưu tiên các DN thuộc các ngành, sản xuất kinh doanh các SPHH chủ lực, đặc trưng, ưu tiên, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị nêu tại tiết b2 điểm b khoản 2 Mục I của Kế hoạch này.

- Các cơ quan quản lý nhà nước: Các sở, ban, ngành trong tỉnh; Chi cục TCĐLCL; UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Khánh Hòa.

- Các cơ quan liên quan: Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL; Cục Thống kê, Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Khánh Hòa; các tổ chức tư vấn, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, chứng nhận; các Hiệp Hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức KHCN, các Viện và Trường đại học, trường đào tạo nghề; các cơ quan thông tin đại chúng,...

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Về xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL

a) Triển khai các chính sách quản lý, chính sách hỗ trợ, cơ chế tài chính để quản lý, khuyến khích triển khai áp dụng các giải pháp để thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh, gồm: Áp dụng các giải pháp về KHCN, ĐMST, phát triển tài sản trí tuệ, chuyển đổi số, hệ thống TXNG, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ nâng cao NSCL, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, NS xanh, hoạt động phát triển cộng đồng...

b) Tham mưu UBND tỉnh ban hành các chương trình, nhiệm vụ KHCN về phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế nông thôn miền núi nhằm nghiên cứu áp dụng các tiến bộ KHCN lồng ghép các hoạt động nâng cao NSCL; chương trình phát triển tài sản trí tuệ; các hoạt động khởi nghiệp ĐMST, trong đó có cơ chế hỗ trợ thành lập Trung tâm khởi nghiệp ĐMST, vườn ươm khởi nghiệp., nhằm ứng dụng nhanh, hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư phục vụ cho hoạt động nâng cao NSCL.

c) Tham mưu triển khai chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và chứng nhận chuyên gia NS tại tỉnh Khánh Hòa đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn theo hệ thống chứng nhận, đào tạo chuyên gia NS của Việt Nam. Tham mưu triển khai chính sách hỗ trợ DN tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về NSCL trong nước và ở nước ngoài. Xây dựng chính sách hỗ trợ triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS, chương trình hướng nghiệp trong một số trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với nhu cầu của DN trên địa bàn tỉnh.

d) Tham mưu đề nghị Bộ KHCN định hướng, xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa gồm yến sào và trầm hương. Tổ chức xây dựng và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo yêu cầu quản lý của UBND tỉnh và các bộ quản lý chuyên ngành.

d) Áp dụng bộ chỉ tiêu đo lường NS gắn với hoạt động KHCN, ĐMST tại địa phương, DN; đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ DN áp dụng bộ chỉ tiêu này để đánh giá đóng góp của KHCN và ĐMST vào tăng NSCL trên địa bàn tỉnh và DN.

e) Tham gia kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu về NSCL dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST của quốc gia để chia sẻ thông tin, dữ liệu về ứng dụng các tiến bộ KHCN, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NS mới, tiên tiến, chuyên gia NS, các chỉ tiêu NS của tỉnh và DN trên địa bàn tỉnh.

3.2. Công tác thông tin, tuyên truyền về nâng cao NSCL

a) Tổ chức các hội nghị, hội thảo để phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL, hệ thống TXNG, thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, NS xanh, áp dụng các giải pháp KHCN và ĐMST... để nâng cao NSCL trong DN.

b) Phổ biến thông tin về tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chuyên gia NS, hệ thống chứng nhận và đào tạo chuyên gia NS của Việt Nam. Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ DN tham gia GTCLQG, tổ chức hoạt động quảng bá cho các DN đạt GTCLQG hằng năm.

c) Thông qua hoạt động về triển khai Hiệp định TBT để phổ biến các thông tin về rào cản kỹ thuật của các nước trong tổ chức WTO; đồng thời phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan trong nước đến các DN trong tỉnh.

d) Tổ chức triển khai các hình thức tuyên truyền, truyền thông thích hợp để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao NSCL:

- Thực hiện các phóng sự về các hoạt động trong Kế hoạch, phổ biến các hiệu quả của các mô hình nâng cao NSCL để quảng bá trên Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở KKHCN.

- Thông tin, phổ biến về Kế hoạch, các kiến thức về NSCL, kiến thức về hoạt động ĐMST để nâng cao NSCL phù hợp với xu thế cuộc CMCN lần thứ tư.. .trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh, Báo Khánh Hòa, Bản tin TBT, Bản tin KHCN và Trang thông tin điện tử của Sở KHCN.

- Tiếp phát, phổ biến các kiến thức về NSCL, ĐMST từ các buổi tọa đàm, phóng sự về NSCL, TXNG của Trung ương đến các cơ quan trong tỉnh bằng các hình thức cung cấp đường link, truyền tải các nội dung trên Bản tin TBT và Bản tin KHCN.

- Mua và cung cấp các tạp chí về NSCL và ĐMST cho một số cơ quan và DN tham gia trong tỉnh; phổ biến, truyền thông về báo cáo năng suất Việt Nam hằng năm đến các cơ quan trong tỉnh.

- Tuyên truyền bằng hình thức pa nô, áp phích; xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về NSCL trên Bản tin TBT, Bản tin KHCN; chia sẻ, phổ biến các mô hình thành công trong các hoạt động nâng cao NSCL.

đ) Tham gia và phổ biến cơ sở dữ liệu chuẩn đối sánh và thực hành tốt về NS để phục vụ DN; phổ biến các các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến NSCL cho các cơ quan và DN trong tỉnh.

e) Tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết và tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực và đạt thành tích cao trong hoạt động nâng cao NSCL trong tỉnh, trong đó chú trọng khen thưởng DN đạt giải GTCLQG.

3.3. Đào tạo, tập huấn về hoạt động nâng cao NSCL

a) Rà soát, cử CBCC của các cơ quan hành chính, viên chức của tổ chức sự nghiệp công lập trong tỉnh, lao động tại các DN (được lựa chọn) để tham gia đào tạo và chứng nhận đạt yêu cầu là Chuyên gia NS Việt Nam.

b) Tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về các giải pháp nâng cao NSCL; mã số mã vạch, TXNG; các giải pháp ứng dụng chuyển giao KHCN, ĐMST, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư... cho các CBCCVC của cơ quan, lãnh đạo và người lao động của DN.

c) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên đề về nâng cao NSCL cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và người lao động trong các DN tham gia triển khai một số nội dung chuyên sâu của Kế hoạch, theo nhu cầu thực tế của DN. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành để đảm bảo nâng cao chất lượng và an toàn của các SPHH tham gia vào thị trường trong và ngoài nước.

d) Phối hợp với Bộ KHCN, Tổng cục TCĐLCL và các cơ quan có liên quan để tổ chức cho các CBCCVC và hỗ trợ DN tham gia các khóa đào tạo về nâng cao NSCL tại các địa phương trong nước và tham gia các chương trình đào tạo hàng năm của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và quốc gia.

đ) Hình thành, phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh bao gồm hoạt động tư vấn, đào tạo liên quan đến NSCL, đánh giá sự phù hợp, chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ KHCN, cung ứng các giải pháp nâng cao NSCL gắn kết với các hoạt động ĐMST; chú trọng phát triển trong các tổ chức sự nghiệp KHCN công lập, viện nghiên cứu, trường đại học và DN lớn. Hỗ trợ việc triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS, chương trình hướng nghiệp trong một số trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, gắn kết với nhu cầu của một số DN. Tổ chức các hoạt động quảng bá, hoạt động hợp tác, kết nối cung cầu giữa các tổ chức, cá nhân, DN tư vấn, cung cấp giải pháp với các cơ sở có nhu cầu trong hoạt động nâng cao NSCL, nhất là các giải pháp dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST; thu hút, kết nối các cơ sở có năng lực và điều kiện tham gia xây dựng dự án điểm về cải tiến NSCL trong một số lĩnh vực chủ lực, đặc trưng.

3.4. Hỗ trợ DN thực hiện các biện pháp để nâng cao NSCL

a) Hỗ trợ DN áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh:

- Hỗ trợ DN áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL cơ bản; trong đó chú trọng áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL đặc thù cho ngành, lĩnh vực, các tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.

- Hỗ trợ DN áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý ĐMST, các mô hình, công cụ cải tiến NS trong lĩnh vực chuyên ngành (NS dịch vụ công, NS xanh, NS bền vững...).

- Hỗ trợ DN áp dụng hệ thống TXNG SPHH; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, NS xanh; thực hành sản xuất tốt GMP (áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh, an toàn cao như: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế),...

- Hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị DN; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

- Hướng dẫn DN xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho các SPHH chưa có tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Hỗ trợ chứng nhận SPHH, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống TXNG SPHH phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực.

- Lựa chọn 03 DN có quy mô sản xuất lớn, có khả năng hấp thụ công nghệ mới và đảm bảo trình độ KHCN để xây dựng 03 mô hình điểm về triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao NSCL, trong đó chú trọng hoạt động nâng cao NSCL trên nền tảng KHCN và ĐMST; tổ chức đánh giá về vai trò dẫn dắt của các DN này trong việc phát triển phong trào NS trên địa bàn tỉnh.

b) Lồng ghép, gắn kết chặt chẽ các nội dung về NSCL trong việc triển khai nhiệm vụ của các đề án, chương trình về KHCN, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ DN nâng cao NSCL, gồm:

b1) Lồng ghép với các chương trình, đề án do ngành Công Thương chủ trì triển khai trên địa bàn tỉnh:

- Các chương trình, đề án lồng ghép: Khuyến công; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản xuất và tiêu dùng bền vững; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,...

- Thực hiện lồng ghép các hoạt động: Hỗ trợ đào tạo cho các hoạt động nâng cao năng lực quản lý DN, nâng cao NSCL; hỗ trợ tư vấn đổi mới công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất để nâng cao NS lao động, nâng cao chất lượng SPHH; khởi sự, thành lập DN sản xuất công nghiệp nông thôn; xây dựng thương hiệu, áp dụng TXNG, sản xuất sạch hơn; hỗ trợ tư vấn, áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị DN, quản trị sản xuất; nghiên cứu ứng dụng KHCN, các hoạt động ĐMST trong việc áp dụng các mô hình sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên và sản xuất sạch hơn; mô hình thiết kế bền vững, sinh thái, tái chế và tái sử dụng, mô hình phân phối và tiêu dùng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững, kinh tế tuần hoàn...

b2) Lồng ghép với các chương trình, đề án do ngành Nông nghiệp chủ trì triển khai trên địa bàn tỉnh:

- Các chương trình, đề án lồng ghép: Chiến lược phát triển thủy sản; phát triển nông nghiệp hữu cơ; nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; chương trình OCOP; hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị...

- Các nội dung lồng ghép:

+ Hỗ trợ về đào tạo các hoạt động nâng cao NSCL; đào tạo chuyên sâu về thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến (Thực hành sản xuất tốt (GMP), Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh (SSOP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)...).

+ Hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0, nông nghiệp hữu cơ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,...

+ Hỗ trợ DN nghiên cứu ĐMST, ứng dụng KHCN (Công nghệ về giống, quy trình sản xuất, logistics,...), áp dụng HTQLCL, TXNG; xây dựng và áp dụng TCCS, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, hỗ trợ tư vấn áp dụng, duy trì, chứng nhận VietGAP, cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực và các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ để triển khai các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,...

b3) Lồng ghép với nhiệm vụ triển khai chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm, do ngành Y tế được giao chủ trì: Thực hiện lồng ghép các nội dung sau:

- Hỗ trợ về đào tạo các hoạt động nâng cao NSCL; đào tạo chuyên sâu về thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP), hệ thống phân tích mối nguyđiểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000.

- Hỗ trợ DN nghiên cứu ứng dụng KHCN, thực hiện ĐMST để hoàn thiện hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định về an toàn thực phẩm đối với thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, đạt chuẩn ISO 17025 trong đánh giá về chất lượng sản phẩm về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; đầu tư, đổi mới trang thiết bị xây dựng phòng thí nghiệm phù hợp với nguyên tắc GLP và theo quy định của nhà nước.

- Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN, áp dụng các hệ thống quản lý (GMP, SSOP, HACCP) vào sản xuất thực phẩm bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; hỗ trợ xây dựng và áp dụng TCCS, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

b4) Lồng ghép với chương trình, đề án do ngành Xây dựng được giao chủ trì triển khai trên địa bàn tỉnh:

- Các chương trình, đề án lồng ghép: Sản xuất vật liệu không nung, triển khai chiến lược phát triển vật liệu xây dựng.

- Nội dung lồng ghép: Hỗ trợ về đào tạo các hoạt động nâng cao NSCL; hỗ trợ tư vấn, nghiên cứu, ứng dụng KHCN tiên tiến (ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ mới, thiết bị mới sản xuất vật liệu xây không nung...), thực hiện các hoạt động ĐMST vào hoạt động sản xuất vật liệu xây không nung; nâng cao chất lượng và tính năng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu các sản phẩm vật liệu xây không nung có giá trị kinh tế cao và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu, năng lượng; hỗ trợ tư vấn, nghiên cứu chuyển đổi số quản trị trong DN, tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu.

b5) Lồng ghép với chương trình, đề án do ngành Du lịch được giao chủ trì triển khai trên địa bàn tỉnh:

Lồng ghép các hoạt động nâng cao NSCL theo nhiệm vụ triển khai chiến lược phát triển du lịch Việt Nam: Hỗ trợ về đào tạo; hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong quản lý du lịch, trong DN hoạt động du lịch, du lịch thông minh, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch; xây dựng thương hiệu; trong đó, ưu tiên hỗ trợ sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, như: Du lịch về biển, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển; du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội; du lịch sinh thái, sinh thái nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các DN sản xuất, kinh doanh ăn uống, các sản phẩm lưu niệm đặc thù có giá trị kinh tế cao, có tính biểu tượng của tỉnh phục vụ khách du lịch.

b6) Lồng ghép với chương trình, đề án do ngành Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì triển khai trên địa bàn tỉnh:

Lồng ghép các hoạt động nâng cao NSCL trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia: Hỗ trợ về đào tạo chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, DN; hỗ trợ DN chuyển đổi số, trong đó chú trọng các DN khởi nghiệp ĐMST, các DN khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.

b7) Lồng ghép nội dung đào tạo các kiến thức về nâng cao NSCL, ĐMST trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực theo Chương trình phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Sở Nội vụ được giao chủ trì triển khai thực hiện, chủ yếu tập trung cho nhân lực thuộc các ngành nghề, lĩnh vực: Nông, lâm, thủy sản; thương mại, dịch vụ và du lịch; công nghiệp, xây dựng..

b8) Lồng ghép nội dung về nâng cao NSCL, ĐMST trong các hoạt động về bảo vệ môi trường:

Lồng ghép các hoạt động đào tạo và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ về nâng cao NSCL, ĐMST trong việc triển khai thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường; đề án xã hội hóa các dự án thu gom, xử lý rác thải, trong đó chú trọng việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật; đề án chống rác thải nhựa; đề án phát triển kinh tế biển và hải đảo.

b9) Lồng ghép nội dung về nâng cao NSCL, ĐMST trong các hoạt động nghiên cứu KHCN, ĐMST, phát triển thương hiệu và TXNG:

Lồng ghép các hoạt động đào tạo, tập huấn; hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ nâng cao NSCL, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ hoạt động ĐMST về sản phẩm, quy trình, tổ chức và tiếp thị; hỗ trợ trong công tác xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống TXNG... cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, ưu tiên thuộc các chương trình OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn đặc trưng, tham gia sản phẩm quốc gia... trong hoạt động triển khai các Chương trình KHCN phục vụ phát triển kinh tế biển, Chương trình KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi; Chương trình ĐMST; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; Đề án xây dựng hệ thống TXNG; Chương trình ứng dụng công nghệ cao; Chương trình sản phẩm quốc gia...

c) Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên; nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KHCN về nâng cao NSCL dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST phù hợp với cuộc CMCN lần thứ tư; nhiệm vụ có gắn kết với các hoạt động nâng cao NSCL một số ngành, lĩnh vực:

c1) Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên; nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao NSCL:

- Nhiệm vụ thường xuyên: Tính toán chỉ tiêu NS lao động, NS các yếu tố tổng hợp TFP hằng năm; đánh giá mức độ tăng trưởng, đề xuất giải pháp để nâng cao các chỉ tiêu này hằng năm.

- Đánh giá các yếu tố tác động đến chỉ tiêu TFP, để xuất các giải pháp để tăng cường việc đóng góp của TFP trong chỉ tiêu GRDP hằng năm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.

- Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động nâng cao NSCL trong một số DN thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên, chủ lực của tỉnh Khánh Hòa; đề xuất giải pháp để nâng cao NSCL của các ngành, lĩnh vực này.

- Nghiên cứu, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ... cải tiến NSCL dựa trên nền tảng số, KHCN và ĐMST trong một số DN; áp dụng thí điểm các mô hình, công cụ cải tiến NSCL chuyên ngành (NS dịch vụ công, NS xanh, NS bền vững,...), các chương trình đánh giá năng lực quản trị, quản lý NS, quản lý chuyển đổi số và ĐMST.

- Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ các DNNVV, DN thuộc ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chuyển đổi sang cung cấp SP, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh nhằm nâng cao năng lực nội tại của DN.

- Xây dựng Hệ thống quản lý TXNG cho các sản phẩm chủ lực tại Khánh Hòa.

c2) Các nhiệm vụ, đề án KHCN triển khai Chương trình KHCN phục vụ phát triển kinh tế biển, phục vụ phát triển nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, gắn kết với các hoạt động nâng cao NSCL:

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác, cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi đang còn phụ thuộc vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên (tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển,...); nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản có NS cao, chất lượng, tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, phòng trị bệnh; giảm, thay thế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ rong, tảo và các loài thủy sản khác.

- Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ có sự tham gia của DN với vai trò là hạt nhân liên kết trong sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ; công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy hải sản, rong biển thành các sản phẩm có giá trị gia tăng; ứng dụng công nghệ hỗ trợ sản xuất hoặc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng tại địa phương.

- Nghiên cứu các biện pháp để nâng cao NSCL SPHH trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp (tăng cường liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại hóa trong sản xuất, đổi mới công nghệ gắn với sản xuất sạch và nông nghiệp hữu cơ, xây dựng thương hiệu, đánh bắt xa bờ, mô hình hợp tác xã kiểu mới,...).

c3) Các nhiệm vụ KHCN để giải quyết các vấn đề về hỗ trợ DN thực hiện hoạt động khởi nghiệp, ĐMST có liên quan đến hoạt động nâng cao NSCL:

- Nghiên cứu các hoạt động ĐMST, hoàn thiện và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa.

- Nghiên cứu, xây dựng hệ sinh thái ĐMST các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm chủ lực, các công nghệ trọng điểm có tiềm năng phát triển (trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), công nghệ giáo dục (edtech); hỗ trợ hoạt động kết nối mạng lưới khởi nghiệp ĐMST, các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp ĐMST; hỗ trợ các cơ sở phát triển, ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp ĐMST, khởi nghiệp xã hội giải quyết các vấn đề cộng đồng.

3.5. Tăng cường năng lực tư vấn, đánh giá sự phù hợp, đào tạo hỗ trợ cho hoạt động nâng cao NSCL

a) Triển khai Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL, bao gồm trang thiết bị và nguồn nhân lực kỹ thuật cho các hoạt động thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, chứng nhận; tổ chức lập hồ sơ xin chỉ định đánh giá sự phù hợp của ít nhất 01 lĩnh vực.

b) Xây dựng và triển khai Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, bao gồm trang thiết bị và nguồn nhân lực kỹ thuật đảm bảo yêu cầu cho các hoạt động thử nghiệm của các lĩnh vực được phân công.

c) Triển khai xây dựng 01 Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, 01 vườn ươm khởi nghiệp, đảm bảo thực hiện các hoạt động về tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo về nâng cao NSCL dựa trên nền tảng ĐMST.

d) Nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN (thuộc Sở KHCN) để đảm bảo đủ khả năng nghiên cứu, đào tạo, tư vấn các hoạt động về nâng cao NSCL, đủ năng lực hỗ trợ cho các DN nâng cao NSCL, đủ khả năng tiếp nhận các Chương trình dự án về NSCL của Trung ương và Tổ chức Năng suất Châu Á (APO).

đ) Hỗ trợ triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS, chương trình hướng nghiệp trong một số trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với nhu cầu của DN.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm:

a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, chi cho các chương trình, đề án; nguồn vốn sự nghiệp KHCN bố trí theo kế hoạch hằng năm của các sở, ban, ngành; các địa phương.

b) Nguồn vốn đối ứng của các DN và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

c) Nguồn vốn đầu tư phát triển chung của tỉnh; nguồn kinh phí đầu tư phát triển KHCN theo Quyết định 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nội dung chi, mức chi cho các nội dung của Kế hoạch thực hiện theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

Sở KHCN là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý và triển khai Kế hoạch; có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau:

a) Hằng năm, chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để tổng hợp nội dung và dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nâng cao NSCL của Kế hoạch này trong Kế hoạch hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 (nếu có) cho phù hợp với thực tiễn, hướng dẫn của Bộ KHCN và các cơ quan có liên quan. Chủ trì huy động các nguồn vốn hợp pháp cho triển khai Kế hoạch (nếu có).

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, xây dựng để tham mưu ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý, khuyến khích triển khai thực hiện áp dụng các giải pháp để thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh trong phạm vi áp dụng các giải pháp về KHCN, ĐMST, xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống TXNG, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ nâng cao NSCL.... Đồng thời, chủ trì tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách sau khi được ban hành. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng chính sách chuyên ngành khác về hỗ trợ DN nâng cao NSCL. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng cơ chế, định mức tài chính cho việc quản lý thực hiện Kế hoạch và hỗ trợ DN thực hiện các biện pháp nâng cao NSCL.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền và vận động DN tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng các mô hình điểm về NSCL. Tổ chức các hoạt động đào tạo về chuyên gia NS và các nội dung đào tạo khác về NSCL theo Kế hoạch này.

d) Chủ trì kết nối, phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động NS trên địa bàn tỉnh, tổ chức hỗ trợ việc triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS, chương trình hướng nghiệp; tổ chức các hoạt động quảng bá, hợp tác, kết nối cung cầu.

đ) Chủ trì thực hiện các nội dung lồng ghép về nâng cao NSCL trong các hoạt động nghiên cứu KHCN, ĐMST, phát triển thương hiệu và TXNG, các hoạt động TBT; chủ trì kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu về NSCL dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST của quốc gia để chia sẻ thông tin dữ liệu, cơ sở dữ liệu chuẩn đối sánh và thực hành tốt về NS để phục vụ DN, phổ biến các các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến NSCL.

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đổ thực hiện việc đặt hàng và giao nhiệm vụ thường xuyên về tính toán các chỉ tiêu NS, đánh giá và đề xuất giải pháp để nâng cao các chỉ tiêu NS. Chủ trì, phối hợp tổ chức việc đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN liên quan trực tiếp và gắn kết với nội dung nâng cao NSCL dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST (điểm c nội dung 3.4 Mục II của Kế hoạch này).

g) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để lồng ghép, phối hợp các nội dung liên quan đến nâng cao NSCL với với việc triển khai nhiệm vụ được giao tại các đề án, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

h) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tổ chức áp dụng bộ chỉ tiêu đo lường NS gắn với hoạt động KHCN, ĐMST sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng.

i) Chủ trì, tổ chức việc triển khai Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL, triển khai xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, vườn ươm khởi nghiệp, nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN.

k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết Kế hoạch; hướng dẫn và tham mưu tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động thúc đẩy nâng cao NSCL theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Phối hợp với Sở Nội vụ để tham mưu khen thưởng các DN đạt giải GTCLQG.

l) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo định kỳ hàng năm, đột xuất theo yêu cầu; báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch của cả giai đoạn.

m) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Sở KHCN, các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách tài chính về quản lý, hỗ trợ DN tham gia thực hiện Kế hoạch này; chủ trì xây dựng các Nghị quyết HĐND về mức chi kinh phí liên quan đến hoạt động NSCL trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn Sở KHCN, các cơ quan triển khai thực hiện Kế hoạch này áp dụng các cơ chế quản lý tài chính để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.

c) Chủ trì, phối hợp thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm cho Sở KHCN và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp với Sở KMCN triển khai thực hiện Kế hoạch trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

b) Phối hợp với Sở KHCN trong việc phổ biến áp dụng bộ chỉ tiêu đo lường NS gắn với hoạt động KHCN, ĐMST sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở KHCN thẩm định, tham mưu UBND tỉnh giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho triển khai các nhiệm vụ tăng cường năng lực tư vấn, thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp hỗ trợ cho hoạt động nâng cao NSCL theo Kế hoạch này.

4. Các Sở: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao; Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Tài nguyên và Môi trường; Nội vụ; Lao động - Thương binh và Xã hội

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở KHCN trong việc tham mưu cơ chế, chính sách để triển khai các hoạt động nâng cao NSCL chuyên ngành; xây dựng, đề xuất kế hoạch về đào tạo, hỗ trợ của DN, dự toán kinh phí thực hiện các nội dung nhiệm vụ lồng ghép về nâng cao NSCL trong các hoạt động triển khai chương trình, đề án chuyên ngành (theo điểm b nội dung 3.4 Mục II của Kế hoạch này), để tổng hợp chung vào Kế hoạch triển khai hằng năm.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở KHCN triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ nâng cao NSCL, các nội dung lồng ghép được phân công theo Kế hoạch này. Định kỳ hằng năm, hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về Sở KHCN để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ KHCN theo quy định.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở KHCN triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức sâu rộng về NSCL cho các cấp, ngành, cộng đồng DN và toàn xã hội.

d) Phối hợp với Sở KHCN hướng dẫn và tạo điều kiện cho các DN thuộc phạm vi quản lý tham gia vào Kế hoạch, gắn kết các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý kinh tế - xã hội của ngành với phong trào NSCL của tỉnh.

đ) Tổ chức xây dựng và tham mưu ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo yêu cầu quản lý của UBND tỉnh và các bộ quản lý chuyên ngành.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ngoài các nhiệm vụ trên, thực hiện chủ trì, phối hợp với Sở KHCN để tham mưu đề nghị xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa gồm yến sào và trầm hương.

g) Sở Y tế: Ngoài các nhiệm vụ trên, thực hiện chủ trì xây dựng và triển khai Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp Sở KHCN hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động nâng cao NSCL của tỉnh theo quy định; trong đó chú trọng đến hoạt động khen thưởng DN đạt GTCLQG hằng năm.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Phối hợp với Sở KHCN, các sở nguyên ngành khác triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ theo quy định trên địa bàn.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở KHCN triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đến các DN trên địa bàn quản lý; phối hợp đề xuất nội dung, lựa chọn DN để tham gia triển khai Kế hoạch.

c) Hướng dẫn và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý KHCN tại địa phương, các DN tham gia vào Kế hoạch, gắn kết các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương với phong trào NSCL của tỉnh.

d) Định kỳ hằng năm, hoặc đột xuất theo yêu cầu, thực hiện báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ nâng cao NSCL trên địa bàn về Sở KHCN để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ KHCN theo quy định.

7. Các Cơ quan liên quan: Cục Thống kê; Liên minh hợp tác xã; Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật; các tổ chức KHCN; các đơn vị sự nghiệp công lập; các Viện, trường Đại học, cơ sở đào tạo nghề, các Hiệp hội trong tỉnh; Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Khánh Hòa; các DN...

a) Phối hợp cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, hỗ trợ các DN cho Sở KHCN để tổng hợp vào Kế hoạch hoạt động KHCN hằng năm của tỉnh; cung cấp các thông tin chuyên ngành phục vụ cho việc triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch.

b) Phối hợp với Sở KHCN triển khai thực hiện nội dung nâng cao NSCL trong các hợp tác xã, làng nghề, DN, hỗ trợ các lĩnh vực liên quan đến nội dung Kế hoạch. Vận động DN thuộc lĩnh vực hoạt động tham gia vào triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

c) Phối hợp triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá các mục tiêu, chính sách của Kế hoạch đến các DN trên địa bàn tỉnh và lựa chọn DN để tham gia Kế hoạch.

d) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN trong Kế hoạch này theo cơ chế đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Tham gia việc kết nối, phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động NS. Chủ trì, tham gia tổ chức triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS, chương trình hướng nghiệp. Phối hợp các hoạt động quảng bá, hợp tác, kết nối cung cầu.

đ) Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS, chương trình hướng nghiệp gắn kết với nhu cầu, đặt hàng của DN. Tham gia vào các hoạt động đào tạo tập huấn, hoạt động áp dụng các biện pháp, công cụ, nghiên cứu KHCN và hoạt động ĐMST để nâng cao NSCL; tham gia xây dựng mô hình điểm...

8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa

a) Phối hợp với Sở KHCN triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá các mục tiêu và chính sách hỗ trợ của Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở KHCN xây dựng các phóng sự về các hoạt động nâng cao NSCL, phong trào NSCL ở các DN và các gương điển hình tiên tiến trong phong trào nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo yêu cầu về quản lý và tình hình thực tiễn, Kế hoạch này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới và đảm bảo đem lại hiệu quả trong quá trình triển khai.

Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở KHCN tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong Kế hoạch này; phản ánh vướng mắc về Sở KHCN để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh Kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐN
D tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Liên minh HTX;
- Các Hiệp hội; Liên hiệp các Hội K
H&KT;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc
tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ quan: VCCI tại Khánh Hòa, Cục Thống kê;
- Các Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Đài PT-TH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa,
- Cổng Thông tin
điện tử tỉnh;
- Trung tâm
Công báo tỉnh;
- Các Phòng: KT, TH, XDNĐ, KSTTHC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hữu Hoàng

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG TRIỂN KHAI, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Kế hoạch số 5567/KH-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

TT

Nhiệm vụ

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL

a

Tham mưu, xây dựng chính sách quản lý, hỗ trợ triển khai thực hiện áp dụng các giải pháp thúc đẩy nâng cao NSCL về KHCN, ĐMST, xây dựng thương hiệu, TXNG, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ nâng cao NSCL...; hỗ trợ DN áp dụng bộ chỉ tiêu chỉ tiêu đo lường năng suất gắn với hoạt động KHCN, ĐMST

2021 - 2025

Sở KHCN

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; các Hiệp hội; các cơ quan, đơn vị; Đại diện VCCI tại Khánh Hòa

b

Tham mưu, xây dựng các chính sách quản lý, hỗ trợ để triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy nâng cao NSCL trong một số hoạt động chuyên ngành theo quy định và hướng dẫn của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (các hoạt động tại điểm a nội dung 3.1 Mục II của Kế hoạch này)

2021 -2025

Các sở, ban, ngành

Sở KHCN; các cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND cấp huyện; các Hiệp hội; Đại diện VCCI tại Khánh Hòa

c

Tham mưu ban hành chương trình KHCN về phát triển kinh tế biển, Chương trình KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi trong đólồng ghép các nội dung nghiên cứu ứng dụng KHCN nhằm nâng cao NSCL; chương trình phát triển tài sản trí tuệ; các hoạt động ĐMST, thành lập Trung tâm khởi nghiệp ĐMST, vườn ươm khởi nghiệp...

2021 -2025

Sở KHCN

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

d

Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và chứng nhận chuyên gia NS; hỗ trợ DN tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về NSCL trong và nước ngoài; hỗ trợ triển khai các chương trình đào tạo, hướng nghiệp về năng suất trong một số trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với nhu cầu của DN

2021 -2025

Sở KHCN

Các Sở quản lý chuyên ngành, UBND cấp huyện; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các DN

đ

Tham mưu xây dựng các chính sách, cơ chế tài chính để quản lý, hỗ trợ thực hiện các nội dung, giải pháp về thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL trên địa bàn tỉnh trong phạm vi của Kế hoạch này.

2021 -2025

Sở Tài chính

Sở KHCN; các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị liên quan; UBND cấp huyện; các Hiệp hội

e

Tham mưu đề nghị xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa (gồm yến sào và trầm hương)

2022 - 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở KHCN; các cơ quan, đơn vị; Hiệp hội có liên quan; các DN

g

Tổ chức xây dựng và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo yêu cầu quản lý của UBND tỉnh và các bộ quản lý chuyên ngành

2021 -2025

Các sở, ban, ngành;

Sở KHCN; các cơ quan, đơn vị; Hiệp hội có liên quan; các DN

h

Tổ chức áp dụng bộ chỉ tiêu đo lường năng suất gắn với hoạt động KHCN, ĐMST tại địa phương

Sau khi cơ quan có thẩm quyền ban hành

Sở KHCN

Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ban ngành; cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND cấp huyện, DN

i

Tổ chức kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu về NSCL dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST (Điểm e nội dung 3.1 Mục II của Kế hoạch này)

Sau khi cơ sở dữ liệu dược xây dựng

Sở KHCN

Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các DN

2

Công tác thông tin, tuyên truyền về nâng cao NSCL

 

 

 

a

Tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến thông tin về chuyên gia NS; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, quảng bá DN tham gia GTCLQG; tổ chức hoạt động về TBT; thông tin, truyền thông để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao NSCL (các hoạt động tại điểm a, b, c, d nội dung 3.2 Mục II của Kế hoạch này)

2021 -2025

Sở KHCN

Các sở, ban, ngành; Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Khánh Hòa; các cơ quan, đơn vị liên quan; UBND cấp huyện; các DN

b

Phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành liên quan trong nước đến các DN

Từ 2021

Các sở, ban, ngành

Các DN; cơ quan, đơn vị liên quan

c

Tham gia, phổ biến cơ sở dữ liệu chuẩn đối sánh và thực hành tốt về NS phục vụ DN; phổ biến các các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến NSCL cho các cơ quan và DN trong tỉnh.

2021 -2025

Sở KHCN

Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, đơn vị liên quan; các DN

d

Tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực và đạt thành tích trong hoạt động nâng cao NSCL; các DN tham gia và đạt GTCLQG.

2021 - 2025

Sở KHCN

Sở Nội vụ; các sở, ban, ngành; các DN; các tổ chức, cá nhân liên quan

3

Đào tạo, tập huấn về hoạt động nâng cao NSCL

 

 

 

a

Đào tạo và chứng nhận đạt yêu cầu Chuyên gia NS của Việt Nam.

2022 - 2025

Sở KHCN

Các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị liên quan; UBND cấp huyện; các DN được lựa chọn

b

Tổ chức tập huấn, đào tạo các giải pháp nâng cao NSCL, mã số mã vạch, TXNG, KHCN, ĐMST, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư...; đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề về nâng cao NSCL chuyên sâu cho DN; tập huấn, phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành (theo điểm b, c nội dung 3.3 Mục II của Kế hoạch này)

2021 -2025

Các sở quản lý chuyên ngành

Các đơn vị đào tạo; các cơ quan và đơn vị có liên quan; UBND cấp huyện; các DN

c

Tổ chức cho CBCCVC và hỗ trợ DN tham gia các khóa đào tạo về nâng cao NSCL tại các địa phương trong nước, tham gia chương trình đào tạo hàng năm của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và quốc gia.

2021 -2025

Sở KHCN

Bộ KHCN, Tổng cục TCĐLCL; các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị liên quan; UBND cấp huyện; các DN

d

Hình thành, phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động NSCL gồm tư vấn, đánh giá sự phù hợp, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KHCN, cung ứng giải pháp nâng cao NSCL gắn kết với hoạt động ĐMST; hỗ trợ triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS; các hoạt động quảng bá, hợp tác, kết nối cung cầu dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST

2022 - 2025

SởKHCN

Tổng cục TCDLCL; Viện Năng suất Việt Nam; các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị liên quan; UBND cấp huyện; các DN

4

Hỗ trợ DN thực hiện các biện pháp để nâng cao NSCL

 

 

 

a

Hỗ trợ DN áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh (theo điểm a nội dung 3.4 Mục II của Kế hoạch này)

2021 -2025

Sở KHCN

Các đơn vị tư vấn, chứng nhận, chuyển giao; các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị liên quan; UBND cấp huyện; các DN

b

Lồng ghép các nội dung về NSCL trong triển khai nhiệm vụ của các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (theo điểm b nội dung 3.4 Mục II của Kế hoạch này)

2021 -2025

Các sở, ban, ngành

Sở KHCN; các cơ quan, đơn vị liên quan; UBND cấp huyện; DN tham gia

c

Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo đặt hàng: Tính toán chỉ tiêu NS lao động, NS các yếu tố tổng hợp TFP hằng năm; đánh giá mức độ tăng trưởng, đề xuất giải pháp để nâng cao các chỉ tiêu này hàng năm.

Hăng năm

Cục Thống kê

Sở KHCN; VCCI tại Khánh Hoà; các cơ quan, đơn vị liên quan

d

Thực hiện đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KHCN về nâng cao NSCL dựa trên nền tảng KHCN, ĐMST phù hợp với cuộc CMCN lần thứ tư; gắn kết với các hoạt động nâng cao NSCL một số ngành, lĩnh vực (theo điểm c nội dung 3.4 Mục II của Kế hoạch này; trừ nhiệm vụ tại gạch đầu dòng thứ nhất tiết c1 điểm c nội dung 3.4 Mục II của Kế hoạch)

2022 - 2025

Sở KHCN

Các sở, ban, ngành; Viện NS Việt Nam; VCCI tại Khánh Hòa; các tổ chức KHCN; các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND cấp huyện; các DN

5

Tăng cường năng lực tư vấn, đánh giá sự phù hợp, đào tạo hỗ trợ cho hoạt động nâng cao NSCL

 

 

 

a

Triển khai Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL; xin chỉ định 01 lĩnh vực đánh giá sự phù hợp

2021 - 2025

Sở KHCN

Chi cục TCĐLCL, Trung tâm KT TCĐLCL; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các cơ quan, đơn vị liên quan

b

Xây dựng và triển Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa

2022 - 2025

Sở Y tế

Sở KHCN; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; CDC Khánh Hòa; các cơ quan, đơn vị liên quan

c

Xây dựng 01 Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, 01 vườn ươm khởi nghiệp ĐMST.

2022 - 2025

Sở KHCN

Các Trường đại học; cơ sở dạy nghề; các tổ chức KHCN; các cơ quan, đơn vị liên quan

d

Nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN (thuộc Sở KHCN) đảm bảo khả năng nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ DN về nâng cao NSCL, đủ khả năng tiếp nhận các Chương trình dự án về NSCL của TW và Tổ chức Năng suất Châu Á (APO).

2023 - 2025

Sở KHCN

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN; Chi cục TCĐL-CL; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các cơ quan, đơn vị liên quan

d

Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về NS, chương trình hướng nghiệp gắn kết với nhu cầu của DN.

2022 - 2025

Các Trường đại học; cơ sở dạy nghe; các tổ chức KHCN

Sở KHCN; các cơ quan tư vấn, chuyển giao; các cơ quan, đơn vị liên quan

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 5567/KH-UBND năm 2021 về tổng thể nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu: 5567/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Lê Hữu Hoàng
Ngày ban hành: 23/06/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 5567/KH-UBND năm 2021 về tổng thể nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…