ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 495/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 09 tháng 02 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022
Căn cứ Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 29/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2022, như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP.
- Tập trung hỗ trợ nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng, hoàn thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; phát triển một số sản phẩm thế mạnh hướng tới thị trường xuất khẩu.
- Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế làm động lực phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy lợi thế theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
- Duy trì các sản phẩm OCOP đã được công nhận; nâng hạng và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình OCOP; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn xác định OCOP là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Gắn chỉ tiêu phát triển sản phẩm OCOP với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- UBND các huyện, thành phố lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP
- Tuyên truyền thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cấp xã, thôn; trang Web của Chương trình OCOP, dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể; lồng ghép tại các hội nghị, hội thảo các cấp,...
- Thông tin, tuyên truyền về nội dung Chương trình, chu trình OCOP, bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, những thành tựu và kết quả đạt được; gương điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chương trình OCOP tại các địa phương.
- Trách nhiệm: Cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh, huyện; các cơ quan truyền thông của tỉnh, huyện, xã,…
- Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm.
2. Tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức về Chương trình OCOP
- Tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý, phụ trách ở các cấp; các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Tập huấn, hướng dẫn cách thức triển khai và vận hành Chương trình OCOP; tư vấn, hỗ trợ các chủ thể kinh tế OCOP; xây dựng, vận dụng chính sách áp dụng đối với OCOP; bộ tiêu chí OCOP; công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, học tập, trao đổi kinh nghiệm,...
- Trách nhiệm: Cơ quan thường trực Chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện.
3. Phát triển, củng cố các chủ thể kinh tế OCOP
- Khuyến khích thành lập mới nhiều HTX để tổ chức lại sản xuất, từ đó tạo ra được quy trình chuẩn, sản xuất hàng hóa, quy mô lớn và đảm bảo chất lượng. Đầu tư, củng cố cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm.
- Trách nhiệm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
a. Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng:
- Tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện và phát triển sản phẩm. Tập trung tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến, tăng cường giám sát; có hệ truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; tăng quy mô sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Phấn đấu năm 2022 nâng hạng sao từ 5-10 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được công nhận OCOP.
b. Đối với sản phẩm mới
- Rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các sản phẩm chế biến, sản phẩm truyền thống, làng nghề và sản phẩm du lịch nông thôn.
- Phấn đấu đạt mục tiêu năm 2022 có thêm 25-30 sản phẩm đạt 3 sao trở lên (mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2-3 sản phẩm); phấn đấu xây dựng, phát triển ít nhất 01 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia (dự kiến vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ gạo Chũ,…).
- Rà soát, lựa chọn để xây dựng mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch, phấn đấu có tối thiểu 01 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn nhằm thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch của tỉnh.
- Trách nhiệm: UBND các huyện chủ động đề xuất và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thời gian thực hiện: Trong năm.
Vận dụng linh hoạt các chính sách để tiếp tục hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP các nội dung về quản lý nhãn hiệu, tem nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, kiểm nghiệm chất lượng đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP,...
- Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm.
- Trách nhiệm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
6. Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
Tham gia các Hội chợ, hội nghị, hội thảo liên kết xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP,… Hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng website quảng bá sản phẩm để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền quảng bá và bán hàng. Tiếp tục xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố; phối hợp đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Xây dựng, xuất bản ấn phẩm, tạp chí chuyên đề OCOP quảng bá trên hệ thống tuyến du lịch, các điểm dừng chân, các danh lam thắng cảnh,...
- Trách nhiệm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm.
7. Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu OCOP
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số về Chương trình OCOP; Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quy trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP; hỗ trợ xúc tiến thương mại, đánh giá hậu kiểm sản phẩm OCOP sau phân hạng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Trách nhiệm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
8. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm
a. Cấp huyện:
+ Đợt 01: Trước ngày 10/7/2022
+ Đợt 02: Trước ngày 10/10/2022.
b. Cấp tỉnh:
+ Đợt 01: Trước ngày 30/7/2022
+ Đợt 02: Trước ngày 10/11/2022.
c. Tổ chức Lễ công bố, trao chứng nhận và vinh danh sản phẩm
Căn cứ điều kiện thực tế tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá phân hạng sản phẩm và trao giấy chứng nhận các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên; kết hợp trưng bày các sản phẩm OCOP. Thời gian, xong trước 15/12/2022.
9. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Chương trình OCOP
Kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm; thu hồi giấy chứng nhận đối với các sản phẩm không đáp ứng điều kiện theo quy định.
1. Các cấp ủy, chính quyền quán triệt sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP, xác định đây là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đưa nội dung OCOP vào Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai thực hiện.
2. Tăng cường các hoạt động tập huấn, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm về bao bì, tem nhãn mác, thương hiệu, hồ sơ sản phẩm cho các chủ thể có sản phẩm OCOP đã được công nhận từ 3 sao trở lên và các chủ thể sản xuất có sản phẩm mới tham gia chương trình năm 2022. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở/hộ sản xuất; đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.
3. Rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các sản phẩm chế biến, sản phẩm truyền thống, sản phẩm du lịch nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
4. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận đạt sao. Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa của địa phương.
5. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường. Tiếp tục xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố; phối hợp đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.
6. Lồng ghép, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách để tiếp tục hỗ trợ các chủ thể để hoàn thiện sản phẩm như hỗ trợ hạ tầng, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì, in tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
7. Hình thành mới hoặc tái cấu trúc bộ máy tổ chức vận hành của chủ thể kinh tế (HTX, doanh nghiệp,…). Nâng cao năng lực quản trị (sản xuất, tài chính,…), bán hàng, quảng bá, xúc tiến thương mại.
8. Đẩy mạnh sự giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương.
- Tổng kinh phí ngân sách nhà nước dự kiến thực hiện năm 2022 là: 6.400.000.000 đồng (Sáu tỷ bốn trăm triệu đồng).
(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)
- Nguồn vốn: Vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền Chương trình; Phối hợp với đơn vị tư vấn phát triển sản phẩm OCOP; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các chủ thể và cán bộ quản lý các cấp.
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng, triển khai Chương trình OCOP ở địa phương, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình ở các huyện, thành phố.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở ngành, đơn vị có liên quan bố trí lồng ghép, phân bổ, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP.
- Thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP trên Website Chương trình OCOP của tỉnh; tổ chức cho các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ OCOP trong và ngoài tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối kế hoạch nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình OCOP. Thẩm định và trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối tài chính cho các hoạt động của Chương trình; Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính.
4. Sở Công Thương: Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến công, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng xúc tiến thương mại; cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch; hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm OCOP. Tổng hợp, đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP.
6. Sở Y tế: Hỗ trợ các chủ thể thực hiện các quy định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp nhận, hướng dẫn tự công bố và công bố sản phẩm theo quy định; quản lý, hỗ trợ, hướng dẫn xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm đảm bảo an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các cơ sở, sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ chủ thể kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng. Xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn du lịch làng nghề, du lịch tâm linh gắn với điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP phục vụ công tác phân phối, tiếp thị sản phẩm.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các cơ quan, hướng dẫn nội dung tuyên truyền, triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá về Chương trình OCOP.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các thủ tục về lĩnh vực tài nguyên môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, các khu du lịch về công tác bảo vệ môi trường.
10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã; hỗ trợ nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý hợp tác xã; lồng ghép các chương trình, dự án của đơn vị ưu tiên hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
11. Các Sở, ban, ngành liên quan và các tổ chức đoàn thể: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ Kế hoạch này gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành. Chủ động kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Chương trình OCOP theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn. Triển khai các bước trong quá trình thực hiện chu trình OCOP theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Huy động, phân bổ các nguồn lực thực hiện trong phạm vi quản lý. Lồng ghép các nguồn vốn khác để triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP.
- Triển khai kế hoạch đến các xã, phường, thị trấn: Bố trí, phân công cán bộ công chức xã phụ trách OCOP; tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể sản xuất tích cực tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể đăng ký và chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, xác nhận các nội dung của hồ sơ minh chứng về tỷ lệ sử dụng lao động địa phương, nguồn nguyên liệu theo quy định; tiếp nhận hồ sơ đăng ký sản phẩm của các chủ thể sản xuất và gửi về cơ quan thường trực OCOP cấp huyện tổng hợp, đánh giá, lựa chọn.
13. Các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP
- Chủ động xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
- Thực hiện duy trì, tiêu chuẩn hóa, nâng hạng sản phẩm OCOP, tích cực đăng ký tham gia đánh giá, nâng hạng sản phẩm OCOP, đảm bảo sản phẩm tham gia Chương trình OCOP chất lượng, an toàn; đồng thời, sử dụng nhãn mác, logo, biểu trưng theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TỔNG HỢP SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
OCOP NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số 495/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
TT |
Tên tổ chức kinh tế (chủ thể) |
Địa chỉ |
Tên sản phẩm tham gia |
Ghi chú |
A |
Sản phẩm đăng ký mới |
|
( 76 sản phẩm) |
|
I |
Huyện Sơn Động |
|
(7 Sản phẩm) |
|
1 |
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thảo Mộc Linh |
TDP Mậu, TT Tây Yên Tử |
Trà hòa tan Nấm lim xanh |
|
2 |
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thịnh Vượng Tuấn Đạo |
Thôn Linh Phú, Xã Tuấn Đạo |
Miến dong Sơn Động |
|
3 |
HTX nấm ăn nấm dược liệu Sơn Động |
Thôn Gốc Gạo, xã Cẩm Đàn |
Nấm lim xanh Sơn Động |
|
4 |
Trang trại Trần Thị Huyền |
Thôn Nà Vàng, xã Vân Sơn |
Cam lòng vàng VietGap |
|
5 |
HTX du lịch cộng đồng sinh thái Đồng Cao |
Thôn Gà, xã Vân Sơn |
Bưởi da xanh |
|
6 |
Hộ KD Trịnh Quý Khương |
TDP Mậu, TT Tây Yên Tử |
Tinh dầu xả Tây Yên Tử |
|
7 |
HTX ong mật hữu cơ Sơn Động |
Thôn Linh Phú, Xã Tuấn Đạo |
Hương nến |
|
II |
Huyện Lục Ngạn |
|
(9 Sản phẩm) |
|
1 |
HTX dịch vụ nông nghiệp Cường Thịnh |
Thôn Họ, Xã Kiên Lao |
Rượu men lá Kiên Lao |
|
2 |
HTX nông nghiệp Thanh Hải |
Thôn Cầu Đền, Xã Thanh Hải |
Vải thiều Lục Ngạn |
|
Bưởi ngọt Lục Ngạn |
|
|||
3 |
HTX sản xuất thương mại và dịch vụ nông nghiệp Phì Điền |
Thôn Phì, xã Phì Điền |
Táo Phì Điền |
|
4 |
HTX tiêu thụ nông sản Tân Mộc |
Thôn Tân Đồng, Xã Tân Mộc |
Cam lòng vàng Tân Mộc |
|
Bưởi Diễn Tân Mộc |
|
|||
5 |
HTX nông sản sạch Hoàng Vũ |
Tổ dân phố Lê Duẩn, thị trấn Chũ |
Mỳ gạo Chũ |
|
6 |
HTX Mỳ Chũ Xuân Trường |
Thôn Thủ Dương, xã Nam Dương |
Mỳ gạo |
|
7 |
HTX Tâm Thịnh |
Thôn Trại Giữa, xã Thanh Hải |
Điểm dịch vụ du lịch nông thôn |
|
III |
Thành phố Bắc Giang |
|
(12 Sản phẩm) |
|
1 |
Hợp tác xã sản xuất, thương mại và dịch vụ Organic |
Số 141 Nguyên Hồng, P. Ngô Quyền |
Tinh dầu; Trà túi lọc; Viên đuổi muỗi Hương Thảo |
|
2 |
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vifoco |
Số 85 Nguyễn Văn Cừ, P. Hoàng Văn Thụ |
Kim chi cải thảo |
|
3 |
HTX Bún bánh nông sản sạch Đa Mai |
Số 16, đường Mai Sẫu, phường Đa Mai |
Bánh cốm phu thê ngũ sắc; Bún khô gấc Đa Mai |
|
4 |
HTX Chăn nuôi thực phẩm sạch Tín Nhiệm |
Số 37 đường Cả Trọng, P. Hoàng Văn Thụ |
Heo khô xông khói |
|
5 |
Công ty TNHH MTV Thiên An |
Số 108, đường Đào Sư Tích, phường Ngô Quyền |
Dầu gội đen tóc Hương Thảo |
|
6 |
Cơ sở sản xuất bánh Tiến Lợi |
Số 120, đường Thánh Thiên, phường Lê Lợi |
Bánh trung thu; bánh khảo |
|
7 |
Hợp tác xã Ngọc Vụ |
Đường Võ Nguyên Giáp, xã Tân Mỹ |
Giò lụa |
|
8 |
Hộ kinh doanh Trần Quốc Hương |
SN 193, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Xương Giang |
Kẹo hạnh phúc Soft Nougat |
|
IV |
Yên Dũng |
|
(7 Sản phẩm) |
|
1 |
HTX Đại Khánh |
Thôn Tân Mỹ - xã Lãng Sơn |
Cam Đại Khánh |
|
2 |
HTX DV SXNN Hương Đất |
Xóm Bắc - xã Đồng Việt |
Dưa lê |
|
3 |
Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Thùy Dương |
TDP Minh Phượng - TT. Nham Biền |
Tinh bột nghệ Thùy Dương |
|
4 |
Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng |
Thôn Huyện, xã Tiến Dũng |
Dưa Thiên nữ |
|
5 |
HTX mật ong rừng Lão Hộ |
Xã Lão Hộ |
Mật ong rừng Lão Hộ |
|
6 |
Hộ Trần Hà Mỹ Linh - Năm Ngoan |
Thôn Đình Phú - xã Xuân Phú |
Bún ngũ sắc |
|
7 |
Hộ ông Trương Đình Hưng |
Xã Quỳnh Sơn |
Thanh long ruột đỏ |
|
V |
Huyện Hiệp Hòa |
|
(12 sản phẩm) |
|
1 |
Công ty TNHH Kim Tân Minh |
Thôn Hương Thịnh - xã Quang Minh |
Trứng gà sạch Hoa Mer |
|
2 |
HTX nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm |
Thôn Ngọ Khổng- xã Châu Minh |
Dưa lưới Phúc Lâm |
|
3 |
HTX DVSX nông nghiệp Trung Thịnh |
Thôn Trung Tâm - xã Hợp Thịnh |
Rau cải Trung Thịnh |
|
4 |
HTX nông nghiệp công nghệ cao An Bình |
Thôn An Cập - xã Hoàng An |
Bánh chưng Hoàng An |
|
5 |
HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3 |
Thôn Đồng Tâm - xã Thường Thắng |
Nho Hạ đen |
|
6 |
HTX DVNN Hoàng Vân |
Thôn Vạn Thạch - xã Hoàng Vân |
Bánh gio Hoàng Vân |
|
7 |
HTX Nông Nghiệp Hữu Cơ Bình Minh |
Thôn Nam Đồng - xã Danh Thắng |
Chả quế nướng thảo dược Bình Minh |
|
Xúc xích heo thảo dược Bình Minh |
|
|||
8 |
Tổ hợp tác bánh chưng Hoàng Lại |
Thôn Hoàng Lại - xã Thanh Vân |
Bánh chưng Thanh Vân |
|
9 |
Hộ: Nguyễn Văn Hà |
Thôn Sơn Quả 1- xã Lương Phong |
Rượu Vương tửu |
|
10 |
HTX Hưng Thịnh |
Thôn Khoát - xã Đông Lỗ |
Dưa lê Hàn Quốc |
|
11 |
HTX Tiến Thịnh |
Thôn Cẩm Trang - xã Mai Trung |
Dưa lưới Tiến Thịnh |
|
VI |
Huyện Việt Yên |
|
(8 sản phẩm) |
|
1 |
Hợp tác xã dịch vụ công nghệ cao DUCA |
Thôn Hà Thượng, xã Thượng Lan |
Nấm đông trùng hạ thảo |
|
Nấm Vân Chi |
||||
2 |
Hợp tác xã nông nghiệp Hạnh Phúc |
Thôn Chàng, xã Việt Tiến |
Muối lạc vừng rong biển |
|
Bánh chưng Hạnh Phúc |
|
|||
3 |
Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng CNC Việt Yên |
TDP Tự, TT Bích Động |
Măng tây xanh |
|
4 |
HTX Nông nghiệp ứng dụng CNC Xuân Trường |
Thôn Râm, xã Tự Lạn |
Dưa leo Xuân Trường |
|
5 |
HTX du lịch làng cổ Thổ Hà |
Xã Vân hà, huyện Việt Yên |
Du lịch làng nghề Vân Hà |
|
6 |
Ông Thân Đức Tiến |
Thôn Vân Cốc 1, xã Vân Trung |
Gạo nếp cái hoa vàng |
|
VII |
Huyện Yên Thế |
|
(5 sản phẩm) |
|
1 |
HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú |
Thôn Trại Nhì, xã Hồng Kỳ |
Bánh khẩu Sli |
|
2 |
Hợp tác xã Hào An |
Thôn Đồng Bục, Xã An Thượng |
Mật ong hoa Nhãn Hào An |
|
3 |
Hợp tác xã dược liệu Thiện Tâm Yên Thế |
Thôn Tân Gia, Xã Tân Hiệp |
Cao lá sen |
|
4 |
HTX Tâm Việt Dũng |
TDP Hòa Bình, TT Bố Hạ |
Kẹo lạc chè hoa vàng |
|
5 |
HTX Thân Trường |
Xã Xuân Lương |
Điểm dịch vụ du lịch cộng đồng |
|
VIII |
Huyện Tân Yên |
|
(6 sản phẩm) |
|
1 |
Hợp tác xã dịch vụ sản xuất rau CNC Lý Cốt |
Thôn Lý Cốt, Xã Phúc Sơn |
Dưa lưới |
|
2 |
HTX nuôi ong Phồn Nhi |
Thôn Phúc Lễ, Xã Phúc Hòa |
Mật ong vải sớm |
|
3 |
Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sâm nam núi Dành Liên Chung |
Thôn Sấu, Xã Liên Chung |
Nụ hoa Sâm nam núi Dành |
|
4 |
Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ Lan Phúc |
Thôn Phú Khê, xã Quế Nham |
Dưa lưới Nhật |
|
5 |
Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp An Thịnh |
Thôn Trung, Xã Ngọc Thiện |
Gạo thơm Ngọc Thiện |
|
6 |
HTX nông nghiệp phát triển nông thôn CNC Huyền Trang |
Xã Ngọc Lý |
Dưa chuột Baby |
|
IX |
Huyện Lạng Giang |
|
(7 sản phẩm) |
|
1 |
Hợp tác xã Đông Thịnh Phát |
Thôn Đông Thịnh, xã Xương Lâm |
Nấm rơm |
|
2 |
HTX nông nghiệp Xương Lâm |
Thôn Nam Tiến 2, xã Xương Lâm |
Nem chua |
|
3 |
Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Hà |
Xã Mỹ Hà |
Mật ong Mỹ Hà |
|
4 |
HTX nông nghiệp Hương Lạc |
Thôn Rừng Chướng, xã Hương Lạc |
Mỳ gạo Hương Lạc |
|
5 |
HTX nông nghiệp Đào Mỹ |
Xã Đào Mỹ |
Rượu Phù lão |
|
6 |
HTX nông nghiệp dứa sạch Hương Sơn |
Thôn Kép 11, xã Hương Sơn |
Dứa Hương Sơn |
|
7 |
HTX gà núi Hương Sơn |
Thôn Đồn Cầu Bằng, xã Hương Sơn |
Gà núi Hương Sơn |
|
X |
Huyện Lục Nam |
|
(3 sản phẩm) |
|
1 |
Hợp tác xã na dai Đại Đồng |
Thôn Đức Giang, xã Đông Phú |
Na dai Đông Phú |
|
2 |
Hợp tác xã sản xuất Na dai Lục Nam |
Thôn Liên Khuyên, xã Huyền Sơn |
Na dai Lục Nam |
|
3 |
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mai Sưu |
Thôn Tân Thành, xã Trường Sơn |
Bưởi Mai Sưu |
|
B |
Sản phẩm dự kiến tham gia nâng hạng sao |
|
(12 sản phẩm) |
|
1 |
HTX nông nghiệp Quyên Phong |
TDP Hòa Sơn, TT Cao Thượng |
Ổi Tân Yên |
Lên 4 sao |
2 |
Công ty CP XNK Thực phẩm Toàn Cầu |
Xã Phượng Sơn |
- Vải thiều đóng hộp |
Lên 5 sao |
3 |
HTX nông nghiệp SX và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân |
Thôn Kép I, Hồng Giang, Lục Ngạn |
Vải thiều Lục Ngạn |
Lên 5 sao |
Cam ngọt Lục Ngạn |
Lên 4 sao |
|||
Cam Vinh Hồng Xuân |
Lên 4 sao |
|||
Bưởi Diễn Hồng Xuân |
Lên 4 sao |
|||
Bưởi da xanh Hồng Xuân |
Lên 4 sao |
|||
4 |
HTX SX kinh doanh tiêu thụ mỳ Trại Lâm xã Nam Dương |
Thôn Thủ Dương, xã Nam Dương |
Mỳ Chũ Green |
Lên 5 sao |
5 |
HTX nông nghiệp xanh Yên Thế |
TDP Hoàng Hoa Thám, TT. Phồn Xương |
Giò gà |
Lên 5 sao |
6 |
Công ty cổ phần Giang Sơn |
Thôn Liên Cơ, xã Đồng Tâm |
Gà đồi Yên Thế |
Lên 4 sao |
7 |
HTX Nông Nghiệp Hữu Cơ Bình Minh |
Thôn Nam Đồng, xã Danh Thắng, |
Giò lụa heo thảo dược Bình Minh |
Lên 4 sao |
Chả lụa heo thảo dược Bình Minh |
Lên 4 sao |
DANH SÁCH DỰ KIẾN CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ĐỀ XUẤT HỖ
TRỢ QUẢN LÝ NHÃN HIỆU, TEM NHÃN MÁC SẢN PHẨM NĂM 2022
(Kèm
theo Kế hoạch số 495/KH-UBND ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh)
TT |
Tên tổ chức kinh tế (chủ thể) |
Địa chỉ |
Sản phẩm |
Nội dung đề xuất |
|
Quản lý nhãn hiệu |
Tem nhãn mác SP |
||||
Tổng số |
|
|
(16) |
(46) |
|
Sơn Động |
|
|
|
|
|
1 |
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thảo Mộc Linh |
TDP Mậu, TT Tây Yên Tử |
Trà hòa tan Nấm lim xanh |
|
x |
2 |
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thịnh Vượng Tuấn Đạo |
Thôn Linh Phú, Xã Tuấn Đạo |
Miến dong Sơn Động |
|
x |
3 |
HTX nấm ăn nấm dược liệu Sơn Động |
Thôn Gốc Gạo, xã Cẩm Đàn |
Nấm lim xanh Sơn Động |
|
x |
4 |
Trang trại Trần Thị Huyền |
Thôn Nà Vàng, xã Vân Sơn |
Cam lòng vàng VietGap |
|
x |
5 |
HTX du lịch cộng đồng sinh thái Đồng Cao |
Thôn Gà, xã Vân Sơn |
Bưởi da xanh |
|
x |
6 |
Hộ KD Trịnh Quý Khương |
TDP Mậu, TT Tây Yên Tử |
Tinh dầu xả Tây Yên Tử |
|
x |
7 |
HTX ong mật hữu cơ Sơn Động |
Thôn Linh Phú, Xã Tuấn Đạo |
Hương nến |
|
x |
|
Tân Yên |
|
|
|
|
1 |
Hợp tác xã dịch vụ sản xuất rau CNC Lý Cốt |
Thôn Lý Cốt, Xã Phúc Sơn |
Dưa lưới |
x |
x |
2 |
Hợp tác xã nuôi ong Phồn Nhi |
Thôn Phúc Lễ, Xã Phúc Hòa |
Mật ong vải sớm |
x |
x |
3 |
Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ Lan Phúc |
Thôn Phú Khê, xã Quế Nham |
Dưa lưới Nhật |
|
x |
4 |
Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp An Thịnh |
Thôn Trung, Xã Ngọc Thiện |
Gạo thơm Ngọc Thiện |
|
x |
5 |
Hợp tác xã nông nghiệp phát triển nông thôn CNC Huyền Trang |
Xã Ngọc Lý |
Dưa chuột Baby |
x |
x |
6 |
HTX nông nghiệp Quyên Phong |
TDP Hòa Sơn, TT Cao Thượng |
Ổi Tân Yên |
|
x |
|
Việt Yên |
|
|
|
|
1 |
HTX Nông nghiệp Hạnh Phúc |
Xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên |
Muối lạc rong biển |
|
x |
|
Lục Ngạn |
|
|
|
|
1 |
HTX dịch vụ nông nghiệp Cường Thịnh |
Thôn Họ, xã Kiên Lao |
Rượu men lá |
x |
x |
2 |
HTX nông nghiệp Thanh Hải |
Thôn Cầu Đền, Xã Thanh Hải |
Vải thiều; bưởi ngọt |
x |
x |
3 |
HTX sản xuất thương mại và dịch vụ nông nghiệp Phì Điền |
Thôn Phì, xã Phì Điền |
Vải thiều (tươi và sấy khô); Táo |
x |
x |
4 |
HTX nông sản sạch Hoàng Vũ |
Tổ dân phố Lê Duẩn, thị trấn Chũ |
Mỳ gạo Chũ |
|
x |
|
Lục Nam |
|
|
|
|
1 |
Hợp tác xã na dai Đại Đồng |
Thôn Đức Giang, xã Đông Phú |
Na dai Đông Phú |
x |
x |
|
Yên Thế |
|
|
|
|
1 |
HTX nông nghiệp Hạ Sơn |
Bản Chàm, xã Tam Tiến |
Mật ong hoa rừng Đèo ủynh |
x |
x |
2 |
Công ty CP Giang Sơn |
Thôn Liên Cơ, xã Đồng Tâm |
Gà đồi Yên Thế; giò gà; xúc xích gà |
|
x |
3 |
Hợp tác xã dược liệu Thiện Tâm Yên Thế |
Thôn Tân Gia, Xã Tân Hiệp |
Cao lá sen |
|
x |
4 |
HTX Tâm Việt Dũng |
TDP Hòa Bình, TT Bố Hạ |
Kẹo lạc chè hoa vàng |
|
x |
5 |
HTX Hào An |
Thôn Đồng Bục, xã An Thượng |
Mật ong hoa nhãn Hào An |
|
x |
6 |
HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú |
Thôn Trại Nhì, xã Hồng Kỳ |
Bánh khẩu Sli |
|
x |
|
Lạng Giang |
|
|
|
|
1 |
Hợp tác xã Đông Thịnh Phát |
Thôn Đông Thịnh, xã Xương Lâm |
Nấm rơm |
|
x |
2 |
HTX nông nghiệp Xương Lâm |
Thôn Nam Tiến 2, xã Xương Lâm |
Nem chua |
|
x |
3 |
Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Hà |
Xã Mỹ Hà |
Mật ong Mỹ Hà |
|
x |
4 |
HTX nông nghiệp Hương Lạc |
Thôn Rừng Chướng, xã Hương Lạc |
Mỳ gạo Hương Lạc |
|
x |
5 |
HTX nông nghiệp Đào Mỹ |
Xã Đào Mỹ |
Rượu Phù lão |
|
x |
6 |
HTX dứa sạch Hương Sơn |
Thôn Kép 11, xã Hương Sơn |
Dứa Hương Sơn |
|
x |
7 |
HTX gà núi Hương Sơn |
Thôn Đồn Cầu Bằng, xã Hương Sơn |
Gà núi Hương Sơn |
|
x |
|
Hiệp Hoà |
|
|
|
|
1 |
Công ty TNHH Kim Tân Minh |
Thôn Hương Thịnh - xã Quang Minh |
Trứng gà sạch Hoa Mer |
|
x |
2 |
HTX nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm |
Thôn Ngọ Khổng- xã Châu Minh |
Dưa lưới Phúc Lâm |
x |
|
3 |
HTX DVSX nông nghiệp Trung Thịnh |
Thôn Trung Tâm - xã Hợp Thịnh |
Rau cải Trung Thịnh |
|
x |
4 |
HTX nông nghiệp công nghệ cao An Bình |
Thôn An Cập - xã Hoàng An |
Bánh chưng Hoàng An |
|
x |
5 |
HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3 |
Thôn Đồng Tâm - xã Thường Thắng |
Nho Hạ đen |
|
x |
6 |
Hộ: Nguyễn Văn Hà |
Thôn Sơn Quả 1- xã Lương Phong |
Rượu Vương tửu |
|
x |
7 |
HTX Hưng Thịnh |
Thôn Khoát - xã Đông Lỗ |
Dưa lê Hàn Quốc |
|
x |
8 |
HTX Tiến Thịnh |
Thôn Cẩm Trang - xã Mai Trung |
Dưa lưới Tiến Thịnh |
x |
x |
|
Yên Dũng |
|
|
|
|
1 |
HTX Đại Khánh |
Thôn Tân Mỹ - xã Lãng Sơn |
Cam Đại Khánh |
x |
|
2 |
HTX DV SXNN Hương Đất |
Xóm Bắc - xã Đồng Việt |
Dưa lê |
x |
x |
3 |
HTX Rau sạch Yên Dũng |
Thôn Huyện - xã Tiến Dũng |
Dưa Thiên nữ |
|
x |
|
TP. Bắc Giang |
|
|
|
|
1 |
HTX Chăn nuôi thực phẩm sạch Tín Nhiệm |
Số 37 đường Cả Trọng, P. Hoàng Văn Thụ |
Heo khô xông khói |
|
x |
2 |
Hợp tác xã sản xuất, thương mại và dịch vụ Organic |
Số 141 Nguyên Hồng, P. Ngô Quyền |
Tinh dầu; Trà túi lọc; Viên đuổi muỗi Hương Thảo |
x |
x |
3 |
Cơ sở sản xuất bánh Tiến Lợi |
Số 120, đường Thánh Thiên, phường Lê Lợi |
Bánh trung thu; bánh khảo |
x |
x |
4 |
Hộ kinh doanh Trần Quốc Hương |
SN 193, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Xương Giang |
Kẹo hạnh phúc Soft Nougat |
x |
x |
5 |
Hợp tác xã Ngọc Vụ |
Đường Võ Nguyên Giáp, xã Tân Mỹ |
Giò lụa |
x |
x |
Kế hoạch 495/KH-UBND thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang năm 2022
Số hiệu: | 495/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký: | Lê Ô Pích |
Ngày ban hành: | 09/02/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 495/KH-UBND thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang năm 2022
Chưa có Video