Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3737/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 3529/QĐ-BCT ngày 30/12/2020 của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 61/TTr-SCT ngày 11/8/2021, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Triển khai đồng bộ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng áp dụng các giải pháp, phương thức đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, liên kết bền vững; Khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái tạo, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững nhằm bảo vệ môi trường, an sinh xã hội góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.

- Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ, chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

- Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Trong giai đoạn năm 2021 - 2025

- 100% huyện, thành, thị xã tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

- 70% các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Giảm 5- 8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể: dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, nhựa, giấy và chế biến thủy hải sản;

- Xây dựng, áp dụng 1 đến 2 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa, túi nilon dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại;

- Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo;

- Thành lập bộ phận hỗ trợ thực hiện SX&TDBV tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công thương - Sở Công Thương.

b) Đến năm 2030

+ Giảm 7-10% (so với) mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy, chế biến thực phẩm, thủy, hải sản và một số ngành sản xuất khác;

+ 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

+ Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

+ 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy.

+ Đầu tư nâng cao năng lực cho bộ phận hỗ trợ thực hiện SX&TDBV tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công thương - Sở Công thương.

II. NỘI DUNG:

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các báo, đài, tổ chức hội thảo, phát hành tờ rơi, tờ gấp, tuyên truyền thông qua các tổ chức đoàn thể...

- Xây dựng tài liệu, phổ biến chính sách pháp luật, kiến thức và thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ sở sản xuất.

- Tổ chức tập huấn nâng, đào tạo nâng cao năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững.

2. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm:

- Đánh giá mạng lưới liên kết giữa nhà cung cấp nguyên nhiên liệu, nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng đối với các nhóm ngành trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi theo các ngành.

- Hướng dẫn thực hiện kiểm toán về hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhựa, giấy, dệt may, da giày, rượu bia nước giải khát, bao bì, hóa chất, đồ gỗ và vật liệu xây dựng.

- Hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Phối hợp xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng mô hình cụm công nghiệp, làng nghề sinh thái và bền vững.

- Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất Công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ.

- Hỗ trợ tư vấn thực hiện các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững của các bên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Hỗ trợ triển khai và nhân rộng mô hình điển hình tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; mô hình về quản lý, thu hồi tái sử dụng nước và sử dụng nước hiệu quả; mô hình về tái chế chất thải, các mô hình kinh tế tuần hoàn nguyên vật liệu và năng lượng.

- Khuyến khích sử dụng các nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường và loại bỏ theo lộ trình các công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường.

3. Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững

- Xây dựng, tổ chức mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa các cơ sở phân phối, bán lẻ với các nhà cung ứng về nguyên liệu, hàng hóa và sản phẩm thân thiện môi trường.

- Hướng dẫn áp dụng và nhân rộng mô hình phân phối và sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái, đặc biệt sản phẩm thân thiện môi trường thay sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

- Phổ biến tiêu chí, hướng dẫn chứng nhận về doanh nghiệp, cơ sở phân phối bền vững; cung cấp hỗ trợ khách hàng thông tin nhận diện đối với các hệ thống, kênh phân phối xanh, bền vững.

- Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững, xây dựng các tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

- Hỗ trợ tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành cho các sản phẩm, dịch vụ có thế mạnh trên địa bàn tỉnh.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025: 12.000 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 4.800 triệu đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 4.800 triệu đồng;

+ Huy động xã hội hoá ngoài ngân sách: 2.400 triệu đồng.

(Có phụ biểu kèm theo kế hoạch)

- Kinh phí để thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, tài trợ, các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác. Ngoài ra thực hiện lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế- xã hội, khuyến nông, khuyến công, chương trình khoa học và công nghệ và các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan.

- Căn cứ nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch và các chính sách liên quan, hàng năm Sở Công Thương chủ trì phối hợp các các Sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng nhiệm vụ, dự toán kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; thường xuyên theo dõi, rà soát cơ chế, chính sách, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, thống nhất với Sở Tài chính bố trí kinh phí hàng năm, cùng với nguồn kinh phí của Bộ Công Thương xây dựng nhiệm vụ, dự toán cụ thể trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt thực hiện. Tổ chức quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ Công Thương để tổng hợp.

- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả công tác chống rác thải nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp phân phối ký cam kết phòng chống, giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon; phối hợp với các doanh nghiệp đưa ra lộ trình thực hiện phòng chống, giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon khó phân hủy.

- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình theo đúng quy định định của pháp luật và của tỉnh.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển Công Thương: Là đầu mối xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm thực hiện các nội dung của kế hoạch này gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh cấp kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; Làm đầu mối trực tiếp liên hệ, phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương thực hiện hiệu quả các nội dung chương trình do Bộ Công thương giao thực hiện.

2. Sở Kế hoạch& Đầu tư, Sở Tài chính:

Chủ trì, tổng hợp tham mưu báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; Hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

3. Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên & Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng; Sở Giao thông Vận tải; Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ngành, cơ quan có liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình phối hợp với Sở Công thương và UBND các huyện, thành, thị thực hiện các nhiệm vụ về sản xuất và tiêu dùng bền vững được giao tại Kế hoạch.

4. UBND các huyện, thành, thị

UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm phối hợp Sở Công Thương triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung theo lĩnh vực ngành, địa phương hoặc lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý triển khai thực hiện.

5. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội và hội, cơ quan liên quan, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân

Chủ động đề xuất, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững, hỗ trợ và tham gia thực hiện các hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hợp chức năng và nhiệm vụ.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu (qua Sở Công Thương) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TTTU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hải


PHỤ LỤC

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2021-2025.

TT

Tên nhiệm vụ

Nội dung

Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

Kinh phí thực hiện (giai đoạn 2021-2025) ĐVT: Triệu đồng

I

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

1

Xây dựng tài liệu, phổ biến chính sách pháp luật, kiến thức và thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

- Biên soạn, cập nhật, in ấn và phát hành 1.000-2.000 cẩm nang/năm hướng dẫn, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức và thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ sở sản xuất, Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống và cộng đồng dân cư;

- Tổ chức từ 1-2 cuộc thi về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, tái sử dụng đối với các sản phẩm: bao bì, đồ uống, may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng…

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền Thông, Ban quản lý các khu CN tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị

350

2

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức 3-5 hội nghị/năm; xây dựng 5-7 phóng sự tuyên truyền trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú Thọ;

- Viết 10-15 tin, bài/năm tuyên truyền về SX&TDBV trên Báo Phú Thọ, Cổng thông tin điện tử tỉnh các trang thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ngành, địa phương.

- Thực hiện tuyên truyền thông qua các ứng dụng công cụ trên điện thoại, thiết bị di động …

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú Thọ, Báo Phú Thọ, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Ban quản lý các khu CN tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị

750

3

Tổ chức tập huấn nâng, đào tạo nâng cao năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Hàng năm tổ chức 5-10 lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về xây dựng và triển khai các công cụ, chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Ban quản lý các khu CN tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị

500

4

Tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững

Tổ chức 1-2 cuộc vận động/năm về sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường; áp dụng giải pháp thân thiện môi trường, giải pháp thu hồi giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng chất thải tại nguồn, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững; hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở phân phối về nhãn xanh đối với các công trình thương mại xanh.

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu CN tỉnh các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị

400

II

Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

 

1

Đánh giá mạng lưới liên kết giữa nhà cung cấp nguyên nhiên liệu, nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng đối với các nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Đánh giá mạng lưới liên kết giữa nhà cung cấp nguyên nhiên liệu, nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng đối với 3-5 nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (dự kiến 20-30 doanh nghiệp cho 1 nhóm ngành)

- 01 Báo cáo Đánh giá mạng lưới liên kết giữa nhà cung cấp nguyên nhiên liệu, nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng đối với các nhóm ngành trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức 02 hội thảo chuyên đề

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu CN tỉnh các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị

500

2

Xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi

Rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng 3-5 mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi theo các ngành

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp.

1.000

3

Hướng dẫn thực hiện kiểm toán về hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhựa, giấy, dệt may, da giày, rượu bia nước giải khát, bao bì, hóa chất, đồ gỗ và vật liệu xây dựng

Hỗ trợ, hướng dẫn 3-5 cơ sở/năm thực hiện kiểm toán về hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhựa, giấy, dệt may, da giày, rượu bia nước giải khát, bao bì, hóa chất, đồ gỗ và vật liệu xây dựng.

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp.

1.000

4

Hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái cho các doanh nghiệp trên địa bàn

- Hỗ trợ 1-3 doanh nghiệp/năm xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm;

- Xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái trong các ngành sản xuất, trong đó ưu tiên các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày, bao bì

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp.

1.000

5

Phối hợp xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng mô hình cụm công nghiệp sinh thái và bền vững.

- Đánh giá hiện trạng các cụm công nghiệp, làng nghề; lựa chọn đơn vị để xây dựng mô hình sinh thái bền vững

- Hỗ trợ từ 1-2 cụm công nghiệp/năm và 1-2 làng nghề/năm xây dựng các mô hình cụm công nghiệp, làng nghề sinh thái theo tiêu chí Bộ Công Thương

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp.

1.000

6

Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất Công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực ngành Công Thương.

- Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho 3-5 cơ sở/năm (cơ sở sản xuất Công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực ngành Công Thương)

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị; cơ sở sản xuất Công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh

500

7

Hỗ trợ tư vấn thực hiện các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững của các bên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Đánh giá, tổng hợp các quy định kỹ thuật về môi trường đối với các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đặc biệt của tỉnh; Đánh giá năng lực thực thi các quy định liên quan xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh.

- Xây dựng khoảng 1000 sổ tay tổng hợp các quy định kỹ thuật về môi trường đối với các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

- Tổ chức 2-3 Hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Viện nghiên cứu liên quan; Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

600

8

Hỗ trợ triển khai và nhân rộng mô hình điển hình tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; mô hình về quản lý, thu hồi tái sử dụng nước và sử dụng nước hiệu quả; mô hình về tái chế chất thải, các mô hình kinh tế tuần hoàn nguyên vật liệu và năng lượng.

Hỗ trợ từ 1-3 mô hình điển hình tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; mô hình về quản lý, thu hồi tái sử dụng nước và sử dụng nước hiệu quả; mô hình về tái chế chất thải, các mô hình kinh tế tuần hoàn nguyên vật liệu và năng lượng

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp.

1.500

III

Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững, mua sắm bền vững

 

1

Xây dựng, tổ chức mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa các cơ sở phân phối, bán lẻ với các nhà cung ứng về nguyên liệu, hàng hóa và sản phẩm thân thiện môi trường

Xây dựng, tổ chức 4-5 Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện với môi trường

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường

1.000

2

Hướng dẫn áp dụng và nhân rộng mô hình phân phối và sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái, đặc biệt sản phẩm thân thiện môi trường thay sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần tại các siêu thị, trung tâm thương mại;

- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho 20 điểm phân phối bán lẻ nhằm đáp ứng tiêu chí hệ thống phân phối bán lẻ xanh của Bộ Công Thương

- Hướng dẫn, áp dụng mô hình phân phối và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái (cho 10-20 cơ sở)

- Tổ chức 1-2 Hội nghị phổ biến nhân rộng mô hình

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các viện nghiên cứu; Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các có sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

1.000

3

Hướng dẫn chứng nhận về doanh nghiệp, cơ sở phân phối bền vững; cung cấp hỗ trợ khách hàng thông tin nhận diện đối với các hệ thống, kênh phân phối xanh, bền vững theo tiêu chí của Bộ Công Thương;

- Vận động hướng dẫn, hỗ trợ khoảng 50 doanh nghiệp, cơ sở phân phối trên địa bàn tỉnh tham gia đánh giá đạt chứng nhận doanh nghiệp, cơ sở phân phối bền vững theo tiêu chí Bộ Công Thương

- Tổ chức 2 Hội nghị phổ biến thông tin nhận diện đối với các hệ thống, kênh phân phối xanh, bền vững đến các khách hàng

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các có sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

500

4

Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững, xây dựng các tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

- Tổ chức đánh giá năng lực cho khoảng 50-80 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong hoạt động xuất nhập khẩu

-Xây dựng 01 bộ tài liệu hướng dẫn về cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

- Tổ chức 3-5 Hội thảo, Hội nghị phổ biến.

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Ban quản lý các khu CN tỉnh, các sở, ban, ngành, liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các có sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

200

5

Hỗ trợ tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành cho các sản phẩm, dịch vụ có thế mạnh trên địa bàn tỉnh.

Mỗi năm tổ chức hoặc hỗ trợ tham gia từ 1-2 hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành cho các sản phẩm, dịch vụ có thế mạnh trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững.

2021-2025

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị, các có sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

200

Tổng

12.000

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 3737/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 3737/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
Người ký: Nguyễn Thanh Hải
Ngày ban hành: 23/08/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 3737/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…