Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 333/KH-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KÍCH CẦU NỘI ĐỊA, TĂNG TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA, DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG LINH HOẠT, GÓP PHẦN PHỤC HỒI NHANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố về việc thực hiện các biện pháp phòng, chng dịch Covid-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình mới; Chương trình số 314/CTr-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố về chương trình công tác năm 2022, theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 5570/TTr-SCT ngày 18/11/2022, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 (Sau đây gọi chung là kế hoạch Kích cu nội địa), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

- Khc phục các khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025;

- Kích cu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững; qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy và Nghị quyết của HĐND Thành phố.

- Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình của Thành phố: Xúc tiến thương mại, Khuyến mại tập trung, Khuyến công, Mỗi xã một sn phm (OCOP) ... hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương, hợp tác liên kết trong đầu tư sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, qung bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng biết đến và lựa chọn.

- Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn, ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sinh thái sản xuất nông sản sạch, hữu cơ, sản phẩm OCOP.

- Khuyến khích, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, tập trung phát triển các sản phẩm theo từng vùng, thế mạnh của đại phương; Đẩy mạnh phát triển sản phẩm dành cho người Hà Nội trải nghiệm; Nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đêm; Triển khai số hóa các điểm đến du lịch; Phát triển du lịch thành phố đảm bảo an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả phục vụ khách du lịch.

2. Yêu cầu

- Các sở, ngành trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả, nguyên nhân biến động chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2022 trong lĩnh vực đơn vị quản lý để khẩn trương xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, hiệu quả, chất lượng nhằm kích cầu nội địa tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2023 đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Thành phố đề ra.

- Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động nắm sát tình hình và tăng cường phối hợp, đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hi, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng song song với các giải pháp phòng chống dịch bệnh.

- Phát huy vai trò của các Hội, Hiệp hội trên địa bàn làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp để kiến nghị đề xuất cơ quan thẩm quyền giải quyết; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Nhà nước, hưởng ng tích cực các chủ trương của Thành phố, chủ động vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ để sớm phục hồi các hoạt động kinh tế.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2023 nhằm thu hút khoảng 1000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thông qua tổ chức các sự kiện: Vì quyền lợi người tiêu dùng, Tháng Khuyến mại, các chương trình xúc tiến thương mại ...nhằm hỗ trợ doanh nghiệp triển khai đa dạng các hình thức khuyến mại, trên quy mô lớn và với mức giảm giá sâu, cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế.

2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua việc tổ chức các chương trình: Hội chợ Hàng Việt, tun hàng Việt, Hội nghị kết nối, tiêu thụ, trưng bày sản phẩm hàng Việt, Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2023, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Khu công nghiệp...theo Kế hoạch của Thành phố. Đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá phát triển sản phẩm, thương hiệu, liên kết vùng, kết nối sản xuất giao thương trên địa bàn Thành phố và với các tỉnh, thành phố trên cả nước.

3. Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại, nâng cấp cải tạo hệ thống chợ, mở rộng mạng lưới bán hàng (các điểm bán hàng, các đại lý...), phát triển hệ thống bán lẻ, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại phục vụ nhu cầu của nhân dân. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị sản xuất kinh doanh và phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại phù hợp với nn kinh tế số và hậu Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng, liên kết trong nước, trên địa bàn Thành phố.

4. Triển khai Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố năm 2023, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch thế mạnh của Hà Nội, gồm du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, tuần lễ, hội chợ thu hút người dân, khách du lịch tới Hà Nội tham gia.

5. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tối đa nguồn cung các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến.... cho Thành phố gắn với tiếp tục phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR code nhằm minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát an toàn thực phẩm và phát triển Chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ nông sản an toàn.

6. Triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023, cụ thể: Tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền; Xây dựng các điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP nhằm kích câu du lịch và mua sắm tiêu dùng.

7. Thực hiện tốt Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... bảo vệ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và doanh nghiệp, sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; kiểm soát tốt công tác an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa trên địa bàn.

8. Đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì triển khai các nội dung, chương trình kích cầu nội địa theo nhiệm vụ được phân công, đôn đốc tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

- Chủ trì xây dựng, triển khai có hiệu quả các Kế hoạch thực hiện Chương trình trong năm 2023: Chương trình Khuyến mại tập trung; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch Tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung- cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương; Kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử; kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gn với các địa điểm du lịch làng nghề du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thực tế thị trường hàng hóa thiết yếu và tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn Thành phố. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do nhu cầu đột biến từ dịch bệnh để kịp thời tham mưu Thành phố, Bộ Công Thương có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá tình hình sản xuất, cung ứng các mặt hàng nông sản thực phẩm để kịp thời triển khai các giải pháp, phương án đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân Thủ đô.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh thương mại, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn, đôn đốc giải tỏa và sắp xếp chợ cóc, chợ tạm. Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại để tăng tỷ trọng bán lẻ của các cơ sở thương mại hiện đại (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...) trong tổng mức bán lẻ trên địa bàn. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: thương mại điện tử, sàn giao dịch hàng hóa, nhượng quyền kinh doanh,...

- Phối hợp với Sở Du lịch trong triển khai các hoạt động kích cầu du lịch song song với các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng của Thành phố để thu hút, khuyến khích khách du lịch đến Hà Nội tham quan và mua sắm, chi tiêu.

- Chủ động phối hợp các Sở, ngành chức năng (Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hà Nội) và chính quyền các địa phương triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về: mở rộng mạng lưới điểm bán hàng, công tác thông tin tuyên truyền, lưu thông phân phối hàng hóa; nắm bắt sát tình hình, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ tháo gkhó khăn cho doanh nghiệp về thị trường, vốn, thuế, lãi suất, tín dụng... nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến, kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận; Chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản, giao thương giữa thành phố Hà Nội và tỉnh, Thành phố, giai đoạn 2021-2025; Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản sản xuất sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo cung ứng cho nhân dân trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường phát triển chuỗi, xác nhận chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR code nhằm minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản tiêu thụ trên địa bàn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

- Tăng cường phối hợp chính quyền cấp huyện, đơn vị liên quan định kỳ lấy mẫu giám sát, phân tích chất lượng nông sản nhằm kịp thời phát hiện vi phạm, xử lý triệt để những cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản làm trái quy định của pháp luật.

- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Du lịch, các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch của UBND Thành phố về Triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố năm 2023.

- Phối hợp Sở Công Thương rà soát, đánh giá tình hình sản xuất, cung ứng các mặt hàng nông sản thực phẩm đkịp thời triển khai các giải pháp, phương án đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân Thủ đô.

3. Sở Tài chính

- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để chủ động giải pháp và tham mưu báo cáo Thành phố chỉ đạo kịp thời không đ giá tăng quá cao ảnh hưởng đến bình ổn thị thường, chỉ số giá tiêu dùng và an sinh xã hội.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, không đxảy ra tình trạng giá các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thịt lợn tăng đột biến về giá.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố tham mưu báo cáo UBND thành phố, trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thực hiện thông tin, tuyên truyền các nội dung sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố; các sự kiện văn hóa, thể thao; các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch, khuyến công, khuyến nông, OCOP; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ...trên địa bàn Thành phố để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và nhân dân Thủ đô, khách du lịch nhiệt tình hưởng ứng; thông tin, quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh và thương hiệu sản phẩm tiêu biu của Thành phố để thu hút hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và ứng dụng thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử... để định hướng, khuyến khích người dân thay đổi thói quen, chuyển sang sử dụng các phương thức mua sắm trực tuyến, phát triển thương mại điện tử...Thường xuyên đưa tin về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

5. Sở Du lch

- Ban hành và triển khai Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố năm 2023, nội dung tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội, gồm du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại được t chc trên địa bàn Thành phố khi dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam.

- Chủ động phối hợp các cơ quan chức năng và các đơn vị triển khai các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố cho các doanh nghiệp du lịch về giảm/giãn tiến độ thu nộp/chi trả tiền điện, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp...

- Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thu hút khách du lịch tới Hà Nội trong năm 2023.

- Liên kết hợp tác với các địa phương, các hãng hàng không, các cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng các sản phẩm kích cầu trọng tâm đđẩy mạnh thu hút thị trường khách du lịch nội địa; giúp doanh nghiệp dịch vụ du lịch thuận lợi khai thác thị trường, khôi phục nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Trin khai tổ chức các đoàn FAM với thành phần chính là các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đi khảo sát xây dựng các điểm đến, sản phẩm du lịch tại Hà Nội và hỗ trợ khảo sát xây dựng sản phẩm liên kết với các địa phương trọng điểm về du lịch trong cả nước.

6. Sở Xây dựng

- Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng hàng quý, hàng tháng đúng thời hạn; rút ngắn thời gian công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, đơn vị hoạt động xây dựng nhằm góp phần tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa vật liệu xây dựng..

- Tiếp tục thực hiện công bố thí điểm một số chỉ số đánh giá thị trường bất động sản hàng tháng, quý đúng thời hạn; Rút ngắn thời gian thực hiện quy trình thẩm định giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố và Thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua đáp ứng yêu cầu của các đơn vị kinh doanh bất động sản.

7. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch, các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố giao năm 2023; hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức hoạt động giao thương, tuần lễ hàng nông sản, xúc tiến du lịch tại Hà Nội. Giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các chương trình kết nối giao thương, hội chợ của Hà Nội với các tỉnh, thành phố.

- Chủ trì tổ chức các chương trình theo Chương trình xúc tiến thương mại được Thành phố phê duyệt.

- Thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhật nhu cầu kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các đơn vị sản xuất Hà Nội và các tỉnh, thành phố, phục vụ trong công tác tổ chức kết ni cung - cu hàng hóa trong nước và tại hệ thống phân phối nước ngoài.

- Phối hợp tổng hợp, cập nhật yêu cu về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp phân phi, siêu thị, trung tâm thương mại để thông tin tới các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn để dễ dàng đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại.

8. Cục Thống kê thành phố Hà Nội: Chủ trì cùng với Sở Công Thương, các đơn vị liên quan tổng hợp, thống kê, rà soát các số liệu để tính chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố năm 2023 sát với tình hình thực hiện của các đơn vị, doanh nghiệp; trong đó chú trọng tính đầy đủ doanh thu bán lẻ trực tuyến vào tổng chỉ tiêu.

9. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội

- Ch trì công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo quy định pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường.

- Phối hợp các Sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng hàng trên địa bàn.

- Thông tin thường xuyên tới các sở, ngành có liên quan về các vi phạm và kết quả xử lý các vi phạm để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trên địa bàn Thành phố.

10. UBND các quận, huyện, thị xã

- Theo dõi sát tình hình sản xuất, nguồn cung, giá cả các mặt hàng thiết yếu, triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết ni tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, chế biến; đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của địa phương để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan chỉ đạo, hỗ trợ tổ chức đa dạng các hoạt động kích cầu tiêu dùng, bình n thị trường trên địa bàn (mỗi địa phương ti thiu từ 3-5 sự kiện) như: Hội chợ, Tuần hàng, các sự kiện du lịch, văn hóa, các chương trình khuyến mại, giảm giá... thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nhân dân, thu hút khách du lịch đến tham quan, chi tiêu nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

- Chỉ đạo lực lượng chức năng tại địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn, công tác ATTP.., xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm pháp luật về giá, các trường hợp đầu cơ, ép giá, găm hàng gây bất ổn thị trường.

11. Đề nghị các Hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

- Chủ động xây dựng các chương trình, giải pháp kích cu nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đạt chỉ tiêu tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố năm 2023.

- Tích cực tham gia Chương trình bình ổn thị trường, Chương trình xúc tiến thương mại - du lịch, liên kết vùng, Chương trình OCOP, Tuần hàng Việt, Đưa hàng về nông thôn, Khu công nghiệp ... của Thành phố, triển khai các hoạt động kết nối, khai thác, có giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.

- Chủ động tìm kiếm, hình thành các chuỗi liên kết, cung ứng sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm ổn định nguồn hàng, hạ giá thành sản phẩm để khuyến khích tiêu dùng. Tăng cường đưa hàng Việt vào kinh doanh tại hệ thống để người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn.

- Tổ chức các hoạt động bán hàng và các hoạt động kích cu tiêu dùng trong nhân dân (thực hiện các chương trình khuyến mại, chiết khấu, giảm giá bán,...), tổ chức các điểm bán hàng bình ổn thu hút người dân đến mua sắm; đổi mới phương thức bán hàng, áp dụng khoa học công nghệ mới, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

- Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong kinh doanh: bán hàng qua website, ứng dụng bán hàng trực tuyến, kênh hotline... đồng thời hỗ trợ về chính sách giao hàng, thanh toán trực tuyến nhằm tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi mua sắm.

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại hiện đại (các TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...), mở rộng mạng lưới bán hàng (các điểm bán hàng, các đại lý, chuỗi sản xuất, cung ứng...), phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Thành phố.

IV. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2023 bao gồm:

- Nguồn ngân sách Nhà nước: Kinh phí thực hiện Kế hoạch của cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo theo phân cấp. Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, các chế độ, định mức chi hiện hành, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách năm 2023 của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp tổng hợp báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp xem xét, bố trí kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.

- Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

Các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo kết quả thực hiện vào ngày 25 tháng cuối quý và báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch Kích cầu nội địa trước ngày 15/12/2023 về Sở Công Thương để tổng hợp báo thành phố.

Trên đây là Kế hoạch Kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mc tổng hp báo báo gửi Sở Công Thương để tham mưu tổng hp, báo cáo UBND Thành phố xem xét giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các DN sản xuất, kinh doanh

(giao Sở Công Thương gửi);
- VPUB: CVP, PCVP(N
.M.Quân). KTN, TH;
- Lưu VT, KTN (
Vân).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM KÍCH CẦU NỘI ĐỊA, TĂNG TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA, DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG LINH HOẠT, GÓP PHẦN PHỤC HỒI NHANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 333/KH-UBND ngày 19/12/2022)

STT

Đơn vị chủ trì

Nhiệm vụ

Nội dung/ Quy mô dự kiến

Thời gian, địa điểm dự kiến

Đơn vị phối hợp

1

Sở Công Thương

Hội chợ nông sn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

200 gian hàng

Tháng 1/2023

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), TTXTĐTTMDL; UBND các quận, huyện, thị xã.

2

Chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Lmít tinh/ phát động nhân ngày Quyền người tiêu dùng

Tháng 3/2022 hoặc thời gian thích hợp trong năm tại Khu liên hiệp TT QG Mỹ Định hoặc 1 địa điểm phù hợp trên địa bàn Thành phố

Các Sở, ban, ngành liên quan, Sở Công Thương các tnh, thành phố, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch (TTXTĐTTMDL) Thành phố, các Hiệp hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh

Hội chợ hàng hóa sản phẩm vì người tiêu dùng

Tháng 3/ hoặc Thời gian thích hợp trong năm tại khu đô thị Time City

Tuần lễ tri ân Người tiêu dùng

C năm tại 1 số TTTM, siêu thị trên địa bàn thành phố

3

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội

Khai mạc chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội

Quý II/2023 hoặc 1 thời gian thích hợp tại Tượng đài Lý Thái Tổ hoặc một địa điểm phù hợp trong năm

Các Sở, ban, ngành liên quan, Sở Công Thương các tnh, thành phố, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch (TTXTĐTTMDL) Thành phố, các Hiệp hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh

Chương trình Ngày hội khuyến mại hàng tiêu dùng & Nông sản - congumer goods and agricultural products promotion day'’

Quý II/2023 tại chuỗi các hệ thống siêu thị điện máy, viễn thông công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố.

Chương trình Ngày hội khuyến mại thời trang & làm đẹp - Fashsion and beauty Promotion day”

Quý II/2023

Các Sở, ban, ngành liên quan, Sở Công Thương các tnh, thành phố, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch (TTXTĐTTMDL) Thành phố, các Hiệp hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh

Chương trình“Ngày hội khuyến mại điện tử, công nghệ - Electric & Technology promotion day”

Quý II/2023 tại chuỗi các hệ thống siêu thị điện máy, viễn thông công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố.

Sự kiện Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight Sale 2023

Quý IV/2023 tại các sàn TMĐT, website TMĐT của các doanh nghiệp tại Hà Nội

4

Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

Quý IV/ 2023 hoặc 1 thời gian thích hợp tại Khu đô thị Time city hoặc 1 địa điểm phù hợp trên địa bàn Thành phố

Các Sở, ban, ngành liên quan, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch (TTXTĐTTMDL) Thành phố, các Hiệp hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh

Hội chợ hàng Việt Nam 2023

Quý III/ 2023 hoặc 1 thời gian thích hợp tại Cung triển lãm Kiến Trúc , quy hoạch xây dựng Quốc Gia hoặc 1 địa điểm phù hợp trên địa bàn Thành phố.

Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

Quý IV/2023 hoặc 1 thời gian thích hợp tại quảng trường Lý Thái Tổ hoặc 1 địa điểm phù hợp trên địa bàn Thành phố.

Lễ hội thương hiệu thời trang Việt Nam 2023

Quý IV/2023 tại Hoàng thành Thăng Long hoặc 1 địa điểm phù hợp trên địa bàn TP

Tổ chức 03 Tuần hàng việt trên địa bàn Thành phố

Cả năm tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố

5

Sở Công Thương

Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023

150-200 gian hàng

Tháng 4/2023

Sở NN &PTNT, Sở Y tế, TTXTĐTTMDL

6

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023

70 gian hàng

Tháng 5/2023

Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, TTXTĐTTMDL Hà Nội và các tỉnh, thành phố

7

Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối năm 2023

70 gian hàng

Tháng 5/2023

Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, TTXTĐTTMDL Hà Nội và các tỉnh, thành phố

8

Tổ chức Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2023

100 gian hàng

Tháng 5/2023

Các sở, ngành: Du lịch; VH&TT, CATP, Trung tâm Xúc tiến ĐTTMDL Thanh phố. UBND Quận Nam Từ Liêm, UBND các huyện, thị xã, Các Hội, Hiệp hội, Tổ chức chính trị xã hội

9

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023

70 gian hàng

Tháng 6/2023

Sở Công Thương, NN&PTNT, TTXTĐTTMDL Hà Nội và các tỉnh, thành phố

10

Tuần hàng qung bá, giới thiệu và bán sản phẩm nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối năm 2023

70 gian hàng

Tháng 6/2023

Sở Công Thương, NN&PTNT, TTXTĐTTMDL Hà Nội và các tỉnh, thành phố

11

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023

70 gian hàng

Tháng 8/2023

Sở Công Thương, NN&PTNT, TTXTĐTTMDL Hà Nội và các tỉnh, thành phố

12

Lễ hội trái cây

Dự kiến 150-200 gian

Tháng 8/2023

Sở NN&PTNT, Sở Y tế, TTXTĐTTMDL

13

Sở Công Thương

Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán sn phm nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối năm 2023

70 gian hàng

Tháng 9/2023

Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, TTXTĐTTMDL TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố

14

Lhội an toàn thực phẩm Tết trung thu

50 gian hàng và 5 khu trưng bày

Tháng 9/2023

Sở y tế; UBND các quận, huyện, thị xã; TTXTĐTTMDL TP

15

Tổ chức hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023.

Hội chợ có quy mô khoảng 450-500 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao đến từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong nước, 10 đến 12 gian hàng một số nước trên thế giới.

Tháng 10/2023

Cục Công Thương địa phương; Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã; Các Hội, Hiệp hội; Các tổ chức chính trị xã hội; Thương vụ Việt Nam tại các nước

16

Tổ chức Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn cung ứng cho các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023

150-200 gian hàng

Tháng 10/2023

Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Y tế, TT Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thành phố

17

Lễ hội thương hiệu sản phẩm và thời trang Việt Nam 2023

Khoảng 120 gian, khu trưng bày, hội thảo và chương trình trình diễn thời trang

Tháng 10/2023

Các Sở, ban, ngành liên quan, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, TTXTĐTTMDL TP, các Hiệp hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh

18

Sở Công Thương

Tổ chức 05 phiên chợ Việt tại các huyện ngoại thành, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2023

 

05 phiên chợ Việt tại 05 huyện, cụm công nghiệp trong năm 2023

UBND các huyện, đơn vị sản xuất kinh doanh

19

Tổ chức hoạt động triển lãm chuyên đề tại Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô

04 kỳ triển lãm chuyên đề giới thiệu các sản phẩm OCOP Hà Nội (03 sao trở lên), sản phẩm CNNT tiêu biểu, nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội;

Thời gian: Trong năm 2023 Địa điểm: 176 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

UBND các huyện, thị xã; Các Hội, hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ; Các nhà sản xuất, các nhà phân phối các sản phẩm OCOP.

Tổ chức 06 Hội thảo chuyên đề về phát triển sản phẩm OCOP ngành TCMN, sản phẩm CNNT tiêu biểu tại Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ Đô

20

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội

Chương trình Happy Tết 2023

80-100 gian hàng và các không gian tết truyền thống, quảng bá, trình diễn sản phẩm

Tháng 1/2023

UB người Việt Nam tại nước ngoài; Hội người Việt Nam tại nước ngoài; Đại sứ quán; Các tổ chức quốc tế

21

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam tại Hà Nội

300 gian hàng, hơn 200 doanh nghiệp đơn vị của 60 tỉnh, thành phố và một số Đại sứ quán tham dự

02 kỳ/năm (tháng 0, tháng 11)

Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT. Trung tâm xúc tiến các tỉnh, thành phố trong cả nước

22

Phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ tại hà Nội

30-40 gian hàng/đt và không gian mô hình quảng bá, trình diễn sn phm tại khu vực phố Phùng Hưng, khu vực đi bộ xung quanh Hồ Hoàn Kiếm

02-03 đợt /năm

UBND quận Hoàn Kiếm. HH Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội; HH Doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam; TT ẩm thực UNESCO.

23

Hội chợ Thực phẩm đồ uống- Food and Drink”

100- 120 gian hàng và các không gian mô hình quảng bá, trình diễn sản phẩm

Tháng 8/2023

UBND quận Bc Từ Liêm. Hiệp hội thực phẩm Việt Nam. Hiệp hội rượu, bia, nước giải khát Việt Nam.

24

Hội chợ hàng tiêu dùng- Hà Nội năm 2023

120-150 gian hàng

Tháng 6/2023

Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT. Các hiệp hội doanh nghiệp liên quan.

25

Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2023

60-90 gian hàng

03 chương trình/năm

Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT. Liên minh hợp tác xã thành phố Hà Nội; Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam; Các tổ chức, HH doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

26

Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023

80-100 gian hàng

04 kỳ/năm

Bộ Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện ứng Hòa; Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội; Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố

27

Tuần quảng bá nông sn Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023

Quy mô 02 tuần.năm

Tháng 8, 9/2023

Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT; Liên minh hợp tác xã thành phố Hà Nội; Các tổ chức, HH doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2022 về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023

Số hiệu: 333/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
Ngày ban hành: 19/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2022 về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…