Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3248/KH-UBND

Bình Dương, ngày 15 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (viết tắt là TMĐT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn năm 2021 - 2025 như sau:

A. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Trong giai đoạn 2016 - 2020, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bình Dương đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại - dịch vụ như: hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn tham gia vào thị trường bán lẻ trực tuyến (B2C); thúc đẩy hoạt động giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); tổ chức các buổi hội thảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về Thương mại điện tử (viết tắt là TMĐT); tổ chức các lớp bi dưỡng, đào tạo, tập hun kỹ năng trong công tác quản lý và ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ; tư vn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng dụng TMĐT; nâng cao kiến thức và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT cho các cơ quan ban ngành trong tỉnh; Tích cực thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia;...

Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang tác động làm thay đổi các phương thức kinh doanh và tiêu dùng truyền thống. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức đúng về vai trò và hiệu quả của thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh. Làn sóng đẩy mạnh chuyển đi số, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực để khai thác tốt nền tảng trực tuyến trong công tác quản lý điều hành và kết nối bán hàng trực tuyến đang được các doanh nghiệp tích cực đầu tư, xây dựng[1]. Sự tích cực, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp đã và đang góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển thương mại điện tử của Bình Dương trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo của tỉnh Bình Dương.

Theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử (EBI) 2021[2] do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiến hành khảo sát đánh giá nhanh mức độ ứng dụng thương mại điện tử và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương. Năm 2021, tỉnh Bình Dương đạt 14,86 điểm đứng thứ 04/63 tỉnh, thành phố của cả nước về phát triển thương mại điện tử (tăng một bậc so với năm 2020). Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Bình Dương giữ vững vị trí trong nhóm 05 tỉnh, thành phố dn đu cả nước về phát triển thương mại điện tử. Trong đó, một số chỉ số phát triển ni bật như: Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin: đạt 20,31 điểm, xếp thứ 04 cả nước; Chỉ số về giao dịch của doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)[3]: đạt 11,86 điểm, xếp thứ 03 cả nước; Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)[4]: đạt 14,9 điểm, xếp thứ 03 cả nước.

Ngoài ra, Bình Dương đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử và Chương trình chuyển đổi số của quốc gia[5]. Khung kiến trúc chính quyền điện tử [6] và các phần mềm tác nghiệp được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào vận hành thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Kết quả đến nay Bình Dương đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến toàn tỉnh được vận hành ổn định, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh Covid-19, hội nghị trực tuyến đã góp phần trong công việc chỉ đạo điều hành, hội họp được xuyên suốt; Ứng dụng Chữ ký số chuyên dùng được tích hợp vào Hệ thống quản lý văn bản. Đến nay, đã cấp và tập huấn sử dụng 1.155 chữ ký số chuyên dùng cá nhân dành cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp; Các phần mềm dùng chung như phần mềm quản lý văn bản, phần mềm một cửa cũng được nâng cấp, bổ sung thường xuyên để đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ; triển khai liên thông tích hợp với Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, xây dựng phân hệ ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động và cung cấp các tiện ích thực hiện các nghiệp vụ xử lý hồ sơ, phản hồi trạng thái qua tin nhắn, các ứng dụng OTP (Zalo...) và liên thông với dịch vụ bưu chính công ích đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp và những phần mềm khác phục vụ chuyên ngành, lĩnh vực quản lý; Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh (@binhduong.gov.vn): 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 100% CBCC-VC cấp tỉnh, cp huyện, 100% CBCC-VC cấp xã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ tỉnh để thực hiện trao đổi công việc, gửi nhận văn bản điện tử để trao đổi công việc.

Dịch vụ thanh toán điện, viễn thông đến nay đã đạt 100% thanh toán không dùng tiền mặt (viết tắt là TTKDTM); dịch vụ thanh toán trực tuyến nước (chưa bắt buộc thanh toán hoàn toàn trực tuyến) đạt 70%. Cơ sở Hạ tầng viễn thông đã được đầu tư nâng cấp đường truyền internet đạt tốc độ nhanh đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông và internet chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú và đa dạng phục vụ khách hàng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi phát triển ứng dụng TMĐT cho địa phương.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử: Thực hiện theo Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 25/11/2017 của UBND tỉnh về việc phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai hiệu quả các giải pháp, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về TMĐT; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT[7]; Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng TMĐT[8]; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử[9] được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đang triển khai thực hiện dự án xây dựng sàn TMĐT Bình Dương, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2022.

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TMĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG 2021 - 2025

Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được và triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tng thphát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Triển khai hiệu quả, các giải pháp, hoạt động hỗ trợ đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử (TMĐT) trong doanh nghiệp và cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Từng bước đưa hoạt động TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

2. Khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng các hoạt động giao dịch thương mại điện tử (B2B và B2C) nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Định hướng phát triển mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực;

3. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và thực hiện các giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B);

4. Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử, đặc biệt là hạ tầng dịch vụ chuyển phát và dịch vụ logistics phục vụ cho thương mại điện tử;

5. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử;

6. Phấn đấu giữ vững thứ hạng thuộc nhóm 05 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI).

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Đến năm 2025, Bình Dương phấn đấu đạt được một số mục tiêu cụ thể về phát triển thương mại điện tử, như sau:

1. Về quy mô thị trường thương mại điện tử

- Doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; Trong đó, tốc độ tăng trưởng hằng năm ổn định ở mức tăng từ 15% - 20%/ năm;

- Phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến đạt 35%.

2. Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%;

- 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử;

- Xây dựng và đưa vào vận hành hiệu quả Sàn Thương mại điện tử tỉnh Bình Dương;

- Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử.

3. Về ứng dng thương mi đin tử trong doanh nghiệp

- 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến;

- Trên 50% doanh nghiệp cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia mô hình truy xuất nguồn gốc rau củ quả; hỗ trợ 100% sản phẩm OCOP, hàng hóa truyền thống, làng nghề, hàng đặc sản của Tỉnh được trưng bày và bán trên Sàn thương mại điện tử Bình Dương và một số sàn thương mại điện tử phổ biến khác;

- 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 50% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động;

- 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng;

- Trên 70% doanh nghiệp có sử dụng giải pháp chứng thực hợp đồng điện tử và các chứng từ điện tử phục vụ giao dịch thương mại khác trên nền tảng xác thực thông tin ứng dụng công nghệ số bao gồm: chữ ký số công cộng, chữ ký số cá nhân trên di động, lưu trữ block-chain, hóa đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại khác;

- 100% lãnh đạo cơ quan nhà nước sử dụng chứng thực chữ ký số điện tử.

4. Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

- 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về thương mại điện tử;

- Phấn đấu có 10.000 lượt cán bộ quản lý nhà nước, thương nhân, học sinh, sinh viên được tham dự các chương trình tuyên truyền phổ biến, hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về TMĐT và dịch vụ bán hàng trực tuyến (tham gia bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến).

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

a) Thường xuyên rà soát các chính sách, pháp luật về thương mại điện tử không còn phù hợp để đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh nhằm kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các chính sách theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số;

b) Theo dõi, nghiên cứu các quy định của Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để hướng dẫn hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn liền với ứng dụng thương mại điện tử;

c) Thường xuyên rà soát khung pháp lý, chính sách về thương mại điện tử so với các cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) trong lĩnh vực thương mại điện tử và dịch chuyển dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng sau bán hàng....

2. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ TMĐT; Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường công tác đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT

a) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, mạng xã hội và các hình thức khác;

b) Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp về thương mại điện tử theo các chủ đề chuyên sâu; giới thiệu tư vấn cho doanh nghiệp triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo các mô hình B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng), cách thức tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến, cách thức quảng bá, marketing hiệu quả cho website,...;

c) Tổ chức đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử có chuyên môn sâu đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử; nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử. Trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến;

+ Khuyến khích các Trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo các ngành nghề chuyên về thương mại điện tử theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động hoặc đưa vào chương trình giảng dạy môn học thương mại điện tử góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển đổi số, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với chuyên gia thuộc các Tập đoàn Viễn thông, ngân hàng tham gia các buổi truyền thông, phổ cập, đào tạo kiến thức TMĐT cho các buổi đào tạo, thảo luận;

+ Tập huấn kỹ năng (TOT) cho cán bộ phụ trách chương trình OCOP trên địa bàn các huyện, thị xã thành phố; các xã, phường, thị trấn; nhân sự được phân công phụ trách bán hàng của các hợp tác xã về các nghiệp vụ xây dựng kênh bán hàng, đăng thông tin bán hàng, xây dựng hệ thống giao hàng, quản lý hàng bán; chăm sóc hậu mãi sau bán hàng,... đối với các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chế biến, sản phẩm ngành nghề nông thôn...

d) Tổ chức các đoàn khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các khu vực, quốc gia, tỉnh, thành phố có thị trường TMĐT phát triển.

đ) Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh việc kinh doanh sản phẩm thông qua thương mại điện tử không đảm bảo các quy định (về chất lượng sản phẩm, về bản quyền, về các cam kết khác trong giao dịch,..).

3. Tăng cường hợp tác giữa các địa phương và các tổ chức xã hội nghề nghiệp (hội, hiệp hội) trong quản lý và phát triển thương mại điện tử. Tổ chức các đoàn khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các khu vực, quốc gia, tỉnh, thành phố có thị trường TMĐT phát triển

a) Tổ chức các hoạt động đối thoại thường niên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp thương mại điện tử, để kịp thời nắm bắt những vấn đề cần tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp;

b) Tăng cường năng lực thống kê về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng năm xây dựng chương trình phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam thực hiện thu thập số liệu, thống kê phân tích hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử;

c) Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công.

4. Xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử

a) Tuyên truyền, đào tạo kỹ năng kiến thức TMĐT cho tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng nhằm khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia và khai thác các ứng dụng TMĐT. Đồng thời, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong TMĐT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh địa phương, Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương Báo Bình Dương và các kênh thông tin chính thức khác của các cơ quan chính quyền tỉnh Bình Dương như: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương; sàn giao dịch TMĐT tỉnh Bình Dương, website của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; trên báo giấy, ấn phẩm, tập san, bản tin nhằm quảng bá, cung cấp thông tin về pháp luật TMĐT;

b) Tổ chức các sự kiện thương mại điện tử thường niên mang tính kích cầu cho thị trường trong nước và mở rộng cho hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới như: Tổ chức chợ thương mại điện tử nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi của tỉnh; Triển khai các hoạt động xây dựng, tạo lập các kênh truyền thông quảng bá cho sản phẩm doanh nghiệp của tỉnh thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube) đquảng bá đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước,…..;

c) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp thanh toán đảm bảo trong giao dịch thương mại điện tử và khuyến khích người dân, doanh nghiệp hưởng ứng sử dụng; nghiên cứu, xem xét áp dụng hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR) nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử, tạo lòng tin của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

d) Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trc tuyến trong các lĩnh vực du lịch (dịch vụ đặt phòng/khách sạn, tour trực tuyến); Thực hiện số hóa một số điểm đến du lịch của tỉnh đtăng cường ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền quảng bá du lịch; Trong lĩnh vực giao thông vận tải (dịch vụ đặt chỗ, mua vé xe, gọi xe taxi, xe mô tô 2 bánh); trong lĩnh vực giáo dục (đào tạo trực tuyến), trong lĩnh vực y tế (tư vấn khám bệnh trc tuyến, bắt số thứ tự online, hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, không dùng tiền mặt trong thanh toán dịch vụ khám, chữa bệnh…..), truyền thông (truyền hình trực tuyến)....

đ) Tổ chức khảo sát, đánh giá sự hài lòng, độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với các hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh để kịp thời nắm bắt thực tiễn phát sinh, xây dựng chính sách quản lý, phát triển hoạt động thương mại điện tử phù hợp.

e) Tổ chức các sự kiện, chương trình khuyến khích kích cầu tiêu dùng qua thương mại điện tử, giảm giá hàng hóa, miễn phí giao hàng đặc biệt đối với các nhóm hàng nông sản, thc phẩm, sản phẩm OCOP, ... được sản xuất trên địa bàn tỉnh.

5. Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử

a) Xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Bình Dương. Xây dựng gian hàng tỉnh Bình Dương trên một số ứng dụng thương mại trực tuyến, sàn TMĐT lớn, có uy tín của Việt Nam và thế giới; tổ chức các không gian hàng Việt, Hội chợ ảo là nơi tập trung các thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp có uy tín, có hàm lượng nội địa hóa cao, được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định và đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm;

a) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các giải pháp tích hợp thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử và dịch vụ công; phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, ...; Đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B); Online - Offline (O2O). Thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp thương mại điện tử đkịp thời nm bt những vn đề khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thời.

b) Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông và dịch vụ logistics thông qua ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động logistics, chuyn phát, giao nhận hàng hóa. Xây dựng hệ thng quản lý trực tuyến các dịch vụ vận chuyn, giao nhận và hoàn tất đơn hàng.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tăng cường, bổ sung dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, kết hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính công ích; tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 4. Đẩy mạnh cung cấp đa phương thức thanh toán lệ phí hồ sơ giải quyết TTHC trực tuyến thông qua ví điện tử, cổng thanh toán,... trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

d) Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông (Internet cáp quang tốc độ cao đến hộ gia đình, mạng thông tin di động 5G) để nâng cao khả năng đáp ứng truy cập Internet để thực hiện cung cấp dịch vụ, giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

đ) Hỗ trợ phí thanh toán trực tuyến nhằm khuyến khích không dùng tiền mặt cho hoạt động thanh toán trong các giao dịch thương mại điện tử (như dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, thuế, hải quan, thu phí các dịch vụ công,...). Từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ, các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động Mobile money.

e) Xây dựng chương trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng công nghệ số nhằm cải tiến mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu, lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên để phát triển các ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh.

g) Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử và các chứng từ điện tử phục vụ giao dịch thương mại khác trên nền tảng xác thực thông tin ứng dụng công nghệ số bao gồm: chữ ký số công cộng, chữ ký số cá nhân trên di động, lưu trữ block-chain,...

h) Xây dựng hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng các giải pháp về chứng từ điện tử trong thương mại bao gồm: hóa đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử,....

6. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương

a) Xây dựng và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR Code, công nghệ blockchain ...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử. Ứng dụng mã hình QR trong truy xuất thông tin trực tuyến và hỗ trợ kết nối nhanh giữa người sản xuất, người bán với người mua;

b) Chọn lựa một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ lực, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP của tỉnh hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa ra các sản phẩm khác;

b) Khuyến khích phát triển chuỗi giá trị hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử. Tạo kênh liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử từng bước hình thành nên chuỗi cung ứng thông minh nhằm dự báo, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho một số sản phẩm chủ lực của tỉnh. Hỗ trợ, khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm, giải pháp, mô hình thương mại điện tử;

d) Hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử xây dựng website, chi phí duy trì tên miền, chi phí thuê bao hosting cho các thương nhân bán hàng online phù hợp với mô hình, sản phẩm của đơn vị;

đ) Hỗ trợ, liên kết website của thương nhân kết nối, tham gia sàn giao dịch TMĐT tỉnh Bình Dương; thường xuyên, kịp thời cung cấp các thông tin trên sàn giao dịch về thị trường sản phẩm, hàng hóa, thủ tục, quy định xuất nhập khẩu của các nước ký Hiệp định thương mại với Việt Nam;

e) Kết nối sàn giao dịch tỉnh Bình Dương với Cổng TMĐT Quốc gia, sàn giao dịch TMĐT các tỉnh, thành trong cả nước; Thiết lập mô hình trung tâm trực tuyến kết nối để hỗ trợ phân phối sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ sản xuất nông thôn trên môi trường TMĐT.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch cho giai đoạn 2021-2025 được thực hiện từ các nguồn kinh phí: vốn ngân sách nhà nước; vốn doanh nghiệp và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện nội dung thuộc phạm vi chi của ngân sách Tỉnh được giao, các sở, ban, ngành căn cứ chế độ, định mức chi hiện hành xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền giao dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử hàng năm của Tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động, sự kiện thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh (Sự kiện Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday, Hội nghị kết nối về thương mại điện tử, Hội thảo hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận Sàn giao dịch thương mại điện tử Bình Dương).

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất ứng dụng thương mại điện tử để xuất khẩu, mở rộng kênh phân phối trong nước. Phối hợp với các doanh nghiệp phân phi thúc đy thương mại điện tử trong lĩnh lực bán lẻ; phát triển dịch vụ Logistics phục vụ cho phát triển thương mại điện tử.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử theo thẩm quyền; tổ chức giám sát trực tuyến hoạt động thương mại điện tử.

- Chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng, tổ chức các chương trình, lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh về thương mại điện tử theo các chủ đề chuyên sâu phù hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Tỉnh và Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý điều hành và xây dựng chính sách về thương mại điện tử.

- Là cơ quan điều phối hoạt động, đầu mối tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất và yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan báo cáo công tác phối hợp quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này. Đồng thời, lồng ghép các giải pháp của Kế hoạch này vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Công Thương phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin, thương mại điện tử và chuyển đổi số.

- Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức kết nối các doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung ứng giải pháp phần mềm, phần cứng hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử.

- Hướng dẫn, đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí của Tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền về lợi ích của thương mại điện tử, xây dựng các chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử và phổ biến kiến thức, kỹ năng liên quan cho người dân, doanh nghiệp.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án xây dựng thành phthông minh, Chính quyền điện tử, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử,... nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường nội dung số; quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cấp, tích hợp tính năng thu thập, tiếp nhận phản ánh các trường hợp gian lận TMĐT, hàng gian hàng giả trên kênh Tổng đài 1022 của tỉnh.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Khuyến khích doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trực tuyến, sử dụng các dịch vụ tiện ích trong công tác đăng ký doanh nghiệp, sử dụng Website/ứng dụng cung cấp thông tin doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp với Sở Công Thương quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử; hỗ trợ các nhà đầu tư/chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng thương mại điện tử, công trình phục vụ hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Tỉnh.

- Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến đối với các thủ tục đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục khác liên quan (nếu có).

- Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan lồng ghép các chỉ tiêu phát triển của Kế hoạch này vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của Tỉnh.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

4. Sở Tài chính

- Giao Sở Tài chính căn vào khả năng cân đối ngân sách, dự toán của Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan để tham mưu dự toán kinh phí thực hiện theo phân cấp quản lý hiện hành.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, thực hiện thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử (online) với doanh nghiệp phân phối truyền thống (offline), nhà phân phối thông qua các chương trình như: phân phối thực phẩm an toàn, khuyến mại trực tuyến,... nhằm tăng cường hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp và củng cố, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào giao dịch thương mại điện tử.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các ứng dụng tham gia truy suất nguồn gốc, thương mại điện tử trong nông sản, khuyến khích các cơ sở sản xuất tiêu biểu, hệ thống phân phối uy tín tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, sử dụng các công cụ trong thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

- Tổ chức các chương trình đào tạo kiến thức, kĩ năng ứng dụng, giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, các biện pháp an toàn thông tin và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phân phối nông sản.

- Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với thương mại điện tử để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

- Tăng cường kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc với nông sản, thực phẩm có gắn mã hình QR.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tổ chức hoặc phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên môi trường mạng.

- Xây dựng đề án và hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thương mại điện tử; phát triển các sản phẩm, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong từng công đoạn của chu trình kinh doanh.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

7. SVăn hóa, thể thao và Du lịch

- Tăng cường công tác tuyên truyền về ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của Tỉnh trên môi trường mạng.

- Phối hợp cung cấp thông tin và quản lý hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tỉnh.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

- Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh xây dựng hoàn thiện website của đơn vị có tích hợp các dịch vụ như đặt phòng/khách sạn, tour trực tuyến và thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt (thông qua ứng dụng ví điện tử hoặc thẻ ATM, VISA,...)”

8. Sở Tư pháp

- Phối hợp Sở Công Thương rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.

- Phối hợp thực hiện kế hoạch tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.

9. Công an tỉnh

- Tăng cường công tác theo dõi, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử và các hành vi vi phạm khác trên môi trường mạng.

- Tăng cường công tác phòng ngừa các loại tội phạm công nghệ cao, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, hành vi lợi dụng thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử xâm phạm an ninh quốc gia và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với nhân dân, nhất là các trường phổ thông và trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, nhận thức an toàn, an ninh thông tin trong phát triển thương mại điện tử cho cán bộ, công chức quản lý về lĩnh vực thương mại điện tử.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

10. Cục Quản lý thị trường tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, kiểm soát thị trường thương mại điện tử; đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm khác trong thị trường thương mại điện tử.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

11. Cục Thuế tỉnh

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các điểm mới về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nắm bắt kịp thời.

- Tiếp tục mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử; phối hợp các ngân hàng thương mại đẩy mạnh công tác tổ chức, tập huấn, tuyên truyền, đa dạng hóa các kênh thu nộp thuế không dùng tiền mặt.

- Triển khai thực hiện các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế: nộp thuế qua các Ngân hàng thương mại, hiện đại hóa công tác thu nộp ngân sách nhà nước (Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính).

- Tiếp tục thực hiện công khai thông tin liên quan trực tuyến để hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân, nhóm cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

12. Cục Hải quan

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 431/QĐ-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

13. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Dương

- Chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, quảng bá, vận động, hướng dẫn, giới thiệu về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và lợi ích của TTKDTM trong phát triển thương mại điện tử nhằm tăng cường sử dụng thẻ thanh toán, ví điện tử trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

- Tham mưu, đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử để hỗ trợ cho giao dịch thương mại điện tử.

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ trên nền tảng di động, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử phục vụ nhu cầu giao dịch điện tử của tổ chức, cá nhân. Phát triển hạ tầng thanh toán bán lẻ và các dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ cho giao dịch thương mại điện tử.

- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

14. Các sở, ban, ngành khác và UBND cấp huyện

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lồng ghép việc triển khai thực hiện Kế hoạch này vào kế hoạch hoạt động của đơn vị, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Thường xuyên cử cán bộ chuyên môn tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức về lĩnh vực thương mại điện tử.

- Phối hợp, tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

15. Các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Tuyên truyền sâu rộng đến các hội viên về các quy định pháp luật trong nước và quốc tế về TMĐT; chính sách, kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Trung ương và địa phương.

- Chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới về thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của Tỉnh đến người tiêu dùng toàn cầu, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cũng như góp phần vào quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp theo ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai các đề án hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ; tổ chức các sự kiện, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn Tỉnh.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Công Thương tiến hành điều tra, khảo sát và công bố kết quả đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại - dịch vụ: Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động thương mại điện tử. Chủ động cập nhật các công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, kết nối khách hàng, bán hàng đa kênh. Ưu tiên sử dụng các hình thức, công cụ TTKDTM trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại các địa điểm bán hàng và trên môi trường mạng. Thực hiện chính sách ưu đãi bán hàng đối với trường hợp người tiêu dùng TTKDTM.

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh (cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường,...): Phối hợp với đối tác ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thực hiện TTKDTM trong việc thanh toán chi phí dịch cung cấp nước tiền điện, vệ sinh môi trường,.... Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu khách hàng trực tuyến, đẩy mạnh tương tác trực tuyến giữa công ty với khách hàng.

VI. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

Các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan:

1. Định kỳ vào tháng 6, tháng 12 hàng năm gửi báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử về Sở Công Thương để tổng hợp, báo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

2. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025. Đnghị các sở, ban, ngành, các đơn vtổ chức và cá nhân có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mc hoặc cn thiết sửa đổi, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, các đơn vị phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT.TU, TT.HĐND, ĐĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND cấp huyện;
- LĐVP, Tr, TH.
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành
kèm theo Kế hoạch số 3248/KH-UBND ngày 15/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

STT

Nội dung nhiệm v

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt đề án, chương trình, kế hoạch phát triển thương mại điện tử hàng năm trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

Hàng năm

2

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử (đăng báo trung ương, địa phương, trên website; tổ chức các sự kiện về thương mại điện tử nhằm thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển thương mại điện tử).

Sở Công Thương; các sở, ban, ngành

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

Hàng năm

3

Phối hợp với các hệ thống bán lẻ thương mại điện tử: Amazon Global Selling, Google, Alibaba... tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), các đơn vị liên quan, các Hiệp hội, hội, doanh nghiệp

Hàng năm

4

- Xây dựng hoàn chỉnh và vận hành, khai thác Sàn Thương mại điện tử Bình Dương;

- Triển khai vận động, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia Sàn thương mại điện tử Sàn Thương mại điện tử Bình Dương.

Sở Công Thương

Cục Thương mại điện tvà Kinh tế số (Bộ Công Thương), các đơn vị liên quan, các Hiệp hội, hội, doanh nghiệp

Năm 2021

5

Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất ứng dụng thương mại điện tử để xuất khẩu, mở rộng kênh phân phối trong nước.

Sở Công Thương

Bộ Công Thương, các đơn vị liên quan, các Hiệp hội, hội, doanh nghiệp

Hàng năm

6

Phát triển dịch vụ Logistics phục vụ cho phát triển thương mại điện tử

Sở Công Thương

Sở Giao thông, Vận tải; Hiệp hội Logistics Bình Dương; Bộ Công Thương, Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

7

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về thương mại điện tử theo các chủ đchuyên sâu phù hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sở Công Thương, Các sở, ban, ngành

Các sở, ban, ngành, các Hiệp hội, hội, doanh nghiệp

Hàng năm

8

Tổ chức các sự kiện thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Tỉnh (Sự kiện Ngày không dùng tiền mặt và các sự kiện khác theo chủ đề từng năm) và các sự kiện khác liên quan đến thúc đẩy thương mại điện tử.

Sở Công Thương; Các sở, ban, ngành, các Hiệp hội, hội, doanh nghiệp

Các cục, vụ thuộc Bộ Công Thương, các b, ngành Trung ương, Các sở, ban, ngành, các Hiệp hội, hội, doanh nghiệp

Hàng năm

9

Triển khai thực hiện Đề án Điều tra, khảo sát, thống kê về tình hình ứng dụng Thương mại điện tử tại tỉnh Bình Dương 2021

Sở Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số (Bộ Công Thương); Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam; Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2022

10

Đề xuất xây dựng các chính sách liên quan đến thương mại điện tử.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

11

Tổ chức các đoàn đi học tập, trau dồi kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử và các hệ thống quản lý thương mại điện tử tại một số nước phát triển về thương mại điện tử (Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc...) và tại các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nng, Cần Thơ, Hải Phòng.

Sở Công Thương

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Phát triển công nghiệp - Sở Công Thương; Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

Hàng năm

12

Tổ chức kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử theo thẩm quyền; giám sát trực tuyến hoạt động thương mại điện tử.

Sở Công Thương; Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan,

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Công an Tỉnh, Cục Quản lý thị trường.

Hàng năm

13

Triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp thương mại điện tử thuộc Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Công Thương phục vụ công tác quản lý điều hành và xây dựng chính sách về thương mại điện tử

Sở Công Thương;

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan,

2021-2025

14

Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất công tác quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Tỉnh.

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan,

Hàng năm

15

Xây dựng các chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử và phổ biến kiến thức, kỹ năng liên quan cho người dân, doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan báo chí, truyền thông

2021-2025

16

Triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

17

Xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng.

2021-2025

18

Xây dựng đề án và hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

2021-2025

19

Phát triển các sản phẩm, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong từng công đoạn của chủ trình kinh doanh.

2021-2025

20

Tăng cường công tác tuyên truyền về ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

21

Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh trên môi trường mạng.

 

22

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các ứng dụng tham gia truy suất nguồn gốc, thương mại điện tử trong nông sản, khuyến khích các cơ sở sản xuất tiêu biểu, hệ thống phân phối uy tín tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, sử dụng các công cụ trong thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

23

Tổ chức các chương trình đào tạo kiến thức, kĩ năng ứng dụng, giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, các biện pháp an toàn thông tin và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phân phối nông sản.

2021-2025

24

Triển khai các hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp quy trình kinh doanh trực tiếp từ nhà sản xuất đến người phân phối và khách hàng thông qua mạng Internet (mô hình B2B và B2C).

2021-2025

25

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm với thương mại điện tử để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

2021-2025

26

Tổ chức Hội nghị kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử (online) với doanh nghiệp phân phối truyền thống (offline), nhà phân phối thông qua các chương trình như: phân phối thực phẩm an toàn, khuyến mại trực tuyến,... nhằm tăng cường hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp và củng cố, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào giao dịch thương mại điện tử.

2021-2025

27

Tăng cường kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc với nông sản, thực phẩm có gắn mã hình QR.

2021-2025

28

Tham mưu, trình UBND Tỉnh xem xét quyết định bố trí kinh phí phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Tỉnh theo Kế hoạch được phê duyệt.

Sở Tài chính

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

29

Hỗ trợ các nhà đầu tư/chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng thương mại điện tử, công trình phục vụ hoạt động thương mại điện tử.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

30

Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến đối với các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư cũng như các thủ tục khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2021-2025

31

Xây dựng lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2021- 2025 theo tính chất gói thầu mang tính định lượng với mức độ phù hợp, thiết thực để đảm bảo tính khả thi.

2021-2025

32

Khai thác và vận hành hệ thống đấu thầu qua mạng tổng thể mới (theo PPP).

2021-2025

33

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

Sở Tư pháp

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

34

Tăng cường công tác theo dõi, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử và các hành vi vi phạm khác trên môi trường mạng.

Công an Tỉnh

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

35

Tăng cường công tác phòng ngừa các loại tội phạm công nghệ cao, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, hành vi lợi dụng thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử xâm phạm an ninh quốc gia và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng.

2021-2025

36

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với nhân dân, nhất là các trường phổ thông và trường đại học, cao đẳng.

2021-2025

37

- Tiếp tục mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử; phối hợp các ngân hàng thương mại đẩy mạnh công tác tổ chức, tập huấn, tuyên truyền, đa dạng hóa các kênh thu nộp thuế không dùng tiền mặt.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các điểm mới về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để cá nhân, bộ kinh doanh thương mại điện tử nắm bắt kịp thời.

Cục thuế Tỉnh

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

38

Triển khai thực hiện các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

2021-2025

39

Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử.

2021-2025

40

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đán quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Cục Hải quan tỉnh

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

41

Tăng cường giám sát, xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

Cục Quản lý thị trường

Sở Công Thương và các lực lượng chức năng có liên quan

2021-2025

42

Tiếp tục tham mưu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử để hỗ trợ cho giao dịch thương mại điện tử.

Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Dương

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan

2021-2025

43

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ trên nền tảng di động, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử phục vụ nhu cầu giao dịch điện tử của tổ chức, cá nhân.

Các Ngân hàng thương mại và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

2021-2025

44

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng, phát triển hạ tầng thanh toán bán lẻ và các dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ cho giao dịch thương mại điện tử.

2021-2025

 



[1] Theo thống kê từ Hệ thống quản lý hoạt động Thương mại điện t- Bộ Công Thương (www.online.gov.vn), đến ngày 31/12/2020, Bình Dương đã có hơn 562 tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện hoạt động thương mại điện tử, tăng gần gấp 2,6 lần so với 2015.

[2] Kể từ năm 2021, Chỉ số EBI được phân tích, tổng hợp dựa trên 3 trụ cột: (1) Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; (2) Chỉ số về giao dịch của doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); (3) Chsố giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Giảm 01 thành phần so với năm 2020 (Giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp - G2B).

[3] B2C được phân tích dựa trên 11 tiêu chí thành phần, gồm: Xây dựng website doanh nghiệp; tầng xuất cập nhật thông tin trên website; ứng dụng bán hàng qua mạng xã hội; tham gia các sàn giao dịch TMĐT; website trên thiết bị di động; ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động; cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động; tình hình nhận đơn hàng; quảng cáo trên website/ ng dụng di động; doanh thu từ kênh trực tuyến; thu nhập bình quân đầu người.

[4] B2B được phân tích dựa trên 07 tiêu chí thành phần, gồm: Sử dụng phn mềm trong doanh nghiệp; sử dụng chữ ký điện t; sử dụng hợp đồng điện tử; tiếp nhận đơn đặt hàng qua các công cụ trực tuyến; đặt hàng trên các công cụ trực tuyến; tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động của doanh nghiệp; tỷ lệ trung bình số dân trên mỗi doanh nghiệp

[5] Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/6/2020 về việc phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

[6] Quyết định số 3004/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, Phiên bn 1.0. Để đảm bo Khung kiến trúc hoạt động hiệu quả, đáp ứng quy định, mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, và phù hợp, gn kết với xây dựng thực hiện Đề án thành ph thông minh Bình Dương, ngày 24/9/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2842/QĐ-UBND phê duyệt phương án nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0.

[7] Giai đoạn 2017-2020: đã tổ chức 12 lớp đào tạo TMĐT, thu hút khoảng 1.200 lượt đăng ký tham gia với các chủ đề: “Khởi nghiệp với TMĐT”, “Kỹ thuật thực hành Digital Marketing 3.0”, “Xây dựng và sử dụng bộ công cụ kinh doanh hiệu quả trên internet”, “Kỹ năng ứng dụng và giao dịch TMĐT”, “Lập kế hoạch ứng dụng và triển khai TMĐT cho Doanh nghiệp”.

[8] 15 doanh nghiệp được hỗ trợ tài khoản của phần mềm bán hàng thông minh; hỗ trợ 15 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình Email thương hiệu; Hỗ trợ 08 Doanh nghiệp ứng dụng hóa đơn điện tử;...

[9] Giai đoạn 2017-2020: đã tổ chức 5 lớp đào tạo, tập huấn dành riêng cho các cán bộ quản lý nhà nước gm: Cục Quản lý thị trường, Cục Hải Quan, An ninh kinh tế - Công an Tỉnh và các Phòng kinh tế của các thành phố, huyện, thị xã.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2021-2025

Số hiệu: 3248/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 15/07/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2021-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…