ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 300/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 25 tháng 08 năm 2022 |
Thực hiện Điều 63, 64 và 75, Luật Trồng trọt; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ thị số 1838/CT- BNN-BVTV ngày 28/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu; Quyết định số 888/QĐ-UBND-HC ngày 09/8/2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, nội dung cụ thể như sau:
1.1. Mục tiêu
- Xây dựng, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết tại vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở hợp đồng; nâng cao tỉ lệ diện tích áp dụng quy trình GAP và các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu thị trường, tạo điều kiện cấp chứng nhận chất lượng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở nhà đóng gói và truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị cho các nông sản chủ lực của tỉnh, tạo sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất trồng trọt, vận chuyển, thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh, kiểm soát được chất lượng sản phẩm; tạo lòng tin của người tiêu dùng, hình thành thói quen tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ. Đồng thời, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi của người sản xuất theo hướng minh bạch thông tin sản phẩm.
- Rà soát việc đào tạo tư vấn viên của VietGAP cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn Tỉnh; tránh trùng lấp nội dung thực hiện đào tạo, thí điểm chứng nhận LocalGAP. Trọng tâm, nâng cấp chức năng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh có đủ điều kiện, năng lực tư vấn, kiểm tra, đánh giá và được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP.
1.2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025
- Cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói: Thiết lập và cấp mã số vùng trồng đạt 100% diện tích vùng trồng đủ điều kiện cấp mã số (lúa 162.267 ha, cây ăn trái 31.235 ha và rau màu 4.660 ha), cấp mã số cơ sở đóng gói nông sản (100% nhu cầu cơ sở) (Phụ lục 1,2).
- Diện tích áp dụng quy trình GAP trên nền diện tích được cấp mã số vùng trồng: Đến năm 2025, tỉ lệ diện tích đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP (lúa 36.145 ha chiếm 22,3%, cây ăn trái 8.462 ha chiếm 27,1% và rau màu 926 ha chiếm 19,9%,); diện tích sản xuất đạt chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm (lúa 126.122 ha chiếm 77,8%, cây ăn trái 22.813 ha chiếm 73% và rau màu 3.784 ha chiếm 81,2%) (Phụ lục 1).
- Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc: 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 20% cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn trong chuỗi.
- 100% diện tích vùng trồng được cấp mã số áp dụng mô hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tiết kiệm, hiệu quả.
2.1. Công tác tuyên truyền, tập huấn
Xây dựng tài liệu hướng dẫn tiêu chuẩn GAP; thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các cây trồng chủ lực (cây ăn trái, lúa, rau màu) có tiềm năng xuất khẩu, các quy định mới, các thay đổi về yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu liên quan đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc; tài liệu hướng dẫn quản lý sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn và hiệu quả; chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV và thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV tại vùng trồng: Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, huyện và tập huấn kiến thức cho 100% nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
2.2. Triển khai nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV tiết kiệm, hiệu quả
Triển khai, nhân rộng các mô hình về tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và đúng phương pháp tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời xây dựng các mô hình xanh tuần hoàn, tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp làm phân hữu cơ cung cấp lại cho cây trồng (Phụ lục 3).
2.3. Công tác thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và áp dụng GAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)
2.3.1. Công tác thiết lập hồ sơ và đề nghị cấp mã số, giấy chứng nhận
Hướng dẫn lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ đăng ký cấp mã số vùng trồng, và hồ sơ đăng ký cấp mã số cơ sở đóng gói của các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh nông sản; kiểm tra đánh giá thực địa vùng trồng, cơ sở đóng gói và cấp mã số.
2.3.2. Công tác đào tạo, đánh giá và cấp chứng nhận GAP
- Phối hợp với các Viện, Trường, Tổ chức chứng nhận để đào tạo tư vấn viên của VietGAP cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn Tỉnh; nâng cấp chức năng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh có đủ điều kiện, năng lực tư vấn, kiểm tra, đánh giá và được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP.
- Rà soát, thông tin đến các vùng, tổ chức, cá nhân, HTX có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và hướng dẫn hồ sơ trình tự thủ tục để được hỗ trợ chính sách Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND).
- Trình tục thủ tục hỗ trợ và kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND.
2.3.3. Công tác hướng cấp chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm
Hướng dẫn hồ sơ trình tự thủ tục cấp giấy đủ điều kiện ATTP:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá nội bộ, vùng trồng đủ điều kiện ATTP (Phòng Kinh tế/ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn Tỉnh).
- Kiểm tra thẩm định, đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đơn vị trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật).
2.3.4. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát mã số và giấy chứng nhận đã được cấp
- Hướng dẫn đại diện vùng trồng, đại diện cơ sở đóng gói, tiêu chuẩn VietGAP, đủ điều kiện ATTP thực hiện tự kiểm tra, giám sát nội bộ.
- Hàng năm, các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, huyện chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói, VietGAP, đủ điều kiện ATTP.
- Phối hợp kiểm tra đột xuất mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, VietGAP, đủ điều kiện ATTP theo đề nghị của cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp đồng bộ, trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn, quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã và Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT), Hội quán, nông dân vùng trồng, doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến nông sản.
- Xây dựng quy chế quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản, ứng dụng công nghệ quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc nông sản trên địa bàn tỉnh.
2.4. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
Hướng dẫn thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc, lưu giữ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh cho tất cả các cơ sở tham gia sản xuất, kinh các mặt hàng nông sản của tỉnh.
2.5. Liên kết tiêu thụ nông sản của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số và áp dụng GAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Công khai thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số nhằm kết nối liên kết tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển chuỗi ngành hàng nông sản của Tỉnh.
- HTX, THT, Hội quán, nông dân vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản tuân thủ quy trình sản xuất an toàn tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết cung ứng sản phẩm theo chuỗi phục vụ thị trường tiêu thụ.
- Kiểm soát chặt chẽ sản lượng nông sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số (thông qua các hợp đồng mua bán, xác nhận sản lượng nông sản tại mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, đóng gói tiêu thụ nội địa và xuất khẩu).
1. Thực hiện cấp mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói
Tổng kinh phí dự toán thực hiện giai đoạn 2022 - 2025 là 5.296,8 triệu đồng (Phụ lục 4). Trong đó:
- Cấp tỉnh: 1.398,4 triệu đồng.
- Cấp huyện: 3.898,4 triệu đồng.
2. Thực hiện áp dụng GAP, chứng nhận vùng đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
- Thực hiện tập huấn áp dụng GAP và ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản, tại các THT, hội quán chưa thực hiện đăng ký kinh doanh (không thuộc phạm vi áp dụng Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp), dự toán:
+ Tập huấn tuyên truyền ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản (dự kiến thực hiện 20 lớp/năm, mỗi lớp 90 người, thực hiện 4 năm): 1.864 triệu đồng.
+ Tập huấn, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí trong tiêu chuẩn VietGAP; thu thập thông tin đánh giá nội bộ, hướng dẫn ghi nhật ký sản xuất, tập huấn, thực hành, thiết kế sơ đồ ruộng sản xuất, nơi bảo quản dụng cụ, chứa vật tư nông nghiệp, rác thải, vệ sinh đồng ruộng (dự kiến thực hiện 50 lớp/năm, mỗi lớp 90 người, thực hiện 4 năm): 3.060 triệu đồng.
- Hàng năm, các đơn vị thực hiện (cấp tỉnh, cấp huyện) căn cứ chỉ tiêu xây dựng, sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện từ Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh và vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện theo phân cấp, từ các nguồn vốn:
- Vốn ngân sách theo phân cấp thông qua việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, vốn khuyến nông; vốn lồng ghép từ các đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, các dự án ODA có liên quan.
- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Hàng năm, căn cứ vào nội dung Kế hoạch được phê duyệt, các đơn vị thực hiện (cấp tỉnh, cấp huyện) căn cứ chỉ tiêu xây dựng kinh phí thực hiện, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra dự toán kinh phí của các đơn vị đã lập, gửi Sở Tài chính bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Trong xây dựng kế hoạch hoạt động và lập dự toán nhu cầu kinh phí hàng năm cho Kế hoạch này các Sở, ngành và địa phương cần quan tâm lồng ghép các nhiệm vụ được phân công tại các kế hoạch và văn bản của Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành(1) và các chương trình, dự án của Bộ, Ngành trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Phụ lục 5)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; là đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ ngày 15/12 hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh; ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.
2. Sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
Căn cứ nội dung công việc được phân công tại Kế hoạch này, các sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực thực hiện. Trong đó ưu tiên triển khai áp dụng GAP, chứng nhận vùng đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại các vùng có mã số vùng trồng.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5) và hàng năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Yêu cầu sở, ngành, đơn vị liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp giải quyết kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH ĐĂNG KÝ CẤP MỚI MÃ SỐ VÙNG TRỒNG,
VIETGAP, ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATTP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 25/08/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
Stt |
Huyện, thành phố |
Diện tích thực hiện cấp mã số vùng trồng |
Diện tích thực hiện cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP |
Diện tích cấp Đủ điều kiện ATTP |
||||||||||||
Tổng |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
I |
LÚA |
162.267 |
52.778 |
37.384 |
34.786 |
37.319 |
36.145 |
8.573 |
10.120 |
8.088 |
9.365 |
126.122 |
44.205 |
27.264 |
26.698 |
27.955 |
1 |
Huyện Tân Hồng |
24.072 |
3.600 |
5.000 |
6.500 |
8.972 |
7.222 |
1.080 |
1.500 |
1.950 |
2.692 |
16.850 |
2.520 |
3.500 |
4.550 |
6.280 |
2 |
Huyện Hồng Ngự |
10.664 |
2.337 |
2.631 |
2.719 |
2.977 |
3.199 |
701 |
789 |
816 |
893 |
7.465 |
1.636 |
1.842 |
1.903 |
2.084 |
3 |
Tp. Hồng Ngự |
2.100 |
460 |
555 |
600 |
485 |
630 |
138 |
167 |
180 |
146 |
1.470 |
322 |
389 |
420 |
340 |
4 |
Huyện Tam Nông |
20.846 |
4.467 |
4.467 |
5.956 |
5.956 |
6.776 |
1.578 |
1.010 |
1.508 |
2.680 |
14.070 |
2.889 |
3.457 |
4.448 |
3.276 |
5 |
Huyện Thanh Bình |
21.443 |
6.550 |
5.643 |
4.445 |
4.805 |
320 |
20 |
100 |
100 |
100 |
21.123 |
6.530 |
5.543 |
4.345 |
4.705 |
6 |
Huyện Tháp Mười |
30.979 |
6.977 |
8.622 |
8.673 |
6.706 |
9.294 |
2.093 |
2.587 |
2.602 |
2.012 |
21.685 |
4.884 |
6.036 |
6.071 |
4.694 |
7 |
Huyện Cao Lãnh |
27.515 |
23.388 |
4.127 |
0 |
0 |
5.370 |
2.270 |
3.100 |
0 |
0 |
22.145 |
21.118 |
1.027 |
0 |
0 |
8 |
Huyện Lấp Vò |
8.250 |
1.000 |
2.000 |
2.000 |
3.250 |
791 |
111 |
225 |
240 |
215 |
7.459 |
889 |
1.775 |
1.760 |
3.035 |
9 |
Huyện Lai Vung |
7.763 |
1.940 |
1.941 |
1.941 |
1.941 |
2.329 |
582 |
582 |
582 |
582 |
5.434 |
1.358 |
1.359 |
1.359 |
1.359 |
10 |
Tp. Cao Lãnh |
500 |
0 |
150 |
200 |
150 |
150 |
0 |
45 |
60 |
45 |
350 |
0 |
105 |
140 |
105 |
11 |
Tp. Sa Đéc |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
12 |
Huyện Châu Thành |
8.135 |
2.059 |
2.247 |
1.752 |
2.077 |
65 |
0 |
15 |
50 |
0 |
8.070 |
2.059 |
2.232 |
1.702 |
2.077 |
II |
CÂY ĂN TRÁI |
31.235 |
14.400 |
6.547 |
5.196 |
5.092 |
8.462 |
2.532 |
2.605 |
1.914 |
1.412 |
22.813 |
9.541 |
4.598 |
4.382 |
4.292 |
1 |
Huyện Tân Hồng |
65 |
35 |
10 |
10 |
10 |
20 |
11 |
3 |
3 |
3 |
46 |
25 |
7 |
7 |
7 |
2 |
Huyện Hồng Ngự |
100 |
20 |
30 |
30 |
20 |
30 |
6 |
9 |
9 |
6 |
70 |
14 |
21 |
21 |
14 |
3 |
Tp. Hồng Ngự |
48 |
48 |
0 |
0 |
0 |
14 |
14 |
0 |
0 |
0 |
34 |
34 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Huyện Tam Nông |
293 |
198 |
75 |
10 |
10 |
220 |
101 |
87 |
10 |
22 |
73 |
73 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Huyện Thanh Bình |
3.139 |
2.020 |
471 |
265 |
383 |
380 |
170 |
80 |
60 |
70 |
2.759 |
1.850 |
391 |
205 |
313 |
6 |
Huyện Tháp Mười |
3.327 |
810 |
829 |
851 |
836 |
998 |
243 |
249 |
255 |
251 |
2.329 |
567 |
581 |
596 |
585 |
7 |
Huyện Cao Lãnh |
8.451 |
7.455 |
996 |
0 |
0 |
4.800 |
1.480 |
1.630 |
1.090 |
600 |
3.651 |
3.651 |
0 |
0 |
0 |
8 |
Huyện Lấp Vò |
1.821 |
245 |
366 |
555 |
655 |
546 |
74 |
110 |
167 |
197 |
1.275 |
172 |
256 |
389 |
459 |
9 |
Huyện Lai Vung |
5.960 |
1.407 |
1.515 |
1.524 |
1.514 |
178 |
5 |
30 |
71 |
72 |
5.782 |
1.402 |
1.485 |
1.453 |
1.442 |
10 |
Tp. Cao Lãnh |
2.643 |
777 |
805 |
583 |
479 |
793 |
233 |
241 |
175 |
144 |
1.850 |
544 |
563 |
408 |
335 |
11 |
Tp. Sa Đéc |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
40 |
20 |
10 |
10 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
12 |
Huyện Châu Thành |
5.389 |
1.386 |
1.450 |
1.368 |
1.185 |
443 |
175 |
156 |
64 |
48 |
4.946 |
1.211 |
1.294 |
1.304 |
1.137 |
III |
RAU MÀU |
4.660 |
2.243 |
885 |
805 |
727 |
926 |
350 |
198 |
177 |
200 |
3.784 |
1.882 |
664 |
628 |
611 |
1 |
Huyện Tân Hồng |
100 |
10 |
30 |
30 |
30 |
30 |
3 |
9 |
9 |
9 |
70 |
7 |
21 |
21 |
21 |
2 |
Huyện Hồng Ngự |
933 |
190 |
251 |
240 |
252 |
280 |
57 |
75 |
72 |
75 |
653 |
133 |
176 |
168 |
176 |
3 |
Tp. Hồng Ngự |
33 |
33 |
0 |
0 |
0 |
10 |
10 |
0 |
0 |
0 |
23 |
23 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Huyện Tam Nông |
100 |
30 |
45 |
25 |
0 |
150 |
15 |
25 |
35 |
75 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Huyện Thanh Bình |
635 |
329 |
155 |
131 |
20 |
70 |
10 |
10 |
20 |
30 |
565 |
319 |
145 |
101 |
|
6 |
Huyện Tháp Mười |
126 |
56 |
30 |
20 |
20 |
38 |
17 |
9 |
6 |
6 |
88 |
39 |
21 |
14 |
14 |
7 |
Huyện Cao Lãnh |
295 |
251 |
44 |
0 |
0 |
80 |
80 |
|
0 |
0 |
215 |
171 |
44 |
0 |
0 |
8 |
Huyện Lấp Vò |
290 |
55 |
60 |
65 |
110 |
40 |
40 |
0 |
0 |
0 |
250 |
15 |
60 |
65 |
110 |
9 |
Huyện Lai Vung |
200 |
40 |
50 |
60 |
50 |
83 |
43 |
40 |
0 |
0 |
117 |
0 |
7 |
60 |
50 |
10 |
Tp. Cao Lãnh |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
11 |
Tp. Sa Đéc |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
12 |
Huyện Châu Thành |
1.948 |
1.249 |
220 |
234 |
245 |
145 |
75 |
30 |
35 |
5 |
1.803 |
1.174 |
190 |
199 |
240 |
TỔNG HỢP CHỦNG LOẠI CÂY TRỒNG ĐĂNG KÝ CẤP MỚI MÃ SỐ
VÙNG TRỒNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 25/08/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp Đồng
Tháp)
Stt |
Cây trồng |
Tổng diện tích trồng (ha) |
Diện tích vùng trồng đăng ký cấp mới mã số, giai đoạn 2022 - 2025 |
|||||
Diện tích đăng ký (ha) |
Tỷ lệ % |
Phân bổ thực hiện các năm |
||||||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|||||
I |
LÚA |
190.169,5 |
162.266,9 |
85,3 |
52.777,9 |
37.383,9 |
34.785,8 |
37.319,3 |
II |
CÂY ĂN TRÁI |
40.810,3 |
31.235,2 |
76,5 |
14.400,3 |
6.547,3 |
5.195,9 |
5.091,8 |
1 |
Xoài |
14.562,2 |
11.387,6 |
78,2 |
6.937,5 |
2.114,2 |
1.151,0 |
1.184,9 |
2 |
Nhãn |
3.765,5 |
3.062,3 |
81,3 |
987,7 |
829,7 |
594,0 |
650,9 |
3 |
Mít |
6.374,1 |
5.882,6 |
92,3 |
2.615,6 |
1.273,5 |
1.141,9 |
851,8 |
6 |
Chanh |
2.493,1 |
2.283,8 |
91,6 |
1.359,5 |
399,5 |
290,0 |
234,8 |
7 |
Bưởi |
410,0 |
303,0 |
73,9 |
179,0 |
58,0 |
50,0 |
16,0 |
8 |
Cam |
2.693,3 |
2.120,0 |
78,7 |
493,0 |
487,0 |
560,0 |
580,0 |
9 |
Quýt |
1.744,9 |
1.500,0 |
86,0 |
370,0 |
380,0 |
370,0 |
380,0 |
10 |
Sầu riêng |
1.037,1 |
924,4 |
89,1 |
225,0 |
201,0 |
215,0 |
283,4 |
11 |
Thanh long |
315,4 |
215,0 |
68,2 |
58,0 |
48,0 |
61,0 |
48,0 |
12 |
Ổi |
1.842,6 |
1.705,5 |
92,6 |
725,0 |
296,5 |
306,0 |
378,0 |
13 |
Cây ăn trái khác |
5.572,1 |
1.851,0 |
33,2 |
450,0 |
460,0 |
457,0 |
484,0 |
III |
RAU MÀU |
10.549,1 |
4.659,9 |
44,2 |
2.243,4 |
885,0 |
805,0 |
726,5 |
1 |
Ớt |
1.461,3 |
1.029,8 |
70,5 |
543,0 |
227,0 |
154,0 |
105,8 |
2 |
Khoai lang |
2.108,7 |
1.948,0 |
92,4 |
1.264,0 |
207,0 |
222,0 |
255,0 |
3 |
Khoai môn |
1.704,0 |
270,0 |
15,8 |
55,0 |
60,0 |
55,0 |
100,0 |
4 |
Dưa hấu |
193,4 |
46,0 |
23,8 |
4,0 |
15,0 |
11,0 |
16,0 |
6 |
Bắp |
582,7 |
174,0 |
29,9 |
80,0 |
30,0 |
64,0 |
0,0 |
7 |
Mè |
86,0 |
86,0 |
100,0 |
26,0 |
20,0 |
20,0 |
20,0 |
8 |
Sen |
159,3 |
200,4 |
125,8 |
101,4 |
49,0 |
30,0 |
20,0 |
9 |
Kiệu |
277,0 |
60,0 |
21,7 |
15,0 |
20,0 |
15,0 |
10,0 |
10 |
Nấm rơm |
238,4 |
44,0 |
18,5 |
10,0 |
10,0 |
14,0 |
10,0 |
11 |
Rau màu khác |
3.738,3 |
801,7 |
21,4 |
145,0 |
247,0 |
220,0 |
189,7 |
Tổng |
241.528,8 |
198.162,0 |
82,0 |
69.421,5 |
44.816,2 |
40.786,7 |
43.137,5 |
|
Tỷ lệ vùng trồng đủ điều kiện đăng ký cấp mã số vùng trồng |
|
198.162,0 |
100,0 |
35,0 |
22,6 |
20,6 |
21,8 |
PHÂN BỔ THỰC HIỆN MÔ HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC
BVTV AN TOÀN, HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM
(Kèm theo Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 25/08/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp Đồng
Tháp)
SStt |
Huyện, thành phố |
Xây dựng mô hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và tiết kiệm |
|||||||||||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||||||||
Lúa |
Cây ăn trái |
Rau màu |
Lúa |
Cây ăn trái |
Rau màu |
Lúa |
Cây ăn trái |
Rau màu |
Lúa |
Cây ăn trái |
Rau màu |
||
1 |
Tân Hồng |
4 |
|
|
2 |
2 |
1 |
Nhân rộng 50% diện tích đăng ký gắn mã số vùng trồng tại địa phương |
Nhân rộng 100% diện tích đăng ký gắn mã số vùng trồng tại địa phương |
||||
2 |
Hồng Ngự |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
||||||
3 |
Tp.Hồng Ngự |
2 |
|
|
2 |
1 |
|
||||||
4 |
Tam Nông |
4 |
2 |
|
2 |
4 |
2 |
||||||
5 |
Thanh Bình |
1 |
6 |
2 |
2 |
7 |
4 |
||||||
6 |
Cao Lãnh |
2 |
2 |
2 |
2 |
8 |
3 |
||||||
7 |
Tháp Mười |
3 |
2 |
|
3 |
4 |
2 |
||||||
8 |
Lấp Vò |
|
2 |
2 |
2 |
6 |
2 |
||||||
9 |
Lai Vung |
|
2 |
|
2 |
8 |
2 |
||||||
10 |
Châu Thành |
|
2 |
|
2 |
8 |
2 |
||||||
11 |
Tp.Sa Đéc |
|
|
|
|
|
|
||||||
12 |
Tp.Cao Lãnh |
|
2 |
|
2 |
8 |
2 |
||||||
Tổng |
18 |
22 |
8 |
23 |
58 |
23 |
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CẤP, QUẢN LÝ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG
GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 25/08/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp Đồng
Tháp)
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Nguồn kinh phí hàng năm |
Đơn vị thực hiện |
Ghi chú |
A |
CẤP TỈNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
Kinh phí thực hiện 04 năm |
|
|
|
1.398.400.000 |
|
|
|
|
Kinh phí thực hiện 01 năm |
|
|
|
349.600.000 |
- Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vốn khuyến nông, các đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, các dự án ODA có liên quan; - Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
1 |
Phối hợp tuyên truyền thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; sử dụng phân bón và thuốc BVTV an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn Tỉnh thông qua các chuyên mục Kiến thức nông nghiệp, hàng năm của Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp |
cuộc |
2 |
25.000.000 |
50.000.000 |
|||
2 |
Tập huấn trực tuyến về thiết lập, giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho đội ngũ công chức, viên chức 12 huyện, thành phố hàng năm: Bồi dưỡng giảng viên (2 người/ngày x 2 lớp/năm) |
lớp |
4 |
2.400.000 |
9.600.000 |
|||
3 |
Công tác phí kiểm tra đánh giá thực địa vùng trồng và cơ sở đóng gói đề nghị cấp mã số; lấy mẫu sản phẩm vùng trồng kiểm nghiệm giám sát dư lượng thuốc BVTV: trung bình 01 năm có khoảng 260 vùng trồng và cơ sở đóng gói đăng ký cấp mã số, kiểm tra 50% tương đương 65 ngày thực hiện; chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm dư lượng thuốc BVTV sản phẩm của vùng trồng): |
|
|
|
275.600.000 |
|||
4 |
Công tác phí giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói (2 ngày x 12 huyện, tp): |
|
|
|
14.400.000 |
|||
5 |
Lồng ghép thực hiện các nội dung khác có liên quan nhằm phát triển vùng trồng, cơ sở đóng gói, chuỗi ngành hàng nông sản địa phương. |
|
|
|
|
|||
B |
CẤP HUYỆN |
|
|
|
|
|
|
|
|
Kinh phí thực hiện 04 năm |
|
|
|
3.586.400.000 |
|
|
|
|
Kinh phí thực hiện 01 năm |
|
|
|
896.600.000 |
- Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vốn khuyến nông, các đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, các dự án ODA có liên quan; - Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Các đơn vị trực thuộc UBND các huyện, thành phố |
UBND huyện, thành phố phân công các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch và phê duyệt kinh phí thực hiện hàng năm. |
1 |
Tuyên truyền, tập huấn cho 100% nông dân vùng trồng tại các HTX/THT/HQ thực hiện thiết lập mã số vùng trồng; sử dụng phân bón và thuốc BVTV an toàn, tiết kiệm, hiệu quả (tối thiểu 20 lớp/năm) |
lớp |
20 |
5.700.000 |
114.000.000 |
|||
2 |
Công tác phí thực hiện hướng dẫn, giám sát canh tác an toàn, ghi chép đầy đủ thông tin nhật ký canh tác vùng trồng và hỗ trợ nông dân hoàn thiện hồ sơ đăng ký cấp mới, duy trì mã số vùng trồng theo quy định. |
Vùng trồng, cơ sở đóng gói |
260 |
1.700.000 |
442.000.000 |
|||
3 |
Công tác phí kiểm tra đánh giá thực địa vùng trồng và cơ sở đóng gói đề nghị cấp mã số (trung bình 01 năm có khoảng 260 vùng trồng và cơ sở đóng gói đăng ký cấp mã số, tương đương 130 ngày thực hiện): |
|
|
|
52.000.000 |
|||
4 |
Thực hiện giám sát 100% mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn; lấy mẫu sản phẩm vùng trồng giám sát dư lượng thuốc BVTV (trung bình 01 năm có khoảng 260 vùng trồng và cơ sở đóng gói đăng ký cấp mã số, tương đương tổng số 130 ngày thực hiện; chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm dư lượng thuốc BVTV sản phẩm của vùng trồng): |
|
|
|
288.600.000 |
|||
5 |
Phối hợp các Công ty phân bón, thuốc BVTV theo dõi đánh giá và nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và tiết kiệm được phân bổ trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về cấp tỉnh. |
Mô hình |
|
|
|
|||
6 |
Lồng ghép thực hiện các nội dung khác có liên quan nhằm phát triển vùng trồng, cơ sở đóng gói, chuỗi ngành hàng nông sản địa phương. |
|
|
|
|
|||
C |
CẤP XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Kinh phí thực hiện 04 năm |
|
|
|
312.000.000 |
UBND huyện, thành phố phân bổ |
|
|
|
Kinh phí thực hiện 01 năm |
|
|
|
78.000.000 |
|||
|
Thuê công rà soát lập danh sách nông dân và định vị toạ độ GPS vùng trồng (260 vùng x 2 ngày/vùng x 150.000 đồng/ngày) |
Ngày |
520 |
150.000 |
78.000.000 |
|||
Tổng |
|
|
|
5.296.800.000 |
|
|
|
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 25/08/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
STT |
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP |
CHỦ TRÌ |
PHỐI HỢP |
THỜI GIAN |
1 |
Công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn: tiêu chuẩn GAP; thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các cây trồng chủ lực, các quy định mới, các thay đổi liên quan đến mã số vùng trồng, kiểm dịch thực vật, ATTP của nước nhập khẩu, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV và thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện, thành phố; Hội Nông dân Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh; Người sản xuất, kinh doanh nông sản chủ lực. |
Hàng năm |
2 |
Rà soát việc đào tạo tư vấn viên của VietGAP cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn Tỉnh; tránh trùng lấp nội dung thực hiện đào tạo, thí điểm chứng nhận LocalGAP. Trọng tâm, nâng cấp chức năng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh có đủ điều kiện, năng lực tư vấn, kiểm tra, đánh giá và được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Sở Khoa học và Công nghệ, sở, ngành Tỉnh liên quan; UBND huyện, thành phố; Viện, Trường, Các Tổ chức chứng nhận. - Ghi chú: Sở Nông nghiệp và PTNT dự trù kinh phí thực hiện nội dung này, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh bổ sung kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành. |
Quý I/2023 |
3 |
Triển khai nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV tiết kiệm, hiệu quả. |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Quý I/Hàng năm |
4 |
Công tác thiết lập và cấp mới mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và áp dụng GAP, đủ điều kiện ATTP. |
|
|
|
4.1 |
Công tác thiết lập hồ sơ cấp mới, duy trì mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và hướng dẫn áp dụng GAP, đủ điều kiện ATTP. |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Quý I/Hàng năm |
4.2 |
Công tác đánh giá thẩm định, cấp, quản lý mã số vùng trồng mã số nhà đóng gói, giấy chứng nhận ATTP và tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP, kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện, thành phố |
Quý I/Hàng năm |
5 |
Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc |
|
|
|
5.1 |
Xây dựng Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc của Tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ngành Tỉnh liên quan; UBND huyện, thành phố |
Quý I/Hàng năm |
5.2 |
Hướng dẫn thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc, lưu giữ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Quý II/Hàng năm |
6 |
Liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số và áp dụng GAP, đủ điều kiện ATTP. |
Sở Công Thương |
UBND huyện, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT |
Quý II/Hàng năm |
7 |
Triển khai, hoàn thiện chính sách hỗ trợ tổ chức/ cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, GAP. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ngành; UBND huyện, thành phố |
Hàng năm |
1 như: Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 25/8/2020 về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 07/02/2020 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 18/8/2021 về việc xây dựng và phát triển thương hiệu các nông sản chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, Công văn số 602/UBND-KT ngày 26/7/2021 về triển khai thực hiện Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ngành Chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030.
Kế hoạch 300/KH-UBND năm 2022 về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025
Số hiệu: | 300/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Huỳnh Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 25/08/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 300/KH-UBND năm 2022 về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025
Chưa có Video