ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2718/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 08 tháng 4 năm 2024 |
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình);
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; (Thông tư số 01/2022/TT-UBDT), số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022; số 06/2022/TT-UBDT ngày 30/12/2022 quy định chế độ báo cáo công tác dân tộc (Thông tư số 06/2022/TT-UBDT);
Thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh số: 1920/QĐ-UBND ngày 21/10/2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2022-2025; số 2471/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 giao chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; 2571/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Tiếp theo Kế hoạch số 1868/KH-UBND ngày 15/3/2023 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 03/6/2022 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 137/TTr-BDT ngày 20/3/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch), cụ thể như sau:
- Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều vùng DTTS 2,5%[1];
- Thu nhập bình quân của người DTTS cuối năm đạt khoảng 60 triệu đồng/năm.
- Giải quyết cơ bản việc hỗ trợ nhà ở; nước sinh hoạt tập trung; nước sinh hoạt phân tán; chuyển đổi nghề cho các đối tượng thuộc Chương trình.
- Định canh định cư, ổn định cuộc sống cho 606 hộ.
- Đầu tư nâng cấp, cứng hóa, duy tu, bảo dưỡng khoảng 30 km đường giao thông nông thôn.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 09 trường dân tộc nội trú.
- Đào tạo nghề cho 1.000 người; đào tạo nâng cao năng lực cho khoảng 500 công chức, cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát Chương trình.
- Tiếp tục hỗ trợ bảo tồn giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể 02 làng bản văn hoá truyền thống; xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao cho 83 thôn; 03 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và đầu tư trang thiết bị cho các thôn vùng DTTS thuộc phạm vi thực hiện chương trình.
- Thực hiện các chính sách cho 448 người uy tín trong vùng đồng bào DTTS; biểu dương tôn vinh điển hình tiên tiến vùng DTTS.
(Các chỉ tiêu thực hiện Kế hoạch năm 2024 theo Phụ lục đính kèm).
1. Rà soát, điều chỉnh nguồn vốn, mục tiêu giữa các dự án, tiểu dự án thành phần:
Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính và các chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thành phần cấp tỉnh và UBND các huyện rà soát, triển khai thực hiện Chương trình theo quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần:
2.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt:
a) Nội dung: Thực hiện hỗ trợ: nhà ở cho 301 hộ; nước sinh hoạt tập trung 08 công trình/406 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 706 hộ; chuyển đổi nghề cho 1.574 hộ, cụ thể:
TT |
Địa phương |
Nhà ở |
Công trình nước
sinh hoạt tập trung |
Nước sinh hoạt
phân tán |
Chuyển đổi nghề (hộ) |
1 |
Huyện Cát Tiên |
26 |
0 |
02 |
0 |
2 |
Huyện Đạ Huoai |
09 |
02 |
0 |
12 |
3 |
Huyện Đạ Tẻh |
10 |
01 |
04 |
45 |
4 |
Tp. Bảo Lộc |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
Huyện Bảo Lâm |
20 |
1 |
138 |
100 |
6 |
Huyện Di Linh |
40 |
02 |
0 |
300 |
7 |
Huyện Đức Trọng |
0 |
0 |
64 |
126 |
8 |
Huyện Lâm Hà |
97 |
0 |
250 |
108 |
9 |
Huyện Đam Rông |
60 |
0 |
104 |
103 |
10 |
Huyện Đơn Dương |
0 |
1 |
0 |
0 |
11 |
Huyện Lạc Dương |
39 |
01 |
0 |
152 |
|
Cộng |
301 |
08 |
706 |
946 |
b) Tổ chức thực hiện:
- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát, tham mưu UBND tỉnh kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- UBND các huyện và thành phố Bảo Lộc:
+ Chỉ đạo UBND cấp xã: tiếp tục tuyên truyền, công khai thông tin chính sách, rà soát, thẩm định, tổng hợp danh sách đối tượng chính sách có nhu cầu được hỗ trợ đảm bảo phù hợp với nội dung, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí theo quy định từng chính sách, gửi UBND cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng chính sách; đồng thời, công khai danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách, mức hỗ trợ theo từng nội dung chính sách hỗ trợ tại trụ sở làm việc.
+ Phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định.
+ Giám sát, đánh giá tổng hợp báo cáo thực hiện Dự án theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
2.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và những nơi cần thiết:
a) Nội dung thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện 04 dự án định canh định cư còn lại (03 dự án chuyển tiếp: Thôn 4, Lộc Bắc, Bảo Lâm; Thôn Con Ó, Mỹ Đức, Đạ Tẻh; thôn Đưng K’Nớ 5, xã Đưng KNớ, Lạc Dương và dự án mới thôn Ta Ly, xã Bảo Thuận, Di Linh), hoàn thành 02 dự án (thôn 4, xã Lộc Bắc, Bảo Lâm; thôn Con Ó, xã Mỹ Đức, Đạ Tẻh).
b) Tổ chức thực hiện:
- Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh giao chi tiết vốn đầu tư công nguồn dự phòng để thực hiện dự án theo quy định.
- UBND cấp huyện chỉ đạo các chủ đầu tư tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
2.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị:
2.3.1. Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân: UBND huyện Đam Rông tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2.3.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS:
a) Nội dung thực hiện:
- Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do các tổ chức kinh tế và người dân cùng tham gia thực hiện; củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có theo quy định.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; trong đó, tập trung hỗ trợ một số nội dung chủ yếu sau:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất.
+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Kế hoạch và quy định của Chương trình.
b) Tổ chức thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.
- UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn; ưu tiên hỗ trợ các dự án, kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT (lưu ý báo cáo cần thể hiện rõ số lượng, quy mô chuỗi, dự án được hỗ trợ trong năm).
2.4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS:
a) Nội dung thực hiện: Đầu tư xây dựng, nâng cấp 27 công trình đường giao thông; duy tu, bảo dưỡng 16 công trình ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn.
b) Tổ chức thực hiện:
- Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Dự án.
- UBND cấp huyện có liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn theo quy định; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
2.5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
2.5.1. Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS:
a) Nội dung thực hiện:
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 09 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú.
- Mua sắm trang thiết bị (máy vi tính) cho 06 trường phổ thông có học sinh ở bán trú trên địa bàn huyện.
- Tiếp tục xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình chuyển tiếp từ năm 2023.
- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số giáo dục phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho học sinh đồng bào DTTS.
b) Tổ chức thực hiện:
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tiểu dự án; tổng hợp báo cáo theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
- UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo quy định.
2.5.2. Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc:
- Mở 19 lớp lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 950 học viên thuộc các nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4.
- Mở 11 lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho khoảng 361 người ở các huyện.
b) Tổ chức thực hiện:
- Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tổng hợp báo cáo theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh lựa chọn tiếng dân tộc thiểu số phổ biến, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương để tổ chức, triển khai thực hiện theo quy định.
- UBND cấp huyện có liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định.
2.5.3. Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm người lao động vùng DTTS và miền núi:
a) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức 17 lớp bồi dưỡng cho 650 đối tượng tham gia.
- Xây dựng 03 chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, 03 giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
- Xây dựng các chuyên mục thông tin thị trường lao động, bài viết chuyên đề tuyên truyền; thực hiện các buổi tuyên truyền, tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm; lắp đặt các bảng thông tin thị trường lao động; in ấn 10.000 cuốn cẩm nang việc làm, thị trường lao động.
b) Tổ chức thực hiện:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh có liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án; tổng hợp báo cáo theo quy định tại các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
- UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định.
2.5.4. Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp:
a) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức 06 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình các cấp về kỹ năng triển khai thực hiện và giám sát Chương trình trên địa bàn tỉnh cho khoảng 500 học viên thuộc đối tượng.
- Tổ chức 02 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm cho trên 40 người là cán bộ, công chức các cấp và cộng đồng tham gia vào việc triển khai thực hiện Chương trình tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện dự án; tổng hợp báo cáo theo quy định tại các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
2.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch:
a) Nội dung thực hiện:
- Bảo tồn giá trị văn hóa vật thể và bảo tồn giá trị văn hoá phi vật thể tại thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương và thôn K’Long Trao 1, xã Gung Ré, huyện Di Linh.
- Hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao tại 83 thôn, tổ dân phố tại 07 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lâm.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch của dân tộc K’ho tại thôn Klong Trao, xã Gung Ré, huyện Di Linh; thôn Đưng K’ Si, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương và làng văn hóa truyền thống dân tộc Churu tại xã Pró, huyện Đơn Dương.
- Tổ chức bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể (bảo tồn lễ hội, phục hồi, bảo tồn phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; xây dựng mô hình văn hóa truyền thống; tuyên truyền quảng bá văn hóa truyền thống.
- Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (sưu tầm, tư liệu hóa các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Mạ, K’ Ho, Chu ru).
- Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người đồng bào dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến, tổ chức hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo bồi dưỡng những người kế cận.
- Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy, câu lạc bộ, xây dựng tủ sách pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung được phân công theo đúng quy định; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
2.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em:
a) Chỉ tiêu, nội dung thực hiện:
- Chỉ tiêu, nhiệm vụ về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm 0,3%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm giảm 0,1%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi giảm 0,2% (so với năm 2023); tỷ lệ xã khu vực triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời đạt 40%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trên 6 - 23 tháng tuổi tại các xã khu vực III được cấp các sản phẩm dinh dưỡng; bao gồm cả các trường hợp khẩn cấp, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh đạt 80%.
- Thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi nhỏ hơn 14,2‰; tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thai kỳ đạt ít nhất 79%; tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế ít nhất 99%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được chăm sóc sau sinh tại nhà 3 lần trong 42 ngày sau đẻ ít nhất 37%; tỷ lệ trẻ em < 2 tuổi tại các xã khu vực III được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần đạt 75%;
- Tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về sức khỏe bà mẹ trẻ em.
- Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên vùng dân tộc thiểu số.
- Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện cho vị thành niên, thành niên vùng dân tộc thiểu số.
- Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Tổ chức thực hiện:
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Dự án; tổng hợp báo cáo theo quy định tại các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2.8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em:
a) Nội dung:
- Duy trì 72 tổ truyền thông cộng đồng.
- Hỗ trợ 01 nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ.
- Tổ chức 10 đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản.
- Nâng cao năng lực cho ít nhất 400 người cán bộ nữ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
- Tổ chức 24 lớp tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới, lồng ghép giới cho cán bộ huyện, xã, thôn, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng.
- Củng cố, nâng chất lượng/hoặc thành lập mới địa chỉ tin cậy cộng đồng, câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi đạt chỉ tiêu theo phân bổ cho từng địa phương trong giai đoạn 1.
b) Tổ chức thực hiện:
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Dự án; tổng hợp báo cáo theo quy định tại các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo quy định.
2.9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.
2.9.1 Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi:
a) Nội dung thực hiện:
- Biên soạn tài liệu phục vụ các hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình; tài liệu hỏi - đáp về hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; biên soạn nội dung sổ tay, tờ rơi, pano tuyên truyền.
- Thiết kế in ấn 19.800 tờ rơi và 600 cuốn cẩm nang tuyên truyền về luật hôn nhân gia đình, hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra; lắp đặt và sửa chữa pano tuyên truyền tại các xã có nguy cơ xảy ra tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức 12 hội nghị chuyên đề “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Duy trì, bổ sung, thay thế triển khai nhân rộng mới mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”:
c) Tổ chức thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện dự án.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc trong việc triển khai thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ báo cáo tổng hợp báo cáo theo quy định tại các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
2.10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình:
10.1. Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình:
a) Nội dung: Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp báo chí, in ấn cẩm nang tuyên truyền về phát huy vai trò của 448 người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
b) Tổ chức thực hiện:
- Ban Dân tộc và Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh có liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Dự án; tổng hợp báo cáo theo quy định tại các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 02/2022/TT-UBDT.
- UBND cấp huyện phối hợp tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn.
10.2. Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi:
a) Nội dung: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho 4 điểm ứng dụng công nghệ thông tin tại các huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông; tổ chức tập huấn cho công chức phụ trách công nghệ thông tin, đối tượng khai thác thông tin ở các địa phương.
b) Phân công thực hiện:
- Sở Thông tin Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”.
- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án theo định kỳ, đột xuất.
10.3. Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn việc tổ chức thực hiện Chương trình: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì thực hiện theo Quyết định số 1999/KH-UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2021 – 2025.
- Tổng kinh phí nhà nước thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 là 268.528 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 233.502 triệu đồng (vốn đầu tư 146.464 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 87.038 triệu đồng).
+ Ngân sách địa phương: 35.026 triệu đồng (vốn đầu tư 21.970 triệu đồng; vốn sự nghiệp 13.056 triệu đồng).
- Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 20.000 triệu đồng.
a) Là cơ quan thường trực Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh trong việc tham mưu, theo dõi, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
b) Trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tham mưu hướng dẫn các địa phương, tổng hợp kết quả triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong trong tháng 4/2024.
c) Phân công lãnh đạo trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình theo địa bàn cấp huyện, cấp xã; kịp thời nắm bắt các vướng mắc khó khăn và đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong quá trình triển khai thực hiện đúng quy định.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan và UBND cấp huyện rà soát, lựa chọn các nội dung thực hiện bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lặp với các chương trình, dự án, nội dung khác bảo đảm hiệu quả thiết thực.
đ) Thực hiện chế độ giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình theo Quyết định số 1999/KH-UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh; thực hiện chế độ báo cáo theo các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 đảm bảo chính xác về số liệu và thời gian thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các chủ dự án, tiểu dự án báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh các dự án đầu tư công (nếu có); phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện thực hiện giám sát, đánh giá các dự án đầu tư công và chế độ báo cáo theo quy định.
3. Sở Tài chính: Cân đối, bố trí đủ vốn sự nghiệp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn sự nghiệp thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo tình hình giải ngân theo quy định. Hướng dẫn các địa phương chuyển nguồn giữa các dự án theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, và các cơ quan có liên quan đề xuất cơ chế, giải pháp bảo đảm huy động vốn tín dụng chính sách đã được Chính phủ chỉ đạo theo quy định để thực hiện nhiệm vụ Chương trình đề ra.
5. Các sở, ban, ngành tỉnh được phân công chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần cấp tỉnh:
a) Chủ động triển khai thực hiện theo nội dung kế hoạch; đề xuất giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu các dự án, tiểu dự án do đơn vị phụ trách; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
b) Lập kế hoạch, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch vốn được phân bổ kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Trên cơ sở quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ban Dân tộc và nguồn vốn được phân bổ, lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình (bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình, Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan liên quan theo quy định).
b) Chỉ đạo và phân công cơ quan, đơn vị trực tiếp hỗ trợ các xã triển khai các nội dung Kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn để chủ động xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) xem xét, giải quyết.
c) Tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn đảm bảo các chỉ số và thời gian theo quy định tại các Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và số 06/2022/TT-UBDT.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai thực hiện đạt kết quả, hiệu quả; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) tình hình và kết quả thực hiện theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN
NÚI NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2718/UBND-KH ngày 08 tháng 4 của UBND tỉnh)
STT |
Chỉ số |
Đơn vị tính |
Mục tiêu giai đoạn 5 năm |
Kế hoạch |
|
|
Kết quả cuối năm 2023 |
Kế hoạch |
|
||||
|
||||||
|
|
|
|
|
||
1 |
Thu nhập bình quân của người đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
Triệu đồng |
84-87 |
|
|
|
a) |
Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đầu năm báo cáo |
VNĐ/người |
|
44,94 |
50 |
|
b) |
Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số cuối năm báo cáo |
VNĐ/người |
|
44,94 |
60 |
|
c) |
Tỷ lệ tăng thu nhập so với với đầu kỳ báo cáo |
% |
|
23,8 |
8 |
|
2 |
Mục tiêu về thôn bản đặc biệt khó khăn |
|
Giảm 100% |
|
|
|
a) |
Số thôn bản đặc biệt khó khăn đầu năm báo cáo |
Số thôn, bản |
|
49 |
49 |
|
b) |
Số thôn bản đặc biệt khó khăn cuối năm báo cáo |
Số thôn, bản |
|
49 |
49 |
|
c) |
Tỷ lệ giảm số thôn bản đặc biệt khó khăn hằng năm |
% |
|
0 |
0 |
|
MỤC TIÊU THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG NGÀY 14/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ tăng thu nhập bình quân của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
Lần |
3 |
0,23 |
0,1 |
|
2 |
Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi |
% |
Giảm 2-3%/năm |
5,47 |
2,5 |
|
3 |
Tỷ lệ số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn |
% |
100 |
0 |
0 |
|
4 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về hạ tầng giao thông |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông. |
% |
100% |
100 |
100 |
|
b) |
Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. |
% |
100% |
100 |
100 |
|
c) |
Số km đường nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân |
km |
7023 |
5801 |
Trên 5.00km, |
|
5 |
Tỷ lệ số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố |
% |
100% |
97,8 |
98 |
|
6 |
Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp |
% |
99,5% |
95,5 |
96 |
|
7 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về nước sạch |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh |
% |
95% |
92 |
93 |
|
b) |
Số công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng |
Công trình |
21 |
29 |
8 |
|
c) |
Số hộ được giải quyết nước sinh hoạt |
Hộ |
4.273 |
|
|
|
d) |
Số hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. |
Hộ |
3.013 |
768 |
706 |
|
đ) |
Số hộ được tiếp cận công trình nước sinh hoạt tập trung. |
Hộ |
1260 |
540 |
400 |
|
8 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về thông tin, truyền thông. |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. |
% |
100% |
98 |
98 |
|
b) |
Số cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở được hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin |
Người |
2.846 |
2.846 |
2.846 |
|
9 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về sắp xếp, ổn định dân cư. |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ hộ di cư không theo quy hoạch được sắp xếp, bố trí ổn định dân cư. |
% |
80% |
60 |
65 |
|
b) |
Tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí ổn định nơi cư trú. |
% |
95% |
70 |
75 |
|
c) |
Số hộ được sắp xếp, ổn định dân cư |
Hộ |
606 |
102 |
606 |
|
12 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào: |
|
|
|
|
|
a) |
Số hộ đã được hỗ trợ đất ở. |
Hộ |
94 |
0 |
0 |
|
b) |
Số hộ được hỗ trợ nhà ở. |
Hộ |
276 |
348 |
301 |
|
c) |
Số hộ được hỗ trợ đất sản xuất. |
Hộ |
840 |
0 |
0 |
|
d) |
Số hội được giải quyết sinh kế. |
Hộ |
3.188 |
0 |
1.574 |
|
13 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục, đào tạo |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường. |
% |
90% |
88 |
90 |
|
b) |
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường. |
% |
100% |
100 |
100 |
|
c) |
Tỷ lệ học sinh học trung học cơ sở |
% |
100% |
99,6 |
99,6 |
|
d) |
Tỷ lệ học sinh học học trung học phổ thông. |
% |
100% |
95,09 |
96 |
|
đ) |
Số trường Phổ thông Dân tộc nội trú được xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học. |
Trường |
8 |
7 |
8 |
|
e) |
Số trường Phổ thông Dân tộc bán trú được xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học. |
Trường |
8 |
7 |
8 |
|
g) |
Số cơ sở dự bị đại học và đại học được xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy và học |
Cơ sở |
0 |
0 |
0 |
|
h) |
Số trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú khu vực được xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học. |
Trường |
1 |
1 |
1 |
|
i) |
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông |
% |
80% |
70,8 |
70,8 |
|
14 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về đào tạo nghề |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề. |
% |
|
|
|
|
b) |
Số người được đào tạo nghề. |
người |
274.286 |
1.956 |
2.000 |
|
c) |
Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. |
hộ |
46.511 |
3.600 |
4.000 |
|
15 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về y tế. |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. |
% |
95% |
92 |
92,5 |
|
b) |
Tỷ lệ phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế. |
% |
90% |
77 |
80 |
|
c) |
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng. |
% |
90% |
78 |
80 |
|
d) |
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. |
% |
mỗi năm giảm 0,3% |
0,3 |
0,3 |
|
16 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về văn hóa |
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng |
% |
99% |
96 |
98 |
|
b) |
Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. |
% |
70% |
55 |
60 |
|
c) |
Số lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể. |
Lớp |
25 |
4 |
12 |
|
e) |
Số làng bản, buôn truyền thống được bảo tồn để phục vụ phát triển du lịch. |
Làng, bản |
3 |
1 |
1 |
|
i) |
Số thiết chế văn hoá, thể thao thôn được hỗ trợ xây dựng. |
Thiết chế |
23 |
8 |
24 |
|
k) |
Số điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ đầu tư xây dựng. |
Điểm du lịch |
6 |
2 |
2 |
|
18 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về nâng cao năng lực. |
|
|
|
|
|
a) |
Số người có uy tín trong cộng đồng được hỗ trợ, tạo điều kiện để trở thành hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở. |
Người |
478 |
478 |
478 |
|
b) |
Số cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc. |
Người |
2.117 |
1.009 |
950 |
|
19 |
Số vốn vay ưu đãi được NHCSXH giải ngân cho vay thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và dự án đa dạng hóa sinh kế. |
Triệu đồng |
|
30.000 |
20.000 |
|
[1] Văn bản số 443/UBDT-VPCTMTQG ngày 21/3/2024 của Ủy ban Dân tộc giao tỉnh Lâm Đồng chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số 2,5%; Nghị quyết số 228/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số 1-2%.
Kế hoạch 2718/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 2718/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2718/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chưa có Video