Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 24 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHI THÀNH PHỐ TRỞ LẠI TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI

Thời gian qua, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã phát huy vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường đồng thuận xã hội, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19.

Nhằm phát huy những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thời gian qua, để tiếp tục vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, tạo vùng xanh trên toàn thành phố và duy trì lâu dài, bền vững vùng xanh, sống chung an toàn với dịch bệnh, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân nhận thức sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Chỉ thị, Công điện, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thành ủy Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

b) Nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền và hiệu quả việc định hướng thông tin, không để xảy ra những hiểu lầm, gây tư tưởng hoang mang trong hội, ổn định vững chắc “trận địa” tư tưởng trong phòng, chống dịch, để đảm bảo thực hiện đồng bộ các mục tiêu, vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh;

c) Thông qua các hoạt động tuyên truyền nhằm động viên, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nêu cao tinh thần chú động, ý thức tự giác tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; vượt qua khó khăn, quyết tâm đấy lùi, tiến tới kiểm soát dịch, không để lây lan, nhằm sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới để bảo đảm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh.

2. Yêu cầu

a) Trong quá trình tuyên truyền cần lưu ý không gây hoang mang, lo lắng trong Nhân dân. Duy trì trạng thái tâm lý bình thường mới để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, vừa phòng, chống dịch bệnh tích cực, hiệu quả. Tiếp tục khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, tạo sự đồng thuận, đoàn kết của mọi người, mọi thành phần trong công tác phòng, chống dịch bệnh và cùng nhau vượt qua khó khăn do đại dịch đê trở lại trạng thái bình thường mới, ổn định sản xuất kinh doanh;

b) Công tác tuyên truyền cần bảo đảm tính kịp thời, chính xác, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm và tình hình cụ thể; bám sát diễn biến tình hình dịch và sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chính quyền các cấp; tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát huy ưu thế của nền tảng internet, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự chuyển biến, có sức lan tỏa, thuyết phục trong toàn xã hội;

c) Kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả những thông tin sai trái, lợi dụng tình hình dịch bệnh đề gây hoang mang dư luận hội, đầu cơ, trục lợi, gây khó khăn, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của thành phố.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

A. Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19

1. Tiếp tục tuyên truyền có hiệu quả các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch của Trung ương, Thành ủy Cần Thơ, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố, cụ thể: Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid- 19; Nghị quyết số 52/NỌ-HĐND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đông lao động trong thời gian áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chong dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường một số biện pháp cấp bách thực hiện giãn cách hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về xây dựng xã, phường, thị trấn thành “pháo đài” trong phòng, chống dịch Covid-19; Công văn số 3775/UBND-TH ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện kết luận của Trưởng ban Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố; Phương án số 01/PA-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ an toàn sau ngày 18 tháng 9 năm 2021; Công văn số 4007/UBND-HCTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới;... nhằm giúp người dân có nhận thức sâu sc hơn nữa về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, tạo vùng xanh bền vững, chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”; kiểm soát được tình hình trên địa bàn, tiến tới cô lập các “vùng đ” ở phạm vi hẹp nhất để thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.

2. Tuyên truyền trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương để thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về xây dựng xã, phường, thị trấn thành “pháo đài” trong phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể:

a) Tuyên truyền thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ tại xã, phường, thị trấn, trong đó đặc biệt lưu ý đến: việc bảo đảm cung ứng dịch vụ y tế và cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân; việc quản lý địa bàn từng ấp, khu vực theo mức độ nguy cơ để từng bước nới lỏng giãn cách xã hội ở các “vùng xanh” nhằm phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư công, xây dựng cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhưng vẫn bảo đảm phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

b) Tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền kêu gọi, vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà “Ai đâu thì ở đó”, cách ly người với người, nhà với nhà, , phường, thị trấn với xã, phường, thị trấn trong thời gian thực hiện giãn cách hội; sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch. Đây là nhiệm vụ, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân;

c) Tuyên truyền thực hiện tốt việc chăm lo đời sống cho người dân trên địa bàn, đặc biệt chú ý đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người yếu thế, người dễ bị tổn thương, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, không tiếp cận được dịch vụ y tế;

d) Tuyên truyền để thực hiện nghiêm việc rà soát, thống kê, lập danh sách các đối tượng lao động được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, đặc biệt là đối tượng theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng, lao động (lao động tự do) trong thời gian áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố và các đối tượng khó khăn khác, để kịp thời đề nghị, hỗ trợ theo quy định; đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của danh sách đối tượng, không để xảy ra tiêu cực;

đ) Tuyên truyền việc xây dựng đường dây nóng của xã, phường, thị trấn, số điện thoại của cán bộ ấp, khu vực để người dân liên hệ trong thường hợp cần thiết; bố trí nhân sự trực 24/24 để giải quyết nhu cầu cho người dân, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc trong thời gian thực hiện giãn cách hội, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

e) Tuyên truyền để thực hiện hiệu quả hoạt động của các Tổ Covid-19 cộng đồng, phân chia rõ ràng địa bàn hoạt động, thông báo số điện thoại liên lạc của Tổ trưởng đến từng hộ dân để người dân có thể liên lạc nhanh chóng khi cần hỗ trợ. Chủ động kiểm soát di chuyển của người dân, không để người dân đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết, thực hiện nghiêm giãn cách trong khu dân cư, tổ dân phố, khu vực và quản lý chặt từng hộ, từng gia đình, phát hiện kịp thời người từ vùng dịch về để đưa đi cách ly theo quy định.

3. Các địa phương, cơ quan, đơn vị chú trọng nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng, đời sống Nhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân để người dân biết, người dân hiểu, người dân tin, đồng tình, ủng hộ, tạo sự đồng thuận toàn xã hội; phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống, tương thân, tương ái, tích cực tham gia cùng các cấp chính quyền và cơ quan chức năng thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

a) Tuyên truyền, vận động để thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực xã hội để chăm lo, giải quyết những nhu cầu thiết yếu, cơ bản cho Nhân dân, đặc biệt là đối với những người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, công nhân, lao động tự do, mất việc làm, những người đang trọ và các trường hợp khó khăn khác bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, góp phần chăm lo đời sống Nhân dân trong tình hình hiện nay, đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố;

b) Thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền, quản lý đối với các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, đúng quy định. Nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hoặc lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, xuyên tạc, kích động, chống phá. Chú trọng thực hiện tốt công tác nắm tình hình, chủ động xây dựng các phương án nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

4. Truyền đi nhận thức thống nhất về việc cần có kế hoạch sống, lao động sản xuất, kinh doanh, song song với kế hoạch chống dịch lâu dài, trong đó tập trung làm rõ các thông điệp, quan điểm sau: không thể trông chờ một kết quả là loại bỏ hoàn toàn được virus ra khỏi cộng đồng rồi mới cho cuộc sống trở lại bình thường; chống dịch thành công là bảo vệ được mạng sống của Nhân dân và bảo vệ được hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương, đi lại, bảo vệ nền kinh tế; cuộc chiến chống dịch còn lâu dài, nhưng cần có giải pháp, tiêu chí và những ưu tiên mới để Nhân dân có thể bình tĩnh sống và cùng chống dịch, không cầu toàn, không nóng vội.

5. Tiếp tục tuyên truyền, làm tình hình, tính chất nguy hiểm, nguy cơ và tác hại của dịch bệnh Covid-19; tập trung tuyên truyền chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cấp có thẩm quyền, của địa phương, cơ quan, đơn vị minh. Đề nghị người dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và thông điệp “5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” và thông điệp 5T (Tuân thủ nghiêm 5K - Thực phẩm đủ tại nhà - Thầy, thuốc đến tại gia - Test Covid tất cả - Tiêm chủng tại phường, xã) không chủ quan, lơ là, không di chuyển đến những địa phương đang có dịch. Chủ động phối hợp với ngành Y tế và các lực lượng chức năng địa phương trong việc tham gia giám sát, phát hiện và thông báo kịp thời cho ngành Y tế địa phương người từ những địa điểm nguy cơ về nơi cư trú trên địa bàn mà không khai báo y tế hoặc khai báo không đúng sự thật. Hãy tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, với tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ”, đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn; kịp thời phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm.

6. Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh Covid-19; phản ánh những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, của thành phố, các doanh nghiệp trong đàm phán, mua và cung ứng vắc xin về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vaccine của Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19; truyền thông kêu gọi người dân yên tâm, tin tưởng, tích cực hưởng ứng công tác tiêm chủng theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp, đồng hành ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19.

7. Tuyên tuyền, biểu dương tinh thần, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị, đặc biệt tuyên truyền làm nổi bật vai trò, ý nghĩa về hình ảnh của lực lượng ở tuyến đầu chống dịch như: Đội ngũ Y, Bác sĩ, bộ đội, công an, lực lượng tình nguyện... làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 từ thành phố đến xã, phường, thị trấn, khu vực, ấp; tuyên truyền về các giá trị nhân văn tốt đẹp chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi ứng xử nhân ái, nghĩa tình, phù hợp, những gương người tốt, việc tốt trong tham gia phòng, chống đại dịch Covid-19. Qua đó, tạo tinh thần lạc quan, đoàn kết; đồng thời, ngăn ngừa, phê phán và xử lý nghiêm các hành vi cá nhân ích kỷ, trục lợi, phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, phá hoại công tác phòng, chống dịch.

B. Tuyên truyền tổ chức sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội từ ngày 18 tháng 9 năm 2021 đến khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới

1. Tập trung tuyên truyền tốt Công văn số 246-CV/TU ngày 05 tháng 9 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Công văn số 3775/UBND-TH ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện kết luận của Trưởng ban Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố; Phương án số 01/PA-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ an toàn sau ngày 18 tháng 9 năm 2021:

a) Các cấp, các ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các sở sản xuất kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp nắm rõ những quy định cũng như thực hiện lộ trình mơ lại các ngành, các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên như: đầu tư công, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, xây dựng kế hoạch cụ thể phương án sản xuất kinh doanh để từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố nhất là đối với các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, cung ứng lương thực thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ đời song Nhân dân, các đơn vị chủ động xây dựng phương án vừa cách ly, vừa sản xuất để kịp thời khôi phục sản xuất; tăng cường triển khai công tác bán hàng bằng hình thức trực tuyến và các hình thức bán hàng khác phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tăng cường cung ứng hàng hóa, thực hiện bán hàng bình ổn,... để phục vụ Nhân dân không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trên địa bàn;

b) Tuyên truyền để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất” phải được hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát chặt chẽ; đối với hệ thống phân phối bán lẻ, cần đề xuất cách quản lý phù hợp, thích ứng trong bối cảnh dịch Covid-19.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại các khu vực nguy cơ thấp, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh những nơi có đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”; từng bước khôi phục và đẩy mạnh sản xuất tại các địa bàn kết thúc giãn cách xã hội, đảm bảo an toàn và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ về mục tiêu kép vừa phát triển sản xuất, kinh doanh vừa phòng, chống dịch, chúng ta cần rút ra những kinh nghiệm để tìm các giải pháp đồng bộ, khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới để các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chuẩn bị mọi nguồn lực, tâm thế, trên tinh thần sẵn sàng bắt tay vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Tuyên truyền luôn có trọng tâm, trọng điểm đến mọi người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhất là cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu, tiêu thụ hàng nông sản và mặt hàng chủ lực,... chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch đồng thời linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, liên hệ, trao đổi, kết nối trực tiếp, trực tuyến với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng nông sản. Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong khâu tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Đảm bảo mục tiêu kép “phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh”.

5. Công tác tuyên truyền được các cấp, các ngành và địa phương thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để người dân tập trung thực hiện tốt việc sản xuất cây, con giống, chăm sóc tốt vụ lúa Thu Đông, rau màu, chăn nuôi, cây ăn trái,... đảm bảo cung cầu, ổn định hàng hóa. Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản, vừa đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu của Nhân dân; đặc biệt là có kế hoạch cụ thể để chuẩn bị hàng hóa, đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm vào dịp cuối năm.

6. Tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những nội dung liên quan đến biển, đảo được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cụ thể:

a) Chủ động tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị về vấn đề biển, đảo Việt Nam;

b) Tuyên truyền về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế;

c) Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo.

III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình; đặc biệt chú trọng hệ thống loa truyền thanh cơ sở; Thường xuyên cập nhập tình hình dịch bệnh Covid-19 phát sóng vào các khung giờ vàng, ưu tiên dung lượng, thời lượng tuyên truyền phòng, chống dịch. Mở các chuyên trang, chuyên mục để thực hiện các chuyên đề, giao lưu trực tuyến, đối thoại, hỏi - đáp trực tuyến... nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến người dân.

2. Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của thành phố, các sở, ban, ngành, các trang thông tin điện tử của địa phương, cơ quan, đơn vị.

3. Tuyên truyền cổ động trực quan bằng băng rôn, panô, khẩu hiệu, tờ rơi, sổ tay, đến tận địa bàn dân cư, vùng nông thôn, vùng đồng bảo dân tộc, vùng có đạo. Đặc biệt là tập trung tuyên truyền tại các chợ truyền thống (nếu cấp thẩm quyền cho hoạt động trở lại), các trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các điểm bán chợ “không” đồng, chợ “ra phố”, các cửa hàng buôn bán thuốc, các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, để mọi người thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và tuân thu nguyên tắc cách ly trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhất là phải đảm bảo khoảng cách, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

4. Xây dựng, đăng tải các video, clip, banner ảnh, biểu ngữ cổ động, để tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử, báo điện tử, trang thông tin điện tử của địa phương, cơ quan, đơn vị, để cho người dân biết các dấu hiệu khi bị nhiễm bệnh và chủ động đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có triệu chứng nhiễm bệnh.

5. Tuyên truyền trên mạng xã hội: Các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân tích cực đăng tải các tin, bài viết, thông tin chính thống về nguyên nhân, tác hại, cách phòng, chống dịch Covid-19 trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube...). Tổ chức nhắn tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến các thuê bao điện thoại di động về các khuyến cáo, khuyến nghị của ngành y tế.

6. Tuyên truyền bằng xe lưu động, thành lập đội hình tuyên truyền bằng ô tô lưu động và loa tuyên truyền lưu động. Tổ chức các đội loa cầm tay, loa kéo di động kết hợp đo thân nhiệt, khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone tại các điểm tập trung đông người như siêu thị, các chốt kiểm soát dịch, các khu dân cư, chung cư...

7. Tuyên truyền, vận động thông qua hoạt động của các đoàn thể chi, tổ hội ở cơ sở, thông qua Tổ hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền thông qua các vị chức sắc, chức việc của các Nhà thờ, các Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo,...

8. Các hình thức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và điều kiện thực tế tại địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, thông tin, cổ động, văn hóa, văn nghệ, triển lãm,... Tổ chức triển khai thực hiện và hướng dẫn các hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động trực quan thông qua các hình thức: cụm pano, bảng rôn khẩu hiệu, tranh cổ động, biển quảng cáo, màn hình Led tại các nơi công cộng, bảng tin công cộng, tờ rơi, tờ gấp... bằng hình thức phù hợp trong trạng thái bình thường mới, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo không khí lạc quan, tin tưởng trong Nhân dân; đồng thời, lan tỏa các thông điệp phòng, chống Covid-19 nhanh chóng, rộng khắp trên địa bàn thành phố;

b) Phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sỹ trong sáng tác, tuyên truyền cổ động, dẫn dắt, tạo tâm lý tích cực, giải tỏa tinh thần, cổ vũ tình nhân ái, giúp đỡ, hỗ trợ của người dân, của cộng đồng, xã hội trong tham gia phòng, chống dịch;

c) Đưa các bài tập thể dục vào các khu cách ly, khu phong tỏa, khu điều trị để mọi người có thể nghiên cứu tập luyện thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của người dân trong phòng, chống dịch.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Thường xuyên phối hợp, chia sẻ thông tin kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng; bảo đảm thông tin thống nhất, xuyên suốt, minh bạch, ràng, nhanh chóng..., phản bác các quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thể lực thù địch;

b) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong thông tin báo chí, truyền thông; kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đăng, phát những thông tin không đúng sự thật,... gây ảnh hưởng công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

c) Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố tích cực đưa tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, góp phần định hướng tốt dư luận xã hội.

3. Sở Y tế

a) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về diễn biến của dịch bệnh Covid-19; kế hoạch, biện pháp ứng phó và kiểm soát tình hình dịch;

b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bộ phận chức năng của Ban Tuyên giáo Thành ủy trong chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp kịp thời tình hình dịch bệnh Covid-19 trong ngày để cung cấp thông tin cho báo chí. Đồng thời, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí về tình hình dịch bệnh Covid- 19 của thành phố theo quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

d) Xây dựng kế hoạch triển khai tư vấn sức khỏe cho người dân qua tổng đài, mạng hội. Vận động sự tham gia của cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ y tế đã về hưu để hỗ trợ, tư vấn cho người dân, giảm tải cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ động xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền để cung cấp thông tin kịp thời cho người dân về tổ chức sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, thu hoạch và tiêu thụ nông sản, chăn nuôi, thủy sản; thông tin về diễn biến thời tiết, thủy văn và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khuyến cáo nông dân, Hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về tổ chức sản xuất, chế biến nông lâm, thủy sản đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm để bổ sung nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu cho Nhân dân và phục vụ cho xuất khẩu,... khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới;

b) Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 gắn với chế biến, bảo quản và liên kết tiêu thụ nông - thủy sản; tuyên truyền, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ số, quản trị thông minh trong sản xuất nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu các giải pháp nông nghiệp thông minh, quản trị chuỗi cung ứng nông sản, bảo quản và chế biến nông sản phục vụ cho xuất khẩu;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức mạng lưới thu gom nông sản đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng quy động lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển,... nông sản giúp dân, đảm bảo nông sản được thu hoạch kịp thời, không ứ đọng.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch để tổ chức lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn, khả thi và kiểm soát, quản lý hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các loại hình doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, chỉ thị, công điện về phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế và Bộ, ngành Trung ương, Thành ủy Cần Thơ và Ủy ban nhân dân thành phố, Qua đó, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất” phải phù hợp, thích ứng trong bối cảnh dịch Covid-19 cũng như đảm bảo an toàn, khả thi, hiệu quả khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tuyên truyền đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh việc tổ chức học tập cho học sinh bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch;

b) Linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức dạy học trực tuyến; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận phương pháp học trực tuyến nhằm tạo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

7. Sở Công Thương

a) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh trong các khu công nghiệp, hỗ trợ kết nối cơ sở sản xuất kinh doanh với các nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng, chống buôn lậu hàng giá và thực phẩm không an toàn lưu thông trên địa bàn thành phố;

b) Xây dựng kế hoạch hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp về phương án đảm bảo vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu để người dân an tâm thực hiện, thực hiện bình ổn giá, đảm bảo hàng hóa phục vụ Nhân dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, nâng giá, găm hàng, tích trữ hàng hóa,...;

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tuyên truyền, hướng dẫn hỗ trợ để thực hiện tổ chức mạng lưới thu gom nông sản, nhằm kết nối, tiêu thụ nông sản cho bà con trên địa bàn.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng các chính sách về chăm lo, hỗ trợ các đối tượng khó khăn, đối tượng bị ảnh hưởng bi dịch bệnh Covid-19;

b) Tiếp tục chỉ đạo rà soát các đối tượng còn lại theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là đối tượng theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) trong thời gian áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố và các đối tượng khó khăn khác, để kịp thời đề nghị, hỗ trợ theo quy định; đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của danh sách đối tượng, không bỏ sót đối tượng cũng như không để xảy ra tiêu cực.

9. Sở Giao thông vận tải

a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm kiểm soát tốt các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài, nhất là tài xế của các phương tiện vận chuyển hàng hóa; đồng thời, đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa trong công tác phòng, chống dịch;

b) Phối hợp với các ngành quản lý chặt chẽ công tác quản lý vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố, thường xuyên tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch trong vận tải hàng hóa.

10. Công an thành phố

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác nắm bắt thông tin, dư luận xã hội; phối hợp xử lý các thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh trên báo chí, mạng xã hội; ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, sai sự thật hoặc không chính xác về tình hình dịch bệnh ngây hoang mang trong dư luận.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố; Báo Cần Thơ

a) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. Tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19 đặt tại trang nhất (báo in), trang chủ (báo điện tử) vị trí dễ nhận biết, bảo đảm thường xuyên, liên tục, chất lượng, tạo thông tin dẫn dắt, định hướng công chúng và dư luận xã hội;

- Cân đối dung lượng, thời lượng thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh và các thông tin khác phù hợp diễn biến tình hình và theo chỉ đạo của cơ quan chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí; tăng cường những thông tin tích cực, có phân tích, đánh giá, tạo sự yên tâm, tin tưởng trong Nhân dân, như: các kết quả trong điều trị, cách ly, trong nghiên cứu vaccine, thuốc trị bệnh; các mô hình, cách làm mới phòng, chống dịch hiệu quả,...;

- Kịp thời phản ánh những tổ chức, cá nhân có những cách làm tích cực, hiệu quả; đồng thời, phê bình những tổ chức, cá nhân còn lơ là, thiếu quyết tâm và trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

b) Phối hợp chặt chẽ với bộ phận chức năng của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị, địa phương có liên quan nắm tình hình và phản ánh khách quan, trung thực về tình hình dịch bệnh Covid-19; thực hiện tuyên truyền theo đúng định hướng, kịp thời, chính xác, phù hợp; tránh đưa thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân. Ưu tiên dung lượng, thời lượng tuyên truyền các khuyến cáo, khuyến nghị của của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm phòng ngừa, hạn chế dịch lây lan; động viên cổ vũ các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống dịch.

12. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng thành phố chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền kịp thời trên báo chí, Cổng thông tin điện tử và mạng xã hội về diễn biến tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyên giáo Quận ủy, Huyện ủy và đảng ủy trực thuộc theo dõi, nắm chắc diễn biến dịch bệnh Covid-19, tình hình tư tưởng và tâm trạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Qua đó, hỗ trợ các đơn vị có liên quan của thành phố làm tốt công tác tư tưởng, định hướng dư luận xã hội để cán bộ, đảng viên và Nhân dân không hoang mang, lo lắng, yên tâm công tác, lao động và tham gia phòng chống, dập dịch;

c) Chỉ đạo các lực lượng tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và tổ chức chính trị - xã hội thành phố

a) Chủ động phối hợp với ngành y tế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến từng địa bàn, khu dân cư để nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại gia đình, nơi công cộng, đặc biệt khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, cần tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân bắt tay vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu kép vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh, vừa phòng, chống dịch;

b) Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của Nhân dân. Qua đó, phát hiện và tham mưu kịp thời cho cấp ủy các biện pháp ổn định tình hình tư tưởng trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 bùng phát cao;

c) Vận động Nhân dân, các vị chức sắc tôn giáo, đoàn viên, hội viên trong hệ thống Mặt trận đăng tải, chi chia sẻ thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh Covid-19; các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các khuyến cáo, khuyến nghị của ngành y tế và các cơ quan chức năng trên mạng xã hội.

14. Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi quản lý của đơn vị mình chủ động rà soát bổ sung, xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến để đạt mục đích, yêu cầu và nội dung của kế hoạch này. Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội; Công an, đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu chống dịch và Nhân dân tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.

Đề nghị các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung Kế hoạch này nghiêm túc, chủ động, linh hoạt triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh, báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, số điện thoại: 02923.811.041) để tổng hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục định hướng, chỉ đạo cho phù hợp.

Trên đày là Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới./.

 


Nơi nhận:
- Vụ PBGDPL - Bộ pháp;
- TT TU, TT HĐND TP (
để báo cáo);
- CT, PCT UBND TP:
- BCĐ CT PCDB COVID-19 TP;
- Ban
Tuyên giáo Thành ủy;
- UBMTTQVN TP
các thành viên;
- Sở, ban, ngành TP;
-
Thành viên HĐPHPBGDPL TP;
- Báo Cần Thơ;
- UBND quận, huyện;
- Cổng TTĐT TP;
- VP UBND TP (2,3ECB);
- Lưu: VT.M.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hè

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới do thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu: 196/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
Người ký: Nguyễn Ngọc Hè
Ngày ban hành: 24/09/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới do thành phố Cần Thơ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…