ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 188/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2022 |
TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC NĂM 2022
Trong những năm qua, hoạt động hợp tác phát triển giữa thành phố Hà Nội với các địa phương trong nước tiếp tục được duy trì và tạo được những kết quả tốt đẹp. Thực hiện Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 26/01/2022 của Thành ủy Hà Nội về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ các địa phương trong nước và các địa phương tại nước bạn Lào, Campuchia giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động hợp tác phát triển giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong nước năm 2022; cụ thể như sau:
1. Nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác phát triển giữa thành phố Hà Nội với các địa phương trong cả nước trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có ý nghĩa.
2. Thực hiện công tác hỗ trợ hợp lý, hiệu quả, phù hợp khả năng cân đối nguồn lực của Thành phố và việc huy động nguồn vốn xã hội hóa.
II. KẾT QUẢ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC NĂM 2021
Trong năm 2021, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, triển khai nhiều đợt giãn cách xã hội tại Thủ đô Hà Nội nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung để phục vụ công tác phòng, chống dịch, các hoạt động giao lưu, hợp tác, hỗ trợ giữa Hà Nội và các địa phương chưa được triển khai mạnh mẽ. Các ngành chủ yếu duy trì một số hoạt động giao thương, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương và đạt được kết quả cụ thể như sau:
1. Lĩnh vực thương mại, công nghiệp
- Trước diễn biến dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa từ các địa phương về thị trường Hà Nội, Thành phố đã chủ động triển khai cho doanh nghiệp giao thương trực tuyến với các tỉnh Hải Dương, Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên..., hỗ trợ 25 tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Nam, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hải Dương, Sơn La, Hưng Yên, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau, Nghệ An, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Hậu Giang, Hà Giang, Bình Phước, Hà Tĩnh và Khánh Hòa) và kết nối 2.000 sản phẩm OCOP về thị trường Hà Nội. Kết quả đã hỗ trợ kết nối tiêu thụ trên 300.000 tấn hàng từ các tỉnh, thành phố. Nhiều sản phẩm được kết nối đưa vào 42 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội. Thông tin, mời doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất các tỉnh, thành phố tham gia các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại do thành phố Hà Nội tổ chức như: Tuần hàng Việt; Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố; Hội chợ an toàn thực phẩm; Lễ hội trái cây; Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2021, Hội nghị giao thương kết nối, Hội chợ quà tặng hàng Thủ công mỹ nghệ... hỗ trợ các tỉnh, thành phố tham gia quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở thuộc 11 tỉnh, thành phố (Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Quảng Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, Hòa Bình, Nghệ An) tham gia gian hàng tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021. Mời 63 tỉnh, thành phố tham dự Hội nghị tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2021 do Bộ Công thương tổ chức. Phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
2. Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
- Ngành du lịch Hà Nội đã ký kết tổng số 06 chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2025, trong đó, năm 2021 ký kết 03 chương trình hợp tác phát triển du lịch: (1) Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình - Thanh Hóa, ký kết ngày 16/4/2021; (2) Thành phố Hà Nội và tỉnh Bình Định, ký kết ngày 13/11/2021; (3) Bản ghi nhớ hợp tác với 11 tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên năm 2021-2022), ký kết ngày 17/12/2021.
- Tiếp tục trao đổi thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, phối hợp các tỉnh, thành phố triển khai gói hỗ trợ cho đối tượng là hướng dẫn viên du lịch theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 105/NQ-CP, Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ. Hỗ trợ giới thiệu các chính sách kích cầu du lịch của các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định... tới các doanh nghiệp du lịch Thủ đô.
- Chủ trì, phối hợp, liên kết và xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình quảng bá, xúc tiến kích cầu du lịch nội địa tại Hà Nội và các thị trường trọng điểm trong nước, như thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ... Phối hợp với hãng hàng không Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác tổ chức các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Hà Nội và các địa phương.
- Tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch do các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức như: Tham dự công bố chương trình thu hút khách du lịch “Miền Di sản diệu kỳ - Amazing Central Heritage”; Tham dự Hội nghị về phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong tình trạng mới; Tham dự chương trình Hội nghị kết nối du lịch Cà Mau năm 2021; Tham dự khai mạc chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Nguyên; Tham dự Chương trình Bình Định kích hoạt du lịch xanh: Điểm đến an toàn - Trải nghiệm hấp dẫn; Tham dự khai mạc Năm du lịch Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình. Hỗ trợ Sở Du lịch tỉnh Bình Định, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Bình trưng bày ấn phẩm tại quầy trung tâm thông tin hỗ trợ khách du lịch tại Hà Nội.
- Bên cạnh đó, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều hoạt động văn hóa thể thao, biểu diễn nghệ thuật chưa được triển khai theo kế hoạch ban đầu. Năm 2021, đã có 15 tỉnh đăng ký tổ chức chương trình quảng bá văn hóa và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, tuy nhiên chỉ có tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện vào tháng 01/2021 do thời điểm này chưa thực hiện giãn cách xã hội. Việc cử các đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn tại các tỉnh, thành phố phải tạm hoãn.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả các Chương trình, thỏa thuận hợp tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các tỉnh, thành phố: Chương trình số 7237/CTPH-BNNPTNT-UBND ngày 23/10/2021 về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025; thỏa thuận hợp tác về “Sản xuất và tiêu thụ RAT” với 08 tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hưng Yên và Sơn La; các thỏa thuận phối hợp về công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật với 24 tỉnh, thành phố có chương trình hợp tác với Hà Nội (trong đó có 21 tỉnh thành viên Ban điều phối).
- Thực hiện hiệu quả công tác phối hợp, thông tin tuyên truyền cung cấp, trao đổi các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với các địa phương trong cả nước. Tiếp tục phối hợp với các tỉnh trong công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thử nghiệm công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ứng dụng trong lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Thực hiện lấy mẫu các sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất tại Hà Nội và từ các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội tiêu thụ.
- Công tác hỗ trợ, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội; giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tham gia cung ứng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội được chủ động triển khai thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19. Tổ chức Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn; 05 lần tổ chức mô hình thí điểm “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến” và Chương trình thí điểm sự kiện “Kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền” trên nền tảng kỹ thuật số và nhiều buổi tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm bằng hình thức trực tuyến.
- Đẩy mạnh giới thiện, kết nối tiêu thụ sản phẩm các tỉnh, thành phố và hỗ trợ lưu thông hàng hóa trên địa bàn Thành phố, tổ chức Điểm cầu Hội nghị trực tuyến về kết nối, tiêu thụ vải, xoài, nhãn và nông sản các tỉnh: Hải Dương, Sơn La, Bắc Giang tại Hà Nội; Phối hợp thông tin đầu mối sản xuất, thu mua trái cây, nông sản mùa vụ của các tỉnh: Sơn La, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Kạn... đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng trái cây, thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để chủ động kết nối, tiêu thụ trong mùa vụ. Đến nay, hệ thống phân phối của Hà Nội đã tiêu thụ trên 130 tấn gà đồi Chí Linh-Hải Dương; trên 14.000 tấn rau, củ, quả, trái cây, thủy sản các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh... khoảng 4.000 tấn vải thiều Bắc Giang, Hải Dương... Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục duy trì và phát triển 780 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 253 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4. Lĩnh vực giao thông vận tải
- Đã phối hợp các địa phương liên quan (Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên) tham gia ý kiến các đồ án quy hoạch giao thông quốc gia do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xây dựng (quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồ án quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy, đồ án quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề án xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030).
- Phối hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải và 01 tỉnh Vùng Thủ đô (Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc) hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đối với một số dự án kết nối giao thông liên vùng (dự án đường Vành đai 4, Vành đai 5) và đang được Hội đồng thẩm định cấp nhà nước thẩm định làm cơ sở trình Quốc hội xem xét thông qua. Hoàn thành thi công cầu Phú Tiên, lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư tuyến đường Bái Đính - Ba Sao. Phối hợp tỉnh Hà Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh cục bộ quy hoạch hướng tuyến đường Vành đai 5 trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
- Về vận tải hành khách liên tỉnh, do diễn biến dịch bệnh phức tạp, hoạt động vận tải sụt giảm, hiện kết nối vận tải hành khách liên tỉnh từ Hà Nội kết nối với 37 tỉnh/thành phố, số chuyến hoạt động bằng khoảng 15-20% so với thời điểm trước dịch. Phối hợp tỉnh Hà Nam điều chỉnh, bổ sung danh mục tuyến vận tải hành khách từ Hà Nội đi Hà Nam, phối hợp thành phố Hải Phòng quản lý các tuyến xe khách giữa hai thành phố với 12.270 chuyến/tháng. Đã kết nối các khu trung tâm của thành phố Hà Nội, các trường Đại học, Cao đẳng, các khu đô thị tập trung dân cư góp phần phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên của dân tại khu đô thị Ecopark - Hưng Yên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực dọc theo đường tỉnh lộ 379 và khu Đại học Phố Hiến.
5. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Trong năm vừa qua, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hợp tác giữa ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội với ngành giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố chưa được triển khai mạnh mẽ. Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục duy trì các mối quan hệ với các tỉnh, thành phố (các tỉnh: Bạc Liêu, Cần Thơ, Bắc Kạn, Nam Định, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Nam, Lai Châu, Điện Biên, Thái Bình, Quảng Nam, Lạng Sơn, Yên Bái, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Cà Mau, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Kon Tum), tập trung vào các nội dung: Trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giáo dục giữa cán bộ quản lý cấp Sở, kinh nghiệm quản lý trường học, công tác chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên; công tác quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển trường đạt chuẩn quốc gia, công tác quản lý đào tạo nghề.... Hỗ trợ tặng sách, quần áo, đồ dùng học tập cho học sinh ở các vùng khó khăn. Hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học...
- Năm học 2020-2021, ngành giáo dục tiếp tục vận động hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ 500 triệu đồng xây dựng 01 nhà công vụ giáo viên tỉnh Quảng Bình và hỗ trợ lũ lụt trực tiếp tới 05 tỉnh miền Trung bị thiên tai, lũ lụt Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh (mỗi tỉnh 100 triệu đồng). Ủng hộ 500 triệu đồng cải tạo, nâng cấp 02 công trình truyền thống là Khu tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ ngành giáo dục tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và Khu di tích lịch sử Bộ Quốc gia Giáo dục thuộc tỉnh Tuyên Quang. Phối hợp tổ chức Hội nghị gặp mặt và tặng quà các nhà giáo là vợ, các em học sinh là con chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa nhân dịp Tết đến xuân về, mỗi giáo viên được nhận quà trị giá 3.000.000 đồng, mỗi học sinh là con chiến sĩ nhận quà 500.000 đồng. Vận động ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang thiếu điều kiện học tập với 7.108 thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh khó khăn trị giá hơn 25 tỷ đồng.
Trong công tác giải quyết việc làm, đã phối hợp các địa phương (Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Cao Bằng, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc) tổ chức các phiên giao dịch việc làm online hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động của các tỉnh, thành phố, cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối tìm kiếm việc làm cho người lao động, cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh với 182 đơn vị tham gia. Kết quả đã tư vấn việc làm cho 2.818 lượt người, phỏng vấn 1.979 người và có 803 lao động được tuyển dụng.
7. Hỗ trợ an sinh xã hội, các công trình, dự án dân sinh cho các địa phương
Trên cơ sở tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố trong nước, Thành phố đã hỗ trợ 144 tỷ đồng kinh phí phòng chống dịch Covid-19 cho các tỉnh, thành phố trong nước, cụ thể:
- Hỗ trợ 54 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho 18 tỉnh, thành phố: Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang (mỗi tỉnh 03 tỷ đồng).
- Hỗ trợ 90 tỷ đồng cho tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tỉnh Bình Dương 15 tỷ đồng (tương đương 1.000 tấn gạo), thành phố Hồ Chí Minh 75 tỷ đồng (tương đương 5.000 tấn gạo).
III. KẾ HOẠCH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC NĂM 2022
Trong năm 2022, các sở, ngành, Thành phố triển khai thực hiện các định hướng hợp tác, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong một số lĩnh vực mà Hà Nội có thế mạnh, ưu tiên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và các địa phương nói chung, bao gồm:
- Định hướng thu hút đầu tư tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của từng địa phương, tránh dàn trải, chồng chéo. Tuyên truyền, quảng bá về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của các địa phương, danh mục dự án thu hút đầu tư. Tạo điều kiện liên kết sản xuất, phát triển giữa các doanh nghiệp của các địa phương. Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, tọa đàm về xúc tiến đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các địa phương gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư đồng thời thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vào địa phương.
- Tham gia các Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 tại huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì; Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022 (02 kỳ hội chợ); Lễ hội Mùa trái chín năm 2022; Tiếp tục tổ chức các Đoàn hợp tác xúc tiến nông nghiệp thành phố Hà Nội tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam; tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, thông tin tuyên truyền; Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp trong vùng đồng bằng sông Hồng với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022; Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2022; tham gia các đợt tổ chức Tuần lễ sản phẩm Hà Nội tại một số tỉnh, thành trong cả nước.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu, hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố: hỗ trợ gian hàng của địa phương khi tham gia các hoạt động giao thương, kết nối cung - cầu sản phẩm, tuần hàng trái cây, nông sản, các hội chợ, triển lãm tại Hà Nội; hỗ trợ kết nối quảng bá thương hiệu sản phẩm, sản phẩm OCOP các địa phương tại thị trường Hà Nội...
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, giới thiệu các doanh nghiệp, đơn vị Hà Nội đến tìm hiểu vị trí kêu gọi đầu tư, xây dựng hạ tầng thương mại tại các tỉnh, thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh, thành phố tham gia, tổ chức hiệu quả các Điểm bán sản phẩm tại Hà Nội. Hợp tác với các Trung tâm khuyến công, tiết kiệm năng lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thúc đẩy các hoạt động kết nối giao thương các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nông thôn, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...
- Phối hợp với cơ quan quản lý du lịch các tỉnh, thành phố tăng cường trao đổi thông tin tình hình hoạt động trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch, trong xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch; Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch và giải pháp hỗ trợ phục hồi ngành du lịch sau đại dịch Covid-19.
- Chú trọng công tác phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng gói sản phẩm kích cầu du lịch qua việc kết nối với vận chuyển hàng không. Liên kết phát huy tài nguyên và nguồn lực của địa phương để phát triển sản phẩm liên kết vùng. Chủ động liên kết các địa phương để cùng tham gia Kế hoạch triển khai các giải pháp kích cầu du lịch thành phố Hà Nội. Phối hợp triển khai ứng dụng du lịch thông minh, chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Thực hiện các thỏa thuận ký kết hợp tác giữa thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng; Ký kết Chương trình hợp tác hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.
4. Lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản phẩm
- Đẩy mạnh hợp tác xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh giao thương, kết nối cung - cầu, hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền; liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Trao đổi thông tin về các doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ sinh học.
- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm xây dựng và thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm từng bước áp dụng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến tại thành phố Hà Nội và các địa phương khác trong cả nước.
- Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Hà Nội với một số địa phương trong nước. Phối hợp với một số địa phương tổ chức thành công Seagames 31.
6. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Xây dựng kế hoạch triển khai hợp tác với các địa phương giai đoạn 2022 - 2025 như: giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý.
- Hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng sâu, vùng xa về cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, trang thiết bị dạy học.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các bệnh viện lớn, uy tín ở thành phố Hà Nội và các bệnh viện địa phương, xây dựng các đề án bệnh viện vệ tinh theo chuyên ngành. Tiếp tục phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh chuyên ngành Tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội bao gồm 16 bệnh viện vệ tinh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung. Triển khai mạng lưới bệnh viện vệ tinh chuyên ngành sản phụ khoa của Bệnh viện phụ sản Hà Nội và chuyên ngành ung bướu của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
- Phối hợp các tỉnh, thành phía Bắc triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; trao đổi thông tin, phối hợp giám sát và phát hiện các bệnh truyền nhiễm và phòng chống dịch.
8. Lĩnh vực thông tin và truyền thông
- Tiếp tục trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về triển khai chương trình chuyển đổi số cấp tỉnh, bao gồm nội dung xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, Thành phố thông minh và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, khu công nghệ thông tin tập trung.
- Xây dựng các quy chế, quy định, hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin.
9. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm với một số tỉnh, thành phố trong xây dựng, triển khai chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về mô hình tăng trưởng; cơ chế, chính sách xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại một số tỉnh, thành phố.
- Đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong một số lĩnh vực nghiên cứu (phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; phát triển và quản lý đô thị, xây dựng chính quyền và cải cách hành chính...), ứng dụng, chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
10. Lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị
- Phối hợp với các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý đô thị; nghiên cứu mở rộng không gian đô thị, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, hướng tới các tiêu chí đô thị loại đặc biệt, đô thị thông minh, đô thị xanh; nghiên cứu mở rộng không gian đô thị theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch.
- Chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng ở xã hội, nhà tái định cư, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà chung cư; quản lý, chỉnh trang, xây dựng đô thị văn minh.
- Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý đô thị; xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập quy hoạch, tham mưu, hoạch định các định hướng phát triển cho Thành phố hướng tới tiêu chí đô thị thông minh, đô thị xanh, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới với những đặc thù riêng của từng thành phố. Trao đổi kinh nghiệm xây dựng các mục tiêu, kế hoạch thực hiện hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường (nước, không khí), đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
- Tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm lập quy hoạch với các tỉnh lân cận; tham gia ý kiến đối với một số quy hoạch vùng và quy hoạch ngành quốc gia.
- Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
- Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
- Triển khai các nhiệm vụ, dự án phối hợp liên tỉnh bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy và lưu vực sông Cầu Bây - Bắc Hưng Hải.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhất là các cơ sở có phát sinh nước thải lớn xả thải vào hệ thống sông cầu Bây, Khu xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ phối hợp với tỉnh Hưng Yên. Thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào vận hành 03 công trình xử lý nước thải đô thị trên địa bàn quận Long Biên. Triển khai đồng bộ với các tỉnh, thành phố trong việc quản lý, giữ gìn vành đai xanh thủ đô. Triển khai tích cực Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực các sông chảy qua địa bàn hai tỉnh, thành phố. Triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tập trung triển khai hiệu quả quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2030 (Hà Nam).
- Hợp tác trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí, giảm thiểu, tiến tới loại bỏ việc đốt than tổ ong và đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng. Phối hợp kiểm kê khí thải trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ; đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động; kiểm soát bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, tái tạo rừng tự nhiên tại các vườn quốc gia, khu vực đất rừng giáp ranh giữa các địa phương. Xây dựng cơ chế liên tỉnh về việc kiểm soát phương tiện giao thông cũ nát, không đủ điều kiện lưu hành, gây ô nhiễm môi trường. Thanh kiểm tra các cơ sở tái chế chất thải, làng nghề về việc đảm bảo yêu cầu kiểm soát khí thải. Tổ chức hiệu quả quy chế phối hợp trong công tác quản lý cát, sỏi lòng sông tại các khu vực giáp ranh.
12. Về công nghệ thông tin và chuyển đổi số
- Trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về triển khai chương trình chuyển đổi số cấp tỉnh, bao gồm nội dung xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, Thành phố thông minh và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, khu công nghệ thông tin tập trung.
- Xây dựng các quy chế, quy định, hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin.
13. Lĩnh vực giao thông vận tải
Phối hợp trao đổi, tham gia ý kiến trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt các đồ án quy hoạch liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải. Phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải và các địa phương trong quá trình thực hiện các dự án giao thông quan trọng có tính chất liên vùng. Kêu gọi đầu tư xây dựng mới các bến xe tải, xe khách theo quy hoạch, phục vụ tốt nhu cầu giao thương hàng hóa từ Hà Nội đi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và ngược lại. Nghiên cứu mở rộng các tuyến buýt kế cận kết nối với các tỉnh lân cận. Phối hợp kiểm tra, xử lý, giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ giáp ranh; quản lý vận tải hành khách liên tỉnh, bến khách ngang sông, các phương tiện taxi do tỉnh ngoài cấp phép thường xuyên hoạt động tại Hà Nội.
14. Hỗ trợ việc làm, đảm bảo an sinh xã hội giữa các địa phương
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác tham mưu, đề xuất với các địa phương trong công tác tổ chức các hội thi, hội giảng của địa phương và toàn quốc. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm online nhằm kết nối tìm kiếm việc làm cho người lao động, cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để phục hồi sản xuất kinh doanh.
15. Lĩnh vực tư pháp, xây dựng đánh giá chính sách phục vụ Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đến nay, Thành phố đã hoàn thành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu UBND Thành phố: phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hoàn thiện các báo cáo tài liệu, hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Tổ chức nghiên cứu, điều tra, khảo sát đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội trong xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Tổ chức đăng tải, lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu tác động của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại các tỉnh trong Vùng Thủ đô.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành trung ương thực hiện các chuyến khảo sát tại các địa phương trong Vùng Thủ đô.
1. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động triển khai các hoạt động hợp tác với các sở, ban, ngành tại các địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng quy định (Chi tiết tại phụ lục phân công kèm theo).
- Báo cáo định kỳ tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này trước ngày 15/12/2022, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo UBND Thành phố.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tổng hợp báo cáo UBND Thành phố tình hình, kết quả thực hiện các nội dung Kế hoạch trước ngày 31/12/2022.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NĂM 2022 CỦA CÁC SỞ, NGÀNH,
UBND CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/7/2022 của UBND Thành phố)
TT |
Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội |
Đơn vị đầu mối tại các địa phương bạn |
Nội dung/Lĩnh vực triển khai hợp tác |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
|
|
|
|
||
1 |
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch |
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại Du lịch; Liên minh Hợp tác xã |
Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 tại huyện Mỹ Đức, Ba Vì. |
Quý III/2022 |
|
Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022 (02 kỳ Hội chợ). |
Quý III/2022 |
|
|||
Lễ hội Mùa trái chín năm 2022. |
Quý IV/2022 |
|
|||
Tiếp tục tổ chức các Đoàn Hợp tác xúc tiến nông nghiệp thành phố Hà Nội tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam. |
Quý II, III/2022 |
|
|||
Hỗ trợ quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp, chủ thể OCOP trên cả nước trên Website Nông sản an toàn Hà Nội. |
Năm 2022 |
|
|||
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang (ATIP) |
Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, thông tin tuyên truyền. |
Tiến hành hàng năm đến hết năm 2025 |
|
||
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái |
Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch. |
Năm 2022 |
|
||
Sở Công thương 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng; Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương |
Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp trong vùng đồng bằng sông Hồng với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức Xúc tiến thương mại năm 2022. |
Năm 2022 |
|
||
Sở Công thương, Sở Nông nghiệp các tỉnh |
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2022. |
Năm 2022 |
|
||
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh |
Tuần lễ sản phẩm Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh. |
Năm 2022 |
|
||
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa |
Kết nối, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội. |
Năm 2022 |
|
||
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An |
Tuần lễ sản phẩm Hà Nội, kết nối đầu tư, thương mại, du lịch năm 2022 tại tỉnh Nghệ An. |
|
|
||
2 |
Sở Xây dựng |
Sở Xây dựng Hải Phòng |
Quản lý đô thị: nghiên cứu mở rộng không gian đô thị, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại 1, hướng tới các tiêu chí đô thị loại đặc biệt, đô thị thông minh, đô thị xanh. Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững |
Quý III/2022 |
|
Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ, Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên và các đơn vị liên quan |
- Trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau thực hiện tốt công tác quản lý đô thị; nghiên cứu mở rộng không gian đô thị theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch. - Xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà tái định cư, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở đối với hộ gia đình người có công với cách mạng. Quản lý, chỉnh trang, xây dựng đô thị văn minh. - Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững. |
Quý III/2022 |
|
||
Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan |
Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý đô thị, xây dựng đô thị thông minh. |
Quý III/2022 |
|
||
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng và các đơn vị liên quan |
Quản lý đô thị theo hướng phát triển bền vững, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu không gian đô thị, phục vụ định hướng phát triển thành phố và quản lý quy hoạch đô thị; Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, hướng tới các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt, đô thị thông minh, đô thị xanh. Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm triển khai các thủ tục đầu tư đối với các dự án phát triển hạ tầng đô thị, công trình trọng điểm, các dự án phát triển các khu đô thị mới, khu nhà ở và công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững. |
Quý IV/2022 |
|
||
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận |
Quản lý và kiểm soát chất lượng, giá, nhãn hàng hóa vật liệu xây dựng. |
Quý IV/2022 |
|
||
Sở Xây dựng các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước |
Hợp tác, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị, đô thị xanh, bền vững, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong phát triển đô thị, đặc biệt là đô thị thông minh, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, phù hợp đặc thù riêng của địa phương nhưng vẫn đảm bảo tính hiện đại. |
Năm 2022 |
|
||
Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên |
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhất là các cơ sở có phát sinh nước thải lớn xả thải vào hệ thống sông cầu Bây, Khu xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ. Thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào vận hành 03 công trình xử lý nước thải đô thị trên địa bàn quận Long Biên. |
Năm 2022 |
|
||
Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc |
Triển khai đồng bộ với các tỉnh, thành phố trong việc quản lý, giữ gìn vành đai xanh thủ đô. Triển khai tích cực Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực các sông chảy qua địa bàn hai tỉnh, thành phố. |
Năm 2022 |
|
||
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình |
Triển khai đồng bộ với các tỉnh, thành phố trong việc quản lý, giữ gìn vành đai xanh thủ đô. Triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tập trung triển khai hiệu quả quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2030. |
Năm 2022 |
|
||
Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam |
Triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tập trung triển khai hiệu quả quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2030. |
Năm 2022 |
|
||
3 |
Sở Quy hoạch - Kiến trúc |
Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đặc biệt là các thành phố trực thuộc Trung ương) |
Trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố (đặc biệt là các thành phố trực thuộc trung ương) trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý đô thị; xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quy hoạch, tham mưu, hoạch định các định hướng phát triển cho Thành phố hướng tới mục tiêu đô thị thông minh, đô thị xanh, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới với những đặc thù riêng của từng thành phố. |
Năm 2022 |
|
4 |
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội |
Các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô |
- Tham gia đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm lập quy hoạch với các tỉnh lân cận. - Tham gia ý kiến đối với một số quy hoạch vùng và quy hoạch ngành quốc gia. |
Năm 2022 |
|
5 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố |
- Trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về triển khai chương trình chuyển đổi số cấp tỉnh, bao gồm nội dung xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, Thành phố thông minh và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, khu công nghệ thông tin tập trung. - Xây dựng các quy chế, quy định, hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin. |
Năm 2022 |
|
6 |
Sở Y tế |
Bệnh viện đa khoa các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc; Bệnh viện C Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Sơn La, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. |
Tiếp tục phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh chuyên ngành Tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội bao gồm 16 bệnh viện vệ tinh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung. |
Năm 2022 |
|
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, Phú Thọ |
Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, Phú Thọ trong công tác phòng chống dịch Covid-19. |
Năm 2022 |
|
||
7 |
Sở Lao động - Thương binh và xã hội |
Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố |
Tổ chức các phiên giao dịch việc làm online nhằm kết nối tìm kiếm việc làm cho người lao động, cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để phục hồi sản xuất kinh doanh. |
Năm 2022 |
|
8 |
Sở Tư pháp |
Sở Tư pháp các tỉnh trong Vùng Thủ đô (Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên) |
- Phối hợp Bộ Tư pháp tiếp tục hoàn thiện các báo cáo, tài liệu phục vụ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô. - Phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành Trung ương thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát tại các địa phương trong Vùng Thủ đô và một số tỉnh, thành phố để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù của Luật Thủ đô. - Phối hợp Bộ Tư pháp tổ chức đăng tải, lấy ý kiến nhân dân đối tượng chịu tác động của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại các tỉnh trong Vùng Thủ đô. |
Năm 2022 |
|
Sở Tư pháp, Cục Thi hành án các Thành phố trực thuộc Trung ương |
Thực hiện Kế hoạch tổ chức phát động các phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2022. |
Tháng 6,12/2022 |
Sở Tư pháp chủ trì |
||
9 |
Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội |
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Một số Viện nghiên cứu địa phương khác: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Cần Thơ. |
Trao đổi, học tập kinh nghiệm về mô hình tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. Trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc triển khai các nghiên cứu chuyên môn trong lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, phát triển và quản lý đô thị, xây dựng chính quyền và cải cách hành chính... |
Năm 2022 |
|
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn |
Học tập và trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học phục vụ công tác tham mưu cho Lãnh đạo Thủ đô Viêng Chăn. |
Dự kiến Tháng 10/2022 |
Tổ chức đoàn vào nếu phía bạn có nhu cầu |
||
10 |
Sở Du lịch |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Du lịch các tỉnh/thành phố |
Thỏa thuận ký kết hợp tác giữa thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng. |
Năm 2022 |
Tại Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TPHN, TP HCM, tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố |
Ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. |
Năm 2022 |
Dự kiến thực hiện trong Chương trình khảo sát tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ |
||
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên |
Ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội với tỉnh Phú Yên. |
Tháng 9/2022 |
Dự kiến trong Chương trình Những ngày văn hóa - du lịch Phú Yên tại Hà Nội |
||
11 |
Sở Tài chính |
|
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan cân đối bố trí nguồn kinh phí đảm bảo để thực hiện các chương trình, kế hoạch, cam kết hợp tác giữa Thành phố Hà Nội với các địa phương bạn trong năm 2022. |
Năm 2022 |
|
12 |
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội |
Các chi nhánh NHNN ở các địa phương; một số cơ quan thực thi pháp luật (Cục thi hành án; Công an; Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh/ thành phố). |
- Cung cấp thông tin (tiền gửi khách hàng, quan hệ tín dụng, đề nghị phong tỏa tài khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm để cưỡng chế tiền thuế, tiền thi hành án) cho một số cơ quan thực thi pháp luật. - Tổ chức thanh tra chéo (theo chỉ đạo của Thống đốc); phối hợp nhận/chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực ngoại hối (khi đơn vị có thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ Hà Nội đi các địa phương khác và ngược lại). |
Năm 2022 |
|
|
|
|
|
||
1 |
UBND thị xã Sơn Tây |
Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước |
Hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm. |
Năm 2022 |
Đã thực hiện |
Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên |
Hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm. |
Năm 2022 |
Triển khai theo văn bản quan hệ hợp tác đã ký kết |
Kế hoạch 188/KH-UBND triển khai hoạt động hợp tác phát triển giữa thành phố Hà Nội và các địa phương trong nước năm 2022
Số hiệu: | 188/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Hà Minh Hải |
Ngày ban hành: | 06/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 188/KH-UBND triển khai hoạt động hợp tác phát triển giữa thành phố Hà Nội và các địa phương trong nước năm 2022
Chưa có Video