ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1682/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 22 tháng 04 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
Căn cứ Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 67/2021/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 40/2019/QĐ- UBND ngày 09/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Kế hoạch số 622/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030);
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (viết tắt là Đề án TXNG), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
Cụ thể hóa các nội dung tại Kế hoạch số 622/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đảm bảo thực hiện trong năm 2022 hiệu quả.
2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2022
a) Tham dự tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm lĩnh vực truy xuất nguồn gốc (Tham dự lớp tập huấn lĩnh vực truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; Trao đổi, học tập kinh nghiệm lĩnh vực mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc) và tổ chức lớp đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Mã QR, vòng seal bảo vệ, điện toán đám mây, tem điện tử và hệ thống phần mềm nhận diện, Scan&Check,...) nhằm:
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức có liên quan, Trung tâm mã số, mã vạch quốc gia để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và nâng cao nhận thức về lợi ích của truy xuất nguồn gốc, nội dung của Đề án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định quản lý mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc.
b) Biên soạn và ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan tư vấn xây dựng đề cương Sổ tay hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
c) Đào tạo chuyên gia quản lý cho các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai xây dựng, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa: Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho công chức tại các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan, sẵn sàng nguồn lực triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các đối tượng sản phẩm, hàng hóa ưu tiên trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
d) Xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh: Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia và các tổ chức có liên quan tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.
e) Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm đặc trưng, ưu tiên của địa phương:
- Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng.
- Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng đề cương, lựa chọn các doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và theo yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
f) Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh như: sản phẩm đặc thù của tỉnh, sản phẩm chương trình OCOP,…:
- Vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch trên địa bàn tỉnh triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về năng suất, chất lượng.
- Huy động nguồn lực từ các chương trình, kế hoạch của Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
g) Cập nhật dữ liệu, kiện toàn Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh; thực hiện quản lý, kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia:
Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia và các tổ chức có liên quan tư vấn, chuyển giao giải pháp truy xuất nguồn gốc đủ điều kiện kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
h) Thực hiện thẩm định dữ liệu truy xuất nguồn gốc tại địa phương:
Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát, thẩm định việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
(Phụ lục Danh mục nhiệm vụ đính kèm)
1. Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, vốn tài trợ trong nước và ngoài nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn kinh phí thực hiện cho nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ: Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2022 theo Quyết định số 828/QĐ- UBND ngày 15/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 các Sở, ban, ngành, các cơ quan Đảng, đoàn thể, các hội đặc thù và các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc tỉnh.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 111.050.000 đồng (Một trăm mười một triệu, không trăm năm mươi ngàn đồng).
(Đính kèm biểu chi tiết)
3. Đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ vào nhiệm vụ được giao, lập kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.
1. Sở Khoa học và Công nghệ: là cơ quan đầu mối chủ trì, cùng với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về truy xuất nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng;
- Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân địa bàn tỉnh xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong khuôn khổ chương trình quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên; nhóm các sản phẩm bắt buộc để triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thị trường xuất khẩu và yêu cầu vệ sinh, an toàn;
- Chủ trì các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để áp dụng, cải tiến hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong tỉnh. Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc;
- Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia và các tổ chức có liên quan thực hiện tập huấn, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu hướng dẫn áp dụng về hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các Sở, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; tư vấn, chuyển giao giải pháp truy xuất nguồn gốc đủ điều kiện kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện chi phí và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Công thương, Sở Y tế và các ngành, địa phương liên quan rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản chủ lực và đặc sản của tỉnh, gắn truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;
- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch và các hoạt động truy xuất nguồn gốc đến các doanh nghiệp, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện;
- Triển khai, hướng dẫn các quy định của pháp luật; đào tạo, tập huấn hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý;
- Đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng thí điểm; phổ biến và nhân rộng áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý;
- Tham gia triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu quản lý của Bộ quản lý chuyên ngành và nhu cầu của doanh nghiệp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí dự toán, dự án đầu tư và đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận cùng với các cơ quan thông tin đại chúng: Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền và phổ biến về việc ứng dụng công nghệ thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tới doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý; hướng dẫn các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn ứng dụng công nghệ, giải pháp minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản; thực phẩm.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nông lâm thuỷ sản, thực phẩm an toàn, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
6. Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh:
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch;
- Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các hội viên áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
7. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh: Chủ động xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của mình theo quy định hiện hành của pháp luật; báo cáo trung thực, kịp thời tình hình xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của mình theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG
VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC” NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1682/KH-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh Ninh
Thuận)
TT |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Tập huấn, đào tạo cho các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (mã QR, vòng seal bảo vệ, điện toán đám mây, tem điện tử và hệ thống phần mềm nhận diện, Scan&Check…). |
Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) |
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia; - Các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan. |
2022 |
|
2 |
Biên soạn và ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. |
Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) |
Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia |
2022 |
Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan tư vấn xây dựng đề cương Sổ tay hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm |
3 |
Đào tạo chuyên gia quản lý cho các Sở, ban ngành có liên quan trong việc triển khai xây dựng, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. |
Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) |
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Y tế; - Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia. |
2022 |
Kết hợp với lớp đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. |
4 |
Xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh. |
Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) |
Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia; Sở Thông tin và Truyền thông và đơn vị liên quan |
2022 |
Học tập, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu tham mưu Xây dựng đề cương. |
5 |
Xây dựng mô hình áp dụng gốc đối với một số sản phẩm đặc trưng, ưu tiên của địa phương. |
Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) |
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Y tế. - Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia |
2022 |
Học tập, trao đổi kinh nghiệm của các đơn vị về mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. |
6 |
Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh như: sản phẩm đặc thù của tỉnh, sản phẩm chương trình OCOP,… |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương và các ngành, địa phương, đơn vị liên quan |
2022 |
Tuyển chọn, vận động các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. |
7 |
Cập nhật dữ liệu, kiện toàn Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh; thực hiện quản lý, kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. |
Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) |
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và đơn vị liên quan |
2022 |
Thực hiện Cập nhật dữ liệu, kiện toàn Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh khi hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng và áp dụng. |
8 |
Thực hiện thẩm định dữ liệu truy xuất nguồn gốc tại địa phương. |
UBND huyện, thành phố |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và đơn vị liên quan |
2022 |
Thực hiện việc thẩm định khi hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng và áp dụng. |
(Kèm theo Kế hoạch số: 1682/KH-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá (đồng) |
Thành tiền (đồng) |
I |
Tham dự tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm lĩnh vực truy xuất nguồn gốc |
|
|
|
45.600.000 |
1 |
Tham dự lớp tập huấn lĩnh vực truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá (Mã QR, vòng seal bảo vệ, tem điện tử và hệ thống phần mềm nhận diện, Scan&Check,... |
Đợt |
2 |
15.200.000 |
30.400.000 |
|
|
Đợt |
1 |
|
15.200.000 |
- |
Tiền thuê xe |
Ngày |
4 |
2.000.000 |
8.000.000 |
- |
Tiền phụ cấp công tác phí (03 người; 4 ngày) |
Người x ngày |
12 |
200.000 |
2.400.000 |
- |
Tiền thuê phòng (02 phòng; 3 đêm) |
Phòng x đêm |
6 |
800.000 |
4.800.000 |
2 |
Trao đổi, học tập kinh nghiệm lĩnh vực mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc |
|
|
|
15.200.000 |
- |
Tiền thuê xe |
Ngày |
4 |
2.000.000 |
8.000.000 |
- |
Tiền phụ cấp công tác phí (03 người, 04 ngày) |
Người x ngày |
12 |
200.000 |
2.400.000 |
- |
Tiền thuê phòng (02 phòng, 03 đêm) |
Phòng x đêm |
6 |
800.000 |
4.800.000 |
II |
Tổ chức lớp đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Mã QR, vòng seal bảo vệ, điện toán đám mây, tem điện tử và hệ thống phần mềm nhận diện, Scan&Check,...) |
|
|
|
65.450.000 |
- |
Hợp đồng thuê đơn vị đào tạo (đã bao gồm tiền vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Cam Ranh và ngược lại; taxi đi lại từ Hà Nội - sân bay Nội bài và ngược lại; Taxi đi từ Sân bay Cam Ranh - Ninh thuận và ngược lại; lưu trú; công tác phí; thù lao đứng lớp; thù lao trợ giảng; chi phí biên soạn bài giảng; chi phí tài liệu; các chi phí các liên quan đến tổ chức thực hiện của đơn vị đào tạo) |
Khóa |
1 |
58.000.000 |
58.000.000 |
- |
Nước uống cho học viên, giảng viên, trợ giảng và Ban tổ chức lớp học (15.000 đồng/người/buổi x 55 người x 02 buổi) |
Người x buổi |
110 |
15.000 |
1.650.000 |
- |
Trang trí hội trường (dọn hội trường, chuẩn bị font màn, hoa trang trí) |
Lần |
1 |
1.000.000 |
1.000.000 |
- |
Hỗ trợ cho những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (120.000 đồng/người/ngày x 40 người x 01 ngày) |
Ngày x người |
40 |
120.000 |
4.800.000 |
TỔNG CỘNG(I + II) |
111.050.000 |
Tổng số tiền ghi bằng chữ: Một trăm mười một triệu không trăm năm mươi ngàn đồng.
* Ghi chú: Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ dự toán được giao và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để thực hiện.
Kế hoạch 1682/KH-UBND thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 1682/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Lê Huyền |
Ngày ban hành: | 22/04/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 1682/KH-UBND thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chưa có Video