ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 21/CT-TTG NGÀY 18/7/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 27/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logicstics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.
Căn cứ Quyết định số 2227/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2018 của Bộ Giao thông vận tải về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng, Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 27/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, tăng cường kết nối các phương thức vận tải trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả kết nối hạ tầng giao thông giữa tỉnh Hòa Bình và các tỉnh khác.
- Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa; đồng thời phát triển dịch vụ logistics nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối ưu hóa chi phí, tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Yêu cầu
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về công tác phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp về tỷ trọng của ngành logistics vào GDP, tốc độ tăng trưởng dịch vụ, tỷ lệ thuê ngoài và chi phí logistics Việt Nam nói chung và tại tỉnh Hòa Bình nói riêng.
- Quán triệt, đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 27/7/2018 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logicstics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Rà soát, sửa đổi, ban hành các chính sách về dịch vụ logistics nhằm tạo thuận lợi cho phát triển logistics
- Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích việc đầu tư vốn phát triển kết cấu hạ tầng logistics và các phương tiện vận chuyển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dịch vụ logistics phát triển.
- Tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, tái cơ cấu vận tải, kịp thời phát hiện những bất cập, chồng chéo, đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển, hội nhập của hoạt động vận tải.
2. Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch
- Tập trung đầu tư quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến nhằm phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng: Hệ thống cầu, đường, bến cảng, kho, bến bãi, phương tiện vận chuyển cũng như các trang thiết bị phục vụ giao nhận vận chuyển,...
- Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics: Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, đảm bảo tính công khai minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch.
3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp, phát triển thị trường dịch vụ logictics
- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp logistics, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các Hiệp hội doanh nghiệp logistics, đồng thời áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.
- Khuyến khích một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics; ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics.
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ logistics
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển logistics, tập trung tuyên truyền về tầm quan trọng trong phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, bố trí nguồn kinh phí trong hoạt động thường xuyên để tuyên truyền kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển các trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, tái cơ cấu vận tải, kịp thời phát hiện những bất cập, chồng chéo, đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển, hội nhập của hoạt động vận tải.
b) Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch
- Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics: Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, đảm bảo tính công khai minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch giao thông vận tải.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải đã được phê duyệt.
c) Tăng cường kết nối các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics
- Tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
- Tập trung triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông vận tải, ưu tiên huy động các nguồn lực để xây dựng các công trình kết nối các trung tâm logistics, đầu mối vận tải, trung tâm phân phối hàng hóa.
d) Phát triển vận tải thủy nội địa
Ưu tiên phát triển mạnh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, đồng thời tận dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên sẵn có về sông để kết nối vận tải hàng hóa giữa đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác.
đ) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng
- Tổ chức khai thác tốt kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách.
- Triển khai thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt và có hiệu quả các chính sách huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã được phê duyệt.
g) Công tác quản lý:
- Xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng; quản lý việc lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, thiết bị nhận dạng tự động, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... tăng cường quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động của cảng, bến thủy nội địa bảo đảm theo đúng quy mô, công năng đã được duyệt để nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, phân bổ hàng hóa hợp lý giữa các khu vực, các loại hình vận tải.
2. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử. Thông qua các hoạt động nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp, khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.
- Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
- Chủ trì quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 về việc phê duyệt, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đảm bảo tính gắn kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm, giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như phân phối hàng hóa đầu ra để giảm chi phí vận tải và các chi phí logistics khác.
- Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến logistics, kịp thời phát hiện các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Khuyến khích một số khu công nghiệp xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics nhằm rút ngắn thời gian, chi phí giao nhận nguyên vật liệu và sản phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính để cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách thực hiện các dự án giao thông kết nối đến các cảng thủy nội địa, ưu tiên các dự án cấp bách trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền đến các tổ chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng của logistics đối với sự phát triển của đất nước nói chung, của tỉnh Hòa Bình nói riêng.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Bố trí quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ cảng cạn, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia để từng bước phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi địa bàn quản lý về công tác phát triển dịch vụ logistics; đồng thời phối hợp với các Sở, ngành kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống logistics trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 27/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logicstics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Hòa Bình ban hành
Số hiệu: | 156/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký: | Nguyễn Văn Quang |
Ngày ban hành: | 06/12/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông do tỉnh Hòa Bình ban hành
Chưa có Video