ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 4 năm 2021 |
Căn cứ Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư năm 2021, với những nội dung chính sau đây:
- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
- Thừa Thiên Huế định hướng phát triển Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân; phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh; cùng với chuyển đổi số góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị.
- 80% cơ quan, tổ chức được cung cấp thông tin thiết yếu và các thông điệp của lãnh đạo tỉnh cho người dân, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân về chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế và tham gia tích cực cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện đồng bộ hiệu quả phương châm “4 Không 1 Có”.
- Triển khai 01-02 hạng mục, dự án thành phần của Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh.
- Xây dựng 01-02 cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ số; 100% hệ thống thông tin cơ sở được hoàn thiện, đổi mới và hiện đại hóa; thay đổi phương thức truyền dẫn của hệ thống Truyền thanh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, 80% thông tin được cung cấp thông qua nền tảng số và cơ sở dữ liệu, 30% phạm vi toàn tỉnh được triển khai hệ thống băng thông rộng chất lượng cao.
- 40% người dân, doanh nghiệp được phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân, doanh nghiệp.
- Tiếp tục nghiên cứu và triển khai Chương trình giáo dục STEM đến 100% giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng 01-02 câu lạc bộ trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, công nghệ tự động hóa, robotics trong các trường THPT và trường Đại học, Cao đẳng.
- Cơ cấu 03-05 giải thưởng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các Hội thi về Sáng tạo Khoa học kỹ thuật của tỉnh, cuộc thi sáng chế, giải thưởng khoa học và công nghệ.
- Triển khai 02-03 dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
- Hoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế.
- Phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế trở thành Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia; xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo tầm quốc gia.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Xây dựng 02-03 thông điệp của Chủ tịch UBND tỉnh theo từng vấn đề, chủ điểm và thời gian.
- Xây dựng 02-03 bản tin, bài viết đăng tải trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử phản ánh, thông tin, tuyên truyền sâu rộng về khái niệm, định nghĩa, tình hình, kết quả, năng lực, thực trạng của đất nước và của tỉnh trong tiếp cận và tham gia Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Tổ chức 01-02 hội thảo khoa học, diễn đàn khoa học nhằm nâng cao nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khuyến nghị các giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Thừa Thiên Huế.
- Tổ chức Hội thảo “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”.
2. Đổi mới và hoàn thiện Khung chính sách phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư
- Xây dựng trình Hội đồng nhân dân “Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý các giao dịch điện tử, tài chính - tiền tệ, thanh toán điện tử và các dịch vụ xuyên biên giới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số.
- Hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường. Đặc biệt, xây dựng chính sách ưu tiên doanh nghiệp mới tham gia phát triển Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế.
3. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Triển khai hệ thống băng thông rộng và mạng di động 4G/5G chất lượng cao đến 100% thôn, bản.
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp Trung tâm dữ liệu của tỉnh, thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và một số ngành kinh tế - dịch vụ của tỉnh.
- Hoàn thiện hạ tầng thanh toán số để tạo điều kiện thúc đẩy giao dịch trực tuyến và không sử dụng tiền mặt trong cơ quan nhà nước và một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
- Triển khai thẻ điện tử, vé điện tử, tích hợp dịch vụ thanh toán thống nhất trên nền tảng di động.
- Nghiên cứu làm chủ và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong lĩnh vực y - dược, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh.
- Kết nối Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế với các Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo trong nước và trên thế giới với mục tiêu thu hút đầu tư, tiếp cận với công nghệ mới, nhất là công nghệ nền tảng số.
- Thúc đẩy phát triển nền tảng số để phát triển kinh tế số, đô thị số và chính quyền số. Ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Triển khai Đề án phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, gắn với thanh toán số và dịch vụ chuyển phát, ưu tiên phát triển các ứng dụng 3D, ứng dụng thực tải ảo (AR) và ứng dụng nền tảng số cho thương mại điện tử.
- Hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt giải cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý dữ liệu lớn (Bigdata) trong lĩnh vực FINTECH tại Thừa Thiên Huế”.
- Xây dựng dữ liệu số các cấp chính quyền, gắn với xây dựng trục kết nối, chia sẻ dữ liệu số cấp tỉnh và kết nối vào trục quốc gia. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân, doanh nghiệp khai thác dữ liệu, tương tác với chính quyền các cấp trên cơ sở định danh số.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành và doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nâng cấp hệ thống ISO điện tử, trở thành phần mềm dùng chung trong hệ thống chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và công dân số
- Tiếp tục nghiên cứu và triển khai Chương trình giáo dục STEM đến 100% giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đưa nhu cầu của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo năm cuối của các trường Đại học, Cao đẳng.
- Đưa tiêu chí công nghệ thông tin và truyền thông là nội dung ưu tiên vào các Giải thưởng, Hội thi về Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật của tỉnh.
- Xây dựng các câu lạc bộ trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, công nghệ tự động hóa, robotics trong các trường THPT và trường Đại học, Cao đẳng.
- Tăng cường gắn kết đào tạo nguồn nhân lực, tạo mối liên kết chặt chẽ, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
- Nâng cấp một số trường dạy nghề hiện có với trang thiết bị hiện đại.
- Thực hiện đề tài khoa học - công nghệ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2030”.
- Triển khai Đề án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
- Đầu tư và hoàn thiện hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung.
- Tổ chức 02-03 Hội nghị xúc tiến đầu tư về công nghiệp công nghệ thông tin.
- Hợp tác quốc tế với các nước tiên tiến về đào tạo và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nghiên cứu, xây dựng nền tảng nhằm kết nối các hệ thống truyền thanh thông minh dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở ở cấp huyện - xã trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng mô hình quản trị và giải pháp tổng thể điều hành Khu công nghệ thông tin tập trung thông minh.
- Hoàn thiện và đưa vào triển khai Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0. Tiếp tục nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh, liên thông, đồng bộ dữ liệu các thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- Xây dựng Dự án Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 -2030, đưa các ứng dụng nền tảng số và dịch vụ thông minh vào các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên cơ sở ứng dụng thành tựu công nghệ mới.
- Tích hợp các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn bộ trong 3 hệ thống thông tin bao gồm: Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin tương tác.
- Đầu tư hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và hệ thống hồ sơ một cửa đảm bảo kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia theo đúng các tiêu chuẩn đã được quy định. Tiến hành số hoá dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp tại Trung tâm phục vụ hành chính công để phục vụ người dân một cách tốt nhất.
- Triển khai mô hình công sở và chính quyền điện tử di động (mOffice) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ người dân về tiếp cận dịch vụ công trong hệ thống chính quyền điện tử.
- Xây dựng hệ sinh thái Y tế thông minh, Du lịch thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Hình thành Khu Công nghệ cao và phát triển các ngành công nghệ ưu tiên
- Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ và Thủ tướng Đề án Khu Công nghệ cao.
- Đặt hàng 01-02 dự án khoa học - công nghệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến để chiết xuất, tinh dầu, cao dược liệu, tinh chế các sản phẩm từ dược liệu thành nguyên liệu dùng trong công nghiệp dược và trong các ngành khác.
- Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong nông nghiệp để phát triển vùng nguyên liệu dược liệu. Tập trung nghiên cứu sản xuất 03-05 giống địa phương sạch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao trên quy mô lớn từ các nguồn gen có giá trị, hiếm, đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đặt hàng 01-02 dự án khoa học - công nghệ ứng dụng công nghệ gen, công nghệ enzym, công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin, internet vạn vật (IoT), công nghệ tự động hóa, vật liệu mới để áp dụng thành công vào sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng các mô hình nuôi, trồng các loại, cây, con có năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế với quy mô lớn, đáp ứng định hướng phát triển nền nông nghiệp nhanh và bền vững, có sự tham gia của cộng đồng người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.
- Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản chế biến, ứng dụng các quy trình cải tiến trong quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động có hiệu quả từ 01-02 doanh nghiệp trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao có quy mô lớn (các doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản).
- Hoàn thiện Chương trình ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để triển khai 01-02 mô hình.
- Hỗ trợ phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế thành trung tâm công nghệ sinh học quốc gia tại miền Trung. Hỗ trợ Viện Công nghệ sinh học thành lập 5 phòng thí nghiệm: Miễn dịch học và vaccine; Tin sinh học; Hoạt chất sinh học và Công nghệ hóa sinh; Công nghệ bào chế; Sinh học biến bằng nguồn vốn của Trung ương.
8. Chính sách hội nhập quốc tế
- Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực và kinh nghiệm các nước tiên tiến để triển khai các dự án ODA, NGO hỗ trợ phát triển các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin hệ sinh thái đô thị thông minh.
- Tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các Công ước, Hiệp định quốc tế mà Việt Nam có tham gia.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2021 và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
- Trên cơ sở các nhiệm vụ được phân công, các cơ quan chủ trì, thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự toán kinh phí, gửi Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí trong ngân sách của cơ quan.
1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ:
- Làm đầu mối triển khai, tổng hợp việc thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì thực hiện các chương trình, đề án liên quan nhằm lồng ghép các mục tiêu của Kế hoạch này như: Đề án cố đô khởi nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Dược liệu, Nông nghiệp công nghệ cao, Năng suất chất lượng...
- Chủ trì lập dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ thuộc ngành quản lý để triển khai các nhiệm vụ.
- Triển khai các đề tài/dự án khoa học - công nghệ liên quan.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện các nhiệm vụ:
- Hoàn thiện, đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở; thay đổi phương thức truyền dẫn của hệ thống truyền thanh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin và hình thành Khu công nghệ thông tin tập trung, hoàn thiện hệ sinh tái đô thị thông minh và chính phủ điện tử.
- Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực đảm bảo an toàn dữ liệu, an toàn an ninh mạng.
- Chủ trì lập dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ thuộc ngành quản lý để triển khai các nhiệm vụ.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để triển khai thực hiện kế hoạch.
4. Các Sở, Ban, ngành khác căn cứ vào nhiệm vụ được phân công chủ trì theo dõi, thực hiện chương trình, đề án, dự án tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Kế hoạch này, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC NHIỆM VỤ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH
CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 147/KH-UBND
ngày 14/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Tên chương trình, dự án |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Ghi chú |
Công tác thông tin tuyên truyền và đổi mới tư duy, nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội |
||||
1. |
Xây dựng 02-03 bảng tin, bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử trên địa bàn tỉnh |
|
2. |
Đặt hàng 05-06 chuyên mục đưa tin và bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
|
3. |
Tổ chức 01-02 hội thảo khoa học, diễn đàn khoa học nhằm nâng cao nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khuyến nghị các giải pháp phát triển và ứng dụng CNTT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Thừa Thiên Huế. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ |
|
Đổi mới và hoàn thiện Khung chính sách phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư |
||||
4. |
Hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Viện Nghiên cứu phát triển, Sở Thông tin và Truyền thông, Đại học Huế |
|
5. |
Xây dựng trình Hội đồng nhân dân “Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển |
|
Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng nền tảng số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội |
||||
6. |
Hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt giải cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý dữ liệu lớn (Bigdata) trong lĩnh vực FINTECH tại Thừa Thiên Huế” |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ Thông tin |
|
7. |
Xây dựng hệ thống hỗ trợ người dân về tiếp cận dịch vụ công trong hệ thống chính quyền điện tử |
Văn phòng UBND tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
8. |
Nâng cấp hệ thống ISO điện tử, trở thành phần mềm dùng chung trong hệ chống chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế |
Trung tâm Công nghệ Thông tin |
Văn phòng UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông |
|
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và công dân số |
||||
9. |
Thực hiện đề tài KHCN “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2030” |
Tuyển chọn đơn vị thực hiện |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
Hình thành Khu Công nghệ cao và phát triển các ngành công nghệ ưu tiên |
||||
10. |
Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ và Thủ tướng Đề án Khu Công nghệ cao |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển |
|
11. |
Đặt hàng 01-02 dự án KHCN ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến để chiết xuất, tinh dầu, cao dược liệu, tinh chế các sản phẩm từ dược liệu thành nguyên liệu dùng trong công nghiệp dược và trong các ngành khác |
Tuyển chọn đơn vị thực hiện |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
12. |
Nghiên cứu sản xuất 03-05 giống địa phương sạch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao trên quy mô lớn từ các nguồn gen có giá trị, hiếm, đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên Huế |
Tuyển chọn đơn vị thực hiện |
Viện Công nghệ sinh học, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
13. |
Đặt hàng 01-02 dự án KHCN ứng dụng công nghệ gen, công nghệ enzym, công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin, internet vạn vật (IoT), công nghệ tự động hóa, vật liệu mới để áp dụng thành công vào sản xuất nông nghiệp |
Tuyển chọn đơn vị thực hiện |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
14. |
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản chế biến, ứng dụng các quy trình cải tiến trong quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
15. |
Hỗ trợ 01-02 doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao có quy mô lớn (các doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM
GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 14/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT |
Tên chương trình, dự án |
Kinh phí |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Ghi chú |
Công tác thông tin tuyên truyền và đổi mới tư duy, nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội |
|||||
1. |
Xây dựng thông điệp của Chủ tịch UBND tỉnh theo từng vấn đề, chủ điểm và thời gian |
|
VP UBND tỉnh |
Các Sở, Ban, Ngành và địa phương liên quan |
|
2. |
Tổ chức 04-05 lớp tập huấn kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân,doanh nghiệp |
|
Trung tâm Công nghệ Thông tin |
Sở Thông tin và Truyền thông Sở, Khoa học và Công nghệ |
|
3. |
Tổ chức Hội thảo “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025” |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Công nghệ Thông tin |
|
Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư |
|||||
4. |
Triển khai hệ thống băng thông rộng và mạng di động 4G/5G chất lượng cao đến 100% thôn, bản |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các doanh nghiệp Viễn thông |
|
5. |
Đầu tư xây dựng và nâng cấp Trung tâm dữ liệu của Tỉnh |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
6. |
Hoàn thiện hạ tầng thanh toán số để tạo điều kiện thúc đẩy giao dịch trực tuyến và không sử dụng tiền mặt trong cơ quan nhà nước và một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND cấp Huyện |
|
7. |
Triển khai thẻ điện tử, vé điện tử, tích hợp dịch vụ thanh toán thống nhất trên nền tảng di động |
|
Ngân hàng nhà nước |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển |
|
8. |
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong lĩnh vực y - dược, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh |
|
Bệnh viện Trung ương Huế/Trường Đại học Y Dược Huế |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng nền tảng số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội |
|||||
9. |
Triển khai Đề án phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, gắn với thanh toán số và dịch vụ chuyển phát, ưu tiên phát triển các ứng dụng 3D, ứng dụng thực tải ảo (AR) và ứng dụng nền tảng số cho thương mại điện tử |
|
Sở Công Thương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
10. |
Nghiên cứu giải pháp AI phân tích dữ liệu camera phục vụ nhu cầu giám sát tại tỉnh Thừa Thiên Huế |
|
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh |
Sở Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông |
|
11. |
Kết nối Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế với các Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo trong nước và trên thế giới với mục tiêu thu hút đầu tư, tiếp cận với công nghệ mới, nhất là công nghệ nền tảng số |
|
Viện Nghiên cứu phát triển |
Sở Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông |
|
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và công dân số |
|||||
12. |
Triển khai Chương trình giáo dục STEM đến 100% giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh |
|
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các Trường THPT, dạy nghề |
|
13. |
Nâng cấp một số trường dạy nghề hiện có với trang thiết bị hiện đại |
|
Sở Lao động, Thương binh và xã hội |
Các trường dạy nghề |
|
14. |
Đưa tiêu chí công nghệ thông tin và truyền thông là nội dung ưu tiên vào các Giải thưởng, Hội thi về Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật của tỉnh |
|
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông |
|
15. |
Xây dựng các câu lạc bộ trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, công nghệ tự động hóa, robotics trong các trường THPT và trường Đại học, Cao đẳng |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu phát triển, trường Đại học Phú Xuân, các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh |
|
Phát triển Công nghiệp CNTT và hình thành Khu CNTT tập trung, hoàn thiện hệ sinh thái đô thị thông minh và chính phủ điện tử |
|||||
16. |
Đầu tư và hoàn thiện hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung |
|
Trung tâm CNTT tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển |
|
17. |
Tổ chức 02-03 Hội nghị xúc tiến đầu tư về công nghiệp CNTT |
|
Trung tâm CNTT tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu phát triển |
|
18. |
Nghiên cứu, xây dựng nền tảng nhằm kết nối các hệ thống truyền thanh thông minh dựa trên ứng dụng CNTT - viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở ở cấp huyện - xã trên địa bàn tỉnh |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, xã |
|
19. |
Xây dựng mô hình quản trị và giải pháp tổng thể điều hành Khu CNTT tập trung thông minh |
|
Trung tâm CNTT tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
20. |
Hoàn thiện và đưa vào triển khai Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0. Tiếp tục nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh, liên thông, đồng bộ dữ liệu các thủ tục hành chính với Cổng Dịch vụ công Quốc gia |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng UBND tỉnh |
|
21. |
Tích hợp các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn bộ trong 3 hệ thống thông tin bao gồm: Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin tương tác |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng UBND tỉnh |
|
22. |
Đầu tư hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và hệ thống hồ sơ một cửa đảm bảo kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia theo đúng các tiêu chuẩn đã được quy định. Tiến hành số hoá dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp tại Trung tâm phục vụ hành chính công |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng UBND tỉnh |
|
23. |
Triển khai mô hình công sở và chính quyền điện tử di động (mOffice) tại tỉnh Thừa Thiên Huế |
|
Trung tâm CNTT tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh |
|
24. |
Hợp tác quốc tế với các nước tiên tiến về đào tạo và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Trung tâm CNTT tỉnh, Viện Nghiên cứu phát triển |
|
25. |
Phát triển thị trường thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 |
|
Sở Công Thương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
26. |
Đề án phát triển doanh nghiệp số năm 2021 |
|
Sở Công Thương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
27. |
Xây dựng hệ sinh thái Y tế thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế |
|
Sở Y tế |
Sở Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT tỉnh |
|
28. |
Xây dựng hệ sinh thái Du lịch thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế |
|
Sở Du lịch |
Sở Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT tỉnh |
|
Hình thành Khu Công nghệ cao và phát triển các ngành công nghệ ưu tiên |
|||||
29. |
Thành lập 5 phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học: Miễn dịch học và vaccine; Tin sinh học; Hoạt chất sinh học và Công nghệ hóa sinh; Công nghệ bào chế; Sinh học biển. |
|
Viện Công nghệ sinh học |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
Kế hoạch 147/KH-UBND triển khai Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 147/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 14/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 147/KH-UBND triển khai Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chưa có Video