ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 07 tháng 7 năm 2020 |
Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 4211-TB/VPTU ngày 01/6/2020 của Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 05/8/2019 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đưa việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019, Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xác định rõ vai trò của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Các Sở, ban ngành, UBND các huyện và thành phố, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, các đơn vị có liên quan xây dựng và ban hành văn bản triển khai việc giám sát và đánh giá tại cơ quan, đơn vị và trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cơ quan nhà nước.
2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, xác định rõ vai trò, đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể:
- Xây dựng hệ thống cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch này và các nhiệm vụ được giao khác.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, các chi hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để phục vụ tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế để đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức kiểm định, nhất là các tổ chức tư, thực hiện hoạt động phân tích, kiểm định, đánh giá về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước và Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh và các Hội cấp huyện. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, đảm bảo theo vị trí việc làm trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách có liên quan của tỉnh trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đúng quy định của pháp luật và đảm bảo phù hợp tình hình thực tế để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông. Cụ thể:
- Các Sở, ban ngành có liên quan tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cho người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa,...).
- Các Sở, ban ngành có liên quan đa dạng hóa công tác truyền thông, tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Hằng năm, triển khai thực hiện tốt Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (ngày 15 tháng 3) trên địa bàn tỉnh và bố trí nguồn lực để đảm bảo thực hiện hoạt động này.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng. Cụ thể:
- Hằng năm, các Sở, ban ngành có liên quan ban hành chương trình, kế hoạch tổng thể về thanh tra, kiểm gia, giám sát và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa những hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, không an toàn, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng lưu thông trên thị trường.
- Các Sở, ban ngành có liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tích cực phản ánh, thông tin kịp thời đến cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện những hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng đang lưu thông hoặc sẽ lưu thông trên thị trường.
5. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể:
- Tiếp tục triển khai Đề án “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, tập trung vào các hoạt động vinh danh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tiếp tục vận hành, xây dựng và phát triển hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Tổng kết, đánh giá thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế. Cụ thể:
- Thực hiện tốt các hoạt động hợp tác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thỏa thuận thương mại song phương, đa phương và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
- Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu; đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Trong đó tập trung trọng tâm hợp tác với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), nơi có nhiều giao dịch kinh doanh của các doanh nghiệp và người tiêu dùng của tỉnh, nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệu quả, chặt chẽ.
- Tăng cường hoạt động hợp tác giải quyết tranh chấp tiêu dùng, thu hồi hàng hóa có khuyết tật xuyên biên giới.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(Có Phụ lục nội dung cụ thể triển khai thực hiện kèm theo)
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố, các đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể và tổ chức thực hiện; thường xuyên sơ kết, tổng kết các hoạt động (theo tháng, quý, năm); định kỳ báo cáo trước ngày 10 tháng 11 hằng năm về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ hoặc đột xuất (nếu có).
2. Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh và các tổ chức đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu: | 118/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký: | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành: | 07/07/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chưa có Video