HIỆP ĐỊNH
THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN
(AANZFTA)
Lời mở đầu
Chương 1. Thành lập khu vực Thương mại tự do, các mục tiêu và định nghĩa chung
Chương 2. Thương mại hàng hoá
Chương 3. Quy tắc xuất xứ hàng hoá
Phụ lục về các thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động
Tiểu phụ lục về Yêu cầu dữ liệu tối thiểu – Đề nghị cấp Chứng nhận xuất xứ
Tiểu phụ lục về Yêu cầu dữ liệu tối thiểu – Chứng nhận xuất xứ
Chương 4. Thủ tục hải quan
Chương 5. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
Chương 6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp
Chương 7. Các biện pháp tự vệ
Chương 8. Thương mại dịch vụ
Phụ lục về Dịch vụ Tài chính
Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông
Tiểu phụ lục về thời gian chuyển đổi
Chương 9. Di chuyển thể nhân
Chương 10. Thương mại điện tử
Chương 11. Đầu tư
Phụ lục về Tước quyền sở hữu và Đền bù
Chương 12. Hợp tác kinh tế
Chương 13. Sở hữu trí tuệ
Chương 14. Cạnh tranh
Chương 15. Các quy định và ngoại lệ chung
Chương 16. Các điều khoản thể chế
Chương 17. Tham vấn và giải quyết tranh chấp
Phụ lục về quy tắc thủ tục cho tố tụng của Uỷ ban Trọng tài
Phụ lục về các thủ tục tuỳ chọn cho việc thành lập Uỷ ban Trọng tài
Chương 18. Các quy định cuối cùng
Phụ lục:
Phụ lục 1. Biểu cam kết cắt giảm thuế
Phụ lục 2. Các quy tắc cụ thể về sản phẩm
Phụ lục 3. Biểu cam kết về các ngành dịch vụ cụ thể
Phụ lục 4. Biểu cam kết về di chuyển thể nhân
Chính phủ của Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan, và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được gọi chung là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Úc và Niu Dilân,
CỦNG CỐ quan hệ bền vững trên tinh thần hữu nghị và hợp tác giữa các nước;
NHẮC LẠI Hiệp định khung về Đối tác Kinh tế mật thiết hơn AFTA–CER được các Bộ trưởng thông qua tại Hà Nội, Việt Nam ngày 16 tháng 9 năm 2001;
MONG MUỐN giảm thiểu các hàng rào và tăng cường sâu rộng quan hệ kinh tế giữa các Bên; giảm chi phí kinh doanh, tăng thương mại và đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng một thị trường rộng lớn hơn với nhiều cơ hội hơn và lợi thế kinh tế theo quy mô đối với các doanh nghiệp;
TIN TƯỞNG rằng Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN –Úc – Niu Dilân này sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác kinh tế, đóng vai trò quan trọng hướng tới hội nhập kinh tế khu vực và hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững;
NHẬN THỨC được vai trò và đóng góp quan trọng của doanh nghiệp trong tăng cường thương mại và đầu tư giữa các Bên và nhu cầu thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hợp tác và sử dụng các cơ hội kinh doanh tốt hơn theo quy định của Hiệp định này;
XEM XÉT mức độ phát triển khác nhau giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN và giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN với Úc và Niu Dilân, sự cần thiết phải dành linh hoạt, gồm đối xử đặc biệt và khác biệt, đặc biệt dành cho các Quốc gia Thành viên mới của ASEAN; cũng như nhu cầu tạo thuận lợi cho tăng cường sự tham gia của các Quốc gia Thành viên mới của ASEAN vào Hiệp định và tăng cường xuất khẩu của các Quốc gia này thông qua, nhưng không hạn chế ở, tăng cường năng lực, hiệu quả và tính cạnh tranh trong nước;
KHẲNG ĐỊNH LẠI quyền và nghĩa vụ tương ứng và các cam kết của các Bên trong Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới và các Hiệp định, thỏa thuận quốc tế hiện hành khác;
NHẬN THỨC được động lực tích cực của các hiệp định và thoả thuận thương mại khu vực trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại khu vực và toàn cầu, vai trò quan trọng của các Hiệp định và thỏa thuận này trong việc hình thành hệ thống thương mại đa phương;
ĐÃ NHẤT TRÍ NHƯ SAU:
THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO, CÁC MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG
Điều 1
Mục tiêu
Các mục tiêu của Hiệp định này là:
(a) Từng bước tự do hoá và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá giữa các Bên thông qua, nhưng không hạn chế ở, xoá bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hầu hết thương mại hàng hoá giữa các Bên;
(b) Từng bước tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các Bên, với phạm vi ngành đáng kể;
(c) Tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các Bên thông qua việc phát triển hơn nữa môi trường đầu tư thuận lợi;
(d) Thành lập một khuôn khổ hợp tác nhằm tăng cường, đa dạng hoá và đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế giữa các Bên; và
(e) Dành đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các Quốc gia Thành viên ASEAN, đặc biệt là đối với các Quốc gia Thành viên mới, để tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế hiệu quả hơn nữa.
Điều 2
Thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc –Niu Dilân
Các Bên cam kết thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân tuân thủ theo điều XXIV của Hiệp định GATT 1994 và điều V của Hiệp định GATS .
Điều 3
Các định nghĩa chung
1. Vì mục đích của Hiệp định này, trừ khi có quy định khác:
(a) AANZFTA nghĩa là Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân;
(b) Hiệp định nghĩa là Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân;
(c) Hiệp định Định giá hải quan nghĩa là Hiệp định về thực thi Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(d) ASEAN là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bao gồm Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Indonesia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Cộng hoà Philíppin, Cộng hoà Singapore, Cộng hoà Thái Lan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và bất kỳ thành viên nào đề cập trong Hiệp định này được gọi chung là các Quốc gia Thành viên ASEAN và được gọi riêng là Quốc gia Thành viên ASEAN;
(e) Thuế quan là bất cứ loại hình thuế hải quan hoặc thuế nhập khẩu và bất kỳ một khoản phí nào bao gồm thuế và phụ thu được áp dụng với việc nhập khẩu hàng hóa; nhưng không bao gồm:
(i) Những loại phí tương đương thuế nội địa được áp dụng theo các quy định của đoạn 2 điều III của Hiệp định GATT 1994 liên quan đến hàng hóa nội địa tương tự hoặc liên quan đến một nguyên liệu để sản phẩm nhập khẩu được chế biến hoặc sản xuất toàn bộ hay một phần;
(ii) Thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng được áp dụng theo các quy định của Điều VI của Hiệp định GATT 1994, Hiệp định về Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994, có thể được sửa đổi và Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO, có thể được sửa đổi; hoặc
(iii) phí hoặc bất cứ một khoản lệ phí nào liên quan tới chi phí dịch vụ được cung cấp.
(f) Ngày nghĩa là ngày dương lịch, bao gồm ngày cuối tuần và các ngày nghỉ;
(g) Ủy ban Hỗn hợp về FTA là Ủy ban Hỗn hợp của FTA ASEAN, Úc và Niu Dilân được thành lập theo Điều 1 (Uỷ ban Hỗn hợp FTA) của Chương 16 (Các điều khoản về thể chế);
(h) GATS là Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ trong Phụ lục 1B của Hiệp định WTO;
(i) GATT 1994 nghĩa là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(j) Mã HS nghĩa là Hệ thống Mã số và Mô tả hàng hóa được xây dựng theo Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hoà Mã số và Mô tả hàng hoá ký tại Brussel vào ngày 14 tháng 6 năm 1983, và đã sửa đổi;
(k) Các điều của Hiệp định IMF nghĩa là các điều của Hiệp định Quỹ tiền tệ quốc tế;
(l) Các Quốc gia Thành viên mới của ASEAN nghĩa là Vương quốc Campuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Myanmar, và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(m) Hàng hoá có xuất xứ nghĩa là một hàng hoá đủ tiêu chuẩn xuất xứ theo Chương 3 (Quy tắc xuất xứ);
(n) Các Bên nghĩa là gọi chung tất cả các Quốc gia Thành viên ASEAN, Úc và Niu Dilân;
(o) Một Bên nghĩa là một Quốc gia Thành viên ASEAN hoặc Úc hoặc Niu Dilân;
(p) Hiệp định TRIPS nghĩa là Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại trong Phụ lục 1C của Hiệp định WTO;
(q) WTO nghĩa là Tổ chức Thương mại Thế giới; và
(r) Hiệp định WTO được hiểu là Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, hoàn thành vào ngày 15 tháng 4 năm 1994.
Điều 1
Cắt giảm và/hoặc Xóa bỏ thuế hải quan
Trừ trường hợp có quy định khác trong Hiệp định này, mỗi Bên phải cắt giảm và/hoặc loại bỏ thuế hải quan đối với hàng hoá có xuất xứ của các Bên khác theo Lộ trình cam kết thuế quan tại Phụ lục 1 (Lộ trình cam kết thuế quan).
Điều 2
Đẩy nhanh các Cam kết Thuế quan
1. Không quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản tất cả các Bên đàm phán và tham gia vào các thỏa thuận đẩy nhanh và/hoặc cải thiện các cam kết thuế quan trong Hiệp định này. Một hiệp định giữa tất cả các Bên nhằm đẩy nhanh và/ hoặc cải thiện các cam kết thuế quan sẽ được bổ sung vào Hiệp định này, theo Điều 6 (Sửa đổi) của Chương 18 (Các điều khoản cuối cùng). Việc đẩy nhanh và/ hoặc cải thiện các cam kết thuế quan phải được tất cả các Bên thực hiện.
2. Hai hoặc nhiều Bên cũng có thể tham vấn để xem xét việc đẩy nhanh và/hoặc cải thiện các cam kết thuế quan được đặt ra trong Lộ trình cam kết thuế quan tại Phụ lục 1 (Lộ trình cam kết thuế quan). Thoả thuận giữa các Bên này nhằm đẩy nhanh và/hoặc cải thiện các cam kết thuế quan cụ thể trong Hiệp định này sẽ được bổ sung vào Hiệp định, theo Điều 6 (Sửa đổi) của Chương 18 (Các điều khoản cuối cùng). Những nhân nhượng thuế quan từ việc đẩy nhanh và/hoặc cải thiện các cam kết thuế quan phải dành cho tất cả các Bên.
3. Một Bên, vào bất cứ thời điểm nào, có thể đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm và/hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hoá có xuất xứ của các Bên khác được đưa ra trong Lộ trình cam kết thuế quan của nước đó tại Phụ lục 1 (Lộ trình cam kết thuế quan). Bên có ý định thực hiện điều này phải thông báo cho các Bên khác trước khi thuế suất hải quan mới có hiệu lực, hoặc trong các trường hợp khác vào thời gian sớm nhất có thể.
Điều 3
Loại bỏ Trợ cấp Xuất khẩu Nông nghiệp
Phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định WTO, mỗi Bên nhất trí xóa bỏ và không áp dụng tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản xuất khẩu sang các Bên khác.
Điều 4
Đối xử quốc gia đối với Quy định và Thuế trong nước
Mỗi Bên phải dành quy chế đối xử quốc gia đối với hàng hoá của các Bên khác theo Điều III của Hiệp định GATT 1994. Trên tinh thần này, Điều III của Hiệp định GATT 1994 sẽ được bổ sung và là một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
Điều 5
Phí và Lệ phí liên quan đến Nhập khẩu và Xuất khẩu
1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu là phù hợp với quyền và nghĩa vụ của nước đó theo Hiệp định GATT 1994.
2. Mỗi Bên phải công bố các khoản phí và lệ phí áp dụng với nhập khẩu và xuất khẩu, và ở chừng mực có thể, theo pháp luật và các quy định trong nước, cung cấp các thông tin này trên mạng internet.
3. Một Bên có thể không cần đến các giao dịch lãnh sự, bao gồm các khoản phí và lệ phí liên quan, trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ một Bên khác.
Điều 6
Công bố và quản lý các quy định thương mại
1. Điều X của Hiệp định GATT 1994 sẽ được bổ sung và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
2. Theo các quy định và pháp luật trong nước và trong chừng mực có thể, mỗi Bên phải công khai các luật, quy định, quyết định, quy tắc trong đoạn 1 trên mạng internet.
Điều 7
Hạn chế Định lượng và các Biện pháp Phi thuế quan
1. Không Bên nào được thông qua hoặc duy trì lệnh cấm hoặc hạn chế định lượng đối với nhập khẩu hàng hoá từ bất kỳ Bên khác hoặc đối với xuất khẩu hàng hoá đến lãnh thổ của bất kỳ Bên khác, ngoại trừ theo quyền và nghĩa vụ của nước đó trong WTO hoặc theo Hiệp định này. Theo tinh thần đó, Điều XI của Hiệp định GATT 1994 sẽ được bổ sung và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
2. Trừ trường hợp có quy định khác trong Hiệp định này, một Bên không được thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào đối với nhập khẩu hàng hoá từ Bên khác hoặc đối với xuất khẩu hàng hoá đến lãnh thổ của Bên khác, ngoại trừ theo quyền và nghĩa vụ của nước đó trong WTO hoặc theo Hiệp định này.
3. Mỗi Bên phải đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan được quy định tại Đoạn 2 và phải đảm bảo rằng không có biện pháp nào được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với mục đích hoặc có tác dụng tạo ra những trở ngại không cần thiết trong thương mại giữa các Bên.
4. Ủy ban về Hàng hoá được thành lập theo Điều 11 (Uỷ ban về thương mại hàng hoá) phải rà soát các biện pháp phi thuế quan thuộc Chương này với mục đích xem xét phạm vi của các công cụ bổ sung nhằm thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá giữa các Bên. Ủy ban về Hàng hóa phải đệ trình lên Uỷ ban hỗn hợp FTA báo cáo ban đầu về tiến trình công việc của mình, bao gồm bất kỳ đề xuất nào trong vòng hai năm kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Một Bên có thể đề xuất các biện pháp để Ủy ban về Hàng hoá xem xét.
Điều 8
Cấp phép Nhập khẩu
1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng tất cả các biện pháp cấp phép nhập khẩu tự động và không tự động được thực hiện một cách minh bạch và có thể dự đoán được, và được áp dụng theo Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu tại Phụ lục 1A trong Hiệp định WTO.
2. Mỗi Bên phải thông báo ngay lập tức cho các Bên khác về các thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành. Sau đó, mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác bất cứ thủ tục cấp phép nhập khẩu mới và bất cứ sự thay đổi nào trong thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành, trong một chừng mực có thể, 60 ngày trước khi các thủ tục này có hiệu lực, nhưng trong bất cứ trường hợp nào không được muộn hơn 60 ngày sau khi công bố. Thông tin về bất cứ thông báo nào theo Điều này phải tuân thủ Điều 5.2 và 5.3 của Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu tại Phụ lục 1A trong Hiệp định WTO.
3. Theo yêu cầu của một Bên khác, một Bên phải, ngay lập tức và trong chừng mực có thể, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của Bên đó về yêu cầu cấp phép nhập khẩu được áp dụng chung.
Điều 9
Điều chỉnh các Ưu đãi
Trong những trường hợp ngoại lệ khi một Bên gặp phải những khó khăn không lường trước được khi thực hiện các cam kết thuế quan của mình, nếu được sự đồng ý của tất cả các Bên khác có quyền lợi liên quan, Bên đó có thể sửa đổi hoặc rút lại ưu đãi trong Lộ trình cam kết thuế quan tại Phụ lục 1 (Lộ trình cam kết thuế quan). Để đạt được thoả thuận này, Bên liên quan phải tiến hành đàm phán với các Bên quan tâm. Trong khi đàm phán, Bên đề xuất thay đổi hoặc rút lại những ưu đãi của mình phải duy trì mức ưu đãi có lợi chung và có đi có lại không kém thuận lợi cho thương mại của tất cả các Bên khác có quyền lợi liên quan so với những ưu đãi quy định trong Hiệp định này trước đàm phán, có thể bao gồm những điều chỉnh đền bù đối với các hàng hoá khác. Kết quả được thống nhất qua đàm phán, gồm bất cứ điều chỉnh đền bù nào, phải được áp dụng cho tất cả các Bên và sẽ được bổ sung trong Hiệp định này theo Điều 6 (Sửa đổi) của Chương 18 (Các điều khoản cuối cùng).
Điều 10
Đầu mối thông tin và tham vấn
1. Mỗi Bên phải chỉ định một đầu mối thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các Bên về bất cứ vấn đề nào liên quan đến Chương này.
2. Khi một Bên nhận thấy rằng một biện pháp thực tế hoặc đề xuất của một hoặc nhiều Bên khác có thể tác động đáng kể đến thương mại hàng hoá giữa các Bên, Bên đó, có thể thông qua Đầu mối thông tin để yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến biện pháp đó, và yêu cầu tham vấn, nếu cần thiết, nhằm giải quyết bất kỳ quan ngại nào về biện pháp này. Bên hoặc các Bên khác phải đáp ứng ngay lập tức những yêu cầu về thông tin và tham vấn.
Điều 11
Uỷ ban về Thương mại Hàng hoá
1. Các Bên theo quy định trong Hiệp định này thiết lập một Ủy ban về Thương mại Hàng hoá (Uỷ ban về Hàng hoá) bao gồm đại diện của các Bên. Ủy ban về Hàng hoá có thể họp theo yêu cầu của bất cứ Bên nào hoặc của Ủy ban hỗn hợp FTA nhằm xem xét bất cứ vấn đề nào phát sinh trong Chương này, hoặc trong:
(a) Chương 3 (Quy tắc xuất xứ);
(b) Chương 4 (Thủ tục hải quan);
(c) Chương 5 (Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch);
(d) Chương 6 (Tiêu chuẩn, các Quy định kỹ thuật và Thủ tục đánh giá sự phù hợp); và
(e) Chương 7 (Các Biện pháp Tự vệ).
2. Chức năng của Uỷ ban về Hàng hoá bao gồm:
(a) rà soát việc thi hành và các biện pháp được thực hiện theo những Chương được đề cập trong Đoạn 1;
(b) tiếp nhận báo cáo và rà soát hoạt động của:
(i) Tiểu ban về ROO thành lập theo Điều 18 (Tiểu ban về Quy tắc Xuất xứ) của Chương 3 (Quy tắc xuất xứ);
(ii) Tiểu ban về SPS thành lập theo Điều 10 (Cuộc họp giữa các Bên về các vấn đề Vệ sinh và kiểm dịch) của Chương 5 (Các biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch); và
(iii) Tiểu ban về STRACAP thành lập theo Điều 13 (Tiểu ban về Tiêu chuẩn, các Quy định kỹ thuật và Thủ tục đánh giá sự phù hợp) của Chương 6 (Tiêu chuẩn, các Quy định kỹ thuật và Thủ tục đánh giá sự phù hợp);
(c) triển khai các chương trình công việc được quy định trong Điều 7.4 (Hạn chế định lượng và các Biện pháp Phi thuế quan);
(d) xác định và đề xuất các biện pháp nhằm xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho cải thiện mở cửa thị trường, gồm đẩy nhanh các cam kết thuế quan theo Điều 2.1 (Đẩy nhanh các cam kết thuế quan); và
(e) báo cáo, nếu được yêu cầu, cho Ủy ban hỗn hợp FTA.
3. Ủy ban này có thể đồng ý thiết lập các nhóm công tác hỗ trợ hoặc đưa các vấn đề ra Tiểu ban về ROO thành lập theo Điều 18 (Tiểu ban về Quy tắc Xuất xứ) của Chương 3 (Quy tắc xuất xứ) xem xét.
4. Ủy ban về Hàng hoá có thể họp trực tiếp hoặc thông qua bất kỳ phương tiện nào khác được các Bên cùng quyết định.
Điều 12
Áp dụng
Mỗi Bên phải sử dụng các biện pháp thích hợp có thể để đảm bảo sự tuân thủ của các chính quyền địa phương và khu vực và các cơ quan trong lãnh thổ nước đó đối với các quy định của Chương này.
Điều 1
Vì mục đích của chương này:
(a) Nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nghề nuôi trồng sinh vật sống dưới nước gồm cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác, các loài không xương sống khác và thực vật thủy sinh được nhân giống từ trứng, cá hồi hai năm tuổi, cá hồi nhỏ và ấu trùng bằng các phương pháp nuôi dưỡng như chiết ghép, cho ăn, hay bảo vệ tránh khỏi động vật ăn thịt nhằm làm sinh sôi về số lượng;
(b) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng (gọi tắt là C/O giáp lưng) là giấy chứng nhận xuất xứ do Tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ tại một nước thành viên xuất khẩu trung gian phát hành dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp trước đó bởi nước thành viên xuất khẩu đầu tiên;
(c) CIF nghĩa là giá trị hàng hóa nhập khẩu gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Giá trị này sẽ được tính căn cứ theo Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và Hiệp định Trị giá Hải quan;
(d) FOB nghĩa là giá trị “giao lên tầu” của hàng hóa xuất khẩu đã bao gồm cả cước vận tải hàng hóa từ nhà sản xuất tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tầu. Giá trị này sẽ được tính căn cứ theo Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và Hiệp định Trị giá Hải quan;
(e) Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến là các nguyên tắc đã được công nhận hoặc cơ bản được thừa nhận có giá trị sử dụng chung tại lãnh thổ nước thành viên, liên quan đến việc ghi nhận doanh thu, phí tổn, chi phí, tài sản (tích sản) và các khoản nợ (tiêu sản); tiết lộ thông tin; và chuẩn bị báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm nhiều quy tắc hướng dẫn về cách áp dụng chung cũng như các tiêu chí cụ thể, cách áp dụng và quy trình thực hiện.
(f) Hàng hoá nghĩa là bất kỳ loại hàng hoá mua và bán, sản phẩm, sản phẩm, vật phẩm hoặc nguyên vật liệu nào.
(g) Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là những nguyên liệu cùng loại có chất lượng thương phẩm như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật, và một khi các nguyên liệu này được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể chỉ ra sự khác biệt về xuất xứ vì bất kỳ sự ghi nhãn hay kiểm tra bằng mắt nào;
(h) Các yếu tố trung gian là các yếu tố được sử dụng trong quá trình sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không cấu thành nên hàng hóa đó, hoặc là hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng cấu trúc hay để vận hành thiết bị gắn liền với quá trình sản xuất, bao gồm:
(i) Năng lượng và nhiên liệu;
(ii) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;
(iii) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng máy móc và thiết bị;
(iv) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;
(v) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn và hàng dự trữ;
(vi) Các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm nghiệm hoặc giám sát hàng hoá;
(vii) Chất xúc tác và dung môi; và
(viii) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
(i) Nguyên liệu bao gồm tất cả các vật liệu hay chất liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cấu thành nên hàng hóa hoặc được đưa vào một quy trình sản xuất ra một hàng hóa khác;
(j) Hàng hóa hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là sản phẩm hoặc nguyên liệu không đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của Chương này;
(k) Nguyên liệu có xuất xứ là nguyên liệu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của Chương này;
(l) Nhà sản xuất là cá nhân thực hiện việc nuôi trồng, khai thác mỏ, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, tập hợp, thu lượm, săn bắt, đánh bắt, đặt bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp một hàng hóa;
(m) Sản xuất là các phương thức để có được hàng hóa, bao gồm việc nuôi trồng, khai thác mỏ, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, tập hợp, thu lượm, săn bắt, đánh bắt, đặt bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp một hàng hóa;
(n) Tiêu chí xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể là các quy tắc quy định tại Phụ lục 2 (tiêu chí xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể) chỉ rõ rằng nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra hàng hóa vừa trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa, hoặc vừa được gia công đặc biệt, hoặc vừa được chế biến, hoặc đáp ứng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hay tiêu chí kết hợp của bất kỳ tiêu chí nào vừa nêu; và
(o) Vật liệu đóng gói và bao gói để vận chuyển là hàng hoá được sử dụng để bảo vệ một sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ.
Điều 2
Hàng hóa có xuất xứ
1. Trong phạm vi của Hiệp định này, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
(a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên như được nêu tại Điều 3 (Hàng hóa có xuất xứ thuần túy);
(b) Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên, nhưng đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 4 (Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy);
(c) Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác; và đáp ứng tất cả các yêu cầu xuất xứ liên quan khác được đề cập đến trong Chương này.
2. Hàng hóa đáp ứng các yêu cầu xuất xứ quy định tại khoản 1 sẽ được hưởng thuế ưu đãi khi xuất khẩu sang một nước thành viên và sau đó tái xuất khẩu sang một nước thành viên khác.
Điều 3
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo điểm (a), khoản 1, Điều 2 (Hàng hóa có xuất xứ), các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước:
(a) Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm trái cây, hoa, rau cỏ, cây, rong biển, nấm và thực vật sống được thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một nước thành viên[1];
(b) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên;
(c) Các sản phẩm chế biến từ động vật sống tại một nước thành viên;
(d) Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một nước thành viên;
(e) Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc khai thác từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển một nước thành viên;
(f) Sản phẩm (cá, tôm cua, thực vật) và các ký sinh ở biển khác đánh bắt xa bờ theo luật quốc tế[2] bằng tàu được đăng ký hoặc được ghi nhận có đăng ký treo cờ tại một nước thành viên hoặc được phép treo cờ của nước đó;
(g) Sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký hoặc được ghi nhận có đăng ký tại một nước thành viên và và được phép treo cờ của nước đó, trừ các sản phẩm được đề cập tại điểm (f);
(h) Các sản phẩm do nước thành viên hoặc người của nước thành viên đó khai thác từ đáy biển hoặc từ tầng đất cát dưới đáy biển bên ngoài Đặc khu Kinh tế và Thềm lục địa của nước đó và các khu vực xa hơn mà nước thành viên thứ ba có chủ quyền khai thác phù hợp với luật quốc tế[3];
(i) Các sản phẩm là:
(i) Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất và sử dụng tại một nước thành viên, với điều kiện các sản phẩm này chỉ phù hợp với việc tái chế làm nguyên vật liệu thô; hoặc
(ii) Các sản phẩm đã qua sử dụng được thu lượm tại một nước thành viên, với điều kiện các sản phẩm này chỉ phù hợp với việc tái chế làm nguyên vật liệu thô; và
(iii) Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ các sản phẩm được đề cập từ điểm (a) đến điểm (i) của Điều này hoặc từ các sản phẩm phái sinh.
Điều 4
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Theo điểm (b), khoản 1, Điều 2 (Hàng hóa có xuất xứ), một hàng hóa, nếu không thuộc khoản 2 quy định tại Điều này, sẽ được coi là có xuất xứ nếu:
(a) Hàm lượng giá trị khu vực của nó (sau đây gọi tắt là RVC) không nhỏ hơn 40% tính theo giá trị FOB, với công thức tính được quy định tại Điều 5
(Cách tính Hàm lượng giá trị khu vực), và công đoạn sản xuất cuối cùng phải được thực hiện trong ranh giới của một nước thành viên; hoặc
(b) Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp bốn (04) số (vd: thay đổi nhóm hàng hoá) của Hệ Thống Hài Hòa Mô Tả Và Mã Hoá Hàng Hoá trongmột nước thành viên.
2. Trong phạm vi khoản 1, hàng hóa đáp ứng Tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm cụ thể sẽ được xem là hàng hóa có xuất xứ.
3. Đối với trường hợp hàng hóa không được liệt kê trong Phụ lục 2 (Tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm cụ thể), một nước thành viên sẽ cho phép nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu hàng hóa lựa chọn sử dụng điểm (a), khoản 1 hoặc điểm (b), khoản 1 để xác định xuất xứ hàng hóa.
4. Trường hợp hàng hóa được liệt kê trong Phụ lục 2 (Tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm cụ thể) và các điều khoản liên quan của Phụ lục 2 đưa ra lựa chọn giữa quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC), chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC), và công đoạn gia công đặc biệt (SP) hoặc kết hợp của bất cứ tiêu chí xuất xứ nào vừa nêu, một nước thành viên sẽ cho phép nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu hàng hóa lựa chọn sử dụng quy tắc phù hợp để xác định xuất xứ hàng hóa.
Điều 5
Cách tính hàm lượng giá trị khu vực
1. Trong phạm vi Điều 4 (Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy), công thức tính Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hoặc là:
(a) Công thức tính trực tiếp:
Chi phí nguyên liệu AANZFTA |
+ |
Chi phí nhân công |
+ |
Chi phí phân bổ/phụ phí |
+ |
Lợi nhuận |
+ |
Các chi phí khác |
X 100 % |
FOB |
|
hoặc
(b) Công thức tính gián tiếp:
FOB |
- |
Giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ |
X 100 % |
FOB |
|
Trong đó:
(a) Chi phí nguyên liệu AANZFTA là giá trị nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ do nhà sản xuất thu được hoặc tự sản xuất được trong quá trình sản xuất ra hàng hóa;
(b) Chi phí nhân công bao gồm lương, tiền thù lao và các khoản phúc lợi, trợ cấp khác;
(c) Chi phí phân bổ bao gồm tổng các khoản chi phí điều hành;
(d) Các chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không hạn chế đối với chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ;
(e) (đ) FOB là giá trị giao hàng lên tàu của hàng hóa xuất khẩu như đã định nghĩa tại Điều 1; và
(f) Giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu hoặc giá xác định ban đầu của nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến do nhà sản xuất thu được trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu. Giá trị nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ bao gồm nguyên liệu không xác định được xuất xứ nhưng không bao gồm giá trị nguyên liệu tự sản xuất.
2. Giá trị của hàng hóa trong Chương này sẽ được xác định theo Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và Hiệp định Trị giá Hải quan.
Điều 6
Cộng gộp xuất xứ
Trong phạm vi Điều 2 (Hàng hóa có xuất xứ), hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ quy định tại đây và được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra một sản phẩm hay hàng hóa tại lãnh thổ của một nước thành viên khác sẽ được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của nước thành viên nơi diễn ra các công đoạn gia công, chế biến cuối cùng cho hàng hóa đó.
Điều 7
Những công đoạn gia công chế biến đơn giản
Trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa chỉ dựa trên hàm lượng giá trị khu vực, một sản phẩm sẽ không được xem là có xuất xứ nếu những công đoạn đơn giản được liệt kê dưới đây được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau trên sản phẩm đó:
(a) Những công đoạn bảo quản để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho;
(b) Hỗ trợ gửi hàng hay vận chuyển;
(c) Đóng gói [4] hoặc trưng bày hàng hóa để vận chuyển hoặc bán lẻ;
(d) Các công đoạn đơn giản, bao gồm sàng lọc, phân loại, làm sạch, cắt xén, xẻ rạch, làm cong, cuộn lại và tháo ra và các công đoạn tương tự khác;
(e) Dán hoặc in nhãn, mác hoặc lô-gô và các dấu hiệu phân biệt tương tự lên sản phẩm hoặc lên bao bì của sản phẩm; và
(f) Chỉ là sự pha loãng với nước hoặc với các chất lỏng khác mà không làm thay đổi đáng kể đặc tính của hàng hóa.
Điều 8
De – Minimis
1. Hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa theo như Điều 4 (Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy) vẫn được coi là có xuất xứ nếu:
(a) (i) Đối với hàng hóa không thuộc từ chương 50 đến chương 63 trong Danh mục mã HS, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS yêu cầu không được phép vượt quá mười (10) phần trăm của tổng giá trị FOB của hàng hóa;
(ii) Đối với hàng hóa thuộc từ chương 50 đến chương 63 trong Danh mục mã HS, trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS yêu cầu không được phép vượt quá mười (10) phần trăm của tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS yêu cầu không được phép vượt quá mười (10) phần trăm của tổng giá trị FOB của hàng hóa; và
(b) Ngoài ra, hàng hóa phải đáp ứng tất cả các điều kiện khác về xuất xứ quy định trong Chương này.
2. Tuy nhiên, khi áp dụng tiêu chí RVC cho một sản phẩm, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ được đề cập tại khoản 1 nêu trên vẫn phải được tính vào giá trị nguyên liệu không có xuất xứ theo công thức tính đã được nêu tại khoản 1, Điều 5 của Chương này.
Điều 9
Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
1. Khi xác định xuất xứ hàng hoá, không cần phải xem xét xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó nhằm quyết định xem liệu tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa có xuất xứ có vừa trải qua quá trình chuyển đổi mã HS phù hợp, với điều kiện là:
(a) Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó không được ghi hóa đơn tách ra khỏi hàng hóa có xuất xứ; và
(b) Số lượng và giá trị của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đều phù hợp với hàng hóa đó.
2. Dù có quy định nào khác tại khoản 1 nêu trên, nếu hàng hóa phải đáp ứng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực (RVC), giá trị của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá đó sẽ được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa, tùy theo từng trường hợp cách tính hàm lượng RVC của hàng hóa đó.
3. Khoản 1 và khoản 2 nêu trên không được áp dụng trong trường hợp các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hoá vừa được bổ sung chỉ nhằm mục đích cố tình nâng giá trị Hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa đó, mặc dù nước thành viên nhập khẩu đã chứng minh hàng hóa đó không được bán ngay sau đó.
Điều 10
Nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau
Để xác định xuất xứ của hàng hóa khi được sản xuất có sử dụng pha trộn hoặc kết hợp tự nhiên cả nguyên liệu có xuất xứ và nguyên liệu không có xuất xứ, việc xác định xuất xứ của các nguyên liệu này có thể dựa vào các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến trong thực tế tại nước thành viên xuất khẩu.
Điều 11
Quy định về đóng gói và vật liệu đóng gói
1. Nguyên liệu đóng gói và thùng hàng để vận chuyển và chuyên chở hàng bằng đường biển sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của bất kỳ hàng hóa nào.
2. Nguyên liệu đóng gói và thùng hàng để bán lẻ khi được xếp cùng nhóm với hàng hoá đã được đóng gói, sẽ bị loại trừ trong việc xem xét liệu tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa của hàng hoá đó hay không.
3. Trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa dựa trên tiêu chí RVC, giá trị của bao bì và bao gói để bán lẻ sẽ được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa, tùy theo từng trường hợp cách tính hàm lượng RVC của hàng hóa đó.
Điều 12
Các yếu tố trung gian
Một yếu tố trung gian, không cần xét đến nơi sản xuất, sẽ vẫn được coi là có xuất xứ và giá trị của nó sẽ vẫn được coi là chi phí đăng ký theo sổ sách kế toán của nhà sản xuất.
Điều 13
Ghi nhận chi phí
Trong phạm vi của Chương này, tất cả các chi phí sẽ được ghi chép lại và tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến tại lãnh thổ của nước thành viên nơi sản xuất và hoặc chế biến ra hàng hóa.
Điều 14
Vận chuyển trực tiếp
Hàng hóa sẽ duy trì nguồn gốc xuất xứ như đã được xác định tại Điều 2 (Hàng hóa có xuất xứ) nếu đáp ứng những điều kiện sau:
(a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng đến lãnh thổ của nước thành viên nhập khẩu mà không qua lãnh thổ của bất kỳ nước không phải là thành viên nào; hoặc
(b) Hàng hóa quá cảnh qua một nước không phải là nước thành viên, với điều kiện:
(i) hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác tiếp sau đó hoặc bất kỳ công đoạn nào khác bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên, ngoại trừ việc dỡ hàng, xếp lại hàng, lưu kho hay bất kỳ công đoạn cần thiết nào khác nhằm bảo quản hàng hóa hoặc để vận chuyển chúng đến lãnh thổ của nước thành viên nhập khẩu;
(ii) hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại tại nước đó; và
(iii) việc quá cảnh là vì lý do địa lý hoặc lý do yêu cầu về vận tải.
Điều 15
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Để được chấp nhận cho hưởng ưu đãi về thuế quan, hàng hóa phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do Tổ chức/cơ quan có thẩm quyền được nước thành viên xuất khẩu chỉ định và thông báo cho tất cả các nước thành viên khác phù hợp với Thủ tục cấp và quản lý cấp C/O quy định tại Phụ lục 2 của Chương này.
Điều 16
Từ chối cho hưởng ưu đãi
Cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan nếu:
(a) Hàng hóa không không đáp ứng các yêu cầu, quy định về xuất xứ thuộc Chương này; hoặc
(b) Người nhập khẩu, người xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất hàng hóa không thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết thuộc Chương này để được hưởng ưu đãi thuế quan.
Điều 17
Rà soát và khiếu kiện
Nước thành viên nhập khẩu có quyền khiếu kiện đối với các vấn đề liên quan đến khả năng cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hàng hóa được giao thương hoặc chuổn bị giao thương giữa các nước thành viên, phù hợp với các quy định, nguyên tắc quản lý và luật quốc gia của các nước này.
Điều 18
Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ hàng hóa
1. Để thực thi một cách hiệu quả và đồng bộ các quy tắc trong phạm vi Chương này, một Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là “Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa”) sẽ được thành lập với các chức năng sau:
(a) sửa đổi việc thực thi và giám sát các điều khoản thuộc Chương này;
(b) tranh luận bất kỳ vấn đề nào nảy sinh trong quá trình thực thi, kể cả những vấn đề liên quan đến Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa do Ủy ban Hỗn hợp được thành lập theo Điều 11 (Ủy ban Hiệp định Thương mại Hàng hóa) của Chương 2 (Hiệp định Thương mại Hàng hóa) đề nghị;
(c) thảo luận bất cứ đề xuất sửa đổi quy tắc xuất xứ nào trong Chương này; và
(d) tham vấn các vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ và hợp tác giám sát.
2. Các thành viên của Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa là đại diện của các nước thành viên. Tiểu ban sẽ họp ít nhất một năm một lần và thường xuyên hơn tùy theo quyết định chung của các nước thành viên.
3. Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa sẽ tiến hành rà soát Điều 6 (Cộng gộp xuất xứ) không sớm hơn 12 tháng cũng như không muộn quá 18 tháng kể từ khi Hiệp định này chính thức có hiệu lực. Việc này cũng coi như kéo dài thời hạn áp dụng giá trị cộng gộp có được trên một sản phẩm được sản xuất trong Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Úc & NewZealand. Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa sẽ gửi kết quả cuối cùng, gồm cả các phương án dự kiến lên Ủy ban Hàng hóa được thành lập theo Điều 11 (Ủy ban Hiệp định Thương mại Hàng hóa) của Chương 2 (Hiệp định Thương mại Hàng hóa) trong thời hạn 03 năm Hiệp định này có hiệu lực.
4. Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa sẽ tiến hành rà soát việc áp dụng quy trình phản ứng hóa học và các quy tắc hóa học khác đối với hàng hóa thuộc từ Chương 28 đến Chương 40 của Danh mục mã HS, và Tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm cụ thể do các nước thành viên đề xuất không sớm hơn 12 tháng cũng như không muộn quá 18 tháng kể từ khi Hiệp định này chính thức có hiệu lực. Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa sẽ gửi kết quả cuối cùng, gồm cả các phương án dự kiến lên Ủy ban Hàng hóa được thành lập theo Điều 11 (Ủy ban Hiệp định Thương mại Hàng hóa) của Chương 2 (Hiệp định Thương mại Hàng hóa) trong thời hạn 03 năm Hiệp định này có hiệu lực.
Điều 19
Tham vấn, rà soát và sửa đổi
1. Các nước thành viên sẽ thường xuyên trao đổi với nhau để đảm bảo các quy tắc trong Chương này được thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ và thống nhất nhằm đạt được tinh thần và mục tiêu của Hiệp định này.
2. Chương này có thể được rà soát và sửa đổi phù hợp với Điều 6 (Sửa đổi) của Chương 18 (Các điều khoản cuối cùng) khi thấy cần thiết theo yêu cầu của một nước thành viên; và những sửa đổi này có thể được công bố khi được sự chấp thuận của Liên Ủy ban Khu vực Thương mại tự do.
Điều 1
Mục tiêu
Mục tiêu của chương này nhằm:
(a) bảo đảm tính có thể dự đoán trước, thống nhất và minh bạch trong việc thực hiện những luật và quy định Hải quan của các Bên;
(b) thúc đẩy thủ tục hành chính Hải quan hiệu quả, kinh tế, và vận chuyển hàng hoá nhanh chóng;
(c) đơn giản hoá thủ tục Hải quan; và
(d) thúc đẩy hợp tác quản lý Hải quan giữa các Bên
Điều 2
Phạm vi
Chương này áp dụng, phù hợp với luật, chính sách và quy định của các Bên liên quan, đối với thủ tục Hải quan áp dụng cho hàng hoá trao đổi giữa các Bên
Điều 3
Định nghĩa
Vì mục đích của Chương này:
(a) Luật Hải quan được hiểu là những luật và quy định được quản lý và ban hành bởii cơ quan Hải quan của từng Bên, liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển hàng hoá, vì các hoạt động này có liên quan đến thuế quan, các khoản phải trả và các loại thuế khác, hoặc liên quan đến lệnh cấm, hạn chế, và các kiểm soát khác tương tự liên quan đến di chuyển qua đường biên giới của lãnh thổ hải quan của các Bên các mặt hàng được kiểm tra; và
(b) Thủ tục Hải quan được hiểu là đối xử mà cơ quan Hải quan của một Bên áp dụng với hàng hoá dưới phạm vi luật Hải quan của Bên đó
Điều 4
Thủ tục Hải quan và Thuận lợi hoá
1. Từng Bên sẽ đảm bảo rằng thủ tục và thông lệ Hải quan của họ có thể được biết trước, thống nhất, minh bạch và tạo thuận lợi cho thương mại, kể cả vận chuyển hàng hoá nhanh chóng.
2. Thủ tục Hải quan của từng Bên sẽ, nếu có thể và trong pham vi quy định bởi luật Hải quan của Bên đó, phù hợp với các thông lệ tiêu chuẩn và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới.
3. Cơ quan Hải quan của từng Bên sẽ rà soát thủ tục Hải quan của mình nhằm đơn giản hoá để tạo thuận lợi cho thương mại
Điều 5
Hợp tác Hải quan
1. Trong phạm vi cho phép của luật trong nước, cơ quan Hải quan của từng Bên có thể, nếu thích hợp, hỗ trợ lẫn nhau, liên quan đến:
(a) việc thực hiện và hợp tác của Chương này;
(b) phát triển và thực hiện thông lệ Hải quan tốt nhất và nhữg phương pháp kỹ thuật trong quản lý mạo hiểm;
(c) cung cấp, nếu có thể, thông bao sớm về sửa đổi luật, quy định và các thủ tục liên quan và các hướng dẫn có thể ảnh hưởng đến thực hiện Hiệp định này;
(d) đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục Hải quan;
(e) phát triển kỹ năng kỹ thuật và sử dụng kỹ thuật; và
(f) áp dụng Hiệp định về Giá trị Hải quan.
2. Bằng nguồn lực cho phép, cơ quan Hải quan của các Bên có thể, nếu thích hợp, khai thác và tiến hành những dự án hợp tác, bao gồm:
(a) chương trình xây dựng khả năng nhằm nâng cao năng lực nhân viên Hải quan của các nước thành viên ASEAN; và
(b) Chương trình hỗ trợ kỹ thuật nhằm tao thuận lợi phát triển và thực hiện cơ chế một cửa của các Bên.
Điều 6
Sử dụng hệ thống tự động
1. Cơ quan Hải quan của từng Bên, nếu có thể, sẽ nỗ lực để có được hệ thống hỗ trợ giao dịch Hải quan điện tử của riêng mình.
2. Trong quá trình thực hiện những sáng kiến, cơ quan Hải quan của từng Bên sẽ công nhận những tiêu chuẩn và thông lệ có liên quan mà tổ chức Hải quan thế giới khuyến nghị, có ghi nhận đến khả năng và cơ sở hạ tầng của từng Bên
Điều 7
Giá trị
Các Bên sẽ xác định giá trị Hải quan của hàng hoá giao dịch với nhau phù hợp với những điều khoản của Hiệp định về Giá trị Hải quan[5].
Điều 8
Xác nhận trước xuất xứ
1. Mỗi bên, thông qua cơ quan Hải quan của mình hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác, trong mức độ luật pháp trong nước cho phép, quy định và các quyết định hành chính, về việc yêu cầu của người được mô tả trong đoạn 2(a), sẽ cung cấp bằng văn bản các quy định sâu hơn về phân loại thuế, các câu hỏi về việc áp dụng các nguyên tắc của Hiệp định về Giá trị Hải quan và/hoặc xuất xứ hàng hóa.
2. Nếu có thể, mỗi Bên sẽ thông qua và duy trì xác nhận trước xuất xứ, theo đó:
(a) Một người nhập khẩu trong biên giới của họ hoặc một người xuất khẩu hoặc sản xuất trong biên giới của Bên khác có thể áp dụng xác nhận trước xuất xứ trước khi việc nhập khẩu hàng hóa bị kiểm tra;
(b) Yêu cầu người đòi hỏi xác nhận trước xuất xứ phải cung cấp các thông tin chi tiết mô tả hàng hóa và các thông tin liên quan cần thiết để thực hiện việc áp dụng xác nhận trước xuất xứ;
(c) Cơ quan hải quan của nước đó, vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình đánh giá việc áp dụng xác nhận trước xuất xứ, có thể yêu cầu bên đòi hỏi cung cấp các thông tin thêm trong một thời hạn cụ thể;
(d) Bất cứ xác nhận trước xuất xứ nào cũng phải dựa trên thực thế và hoàn cảnh do bên yêu cầu trình bày, và bất cứ thông tin liên quan nào của người ra quyết định; và
(e) Xác nhận trước xuất xứ được nhanh chóng đưa ra cho bên yêu cầu, trong một khoảng thời gian được quy định bởi luật trong nước, các quy định hoặc quyết định hành chính.
3. Một Bên có thể từ chối đòi hỏi xác nhận trước xuất xứ nếu thông tin thêm do Bên đó yêu cầu phù hợp với đoạn 2 (c) không được cung cấp trong một khoảng thời gian cụ thể.
4. Tùy thuộc vào Đoạn 1 và 5 và nếu có thể, mỗi Bên sẽ áp dụng xác nhận trước xuất xứ đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu được mô tả trong các quy định đó, nhập khẩu vào biên giới của mình được ba năm kể từ ngày áp dụng quy định đó, hoặc các khoảng thời gian khác được quy định cụ thể trong luật trong nước, các quy định hoặc quyết định hành chính của Bên đó.
5. Một Bên có thể sửa đổi hoặc rút lại một xác nhận trước xuất xứ nếu xuất xứ đó được xác định là do lỗi thực tế hoặc luật pháp (kể cả lỗi của con người), thông tin cung cấp sai hoặc không đúng, nếu luật pháp trong nước có thay đổi nhất quán với Hiệp định này, hoặc có sự thay đổi trong thực tế hoặc trong hoàn cảnh làm cơ sở cho ruling.
6. Nếu một nhà nhập khẩu yêu cầu cách xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu cần được quy định bởi một xác nhận trước xuất xứ, cơ quan hải quan có thể đánh giá thực tế xem hoàn cảnh nhập khẩu có nhất quá với thực tế và hoàn cảnh cơ sở của xác nhận trước xuất xứ hay không.
Điều 9
Quản lý rủi ro
1. Các Bên sẽ quản lý các thủ tục hải quan nhằm nhanh chóng cấp phép cho các hàng hóa có độ rủi ro thấp và tập trung vào hàng hóa có độ rủi ro cao. Để tăng cường luồng di chuyển hàng hóa qua biên giới, cơ quan hải quan của mỗi Bên sẽ đều đặn rà soát lại các thủ tục này.
2. Nếu một cơ quan hải quan của một Bên cho rằng việc khám xét hàng hóa là không cần thiết để cấp giấy phép cho hàng hóa, Bên đó sẽ cố gắng sử dụng những giấy tờ đơn giản hoặc thực hiện quy trình điện tử đối với những hàng hóa đó.
Điều 10
Bảo mật
1. Không phần nào trong Chương này được hiểu là yêu cầu bất kỳ Bên nào cung cấp hoặc cho phép tiếp cận các thông tin bí mật theo Chương này, việc cân nhắc tiết lộ thông tin sẽ:
(a) đi ngược lại quyền lợi chung như đã được luật pháp quy định;
(b) đi ngược lại bất kỳ điều luật nào, bao gồm nhưng không giới hạn, luật bảo vệ sự riêng tư cá nhân hoặc các vấn đề tài chính và tài khoản của khách cá nhân trong các thể chế tài chính;
(c) cản trở việc thi hành pháp luật; hoặc
(d) gây tổn hại quyền lợi thương mại hợp pháp, có thể bao gồm vị trí cạnh tranh của một doanh nghiệp cụ thể, nhà nước hoặc tư nhân.
2. Nếu một Bên cung cấp thông tin cho Bên kia phù hợp với Chương này và chỉ rõ các thông tin bí mật, Bên nhận thông tin phải đảm bảo việc bảo mật thông tin, chỉ sử dụng cho những mục đích cụ thể theo yêu cầu của Bên cung cấp thông tin, và không tiết lộ nếu không có sự cho phép bằng văn bản của Bên cung cấp thông tin.
Điều 11
Đầu mối thông tin
1. Mỗi Bên sẽ chỉ định một hoặc nhiều đầu mối thông tin để giải đáp thắc mắc của những cá nhân quan tâm đến các vấn đề hải quan, và sẽ công bố rộng rãi trên internet và/hoặc ở dạng bản in, các thông tin liên quan đến thủ tục đặt câu hỏi.
2. Mỗi Bên sẽ công bố trên internet và/hoặc ở dạng bản in tất cả điều khoản và thủ tục hải quan hợp pháp được áp dụng hoặc thực thi bởi cơ quan hải quan, không bao gồm các thủ tục thực thi luật pháp và hướng dẫn thực thi trong nước.
Điều 12
Tham vấn
Các cơ quan hải quan của các Bên sẽ khuyến khích việc tham vấn lẫn nhau các vấn đề hải quan có ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa các Bên.
Điều 13
Rà soát và kháng nghị
1. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các nhà nhập khẩu trong biên giới của mình có thể tiếp cận với việc rà soát hành chính trong cơ quan hải quan, chịu trách nhiệm ra quyết định tùy thuộc vào việc rà soát hoặc, nếu có thể, cơ quan có trách nhiệm cao hơn giám sát việc quản lý và/hoặc rà soát pháp lý việc ra quyết định, do cấp rà soát pháp lý cuối cùng thực hiện, phù hợp với luật pháp trong nước của Bên đó.
2. Bên kháng cáo được quyền đưa ra quyết định kháng nghị và cung cấp bằng văn bản lý do cho quyết định đó.
3. Cấp rà soát hành chính có thể bao gồm bất kỳ cơ quan có thẩm quyền giám sát cơ quan hải quan của một Bên.
CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH
Điều 1
Mục đích
Mục đích của Chương này là:
(a) tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên mà vẫn bảo vệ được cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ của mỗi Bên;
(b) cung cấp sự minh bạch và hiểu biết hơn đối với việc áp dụng các quy định và thủ tục của mỗi Bên liên quan đến các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch;
(c) tăng cường hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền của các Bên có trách nhiệm về các vấn đề thuộc Chương này, và
(d) đẩy mạnh việc triển khai trên thực tế các nguyên tắc và quy tắc thuộc Hiệp định SPS.
Điều 2
Phạm vi
Chương này áp dụng cho tất cả các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của một Bên có ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến thương mại giữa các Bên.
Điều 3
Các định nghĩa
Vì mục đích của Chương này:
(a) các cơ quan có thẩm quyền nghĩa là các cơ quan thuộc mỗi Bên được Chính phủ quốc gia công nhận là có trách nhiệm phát triển và quản lý các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch riêng của Bên đó;
(b) các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến cáo có nghĩa như tại Đoạn 3 của Phụ lục A trong Hiệp định SPS;
(c) biện pháp vệ sinh và kiểm dịch có nghĩa như tại đoạn 1 của Phụ lục A trong Hiệp định SPS; và
(d) Hiệp định SPS có nghĩa là Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
Điều 4
Các quy định chung
1. Mỗi Bên xác nhận quyền và nghĩa vụ của mình đối với Bên khác theo Hiệp định SPS.
2. Mỗi Bên cam kết áp dụng các nguyên tắc của Hiệp định SPS trong việc phát triển, áp dụng hoặc công nhận một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên mà vẫn bảo vệ được cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ của mỗi Bên.
Điều 5
Tương đương
1. Các Bên phải tăng cường hợp tác tương đương theo Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến cáo quốc tế liên quan nhằm tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên.
2. Để tạo thuận lợi thương mại, các cơ quan có thẩm quyền của các Bên liên quan có thể phát triển các thoả thuận tương đương và đưa ra các quyết định tương đương, cụ thể là theo Điều 4 của Hiệp định SPS theo chỉ dẫn quy định bởi các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế liên quan và Uỷ ban WTO về Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch được thiết lập theo Điều 12 của Hiệp định SPS.
3. Một Bên phải, theo yêu cầu, tham gia đàm phán với mục đích đạt được các thoả thuận công nhận song phương tương đương các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch.
Điều 6
Các cơ quan có thẩm quyền và các đầu mối thông tin
1. Mỗi Bên phải cung cấp cho Bên khác mô tả về các cơ quan có thẩm quyền của mình và các bộ phận có trách nhiệm của các cơ quan đó.
2. Mỗi Bên phải cung cấp cho Bên khác một đầu mối thông tin để tạo thuận lợi cho việc phân bổ các yêu cầu hoặc thông báo được thực hiện theo Chương này.
3. Mỗi Bên phải đảm bảo thông tin được cung cấp theo Đoạn 1 và 2 được cập nhật.
Điều 7
Thông báo
1. Mỗi Bên công nhận giá trị của thông tin trao đổi đối với các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch.
2. Mỗi Bên thống nhất cung cấp thông tin kịp thời và thích hợp trực tiếp đến các đầu mối thông tin của các Bên liên quan nếu:
(a) thay đổi tình trạng sức khoẻ của động vật hoặc thực vật có thể ảnh hưởng đến thương mại hiện tại;
(b) sự không tuân thủ vệ sinh hoặc kiểm dịch đáng kể đối với hàng gửi bán xuất khẩu bị Bên nhập khẩu phát hiện, và
(c) biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch chống lại hoặc ảnh hưởng đến xuất khẩu của một Bên khác được cho là cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật của Bên nhập khẩu.
3. Bên xuất khẩu nỗ lực trong giới hạn có thể, cung cấp thông tin cho Bên nhập khẩu nếu Bên xuất khẩu phát hiện hàng gửi bán xuất khẩu có thể mang rủi ro SPS đáng kể đã được xuất khẩu.
Điều 8
Hợp tác
1. Mỗi Bên phải tìm kiếm các cơ hội hợp tác, cộng tác và trao đổi thông tin sâu hơn với các Bên khác về các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch có lợi ích chung nhất quán với mục tiêu của Chương này.
2. Tiếp theo đoạn 1, mỗi Bên phải nỗ lực hợp tác trong các chương trình công tác khu vực hoặc đa phương nhằm mục đích tránh sự trùng lặp không cần thiết và để tối đa hoá các lợi ích từ việc ứng dụng các nguồn lực.
3. Mỗi Bên nhất trí nghiên cứu sâu hơn cách thức tăng cường hợp tác trong việc cung cấp hỗ trợ công nghệ, đặc biệt là trong việc tạo thuận lợi thương mại.
4. Hai Bên bất kỳ có thể, thông qua thoả thuận chung, hợp tác trong việc điều chỉnh các điều kiện khu vực theo Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến cáo quốc tế liên quan nhằm tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên.
Điều 9
Tham vấn
Một Bên khi xem xét một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch ảnh hưởng đến thương mại giữa nước đó và một Bên khác cam kết thảo luận sâu hơn, có thể, thông qua các đầu mối thông tin, yêu cầu sự giải thích chi tiết biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch và nếu cần thiết, có thể yêu cầu tổ chức tham vấn với nỗ lực nhằm giải quyết những quan ngại đối với các vấn đề cụ thể phát sinh từ việc áp dụng biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch đó. Bên khác đó phải đáp lại các yêu cầu giải thích này một cách nhanh chóng, và nếu được yêu cầu, phải tham dự tham vấn, trong vòng 30 ngày kể từ khi được yêu cầu. Các bên tham vấn phải nỗ lực để đạt được giải pháp thoả đáng chung thông qua tham vấn trong vòng 60 ngày kể từ khi được yêu cầu, hoặc trong thời hạn được các Bên tham vấn cùng nhất trí. Nếu các tham vấn thất bại trong việc đạt được giải pháp, vấn đề đó phải được chuyển cho Uỷ ban Hỗn hợp FTA.
Điều 10
Cuộc họp giữa các Bên về các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch
1. Các Bên thiết lập một Tiểu ban về Các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch (Tiểu ban SPS), bao gồm đại biểu từ các cơ quan chính phủ liên quan của mỗi Bên. Tiểu ban SPS sẽ họp trong vòng 1 năm từ khi Hiệp định này có hiệu lực và họp sau đó theo quyết định chung của các Bên.
2. Tiểu ban SPS sẽ xem lại các tiến trình mà các Bên đã đạt được trong việc triển khai các cam kết theo Chương này và có thể thiết lập nhóm công tác hỗ trợ, như được thoả thuận giữa hai hay các Bên liên quan, nhằm xem xét các vấn đề cụ thể liên quan đến Chương này.
3. Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên bất kỳ có thể họp để quyết định triển khai song phương các cam kết theo Chương này. Mỗi Bên phải cung cấp cho Tiểu ban SPS tình trạng cập nhật về công việc của mình.
4. Theo Đoạn 1, các cuộc họp theo Điều này sẽ tiến hành như và khi được các Bên liên quan cùng nhất trí và tất cả các quyết định và/hoặc biên bản được đưa ra sẽ là thoả thuận chung của các Bên liên quan. Các cuộc họp có thể tiến hành với sự hiện diện của thể nhân, thông qua truyền hình hội nghị hoặc qua các phương tiện khác được các Bên cùng quyết định.
Điều 11
Không áp dụng Chương 17 (Tham vấn và giải quyết tranh chấp)
Chương 17 (Tham vấn và giải quyết tranh chấp) không áp dụng đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này.
TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Điều 1
Mục tiêu
1. Các mục tiêu của Chương này là tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá giữa các bên bởi:
(a) Đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp không tạo ra các rào cản không cần thiết cho thương mại;
(b) Đẩy mạnh hiểu biết lẫn nhau về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi Bên;
(c) Tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa các Bên liên quan đến việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp;
(d) Tăng cường hợp tác giữa các Bên trong công việc của các tổ chức quốc tế liên quan tới tiêu chuẩn hoá và đánh giá sự phù hợp; và
(e) Đưa ra khuôn khổ để thi hành các cơ chế hỗ trợ nhằm thực hiện các mục tiêu này.
Điều 2
Phạm vi
1. Vì lợi ích chung của các Bên, Chương này áp dụng đối với toàn bộ các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp mà có thể ảnh hưởng tới thương mại hàng hoá giữa các Bên ngoại trừ:
(a) Các yêu cầu đối với việc mua sản phẩm và các yêu cầu đối với việc tiêu thụ sản phẩm do các cơ quan chính phủ đề ra; và
(b) Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch như đã quy định tại Chương 5 (Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch).
2. Không điều nào trong Chương này có thể hạn chế quyền của một Bên, đối với việc soạn thảo, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp chỉ khi ở phạm vi cần thiết để thực hiện các mục tiêu hợp pháp. Các mục tiêu hợp pháp này, không kể những vấn đề khác, là các yêu cầu về an ninh quốc gia; ngăn ngừa hành động gian lận; bảo vệ sức khoẻ hoặc an toàn của con người, sức khoẻ hoặc cuộc sống của động vật hoặc thực vật; bảo vệ môi trường.
Điều 3
Định nghĩa
1. Vì mục đích của Chương này, các định nghĩa được nêu trong Phụ lục 1 của Hiệp định về Rào cản kỹ thuật trong Thương mại (Hiệp định TBT) in Phụ lục 1A của Hiệp định WTO sẽ được áp dụng.
Điều 4
Khẳng định về Hiệp định TBT
1. Mỗi Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình liên quan tới Bên khác theo Hiệp định TBT.
2. Mỗi Bên phải tiến hành các biện pháp thích hợp trong phạm vi khả năng của mình để đảm bảo sự tuân thủ của các cơ quan nhà nước địa phương và tổ chức phi Chính phủ trong phạm vi lãnh thổ có trách nhiệm của mình, trong việc soạn thảo, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp trong quá trình thực hiện Chương này.
Điều 5
Tiêu chuẩn
1. Liên quan tới việc soạn thảo, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn, các Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hoá của họ chấp nhận và tuân thủ Phụ lục 3 của Hiệp định TBT.
2. Các Bên sẽ khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hoá trong lãnh thổ của mình hợp tác với các cơ quan tiêu chuẩn hoá của các Bên khác. Sự hợp tác này bao gồm, nhưng không giới hạn đối với:
(a) Trao đổi thông tin về tiêu chuẩn;
(b) Trao đổi thông tin liên quan tới các quy trình xây dựng tiêu chuẩn; và
(c) Hợp tác trong công việc của các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc tế trong các lĩnh vực các Bên cùng quan tâm.
Điều 6
Quy chuẩn kỹ thuật
1. Các Bên thoả thuận rằng một khi các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan còn hiệu lực hoặc sắp được ban hành, các bên phải áp dụng toàn bộ hoặc một phần liên quan của chúng, như là căn cứ đối với các quy chuẩn kỹ thuật của mình, trừ trường hợp khi các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các phần có liên quan đó bị vô hiệu hoặc không còn thích hợp để thực hiện các mục tiêu pháp lý cần thiết, ví dụ vì các yếu tố khí hậu, địa lý hoặc các vấn đề công nghệ cơ bản.
2. Mỗi Bên phải xem xét một cách có thiện chí việc chấp nhận các quy chuẩn kỹ thuật được coi là tương đương của Bên khác, ngay cả trong trường hợp các quy chuẩn này khác biệt với các quy chuẩn của mình, miễn là các quy chuẩn này hoàn toàn đáp ứng với những mục tiêu của các quy chuẩn của mình.
3. Một khi một Bên không chấp nhận quy chuẩn kỹ thuật của một Bên khác tương đương với quy chuẩn kỹ thuật của mình, Bên đó phải giải thích lý do theo yêu cầu của Bên kia.
Điều 7
Quy trình đánh giá sự phù hợp
1. Mỗi Bên phải xem xét một cách có thiện chí việc chấp nhận kết quả của các quy trình đánh giá sự phù hợp của các Bên khác, ngay cả trong trường hợp các quy trình này khác biệt với các quy trình của mình, miễn là các quy trình này đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn thích hợp tương đương với các quy trình của mình.
2. Mỗi Bên sẽ cố gắng chấp nhận kết quả của các quy trình đánh giá sự phù hợp được thực hiện trong lãnh thổ của các Bên khác với mục đích tăng cường năng lực, tránh lặp lại và đảm bảo chi phí hiệu quả của việc đánh giá sự phù hợp. Về mặt này, phụ thuộc vào tình trạng của mình và các lĩnh vực cụ thể có liên quan, mỗi Bên có thể lựa chọn nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các phương pháp này có thể bao gồm nhưng không giới hạn đối với:
(a) thừa nhận bởi một Bên kết quả đánh giá sự phù hợp được thực hiện trong lãnh thổ của một Bên khác;
(b) thừa nhận các thoả thuận hợp tác giữa các tổ chức công nhận trong lãnh thổ của các Bên;
(c) thừa nhận lẫn nhau các quy trình đánh giá sự phù hợp được thực hiện bởi các tổ chức có trụ sở tại các lãnh thổ của mỗi Bên;
(d) công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lãnh thổ của một Bên khác;
(e) sử dụng các hiệp định và các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau quốc tế và khu vực hiện hành;
(f) chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp có trụ sở tại các lãnh thổ của một Bên khác thực hiện việc đánh giá sự phù hợp;
(g) công bố sự phù hợp của nhà cung ứng/sản xuất.
2. Mỗi Bên cần phải trao đổi thông tin với các Bên khác về kinh nghiệm của mình trong việc triển khai và áp dụng các cơ chế tại các mục 2 (a) đến (g) và các cơ chế thích hợp khác với quan điểm tạo thuận lợi cho việc chấp nhận kết quả của các quy trình đánh giá sự phù hợp.
3. Một Bên, theo yêu cầu của một Bên khác, phải giải thích các lý do của mình đối với việc không chấp nhận các kết quả của bất kỳ quy trình đánh giá sự phù hợp nào được thực hiện trong lãnh thổ của Bên khác.
Điều 8
Hợp tác
1. Các bên sẽ thúc đẩy nỗ lực chung trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp với quan điểm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhau.
2. Theo yêu cầu của Bên kia, mỗi Bên sẽ xem xét một cách thiện chí các đề xuất bổ sung cho quan hệ hợp tác hiện có về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Sự hợp tác này cần phải dựa trên các điều kiện và các điều khoản đã thống nhất, có thể bao gồm nhưng không giới hạn đối với:
(a) tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp;
(b) hợp tác giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp, thuộc chính phủ và phi chính phủ, trong các lãnh thổ của mỗi Bên, như:
(i) sử dụng việc công nhận đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp chất lượng; và
(ii) tăng cường cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực hiệu chuẩn, thử nghiệm, giám định, chứng nhận và công nhận để đáp ứng với các tiêu chuẩn, các khuyến nghị và các hướng dẫn quốc tế liên quan;
(c) hợp tác trong các lĩnh vực có chung lợi ích trong công tác của các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan tới việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp như tăng cường tham gia vào cơ cấu tổ chức hiện có đối với việc thừa nhận lẫn nhau được triển khai bởi các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan; và
(d) tăng cường hợp tác trong việc triển khai và cải tiến các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp như:
(i) hợp tác trong việc triển khai và quảng bá quy chế thực hành tốt;
(ii) minh bạch hoá, bao gồm các phương pháp nhằm cải thiện khả năng truy cập thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp; và
(iii) quản lý rủi ro liên quan tới sức khoẻ, an toàn, môi trường và các hành vi gian lận.
3. Theo yêu cầu của Bên kia, một Bên sẽ xem xét một cách có thiện chí đối với đề nghị thuộc lĩnh vực cụ thể mà Bên yêu cầu nêu ra để hợp tác sâu rộng hơn theo các điều khoản của Chương này.
Điều 9
Tham vấn
1. Mỗi Bên phải xem xét ngay lập tức và có thiện chí đối với bất kỳ yêu cầu tham vấn nào từ Bên khác về các vấn đề liên quan tới việc thực thi Chương này.
2. Nếu một vấn đề được các điều khoản của Chương này quy định không được làm rõ hoặc giải quyết theo kết quả tham vấn, các Bên liên quan có thể thành lập nhóm công tác đặc biệt với mục tiêu xác định giải pháp thực tiễn và khả thi để thuận lợi hoá thương mại. Nhóm công tác sẽ gồm đại diện của các Bên có liên quan.
3. Nếu một Bên từ chối yêu cầu của Bên khác về việc thiết lập nhóm công tác, theo yêu cầu của Bên khác, Bên từ chối phải giải thích các lý do cho quyết định của mình.
Điều 10
Các Hiệp định hoặc Thoả thuận
1. Các Bên sẽ đưa ra các sáng kiến thuận lợi hoá thương mại liên quan tới tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá sự phù hợp dành riêng cho các sản phẩm hoặc các khu vực riêng biệt.
2. Các sáng kiến thuận lợi hoá thương mại này có thể bao gồm các hiệp định hoặc các thoả thuận về các vấn đề cần điều chỉnh, như tính liên kết của các tiêu chuẩn, tính hội tụ hoặc tương đương của các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp, và các vấn đề về tuân thủ.
3. Đối với các hiệp định hoặc thoả thuận đang hiện hành, các Bên phải xem xét một cách có thiện chí việc kéo dài hiệp định hoặc thoả thuận này theo yêu cầu của Bên kia. Việc xem xét này có thể tuỳ thuộc vào quá trình xây dựng độ tin cậy thích hợp để bảo đảm tính tương đương của các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và/hoặc các quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan.
4. Nếu một Bên từ chối yêu cầu xem xét kéo dài việc áp dụng hiệp định hoặc thỏa thuận hiện hành của Bên kia, theo yêu cầu của Bên kia, Bên từ chối phải giải thích các lý do cho quyết định của mình.
Điều 11
Tính minh bạch
1. Mỗi bên khẳng định cam kết của mình về việc đảm bảo các thông tin liên quan tới các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp được dự thảo mới hoặc sửa đổi phù hợp với các yêu cầu liên quan của Hiệp định TBT.
2. Mỗi Bên phải đảm bảo thông tin liên quan tới các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp được công bố. Các thông tin này có thể ở dạng bản in, hoặc có thể ở dạng điện tử.
Điều 12
Đầu mối liên lạc
1. Mỗi Bên phải chỉ định một hoặc nhiều đầu mối liên lạc có trách nhiệm phối hợp thực hiện Chương này.
2. Mỗi Bên phải cung cấp cho nhau tên của một hoặc nhiều đầu mối liên lạc và các chi tiết liên lạc của nhân viên liên quan trong tổ chức đó, bao gồm số điện thoại, fax, e- mail và các chi tiết liên quan khác.
3. Mỗi Bên phải thông báo cho nhau ngay lập tức về bất kỳ sự thay đổi nào của các đầu mối liên lạc của mình hoặc bất kỳ sự sửa đổi nào về các chi tiết liên hệ của các nhân viên có liên quan.
4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các đầu mối liên lạc của mình tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các Bên về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, trả lời tất cả những yêu cầu hợp lý về các thông tin này từ một Bên.
Điều 13
Tiểu ban về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Quy trình đánh giá sự phù hợp
1. Các bên sẽ thành lập một Tiểu ban về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Quy trình đánh giá sự phù hợp (Tiểu ban STRACAP), gồm đại diện của các Bên, để xúc tiến và giám sát việc thực hiện và quản lý Chương này.
2. Tiểu ban STRACAP sẽ họp theo sự thống nhất chung giữa các Bên. Các cuộc họp có thể là gặp trực tiếp hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác do các Bên cùng quyết định.
3. Tiểu ban STRACAP phải quyết định các điều khoản tham chiếu của mình phù hợp với các điều của Chương này.
4. Tiểu ban STRACAP phải quyết định chương trình làm việc của mình để giải quyết các ưu tiên do các Bên xác định.
Điều 1
Phạm vi
Chương này áp dụng với các biện pháp tự vệ được thông qua hoặc duy trì có ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa giữa các Bên trong thời kỳ chuyển tiếp.
Điều 2
Định nghĩa
Vì mục đích của Chương này:
(a) công nghiệp nội địa nghĩa là, đối với các mặt hàng nhập khẩu, toàn bộ các nhà sản xuất những mặt hàng tương tự hoặc những mặt hàng cạnh tranh trực tiếp hoạt động trên lãnh thổ của một Bên, hoặc các nhà sản xuất đạt tổng sản lượng các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp chiếm phần đáng kể trong tổng sản lượng nội địa của những sản phẩm đó;
(b) biện pháp tự vệ toàn cầu được hiểu là một biện pháp áp dụng theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ nêu tại phụ lục 1A của Hiêp định WTO (sau đây được gọi là Hiệp định về tự vệ) hoặc Điều 5 của Hiệp định về nông nghiệp quy định tại Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (sau đây gọi là “Hiệp định Nông nghiệp”)
(c) biện pháp tạm thời được hiểu là biện pháp tự vệ tạm thời được nêu tại Điều 7;
(d) biện pháp tự vệ được hiểu là một biện pháp tự vệ chuyển tiếp được nêu tại Điều 6;
(e) thiệt hại nghiêm trọng được hiểu là sự suy yếu đáng kể của ngành công nghiệp nội địa;
(f) đe dọa thiệt hại nghiêm trọng được hiểu là thiệt hại nghiêm trọng chắc chắn sắp xảy ra và điều này dựa trên thực tế, không chỉ đơn thuần là lý luận, phỏng đoán, hoặc một khả năng khó xảy ra;
(g) thời kỳ tự vệ chuyển tiếp được hiểu , đối với một sản phẩm cụ thể nào đó,là thời kỳ tính từ lúc Hiệp định này có hiệu lực tới ba (3) năm sau khi thuế quan cho sản phẩm này được xóa bỏ, hoặc cắt giảm cho tới cam kết cuối cùng, phù hợp với Phụ lục 1 (Lịch trình cam kết thuế)
Điều 3
Áp dụng biện pháp tự vệ
Nếu, theo kết quả của Hiệp định này về việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế hải quan, một mặt hàng có xuất xứ từ một Bên hoặc các Bên được nhập khẩu vào lãnh thổ của một Bên trong thời kỳ tự vệ chuyển tiếp đối với sản phẩm đó với một khối lượng tăng lên cả về mặt tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất nội địa và gây thiệt hại hoặc đe họa trực tiếp tới ngành công nghiệp nội địa sản xuất những sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp, Bên đó có thể:
(a) ngừng việc tiếp tục cắt giảm mọi mức thuế suất hải quan đối với sản phẩm theo Hiệp định này; hoặc
(b) tăng mức thuế hải quan đối với sản phẩm tuy nhiên không vượt quá mức tối thiểu của:
(i) mức thuế MFN áp dụng đối với sản phẩm đó có hiệu lực vào thời điểm thực hiện tăng thuế; hoặc
(ii) mức thuế MFN áp dụng đối với mặt hàng đó vào ngày ngay trước khi Hiệp định này có hiệu lực.
Điều 4
Điều tra
1. Một Bên phải thực hiện biện pháp tự vệ sau khi các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó đã tiến hành điều tra theo đúng các thủ tục được quy định trong Điều 3 và 4.2 của Hiệp định Tự vệ; và để làm được điều này, Điều 3 và 4.2 của Hiêp đinh về tự vệ sẽ được bổ sung và trở thành một phần của Hiêp định này, với sự điều chỉnh phù hợp.
2. Mỗi Bên sẽ bảo đảm rằng các cơ quan có thẩm quyền của mình nhanh chóng hoàn thành điều tra và, trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ trong vòng một năm kể từ ngày bắt đầu.
Điều 5
Thông báo
1. Các Bên sẽ ngay lập tức thông báo cho các Bên khác bằng văn bản về:
(a) việc bắt đầu tiến hành điều tra theo Điều 4;
(b) tìm kiếm những thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng do tăng nhập khẩu những mặt hàng có xuất xứ từ các Bên khác do kết quả của việc cắt giảm hoăc xóa bỏ thuế quan đối với mặt hàng có xuất xứ đó;
(c) việc quyết định áp dụng hoặc kéo dài việc thực hiện biện pháp tự vệ;
(d) việc quyết định từng bước dỡ bỏ các biện pháp tự vệ hiện hành; hoặc
(e) việc áp dụng một biện pháp tạm thời.
2. Các Bên sẽ nhanh chóng cung cấp cho các Bên khác bản sao của báo cáo được công bố được yêu cầu theo Điều 4 của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Khi tiến hành thông báo nêu ở Đoạn 1(c), Bên áp dụng hoặc kéo dài thời gian áp dụng biện pháp tự vệ cần phải cung cấp cho các Bên khác chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ có thiệt hại nghiêm trọng gây ra do tăng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các Bên khác do kết quả của việc cắt giảm hoặc xoá bỏ thuế quan của Hiệp định này. Thông báo này cần bao gồm:
(a) mô tả chi tiết về mặt hàng có xuất xứ được áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm nhóm hoặc phân nhóm của mặt hàng trong Hệ thống Hài hòa, hệ thống được sử dụng để xây dựng Lộ trình cam kết trong Phụ lục 1;
(b) mô tả chi tiết về biện pháp tự vệ đề xuất;
(c) ngày dự kiến áp dụng, thời hạn áp dụng dự kiến, và một thời gian biểu của việc tự do hóa từng bước biện pháp, nếu có thể. Trong trường hợp kéo dài thời gian áp dụng biện pháp thì bằng chứng về việc ngành công nghiệp nội địa đang bị ảnh hưởng dang điều chỉnh cũng phải được cung cấp. Theo yêu cầu, Bên áp dụng hoặc kéo dài thời gian áp dụng biện pháp tự vệ sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết mà Bên hoặc các Bên khác coi là cần thiết.
4. Một Bên có ý định áp dụng hoặc kéo dài việc áp dụng biện pháp tự vệ sẽ tạo cơ hội đầy đủ để tham vấn trước với các Bên bị ảnh hưởng bởi biện pháp tự vệ này nhằm rà soát lại những thông tin cung cấp theo Đoạn 2 và 3 sau khi điều tra như đã nêu tại Điều 4, nhằm trao đổi quan điểm về biện pháp tự vệ và đạt thoả thuận về đền bù như quy định tại Điều 8 (Bồi thường).
5. Theo yêu cầu của Bên hoặc các Bên khác, Bên áp dụng các biện pháp tạm thời nêu ở Điều 7 sẽ tiến hành tham vấn ngay sau khi áp dụng biện pháp.
6. Những quy định về thông báo theo Chương này không yêu cầu một Bên phải tiết lộ những thông tin mật mà việc tiết lộ có thể cản trở thực thi luật pháp hoặc đi ngược lại lợi ích nhà nước hoặc gây tổn hại tới lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cụ thể.
Điều 6
Phạm vi và Thời hạn của các Biện pháp Tự vệ Chuyển tiếp
1. Các Bên không được duy trì biện pháp tự vệ:
(a) trừ trường hợp với mức độ, và trong thời gian cần thiết để ngăn cản hoặc khắc phục những thiệt hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho điều chỉnh.
(b) dài hơn khoảng thời gian hai mươi tư (24) tháng, trừ trường hợp được kéo dài tối đa một (1) năm nếu được các cơ quan có thẩm quyền quyết định, theo đúng các thủ tục tại Điều 4, là các biện pháp tự vệ vẫn cần thiết để ngăn ngừa hoăc khắc phục những thiệt hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho điều chỉnh và có bằng chứng là ngành này đang điều chỉnh; hoặc
(c) trong khoảng thời gian quá ba (3) năm, bao gồm cả thời gian gia hạn.
2. Biện pháp tự vệ sẽ không được áp dụng đối với mặt hàng có xuất xứ từ một Bên là Quốc gia Thành viên ASEAN, miễn là thị phần nhập khẩu của mặt hàng đó, vào nước nhập khẩu, không vượt quá ba (3) phần trăm tổng nhập khẩu từ các Bên khác, miễn là tổng thị phần nhập khẩu của các Bên có thấp hơn ba (3) phần trăm nhập khẩu không vượt qua chín (9) phần trăm tổng nhập khẩu sản phẩm đó từ các Bên khác.
3. Khi thời gian dự kiến áp dụng biện pháp đã vượt quá một (1) năm, Bên nhập khẩu phải đảm bảo rằng biện pháp sẽ từng bước được gỡ bỏ theo định kỳ trong thời gian áp dụng.
4. Khi một Bên ngừng áp dụng môt biện pháp tự vệ thì thuế suất đối với mặt hàng đó sẽ không cao hơn mức mà, theo Lộ trình cam kết của Bên đó tại Phụ lục 1 (Lộ trình cam kết thuế), sẽ có hiệu lực như chưa áp dụng biện pháp tự vệ.
5. Một biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm sẽ hết hiệu lực sau khi kết thúc giai đoạn tự vệ chuyển đổi của sản phẩm đó mà không tính đến thời hạn áp dụng hoặc việc thời hạn đó có được kéo dài hay không.
6. Không áp dụng biện pháp tự vệ đối với nhập khẩu một mặt hàng có xuất xứ cụ thể đã được áp dụng một biện pháp tự vệ trong khoảng thời gian tương đương với thời hạn của biện pháp tự vệ trước đó hoặc hai (2) năm, tùy thời gian nào dài hơn.
7. Một Bên không áp dụng một biện pháp tự vệ đối với mặt hàng được nhập khẩu theo đúng lượng hạn ngạch được quy định theo hạn ngạch thuế quan phù hợp với Lộ trình cam kết trong Phụ lục 1 (Lộ trình cam kết thuế)
Điều 7
Các Biện pháp Tự vệ Tạm thời
1. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu trì hoãn sẽ dẫn đến thiệt hại khó có thể khắc phục, một Bên có thể tiến hành biện pháp tự vệ tạm thời, căn cứ trên xác định sơ bộ là có chứng cứ rõ ràng rằng việc tăng nhập khẩu một mặt hàng có xuất xứ từ một Bên hoặc các Bên khác đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành trong nước.
2. Thời gian có hiệu lực của một biện pháp tạm thời sẽ không kéo dài quá 200 ngày và trong thời hạn đó phải đáp ứng các yêu cầu được nêu trong các Điều 2 (Định nghĩa), Điều 3 (Áp dụng biện pháp tự vệ), Điều 4 (Điều tra), Điều 5 (Thông báo) và Điều 6 (Phạm vi và thời hạn của các biện pháp chuyển tiếp). Thời gian hiệu lực của bất kỳ biện pháp tạm thời nào cũng sẽ được tính như là thời kỳ đầu và thời hạn kéo dài như nêu tại Điều 6 (Phạm vi và thời hạn của các biện pháp chuyển tiếp).
3. Thuế hải quan áp dụng theo biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được hoàn lại nếu như những điều tra sau đó theo Điều 4 (Điều tra) không xác định được việc nhập khẩu tăng của mặt hàng có xuất xứ đã gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành trong nước.
Điều 8
Bồi thường
1. Bên đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ, sau khi đã tham vấn với Bên hoặc các Bên có những mặt hàng bị áp dụng biện pháp tự vệ, phải cung cấp cho Bên hoặc các Bên đó những biện pháp bồi thường thương mại đầy đủ và được nhất trí dưới hình thức nhân nhượng gần như tương đương hoặc những nghĩa vụ khác trong Hiệp định so với nhân nhượng hiện đang áp dụng theo Hiệp định giữa Bên áp dụng biện pháp tự vệ và các Bên xuất khẩu chịu ảnh hưởng của những biện pháp này.
2. Để đạt được bồi thường đối với một biện pháp tự vệ như nêu ở đoạn 1 của Điều này, nếu các Bên cùng nhất trí, họ sẽ tiến hành tham vấn tại Ủy ban Thương mại hàng hóa theo điều 11 (Uỷ ban thương mại hàng hoá) cua Chương 2 (Thương mại hàng hoá) để xác định mức độ đền bù gần như tương đương với mức độ nhân nhượng đang áp dụng trong Hiệp định giữa Bên áp dụng biện tự vệ và các Bên xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng từ những biện pháp đó trước khi ngừng nhân nhượng tương tự. Các thủ tục phát sinh từ tham vấn sẽ được hoàn thành chậm nhất 30 ngày kể từ ngày các biện pháp tự vệ được áp dụng.
3. Nếu hai Bên không đạt được thỏa thuận về bồi thường trong thời hạn được nêu tại đoạn 2, Bên hoặc những Bên có hàng hóa có xuất xứ chịu ảnh hưởng của các biện pháp tự vệ có thể ngừng áp dụng những nhượng bộ tương đương trong thương mại với Bên áp dụng biện pháp tự vệ. Các Bên này chỉ có thể ngừng những nhân nhượng trong một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết cho tới khi đạt được những tác động gần như tương đương và chỉ khi các biện pháp tự vệ vẫn được duy trì. Quyền được ngừng quy định trong đoạn này không được thực hiện trong hai (2) năm đầu tiên áp dụng biện pháp này, trừ trương hợp biện pháp tự vệ được áp dụng do nhập khẩu tăng tuyệt đối và biện pháp này phù hợp với các quy định của Chương này
4. Các Bên sẽ phải thông báo cho các Bên khác bằng văn bản ít nhất 30 ngày trước khi ngừng những nhân nhượng nêu ở đoạn 3.
5. Nghĩa vụ phải bồi thường nêu ở đoạn 1 và quyền ngừng những nhân nhượng gần như tương đương nêu ở khoản 3 sẽ chấm dứt khi bỏ áp dụng các biện pháp tự vệ.
Điều 9
Liên hệ với các Hiệp định WTO
1. Các Bên bảo lưu quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994, Hiệp định Tự vệ và Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định này không bổ sung bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào về các biện pháp tự vệ toàn cầu cho các Bên.
2. Một Bên không áp dụng một biện pháp tự vệ hoặc tự vệ tạm thời, như quy định tại Điều 6 hoặc 7, với một mặt hàng đã được một Bên áp dụng biện pháp theo Điều XIX của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ, Hiệp định Nông nghiệp hoặc các quy định khác trong Hiêp định WTO, một Bên cũng không tiếp tục duy trì một biện pháp tự vệ hoặc tự vệ tạm thời với một mặt hàng sẽ được áp dụng các biện pháp khác trong Điều XIX của Hiệp định GATT và Hiệp định Tự vệ, Hiệp định Nông nghiệp hoặc bất cứ quy định khác có liên quan trong Hiệp định WTO.
3. Một Bên xem xét áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với một hàng hoá có xuất xứ từ Bên hoặc các Bên khác phải tham vấn sớm với Bên đó hoặc các Bên đó trước khi áp dụng
Điều 1
Phạm vi áp dụng
1. Chương này áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến thương mại dịch vụ của một Bên.
2. Vì mục đích của Chương này, các biện pháp của một Bên có nghĩa là các biện pháp được thực hiện bởi:
(a) chính quyền và các cơ quan trung ương, bang, hoặc địa phương; và
(b) các cơ quan phi chính phủ khi thực hiện các quyền do chính quyền hoặc các cơ quan trung ương, bang hoặc địa phương giao.
3. Để hoàn thành các nghĩa vụ và cam kết theo Chương này, mỗi Bên phải đưa ra các biện pháp hợp lý để đảm bảo sự giám sát bởi các cơ quan và chính quyền trung ương, bang, địa phương và các cơ quan phi chính phủ trong lãnh thổ của mình.
4. Chương này không được áp dụng các biện pháp liên quan đến:
(a) mua sắm chính phủ;
(b) các khoản trợ cấp hoặc tài trợ của một Bên, hoặc đối với bất cứ điều kiện nào liên quan đến việc nhận hoặc tiếp tục nhận các trợ cấp và tài trợ như vậy, cho dù các trợ cấp và tài trợ đó được dành riêng cho các dịch vụ trong nước, người tiêu dùng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ.
(c) dịch vụ được cơ quan chính phủ cung cấp trong lãnh thổ mỗi Bên, được định nghĩa tại Điều 2 (Các khái niệm), hoặc
(d) đối với dịch vụ vận tải hàng không, các biện pháp ảnh hưởng đến thương quyền được phép; hoặc các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ liên quan đến thương quyền, trừ các biện pháp ảnh hưởng đến:
(i) dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay;
(ii) bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; và
(iii) dịch vụ giữ chỗ trên máy tính.
5. Các Bên lưu ý đàm phán đa phương tuân thủ việc rà soát Phụ lục GATS về Dịch vụ Vận tải Hàng không. Khi các cuộc đàm phán đa phương này kết thúc, các Bên sẽ rà soát để thảo luận những sửa đổi phù hợp bao gồm các kết quả đàm phán đa phương này.
6. Không quy định nào trong Chương này áp dụng với các biện pháp ảnh hưởng đến việc di chuyển thể nhân tìm kiếm việc làm tại một Bên khác, hoặc áp dụng các biện pháp liên quan đến quy chế công dân, thường trú dài hạn, hoặc việc làm dài hạn.
7. Không quy định nào trong Chương này ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp quy định việc thể nhân một Bên đến một Bên khác, hoặc cư trú tạm thời trong lãnh thổ Bên đó, bao gồm các biện pháp cần thiết bảo vệ sự hoà nhập của người già và đảm bảo thể nhân già được qua lại biên giới, với điều kiện những biện pháp này không được áp dụng theo cách làm huỷ bỏ hoặc suy yếu lợi ích tạo ra cho Bên khác theo các quy định của Chương này.
Điều 2
Định nghĩa
1. Vì mục đích của Hiệp định này:
(a) Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay là những hoạt động được tiến hành trên một chiếc máy bay hoặc trên một phần của nó khi được đưa ra khỏi quá trình sử dụng và không bao gồm cái gọi là bảo dưỡng chiều dọc;
(b) Hiện diện thương mại là bất kỳ loại hình tổ chức kinh doanh hay tổ chức nghề nghiệp nào, bao gồm các hoạt động: trên phạm vi lãnh thổ của một Bên nhằm mục đích cung cấp dịch vụ;
(c) Dịch vụ giữ chỗ qua mạng là các dịch vụ do hệ thống máy tính cung cấp gồm thông tin về lịch bay, tình trạng chỗ, giá và quy tắc về giá, mà thông qua đó việc giữ chỗ có thể được thực hiện hoặc vé máy bay có thể được phát hành;
(d) Pháp nhân là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hay tổ chức một cách hợp pháp theo pháp luật hiện hành, dù là hoạt động vì lợi nhuận hay không, và thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm công ty, công ty tín thác, hợp danh, liên doanh, công ty một chủ hay hiệp hội.
(e) Pháp nhân của một Bên khác là pháp nhân hoặc:
(i) được thành lập hay tổ chức theo luật pháp của Bên khác đó, và tham gia vào hoạt động kinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của Bên đó hoặc bất kỳ Bên nào khác; hoặc
(ii) trong trường hợp việc cung cấp dịch vụ được thực hiện thông qua hiện diện thương mại, được sở hữu hoặc kiểm soát bởi những người sau đây:
(A) thể nhân của Bên đó; hoặc
(B) pháp nhân của Bên khác được xác định theo quy định tại điểm (i).
(f) Đối với Thái Lan và Việt Nam, một pháp nhân là:
(i) sở hữu bởi những người của một Bên, nếu trên 50% lợi ích cổ phần của pháp nhân đó thuộc sở hữu của những người của Bên đó;
(ii) kiểm soát bởi những người của một Bên nếu những người đó có quyền chỉ định đa số thành viên của ban giám đốc hoặc nếu không phải điều hành hoạt động của pháp nhân đó một cách hợp pháp;
(iii) liên kết với những người khác khi pháp nhân đó kiểm soát, hoặc chịu sự kiểm soát bởi người khác đó, hoặc khi pháp nhân đó và người khác cùng chịu sự kiểm soát của một người;
(g) Biện pháp là bất kỳ một biện pháp nào được một Bên thi hành, dù dưới hình thức luật pháp, quy định, luật lệ, thủ tục, quyết định, hành vi hành chính hoặc bất kỳ hình thức nào khác;
(h) Biện pháp của các Bên tác động đến thương mại dịch vụ bao gồm các biện pháp về:
(i) việc mua, thanh toán hay sử dụng một dịch vụ;
(ii) sự tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ, các dịch vụ được các Bên đó yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ biến;
(iii) sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại, của những người thuộc một Bên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một Bên khác;
(i) Người cung cấp dịch vụ độc quyền là bất kỳ người nào, dù là thuộc khu vực công hay tư nhân, được một Bên cho phép, hay được thành lập một cách chính thức hay trên thực tế là người cung cấp duy nhất dịch vụ đó, trong phạm vi thị trường tương ứng của lãnh thổ của một Bên này;
(j) Thể nhân của một Bên khác là một thể nhân cư trú trên lãnh thổ của Bên khác đó hoặc bất kỳ nơi nào khác, mà theo luật pháp của Bên khác đó
(i) là công dân của Bên khác đó hoặc;
(ii) là người cư trú thường xuyên[6] trên lãnh thổ Bên khác đó trong trường hợp một Bên dành sự đối xử gần như tương đương đối với những người cư trú thường xuyên như đối xử với công dân của mình về các biện pháp có tác động đến thương mại dịch vụ, như đã thông báo sau khi Hiệp định thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ACFTA có hiệu lực, miễn là không một Bên nào bị buộc phải dành cho những người cư trú dài hạn sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử được Bên khác đó dành cho những người cư trú thường xuyên trên lãnh thổ của họ. Thông báo đó phải bao gồm sự đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ theo luật pháp và quy định của Bên khác về những người cư trú thường xuyên mà Bên khác phải chịu tương tự như đối với công dân của Bên khác đó;
(k) Người bao gồm pháp nhân hoặc thể nhân;
(l) Ngành dịch vụ là:
(i) có liên quan đến một cam kết cụ thể, một hoặc nhiều hoặc tất cả hoặc phân ngành của ngành dịch vụ đó, như được quy định trong Bảng cam kết của một Bên,
(ii) ngoài ra, còn là toàn bộ các ngành dịch vụ đó, kể cả tất cả các phân ngành.
(m) Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không là các cơ hội đối với phương tiện chuyên chở hàng không liên quan tự do bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không của mình gồm tất cả các hình thức tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối. Những hoạt động này không bao gồm giá của dịch vụ vận tải hàng không hoặc các điều kiện áp dụng;
(n) Dịch vụ bao gồm bất cứ dịch vụ nào trong bất cứ ngành nào trừ các dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung cấp;
(o) Dịch vụ của một Bên khác là dịch vụ được cung cấp:
(i) trừ hoặc trên lãnh thổ của Bên khác; hoặc,
(ii) của một người cung cấp dịch vụ thuộc Bên khác, trong trường hợp việc cung cấp dịch vụ đó thông qua sự hiện diện thương mại hoặc sự hiện diện thể nhân;
(p) Người cung cấp dịch vụ là bất kỳ người nào cung cấp một dịch vụ[7];
(r) Dịch vụ được cung cấp thuộc thẩm quyền của chính phủ có nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, cũng như không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều người cung cấp dịch vụ;
(s) Cung cấp dịch vụ bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán và giao dịch vụ;
(t) Thương mại dịch vụ được định nghĩa là sự cung cấp dịch vụ:
(i) từ lãnh thổ của một Bên sang lãnh thổ của bất kỳ một Bên nào khác;
(ii) trên lãnh thổ của một Bên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Bên nào khác;
(iv) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Bên nào khác;
(v) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Bên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Bên nào khác;
(u) Thương quyền là quyền đối với các dịch vụ được lên kế hoặch hoặc không được lên kế hoạch để hoạt động và/hoặc chuyên chở hành khách, hàng hoá, thư tín, lấy tiền công hoặc được thuê từ, hoặc qua lãnh thổ của một Bên, gồm các điểm được phục vụ, các chặng được hoạt động, loại hình chuyên chở, năng lực được cung cấp, thuế phải trả và các điều kiện của họ, và tiêu chí chỉ định hãng hàng không, gồm cả tiêu chí về số, sở hữu, và kiểm soát.
Điều 3
Đãi ngộ quốc gia
1. Trong những ngành được nêu trong Bảng cam kết trong Phụ lục 3 (Biểu cam kết Dịch vụ) hoặc Phụ lục 4 (Biểu cam kết di chuyển thể nhân), và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Bên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Bên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử được Bên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của chính mình.[8]
2. Một Bên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại Đoạn 1 của điều này bằng cách dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Bên nào khác một sự đối xử tương tự về hình thức hoặc sự đãi ngộ khác biệt về hình thức mà Bên đó dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ tương tự của chính mình.
3. Sự đãi ngộ tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay người cung cấp dịch vụ của Bên đó so với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ Bên nào khác.
Điều 4
Tiếp cận thị trường
1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều 2(s) (Định nghĩa), mỗi Bên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Bên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định trong Biểu cam kết cụ thể của mình trong Phụ lục 3 (Biểu cam kết dịch vụ) hoặc Phụ lục 4 (Biểu cam kết di chuyển thể nhân). [9]
2. Trong những ngành có cam kết mở cửa thị trường, một Bên không được duy trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ của Bên đó, trừ trường hợp có quy định khác trong Phụ lục 3 (Biểu cam kết dịch vụ) hoặc Phụ lục 4 (Biểu cam kết di chuyển thể nhân):
(a) hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(b) hạn chế về tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(c) hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế;[10]
(d) hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ cụ thể hoặc một người cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ; và
(f) hạn chế về tỷ lệ vốn góp của Bên nước ngoài bằng việc quy định giới hạn phần trăm tối đa cổ phần của Bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.
Điều 5
Các cam kết bổ sung
Các Bên có thể đàm phán các cam kết liên quan đến các biện pháp có tác động tới thương mại dịch vụ không thuộc đối tượng phải cam kết nêu tại Điều 3 (Tiếp cận thị trường) và Điều 4 (Đãi ngộ quốc gia), kể cả các cam kết về tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn hoặc những vấn đề liên quan tới cấp phép. Những cam kết đó được ghi vào Biểu cam kết của mỗi Bên trong Phụ lục 3 (Biểu cam kết dịch vụ) và Phụ lục 4 (Biểu cam kết di chuyển thể nhân).
Điều 6
Rà soát cam kết
Các Bên sẽ tiếp tục đàm phán, bắt đầu không muộn hơn 3 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và định kỳ sau đó do Uỷ ban FTA quyết định nhằm cải thiện cam kết trong Chương này hơn nữa để có thể tự do hoá thương mại dịch vụ hơn giữa các Bên.
Điều 7
Tham vấn về đãi ngộ tối huệ quốc
1. Theo đoạn 2, nếu, sau khi Hiệp định này có hiệu lực, một Bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào về thương mại dịch vụ với một Bên thứ 3 trong đó dành đối xử cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên thứ 3 đó thuận lợi hơn đối xử dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của các Bên khác trong Hiệp định này, một Bên bất kỳ có thể đưa ra yêu cầu tham vấn để thảo luận khả năng gia hạn, theo Hiệp định này, những đối xử không kém thuận lợi hơn mà Bên đó dành cho một Bên thứ 3. Bên bị yêu cầu phải tiến hành tham vấn với Bên đưa ra yêu cầu tính đến yếu tố cân bằng lợi ích tổng thể. Bên yêu cầu cần phải thông báo cho tất cả các Bên khác yêu cầu tham vấn của mình theo đoạn này.
2. Không Bên nào bị bắt buộc áp dụng Đoạn 1 với những ưu đãi trong khuôn khổ hiệp định song phương hoặc nhiều bên giữa từng nước thành viên ASEAN hoặc các nước ASEAN và một Bên thứ 3 hoặc với Úc hoặc với Niudilân.
3. Bên tham vấn phải thông báo kết quả tham vấn tới tất cả các Bên khác càng sớm càng tốt và không được muộn hơn cuộc họp tới của Ủy ban Dịch vụ được thành lập theo Điều 24 (Uỷ ban về Thương mại Dịch vụ) theo dõi kết quả tham vấn.
4. Mặc dù đã nói tại Đoạn 1 nhưng một Bên không bị yêu cầu phải tham vấn về đối xử ưu đãi theo bất kỳ một hiệp định quốc tế nào có hiệu lực hoặc được ký trước ngày hiệp định này có hiệu lực, đối với các hiệp định tự do hoá thương mại hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc đầu tư, bất kỳ một biện pháp nào được thực hiện của quá trình hội nhập kinh tế rộng hơn hoặc tự do hoá thương mại giữa các bên trong Hiệp định này.
Điều 8
Biểu cam kết cụ thể
1. Mỗi Bên sẽ nêu trong Bảng các cam kết cụ thể theo quy định tại Điều 3 (Đãi ngộ quốc gia), Điều 4 (Tiếp cận thị trường),và Điều 5 (Cam kết bổ sung). Đối với những ngành dịch vụ có cam kết, mỗi Biểu cam kết cụ thể phải chỉ rõ:
(a) điều khoản, giới hạn và điều kiện tiếp cận thị trường;
(b) các điều kiện và tiêu chuẩn về đãi ngộ quốc gia;
(c) những cam kết liên quan đến các cam kết bổ sung; và
(d) lộ trình phù hợp để thực hiện các cam kết đó, nếu có thể;
(e) ngày có hiệu lực của những cam kết này.
2. Các biện pháp không phù hợp với Tiếp cận thị trường và Đãi ngộ quốc gia được ghi vào cả hai cột liên quan đến Tiếp cận thị trường. Trong trường hợp này mô tả cũng được xem xét để đưa ra điều kiện hoặc phù hợp với đãi ngộ quốc gia.
3. Biểu cam kết được nêu trong Phụ lục 3 (Biểu cam kết dịch vụ) của Chương này. Cam kết cụ thể đối với việc cung cấp dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thể nhân trên lãnh thổ một Bên khác được quy định tại Phụ lục 4 (Biểu cam kết di chuyển thể nhân) của Hiệp định này.
Điều 9
Sửa đổi biểu cam kết
1. Một Bên có thể sửa đổi hoặc rút bỏ bất kỳ cam kết nào trong Bảng cam kết của mình trong Phụ lục 3 (Biểu cam kết dịch vụ) hoặc Phụ lục 4 (Biểu cam kết di chuyển thể nhân) vào bất kỳ thời điểm nào sau 3 năm kể từ ngày các cam kết có hiệu lực, phù hợp với các thủ tục quy định tại Điều XXI của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ WTO (GATS), với những điều chỉnh phù hợp, và các thủ tục thực hiện Điều XXI quy định trong tài liệu WTO S/L/80 ban hành ngày 29/10/1999 (thủ tục về điều XXI GATS), với những điều chỉnh phù hợp, được sửa đổi theo thời gian.
2. Để tránh sự nghi ngờ, điều XXI GATS và Thủ tục Điều XXI GATS viện dẫn đến “Ban Thư ký” và “Hội đồng Thương mại Dịch vụ” cần được hiểu trong bối cảnh liên quan đến Uỷ ban hỗn hợp FTA.
Điều 10
Quy định trong nước
1. Trong những ngành dịch vụ đã có các cam kết, mỗi Bên phải đảm bảo rằng tất cả các biện pháp áp dụng chung tác động đến thương mại dịch vụ được điều hành một cách hợp lý, khách quan và bình đẳng.
2. Nhằm đảm bảo rằng các biện pháp liên quan tới yêu cầu chuyên môn, thủ tục, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu cấp phép không tạo thành những trở ngại không cần thiết cho thương mại dịch vụ, các Bên sẽ cùng nhau rà soát lại các kết quả đàm phán về các nguyên tắc của các biện pháp này, căn cứ theo Điều VI.4 của GATS, nhằm đưa các biện pháp này vào nội dung Hiệp định. Các bên ghi nhận những nguyên tắc đó nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu này, không kể các nguyên tắc khác:
(a) dựa trên những tiêu chí khách quan và minh bạch, như năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ;
(b) không phiền hà hơn mức cần thiết để bảo đảm chất lượng dịch vụ;
(c) trong trường hợp áp dụng thủ tục cấp phép, không trở thành hạn chế cung cấp dịch vụ.
3. Trong những ngành dịch vụ mà một Bên đã có cam kết cụ thể theo Điều 3 (Đãi ngộ quốc gia), Điều 4 (Tiếp cận thị trường), và Điều 5 (Cam kết bổ sung), thì khi chưa áp dụng những nguyên tắc được đề ra trong những ngành này phù hợp với đoạn 2 của Điều này, Bên đó không được áp dụng các đòi hỏi về cấp phép, chuyên môn và tiêu chuẩn kỹ thuật mà làm vô hiệu hoặc giảm bớt nghĩa vụ trong Hiệp định này theo cách thức:
(a) không phù hợp với các tiêu chí đã được đề ra tại khoản 2(a), (b) hoặc (c) của Điều này; và
(b) Bên đó đã không có ý định hợp lý áp dụng các biện pháp này tại thời điểm các cam kết cụ thể trong các lĩnh vực đó được đưa ra.
4. Khi xác định liệu một Bên có tuân thủ các nghĩa vụ tại Đoạn 3(a) của Điều này, cần tính đến các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức quốc tế liên quan[11] được Bên đó áp dụng.
5. Trong trường hợp có yêu cầu thủ tục phê duyệt đối với việc cung cấp một dịch vụ đã có cam kết cụ thể trong khuôn khổ của Hiệp định này, các cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên sẽ:
(a) trong trường hợp hồ sơ xin cấp phép chưa hoàn chỉnh, theo yêu cầu của người nộp hồ hơ, chỉ rõ mọi thông tin bổ sung cần thiết để hoàn chỉnh hồ sơ và tạo cơ hội để bổ sung các thiếu sót trong một khoảng thời gian hợp lý;
(b) trong thời gian phù hợp, sau khi nộp đơn được xem là đã hoàn thành theo đúng quy định và luật pháp trong nước, phải thông báo cho người nộp đơn quyết dịnh liên quan đến hồ sơ;
(c) theo yêu cầu của người nộp hồ sơ, cung cấp không chậm chễ các thông tin có liên quan đến tình trạng của hồ sơ; và
(d) Nếu hồ sơ bị đình chỉ hoặc từ chối, trong mức tối đa có thể, người nộp hồ sơ sẽ được thông báo bằng văn bản không chậm chễ về nguyên nhân của việc đình chỉ hoặc từ chối đó. Người nộp hồ sơ có thể nộp lại, theo nguyện vọng của mình, hồ sơ mới.
6. Trong những ngành có các cam kết cụ thể liên quan đến dịch vụ nghề nghiệp, mỗi Bên phải quy định những thủ tục đầy đủ để kiểm tra năng lực chuyên môn của người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của bất cứ Bên nào khác.
7. Tuỳ thuộc vào quy định và luật trong nước, mỗi Bên phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ của các Bên khác sử dụng tên thương mại mà họ thường buôn bán trên lãnh thổ của các Bên khác và nếu không thì phải bảo đảm rằng việc sử dụng tên thương mại không bị hạn chế.
Điều 11
Minh bạch hoá
1. Các Bên nhận ra rằng các biện pháp minh bạch hoá điều chỉnh thương mại dịch vụ là quan trọng đối với việc thúc đẩy khả năng tiếp cận và hoạt động trên thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường Bên khác. Mỗi Bên phải thúc đẩy minh bạch hoá thể chế trong thương mại dịch vụ.
Xuất bản
2. Mỗi Bên phải xuất bản nhanh chóng, ngoại trừ trong các trường hợp khẩn cấp, chậm nhất là vào thời điểm có hiệu lực của mình:
(a) tất cả các biện pháp liên quan đến việc áp dụng chung trong thương mại dịch vụ; và
(b) tất cả các hiệp định quốc tế liên quan hoặc ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ mà Bên đó ký kết.
3. Trong chừng mực có thể, mỗi Bên sẽ đưa lên mạng internet các biện pháp và hiệp định quốc tế nêu tại đoạn 2.
4. Nếu việc xuất bản nêu tại Đoạn 2 và 3 không khả thi, những thông tin này[12] phải được công bố ra công chúng theo cách khác.
5. Trong chừng mực cho phép của nội luật, mỗi Bên phải nỗ lực tạo cơ hội hợp lý để các đối tượng liên quan của các Bên khác cho ý kiến về các biện pháp được nêu tại Đoạn 2(a) nói trên trước khi thông qua.
Đầu mối thông tin
6. Mỗi Bên phải thành lập đầu mối thông tin để thúc đẩy thông tin giữa các Bên về bất kỳ một vấn đề gì liên quan trong Chương này. Sau khi nhận được yêu cầu của Bên khác, điểm hỏi đáp sẽ:
(a) xác định cơ quan hoặc cán bộ chịu trách nhiệm đối với vấn đề liên quan; và
(b) hỗ trợ thúc đẩy thông tin với Bên yêu cầu về vấn đề đó.
7. Mỗi Bên sẽ phải nhanh chóng trả lời tất cả yêu cầu của bất kỳ một Bên nào khác các thông tin cụ thể về:
(a) bất kỳ biện pháp nào nêu tại Đoạn 2 (a) hoặc các hiệp định quốc tế được nêu tại Đoạn 2 (b);
(b) bất kỳ một thay đổi mới nào hoặc thay đổi liên quan đến luật và quy định hiện hành, hoặc hướng dẫn hành chính ảnh hưởng đáng kể đến thương mại dịch vụ được nêu trong biểu cam kết của một Bên trong Chương này, bất kể là Bên đó trước đây có thông báo cho Bên khác về luật, quy định hoặc quyết định hành chính mới hoặc được thay đổi hay không.
Điều 12
Phát triển và Áp dụng các quy định
Quá trình hành chính
1. Với quan điểm điều hành một cách nhất quán, phù hợp và công bằng luật, quy định, thủ tục, và quy tắc hành chính áp dụng trong thương mại dịch vụ, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan hành chính của mình, trong khi áp dụng luật, quy định, thủ tục, và quy tắc hành chính đối với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ nào đó của một Bên khác trong các trường hợp cụ thể thông qua quy trình hành chính, bao gồm sự phân xử, ra quyết định, cấp phép, thủ tục xác định và phê duyệt:
(a) trong phạm vi nội luật cho phép và trong khả năng có thể, dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của Bên khác bị ảnh hưởng trực tiếp từ qúa trình hành chính này một thông báo hợp lý là quá trình đó đang diễn ra.
(b) trong phạm vi nội luật cho phép, nỗ lực dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cơ hội để trình bày cơ sở và lý lẽ để hỗ trợ quan điểm của họ trước bất kỳ một hành động hành chính cuối cùng nào khi đặc điểm tiến trình, và lợi ích công cho phép; và
(c) tuân theo thủ tục phù hợp với luật pháp của mình.
Rà soát và kháng nghị
2. Mỗi Bên phải duy trì toà án hoặc thủ tục hành chính phân xử sáng suốt nhằm mục đích rà soát kịp thời,[13] và, khi được bảo đảm, sửa chữa các quyết định hành chính cuối cùng là kết quả của quá trình nêu tại đoạn 1. Khi thủ tục hoặc toà án không độc lập với các quyết định hành chính liên quan, mỗi Bên phải đảm bảo rằng toà án hoặc thủ tục phải được đưa ra có mục đích và công bằng.
3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng, trong bất kỳ một toà án nào hoặc dưới bất kỳ một thủ tục nào, các Bên được quyền:
(a) có cơ hội bảo vệ quan điểm của mình; và
(b) một quyết định phải phù hợp với luật pháp Bên đó.
4. Mỗi Bên phải, phụ thuộc vào thủ tục kháng nghị hoặc tiếp tục rà soát được luật pháp cho phép, đảm bảo rằng một quyết định bất kỳ được nêu tại đoạn 3(b) cần phải được thực hiện phù hợp với luật pháp của Bên đó.
Điều 13
Tiết lộ thông tin mật
Không một quy định nào trong Chương được hiểu là yêu cầu một Bên cung cấp thông tin mật cho các Bên khác mà việc cung cấp thông tin đó có thể ảnh hưởng việc thực thi pháp luật hoặc là sẽ gây tổn hại cho lợi ích thương mại hợp pháp của các pháp nhân nào đó, dù là công hay tư.
Điều 14
Người cung cấp dịch vụ đặc quyền và độc quyền
1. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp một dịch vụ độc quyền nào trên lãnh thổ của mình, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thị trường liên quan không hành động trái với các nghĩa vụ của Bên đó theo Điều 3 (Đãi ngộ quốc gia) và Điều 4 (Mở cửa thị trường).
2. Nếu một người cung cấp dịch vụ độc quyền của một Bên cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua các công ty trực thuộc, khi cung cấp dịch vụ nằm ngoài phạm vi độc quyền của mình và thuộc các cam kết cụ thể, Bên đó sẽ bảo đảm rằng người cung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để thực hiện các hành vi trên lãnh thổ của mình trái với các cam kết đó.
3. Nếu một Bên có lý do để tin rằng một người cung cấp dịch vụ độc quyền của bất kỳ một Bên nào khác đang hành động không phù hợp với quy định tại Đoạn 1 và 2 của Điều này, Bên đó có thể yêu cầu Bên đã thành lập, duy trì hoặc cho phép người cung cấp dịch vụ này thông báo những thông tin cụ thể về các hoạt động liên quan.
4. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp của người cung cấp dịch vụ độc quyền, trong trường hợp một Bên, chính thức hoặc trên thực tế:
(a) cho phép hoặc thiết lập một số lượng nhỏ các người cung cấp dịch vụ; và
(b) hạn chế đáng kể cạnh tranh giữa những người cung cấp đó trên lãnh thổ của mình.
Điều 15
Thông lệ kinh doanh
1. Các Bên công nhận rằng những thông lệ kinh doanh nhất định của những người cung cấp dịch vụ, ngoài những thông lệ trong Điều 14 (Người cung cấp dịch vụ đặc quyền và độc quyền), có thể hạn chế cạnh tranh và do đó hạn chế thương mại dịch vụ.
2. Mỗi Bên sẽ, theo yêu cầu của Bên khác, tiến hành tham vấn nhằm xóa bỏ các thông lệ nêu trong đoạn 1. Bên đó sẽ xem xét đầy đủ và cảm thông đối với yêu cầu đó và sẽ hợp tác bằng cách cung cấp các thông tin không bí mật được công bố đối với Bên yêu cầu, phụ thuộc vào nội luật và theo thoả thuận thoả đáng về việc Bên yêu cầu phải đảm bảo tính bảo mật của thông tin đó.
Điều 16
Công nhận
1. Nhằm mục đích thực hiện một phần hoặc tất cả các tiêu chuẩn hoặc tiêu chí tương ứng đối với việc phê duyệt, cấp phép hoặc chứng nhận của những người cung cấp dịch vụ, và phụ thuộc vào các yêu cầu nêu tại đoạn 3, một Bên có thể công nhận trình độ học vấn, kinh nghiệm, các yêu cầu, giấy phép hoặc chứng chỉ được cấp ở một nước nào đó. Việc công nhận này có thể đạt được thông qua một quá trình hài hòa hóa hoặc dựa trên một hiệp định hoặc thỏa thuận với nước liên quan hoặc mặc nhiên cho hưởng.
2. Một Bên là một bên tham gia một hiệp định hoặc thỏa thuận thuộc loại được nêu tại đoạn 1 của Điều khoản này, bất kể hiệp định hoặc thoả thuận đó đang có hiệu lực hoặc sẽ có hiệu lực trong tương lai, phải tạo cơ hội đầy đủ cho những Bên quan tâm được đàm phán gia nhập hiệp định hoặc thỏa thuận đó hoặc được đàm phán những thoả thuận tương đương. Nếu một Bên mặc nhiên cho hưởng sự công nhận, Bên đó phải tạo cơ hội thích hợp cho bất kỳ Bên nào khác chứng minh rằng trình độ học vấn, kinh nghiệm, giấy phép, chứng chỉ hoặc các yêu cầu được đáp ứng trên lãnh thổ của Bên khác đó cần phải được công nhận.
3. Một Bên sẽ không cho hưởng sự công nhận theo cách tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các Bên hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại dịch vụ khi áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu thức để cấp phép hoặc chứng nhận người cung cấp dịch vụ.
4. Khi phù hợp, công nhận sẽ phải dựa trên các tiêu chí đa phương. Trong các trường hợp phù hợp, các Bên sẽ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ liên quan để thành lập và thông qua các tiêu chuẩn và tiêu chí chung đối với thông lệ buôn bán dịch vụ và ngành nghề liên quan.
5. Mỗi Bên phải khuyến khích các cơ quan trong lãnh thổ của mình tiến hành đàm phán các hiệp định hoặc thoả thuận về công nhận yêu cầu chứng chỉ ngành nghề, yêu cầu thủ tục, giấy phép hoặc đăng ký với quan điểm đạt được kết quả sớm.
Điều 17
Thanh toán và chuyển tiền
1. Trừ các trường hợp được xác định tại Điều 4 (Các biện pháp tự vệ về Cán cân thanh toán) của Chương 15 (Các quy định chung và ngoại lệ), một Bên không được áp dụng những hạn chế đối với chuyển tiền quốc tế và thanh toán cho các giao dịch vãng lai liên quan tới các cam kết cụ thể.
2. Các quy định của Hiệp định này không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của một Bên là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế theo các Điều lệ của Quỹ, gồm cả việc sử dụng các hoạt động ngoại hối phù hợp với Điều lệ của Quỹ, với điều kiện một Bên không hạn chế về bất kỳ giao dịch vốn nào trái với các cam kết cụ thể liên quan đến giao dịch này, trừ trường hợp được quy định tại Điều 4 (Các biện pháp tự vệ về cán cân thanh toán) của Chương 15 (Các quy định chung và ngoại lệ) hoặc theo yêu cầu của Quỹ.
Điều 18
Trợ cấp
1. Mặc dù đã nói tại Điều 1(4)(b) (Phạm vi), các Bên phải rà soát nguyên tắc trợ cấp liên quan đến thương mại dịch vụ phù hợp với bất kỳ nguyên tắc nào được thống nhất theo Điều XV GATS.
2. Các Bên nhận ra rằng, trong các trường hợp nhất định, trợ cấp có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với thương mại dịch vụ. Bất kỳ một Bên nào được xem là bị ảnh hưởng tiêu cực do trợ cấp của một Bên khác gây ra có thể yêu cầu tham vấn với Bên đó. Yêu cầu này cần được xem xét thông cảm.
Điều 19
Các biện pháp tự vệ
1. Các Bên ghi nhận các vòng đàm phán đa phương theo Điều X của GATS về biện pháp tự vệ khẩn cấp dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Ngay khi kết thúc các vòng đàm phán đa phương này, các Bên sẽ tiến hành rà soát nhằm thảo luận về các sửa đổi phù hợp cho Hiệp định này để đưa các kết quả của các vòng đàm phán đa phương đó vào nội dung Hiệp định.
2. Trong trường hợp việc thực thi cam kết thuộc hiệp định này gây ra tác động tiêu cực nghiêm trọng đến một ngành dịch vụ tương ứng của một Bên trước khi kết thúc các vòng đàm phán đa phương đề cập trong Đoạn 1 của Điều này, Bên bị ảnh hưởng có thể yêu cầu tiến hành tham vấn với Bên khác nhằm thảo luận về bất cứ biện pháp đối với ngành dịch vụ bị ảnh hưởng đó. Bất cứ biện pháp được thực hiện theo đoạn này phải được sự nhất trí của các Bên liên quan. Các Bên liên quan sẽ xem xét tới tình huống trong từng trường hợp cụ thể và cân nhắc một cách cảm thông đối với Bên đang tìm kiếm áp dụng biện pháp này.
3. Bất kỳ một biện pháp nào được thực hiện theo Đoạn 2 cần phải được các bên liên quan chấp thuận.
4. Các Bên tham vấn phải thông báo kết quả tham vấn cho tất cả các Bên khác biết càng sớm càng tốt và không muộn hơn cuộc họp tới của Uỷ ban Dịch vụ được thành lập theo Điều 24 (Uỷ ban về Thương mại Dịch vụ) các kết quả tham vấn.
Điều 20
Tăng cường sự tham gia của các nước thành viên mới ASEAN
Để tăng lợi ích của Chương này cho các Quốc gia thành viên mới ASEAN, và phù hợp với các mục tiêu và Lời nói đầu cuả Hiệp định này và các mục tiêu đặt ra trong Chương 12 (Hợp tác Kinh tế), các Bên công nhận tầm quan trọng của việc dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho các Quốc gia thành viên mới và thúc đẩy sự tham gia của các nước này trong Chương này thông qua đàm phán các cam kết cụ thể liên quan đến:
(a) năng lực dịch vụ trong nước và hiệu quả và tính cạnh tranh của nó được củng cố, thông qua tiếp cận công nghệ trên cơ sở thương mại;
(b) tiếp cận với chuỗi phân phối và mạng thông tin được cải thiện;
(c) cam kết trong các lĩnh vực có lợi ích xuất khẩu cho các quốc gia thành viên mới; và
(d) công nhận rằng cam kết của các Quốc gia thành viên mới ASEAN có thể đưa ra phù hợp với trình độ phát triển của từng nước.
Điều 21
Từ chối lợi ích
Một Bên có thể từ chối cho hưởng lợi ích trong Hiệp định này:
(a) đối với việc cung cấp dịch vụ, nếu Bên đó chứng minh được rằng dịch vụ đó được cung cấp từ hoặc trong phạm vi lãnh thổ của một nước không tham gia Hiệp định này;
(b) trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải đường biển, nếu Bên đó chứng minh được rằng dịch vụ đó được cung cấp;
(i) bằng một tàu được đăng ký theo luật của một nước không tham gia Hiệp định này; và
(ii) do một người của một nước không tham gia Hiệp định này điều khiển và/hoặc sử dụng toàn bộ hoặc một phần con tàu.
(c) đối với người cung cấp dịch vụ là một pháp nhân, nếu Bên đó chứng minh được rằng đó không phải là người cung cấp dịch vụ của một Bên khác trong Hiệp định.
Điều 22
Đối xử và bảo hộ hiện diện thương mại
1. Chương 11 (Đầu tư) không áp dụng đối với các biện pháp được một Bên duy trì hoặc thông qua trong chừng mực được nêu trong Chương này.
2. Mặc dù như đã nêu tại đoạn 1, các Điều sau của Chương 11 (Đầu tư) sẽ được áp dụng, với những sửa đổi phù hợp, đối với các biện pháp ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên thông qua hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một Bên khác:
(a) Điều 6: (Đãi ngộ đầu tư)
(b) Điều 7: (Bồi thường)
(c) Điều 8: (Chuyển tiền và chuyển lợi nhuận về nước)
(d) Điều 9: (Trưng thu và bồi thường)
(e) Điều 10:(Thế quyền)
(f) Phần B:(Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước)
Điều 23
Các điều khoản khác
1. Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông WTO sẽ được đưa vào Chương này, với sửa đổi hợp lý, và là một phần không thể tách rời của Chương này.
2. Các quy định bổ sung về dịch vụ tài chính va viễn thông được quy định trong các Phụ lục của Chương này.
Điều 24
Uỷ ban về Thương mại Dịch vụ
1. Các Bên sẽ thành lập Uỷ ban về Thương mại Dịch vụ (“Uỷ ban Dịch vụ”), gồm đại diện của các Bên.
2. Chức năng của Uỷ ban này gồm:
(a) tiến hành rà soát phù hợp với Điều 6 (Rà soát Cam kết);
(b) nếu đàm phán đa phương được nêu tại Điều 19.1 (Các biện pháp tự vệ) không hoàn thành trong vòng 3 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực thì sẽ thảo luận các biện pháp tự vệ khẩn cấp dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử nhằm đưa ra những sửa đổi phù hợp trong Chương này;
(c) tiến hành thảo luận về việc áp dụng quy chế tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ nhằm đưa ra các sửa đổi phù hợp trong Chương này cùng với việc rà soát cam kết lần đầu thứ nhất theo Điều 6 (Rà soát cam kết);
(d) rà soát việc thực hiện Chương này;
(e) xem xét bất kỳ một vấn đề nào do các Bên đưa ra; và
(f) báo cáo lên Uỷ ban hỗn hợp khi được yêu cầu.
3. Uỷ ban Dịch vụ phải hoàn thành việc thảo luận nêu tại đoạn 2 (a) - (c) trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, trừ khi các Bên có thoả thuận khác.
4. Uỷ ban Dịch vụ cần phải họp theo thoả thuận thống nhất giữa các Bên như được yêu cầu tại Điều này và Điều 6 (Rà soát cam kết). Các phiên họp có thể tiến hành gồm đại diện các bên hoặc theo các hình thức khác được cán Bên thống nhất.
Điều 1
Phạm vi và Định nghĩa
1. Phụ lục này áp dụng với các biện pháp ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ tài chính. Cung cấp dịch vụ tài chính trong Chương này được hiểu là việc cung cấp một dịch vụ như được định nghĩa tại Điều 2(s) (Các định nghĩa) của Chương 8 (Thương mại Dịch vụ).
2. Nhằm các mục đích của Điều 2(n) (Các định nghĩa) của Chương 8 (Thương mại Dịch vụ), “dịch vụ được cung cấp khi thi hành quyền hạn của cơ quan chính phủ” là các dịch vụ sau:
(a) các hoạt động do Ngân hàng Trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tiền tệ thực hiện hoặc do bất kỳ một tổ chức thực hiện phù hợp với chính sách tiền tệ hoặc tỷ giá hối đoái;
(b) các hoạt động tạo thành một bộ phận của hệ thống luật pháp về an sinh xã hội hay các chương trình hưu trí công; hoặc
(c) các hoạt động khác do một tổ chức công tiến hành được chính phủ tài trợ, bảo lãnh hoặc sử dụng các nguồn lực tài chính của chính phủ.
3. Nhằm các mục đích của Điều 2(n) (Các định nghĩa) của Chương 8 (Thương mại Dịch vụ), nếu một Bên cho phép bất kỳ nhà cung cáp dịch vụ tài chính của mình thực hiện bất kỳ dịch vụ nào nêu tại đoạn (2)(b) hoặc (c) và cạnh tranh với một tổ chức công hoặc với một nhà cung cấp dịch vụ tài chính, thì thuật ngữ “dịch vụ” được hiểu là cần phải bao gồm những hoạt động đó.
4. Điều 2(q) (Định nghĩa) của Chương 8 (Thương mại Dịch vụ) không được áp dụng cho các dịch vụ được nêu tại Phụ lục này.
Điều 2
Định nghĩa
Nhằm các mục đích của Phụ lục này:
(a) một dịch vụ tài chính là bất kỳ một dịch vụ tài chính nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một Bên chào bán. Các dịch vụ tài chính gồm tất cả dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, tất cả dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ dịch vụ bảo hiểm). Các dịch vụ tài chính gồm các hoạt động sau:
Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
(i) Bảo hiểm trực tiếp (kể cả đồng bảo hiểm):
(A) nhân thọ; và
(B) phi nhân thọ;
(ii) Tái bảo hiểm và nhượng bảo hiểm;
(iii) Trung gian bảo hiểm như đại lý và môi giới; và
(iv) Các dịch vụ phụ trợ cho bảo hiểm như tư vấn, dịch vụ đánh giá xác suất và rủi ro và dịch vụ giải quyết khiếu nại.
Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm)
(v) Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh toán khác từ công chúng;
(vi) Cho vay dưới các hình thức gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu nợ và các giao dịch thương mại tài chính;
(vii) Thuê mua tài chính;
(viii) Các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, gồm thẻ tín dụng, và báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;
(ix) Bảo lãnh và cam kết;
(x) Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức hoặc các giao dịch khác:
(A) các công cụ thị trường tiền tệ (gồm séc, trái phiếu, chứng nhận tiền gửi);
(B) ngoại tệ;
(C) các sản phẩm phái sinh bao gồm nhưng không giới hạn bởi các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng chọn;
(D) các sản phẩm dựa trên tỷ giá và lãi suất gồm các sản phẩm như hoàn vụ, hợp đồng tỷ giá kỳ hạn;
(E) chứng khoán có thể chuyển nhượng; và
(F) các công cụ có thể chuyển nhuợng khác và tài sản tài chính kể cả kim khí quý:
(xi) Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý (dù công khai hoặc theo thoả thuận riêng) và cung cấp dịch vụ liên quan đến việc phát hành đó;
(xii) Môi giới tiền tệ;
(xiii) Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, dịch vụ bảo quản, lưu giữ và tín thác;
(xiv) Dịch vụ thanh toán và quyết toán tài sản chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ xoá nợ khác;
(xv) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác; và
(xvi) Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động được liệt kê từ đoạn (v) đến đoạn (xv), kể cả tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tư vấn và đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn mua sắm và cơ cấu lại hoặc chiến lược doanh nghiệp;
(b) nhà cung cấp dịch vụ tài chính là một thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên muốn cung cấp hoặc đang cung cấp các dịch vụ tài chính nhưng thuật ngữ này không bao gồm tổ chức công;
(c) tổ chức công là:
(i) chính phủ, ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tiền tệ của một Bên hoặc một thực thể do một Bên sở hữu hoặc kiểm soát chủ yếu thực hiện chức năng của chính phủ hoặc các hoạt động vì mục đích của chính phủ, không bao gồm pháp nhân chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính trên cơ sở điều kiện thương mại thông thường; hoặc
(ii) một thực thể tư nhân, thực hiện các chức năng thông thường do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tiền tệ thực hiện; và
(d) tổ chức tự quản:
(i) đối với Úc và Niudilân là cơ quan phi chính phủ, gồm thị trường chứng khoán hoặc thị trường kỳ hạn hoặc giao dịch kỳ hạn, cơ quan giải quyết thanh toán hoặc xoá nợ, hoặc tổ chức khác hoặc hiệp hội khác thực hiện các chức năng của mình cơ quan tư vấn hoặc là cơ quan điều hành hoặc tư vấn được uỷ quyền giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và các thể chế tài chính; và
(ii) đối với các nước ASEAN là các cơ quan phi chính phủ, gồm bất kỳ thị trường chứng khoán hoặc thị trường kỳ hạn, cơ quan giải quyết thanh toán hoặc quyết toán, tổ chức hoặc hiệp hội khác được luật pháp công nhận là tổ chức tự quản thực hiện chức năng điều tiết và hoặc giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoặc các thể chế tài chính theo luật pháp hoặc các cơ quan hoặc chính phủ trung ương, bang hoặc địa phương.
Điều 3
Quy định trong nước
1. Mặc dù có các quy định trong Hiệp định này nhưng một Bên không bị ngăn cản thực hiện các biện pháp vì các lý do thận trọng, gồm bảo hộ các nhà đầu tư, người gửi tiền, người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm hoặc những người nắm chứng từ tài chính đáo hạn thuộc sở hữu của một người cung cấp dịch vụ tài chính, hoặc để đảm bảo tính thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính hoặc để đảm bảo sự ổn định của tỷ giá hối đoái[14] theo các yêu cầu sau:
(a) khi những biện pháp này không phù hợp với các quy định của Hiệp định này thì chúng không được sử dụng như là các công cụ để tránh các nghĩa vụ và cam kết của một Bên theo Hiệp định này;
(b) các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái thì không được quá mức cần thiết và phải được loại bỏ khi những điều kiện đó không còn phù hợp với thể chế hoặc để duy trì; và
(c) các biện pháp ổn định tỷ giá hối đoái phải được áp dụng trên cơ sở MFN.
2. Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là yêu cầu một Bên phải tiết lộ thông tin liên quan đến công việc hoặc tài khoản của các khách hàng cá nhân hoặc bất kỳ một thông tin bí mật nào về tài sản thuộc quyền chiếm hữu của tổ chức công.
Điều 4
Công nhận
1. Một Bên có thể công nhận các biện pháp thận trọng của một cơ quan tiêu chuẩn quốc tế của một Bên khác hoặc của một Bên thứ 3 khi xác định liệu các biện pháp liên quan đến dịch vụ tài chính của Bên đó được áp dụng như thế nào. Việc công nhận này sẽ đạt được thông quan việc hài hoà hoặc có thể dựa trên thoả thuận hoặc hiệp định với cơ quan tiêu chuẩn quốc tế, một Bên khác hoặc một Bên thứ 3 liên quan hoặc được đối xử tự trị.
2. Một Bên là bên của hiệp định hoặc thoả thuận nêu tại đoạn 1, dù là thoả thuận trong tương lai hoặc hiện tại phải tạo ra cơ hội cho các Bên quan tâm khác được đàm phán để tham gia các hiệp định hoặc thoả thuận đó, hoặc đàm phán, trong những trường hợp có những quy định, giám sát hoặc thực hiện tương tự và nếu có thể, các thủ tục liên quan đến chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia thoả thụân hoặc hiệp định đó.
3. Khi một Bên thực hiện việc công nhận một cách tự động, thành viên đó phải dành cơ hội đầy đủ cho bất kỳ một Bên nào khác trình bày về sự tồn tại của những trường hợp đó được nêu tại đoạn 2.
Điều 5
Tính minh bạch
1. Các Bên công nhận các biện pháp minh bạch điều chỉnh các hoạt động của thể chế tài chính hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới là quan trọng thông qua việc thức đẩy khả năng tiếp cận của họ với thị trường của nhau và hoạt động trên thị trường của nhau.
2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các biện pháp áp dụng chung được một Bên thông qua hoặc duy trì được công bố sớm hoặc thông báo sớm ra công chúng theo cách khác.[15]
3. Mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp hợp lý có thể có để đảm bảo các quy tắc của việc áp dụng chung do các tổ chức tự quản[16] của Bên đó thông qua hoặc duy trì được ban hành sớm hoặc thông báo sớm ra công chúng.[17]
4. Mỗi Bên cần duy trì hoặc thành lập cơ chế phù hợp để trả lời các yêu cầu của các đối tượng quan tâm của Bên khác về các biện pháp áp dụng chung trong Phụ lục này.[18]
5. Cơ quan quản lý của mỗi Bên phải nỗ lực hết mình để đáp ứng yêu cầu của các đối tượng liên quan của các Bên khác, bao gồm tài liệu yêu cầu, hồ sơ hoàn chỉnh liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tài chính.
6. Khi có yêu cầu bằng văn bản của người nộp đơn, cơ quan quản lý phải thông báo cho người nộp đơn bằng văn bản tình trạng hồ sơ. Nếu nhà chức trách có yêu cầu thông tin bổ sung từ người nộp đơn thì cần phải thông báo sớm cho người nộp đơn.
7. Các cơ quan điều hành của mỗi Bên cần ra quyết định hành chính về bộ hồ sơ hoàn chỉnh của một nhà cung cấp dịch vụ của Bên khác muốn cung cấp dịch vụ tài chính trên lãnh thổ Bên đó trong vòng 180 ngày và phải thông báo cho người nộp đơn bằng văn bản không được chậm trễ về:
(a) một hồ sơ không được xem là hoàn thành cho đến khi tất cả thủ tục liên quan được tiến hành và các cơ quan quản lý đã xem xét hết thông tin cần thiết;
(b) khi quyết định không thể đưa ra trong vòng 180 ngày, cơ quan quản lý phải thông báo cho người nộp đơn không được chậm trễ và phải nỗ lực đưa ra quyết định trong thời gian hợp lý sau đó.
8. Theo yêu cầu bằng văn bản của người nộp đơn không được duyệt, cơ quan quản lý từ chối hồ sơ phải nỗ lực thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn biết lý do hồ sơ bị từ chối.
Điều 6
Ngoại lệ dịch vụ tài chính
Không quy định nào trong Chương này được hiểu là ngăn cản việc thông qua hoặc thực thi các biện pháp cần thiết của một Bên để đảm bảo phù hợp với luật pháp và quy định nhưng không phù hợp với Chương này, gồm các biện pháp liên quan đến ngăn cản thông lệ lừa bịp va gian lận hoặc để giải quyết với ảnh hưởng của sự mặc định của các hợp đồng dịch vụ tài chính, luôn phụ thuộc vào yêu cầu là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách tạo ra các công cụ phân biệt đối xử không hợp lý hoặc tuỳ tiện giữa các nước nơi mà các điều kiện tương tự chiếm ưu thế, hoặc che đậy hạn chế về đầu tư trong các thể chế tài chính hoặc thương mại trong dịch vụ tài chính.
Điều 7
Lưu chuyển thông tin và xử lý thông tin
1. Một Bên không được tiến hành các biện pháp:
(a) ngăn cản chuyển thông tin, gồm chuyển dữ liệu bằng các công cụ điện tử, cần thiết đối với thương mại thông thường của một nhà cung cấp dịch vụ tài chính;
(b) ngăn cản xử lý thông tin cần thiết đối với thương mại thông thường của một nhà cung cấp dịch vụ tài chính; hoặc
(c) ngăn cản chuyển giao thiết bị cần thiết đối với kinh doanh thông thường của một nhà cung cấp dịch vụ tài chính tuỳ thuộc vào quy tắc nhập khẩu phù hợp với các hiệp định quốc tế.
2. Không quy định nào tại đoạn 1:
(a) hạn chế quyền của một Bên bảo vệ dữ liệu cá nhân, riêng tư cá nhân, và bảo mật các thông số và tài khoản cá nhân phù hợp với luật và quy định trong nước và những quyền này không được sử dụng như là các biện pháp tránh né cam kết hoặc nghĩa vụ của Bên đó theo Hiệp định này;
(b) ngăn cản nhà quản lý của một Bên vì lý do thận trọng hoặc quản lý yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong lãnh thổ của mình tuân thủ quy định trong nước về quản lý và lưu giữ dữ liệu, hệ thống bảo trì số liệu, cũng như là duy trì các bản sao báo cáo trong lãnh thổ mình; và
(c) được yêu cầu một Bên phải cho phép cung cấp hoặc tiêu dùng qua biên giới các dịch vụ không được cam kết, kể cả việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính không phải là người thường trú được cung cấp với tư cách là nhà cung cấp chính, thông qua một trung gian hoặc với tư cách là một trung gian cung cấp, theo nguyên tắc thông qua trung gian, quy định và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính nêu tại Điều 2(a)(xv) (Định nghĩa).
Điều 8
Giải quyết tranh chấp
Các thành viên của toà án phải được thành lập theo Chương 17 (Tham vấn và Cơ chế giải quyết tranh chấp) đối với các tranh chấp về vấn đề thận trọng và các vấn đề tài chính khác cần phải có kinh nghiệm cần thiết liên quan đến dịch vụ tài chính cụ thể đang tranh chấp.
Điều 1
Phạm vi
1. Phụ lục này áp dụng đối với các biện pháp của một Bên liên quan đến thương mại trong dịch vụ và mạng truyền dẫn viễn thông công cộng.
2. Mặc dù đã nói tại đoạn 1 nhưng phụ lục này không áp dụng đối với các biện pháp của một Bên liên quan đến phân phối dịch vụ phát thanh và truyền hình, như được định nghĩa trong khuôn khổ luật pháp trong nước của Bên đó.
3. Không quy định nào trong Phụ lục này được hiểu là yêu cầu một Bên cho phép cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn truyền dẫn viễn thông công cộng mà không được cam kết trong Chương này.
Điều 2
Định nghĩa
Nhằm mục đích của Phụ lục này, các định nghĩa sau được áp dụng:
(a) “Dùng chung hạ tầng” nghĩa là tiếp cận vào một khoảng không để lắp đặt, duy trì, hoặc sửa chữa thiết bị, nơi được sở hữu hoặc kiểm soát và sử dụng bởi một nhà cung cấp dịch vụ chính để cung cấp dịch vụ truyền dẫn viễn thông công cộng.
(b) “Chi phí có cơ sở” nghĩa là dựa trên chi phí và có thể bao gồm một khoản lợi nhuận hợp lý và có thể liên quan đến các phương pháp định giá khác nhau đối với các dịch vụ và thiết bị khác nhau.
(c) “Thiết bị chính” nghĩa là các thiết bị của mạng hoặc dịch vụ viễn thông công trong đó:
(i) độc quyền hoặc chiếm đa số do một hoặc một số nhà cung cấp dịch vụ hạn chế; và
(ii) không thể thay thế trên góc độ kỹ thuật cũng như kinh tế để cung cấp một dịch vụ.
(d) Nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng là nhà cung cấp dịch vụ và mạng truyền dẫn viễn thông công cộng:
(i) là nhà cung cấp được cấp phép của Úc;
(ii) được phân loại là những nhà tìm kiếm sự tiếp cận phù hợp với Luật Viễn thông 2001 được sửa đổi của Niu-di-lân;
(iii) được cấp phép là nhà cung cấp hạ tầng cho những người được cấp phép Công nghiệp Viễn thông và/hoặc là nhà cung cấp dịch vụ cho những người được cấp phép Công nghiệp Viễn thông bởi cơ quan Công nghiệp Công nghệ Thông tin-Tuyền thông của Brunei Darussalam;
(iv) được cấp phép là nhà cung cấp thiết bị mạng và nhà cung cấp các dịch vụ mạng theo luật trong nước của Cambodia;
(v) được cấp phép là nhà cung cấp mạng viễn thông ở Indonesia;
(vi) có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ viễn thông theo Luật Viễn thông 2001 của Lào;
(vii) được cấp phép là nhà cung cấp thiết bị mạng và nhà cung cấp dịch vụ mạng của Malaysia;
(viii) nhà khai thác được cấp phép là nhà cung cấp thiết bị mạng và/hoặc nhà cung cấp dịch vụ mạng; và các nhà khai thác được Bộ Viễn thông, Bưu chính uỷ quyền cho phép cung cấp các dịch vụ có hạ tầng mạng ở Myanmar;
(ix) là các thực thể viễn thông công được cấp phép như được định nghĩa tại Luật chính sách viễn thông công của Philippines;
(x) là các nhà khai thác có hạ tầng mạng của Singapore;
(xi) được cấp phép theo Luật trong nước như là các nhà cung cấp có hạ tầng mạng ở Thái Lan; và
(xii) là các nhà khai thác có hạ tầng mạng được cấp phép tại Việt Nam.
(e) Kết nối là sự gắn kết với các nhà cung cấp nhằm cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng để cho phép những người sử dụng của một nhà cung cấp liên kết với những người sử dụng của nhà cung cấp khác và để tiếp cận với các dịch vụ do nhà cung cấp khác cung cấp.
(f) Thuê mạch [19] là thiết bị viễn thông giữa 2 hoặc nhiều hơn 2 điểm kết nối được quy định để sử dụng, hoặc là để sẵn cho người sử dụng cụ thể.
(g) Nhà cung cấp chính là một nhà cung cấp mà có khả năng ảnh hưởng về mặt vật chất đến quy định tham gia về giá và cung cấp trên thị trường liên quan đối với việc cung cấp mạng hoặc các dịch vụ truyền dẫn viễn thông công cộng, hoặc nhiều phần của nó, là kết quả của:
(i) việc kiểm soát hạ tầng chính; hoặc
(ii) sử dụng vị trí của nó trên thị trường.
(h) Không phân biệt đối xử là đối xử không kém thuận lợi hơn đối với bất kỳ một người sử dụng nào của dịch vụ hoặc mạng viễn thông tương tự trong những trường hợp tương tự.
(i) Mạng truyền dẫn viễn thông công cộng là hạ tầng viễn thông công cộng cho phép giao tiếp giữa các điểm cuối mạng được xác định.
(j) Dịch vụ truyền dẫn viễn thông công cộng là bất kỳ một dịch vụ viễn thông nào được yêu cầu, rõ ràng hoặc bị ảnh hưởng, bởi một Bên được chào mời ra công chúng. Những dịch vụ này có thể bao gồm điện tín, điện thoại và truyền dữ liệu liên quan đến thời gian thực truyền của thông tin do khách hàng cung cấp giữa hai điểm hoặc nhiều hơn mà không có bất kỳ một thay đổi nào từ điểm cuối đến điểm cuối về hình thức cũng như nội dung của thông tin của khách.
(k) Truyền thông là sự truyền và nhận tín hiệu thông qua bất kỳ phương tiện điện từ nào.
(l) Cơ quan quản lý viễn thông là bất kỳ một cơ quan hoặc nhiều cơ quan trong lãnh thổ của một Bên chịu trách nhiệm về quy định viễn thông theo luật của Bên đó.
(m) “Người sử dụng” là người tiêu dùng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ.
Điều 3
Thoả thuận chuyển đổi
Lưu ý đến giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi Bên và lưu ý đến cam kết của mỗi Bên theo GATS, một Bên có thể trì hoãn việc áp dụng Điều 4 (Các biện pháp tự vệ cạnh tranh), Điều 6 (Kết nối), Điều 7 (Dùng chung hạ tầng), Điều 8 (Thuê mạch viễn thông) và Điều 9.2 (Giải quyết tranh chấp) với thời hạn như được ghi trong Tiểu phụ lục của Phụ lục này về giai đoạn chuyển đổi.
Điều 4
Các biện pháp tự vệ cạnh tranh
1. Theo Điều 3 (Thoả thuận chuyển đổi), mỗi Bên sẽ ngăn cản các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng, những người mà một mình hoặc cùng nhau, là những nhà cung cấp chính trên lãnh thổ của mình tham gia hoặc tiếp tục các hành vi chống cạnh tranh.
2. Hành vi chống cạnh tranh được nói đến trong Điều này bao gồm :
(a) tham gia vào trợ cấp chống cạnh tranh ;
(b) sử dụng thông tin thu được từ các nhà cạnh tranh với các kết quả chống cạnh tranh; và
(c) không cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông khác, trong một thời gian nhất định, thông tin kỹ thuật về hạ tầng chính, là thông tin cần thiết cho các nhà cung cấp này để cung cấp các dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng.
Điều 5
Cấp phép
1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng khi giấy phép được cấp, tất cả các biện pháp liên quan đến giấy phép của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng trên lãnh thổ của minh phải được công bố hoặc phát hành bao gồm:
(a) các trường hợp yêu cầu giấy phép;
(b) thủ tục cấp phép;
(c) các tiêu chí sử dụng để đánh giá hồ sơ xin cấp phép;
(d) các tiêu chí tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng cho giấy phép;
(e) thời gian yêu cầu thông thường để ra quyết định về một hồ sơ xin cấp phép;
(f) chi phí hoặc phí nộp hoặc để xin giấy phép và
(g) thời gian hiệu lực của giấy phép.
2. Mỗi Bên phải đảm bảo khi có yêu cầu từ người nộp đơn xin cấp phép, các lý do từ chối cấp phép được thông báo.
Điều 6
Kết nối[20]
1. Theo Điều 3, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp chính trên lãnh thổ của mình phải cho các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng thông tin công cộng của các Bên khác được kết nối tại một điểm đáp ứng về mặt kỹ thuật có thể nào đó trong mạng của nhà cung cấp chính đó Những kết nối này bao gồm:
(a) tiến hành trong thời gian nhất định, có điều kiện và quy định, (bao gồm các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật) với mức phí hợp lý (đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế), không phân biệt đối xử và minh bạch;
(b) tháo nút hiệu quả, là khi nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng muốn kết nối không phải trả cho linh kiện hoặc hạ tầng mà không yêu cầu đối với dịch vụ được cung cấp;
(c) chất lượng không được kém thuận lợi hơn so với chất lượng cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ chính của mình hoặc cho các nhà cung cấp dịch vụ không liên kết của các dịch vụ tương tự hoặc cho các chi nhánh hoặc các liên kết khác; và
(d) khi có yêu cầu, điểm kết nối bổ sung thêm vào các điểm cuối mạng dành cho phần lớn các nhà sử dụng, tuỳ thuộc vào mức phí phải đảm bảo giá xây dựng hạ tầng bổ sung cần thiết.
2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các điều khoản, điều kiện, và mức giá (bao gồm tiêu chuẩn và tiêu chí kỹ thuật) để kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ chính trên lãnh thổ của mình và các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng của Bên khác sẽ được thực hiện (ít nhất):
(a) thông qua hiện diện thương mại; hoặc
(b) viện dẫn đến bộ quy định tiêu chuẩn, điều kiện và mức giá mà các nhà cung cấp dịch vụ chính chào bán cho các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng khác, và được phê duyệt hoặc đặt ra bởi cơ quan quản lý viễn thông.
3. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng thủ tục kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ chính trong lãnh thổ Bên đó được phát hành, hoặc công bố ra công chúng.
Điều 7
Dùng chung hạ tầng
Theo Điều 3, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình phải:
(a) Cho phép các nhà cung cấp mạng hoặc dịch vụ viễn thông công cộng của Bên khác mà đó là các nhà cung cấp có hạ tầng mạng được dùng chung hạ tầng với thiết bị kết nối cần thiết; và
(b) trong bối cảnh mà việc kết nối không thực tế vì các lý do kỹ thuật hoặc vì hạn chế khoảng không gian, phải hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng của các Bên khác, là các nhà cung cấp có hạ tầng mạng trên lãnh thổ của Bên đó, để tìm và thực hiện được giải pháp khác mang tính thực tế và trên cơ sở thương mại.[21]
Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp chính trong lãnh thổ của mình phải cho kết nối hoặc có giải pháp thực tế và thương mại nêu tại Điều 7.1 trong thời gian hợp lý
và mức giá phù hợp (có tính kinh tế) về quy định và điều kiện (bao gồm tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật), không phân biệt đối xử và minh bạch.
Mỗi Bên phải xác định theo luật và quy định trong nước của mình địa điểm mà tại đó yêu cầu các nhà cung cấp chính trên lãnh thổ của mình phải cho phép kết nối hoặc có giải pháp phù hợp thực tế và mang tính thương mại được nêu tại Điều 7.1.
Điều 8
Thuê mạch
Theo Điều 3, trừ khi không khả thi về mặt kỹ thuật, mỗi Bên, phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp chính trên lãnh thổ của mình đảm bảo việc thuê mạch luôn thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng phương tiện viễn thông công cộng hoặc dịch vụ của các Bên khác trong một thời gian hợp lý và các điều kiện và quy định (bao gồm các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật) và mức phí hợp lý (về mặt kinh tế), không phân biệt đối xử, và công khai.
Điều 9
Giải quyết tranh chấp
1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng một nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng của một Bên khác yêu cầu kết nối với nhà cung cấp chính được chỉ định cung cấp mạng hoặc dịch vụ viễn thông công cộng trên lãnh thổ Bên đó phải trông chờ vào cơ quan quản lý viễn thông để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc kết nối đó, gồm các điều kiện, quy định và chi phí:
(a) trong thời gian nhất định, theo các thủ tục được công bố hoặc được ban hành, và
(b) theo yêu cầu của nhà cung cấp mạng hoặc dịch vụ truyền dẫn viễn thông công cộng của một Bên khác bị ảnh hưởng.
2. Theo Điều 3, mỗi Bên phải đảm bảo một nhà cung cấp mạng hoặc dịch vụ viễn thông công cộng của Bên khác khi có yêu cầu dùng chung hạ tầng hoặc thuê mạch từ một nhà cung cấp chính được uỷ quyền cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng trên lãnh thổ Bên đó phải trông chờ vào cơ quan quản lý viễn thông hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh để giải quyết vấn đề dùng chung hạ tầng hoặc thuê mạch, gồm các điều kiện, quy định và mức giá:
(a) trong thời gian phù hợp, theo thủ tục được ban hành hoặc công bố, và
(b) theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng của một Bên khác.
3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng một hoặc nhiều cơ quan quản lý viễn thông, khi có yêu cầu từ một nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng truyền dẫn viễn thông công cộng của một Bên khác, phải có văn bản giải thích về bất kỳ một quyết định nào của cơ quan quản lý viễn thông mà gây ảnh hưởng đến nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng của một Bên khác, trừ khi giải thích đó đã được công bố ra công chúng.
Điều 10
Tính minh bạch
Mỗi Bên phải nỗ lực ban hành hoặc công bố rộng rãi thông tin do Bên khác yêu cầu theo Phụ lục này trên mạng internet.
Điều 11
Cơ quan quản lý viễn thông
1. Mỗi Bên phải thành lập hoặc duy trì, như là một phần của khung khổ luật pháp trong nước, một cơ quan quản lý viễn thông.
2. Mỗi Bên phải đảm bảo tất cả các cơ quan quản lý viễn thông được thành lập hoặc duy trì phải tách rời, và không được tính vào bất kỳ một nhà cung cấp mạng hoặc dịch vụ viễn thông công cộng nào cả.
3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các chức năng và trách nhiệm của một hoặc nhiều cơ quan quản lý viễn thông phải gồm cả việc thực thi cam kết quy định tại Điều 6, và tất cả các quyền ra quyết định của nó phải được quy định trong nội luật của Bên đó.
4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các quyết định và thủ tục do một hoặc nhiều cơ quan quản lý viễn thông quy định là khách quan đối với tất cả các đối tượng liên quan.
5. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng của một Bên khác bị thiệt hại hoặc những người có lợi ích bị ảnh hưởng bởi một quyết định của cơ quan quản lý viễn thông của Bên đó có thể được xem xét lại quyết định đó thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan tài phán hành chính, trọng tài hoặc tư pháp hoặc theo các thủ tục hành chính, trọng tài hoặc tư pháp. Nếu những thủ tục này không độc lập với cơ quan quản lý viễn thông thì Bên đó trên thực tế phải tiến hành rà soát khách quan và trung thực.
Điều 12
Dịch vụ công
Mỗi Bên phải có quyền xác định các loại nghĩa vụ dịch vụ công mà Bên đó muốn duy trì. Những nghĩa vụ này gồm bất kỳ chính sách trợ cấp nào được quy định trong nội luật của Bên đó mà không được hiểu là chính sách phi cạnh tranh, và phải được điều hanh một cách minh bạch, không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng chức không được tạo thêm gánh nặng hơn mức cần thiết đối với dịch vụ công được Bên đó định nghĩa.
Điều 13
Phân bổ và sử dụng nguồn quý hiếm[22]
1. Mỗi Bên phải quản lý thủ tục phân bổ và sử dụng nguồn quý hiếm gồm tần số và số một cách khách quan, đảm bảo về mặt thời gian, minh bạch, và không phân biệt đối xử.
2. Mỗi Bên phải ban hành hoặc công bố ra công chúng thoe cách khác hiện trạng phân bổ các dải tần số[23].
3. Các Bên không bị yêu cầu phải công bố định dạng về tần số được phân bổ cho các nhà sử dụng chính phủ cụ thể, hoặc ban hành theo cách khác ra công chúng.
TIỂU PHỤ LỤC VỀ THỜI GIAN CHUYỂN ĐỔI
Bên Việt Nam |
Điều 4 |
Điều 6 |
Điều 7 |
Điều 8 |
Điều9.2 |
|
|
|
Áp dụng điều này 3 năm sau khi các nghĩa vụ tại Điều này được phản ánh đầy đủ trong quy định và luật pháp trong nước |
Áp dụng điều này 3 năm sau khi các nghĩa vụ tại Điều này được phản ánh đầy đủ trong quy định và luật pháp trong nước. |
Áp dụng điều này 3 năm sau khi các nghĩa vụ tại Điều này được phản ánh đầy đủ trong quy định và luật pháp trong nước. |
Điều 1
Mục tiêu
Mục tiêu của Chương này nhằm:
(a) dành các quyền và nghĩa vụ bổ sung ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Chương về Thương mại Dịch vụ và Chương về Đầu tư liên quan đến di chuyển thể nhân giữa các Bên nhằm mục đích kinh doanh;
(b) tạo thuận lợi cho di chuyển thể nhân liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa các Bên;
(c) đưa ra thủ tục đơn giản và minh bạch về thủ tục xuất nhập cảnh cho các đối tượng cư trú tạm thời mà Chương này áp dụng; và
(d) bảo vệ sự hội nhập biên giới của các Bên và bảo vệ lực lượng lao động và việc làm thường xuyên trên lãnh thổ của các Bên.
Điều 2
Phạm vi
1. Chương này sẽ áp dụng, như được nêu trong cam kết của các Bên trong phụ lục (Nhập cảnh tạm thời), đối với các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập cảnh tạm thời của thể nhân của một Bên vào lãnh thổ của một Bên khác. Những đối tượng này có thể bao gồm:
(a) khách thương gia;
(b) người lắp đặt và cung cấp dịch vụ;
(c) giám đốc điều hành của một Bên chịu trách nhiệm thành lập chi nhánh hoặc các hình thức hiện diện thương mại khác ở một Bên khác;
(d) người di chuyển trong nội bộ công ty; hoặc
(e) nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
2. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp ảnh hưởng thể nhân tìm việc làm ở Bên khác, hoặc không áp dụng đối với các biện pháp về quy chế công dân, định cư hoặc làm việc lâu dài.
Điều 3
Định nghĩa
Nhằm mục đích của Chương này, các định nghĩa sau được áp dụng:
(a) Bên cấp là Bên nhận được đơn xin nhập cảnh tạm thời từ thể nhân của một Bên khác, những đối tượng được nêu tại điều 2.1 của Chương này.
(b) Thủ tục nhập cảnh có nghĩa là thị thực, giấy phép, giấy thông hành hoặc văn bản khác hoặc dưới dạng điện tử được cơ quan có thẩm quyền cấp cho thể nhân của một Bên khác quyền được đi vào, cư trú hoặc làm việc hoặc thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ của Bên cấp phép.
(c) Thể nhân của một Bên là thể nhân của một Bên được định nghĩa tại Điều 2(j) của Chương 8 (Thương mại Dịch vụ) và.
(d) Nhập cảnh tạm thời là việc nhập cảnh của một thể nhân trong Chương này không nhằm mục đích cư trú lâu dài.
Điều 4
Nhập cảnh tạm thời
1. Mỗi Bên cho phép nhập cảnh hoặc gia hạn cư trú tạm thời đối với thể nhân của bên Khác theo cam kết của mình trong Phụ lục (Nhập cảnh tạm thời) trong Chương này với điều kiện các thể nhân đó:
(a) tuân thủ các thủ tục yêu cầu đối với yêu cầu nhập cảnh; và
(b) đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan về nhập cảnh do Bên cho phép nhập cảnh yêu cầu.
2. Các loại phí liên quan đến giải quyết hồ sơ nhập cảnh cần phải hợp lý và phù hợp với các quy định trong nước.
3. Một Bên có thể từ chối cho phép nhập cảnh hoặc gia hạn cư trú đối với thể nhân của một Bên khác nếu không tuân thủ đoạn 1(a) và 1(b) điều này.
Điều 5
Biểu cam kết về nhập cảnh và cư trú tạm thời của thể nhân
1. Mỗi Bên phải quy định trong Phụ lục cam kết của mình về nhập cảnh và cư trú tạm thời của thể nhân của một Bên khác được nêu tại Điều 2.1 (Phạm vi). Các biểu cam kết phải chỉ rõ điều kiện và hạn chế của các cam kết này, gồm thời gian cư trú của mỗi loại đối tượng thể nhân trong biểu cam kết.
Điều 6
Giải quyết đơn
1. Khi có đơn xin nhập cảnh của thể nhân của Bên khác nêu tại điều 2.1, một Bên sẽ giải quyết nhanh chóng thủ tục cấp phép nhập cảnh hoặc gia hạn hồ sơ nhập cảnh cho thể nhân đó.
2. Mỗi Bên, khi có yêu cầu, và trong thời gian nhất định sau khi nhận được bộ hồ sơ hoàn chỉnh về thủ tục nhập cảnh của thể nhân nêu tại điều 2.1, phải thông báo cho người nộp đơn:
(a) đã nhận được hồ sơ;
(b) tình trạng của hồ sơ; và
(c) quyết định liên quan đến hồ sơ, bao gồm, quyết định có được phê duỵêt hay không, thời gian được ở lại và các điều kiện khác.
Điều 7
Các biện pháp nhập cảnh
1. Không có quy định nào trong Chương này được ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp quy định việc đi vào của thể nhân một Bên khác, hoặc cư trú tạm thời trong lãnh thổ của bên đó, bao gồm những biện pháp cần thiết để bảo vệ sự thống nhất, và bảo đảm sự di chuyển trật tự của thể nhân qua biên giới của mình, với điều kiện những biện pháp này không được áp dụng theo cách sẽ vô hiệu quá hoặc làm phá vỡ hoặc trì hoãn trao đổi dịch vụ và thương mại hoặc triển khai các hoạt động đầu tư theo Hiệp định này.
2. Thực tế duy nhất là yêu cầu thể nhân thoả mãn các yêu cầu trước khi nhập cảnh vào một Bên không được làm vô hiệu hoặc nguy hại đến lợi ích của một Bên khác theo quy định của Chương này, hoặc làm ảnh hưởng hoặc trì hoãn giao thương hàng hoá, dịch vụ hoặc triển khai các hoạt động đầu tư trong Hiệp định này.
Điều 8
Minh bạch hoá
Mỗi Bên phải:
(a) ban hành hoặc cung cấp ra công chúng tài liệu hướng dẫn tất cả thủ tục nhập cảnh liên quan của Chương này hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này;
(b) không muộn hơn 6 tháng sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này, ban hành, có thể trên trang thông tin nhập cảnh, hoặc theo cách khác đưa thông tin này ra công chúng trong lãnh thổ của mình và tới người trên lãnh thổ các Bên khác, yêu cầu nhập cảnh tạm thời theo Chương này, bao gồm các mẫu và tài liệu hướng dẫn giúp cho thể nhân các Bên khác quen thuộc với những yêu cầu này; và
(c) khi sửa đổi hoặc điều chỉnh các biện pháp nhập cảnh ảnh hưởng đến việc nhập cảnh tạm thời của thể nhân, phải đảm bảo thông tin được công bố hoặc đưa ra công chúng phù hợp với đoạn (b) được cập nhật trong vòng 90 ngày.
Điều 9
Áp dụng Chương 17 (Tham vấn và giải quyết tranh chấp)
1. Các Bên cần nỗ lực giải quyết bất kỳ sự khác nhau nào phát sinh từ việc thực hiện Chương này thông qua tham vấn.
2. Một Bên không được sử dụng Chương 17 (Giải quyết tranh chấp) liên quan đến việc từ chối cho phép nhập cảnh tạm thời trong Chương này trừ khi có:
(a) các vấn đề liên quan đến thông lệ có tính hệ thống từ phía Bên cấp phép; và
(b) thể nhân bị ảnh hưởng đã sử dụng hết các biện pháp trong nước để giải quyết vấn đề cụ thể nào đó.
Điều 1
Mục tiêu
Chương này nhằm mục tiêu:
(a) thúc đẩy thương mại điện tử giữa các Bên;
(b) tăng cường hợp tác giữa các Bên về phát triển thương mại điện tử; và
(c) thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn thương mại điện tử toàn cầu.
Điều 2
Định nghĩa
Nhằm mục đích của Chương này:
(a) xác thực số là văn bản hoặc hồ sơ điện tử được phát hành hoặc liên kết với người tham gia giao tiếp hoặc giao dịch điện tử để tạo ra xác thực của người tham gia;
(b) chứng thực điện tử là quá trinh kiểm tra một tuyên bố hoặc khiếu nại điện tử để xây dựng mức độ tin cậy đối với tuyên bố hoặc khiếu nại;
(c) chữ ký điện tử được quy định theo các quy định và luật trong nước;
(d) định dạng điện tử của tài liệu có nghĩa là tài liệu theo hình thức điện tử được một Bên mô tả kể cả một tài liệu được gửi thông qua fax;
(e) văn bản hành chính thương mại là các hình thức được ban hành hoặc kiếm soát bởi một Bên mà nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải hoàn thànhliên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá; và
(f) UNCITRAL là Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế.
Điều 3
Minh bạch hoá
1. Mỗi Bên phải phát hành càng sớm càng tốt hoặc phải công bố theo cách khác tới công chúng tất cả các biện pháp liên quan đến việc thực hiện chung gắn liền với hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này.
2. Mỗi Bên cần phải trả lời nhanh chóng tất cả các yêu cầu liên quan của Bên khác về thông tin cụ thể của bất kỳ một biện pháp nào đi cùng hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này.
Điều 4
Khuôn khổ pháp lý trong nước
Mỗi Bên phải duy trì, hoặc thông qua trong thời gian sớm có thể, các quy định và luật trong nước điều chỉnh giao dịch điện tử có tính đến Luật mẫu UNCITRAL về Thương mại Điện tử 1996.
Điều 5
Chứng thực điện tử và xác thực số
1. Mỗi Bên phải duy trì, hoặc thông qua càng sớm càng có thể, các biện pháp dựa trên thông lệ quốc tế về chứng thực điện tử theo đó:
(a) cho phép các đối tượng tham gia trong các giao dịch điện tử xác định công nghệ chứng thực và và mô hình thực hiện phù hợp đối với giao dịch điện tử của họ;
(b) không hạn chế việc công nhận công nghệ chứng thực và mô hình thực hiện; và
(c) cho phép các đối tượng tham gia trong các giao dịch điện tử có cơ hội chứng minh giao dịch điện tử của họ phù hợp với quy định và luật pháp trong nước của Bên đó.
2. Các Bên phải, nếu có thể, nỗ lực công nhận lẫn nhau xác thực số và chữ ký điện tử được các chính phủ ban hành hoặc công nhận dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận.
3. Các Bên phải khuyến khích sự phối hợp sử dụng xác thực số do giới doanh nghiệp sử dụng.
Điều 6
Bảo vệ người tiêu dùng qua mạng
1. Theo Đoạn 2, mỗi Bên phải, nếu có thể, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử ở mức ít nhất tương đương với mức bảo hộ dành cho người tiêu dùng trong các hình thức thương mại khác theo luật pháp, quy định và chính sách của mình.
2. Không Bên nào có nghĩa vụ phải thực hiện Đoạn 1 trước ngày mà Bên đó ban hành quy định hoặc luật trong nước hoặc thông qua các chính sách bảo hộ người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử.
Điều 7
Bảo vệ dữ liệu qua mạng
1. Theo Đoạn 2, mỗi Bên phải, theo cách phù hợp, bảo hộ dữ liệu cá nhân của những người sử dụng thương mại điện tử.
2. Không Bên nào có nghĩa vụ phải áp dụng Đoạn 1 trước ngày mà Bên đó ban hanh luật, quy định, chính sách trong nước để bảo vệ dữ liệu cá nhân của các đối tượng sử dụng thương mại điện tử.
3. Để phát triển các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu, mỗi Bên phải xem xét các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chí của các tổ chức liên quan.
Điều 8
Thương mại phi giấy tờ
1. Mỗi Bên, nếu có thể, tiến tới thực hiện các sáng kiến nhằm sử dụng thương mại phi giấy tờ.
2. Các Bên phải hợp tác trong các diễn đàn quốc tế để tăng cường sự chấp nhận các bản điện tử của giấy tờ hành chính thương mại.
3. Để tiến tới thực hiện các sáng kiến sử dụng thương mại phi giấy tờ, mỗi Bên phải tính đến các biện pháp được các tổ chức quốc tế thống nhất kể cả Tổ chức Hải quan Thế giới.
4. Mỗi Bên phải nỗ lực cung cấp ra công chúng các bản điện tử giấy tờ hành chính thương mại.
Điều 9
Hợp tác về Thương mại Điện tử
1. Công nhận tính toàn cầu của thương mại điện tử, các Bên phải khuyến khích hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nhằm tăng cường sự phát triển của thương mại điện tử. Những hoạt động nghiên cứu và đào tạo này có thể bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
(a) thúc đẩy việc sử dụng bản điện tử giấy tờ hành chính thương mại do một Bên khác hoặc các Bên khác sử dụng;
(b) hỗ trợ doanh nghiêp vừa và nhỏ vượt qua được những trở ngại gặp phải khi dùng thương mại điện tử;
(c) chia sẻ thông tin và kinh nghiệm và tìm những thông lệ kinh doanh tốt liên quan đến khuôn khổ luật pháp và chính sách trong nước về thương mại điện tử, gồm những quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu, bí mật người tiêu dùng, an ninh mạng, thư rác điện tử, chữ ký điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, chính phủ điện tử;
(d) khuyến khích các hoạt động hợp tác thúc đẩy giao dịch điện tử gồm những hoạt động cải thiện tính hiệu quả của thương mại điện tử;
(e) tìm cách mà Bên hoặc nhiều Bên phát triển có thể hỗ trợ các Bên đang phát triển thực hiện khung pháp lý giao dịch điện tử;
(f) khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan liên quan để tạo thuận lợi điều tra nhanh chóng và có giải pháp nhanh chóng đối với những sự việc không trung thực liên quan đến giao dịch điện tử;
(g) khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân về các biện pháp tự quản, kể cả mã giao dịch, số hiệu giao dịch, hướng dẫn, cơ chế thực thi nhằm thúc đẩy thương mại điện tử; và
(h) chủ động tham gia các diễn đàn đa phương và khu vực để xúc tiến sự phát triển của thương mại địên tử.
2. Các Bên cần nỗ lực tiến hành các hình thức hợp tác được xây dựng nhưng không trùng lắp với các sáng kiến hợp tác hiện tại trong các diễn đàn quốc tế.
Điều 10
Giải quyết tranh chấp
Các quy định của Chương 17 (Tham vấn và Cơ chế giải quyết tranh chấp) không áp dụng đối với các vấn đề phát sinh từ Chương này.
Phần A
ĐIỀU 1
Phạm vi áp dụng
1. Chương này sẽ áp dụng với các biện pháp do một Bên ký kết liên quan đến:
(a) nhà đầu tư của bất kỳ Bên ký kết nào khác; và
(b) khoản đầu tư được bảo hộ.
2. Chương này sẽ không áp dụng đối với:
(a) mua sắm chính phủ;
(b) trợ cấp hoặc hỗ trợ do một Bên ký kết thực hiện; và
(c) dịch vụ cung cấp trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước bởi cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết. Theo mục đích của Chương này, dịch vụ cung cấp trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp, trên cơ sở phi thương mại và không cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Điều 2
Các định nghĩa
Với mục đích của Chương này:
(a) “khoản đầu tư được bảo hộ”, đối với một Bên ký kết, nghĩa là khoản đầu tư trên lãnh thổ của Bên đó của nhà đầu tư của một Bên ký kết khác tồn tại từ ngày Hiệp định này có hiệu lực hoặc được thành lập, mua lại hoặc mở rộng sau ngày đó, và tuỳ trường hợp cụ thể, đã được Bên ký kết chủ nhà chấp thuận[24] phù hợp với pháp luật và chính sách của Bên đó.
(b) “đồng tiền tự do sử dụng” nghĩa là đồng tiền được Quỹ Tiền tệ Quốc tế xác định là đồng tiền tự do sử dụng theo Điều lệ của Quỹ này và các văn bản sửa đổi Điều lệ đó.
(c) “đầu tư”[25] nghĩa là mọi loại tài sản được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một nhà đầu tư, bao gồm nhưng không chỉ là:
(i) động sản và bất động sản và các quyền tài sản khác như thế chấp, cầm cố, đặt cọc;
(ii) cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và bất kỳ hình thức tham gia vào pháp nhân và các quyền phái sinh từ đó;
(iii) quyền sở hữu trí tuệ được công nhân theo pháp luật của mỗi Bên ký kết, và uy tín kinh doanh;
(iv) quyền đòi tiền hoặc quyền đối với việc thực hiện hợp đồng liên quan đến kinh doanh và có giá trị tài chính[26];
(v) các quyền theo hợp đồng, bao gồm hợp đồng chìa khoá trao tay, xây dựng, quản lý, sản xuất hoặc phân chia sản phẩm;
(vi) nhượng quyền kinh doanh đòi hỏi thực hiện hoạt động kinh tế và có giá trị tài chính theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm bất kỳ việc nhượng quyền nào để tìm kiếm, trồng trọt, chiết xuất hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Với mục đích định nghĩa đầu tư theo Điều này, thu nhập đã dùng để đầu tư sẽ được coi là đầu tư, và bất kỳ việc thay đổi hình thức nào theo đó tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư sẽ không ảnh hưởng đến tính chất của tài sản đó là một khoản đầu tư.
(d) “nhà đầu tư của một Bên ký kết” nghĩa là một thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết chuẩn bị thực hiện[27], đang thực hiện, hoặc đã thực hiện đầu tư trên lãnh thổ của một Bên ký kết khác.
(e) “pháp nhân” nghĩa là bất kỳ thực thể nào được thành lập hoặc được tổ chức phù hợp với pháp luật liên quan, bất kể là vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, bất kể do tư nhân hay chính phủ sở hữu, bao gồm bất kỳ công ty, quỹ tín thác, hợp danh, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội hoặc tổ chức tương tự nào khác.
(f) “pháp nhân của một Bên ký kết” nghĩa là một pháp nhân được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật của Bên ký kết đó.
(g) “biện pháp” là bất kỳ biện pháp nào của một Bên ký kết, bất kể dưới hình thức luật, văn bản dưới luật, quy định, quy trình, quyết định, hành vi hành chính, hoặc bất kỳ hình thức nào khác.
(h) “biện pháp của một Bên ký kết” bao gồm biện pháp thực hiện bởi:
(i) chính quyền và cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, cấp vùng hoặc địa phương; và
(ii) cơ quan không thuộc chính phủ thực hiện quyền lực do chính quyền trung ương, cấp vùng hoặc địa phương giao cho.
(i) “thể nhân của một Bên ký kết” là bất kỳ thể nhân nào có quốc tịch, quyền công dân hoặc quyền thường trú ở Bên đó phù hợp với pháp luật của Bên đó.
(j) “thu nhập” là khoản tiền thu được từ một khoản đầu tư, bao gồm lợi nhuận, cổ tức, lãi tiền vay, thu nhập từ vốn, thu nhập từ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, và tất cả thu nhập hợp pháp khác.
Điều 3
Quan hệ với các Chương khác
1. Chương này không áp dụng với các biện pháp do một Bên ký kết ban hành hoặc duy trì trong chừng mực được điều chỉnh bởi Chương 8 (Thương mại Dịch vụ) hoặc Chương 9 (Di chuyển thể nhân).
2. Bất chấp quy định tại Khoản 1 Điều này, các Điều 6 (Đối xử với Đầu tư), Điều 7 (Bồi thường thiệt hại), Điều 8 (Chuyển tiền ra nước ngoài), Điều 9 (Tước quyền sở hữu và bồi thường), Điều 10 (Thế quyền) và Phần B (Tranh chấp đầu tư giữa một Bên ký kết và Nhà đầu tư) của Chương này sẽ áp dụng, với các sửa đổi cần thiết, với bất kỳ biện pháp nào tác động đến việc cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ một Bên ký kết thông qua hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Bên ký kết nào khác theo quy định của Chương 8(Thương mại Dịch vụ), nhưng chỉ trong phạm vi liên quan đến một khoản đầu tư được bảo hộ và một nghĩa vụ theo Chương này, bất kể lĩnh vực dịch vụ đó có được cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ cụ thể của Bên ký kết đó tại Phụ lục 3 (Biểu cam kết dịch vụ cụ thể) hay không.
Điều 4
Đối xử Quốc gia[28]
Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết khác và khoản đầu tư được bảo hộ sự đối xử liên quan đến thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành, thanh lý, bán, chuyển giao hoặc định đoạt theo cách khác khoản đầu tư, không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó, trong điều kiện tương tự, dành cho nhà đầu tư của nước mình và các khoản đầu tư của họ.
Điều 5
Cấm các Yêu cầu Hoạt động
Liên quan đến thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành, bán hoặc định đoạt theo cách khác khoản đầu tư của nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết chủ nhà, không Bên ký kết nào được áp dụng bất kỳ biện pháp nào không phù hợp với Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
Điều 6
Đối xử với Đầu tư
1. Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho khoản đầu tư được bảo hộ sự đối xử công bằng và bình đẳng và bảo hộ an toàn và đầy đủ.
2. Để rõ ràng hơn[29]:
(a) đối xử công bằng và bình đẳng yêu cầu mỗi Bên không từ chối công lý trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào;
(b) bảo hộ an toàn và đầy đủ yêu cầu mỗi Bên phải thực hiện những biện pháp cần thiết ở mức hợp lý để bảo đảm việc bảo hộ và an toàn cho khoản đầu tư được bảo hộ; và
(c) khái niệm “đối xử công bằng và bình đẳng” và “bảo hộ an toàn và đầy đủ” không đòi hỏi sự đối xử nằm ngoài hoặc vượt quá sự đối xử theo luật tập quán quốc tế, và không tạo ra các quyền bổ sung.
3. Việc xác định rằng đã có vi phạm một quy định của Hiệp định này, hoặc của một hiệp định quốc tế khác, không là cơ sở để xác định rằng đã có vi phạm Điều này.
Điều 7
Bồi thường thiệt hại
Mỗi Bên sẽ dành cho nhà đầu tư của một Bên ký kết khác, và khoản đầu tư được bảo hộ, liên quan đến các biện pháp mà Bên đó ban hành hoặc duy trì dẫn đến thiệt hại gây ra cho khoản đầu tư do xung đột vũ trang, nội chiến, hoặc tình trạng khẩn cấp, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó, trong các điều kiện tương tự, dành cho:
(a) nhà đầu tư của mình và các khoản đầu tư của họ; và
(b) nhà đầu tư của bất kỳ Bên ký kết hoặc Bên không ký kết nào khác và các khoản đầu tư của họ.
Điều 8
Chuyển tiền
1. Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép việc chuyển tiền liên quan đến các khoản đầu tư được bảo hộ được thực hiện một cách tự do, không chậm trễ vào và ra khỏi lãnh thổ nước mình. Việc chuyển tiền này bao gồm:
(a) phần vốn góp, bao gồm cả phần vốn góp ban đầu ;
(b) lợi nhuận, thu nhập từ vốn, cổ tức, phí thu được từ quyền sở hữu trí tuệ, phí chuyển giao công nghệ, phí hỗ trợ kỹ thuật và phí quản lý, lãi tiền vay và thu nhập vãng lai khác thu được từ bất kỳ khoản đầu tư được bảo hộ nào;
(c) tiền thu được từ việc bán toàn bộ hoặc một phần hoặc thanh lý bất kỳ khoản đầu tư được bảo hộ nào;
(d) các khoản tiền trả theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng vay;
(e) các khoản tiền trả theo Điều 7 (Bồi thường thiệt hại) và Điều 9 (Tước quyền sở hữu và đền bù);
(f) các khoản tiền phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp nào, bao gồm xét xử tại toà án, trọng tài hoặc thoả thuận giữa các bên tranh chấp; và
(g) tiền lương và thù lao khác của người lao động thu được ở nước ngoài liên quan đến khoản đầu tư đó.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép việc chuyển tiền liên quan đến khoản đầu tư được bảo hộ được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá thị trường tại thời điểm chuyển tiền.
3. Bất chấp quy định tại khoản 1 và khoản 2, một Bên ký kết có thể ngăn cản hoặc trì hoãn việc chuyển tiền thông qua việc áp dụng một cách công bằng, không phân biệt đối xử và có thiện chí pháp luật của nước mình liên quan đến:
(a) phá sản, vỡ nợ hoặc việc bảo vệ quyền của chủ nợ;
(b) phát hành, buôn bán, hoặc giao dịch chứng khoán, hợp đồng tương lai, quyền mua cổ phần hoặc các công cụ phái sinh khác;
(c) tội phạm hoặc vi phạm hình sự và thu hồi thu nhập từ tội phạm;
(d) báo cáo tài chính hoặc việc lưu giữ sổ sách về chuyền tiền khi cần hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý tài chính;
(e) bảo đảm việc tuân thủ lệnh hoặc phán quyết trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính;
(f) thuế;
(g) an sinh xã hội, chế độ hưu trí công, hoặc chương trình tiết kiệm bắt buộc; và
(h) trợ cấp thôi việc của người lao động.
4. Chương này không có gì ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên ký kết với tư cách là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế theo Hiệp định Thành lập Quỹ này, bao gồm việc sử dụng hành vi ngoại hối phù hợp với Hiệp định Thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế, với điều kiện là Bên ký kết không áp đặt các hạn chế về giao dịch vốn trái với các cam kết cụ thể của mình theo Chương này liên quan đến giao dịch đó, trừ trường hợp theo Điều 4 (Các biện pháp bảo đảm cán cân thanh toán) của Chương 15 (Các quy định chung và ngoại lệ) hoặc theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế .
Điều 9
Tước quyền sở hữu và đền bù[30]
1. Các Bên ký kết sẽ không tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá một khoản đầu tư được bảo hộ, bất kể là trực tiếp hoặc thông qua biện pháp tương đương với tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá (“tước quyền sở hữu”), trừ trường hợp:
(a) vì mục đích công cộng[31];
(b) trên cơ sở không phân biệt đối xử ;
(c) có đền bù nhanh chóng, thoả đáng và hiệu quả; và
(d) phù hợp với thủ tục pháp luật.
2. Việc đền bù theo quy định tại khoản 1 (c) sẽ:
(a) được trả không chậm trễ[32];
(b) tương ứng với giá thị trường của khoản đầu tư bị tước quyền sở hữu tại thời điểm hoặc ngay trước thời điểm việc tước quyền sở hữu được công bố[33], hoặc khi việc tước quyền sở hữu xảy ra, tuỳ theo thời điểm nào được áp dụng;
(c) không phản ánh sự thay đổi về giá trị do việc tước quyền sở hữu dự kiến đã bị tiết lộ; và
(d) có tính thanh khoản hữu hiệu và được tự do chuyển nhượng giữa lãnh thổ của các Bên ký kết.
3. Tiền đền bù nêu tại khoản 1(c) sẽ bao gồm lãi suất phù hợp. Tiền đền bù, bao gồm cả tiền lãi, sẽ được trả bằng đồng tiền của Bên tước quyền sở hữu, hoặc nếu nhà đầu tư có yêu cầu, bằng đồng tiền tự do chuyển đổi.
4. Nếu nhà đầu tư yêu cầu trả tiền bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, tiền đền bù nêu tại khoản 1(c), bao gồm cả tiền lãi, sẽ được chuyển thành đồng tiền thanh toán theo tỷ giá thị trường tại thời điểm trả tiền.
5. Điều này không áp dụng đối với việc cấp văn bằng bắt buộc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).
6. Bất chấp các quy định tại khoản 1 đến 4, trong trường hợp Singapore hoặc Việt Nam là Bên tước quyền sở hữu, bất kỳ biện pháp tước quyền sở hữu nào liên quan đến đất đai theo quy định tại văn bản pháp luật hiện hành của nước đó tại thời điểm HIệp định này có hiệu lực, sẽ được thực hiện vì mục đích và được đền bù phù hợp với văn bản pháp luật đó. Việc đền bù này sẽ tuân thủ bất kỳ sự sửa đổi nào đối với văn bản pháp luật nói trên liên quan đến số tiền đền bù, khi sự sửa đổi đó phù hợp với xu hướng chung về giá thị trường của khu đất.
Phụ lục 1
Tước quyền sở hữu và Đền bù
1. Một hành động hoặc một loạt hành động có liên quan của một Bên ký kết sẽ không được coi là tước quyền sở hữu nếu không tác động đến quyền tài sản hữu hình hoặc vô hình hoặc lợi ích về tài sản trong một khoản đầu tư được bảo hộ.
2. Điều 9(1) nói về hai tình huống:
(a) tình huống thứ nhất là tước quyền sở hữu trực tiếp, khi một khoản đầu tư được bảo hộ bị quốc hữu hoá hoặc bị tước quyền sở hữu trực tiếp thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu chính thức hoặc tước đoạt hoàn toàn; và
(b) tình huống thứ hai là khi một hành động hoặc một loạt hành đồng có liên quan của một Bên ký kết có tác động như tước quyền sở hữu trực tiếp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu chính thức hoặc tước đoạt hoàn toàn.
3. Việc xác định một hành động hoặc một loạt hành động có liên quan của một Bên ký kết, trong một tình huống thực tế cụ thể, tạo thành việc tước quyền sở hữu nêu ở đoạn cần có sự điều tra trong từng trường hợp, dựa trên thực tế trong đó cân nhắc các yếu tố sau, trong số các yếu tố khác :
(a) tác động kinh tế của hành động của chính phủ, mặc dù việc một hành động hoặc một loạt các hành động có liên quan của một Bên ký kết có tác động tiêu cực đến giá trị kinh tế của một khoản đầu tư, một mình nó không đủ cơ sở để xác định rằng việc tước quyền sở hữu đã xảy ra;
(b) khi hành động của chính phủ vi phạm cam kết ràng buộc bằng văn bản từ trước của chính phủ với nhà đầu tư, bất kể cam kết đó là hợp đồng, giấy phép hoặc văn bản pháp lý khác; và
(c) tính chất của hành động của chính phủ, bao gồm, mục đích hành động của chính phủ, và liệu hành động đó có mất cân đối với mục đích công[34].
4. Các hoạt động điều tiết trên cơ sở không phân biệt đối xử của một Bên ký kết được thiết kế và áp dụng để đạt được mục đích công cộng hợp pháp, như bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, an toàn, bảo vệ môi trường, sẽ không được coi là việc tước quyền sở hữu thuộc loại nêu tại khoản 2(b).
Điều 10
Thế quyền
1. Nếu một Bên ký kết hoặc một cơ quan của một Bên ký kết trả tiền cho nhà đầu tư của Bên ký kết đó theo một khoản bảo đảm, hợp đồng bảo hiểm hoặc hình thức đền bù khác đối với rủi ro phi thương mại liên quan đến một khoản đầu tư, Bên ký kết khác sẽ công nhận việc thế quyền hoặc chuyển giao bất kỳ quyền hoặc quyền đòi tiền nào liên quan đến khoản đầu tư đó. Quyền hoặc quyền đòi tiền được thế quyền hoặc chuyển giao sẽ không vượt quá quyền hoặc quyền đòi tiền ban đầu của nhà đầu tư.
2. Khi một Bên ký kết hoặc một cơ quan của một Bên ký kết trả tiền cho một nhà đầu tư của Bên ký kết đó và đã tiếp nhận quyền và quyền đòi tiền của nhà đầu tư đó, nhà đầu tư đó sẽ không thể, trừ trường hợp được uỷ quyền thay mặt Bên ký kết đó hoặc cơ quan của Bên ký kết đó, sử dụng các quyền và quyền đòi tiền này để chống lại Bên ký kết kia.
3. Trong bất kỳ thủ tục nào liên quan đến tranh chấp đầu tư, một Bên ký kết sẽ không sử dụng việc nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư được bảo hộ đã nhận được hoặc sẽ nhận được tiền đền bù hoặc bồi thường khác đối với toàn bộ hoặc một phần thiệt hại theo một hợp đồng bảo hiểm hoặc bảo đảm, làm lý do để biện hộ, phản tố, đối trừ nghĩa vụ hoặc biện pháp khác.
Điều 11
Từ chối lợi ích
1. Sau khi thông báo, một Bên ký kết có thể từ chối lợi ích của Chương này đối với:
(a) nhà đầu tư của một Bên ký kết khác là pháp nhân của Bên ký kết khác đó và đầu tư của nhà đầu tư đó nếu nhà đầu tư của một bên không ký kết sở hữu hoặc kiểm soát pháp nhân đó và pháp nhân đó không có hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lãnh thổ của một Bên ký kết khác;
(b) nhà đầu tư của một Bên ký kết khác là pháp nhân của Bên ký kết khác đó và đầu tư của nhà đầu tư đó nếu nhà đầu tư của bên từ chối lợi ích sở hữu hoặc kiểm soát pháp nhân đó và pháp nhân đó không có hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lãnh thổ của bất kỳ Bên ký kết nào ngoài Bên từ chối lợi ích.
2. Bất chấp các quy định tại Khoản 1 và theo thông báo và tham vấn với Bên ký kết liên quan, Thái Lan có thể, theo quy định của pháp luật được áp dụng, từ chối lợi ích của Chương này liên quan đến việc chấp thuận, thành lập, mua lại hoặc mở rộng đầu tư đối với nhà đầu tư của một Bên ký kết khác là pháp nhân của Bên ký kết đó và đầu tư của nhà đầu tư đó nếu Thái Lan chứng minh được pháp nhân đó được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên không ký kết hoặc của Bên từ chối lợi ích.
3. Trong trường hợp của Thái Lan, pháp nhân được :
(a) “sở hữu” bởi một thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết hoặc một bên không ký kết nếu trên 50 phần trăm vốn được sở hữu hữu hiệu bởi thể nhân hoặc pháp nhân đó;
(b) “kiểm soát” bởi thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết hoặc bên không ký kết nếu thể nhân hoặc pháp nhân đó có quyền chỉ định đa số thành viên hội đồng quản trị hoặc điều hành hợp pháp bằng cách khác pháp nhân đó.
4. Sau khi thông báo, không ảnh hưởng đến Khoản 1 của Điều này, Philippines có thể từ chối lợi ích của Chương này đối với nhà đầu tư của một Bên ký kết khác và đầu tư của họ, nếu Philippines chứng minh được nhà đầu tư đó đã đầu tư trái với quy định của Luật Thịnh vượng chung số 108, với tiêu đề ”Luật để trừng phạt hành vi vi phạm về đất đai, về việc quốc hữu hoá các quyền, nhượng quyền hoặc đặc quyền nhất định”, được sửa đổi bởi Nghị định số 715 của Tổng thống, còn gọi là “Anti-dummy Law”, và được sửa đổi theo thời gian.
Điều 12
Các ngoại lệ [35]
1. Điều 4 (Đối xử Quốc gia) và, trong trường hợp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Điều 5 (Cấm các yêu cầu hoạt động), không áp dụng đối với:
(a) bất kỳ biện pháp đang tồn tại nào do một Bên ký kết duy trì không phù hợp với các Điều trên tại :
(i) chính quyền cấp trung ương, như được Bên ký kết đó nêu tại biểu ở Danh mục I của nước mình;
(ii) chính quyền cấp vùng, như được Bên ký kết đó nêu tại Biểu ở Danh mục I của nước mình; hoặc
(iii) chính quyền cấp địa phương;
(b) việc tiếp tục áp dụng hoặc áp dụng lại bất kỳ biện pháp nào nêu ở điểm (a); hoặc
(c) việc sửa đổi bất kỳ biện pháp nào nêu ở điểm (a), trong chừng mực việc sửa đổi đó không làm giảm mức độ phù hợp của biện pháp đó với Điều 4
(Đối xử Quốc gia) và, trong trường hợp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Điều 5 (Cấm các yêu cầu hoạt động) so với tại thời điểm Biểu ở Danh mục I của Bên ký kết đó có hiệu lực.
2. Điều 4 (Đối xử Quốc gia) và, trong trường hợp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Điều 5 (Cấm các yêu cầu hoạt động), không áp dụng đối với bất kỳ biện pháp nào được ban hành hoặc duy trì liên quan đến các ngành, phân ngành, hoặc hoạt động nêu tại Biểu ở Danh mục II của Bên đó. .
3. Trừ trường hợp thực hiện phù hợp với các thủ tục sửa đổi danh mục ngoại lệ, một Bên ký kết sẽ không sử dụng các bất kỳ biện pháp nào được ban hành sau khi Hiệp định này có hiệu lực nêu trong Biểu ở Danh mục II của nước mình để yêu cầu nhà đầu tư của một Bên ký kết khác, vì lý do quốc tịch của nhà đầu tư đó, bán hoặc bằng cách khác từ bỏ khoản đầu tư đang tồn tại tại thời điểm biện pháp đó có hiệu lực.
Điều 13
Minh bạch hoá
1. Mỗi Bên ký kết sẽ nhanh chóng công bố tất cả các biện pháp áp dụng chung có liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này, trừ trường hợp khẩn cấp, muộn nhất là vào thời điểm biện pháp đó có hiệu lực. Các hiệp định quốc tế liên quan đến hoặc ảnh hưởng tới nhà đầu tư hoặc hoạt động đầu tư mà một Bên ký kết là thành viên cũng sẽ được công bố.
2. Trong chừng mực có thể, mỗi Bên ký kết sẽ đưa các biện pháp và các hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1 lên Internet.
3. Khi việc công bố nêu tại khoản 1 và 2 là không khả thi, các thông tin này[36] sẽ được đưa cho công chúng tiếp cận bằng cách khác.
4. Trong chừng mực theo quy định của pháp luật của nước mình, mỗi Bên ký kết sẽ nỗ lực cho phép những người có liên quan có cơ hội hợp lý được góp ý với các biện pháp nêu tại Khoản 1 trước khi các biện pháp đó được ban hành.
5. Mỗi Bên ký kết sẽ thiết lập một đầu mỗi liên lạc để hỗ trợ việc liên lạc giữa các Bên ký kết về bất kỳ vấn đề nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này. Theo yêu cầu của một Bên ký kết khác, đầu mỗi liên lạc sẽ:
(a) xác định cơ quan hoặc cán bộ có trách nhiệm về vấn đề liên quan; và
(b) hỗ trợ nếu cần trong việc liên lạc với Bên ký kết yêu cầu về vấn đề liên quan đó.
6. Mỗi Bên ký kết sẽ trả lời trong thời gian hợp lý tất cả các yêu cầu của một Bên ký kết khác về thông tin cụ thể liên quan đến:
(a) bất kỳ biện pháp hoặc hiệp định quốc tế nào nêu ở Khoản 1;
(b) bất kỳ biện pháp mới hoặc thay đổi đối với biện pháp hoặc hướng dẫn về hành chính hiện hành có ảnh hưởng đáng kể đối với nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư được bảo hộ, bất kể Bên ký kết khác đã được thông báo trước hay không được thông báo về việc ban hành mới hoặc thay đổi đối với biện pháp hoặc hướng dẫn về hành chính này.
7. Bất kỳ thông báo hoặc liên lạc nào theo điều này sẽ được cung cấp cho Bên ký kết khác thông qua đầu mối liên lạc bằng Tiếng Anh.
8. Không quy định nào trong Điều này được hiểu là yêu cầu một Bên ký kết cung cấp thông tin mật mà việc tiết lộ thông tin này sẽ cản trở việc thực thi pháp luật, hoặc đi ngược lại lợi ích công theo cách khác, hoặc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích thương mại hợp pháp của một pháp nhân công hoặc tư nhất định.
9. Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo rằng trong quá trình tố tụng hành chính liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nêu ở Khoản 1 đối với nhà đầu tư hoặc đầu tư của một Bên ký kết khác trong trường hợp cụ thể:
(a) trong chừng mực theo quy định của pháp luật của nước mình và trong chừng mực có thể, thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết khác bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình tố tụng đó được thông báo hợp lý khi bắt đầu quá trình tố tụng;
(b) trong chừng mực theo quy định của pháp luật của nước mình, Bên ký kết ban đầu sẽ nỗ lực để cho phép những người đó có cơ hội hợp lý để trình bày quan điểm của mình trước khi đưa ra hành vi hành chính cuối cùng, khi thời gian, bản chất của quá trình tố tụng, và lợi ích công cộng cho phép; và
(c) thủ tục của Bên ký kết đó phù hợp với pháp luật của nước đó.
10. Mỗi Bên ký kết sẽ duy trì toà án hoặc thủ tục tư pháp hoặc hành chính với mục đích xem xét lại[37] một cách nhanh chóng và, nếu được đảm bảo, việc xét lại hành vi hành chính cuối cùng liên quan đến các vấn đề được điều chỉnh bởi Chương này. Nếu thủ tục hoặc toà án này không độc lập với cơ quan đã thực hiện hành vi hành chính liên quan, mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng toà án hoặc thủ tục đó mang lại sự xem xét khách quan và toàn diện.
11. Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo rằng, trong mỗi toà án hoặc thủ tục nói trên, các bên tham gia tố tụng được quyền:
(a) có cơ hội hợp lý để bảo vệ quan điểm của mình; và
(b) có được quyết định phù hợp với pháp luật của Bên ký kết đó.
12. Mỗi Bên ký kết sẽ đảm bảo rằng, tuỳ thuộc vào việc kháng cáo hoặc xem xét lại theo quy định của nước mình, bất kỳ quyết định nào nêu tại Khoản 11(b) sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật nước mình.
Điều 14
Thủ tục đặc biệt và tiết lộ thông tin
1. Không quy định nào trong Điều 4 (Đối xử Quốc gia) được hiểu là ngăn cản một Bên ký kết ban hành hoặc duy trì biện pháp quy định các thủ tục đặc biệt liên quan đến khoản đầu tư được bảo hộ, bao gồm việc yêu cầu khoản đầu tư được bảo hộ phải được thành lập hợp pháp theo pháp luật của Bên ký kết đó, với điều kiện các thủ tục này không làm tổn hại đáng kể đến sự bảo hộ mà Bên đó dành cho nhà đầu tư của một Bên ký kết khác và khoản đầu tư được bảo hộ theo Chương này.
2. Bất chấp các quy định tại Điều 4 (Đối xử Quốc gia), một Bên ký kết có thể yêu cầu nhà đầu tư của một Bên ký kết khác hoặc khoản đầu tư được bảo hộ cung cấp thông tin liên quan đến đầu tư chỉ nhằm mục đích thông tin hoặc thống kê. Bên ký kết đó sẽ bảo vệ, trong chừng mực có thể, để các thông tin bí mật đã được cung cấp không bị tiết lộ nếu việc tiết lộ các thông tin đó gây thiệt hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư được bảo hộ. Không có gì trong khoản này được hiểu là ngăn cản một bên bằng cách khác thu thập hoặc tiết lộ thông tin thông qua việc áp dụng pháp luật nước mình một cách công bằng và có thiện chí.
Điều 15
Đối xử Đặc biệt và Khác biệt cho các nước thành viên mới của ASEAN
Để tăng cường lợi ích của các nước Thành viên mới của ASEAN, và phù hợp với mục đích và lời nói đầu của Hiệp định này và mục tiêu của Chương Hợp tác Kinh tế, các Bên ký kết khẳng định sự quan trọng của việc dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước Thành viên mới của ASEAN theo Chương này, thông qua:
(a) hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực của các nước này về chính sách đầu tư và xúc tiến đầu tư, bao gồm các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực;
(b) tiếp cận thông tin về chính sách đầu tư của các Bên ký kết khác, thông tin về kinh doanh, cơ sở dữ liệu liên quan và các đầu mối liên lạc để xúc tiến đầu tư;
(c) cam kết trong các lĩnh vực mà các nước Thành viên mới của ASEAN quan tâm; và
(d) công nhận rằng cam kết của các nước Thành viên mới của ASEAN có thể được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển của từng nước.
Điều 16
Chương trình Công tác
1. Các Bên ký kết sẽ bắt đầu thảo luận về :
(a) danh mục ngoại lệ của Chương này; và
(b) đối xử với đầu tư trong dịch vụ mà không đủ điều kiện để được coi là hiện diện thương mại theo Chương Thương mại Dịch vụ .
2. Các Bên ký kết cũng sẽ bắt đầu thảo luận để đạt được đồng thuận về :
(a) việc áp dụng đối xử tối huệ quốc với Chương này, bao gồm danh mục ngoại lệ với nghĩa vụ; và
(b) thủ tục sửa đổi danh mục ngoại lệ.
3. Các Bên ký kết sẽ kết thúc việc thảo luận nêu tại Khoản 1 và Khoản 2, trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, trừ trường hợp các Bên ký kết có thoả thuận khác. Việc thảo luận này sẽ do Uỷ ban về Đầu tư thành lập theo Điều 17 (Uỷ ban về Đầu tư) giám sát.
4. Danh mục ngoại lệ của Chương này nêu tại Khoản 1 sẽ có hiệu lực vào ngày do các Bên ký kết thoả thuận.
5. Bất kể có quy định nào trái với khoản này trong Chương này, Điều 4 (Đối xử Quốc gia) và Điều 12 (Các ngoại lệ) sẽ không áp dụng cho đến khi Danh mục ngoại lệ của Chương này của các Bên ký kết có hiệu lực phù hợp với Khoản 4.
Điều 17
Uỷ ban về Đầu tư
1. Các Bên ký kết theo Điều này thành lập một Uỷ ban về Đầu tư (“Uỷ ban về Đầu tư”) bao gồm đại diện của các Bên ký kết.
2. Uỷ ban về Đầu tư sẽ họp trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sau đó theo lịch trình do các Bên ký kết quyết định. Các cuộc họp của Uỷ ban có thể được tiến hành bằng việc nhóm họp trực tiếp hoặc bằng các phương tiện khác do các Bên ký kết quyết định.
3. Chức năng của Uỷ ban Đầu tư là:
(a) giám sát việc thảo luận quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 (Chương trình Công tác);
(b) theo dõi việc thực thi Chương này;
(c) xem xét bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Chương này do các Bên ký kết xác định; và
(d) báo cáo với Uỷ ban Hỗn hợp về Khu vực Mậu dịch Tự do theo yêu cầu.
Phần B
TRANH CHẤP ĐẦU TƯ GIỮA MỘT BÊN KÝ KẾT VÀ NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 18
Phạm vi và Các định nghĩa
1. Phần này sẽ áp dụng đối với các tranh chấp giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư của một Bên ký kết khác liên quan đến việc nghi ngờ vi phạm nghĩa vụ trong Phần A của Bên ký kết ban đầu và gây thiệt hại cho khoản đầu tư được bảo hộ của nhà đầu tư đó.
2. Phần này sẽ không áp dụng cho tranh chấp đầu tư phát sinh từ trước khi Hiệp định này có hiệu lực.
3. Thể nhân mang quốc tịch hoặc quyền công dân của một Bên ký kết không được khởi kiện chống lại Bên ký kết đó theo quy định của Phần này.
4. Với mục đích của Phần này:
(a) “Người có quyền chỉ định” là:
(i) Trong trường hợp trọng tài theo Điều 21(1)(b) hoặc (c), Tổng Thư ký của ICSID; hoặc
(ii) Trong trường hợp trọng tài theo Điều 21(1)(d) hoặc (e), Tổng Thư ký của Toà án Trọng tài Quốc tế; hoặc
(iii) người do các bên tranh chấp thoả thuận chỉ định.
(b) “Bên ký kết tranh chấp” là Bên ký kết bị khởi kiện theo Phần này;
(c) “bên tranh chấp” là nhà đầu tư tranh chấp hoặc Bên ký kết tranh chấp ;
(d) “các bên tranh chấp” là nhà đầu tư tranh chấp và Bên ký kết tranh chấp ;
(e) “nhà đầu tư tranh chấp” là nhà đầu tư của một Bên ký kết nhân danh mình khởi kiện chống lại một Bên ký kết khác, và nếu liên quan, bao gồm nhà đầu tư khởi kiện nhân danh một pháp nhân của Bên ký kết tranh chấp mà nhà đầu tư đó sở hữu hoặc kiểm soát;
(f) “ICSID” là Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư;
(g) “Công ước ICSID” là Công ước về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư giữa Nhà nước và Công dân của Nhà nước khác, làm tại Washington, ngày 18/03/1965;
(h) “Quy tắc phụ trợ của ICSID” là Các quy tắc điều chỉnh Cơ chế Phụ trợ về tổ chức tố tụng của Ban thư ký Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư;
(i) “Bên ký kết không tranh chấp” là Bên ký kết của nhà đầu tư tranh chấp;
(j) “Công ước New York” là Công ước của Liên hợp quốc về công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài nước ngoài, làm tại New York, ngày 10/06/1958; và
(k) “Quy tắc trọng tài UNCITRAL” là quy tắc trọng tài của Uỷ ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế, được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 15/12/1976.
Điều 19
Tham vấn
1. Trong trường hợp có tranh chấp đầu tư nêu tại Điều 18(1), các bên tranh chấp sẽ nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua việc tham vấn để hoà giải. Việc tham vấn này, có thể bao gồm thủ tục không ràng buộc, có sự tham gia của bên thứ ba, sẽ được khởi xướng thông qua yêu cầu tham vấn bằng văn bản của nhà đầu tư tranh chấp gửi tới Bên ký kết tranh chấp.
2. Với mục đích giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua việc tham vấn, trước khi bắt đầu tham vấn, nhà đầu tư tranh chấp sẽ cung cấp cho Bên ký kết tranh chấp thông tin liên quan đến cơ sở pháp lý và thực tiễn của tranh chấp đầu tư.
Điều 20
Đơn khởi kiện của Nhà đầu tư của một Bên ký kết
Nếu một tranh chấp đầu tư không được giải quyết trong vòng 180 ngày kể từ khi Bên ký kết tranh chấp nhận được yêu cầu tham vấn, nhà đầu tư tranh chấp có thể, theo quy định của Điều này, nộp đơn yêu cầu ra hoà giải hoặc trọng tài:
(a) rằng Bên ký kết tranh chấp đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 4 (Đối xử Quốc gia), Điều 6 (Đối xử với đầu tư), Điều 7 (Bồi thường thiệt hại), Điều 8 (Chuyển tiền) và Điều 9 (Tước quyền sở hữu và đền bù) của Phần A, liên quan đến quản lý, thực hiện, vận hành hoặc bán hoặc định đoạt khác khoản đầu tư được bảo hộ; và
(b) rằng nhà đầu tư tranh chấp hoặc khoản đầu tư được bảo hộ bị thiệt hại do hoặc phát sinh từ vi phạm đó.
Điều 21
Nộp đơn khởi kiện
1. Nhà đầu tư tranh chấp có thể nộp đơn khởi kiện nêu tại Điều 20 (Đơn khởi kiện của nhà đầu tư của một Bên ký kết) theo lựa chọn của mình:
(a) trong trường hợp Philippines hoặc Việt Nam là Bên ký kết tranh chấp, tới toà án của Bên ký kết đó, với điều kiện toà án đó có thẩm quyền với yêu cầu khởi kiện đó; hoặc
(b) theo Công ước ICSID và Quy tắc ICSID về thủ tục tố tụng trọng tài[38], với điều kiện cả Bên ký kết tranh chấp và Bên ký kết không tranh chấp là thành viên của Công ước ICSID; hoặc
(c) theo Quy tắc Phụ trợ ICSID, với điều kiện một trong hai Bên ký kết tranh chấp hoặc Bên ký kết không tranh chấp là thành viên của Công ước ICSID; hoặc
(d) theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL; hoặc
(e) nếu các bên tranh chấp đồng ý, tới bất kỳ tổ chức trọng tài nào hoặc theo bất kỳ quy tắc trọng tài nào, với điều kiện việc khởi kiện ra một trong các diễn đàn nêu ở các điểm từ (a) đến (e) ở trên sẽ loại trừ khả năng khởi kiện ra các diễn đàn khác.
2. Đơn khởi kiện được coi là được nộp ra trọng tài theo Điều này khi thông báo hoặc yêu cầu đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài của nhà đầu tư tranh chấp được làm theo quy định của Khoản này (“thông báo trọng tài”) được nhận được theo quy tắc trọng tài áp dụng cho tranh chấp đó.
3. Quy tắc trọng tài áp dụng theo các điểm từ 1(b) đến (e) có hiệu lực tại thời điểm yêu cầu khởi kiện được nộp cho trọng tài theo Điều này, sẽ điều chỉnh quá trình trọng tài, từ các vấn đề đã được Phần này điều chỉnh.
4. Liên quan đến một tranh chấp hoặc một nhóm tranh chấp đầu tư cụ thể, quy tắc trọng tài áp dụng có thể được loại bỏ, điều chỉnh hoặc sửa đổi thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa các bên tranh chấp. Các quy tắc này sẽ ràng buộc toà trọng tài hoặc các toà trọng tài liên quan thành lập theo Phần này, và từng trọng tài viên làm việc cho toà trọng tài đó.
5. Nhà đầu tư tranh chấp sẽ nêu trong thông báo trọng tài:
(a) tên của trọng tài viên mà nhà đầu tư tranh chấp đó chỉ định; hoặc
(b) văn bản của nhà đầu tư tranh chấp đồng ý cho Người có quyền chỉ định được chỉ định trọng tài đó.
Điều 22
Điều kiện và Thời hạn nộp đơn khởi kiện
1. Việc đưa tranh chấp ra khởi kiện quy định tại Điều 20 (Đơn khởi kiện của Nhà đầu tư của một Bên ký kết) ra hoà giải hoặc trọng tài theo các điểm từ 21(1)(b) đến (e) theo quy định của Phần này, phải đáp ứng các điều kiện sau:
(a) việc đưa tranh chấp đầu tư ra hoà giải hoặc trọng tài diễn ra trong vòng 3 năm kể từ thời điểm nhà đầu tư tranh chấp biết, hoặc cần phải biết về việc vi phạm nghĩa vụ nêu tại Điều 20(a) gây thiệt hại cho nhà đầu tư tranh chấp hoặc khoản đầu tư được bảo hộ; và
(b) nhà đầu tư tranh chấp, trong vòng 90 ngày trước khi nộp đơn khởi kiện, gửi thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết tranh chấp về ý định đưa tranh chấp ra hoà giải hoặc trọng tài, và tóm tắt vi phạm của Bên ký kết tranh chấp (bao gồm các điều khoản hoặc quy định cho là bị vi phạm) và thiệt hại cho rằng đã gây ra cho nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư được bảo hộ; và
(c) thông báo trọng tài phải được gửi kèm với văn bản của nhà đầu tư từ chối quyền bắt đầu hoặc tiếp tục khởi kiện ra toà án hoặc toà hành chính của cả hai Bên ký kết, hoặc bất kỳ thủ tục tố tụng nào khác liên quan đến bất kỳ biện pháp nào được cho là vi phạm nêu ở điều 20.
2. Bất chấp quy định tại khoản 1(c), không Bên ký kết nào ngăn cản nhà đầu tư tranh chấp được bắt đầu hoặc tiếp tục thực hiện hành động để yêu cầu toà án hoặc toà trọng tài của Bên ký kết tranh chấp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của mình và không liên quan đến việc bồi thường thiệt hại hoặc giải quyết các vấn đề về nội dung của tranh chấp.
3. Không Bên ký kết nào sử dụng việc bảo hộ ngoại giao, hoặc yêu cầu khởi kiện quốc tế liên quan đến tranh chấp đã được đưa ra hoà giải hoặc trọng tài theo Điều này, trừ khi Bên ký kết đó không tuân thủ với phán quyết đã được đưa ra trong tranh chấp đó. Bảo hộ ngoại giao, với mục đích của khoản này, không bao gồm việc trao đổi ngoại giao không chính thức chỉ với mục đích hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
4. Bên ký kết tranh chấp sẽ không sử dụng việc nhà đầu tư tranh chấp hoặc khoản đầu tư được bảo hộ đã hoặc sẽ nhận được tiền đền bù hoặc bồi thường khác cho một phần hoặc toàn bộ thiệt hại của mình theo hợp đồng bảo hiểm hoặc đảm bảo, làm lý do để bào chữa, phản tố, quyền khấu trừ nghĩa vụ.
Điều 23
Lựa chọn Trọng tài
1. Trừ khi các bên tranh chấp có thoả thuận khác, toà trọng tài sẽ bao gồm ba trọng tài:
(a) một trọng tài do mỗi bên tranh chấp chỉ định; và
(b) trọng tài thứ ba là người chủ toạ, do các bên tranh chấp thoả thuận chỉ định, là người mang quốc tịch của một nước không phải là Bên ký kết Hiệp định này và có quan hệ ngoại giao với Bên ký kết tranh chấp và Bên ký kết không tranh chấp, và không phải là người thường trú của cả Bên ký kết tranh chấp và Bên ký kết không tranh chấp.
2. Các trọng tài sẽ phải có chuyên môn và kinh nghiệm về luật quốc tế, thương mại quốc tế và các quy định về đầu tư quốc tế, và độc lập và không liên quan đến hoặc không nhận được chỉ đạo của Bên ký kết tranh chấp, Bên ký kết không tranh chấp, hoặc nhà đầu tư tranh chấp.
3. Người có quyền chỉ định sẽ đóng vài trò người chỉ định cho việc xét xử trọng tài theo Điều này.
4. Nếu toà trọng tài không được thành lập trong vòng 75 ngày từ ngày đơn khởi kiện được nộp cho trọng tài theo Phần này, Người có quyền chỉ định sẽ, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, theo lựa chọn của mình, sẽ chỉ định trọng tài hoặc các trọng tài chưa được chỉ định.
5. Các bên tranh chấp có thể lập ra các quy định về chi phí phát sinh cho việc giải quyết tại trọng tài, bao gồm cả thù lao cho trọng tài.
6. Nếu trọng tài được chỉ định theo Điều này từ chối hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, người thay thế sẽ được chỉ định theo phương pháp tương tự phương pháp đã dùng để chỉ định trọng tài ban đầu và người thay thế sẽ có các quyền và nghĩa vụ như trọng tài ban đầu.
Điều 24
Nhập các vụ kiện
Khi có từ hai yêu cầu khởi kiện trở lên được nộp riêng rẽ cho trọng tài theo Điều 20 (Đơn khởi kiện của Nhà đầu tư của một Bên ký kết) và các yêu cầu khởi kiện có vấn đề pháp luật hoặc tình tiết thực tế tương tự nhau và phát sinh từ các sự kiện hoặc tình huống giống nhau hoặc tương tự nhau, tất cả các bên tranh chấp có thể thoả thuận nhập các vụ kiện này theo phương pháp mà các bên tranh chấp cho là phù hợp.
Điều 25
Hành vi của Trọng tài
1. Nếu các vấn đề liên quan đến thẩm quyền hoặc khả năng thụ lý vụ kiện được đưa ra để phản đối ban đầu, toà trọng tài sẽ quyết định vấn đề này trước khi xem xét nội dung cụ thể của vụ kiện.
2. Bên ký kết tranh chấp sẽ, không muộn hơn 30 ngày sau khi thành lập toà trọng tài, gửi phản đối rằng yêu cầu khởi kiện rõ ràng là không có cơ sở. Bên ký kết tranh chấp có thể gửi phản đối rằng yêu cầu khởi kiện nằm ngoài thẩm quyền của toà trọng tài. Bên ký kết tranh chấp sẽ nêu cơ sở của phản đối của mình chính xác đến mức có thể.
3. Toà trọng tài sẽ xem xét phản đối này với tư cách vấn đề đầu tiên, ngoài vấn đề cơ sở của đơn khởi kiện. Các bên ký kết sẽ được dành cơ hội hợp lý để trình bày quan điểm và bình luận của mình cho toà trọng tài. Nếu toà trọng tài quyết định rằng yêu cầu khới kiện rõ ràng là không có cơ sở, hoặc không thuộc thẩm quyền của toà trọng tài, toà trọng tài sẽ ra phán quyết theo nội dung đó.
4. Toà trọng tài có thể, nếu được cho phép, phán quyết cho bên thắng kiện được nhận số tiền tương ứng với chi phí hợp lý và các phí khác phát sinh từ việc phản đối này. Để xác định xem có được ra phán quyết loại này hay không, toà trọng tài sẽ xem xét liệu yêu cầu khới kiện hoặc phản đối thiếu căn cứ hoặc không có cơ sở, và sẽ cho các bên tranh chấp có cơ hội hợp lý để trình bày ý kiến.
5. Trừ khi các bên tranh chấp có thoả thuận khác, toà trọng tài sẽ quyết định nơi xét xử phù hợp với quy tắc trọng tài áp dụng, với điều kiện là nơi xét xử ở trên lãnh thổ của một quốc gia là thành viên của Công ước New York.
6. Nếu nhà đầu tư khởi kiện rằng Bên ký kết tranh chấp đã vi phạm Điều 9 (Tước quyền sở hữu và đền bù) thông qua việc ban hành hoặc thực hiện một biện pháp thuế, Bên ký kết tranh chấp và Bên ký kết không tranh chấp sẽ, theo yêu cầu của Bên ký kết tranh chấp, tổ chức tham vấn để xác định xem biện pháp thuế đó có tác dụng như tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá hay không. Bất kỳ toà trọng tài nào thành lập theo Phần này sẽ xem xét nghiêm túc quyết định của cả hai Bên ký kết theo khoản này.
7. Nếu cả hai Bên ký kết không tổ chức được tham vấn hoặc không quyết định được biện pháp thuế đó có tác động như tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá hay không, trong thời gian 180 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn theo Điều 19 (Tham vấn), nhà đầu tư tranh chấp sẽ không bị cản trở trong việc nộp đơn khởi kiện ra trọng tài theo Phần này.
Điều 26
Minh bạch hoá thủ tục trọng tài
1. Theo quy định tại Khoản 2 và 3, Bên ký kết tranh chấp có thể cho phép công chúng tiếp cận các phán quyết và quyết định do toà trọng tài đưa ra.
2. Bất kỳ bên tranh chấp nào có ý định sử dụng các thông tin được xác định là thông tin mật trong các phiên toà phải nêu rõ với toà trọng tài. Tòa trọng tài sẽ có các biện pháp tổ chức cần thiết để bảo vệ các thông tin này khỏi bị tiết lộ.
3. Bất kỳ thông tin nào được xác định là thông tin mật và được gửi cho toà trọng tài hoặc các bên ký kết tranh chấp sẽ được bảo vệ khỏi bị tiết lộ.
4. Bên tranh chấp có thể tiết lộ thông tin bí mật đó cho người liên quan trực tiếp đến đến quá trình tố tụng mà bên đó cho là cần thiết để chuẩn bị cho vụ kiện, nhưng bên đó phải yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật đó.
5. Toà trọng tài sẽ không yêu cầu một Bên ký kết cung cấp hoặc cho phép tiếp cận các thông tin mà việc tiết lộ các thông tin đó cản trở việc thực thi pháp luật hoặc trái với pháp luật của Bên ký kết đó về việc bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật cá nhân hoặc các vấn đề về tài chính và tài khoản của khách hàng cá nhân hoặc tổ chức tài chính, hoặc Bên ký kết đó cho là trái với an ninh thiết yếu của Bên ký kết đó.
6. Bên ký kết không tranh chấp, bằng chi phí của mình, sẽ được nhận từ Bên ký kết bản sao thông báo trọng tài không muộn hơn 30 ngày sau ngày tài liệu đó được chuyển cho Bên ký kết tranh chấp. Bên ký kết tranh chấp sẽ thông báo cho tất cả các Bên ký kết khác về việc nhận được thông báo trọng tài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó.
Điều 27
Luật Áp dụng
1. Phù hợp với Khoản 2 và Khoản 3, khi một yêu cầu khởi kiện được nộp theo Điều 20 (Đơn khởi kiện của Nhà đầu tư của một Bên ký kết), toà trọng tài sẽ quyết định vấn đề tranh chấp phù hợp với Hiệp định này, bất kỳ hiệp định nào khác áp dụng giữa các Bên ký kết, các quy định liên quan của luật quốc tế áp dụng trong mối quan hệ giữa các Bên ký kết, và bất kỳ quy định nào có liên quan của Bên ký kết tranh chấp có thể áp dụng.
2. Toà trọng tài sẽ, theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của một bên tranh chấp, yêu cầu có giải thích chung về bất kỳ quy định nào của Hiệp định nào liên quan đến vấn đề tranh chấp. Các Bên ký kết sẽ gửi bản giải thích chung bằng văn bản đưa ra giải thích của mình cho toà trọng tài trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu. Không ảnh hưởng đến các quy định ở Khoản 3, nếu các Bên ký kết không đưa ra được quyết định này trong vòng 60 ngày, bất kỳ giải thích nào do một Bên ký kết đưa ra sẽ được gửi cho các bên tranh chấp và toà trọng tài, và toà trọng tài sẽ quyết định vấn đề tranh chấp theo nhận định của mình
3. Quyết định chung của các Bên ký kết đưa ra giải thích của mình về một quy định của Hiệp định này sẽ ràng buộc toà trọng tài và bất kỳ quyết định hoặc phán quyết nào của toà trọng tài phải phù hợp với quyết định chung đó.
Điều 28
Phán quyết
1. Khi toà trọng tài đưa ra quyết định cuối cùng chống lại một trong các bên tranh chấp, toà trọng tài có thể đưa ra phán quyết, riêng rẽ hoặc chung, chỉ về:
(a) bồi thường thiệt hại về tiền hoặc lãi suất nếu có; và
(b) việc thu hồi tài sản, trong trường hợp này phán quyết sẽ nêu rõ Bên ký kết tranh chấp có thể trả bồi thường thiệt hại bằng tiền và lãi suất nếu có thay cho việc thu hồi tài sản.
2. Toà trọng tài có thể phán quyết về chi phí và phí luật sư phù hợp với Phần này và quy tắc trọng tài áp dụng.
3. Toà trọng tài không được đưa ra phán quyết về bồi thường thiệt hại có tính trừng phạt.
4. Phán quyết do toà trọng tài đưa ra là cuối cùng và ràng buộc các bên tham gia tranh chấp. Phán quyết sẽ không có giá trị ràng buộc trừ đối với các bên tham gia tranh chấp cá biệt nhất định và đối với vụ kiện cá biệt nhất định.
5. Theo quy định của Khoản 6 và quy định liên quan về xem xét lại phán quyết tạm thời, bên tranh chấp sẽ tuân thủ và thực hiện phán quyết không chậm trễ[39].
6. Bên tranh chấp sẽ không yêu cầu thực thi phán quyết cuối cùng cho đến khi:
(a) trong trường hợp phán quyết cuối cùng theo Công ước ICSID:
(i) hết thời hạn 120 ngày kể từ khi ra phán quyết và không bên tranh chấp nào yêu cầu sửa đổi hoặc huỷ bỏ phán quyết này; hoặc
(ii) thủ tục sửa đổi hoặc huỷ bỏ phán quyết đã hoàn tất.
(b) trong trường hợp phán quyết cuối cùng theo Quy tắc Phụ trợ ICSID, Quy tắc Trọng tài UNCITRAL hoặc các quy tắc khác lựa chọn theo Điều 21(1)(e):
(i) đã hết thời hạn 90 ngày kể từ ngày đưa ra phán quyết và không bên tranh chấp nào bắt đầu thủ tục sửa đổi, đình chỉ hoặc huỷ bỏ phán quyết; hoặc
(ii) một toà án đã từ chối hoặc chấp nhận đơn yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hoặc huỷ bỏ phán quyết và không có kháng cáo tiếp theo.
7. Các Bên ký kết sẽ tổ chức thực thi phán quyết trên lãnh thổ nước mình.
Điều 1
Phạm vi và Mục tiêu
1. Các Bên khẳng định lại tầm quan trọng của sáng kiến hợp tác kinh tế hiện hành giữa ASEAN, Úc và Niu Dilân, và nhất trí tăng cường quan hệ đối tác kinh tế hiện có trên những lĩnh vực phù hợp với lợi ích chung của các Bên, có tính đến mức độ phát triển khác nhau của từng Bên.
2. Các Bên thừa nhận các quy định khuyến khích và tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế trong các chương của Hiệp định này.
3. Hợp tác kinh tế theo quy định của Chương này sẽ hỗ trợ việc thực thi Hiệp định thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế liên quan đến thương mại hoặc đầu tư như đề cập trong Chương trình Làm việc.
Điều 2
Các định nghĩa
1. Vì mục đích của Chương này:
(a) “Bên thực thi” hoặc “các Bên thực thi” nghĩa là, đối với mỗi phần của Chương trình Làm việc, Bên hoặc các Bên nói trên sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi phần đó; và
(b) “Chương trình làm việc” nghĩa là chương trình gồm các hoạt động hợp tác kinh tế, được chia thành các phần, do các Bên cùng quyết định trước khi Hiệp định này có hiệu lực.
Điều 3
Nguồn lực
1. Nhận thức được sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN và giữa các Bên, các Bên sẽ đóng góp thích hợp vào thực hiện Chương trình Công tác.
2. Để xác định mức độ đóng góp thích hợp vào Chương trình Làm việc, các Bên sẽ xem xét các yếu tố sau:
(a) trình độ phát triển và năng lực khác nhau của các Bên;
(b) bất cứ hình thức đóng góp “vật chất” nào mà các Bên có thể thực hiện theo các phần của Chương trình Làm việc;
(c) mức độ đóng góp thích hợp nhằm thúc đẩy hợp tác bền vững và phù hợp, củng cố quan hệ đối tác giữa các Bên, xây dựng cam kết chung của các Bên về thực hiện và giám sát hiệu quả các phần của Chương trình Làm việc.
Điều 4
Chương trình Làm việc về Hợp tác Kinh tế
1. Mỗi phần của Chương trình Làm việc sẽ:
(a) liên quan đến thương mại hoặc đầu tư và hỗ trợ thực thi Hiệp định này;
(b) được ghi rõ trong Chương trình Làm việc;
(c) có ít nhất hai thành viên ASEAN, Úc và/ hoặc Niu Dilân;
(d) giải quyết những ưu tiên chung của các Bên tham gia; và
(e) nếu có thể, tránh lặp lại các hoạt động hợp tác kinh tế đang được thực hiện.
2. Phần mô tả các phần của Chương trình Làm việc sẽ xác định những chi tiết cần thiết nhằm làm rõ cho các Bên về phạm vi và mục đích của từng phần.
Điều 5
Các đầu mối thông tin trong thực thi
1. Mỗi bên sẽ chỉ định một đầu mối thông tin chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Chương trình Làm việc, và sẽ cập nhật cho các Bên thông tin chi tiết về đầu mối của mình.
2. Các đầu mối trung tâm sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện Chương trình Làm việc theo Điều 6 (Triển khai và đánh giá các Phần của Chương trình Làm việc), Điều 7 (Rà soát Chương trình Làm việc), và giải đáp những thắc mắc của bất cứ Bên nào về Chương trình Làm việc.
Điều 6
Thực thi và Đánh giá các Phần trong Chương trình Làm việc
1. Trước khi bắt đầu triển khai một Phần trong Chương trình Làm việc, Bên hoặc các Bên thực thi, sau khi tham vấn các bên tham gia liên quan, sẽ xây dựng một kế hoạch thực hiện cho Phần đó và cung cấp kế hoạch này cho từng Bên.
2. Bên hoặc các Bên thực hiện một Phần Chương trình làm việc có thể sử dụng những cơ chế hiện có để thực hiện Phần Chương trình đó.
3. Cho đến khi Phần Chương trình Làm việc kết thúc, Bên hoặc các Bên thực hiện sẽ thường xuyên giám sát và đánh giá phần liên quan và gửi báo cáo định kỳ cho mỗi Bên, bao gồm cả báo cáo hoàn tất cuối cùng.
Điều 7
Rà soát Chương trình Làm việc
Theo chỉ đạo của Uỷ ban hỗn hợp FTA, các Bên sẽ tiến hành rà soát nhằm đánh giá hiệu quả chung của Chương trình Làm việc và đưa ra các khuyến nghị. Ủy ban Hỗn hợp FTA sẽ sửa đổi Chương trình làm việc trên cơ sở kết quả rà soát và các nguồn lực sẵn có.
Điều 8
Không áp dụng Chương 17 (Tham vấn và Giải quyết tranh chấp)
Chương 17 (Tham vấn và Giải quyết tranh chấp) sẽ không được áp dụng đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong Chương này.
Điều 1
Mục đích
Mỗi Bên khẳng định cam kết của mình trong việc giảm những trở ngại đối với thương mại và đầu tư bằng cách tăng cường hơn nữa hội nhập kinh tế thông qua xác lập, sử dụng, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách thích hợp và có hiệu quả, có tính đến các mức độ phát triển và khả năng kinh tế khác nhau cũng như sự khác nhau giữa các hệ thống luật pháp quốc gia và nhu cầu duy trì một sự cân bằng thích hợp giữa quyền của các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích hợp pháp của người sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Điều 2
Định nghĩa
Nhằm các mục tiêu của Chương này,
(a) quyền sở hữu trí tuệ có nghĩa là quyền tác giả và các quyền liên quan; quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và thiết kế (bố trí) mạch tích hợp; quyền đối với giống cây trồng; và quyền đối với thông tin bí mật; như được định nghĩa và mô tả trong Hiệp định TRIPS; và
(b) WIPO có nghĩa là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
Điều 3
Khẳng định về Hiệp định TRIPS
Các Bên khẳng định các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên theo Hiệp định TRIPS.
Điều 4
Đối xử quốc gia
1. Mỗi Bên phải dành cho công dân của các Bên còn lại sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho công dân của mình trong việc bảo hộ1 quyền sở hữu trí tuệ, phụ thuộc vào các ngoại lệ quy định trong Hiệp định TRIPS và các hiệp định đa phương ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO.
2. Mỗi Bên có thể sử dụng các ngoại lệ nêu tại Khoản 1 liên quan đến các thủ tục xét xử và hành chính, kể cả việc yêu cầu công dân của bất kỳ Bên còn lại nào chỉ định địa chỉ dịch vụ trong lãnh thổ của Bên đó, hoặc chỉ định một đại diện trong lãnh thổ của Bên đó khi những ngoại lệ này:
(a) là cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ các luật và quy định không trái với Chương này; và
(b) không được áp dụng để tạo ra một hạn chế trá hình trong thương mại.
Điều 5
Quyền tác giả
1. Mỗi Bên phải:
(a) quy định cho các tác giả các tác phẩm2 độc quyền cho phép đối với mọi thông báo đến công chúng về tác phẩm của họ bằng các phương tiện hữu tuyến và trực tuyến;
(b) quy định thủ tục hình sự và chế tài ít nhất trong các trường hợp khi một người cố tình xâm phạm quyền tác giả vì lợi thế thương mại hoặc thu lợi nhuận; và
(c) khuyến khích việc thành lập các cơ quan cần thiết để quản lý tập thể quyền tác giả và khuyến khích các cơ quan này hoạt động theo hướng có hiệu quả, minh bạch công khai và có trách nhiệm với các thành viên.
2. Mỗi Bên sẽ cố gắng:
(a) quy định cho tác giả bản ghi âm3 độc quyền cho phép mọi thông báo đến công chúng về bản ghi âm của họ bằng các phương tiện hữu tuyến hoặc trực tuyến;
(b) bảo hộ pháp lý thỏa đáng và các chế tài hữu hiệu chống lại việc né tránh các biện pháp kỹ thuật hữu hiệu4 được chủ sở hữu quyền tác giả dùng khi sử dụng quyền của họ và ngăn chặn hành vi đối với các tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc không được pháp luật cho phép; và
(c) quy định thủ tục hình sự và chế tài ít nhất trong các trường hợp khi một người cố tình xâm phạm quyền tác giả một cách nghiêm trọng không vì lợi thế thương mại hoặc lợi nhuận hay không được pháp luật quy định khác, nhưng gây tổn hại lớn cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 6
Việc sử dụng phần mềm của Chính phủ
Mỗi Bên khẳng định cam kết của mình trong việc:
(a) duy trì luật pháp, quy định hoặc chính sách cần thiết để quy định các cơ quan của chính phủ ở trung ương tiếp tục chỉ sử dụng phần mềm máy tính hợp pháp theo cách được pháp luật cho phép và phù hợp với Chương này; và
(b) khuyến khích các cơ quan chính phủ ở địa phương duy trì hoặc công nhận các biện pháp tương tự.
Điều 7
Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý
1. Mỗi Bên phải duy trì một hệ thống phân loại nhãn hiệu phù hợp với Thỏa ước Nice liên quan đến Phân loại quốc tế Nhãn hiệu và Dịch vụ để Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu, đã được sửa đổi, bổ sung;
2. Mỗi Bên phải quy định các quyền về nhãn hiệu có chất lượng cao thông qua việc thực hiện thẩm định hình thức và thẩm định nội dung cũng như thông qua các thủ tục phản đối và hủy bỏ;
3. Mỗi Bên phải bảo hộ các nhãn hiệu khi trước thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý chúng là các chỉ dẫn địa lý, theo quy định của luật trong nước và Hiệp định TRIPS;
4. Mỗi Bên thừa nhận rằng các chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ bằng hệ thống nhãn hiệu.
Điều 8
Nguồn gen, Tri thức truyền thống và Văn hóa dân gian
Phụ thuộc vào các nghĩa vụ quốc tế của các Bên, mỗi Bên có thể xây dựng các biện pháp cần thiết để bảo hộ nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian.
Điều 9
Hợp tác
1. Các Bên thừa nhận những khác biệt đáng kể về năng lực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của một số Bên. Vì thế, khi một Bên gặp hạn chế về năng lực khi thực hiện Chương này, mỗi Bên phải, nếu cần thiết, và trên cơ sở đề nghị, nỗ lực hợp tác với Bên có khó khăn để giúp Bên đó thực hiện Chương này.
2. Theo yêu cầu của một Bên, bất kỳ Bên nào có thể, trong khả năng có thể và nếu cần thiết, đưa ra sự hỗ trợ cho Bên có yêu cầu để tăng cường hệ thống quốc gia của Bên có yêu cầu trong việc có được, bảo hộ, thực thi, sử dụng và xác lập quyền sở hữu trí tuệ, với hy vọng phát triển các hệ thống sở hữu trí tuệ khuyến khích đổi mới ở Bên có yêu cầu đó.
3. Các Bên nhất trí xúc tiến đối thoại về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, bao gồm cả cách:
(a) chỉ định các đầu mối trong các cơ quan chính phủ có liên quan, bao gồm cả các đầu mối về thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở biên giới;
(b) khuyến khích trao đổi chuyên gia về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao hiểu biết của hệ thống sở hữu trí tuệ của các Bên; và
(c) trao đổi thông tin liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, căn cứ vào luật trong nước.
4. Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong các hệ thống quản lý và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả việc trao đổi thông tin liên quan đến sự phát triển của các hệ thống đó và phát triển các cơ sở dữ liệu về các quyền đã đăng ký để công chúng tiếp cận được.
5. Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác nhằm nâng cao giáo dục và nhận thức về lợi ích của việc bảo hộ và thực thi có hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ.
6. Các Bên sẽ hợp tác trong các biện pháp ở biên giới nhằm loại bỏ thương mại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các Bên là thành viên của WTO cũng sẽ hợp tác với nhau để hỗ trợ thi hành có hiệu quả những quy định về các biện pháp ở biên giới tại các Điều từ 51 đến 60 của Hiệp định TRIPS.
7. Thừa nhận tầm quan trọng của việc đạt được các mục tiêu của Chương này, như nêu tại Điều 1 trên đây, nếu bất kỳ Bên nào có ý định gia nhập bất kỳ điều ước nào dưới đây đều có thể yêu cầu hợp tác với các Bên khác để hỗ trợ tiến trình gia nhập của Bên này cũng như việc thực hiện các điều ước đó:
(a) Hiệp ước Hợp tác Bằng sáng chế 1970;
(b) Thỏa ước Strasbourg về Phân loại quốc tế Sáng chế 1971;
(c) Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế việc nộp lưu chủng vi sinh cho các thủ tục liên quan đến sáng chế 1977;
(d) Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu hàng hóa 1989;
(e) Hiệp ước Luật Sáng chế 2000;
(f) Công ước quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới 1991;
(g) Hiệp định TRIPS;
(h) Hiệp ước Singapore về Luật Nhãn hiệu 2006;
(i) Hiệp ước về Quyền tác giả của WIPO 1996; và
(j) Hiệp ước về Biểu diễn và Ghi âm của WIPO 1996.
8. Mỗi Bên sẽ, trên cơ sở yêu cầu và xét thấy cần thiết, nỗ lực hợp tác để hỗ trợ sự cố gắng của bất kỳ Bên nào để thực hiện một hệ thống tổng thể5 về đăng ký nhãn hiệu.
9. Mọi hợp tác theo Điều này đều phụ thuộc vào khả năng của các nguồn có được.
Điều 10
Minh bạch hóa
1. Mỗi Bên phải bảo đảm luật và các quy định để áp dụng chung của mình liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi, việc đạt được, thực thi và ngăn ngừa lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ phải được công bố ít nhất bằng ngôn ngữ chính thức của Bên đó hoặc bằng tiếng Anh. Mỗi Bên cũng phải nỗ lực quy định việc các quyết định xét xử và các quyết định hành chính cuối cùng liên quan đến các vấn đề trên đây phải được công bố ít nhất bằng ngôn ngữ chính thức của Bên đó hoặc bằng tiếng Anh.
2. Mỗi Bên phải nỗ lực để các thông tin đề cập tại khoản 1, đã được công bố, có bản tiếng Anh và đăng tải trên Internet.
3. Mỗi Bên phải nỗ lực để đưa các các cơ sở dữ liệu về tình trạng pháp lý của các quyền nhãn hiệu đã đăng ký và chờ xử lý.
Điều 11
Thừa nhận các giai đoạn chuyển tiếp theo Hiệp định TRIPS
Không có quy định nào trong Chương này ảnh hưởng đến bất kỳ thời hạn chuyển tiếp nào liên quan đến việc thi hành một điều khoản của Hiệp định TRIPS đã hoặc sẽ được Hội đồng TRIPS của WTO nhất trí trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
Điều 12
Ủy ban Sở hữu trí tuệ
1. Thừa nhận tầm quan trọng của việc đạt được các mục tiêu của Chương này nêu tại Điều 1 trên đây, các Bên thành lập ra một Ủy ban Sở hữu trí tuệ, bao gồm đại diện của các Bên để hướng dẫn việc thi hành và quản lý Chương này.
2. Ủy ban Sở hữu trí tuệ sẽ nhóm họp hàng năm hoặc trên cơ sở nhất trí của các Bên. Các cuộc họp có thể được tổ chức dưới hình thức gặp mặt hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác được các Bên cùng xác định.
3. Ủy ban Sở hữu trí tuệ sẽ tự xác định các điều khoản tham chiếu căn cứ vào các quy định của Chương này.
4. Ủy ban Sở hữu trí tuệ sẽ xác định chương trình làm việc của mình căn cứ vào những ưu tiên được xác định bởi các Bên.
5. Để thực hiện được những nhiệm vụ của mình, Ủy ban Sở hữu trí tuệ có thể nhất trí sử dụng hoặc phát triển các cơ chế hiện có hoặc mới để khuyến khích đối thoại giữa các Bên về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, bao gồm cả việc tạo ra các cơ hội cho các chủ thể quyền liên hệ với các Bên về các vấn đề này.
6. Hàng năm mỗi Bên phải thông báo cho Ủy ban Sở hữu trí tuệ về tiến trình thực hiện các cam kết của mình theo Điều 5 (về Quyền tác giả) và những phát triển trong việc tham gia các điều ước nêu tại Điều 9.7 (về Hợp tác). Các báo cáo này phải được nộp 30 ngày trước cuộc họp đầu tiên trong năm của Ủy ban Sở hữu trí tuệ.
Điều 1
Các Nguyên tắc Cơ bản
1. Các Bên công nhận tầm quan trọng của hợp tác trong viêc thúc đẩy cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, lợi ích người tiêu dùng và giảm thiểu những hành vi phản cạnh tranh.
2. Các Bên công nhận những khác biệt đáng kể trong năng lực trong lĩnh vực chính sách cạnh tranh giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN, Úc và Niu Dilân.
3. Các Bên tôn trọng chủ quyền của từng Bên trong việc xây dựng, thiết lập, quản lý và thực thi luật và chính sách cạnh tranh của mình.
4. Chương này không yêu cầu các Bên triển khai các biện pháp cụ thể liên quan đến cạnh tranh nhằm xử lý các hành vi phản cạnh tranh, hoặc không ngăn cản một Bên áp dụng những chính sách trong các lĩnh vực khác, ví dụ như thúc đẩy phát triển kinh tế.
Điều 2
Hợp tác
1. Các Bên có thể tham gia các hoạt động hợp tác phù hợp với Điều 1, trong lĩnh vực cạnh tranh, bao gồm:
(a) Trao đổi kinh nghiệm về thúc đẩy và thực thi luật và chính sách cạnh tranh;
(b) Trao đổi các thông tin được công bố về luật và chính sách cạnh tranh hiện hành;
(c) Trao đổi quan chức với mục đích đào tạo;
(d) Trao đổi cố vấn và chuyên gia trong lĩnh vực luật và chính sách cạnh tranh;
(e) Tham gia của các quan chức vào các khóa đào tạo về luật và chính sách về cạnh tranh với tư cách học viên/nhà tư vấn/đại biểu;
(f) Tham gia của các chuyên viên trong những chương trình tuyên truyền;
(g) Những hoạt động khác có liên quan sau khi ban hành luật cạnh tranh; và
(h) Mọi hình thức hợp tác kỹ thuật khác được các Bên thống nhất.
2. Nhận thức được điều này, khi việc thực hiện Chương này gặp khó khăn do hạn chế năng lực, Úc và Niu Dilân sẽ hợp tác khi phù hợp nhằm hỗ trợ các Quốc gia Thành viên ASEAN cùng thực hiện. Hợp tác sẽ tùy thuộc vào nhu cầu liên quan tới chính sách cạnh tranh và sự sẵn có về nguồn lực, trên cơ sở luật và quy định của các Bên.
Điều 3
Đầu mối thông tin
Để đảm bảo hợp tác kỹ thuật nêu tại Chương này được thực hiện liên tục, các Bên sẽ chỉ định một số Đầu mối Thông tin nhằm hợp tác kỹ thuật và trao đổi thông tin theo Chương này.
Điều 4
Không áp dụng Chương 17 (Tham vấn và Giải quyết tranh chấp)
Chương 17 (Tham vấn và giải quyết tranh chấp) sẽ không được áp dụng cho bất kỳ vấn đề nào nảy sinh theo Chương này.
CÁC QUY ĐỊNH VÀ NGOẠI LỆ CHUNG
Điều 1
Những Ngoại lệ chung
1. Vì mục đích của các Chương 2 (Thương mại Hàng hoá), Chương 3 (Quy tắc Xuất xứ), Chương 4 (Thủ tục Hải quan), Chương 5 (Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch) và Chương 6 (Tiêu chuẩn, các Quy định Kỹ thuật và Thủ tục Đánh giá sự Phù hợp), Điều XX của Hiệp định GATT 1994 sẽ được bổ sung và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
2. Vì mục đích của Chương 8 (Thương mại dịch vụ), Chương 9 (Di chuyển thể nhân) và Chương 11 (Đầu tư), Điều XIV của Hiệp định GATS gồm cả phần chú thích sẽ được bổ sung và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
3. Vì mục đích của Hiệp định này, các Bên nhận thức rằng các biện pháp được nêu trong Điều XX(f) của Hiệp định GATT 1994 bao gồm các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản quốc gia hoặc các khu vực cụ thể có giá trị lịch sử hay khảo cổ học, hoặc các biện pháp cần thiết để hỗ trợ các môn nghệ thuật sáng tạo có giá trị quốc gia.[40]
4. Vì mục đích của các Chương 8 (Thương mại dịch vụ) và 11 (Đầu tư), tuỳ theo yêu cầu không áp dụng các biện pháp trên theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hoặc vô lý giữa các Bên trong trường hợp điều kiện tương tự là phổ biến, hoặc một hạn chế trá hình về thương mại dịch vụ hoặc đầu tư, không quy định nào trong những Chương này không được hiểu là để ngăn cản một Bên thông qua hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ các tài sản quốc gia hoặc địa danh cụ thể mang giá trị lịch sử hoặc khảo cổ học, hoặc các biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ các môn nghệ thuật sáng tạo có giá trị quốc gia.[41]
5. Một Bên phải tổ chức tham vấn nhằm đạt được thỏa thuận về bất kỳ sự điều chỉnh cần thiết nhằm duy trì trạng thái cân bằng chung đối với các cam kết được thực hiện bởi các Bên theo Chương 8 (Thương mại dịch vụ) và Chương 11 (Đầu tư) nếu được yêu cầu bởi một Bên chịu tác động của các biện pháp được nêu trong đoạn 4.
Điều 2
Các Ngoại lệ về An ninh
Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là:
(a) yêu cầu một Bên bất kỳ cung cấp thông tin công khai về những vấn đề được coi là đi ngược với lợi ích an ninh thiết yếu;
(b) ngăn cản một Bên bất kỳ thực hiện hành động mà Bên đó cho là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của nước đó:
(i) liên quan đến nguyên nhiên liệu hạt nhân hoặc nguyên liệu sản xuất từ nguyên liệu hạt nhân;
(ii) liên quan đến vận chuyển vũ khí, đạn dược và phát động chiến tranh và vận chuyển hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu khác hay liên quan đến cung cấp dịch vụ như chuyên chở trực tiếp hoặc gián tiếp vì mục đích cung cấp và dự phòng cho căn cứ quân sự;
(iii) được tiến hành để bảo vệ cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu bao gồm cơ sở hạ tầng[42] về truyền thông, năng lượng và nước chống các âm mưu có chủ đích nhằm vô hiệu hoá và phá hoại những cơ sở hạ tầng này;
(iv) được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia hoặc chiến tranh hoặc trường hợp khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế; hoặc
(c) ngăn cản một Bên bất kỳ thực hiện hành động nhằm thực hiện các nghĩa vụ của nước đó theo Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế.
2. Ủy ban hỗn hợp FTA phải thông báo đầy đủ trong chừng mực tối đa có thể về các biện pháp được thực hiện theo Đoạn 1(b) và (c) và việc chấm dứt các biện pháp này.
Điều 3
Các Biện pháp Thuế
1. Trừ trường hợp được quy định trong Điều này, Hiệp định này không quy định áp dụng đối với các biện pháp thuế.
2. Hiệp định này phải công nhận các quyền hoặc áp đặt các nghĩa vụ về các biện pháp thuế mà:
(a) các quyền và nghĩa vụ tương ứng được công nhận và áp đặt theo Hiệp định WTO;
(b) các quyền và nghĩa vụ tương ứng được công nhận và áp dụng theo Điều 8 (Chuyển tiền) của Chương 11 (Đầu tư); hoặc
(c) các quyền và nghĩa vụ tương ứng được công nhận và áp đặt theo Điều 9 (Quốc hữu hoá và đền bù).
3. Khi áp dụng các Đoạn 2(b) hoặc 2(c), Phần B (Các tranh chấp đầu tư giữa Bên và nhà đầu tư) của Chương 11 (Đầu tư) cũng phải áp dụng đối với các biện pháp thuế.
4. Nếu có tranh chấp như mô tả tại Điều 18.1 (Phạm vi và định nghĩa) của Chương 11 (Đầu tư) liên quan đến biện pháp thuế quan thì các Bên liên quan, bao gồm đại diện các cơ quan thuế phải tổ chức tham vấn. Bất cứ tòa án nào được thiết lập theo Phần B (Giải quyết tranh chấp giữa một Bên và nhà đầu tư) của Chương 11 (Đầu tư) phải chấp thuận xem xét nghiêm túc quyết định chung của các Bên liên quan xem biện pháp đang bàn đến có là biện pháp thuế không. Vì mục đích này, Điều 25.7 (Tư cách trọng tài) của Chương 11 (Đầu tư) sẽ được áp dụng với những sửa đổi phù hợp.
5. Không quy định nào trong Hiệp định này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của một Bên bất kỳ theo hiệp định thuế liên quan đến việc tránh đánh thuế hai lần có hiệu lực giữa các Bên. Trong trường hợp có mâu thuẫn bất kỳ liên quan đến một biện pháp thuế giữa Hiệp định này và hiệp định thuế khác thì hiệp định sau sẽ được áp dụng. Tham vấn giữa các Bên liên quan về sự không nhất quán liên quan đến một biện pháp thuế sẽ được giải quyết bởi cơ quan thuế có thẩm quyền, như được quy định theo quy định và luật pháp trong nước của các Bên liên quan. Yêu cầu tham vấn phải được xử lý thông qua các đầu mối thông tin được chỉ định theo Điều 2 (Thông báo) của Chương 16 (Các Điều khoản về thể chế).
6. Hiệp định này không bắt buộc một Bên dành cho Bên khác lợi ích về đối xử, ưu đãi hoặc đặc quyền phát sinh từ bất kỳ hiệp định hiện hành hay tương lai liên quan đến tránh đánh thuế hai lần hoặc từ các quy định về tránh đánh thuế hai lần trong thoả thuận hoặc hiệp định quốc tế khác mà Bên đó ràng buộc.
7. Vì mục đích của Điều này, các biện pháp thuế không bao gồm bất kỳ loại thuế nhập khẩu và thuế hải quan nào.
Điều 4
Các Biện pháp Tự vệ Cán cân Thanh toán
1. Khi một Bên đang gặp khó khăn nghiêm trọng về cán cân thanh toán và khó khăn tài chính đối ngoại hoặc bị đe doạ bởi những vấn đề này, nước đó có thể:
(a) đối với thương mại hàng hoá, thông qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu, phù hợp với Hiệp định GATT 1994 và Bản ghi nhớ WTO về các Quy định về Cán cân Thanh toán của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 tại Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(b) đối với thương mại dịch vụ, thông qua hoặc duy trì các hạn chế đối với thương mại dịch vụ theo các cam kết cụ thể, bao gồm thanh toán hoặc chuyển tiền cho các giao dịch liên quan đến những cam kết này;
(c) đối với đầu tư, thông qua hoặc duy trì các hạn chế về thanh toán hoặc chuyển tiền liên quan đến đầu tư như định nghĩa tại Điều 2(a) (Định nghĩa) của Chương 11 (Đầu tư).
2. Những hạn chế được thông qua hoặc duy trì theo Đoạn 1(b) hoặc (c) phải:
(a) phù hợp với các Quy định trong Hiệp định IMF;
(b) tránh tổn hại không cần thiết đối với lợi ích thương mại, kinh tế và tài chính của Bên khác;
(c) không vượt quá những biện pháp cần thiết nhằm giải quyết các tình huống được mô tả tại Đoạn 1;
(d) chỉ là tạm thời và phải bãi bỏ dần khi tình trạng nêu trong Đoạn 1 được cải thiện; và
(e) được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử để không một Bên nào bị đối xử kém thuận lợi hơn Bên hoặc Bên ngoài FTA khác.
3. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư,
(a) Công nhận rằng những áp lực cụ thể đối với cán cân thanh toán của một Bên trong tiến trình phát triển kinh tế hoặc chuyển đổi kinh tế có thể cần sử dụng các hạn chế nhằm đảm bảo, không kể những vấn đề khác, việc duy trì dự trữ tài chính đầy đủ để thực thi chương trình phát triển kinh tế hoặc chuyển đổi kinh tế của nước đó;
(b) khi xác định tác động của những hạn chế này, các Bên có thể ưu tiên các ngành kinh tế cần thiết hơn cho các chương trình phát triển kinh tế của họ. Tuy nhiên, những hạn chế này không được thông qua hoặc duy trì vì mục đích bảo hộ một ngành cụ thể.
4. Bất cứ hạn chế nào được thông qua hoặc duy trì bởi một Bên theo Đoạn 1, hoặc bất kỳ thay đổi nào trong đó, phải được thông báo ngay lập tức cho các Bên khác.
5. Một Bên thông qua hoặc duy trì bất cứ hạn chế nào theo Đoạn 1 phải:
(a) đối với đầu tư, đáp ứng các yêu cầu của một Bên về tham vấn liên quan đến các hạn chế được nước đó thông qua, nếu việc tham vấn đó không vượt ra ngoài phạm vi của Hiệp định này;
(b) đối với thương mại dịch vụ, nếu việc tham vấn liên quan đến các hạn chế được nước đó thông qua không diễn ra trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một Bên, nếu được yêu cầu, phải ngay lập tức tiến hành tham vấn với các Bên quan tâm.
Điều 5
Hiệp ước Waitangi
1. Với điều kiện là các biện pháp trên không được sử dụng như là phương tiện phân biệt đối xử độc đoán và vô lý đối với người dân các Bên khác hoặc như một hạn chế trá hình trong thương mại hàng hóa và dịch vụ, không quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản việc Niudilân thông qua các biện pháp cần thiết để dành đối xử ưu đãi hơn với người Maori về các vấn đề điều chỉnh trong Hiệp định này bao gồm việc thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp ước Waitangi.
2. Các Bên đồng ý rằng việc diễn giải Hiệp ước Waitangi, bao gồm bản chất của các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo Hiệp ước này, không phải tuân thủ các điều khoản về giải quyết tranh chấp của Hiệp định này. Nếu không thì Chương 17 (Tham vấn và Giải quyết tranh chấp) sẽ được áp dụng cho Điều này. Một toà án trọng tài được thiết lập theo Điều 11 (Thiết lập và triệu tập toà án trọng tài) của Chương 17 (Tham vấn và Giải quyết tranh chấp) có thể được yêu cầu xác định biện pháp (theo Đoạn 1) có phù hợp với quyền của các nước đó theo Hiệp định này hay không.
Điều 1
Ủy ban hỗn hợp Khu vực thương mại tự do
1. Các Bên thành lập một Ủy ban hỗn hợp Khu vực thương mại tự do (Ủy ban hỗn hợp FTA) bao gồm đại diện của các Bên.
2. Chức năng của Ủy ban hỗn hợp FTA này sẽ là:
(a) Rà soát việc thực hiện và triển khai Hiệp định này;
(b) Cân nhắc và đề xuất sửa đổi Hiệp định này với các Bên;
(c) Giám sát và phối hợp công việc với tất cả các cơ quan được thành lập theo Hiệp định này;
(d) Áp dụng, khi phù hợp, các quyết định và khuyến nghị của các cơ quan được thành lập theo Hiệp định này;
(e) Xem xét bất kỳ vấn đề nào khác có khả năng ảnh hưởng đến việc triển khai
Hiệp định hoặc được các Bên ủy quyền cho Ủy ban hỗn hợp FTA; và
(f) Thực hiện bất kỳ chức năng nào khác mà các Bên có thể nhất trí.
3. Khi thực hiện các chức năng của mình, Ủy ban hỗn hợp FTA có thể thành lập thêm các cơ quan chức năng, gồm các cơ quan tạm thời và giao cho các cơ quan này các nhiệm vụ giải quyết các vấn đề cụ thể, hoặc ủy quyền trách nhiệm cho các cơ quan chức năng được thành lập theo Hiệp định này gồm:
(a) Ủy ban Hàng hoá được thành lập theo Điều 11 (Ủy ban về Thương mại Hàng hoá) của Chương 2 (Thương mại Hàng hoá):
(i) Tiểu ban ROO được thành lập theo Điều 18 (Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ) của Chương 3 (Quy tắc xuất xứ);
(ii) Tiểu ban về SPS thành lập theo Điều 10 (Cuộc họp giữa các Bên về các vấn đề Vệ sinh và kiểm dịch) của Chương 5 (Các biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch); và
(ii) Tiểu ban về STRACAP được thành lập theo Điều 13 (Tiểu ban về Tiêu chuẩn, các Quy định kỹ thuật và Thủ tục đánh giá sự phù hợp) của Chương 6
(Tiêu chuẩn, các Quy định kỹ thuật và Thủ tục đánh giá sự phù hợp);
(b) Ủy ban về dịch vụ được thành lập theo Điều 24 (Ủy ban về Thương mại Dịch vụ) của Chương 8 (Thương mại Dịch vụ);
(c) Ủy ban về Đầu tư được thành lập theo Điều 17 (Uỷ ban về Đầu tư) của Chương 11 (Đầu tư); và
(d) Ủy ban về IP được thành lập theo Điều 12 (Uỷ ban về Sở hữu trí tuệ) của Chương 13 (Sở hữu trí tuệ).
4. Ủy ban Hỗn hợp FTA sẽ xây dựng các nguyên tắc và thủ tục trong phiên họp đầu tiên.
5. Trừ khi các Bên có ý kiến khác, Ủy ban hỗn hợp FTA sẽ tổ chức phiên họp đầu tiên trong vòng 1 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các cuộc họp sau đó sẽ được tổ chức với tiến độ theo quyết định chung của các Bên, trên cơ sở cần thiết để thực hiện các chức năng của Ủy ban theo Hiệp định này. Ủy ban hỗn hợp FTA sẽ được tổ chức luân phiên tại các Quốc gia Thành viên của ASEAN, Úc và Niu Dilân, trừ khi các Bên có thoả thuận khác. Các phiên họp đặc biệt của Ủy ban hỗn hợp FTA có thể được tổ chức, theo nhất trí của các Bên, trong vòng 30 ngày kể từ khi có đề nghị của một Bên.
6. Ủy ban hỗn hợp FTA sẽ báo cáo thường xuyên lên Hội nghị tham vấn của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Bộ trưởng Thương mại Úc, và Bộ trưởng Thương mại của Niu Dilân thông qua các phiên họp của các Quan chức Kinh tế cao cấp.
Điều 2
Trao đổi thông tin
Mỗi Bên sẽ chỉ định một đầu mối thông tin nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các Bên về các vấn đề liên quan đến Hiệp định này. Tất cả các văn bản trao đổi thông tin chính thức đều sẽ sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.
THAM VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Phần A
QUY ĐỊNH GIỚI THIỆU
Điều 1
Mục tiêu
Mục tiêu của Chương này là nhằm cung cấp một quá trình minh bạch, hiệu lực và hiệu quả cho việc tham vấn và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định này.
Điều 2
Định nghĩa
Vì mục tiêu của Chương này, các định nghĩa dưới đây sẽ được áp dụng trừ khi bối cảnh cụ thể có yêu cầu khác:
a) Bên khiếu nại nghĩa là bất kỳ một Bên hay nhiều Bên có yêu cầu tham vấn theo Điều 6 (Tham vấn);
b) Tranh chấp phát sinh từ Hiệp định này nghĩa là một khiếu kiện do một Bên đưa lên liên quan đến bất kỳ biện pháp nào ảnh hưởng đến quá trình vận hành, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định này khi mà bất kỳ lợi ích nào đáng được hưởng bởi Bên khiếu kiện một cách trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định đang bị vô hiệu hay bị tổn hại hoặc việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp định bị gây trở ngại, như là kết quả của việc Bên bị khiếu nại không thực hiện các nghĩa vụ[43] của mình theo Hiệp định này[44].
c) Các Bên trong tranh chấp nghĩa là Bên khiếu nại và Bên bị khiếu nại;
d) Bên bị khiếu nại nghĩa là bất kỳ Bên nào bị yêu cầu tham vấn theo Điều 6 (Tham vấn); và
e) Bên thứ ba nghĩa là bất kỳ Bên nào đã thông báo lợi ích thương mại đáng kể của họ hoặc lợi ích đáng kể của họ trong vấn đề theo Điều 6.7 (Tham vấn) hoặc Điều 10.1 (Các Bên thứ ba) một cách tương ứng.
Điều 3
Phạm vi áp dụng
1. Trừ trường hợp được quy định khác trong Hiệp định này, Chương này sẽ áp dụng nhằm tránh hoặc nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định này. Chương này sẽ không áp dụng đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ Chương 5
(Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật), Chương 10 (Thương mại điện tử), Chương 12 (Hợp tác kinh tế) và Chương 14 (Cạnh tranh).
2. Chương này sẽ áp dụng phù hợp với các quy định đặc biệt và bổ sung về giải quyết tranh chấp có trong các Chương khác của Hiệp định này.
3. Căn cứ vào Điều 5 (Lựa chọn diễn đàn), Chương này không ảnh hưởng đến quyền của một Bên dựa vào thủ tục giải quyết tranh chấp có trong một hiệp định khác mà Bên đó có tham gia.
4. Những quy định của Chương này có thể được viện dẫn đối với các biện pháp ảnh hưởng đến sự tuân thủ Hiệp định này được thực hiện bởi chính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương trong lãnh thổ của một Bên.
Điều 4
Những quy định chung
1. Hiệp định này sẽ được giải thích phù hợp với quy tắc mang tính tập quán về giải thích điều ước của luật công pháp quốc tế.
2. Tất cả các thông báo, yêu cầu và trả lời theo quy định của Chương này sẽ được thực hiện dưới dạng văn bản.
3. Các Bên trong tranh chấp được khuyến khích ở tất cả các giai đoạn trong một tranh chấp nỗ lực đạt được một giải pháp thoả đáng với cả hai bên để giải quyết tranh chấp. Trường hợp đạt được một giải pháp thoả đáng với cả hai bên, điều kiện và điều khoản của thoả thuận đó sẽ được thông báo cho các Bên khác.
4. Trừ trường hợp có quy định khác, bất kỳ thời hạn nào được quy định trong Chương này có thể được điều chỉnh bởi thoả thuận giữa các Bên trong tranh chấp miễn là những điều chỉnh đó sẽ không ảnh hưởng đến quyền của Bên thứ ba theo Điều 10 (Các Bên thứ ba).
Điều 5
Lựa chọn diễn đàn
1. Trường hợp một tranh chấp liên quan đến bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ Hiệp định này và từ một hiệp định quốc tế khác mà các Bên trong tranh chấp tham gia, Bên khiếu nại có thể lựa chọn diễn đàn trong Hiệp định đó để giải quyết vấn đề và diễn đàn đó sẽ được sử dụng để loại trừ các diễn đàn tiềm năng khác có thể giải quyết vấn đề.
2. Vì mục tiêu của Điều này, Bên khiếu nại sẽ được coi là đã lựa chọn diễn đàn để giải quyết tranh chấp khi Bên đó đã yêu cầu thành lập một ủy ban trọng tài theo Điều 8 (Yêu cầu thành lập Ủy ban trọng tài) hoặc đã yêu cầu thành lập hoặc đã đưa vấn đề ra một ban hội thẩm giải quyết tranh chấp tương tự theo một hiệp định quốc tế khác.
3. Điều này không áp dụng trong trường hợp các Bên trong tranh chấp đồng ý bằng văn bản rằng Điều này sẽ không áp dụng đối với một tranh chấp cụ thể.
Phần B
QUY ĐỊNH VỀ THAM VẤN
Điều 6
Tham vấn
1. Bất kỳ Bên nào cũng có thể yêu cầu tham vấn với bất kỳ Bên khác đối với bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ Hiệp định này. Bên bị khiếu nại sẽ dành sự cân nhắc thích đáng đối với yêu cầu tham vấn của Bên khiếu nại và sẽ dành cơ hội đầy đủ đối với việc tham vấn đó.
2. Bất cứ yêu cầu tham vấn nào sẽ phải nêu rõ lý do yêu cầu, bao gồm việc xác định những biện pháp có vấn đề và chỉ ra cơ sở pháp lý của khiếu nại.
3. Một bản sao của tất cả các yêu cầu tham vấn như trên sẽ được đồng thời gửi đến tất cả các Bên. Bên bị khiếu nại sẽ phải ngay lập tức thông báo cho tất cả các Bên về việc đã nhận được yêu cầu và chỉ rõ ngày nhận được yêu cầu.
4. Bên bị khiếu nại sẽ, trừ trường hợp có thoả thuận khác, trả lời yêu cầu này trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và tiến hành việc tham vấn trong thời hạn không quá:
a) 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm cả trường hợp liên quan đến hàng dễ hỏng; hoặc
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đối với các vấn đề khác.
5. Nếu Bên bị khiếu nại không tiến hành việc tham vấn trong thời hạn quy định tại đoạn 4, hoặc một thời hạn được các bên thoả thuận thì Bên khiếu nại có thể tiến hành ngay yêu cầu thành lập uỷ ban trọng tài theo Điều 8 (Yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài).
6. Các Bên trong tranh chấp sẽ nỗ lực hết sức để đạt được một cách giải quyết thỏa đáng thông qua tham vấn. Nhằm mục đích này, các Bên trong tranh chấp sẽ:
a) cung cấp đầy đủ thông tin cho phép xác minh toàn diện vấn đề, bao gồm cả việc biện pháp có vấn đề có thể ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định này;
b) xử lý mọi thông tin bí mật hoặc thông tin riêng được trao đổi trong quá trình tham vấn trên cùng cơ sở với Bên cung cấp thông tin; và
c) nỗ lực bố trí đúng cán bộ của đúng cơ quan chính phủ hay các cơ quan quản lý khác nơi chịu trách nhiệm và/hoặc có chuyên môn về vấn đề trong quá trình tham vấn.
7. Bất cứ khi nào một Bên không phải là các Bên trong tranh chấp cho rằng họ có lợi ích thương mại đáng kể trong quá trình tham vấn, Bên đó có thể thông báo cho các Bên trong tranh chấp trong vòng bảy ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu tham vấn về ý định của họ muốn tham gia quá trình tham vấn. Thông báo như vậy sẽ được đồng thời gửi cho tất cả các Bên. Bên đó sẽ được tham gia vào quá trình tham vấn nếu các Bên trong tranh chấp đồng ý.
Điều 7
Trung gian, Hoà giải
1. Các Bên trong tranh chấp có thể thoả thuận tiến hành thủ tục trung gian, hoà giải vào bất kỳ thời gian nào. Thủ tục tiến hành trung gian, hoà giải có thể bắt đầu và kết thúc vào bất kỳ thời điểm nào.
2. Nếu các Bên trong tranh chấp đồng ý, thủ tục trung gian, hoà giải có thể được tiến hành trong khi vấn đề vẫn đang được xem xét bởi một Uỷ ban trọng tài đã được thành lập hoặc đã được triệu tập lại theo Chương này.
3. Thủ tục trung gian, hòa giải và quan điểm của các Bên trong tranh chấp trong quá trình trung gian, hòa giải sẽ được giữ bí mật và không ngăn cản quyền của các Bên trong tranh chấp được tiến hành các thủ tục tố tụng cao hơn hoặc thủ tục tố tụng khác.
Phần C
QUY ĐỊNH VỀ XÉT XỬ
Điều 8
Yêu cầu thành lập uỷ ban trọng tài
1. Bên khiếu nại có thể yêu cầu thành lập một uỷ ban trọng tài để xem xét vấn đề nếu:
a) Bên bị khiếu nại không tiến hành tham vấn phù hợp với Điều 6.4 (Tham vấn), hoặc;
b) nếu quá trình tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong vòng:
i) 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn trong trường hợp khẩn cấp bao gồm cả việc liên quan đến hàng dễ hỏng;
ii) 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn về bất kỳ vấn đề nào khác; hoặc
iii) các thời hạn khác mà các Bên trong tranh chấp có thể thoả thuận.
2. Yêu cầu được đưa ra theo đoạn 1 sẽ phải chỉ rõ các biện pháp cụ thể có vấn đề và cung cấp chi tiết cơ sở pháp lý và thực tế của khiếu nại (bao gồm cả các quy định của Hiệp định sẽ được uỷ ban trọng tài giải quyết) đủ để trình bày vấn đề một cách rõ ràng.
3. Một bản sao những yêu cầu như thế sẽ được đồng thời cung cấp cho tất cả các Bên. Bên bị khiếu nại sẽ ngay lập tức thông báo việc đã nhận được yêu cầu cho tất cả các Bên và chỉ rõ ngày nhận được yêu cầu.
4. Trường hợp một yêu cầu được đưa ra theo đoạn 1, một uỷ ban trọng tài sẽ được thành lập phù hợp với Điều 11 (Thành lập và triệu tập lại ủy ban trọng tài).
Điều 9
Thủ tục đối với khiếu nại nhiều bên
1. Trường hợp có hơn một Bên yêu cầu thành lập uỷ ban trọng tài liên quan tới cùng một vấn đề, một uỷ ban trọng tài duy nhất có thể được thành lập để xem xét những khiếu nại nếu tất cả các Bên trong tranh chấp đồng ý. Các Bên trong tranh chấp nên tìm cách thành lập một uỷ ban trọng tài duy nhất khi nào thấy khả thi.
2. Uỷ ban trọng tài duy nhất sẽ tổ chức xem xét và trình bày phát hiện của mình theo cách thức không gây tổn hại tới quyền lợi mà các Bên trong tranh chấp đáng lẽ được hưởng trong trường hợp vụ việc được xem xét bởi các Uỷ ban trọng tài riêng rẽ.
3. Nếu hơn một uỷ ban trọng tài được thành lập để xem xét các khiếu nại về cùng một vấn đề, các Bên trong tranh chấp nên nỗ lực để đảm bảo sẽ chỉ định cùng một trọng tài viên để phục vụ trong các uỷ ban trọng tài riêng rẽ đó. Các uỷ ban trọng tài sẽ tham vấn để đảm bảo, trong phạm vi tối đa có thể, rằng thời gian biểu cho các thủ tục tố tụng của uỷ ban trọng tài sẽ được hài hòa.
Điều 10
Các Bên thứ ba
1. Bất kỳ Bên nào có lợi ích đáng kể trong một vụ việc được Uỷ ban trọng tài xem xét đều có thể thông báo về lợi ích này tới các Bên trong tranh chấp trong vòng 10 ngày kể từ ngày Bên bị khiếu nại nhận được yêu cầu thành lập Uỷ ban trọng tài hoặc kể từ ngày yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài rà soát việc tuân thủ theo Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ). Thông báo như vậy cũng đồng thời được gửi đến tất các các Bên. Bất cứ Bên nào thông báo lợi ích đáng kể của mình sẽ có quyền và nghĩa vụ của một Bên thứ ba.
2. Bên thứ ba sẽ nhận được tài liệu đệ trình của các Bên trong tranh chấp trước phiên họp đầu tiên bàn nội dung của uỷ ban trọng tài với các Bên trong tranh chấp.
3. Bên thứ ba sẽ có cơ hội đệ trình tài liệu bằng văn bản ít nhất một lần lên uỷ ban trọng tài và có cơ hội được trình bày với uỷ ban trọng tài tại cuộc họp đầu tiên bàn về nội dung của uỷ ban này với các Bên trong tranh chấp. Bất cứ giải trình hay tài liệu nào khác của Bên thứ ba sẽ được cung cấp đồng thời cho các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba khác.
4. Các Bên trong tranh chấp có thể thoả thuận trao quyền bổ sung cho Bên thứ ba trong quá trình tham gia tố tụng của Uỷ ban trọng tài. Trong khi trao quyền bổ sung, các Bên trong tranh chấp có thể ấn định những điều kiện nhất định. Trừ trường hợp các Bên trong tranh chấp có thoả thuận khác, Uỷ ban trọng tài sẽ không trao quyền bổ sung cho bất cứ Bên thứ ba nào trong quá trình tham gia vào tố tụng của Uỷ ban trọng tài.
5. Nếu một Bên thứ ba cho rằng một biện pháp đã là đối tượng xem xét của Uỷ ban trọng tài làm vô hiệu hoặc tổn hại đến quyền lợi mình đáng được hưởng theo Hiệp định này, Bên đó có thể sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp tại Chương này.
Điều 11
Thành lập và triệu tập lại uỷ ban trọng tài
1. Một Uỷ ban trọng tài được yêu cầu theo Điều 8 (Yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài) sẽ được thành lập phù hợp với Điều này.
2. Trừ trường hợp các Bên trong tranh chấp có thoả thuận khác, Uỷ ban trọng tài sẽ bao gồm 3 trọng tài viên. Mọi đề cử và bổ nhiệm trọng tài viên theo Điều này phải tuân thủ đầy đủ yêu cầu ở đoạn 9 và 10.
3. Trong vòng năm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu theo Điều 8 (Yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài), các Bên trong tranh chấp sẽ tiến hành tham vấn với mục tiêu đạt được một thoả thuận về thủ tục thành lập Uỷ ban trọng tài, có tính đến hoàn cảnh pháp lý, kỹ thuật và thực tế của vụ tranh chấp. Các Bên trong tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng bất kỳ thủ tục tuỳ chọn nào được quy định tại Phụ lục của Chương này về các thủ tục tùy chọn cho việc thành lập ủy ban trọng tài. Bất cứ thủ tục thành lập Uỷ ban trọng tài nào được thoả thuận theo đoạn này sẽ được sử dụng để quyết định thành phần của ủy ban trọng tài và cũng sẽ được sử dụng vì mục đích của đoạn 12 và 13.
4. Nếu các Bên trong tranh chấp không thể đạt được một thoả thuận về thủ tục thành lập Uỷ ban trọng tài trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu theo dẫn chiếu tại đoạn 3, bất kỳ Bên nào trong tranh chấp đều có thể thông báo vào bất cứ thời điểm nào sau đó tới các Bên khác trong tranh chấp khác rằng Bên đó muốn sử dụng thủ tục được quy định ở đoạn 5 tới đoạn 7. Trường hợp có một thông báo như vậy, Uỷ ban trọng tài sẽ được thành lập phù hợp với đoạn 5 tới đoạn 7.
5. Bên khiếu nại hoặc các Bên khiếu nại sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo được dẫn chiếu ở đoạn 4. Bên bị khiếu nại sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo được dẫn chiếu ở đoạn 4.
6. Sau khi bổ nhiệm các trọng tài viên phù hợp với đoạn 5, các Bên trong tranh chấp sẽ thoả thuận việc bổ nhiệm trọng tài viên thứ ba người sẽ là chủ tịch Uỷ ban trọng tài. Để giúp đạt được thoả thuận về việc này, mỗi Bên trong tranh chấp có thể cung cấp cho Bên kia trong tranh chấp một danh sách có tới 3 đề cử cho vị trí chủ tịch. Nếu các Bên trong tranh chấp không thống nhất về vị trí chủ tịch của Uỷ ban trọng tài trong vòng 15 ngày kể từ ngày bổ nhiệm trọng tài viên thứ 2, hai trọng tài viên đã được bổ nhiệm sẽ thống nhất chỉ định trọng tài viên thứ ba người sẽ làm chủ tịch Uỷ ban trọng tài.
7. Nếu cả ba trọng tài viên đều chưa được bổ nhiệm trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được thông báo được dẫn chiếu ở đoạn 4, bất cứ Bên nào trong tranh chấp đều có thể yêu cầu Tổng giám đốc của WTO thực hiện việc bổ nhiệm này trong vòng 15 ngày tiếp theo. Bất cứ danh sách đề cử nào được cung cấp theo đoạn 6 cũng sẽ được đưa cho Tổng giám đốc WTO và có thể được sử dụng trong việc thực hiện bổ nhiệm các trọng tài viên theo yêu cầu.
8. Ngày thành lập Uỷ ban trọng tài sẽ là ngày trọng tài viên cuối cùng được bổ nhiệm.
9. Tất cả trọng tài viên sẽ:
(a) có kiến thức hay kinh nghiệm trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế, những vấn đề khác thuộc phạm vi của Hiệp định này, hoặc trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh theo các hiệp định thương mại quốc tế;
(b) được lựa chọn một cách nghiêm ngặt dựa trên tính khách quan, độ tin cậy, công tâm;
(c) độc lập với, và không phụ thuộc vào hoặc không nhận chỉ đạo từ bất kỳ Bên nào trong tranh chấp;
(d) không liên quan đến vấn đề tranh chấp ở bất cứ cương vị nào; và
(e) công bố, cho các Bên trong tranh chấp, thông tin mà có thể làm dấy lên những nghi ngờ chính đáng về sự độc lập và khách quan của mình.
10. Trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác, các trọng tài viên sẽ không được mang quốc tịch của bất kỳ Bên nào trong tranh chấp. Ngoài ra, chủ tịch ủy ban trọng tài sẽ không được có nơi thường trú ở lãnh thổ của một Bên trong tranh chấp.
11. Các trọng tài viên sẽ làm việc với tư cách cá nhân và không phải là đại diện chính phủ, cũng như không phải là đại diện của bất kỳ tổ chức nào. Các Bên sẽ không có chỉ đạo cũng như không tác động đến các trọng tài viên với tư cách cá nhân về các vấn đề được đưa ra trước Uỷ ban trọng tài.
12. Nếu một trọng tài viên được bổ nhiệm theo Điều này từ chức hoặc không thể hoạt động, trọng tài viên kế nhiệm sẽ được bổ nhiệm theo cùng một cách thức được quy định cho việc bổ nhiệm trọng tài viên ban đầu và trọng tài viên kế nhiệm sẽ có mọi quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên ban đầu. Công việc của Uỷ ban trọng tài sẽ bị đình chỉ trong quá trình bổ nhiệm trọng tài viên kế nhiệm.
13. Trường hợp một Uỷ ban trọng tài được triệu tập lại theo Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ) hoặc Điều 17 (Bồi thường và đình chỉ các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác), uỷ ban trọng tài được triệu tập lại này sẽ, trường hợp có thể, gồm những trọng tài viên ban đầu của Uỷ ban trọng tài ban đầu. Trường hợp điều này là không thể, trọng tài viên thay thế sẽ được bổ nhiệm theo cùng một cách thức được quy định cho việc bổ nhiệm trọng tài viên ban đầu và trọng tài viên kế nhiệm sẽ có mọi quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên ban đầu.
Điều 12
Chức năng của Uỷ ban trọng tài
1. Uỷ ban trọng tài sẽ đưa ra đánh giá khách quan về vụ việc được trình lên, bao gồm đánh giá khách quan về:
a) Tình tiết của vụ việc;
b) việc áp dụng các quy định của Hiệp định này được trích dẫn bởi các Bên trong tranh chấp; và
c) việc liệu Bên bị khiếu nại có phải đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này hay không.
2. Uỷ ban trọng tài sẽ có điều khoản tham chiếu như sau trừ trường hợp các Bên trong tranh chấp có thoả thuận khác trong vòng 20 ngày kể từ ngày thành lập Uỷ ban trọng tài:
“Nhằm xem xét, căn cứ vào các quy định liên quan của Hiệp định này, vấn đề được nêu trong yêu cầu thành lập Uỷ ban trọng tài theo Điều 8 (Yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài), và đưa ra các kết quả tìm kiếm và nếu có thể, đưa ra khuyến nghị như được quy định trong Hiệp định này”.
Uỷ ban trọng tài sẽ đưa ra các phát hiện của mình phù hợp với Hiệp định này.
3. Uỷ ban trọng tài sẽ thể hiện rõ trong báo cáo của mình:
(a) một phần mô tả trong đó tóm tắt các lập luận của các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba;
(b) phát hiện của Uỷ ban trọng tài về tình tiết của vụ việc và về khả năng áp dụng các quy định của Hiệp định này;
(c) phát hiện của Uỷ ban trọng tài về việc liệu Bên bị khiếu nại có không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này; và
(d) phát hiện của Uỷ ban trọng tài về việc liệu Bên bị khiếu nại đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này; và
(e) lý do mà ủy ban trọng tài đưa ra đối với từng phát hiện của mình ở tiểu đoạn (b) và (c).
4. Ngoài quy định tại đoạn 3, Uỷ ban trọng tài có thể đưa vào báo cáo của mình bất cứ phát hiện nào khác được các Bên trong tranh chấp cùng yêu cầu. Uỷ ban trọng tài có thể đề xuất cách thức trong đó Bên bị khiếu nại có thể thực hiện các phát hiện này.
5. Trừ trường hợp các Bên trong tranh chấp có thoả thuận khác, Uỷ ban trọng tài sẽ ra báo cáo chỉ trên cơ sở những quy định có liên quan của Hiệp định này và tài liệu trình và lập luận của các Bên trong tranh chấp. Uỷ ban trọng tài sẽ chỉ đưa ra các phát hiện và đề xuất được quy định trong Hiệp định này.
6. Lợi ích của các Bên thứ ba và lợi ích của các Bên khác sẽ được tính đến một cách đầy đủ trong suốt quá trình tố tụng của Uỷ ban trọng tài. Tài liệu trình của các Bên thứ ba sẽ được thể hiện trong báo cáo của Uỷ ban trọng tài.
7. Các phát hiện và đề xuất của Uỷ ban trọng tài không thể thêm vào hay bỏ bớt quyền và nghĩa vụ được quy định trong Hiệp định này hoặc bất kỳ hiệp định quốc tế nào khác.
8. Uỷ ban trọng tài sẽ tham vấn thường xuyên với các Bên trong tranh chấp và cung cấp cơ hội đầy đủ cho việc xây dựng một giải pháp thoả đáng cho các bên về tranh chấp.
9. Uỷ ban trọng tài được triệu tập lại theo Chương này cũng sẽ thực hiện các chức năng về rà soát việc tuân thủ theo Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ) và rà soát mức độ đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác theo Điều 17 (Bồi thường và đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác). Đoạn 1 đến đoạn 3 sẽ không áp dụng với một ủy ban trọng tài được triệu tập lại theo Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ) và Điều 17 (Bồi thường và đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác).
10. Uỷ ban trọng tài sẽ đưa ra các phát hiện của mình trên cơ sở nhất trí. Trường hợp Uỷ ban trọng tài không thể thống nhất được, Uỷ ban có thể đưa ra các quyết định trên cơ sở đa số phiếu.
Điều 13
Thủ tục của Ủy ban trọng tài
1. Ủy ban trọng tài được thành lập theo Điều 11 (Thành lập và triệu tập lại ủy ban trọng tài) sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ Chương này. Ủy ban trọng tài sẽ áp dụng các quy tắc về thủ tục quy định trong Phụ lục của Chương này về Quy tắc về thủ tục cho tố tụng trọng tài (Phụ lục về quy tắc thủ tục) trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác. Trên cơ sở yêu cầu của một Bên trong tranh chấp, hoặc theo sáng kiến của riêng mình, ủy ban trọng tài có thể, sau khi tham vấn các Bên trong tranh chấp, thông qua các quy tắc thủ tục bổ sung không mâu thuẫn với quy định của Chương này hoặc mâu thuẫn với Phụ lục về quy tắc thủ tục.
2. Ủy ban trọng tài được triệu tập lại theo Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ) hoặc Điều 17 (Bồi thường và đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác) có thể thiết lập các thủ tục của riêng mình nhưng không được phép mâu thuẫn với Chương này hay mâu thuẫn với Phụ lục về quy tắc thủ tục, trong quá trình tham vấn với các Bên trong tranh chấp, rút ra từ Chương này hay từ Phụ lục về quy tắc thủ tục mà nó cho là phù hợp.
Thời gian biểu
3. Sau khi tham vấn các Bên trong tranh chấp, một ủy ban trọng tài sẽ, ngay khi thực tế cho phép và vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 15 ngày sau khi thành lập ủy ban trọng tài, đưa ra thời gian biểu cho quá trình hoạt động của ủy ban trọng tài. Quá trình hoạt động của ủy ban trọng tài, từ ngày thành lập cho đến ngày có báo cáo cuối cùng sẽ, như một quy tắc chung, không vượt quá thời gian 9 tháng, trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác.
4. Tương tự, một ủy ban trọng tài rà soát việc tuân thủ được triệu tập lại theo Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ) sẽ, ngay khi thực tế cho phép và vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 15 ngày sau khi được triệu tập lại, đưa ra thời gian biểu cho quá trình rà soát việc tuân thủ, có tính đến thời hạn được quy định ở Điều 16 (Rà soát việc tuân thủ).
Thủ tục tố tụng của Ủy ban trọng tài
5. Thủ tục tố tụng của ủy ban trọng tài nên quy định tính linh hoạt đầy đủ để đảm bảo có được báo cáo chất lượng cao, trong khi không trì hoãn bất hợp lý quá trình hoạt động của ủy ban trọng tài.
6. Quá trình bàn bạc, thảo luận của ủy ban trọng tài sẽ được giữ bí mật. Các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba sẽ chỉ có mặt khi được ủy ban trọng tài mời đến. Ủy ban trọng tài sẽ tổ chức các buổi xét xử kín trừ khi các Bên trong tranh chấp thỏa thuận khác. Tất cả các trình bày và tuyên bố tại phiên xử sẽ được thực hiện với sự có mặt của các Bên trong tranh chấp. Sẽ không có các liên lạc một chiều với ủy ban trọng tài liên quan đến các vấn đề mà ủy ban trọng tài đang xem xét.
Văn bản đệ trình
7. Mỗi Bên trong tranh chấp sẽ có một cơ hội chỉ ra bằng văn bản những tình tiết của vụ việc, những lập luận và phản biện. Thời gian biểu được quyết định bởi ủy ban trọng tài sẽ bao gồm hạn chót chính xác để các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba nộp các văn bản đệ trình này.
Phiên xử
8. Thời gian biểu được quyết định bởi ủy ban trọng tài sẽ cung cấp ít nhất một phiên xử cho các Bên trong tranh chấp để trình bày vụ việc của họ cho ủy ban trọng tài. Như một quy tắc chung, thời gian biểu sẽ không cung cấp quá hai phiên xử trừ những trường hợp đặc biệt.
9. Địa điểm tiến hành phiên xử sẽ do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận quyết định. Nếu không thỏa thuận được, địa điểm sẽ được luân phiên giữa thủ đô của các Bên trong tranh chấp, với việc phiên xử đầu tiên sẽ được tổ chức ở thủ đô của Bên bị khiếu nại.
Bảo mật
10. Văn bản đệ trình gửi lên ủy ban trọng tài sẽ được sử dụng theo chế độ mật, nhưng sẽ được cung cấp cho các Bên trong tranh chấp. Không Bên trong tranh chấp nào bị ngăn cản việc công bố quan điểm của Bên đó cho công chúng miễn là không làm lộ thông tin đã được một Bên trong tranh chấp hoặc các Bên thứ ba đề nghị sử dụng dưới dạng tin mật. Các Bên trong tranh chấp, các Bên thứ ba và ủy ban trọng tài sẽ sử dụng theo chế độ mật những thông tin do một Bên trong tranh chấp trình lên ủy ban trọng tài mà Bên đó coi là thông tin mật. Một Bên trong tranh chấp sẽ dựa trên yêu cầu của một Bên, cung cấp một bản tóm tắt không mật các thông tin có trong các văn bản đệ trình của Bên đó mà có thể được công bố cho công chúng.
Thông tin và tư vấn kỹ thuật bổ sung
11. Các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba sẽ trả lời ngay và đầy đủ bất cứ yêu cầu nào của ủy ban trọng tài đối với những thông tin mà ủy ban trọng tài cho là cần thiết và phù hợp.
12. Một ủy ban trọng tài có thể tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ cá nhân nào hoặc cơ quan nào mà nó cho là phù hợp. Tuy nhiên, trước khi làm việc đó, ủy ban trọng tài sẽ tìm hiểu quan điểm của các Bên trong tranh chấp. Trường hợp các Bên trong tranh chấp nhất trí rằng ủy ban trọng tài không nên tìm kiếm thông tin hoặc tư vấn kỹ thuật bổ sung, ủy ban trọng tài sẽ không tiến hành việc này. Ủy ban trọng tài sẽ cung cấp cho các Bên trong tranh chấp bất cứ thông tin hay tư vấn kỹ thuật nào mà nó nhận được và một cơ hội để đưa ra nhận xét.
Báo cáo
13. Ủy ban trọng tài sẽ cung cấp cho các Bên trong tranh chấp một báo cáo tạm thời, đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 12.3 (Chức năng của ủy ban trọng tài).
14. Báo cáo tạm thời sẽ được cung cấp ít nhất bốn tuần trước hạn chót phải hoàn thành báo cáo cuối cùng. Ủy ban trọng tài sẽ dành cơ hội đầy đủ cho các Bên trong tranh chấp rà lại toàn bộ báo cáo tạm thời trước khi hoàn chỉnh báo cáo và sẽ đưa vào một phần thảo luận về bất cứ nhận xét nào của các Bên trong tranh chấp trong báo cáo cuối cùng.
15. Báo cáo tạm thời và báo cáo cuối cùng của ủy ban trọng tài sẽ được dự thảo mà không có sự hiện diện của các Bên trong tranh chấp. Các ý kiến được thể hiện trong báo cáo của ủy ban trọng tài từ những thành viên cụ thể của nó sẽ được giấu tên.
16. Ủy ban trọng tài sẽ cung cấp báo cáo cuối cùng của nó cho tất cả các Bên khác bảy ngày sau khi báo cáo được xuất trình cho các Bên trong tranh chấp, và bất cứ lúc nào sau đó một Bên trong tranh chấp có thể công bố báo cáo cho công chúng nhưng phải tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin mật có trong báo cáo.
Điều 14
Đình chỉ và hủy bỏ tố tụng
1. Các Bên trong tranh chấp có thể thoả thuận rằng Uỷ ban trọng tài đình chỉ hoạt động của nó bất cứ lúc nào cho một thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày các bên thoả thuận. Trong giai đoạn này, tố tụng trọng tài đã bị đình chỉ sẽ được bắt đầu lại theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào trong tranh chấp. Trường hợp hoạt động của Uỷ ban trọng tài đã bị đình chỉ liên tục hơn 12 tháng, thẩm quyền cho việc thành lập ủy ban trọng tài sẽ hết hiệu lực trừ phi các Bên trong tranh chấp có thoả thuận khác.
2. Các Bên trong tranh chấp có thể thoả thuận huỷ bỏ tố tụng của Uỷ ban trọng tài trong trường hợp đã đạt được một giải pháp giải quyết tranh chấp thoả đáng.
3. Trước khi Uỷ ban trọng tài công bố báo cáo cuối cùng, Uỷ ban có thể vào bất cứ giai đoạn nào của tố tụng đề xuất các Bên trong tranh chấp rằng tranh chấp nên được giải quyết một cách thiện chí.
4. Các Bên trong tranh chấp sẽ thông báo cho các Bên khác rằng Uỷ ban trọng tài đã bị đình chỉ, huỷ bỏ hoặc thẩm quyền của nó đã hết theo quy định tại đoạn 1.
Phần D
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN
Điều 15
Thực hiện
1. Trường hợp một ủy ban trọng tài cho rằng Bên bị khiếu nại đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này, Bên bị khiếu nại sẽ phải tuân thủ nghĩa vụ của nó theo Hiệp định này.
2. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày xuất trình báo cáo cuối cùng của ủy ban trọng tài cho các Bên trong tranh chấp, Bên bị khiếu nại sẽ thông báo cho Bên khiếu nại:
(a) về ý định của nó đối với việc thi hành, bao gồm cả việc chỉ ra các hành động mà nó có thể tiến hành để đảm bảo tuân thủ với nghĩa vụ đề cập ở Đoạn 1;
(b) liệu việc thi hành như thế có thể diễn ra ngay lập tức được không; và
(c) nếu việc thi hành đó không thể diễn ra ngay lập tức thì sẽ là thời gian hợp lý mà Bên bị khiếu nại sẽ cần để thi hành.
3. Nếu việc tuân thủ ngay lập tức các nghĩa vụ đề cập ở Đoạn 1 là không thực tế thì Bên bị khiếu nại sẽ có một thời gian hợp lý để làm việc đó.
4. Nếu cần một thời gian hợp lý thì thời gian này phải được các Bên trong tranh chấp nhất trí, bất cứ khi nào có thể. Trường hợp các Bên trong tranh chấp không thể thống nhất được với nhau về khoảng thời gian hợp lý trong vòng 45 ngày kể từ ngày xuất trình báo cáo cuối cùng của ủy ban trọng tài cho các Bên trong tranh chấp, bất cứ Bên nào trong tranh chấp cũng có thể yêu cầu chủ tịch của ủy ban trọng tài quyết định khoảng thời gian hợp lý này. Trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác, yêu cầu như thế sẽ được đưa ra không muộn hơn 120 ngày kể từ ngày xuất trình báo cáo cuối cùng của ủy ban trọng tài cho các Bên trong tranh chấp.
5. Trường hợp có một yêu cầu như được đề cập ở Đoạn 4, chủ tịch ủy ban trọng tài sẽ xuất trình cho các Bên trong tranh chấp một báo cáo có chỉ ra khoảng thời gian hợp lý và lý do cho quyết định đó trong vòng 45 ngày kể từ ngày yêu cầu.
6. Như một hướng dẫn, khoảng thời gian hợp lý được quyết định bởi chủ tịch ủy ban trọng tài không nên vượt quá 15 tháng kể từ ngày xuất trình báo cáo cuối cùng của ủy ban trọng tài cho các Bên trong tranh chấp. Tuy nhiên, một khoảng thời gian hợp lý như thế có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc.
Điều 16
Rà soát việc tuân thủ
1. Trường hợp các Bên trong tranh chấp không đồng ý với nhau về sự tồn tại hay sự nhất quán với Hiệp định này của một biện pháp đã được thực hiện nhằm tuân thủ các nghĩa vụ trong Điều 15.1 (Thực hiện), tranh chấp đó sẽ được quyết định thông qua việc dựa vào một ủy ban trọng tài được triệu tập lại vì mục đích này (Ủy ban rà lại việc tuân thủ).[45] Trừ khi có quy định khác trong Chương này, một Ủy ban rà lại việc tuân thủ có thể được triệu tập theo yêu cầu của bất cứ Bên nào trong tranh chấp.
2. Yêu cầu đó chỉ có thể được đưa ra sau một trong hai thời hạn dưới đây, căn cứ vào thời hạn nào đến trước:
(a) đã hết khoảng thời gian hợp lý; hoặc
(b) Bên bị khiếu nại thông báo cho Bên khiếu nại rằng Bên bị khiếu nại đã tuân thủ các nghĩa vụ theo Điều 15.1 (Thực hiện).
3. Một Ủy ban rà lại việc tuân thủ sẽ đưa ra một đánh giá khách quan về vấn đề được đưa ra, bao gồm cả việc đánh giá khách quan:
(a) các khía cạnh thực tế của hành động thực hiện của Bên bị khiếu nại; và
(b) liệu Bên bị khiếu nại có tuân thủ nghĩa vụ ở Điều 15.1 (Thực hiện) không.
4. Ủy ban rà lại việc tuân thủ sẽ nêu ra trong báo cáo của ủy ban:
(a) một phần mô tả tóm tắt các lập luận của các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba;
(b) phát hiện của Ủy ban về những khía cạnh thực tế của vụ việc; và
(c) phát hiện của Ủy ban về việc liệu Bên bị khiếu nại có tuân thủ các nghĩa vụ theo Điều 15.1 (Thực hiện) không.
5. Ủy ban rà lại việc tuân thủ sẽ, khi có thể, cung cấp báo cáo tạm thời cho các Bên trong tranh chấp trong vòng 75 ngày kể từ ngày ủy ban này được triệu tập lại, và báo cáo cuối cùng trong vòng 15 ngày sau đó. Khi Ủy ban rà lại việc tuân thủ cho rằng nó không thể cung cấp một trong hai báo cáo trên trong thời hạn quy định, Ủy ban sẽ thông báo cho các Bên trong tranh chấp bằng văn bản về lý do của sự chậm chễ cùng với ước lượng thời gian mà nó sẽ hoàn thành các báo cáo.
6. Trường hợp một ủy ban trọng tài được yêu cầu triệu tập lại theo Đoạn 1, ủy ban trọng tài sẽ triệu tập lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày yêu cầu. Thời hạn kể từ ngày yêu cầu triệu tập lại ủy ban trọng tài đến lúc trình báo cáo cuối cùng sẽ không vượt quá 120 ngày, trừ khi Điều 11.12 (Thành lập và triệu tập lại ủy ban trọng tài) áp dụng hoặc các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác.
Điều 17
Bồi thường và đình chỉ các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác
1. Bồi thường và đình chỉ các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác chỉ là biện pháp tạm thời có thể sử dụng trong trường hợp Bên bị khiếu nại không tuân thủ các nghĩa vụ của nó theo Điều 15.1 (Thực hiện). Tuy nhiên, cả bồi thường và đình chỉ các nhượng bộ hoặc đình chỉ các nghĩa vụ khác đều không nên được ưu tiên hơn so với việc tuân thủ các nghĩa vụ theo Điều 15.1 (Thực hiện). Bồi thường là tự nguyện và, nếu được phép, sẽ phải nhất quán với Hiệp định này.
2. Trường hợp có một trong những tình huống sau đây tồn tại:
(a) Bên bị khiếu nại thông báo cho Bên khiếu nại rằng họ không có ý định tuân thủ nghĩa vụ theo Điều 15.1 (Thực hiện); hoặc
(b) đã có sự không tuân thủ nghĩa vụ theo Điều 15.1 (Thực hiện) được chỉ ra theo Điều 16 (Rà lại việc tuân thủ),
Bên bị khiếu nại sẽ, nếu được Bên khiếu nại yêu cầu, tiến hành đàm phán với một quan điểm đạt được số bồi thường thỏa đáng.
3. Nếu không đạt được nhất trí về số bồi thường thỏa đáng trong vòng 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu theo Đoạn 2, Bên khiếu nại có thể, vào bất cứ thời điểm nào sau đó thông báo cho Bên bị khiếu nại và các Bên khác rằng họ có ý định đình chỉ việc áp dụng cho Bên bị khiếu nại các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác tương đương với mức độ thiệt hại, mức độ ảnh hưởng, và sẽ có quyền bắt đầu đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác 30 ngày sau ngày nhận được thông báo.
4. Quyền đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác phát sinh theo Đoạn 3 sẽ không được thực hiện trong trường hợp:
(a) việc rà soát lại đang được tiến hành theo Đoạn 8; hoặc
(b) một giải pháp thỏa đáng đã đạt được.
5. Thông báo theo Đoạn 3 sẽ xác định rõ mức độ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác mà Bên khiếu nại đề xuất đình chỉ, và Chương, ngành liên quan mà các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác có liên quan tới.
6. Trong việc xem xét nhượng bộ nào hoặc các nghĩa vụ khác sẽ bị đình chỉ, Bên khiếu nại sẽ áp dụng các nguyên tắc sau đây:
(a) Bên khiếu nại trước tiên nên tìm cách đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác trong cùng ngành hoặc các ngành bị ảnh hưởng bởi biện pháp bị kiện; và
(b) Bên khiếu nại có thể đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác ở các ngành khác nếu họ cho rằng việc đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác trong cùng ngành là không thực tế.
7. Mức độ đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác sẽ phải tương đương với mức độ thiệt hại và ảnh hưởng.
8. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo Đoạn 3, nếu Bên bị khiếu nại phản đối mức độ đình chỉ được đề xuất hoặc cho rằng nguyên tắc đặt ra ở Đoạn 6 đã không được tôn trọng, Bên bị khiếu nại có thể yêu cầu ủy ban trọng tài triệu tập lại để đánh giá vấn đề. Ủy ban trọng tài sẽ cung cấp đánh giá của họ cho các Bên trong tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày ủy ban triệu tập lại. Trường hợp ủy ban trọng tài được yêu cầu triệu tập lại theo Đoạn này, ủy ban đó sẽ triệu tập lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày yêu cầu, trừ khi Điều 11.12 (Thành lập và triệu tập lại ủy ban trọng tài) áp dụng.
9. Việc đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác sẽ chỉ là tạm thời và sẽ chỉ được áp dụng cho đến thời điểm nghĩa vụ theo Điều 15.1 (Thực hiện) đã được tuân thủ hoặc một giải pháp thỏa đáng đã đạt được.
10. Trường hợp quyền đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác đã được thực hiện theo Điều này, nếu Bên bị khiếu nại cho rằng:
(a) mức độ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác bị đình chỉ bởi Bên khiếu nại không tương đương với mức độ thiệt hại và ảnh hưởng; hoặc
(b) họ đã tuân thủ nghĩa vụ ở Điều 15.1 (Thực hiện), họ có thể yêu cầu ủy ban trọng tài triệu tập lại để xem xét vấn đề.[46]
11. Trường hợp ủy ban trọng tài triệu tập lại theo Đoạn 10(a) thì Đoạn 8 sẽ áp dụng. Trường hợp ủy ban trọng tài triệu tập lại theo Đoạn 10(b) thì Điều 16.3 đến 16.5 (Rà lại việc tuân thủ) sẽ áp dụng.
Phần E
CÁC QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH
Điều 18
Đối xử đặc biệt và khác biệt liên quan đến các thành viên mới của ASEAN
1. Trong tất cả các giai đoạn xác định nguyên nhân của một vụ tranh chấp và xác định thủ tục giải quyết tranh chấp có liên quan đến các thành viên mới của ASEAN, cần có nhận định đặc biệt thông cảm đến tình hình đặc biệt của các thành viên mới của ASEAN. Theo tinh thần đó, các Bên cần kiềm chế một cách thích hợp việc khởi kiện theo những thủ tục này về các vấn đề có liên quan đến một Bên thuộc diện nước kém phát triển nhất. Nếu phát hiện thấy có sự triệt tiêu hay làm phương hại đến lợi ích bắt nguồn từ biện pháp do Bên thuộc diện nước kém phát triển nhất thực hiện, Bên khiếu nại cần phải kiềm chế một cách thích hợp đối với những vấn đề thuộc phạm vi của Điều 17 (Bồi thường và đình chỉ nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác) hoặc các nghĩa vụ khác theo những thủ tục này.
2. Trường hợp một hoặc nhiều Bên trong tranh chấp là thành viên mới của ASEAN, báo cáo của ủy ban trọng phải công khai chỉ rõ hình thức trong đó ủy ban đã tính đến các quy định liên quan về dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho Bên là thành viên mới của ASEAN là một phần của Hiệp định này mà đã được Bên là thành viên mới của ASEAN nêu lên trong suốt quá trình thủ tục giải quyết tranh chấp.
Điều 19
Chi phí
1. Trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác, mỗi Bên trong tranh chấp sẽ chịu chi phí cho trọng tài viên mà Bên đó bổ nhiệm và chi phí, phí tổn pháp lý của riêng Bên đó.
2. Trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác, chi phí của chủ tịch ủy ban trọng tài và các chi phí khác gắn liền với việc thực hiện thủ tục tố tụng của ủy ban trọng tài sẽ do các Bên trong tranh chấp cùng chịu trên cơ sở chia đều.
Điều 20
Điểm liên lạc
1. Mỗi Bên sẽ chỉ định một điểm liên lạc cho Chương này và sẽ thông báo cho các Bên khác thông tin chi tiết của điểm liên lạc này trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này. Mỗi Bên sẽ thông báo cho các Bên khác bất cứ thay đổi nào liên quan đến điểm liên lạc của họ.
2. Bất cứ yêu cầu, văn bản đệ trình hoặc các tài liệu khác nào liên quan đến bất kỳ thủ tục nào theo Chương này sẽ được gửi tới Bên hoặc các Bên liên quan thông qua điểm liên lạc đã được chỉ định của họ người sẽ thực hiện việc xác nhận đã nhận được tài liệu đó bằng văn bản.
Điều 21
Ngôn ngữ
1. Tất cả các thủ tục tố tụng trong Chương này sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh.
2. Mọi tài liệu được đệ trình để sử dụng trong quá trình tố tụng quy định trong Chương này sẽ được làm bằng tiếng Anh. Nếu tài liệu gốc không phải bằng tiếng Anh, Bên đệ trình tài liệu để sử dụng trong quá trình tố tụng sẽ phải cung cấp bản dịch tiếng Anh của văn bản đó.
VỀ QUY TẮC THỦ TỤC CHO TỐ TỤNG CỦA ỦY BAN TRỌNG TÀI
1. Bất cứ dẫn chiếu nào trong Quy tắc này tới một Điều sẽ là dẫn chiếu đến Điều tương ứng trong Chương 17 (Tham vấn và giải quyết tranh chấp).
Thời gian biểu
2. Sau khi tham vấn các Bên trong tranh chấp, một ủy ban trọng tài sẽ, ngay khi thực tế cho phép và vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 15 ngày sau khi thành lập ủy ban trọng tài, đưa ra thời gian biểu cho quá trình hoạt động của ủy ban trọng tài. Quá trình hoạt động của ủy ban trọng tài, từ ngày thành lập cho đến ngày có báo cáo cuối cùng sẽ, như một quy tắc chung, không vượt quá thời gian 9 tháng, trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác.
3. Trong việc quyết định thời gian biểu cho quá trình hoạt động của ủy ban trọng tài, ủy ban trọng tài sẽ cung cấp đủ thời gian cho các Bên trong tranh chấp để chuẩn bị văn bản đệ trình của họ. Ủy ban trọng tài sẽ đặt ra thời hạn chót cụ thể cho các Bên trong tranh chấp để trình văn bản và các Bên phải tôn trọng thời hạn chót này. Báo cáo tạm thời sẽ được cung cấp ít nhất bốn tuần trước thời hạn chót cho việc hoàn thành báo cáo cuối cùng.
4. Ủy ban trọng tài sẽ xuất trình cho các Bên trong tranh chấp báo cáo cuối cùng của nó trong vòng 180 ngày kể từ ngày ủy ban trọng tài được thành lập. Trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm cả trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hỏng, ủy ban trọng tài sẽ đặt mục tiêu trao cho các Bên trong tranh chấp trong vòng 90 ngày kể từ ngày ủy ban trọng tài được thành lập. Khi ủy ban trọng tài cho rằng ủy ban không thể xuất trình báo cáo cuối cùng của nó trong vòng 180 ngày hoặc 90 ngày trong trường hợp khẩn cấp, ủy ban sẽ thông báo cho các Bên trong tranh chấp bằng văn bản về lý do cho sự chậm chễ cùng với ước lượng thời gian mà nó sẽ hoàn thành báo cáo.
5. Bất cứ thời hạn nào có thể áp dụng với tố tụng của ủy ban trọng tài sẽ được đình chỉ trong một thời hạn bắt đầu từ ngày có bất kỳ thành viên nào của ủy ban trọng tài từ chức hoặc không thể tiếp tục công việc và kết thúc vào ngày thành viên kế nhiệm được bổ nhiệm.
6. Trừ khi các Bên trong tranh chấp có thỏa thuận khác, một ủy ban trọng tài có thể, sau khi tham vấn với các Bên trong tranh chấp, chỉnh sửa bất cứ thời hạn nào áp dụng trong tố tụng của ủy ban trọng tài và đưa ra những điều chỉnh mang tính thủ tục hoặc hành chính mà thủ tục tố tụng có thể yêu cầu.
Hoạt động của ủy ban trọng tài
7. Chủ tịch của ủy ban trọng tài sẽ chủ trì tất cả các phiên họp của ủy ban. Một ủy ban trọng tài có thể trao cho chủ tịch ủy ban thẩm quyền ra các quyết định mang tính hành chính và thủ tục.
8. Trừ khi được quy định khác trong Phụ lục này, ủy ban trọng tài có thể tiến hành công việc của nó bằng bất cứ phương tiện nào, kể cả qua điện thoại, giao dịch qua fax và bất cứ công cụ liên lạc điện tử nào khác.
9. Chỉ các thành viên của ủy ban trọng tài mới có thể tham gia vào việc thảo luận của ủy ban trọng tài.
10. Ủy ban trọng tài có thể, sau khi tham vấn với các Bên trong tranh chấp, giữ lại một số trợ lý, phiên dịch viên hoặc thông dịch viên hoặc thư ký tốc ký được chỉ định theo yêu cầu của tố tụng và cho phép họ được hiện diện trong suốt quá trình thảo luận của ủy ban. Bất cứ thu xếp nào được thiết lập bởi ủy ban trọng tài đều có thể được sửa đổi bằng thỏa thuận của các Bên trong tranh chấp.
11. Thảo luận của ủy ban trọng tài sẽ được giữ bí mật. Các thành viên của ủy ban trọng tài và những người do ủy ban trọng tại giữ lại để sử dụng sẽ giữ bí mật của tố tụng trọng tài và nội dung thảo luận.
12. Sẽ không có các liên lạc một chiều với ủy ban trọng tài liên quan đến các vấn đề mà ủy ban trọng tài đang xem xét.
13. Lợi ích của các Bên thứ ba và lợi ích của các Bên khác sẽ được tính đến đầy đủ trong suốt tố tụng trọng tài.
Văn bản đệ trình và các tài liệu khác
14. Mỗi Bên trong tranh chấp sẽ gửi cho ủy ban trọng tài văn bản đệ trình đầu tiên trong đó nêu bật những tình tiết của vụ việc và các lập luận của họ. Trừ khi các Bên có thỏa thuận khác, Bên khiếu nại sẽ gửi văn bản đệ trình đầu tiên của mình cho ủy ban trọng tài và cho Bên bị khiếu nại trong vòng 14 ngày kể từ ngày thành lập ủy ban trọng tài. Bên bị khiếu nại sẽ gửi văn bản đệ trình đầu tiên của mình cho ủy ban trọng tài và cho Bên khiếu nại trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đệ trình đầu tiên của Bên khiếu nại. Bất kỳ văn bản đệ trình tiếp theo sẽ được trình lên ủy ban trọng tài một cách đồng thời.
15. Một Bên trong tranh chấp sẽ gửi không ít hơn 4 bản sao văn bản đệ trình của mình cho ủy ban trọng tài và một bản sao cho các Bên khác trong tranh chấp. Các Bên thứ ba sẽ nhận được văn bản đệ trình của các Bên trong tranh chấp trước khi diễn ra phiên xử đầu tiên thảo luận về nội dung.
16. Đối với bất cứ yêu cầu, thông báo hay các tài liệu nào khác liên quan đến tố tụng của ủy ban trọng tài mà không được quy định trong Quy tắc 14 và 15, mỗi Bên trong tranh chấp có thể gửi một bản sao các tài liệu cho Bên khác trong tranh chấp bằng fax, thư điện tử, hoặc các công cụ truyền tin điện tử khác.
17. Một Bên trong tranh chấp có thể vào bất cứ lúc nào sửa chữa các lỗi nhỏ về đánh máy trong bất cứ yêu cầu, thông báo, văn bản đệ trình hay các tài liệu khác liên quan đến tố tụng của ủy ban trọng tài bằng việc gửi một tài liệu mới chỉ rõ những thay đổi trong đó.
Phiên xử
18. Tại phiên xử đầu tiên về nội dung với các Bên trong tranh chấp, mỗi Bên trong tranh chấp sẽ trình bày về tình tiết của vụ việc và các lập luận của Bên mình. Bên khiếu nại sẽ trình bày quan điểm của mình trước, Các Bên trong tranh chấp sẽ được trao cơ hội nói lời cuối cùng, trong đó Bên khiếu nại sẽ trình bày trước.
19. Tất cả các Bên thứ ba sẽ được mời đến để trình bày quan điểm của họ trong các phần độc lập của phiên xử về nội dung đầu tiên của ủy ban trọng tài dành riêng cho mục đích đó. Tất cả các Bên thứ ba có thể có mặt trong suốt phần này của phiên xử.
20. Các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba sẽ cung cấp cho ủy ban trọng tài văn bản phần trình bày miệng của họ và phần trả lời các câu hỏi trong phiên xử với ủy ban trọng tài.
Việc cung cấp đầy thông tin
21. Văn bản đệ trình gửi lên ủy ban trọng tài sẽ được sử dụng theo chế độ mật, nhưng sẽ được cung cấp cho các Bên trong tranh chấp. Không Bên trong tranh chấp nào bị ngăn cản việc công bố quan điểm của Bên đó cho công chúng miễn là không làm lộ thông tin đã được một Bên trong tranh chấp hoặc các Bên thứ ba đề nghị sử dụng dưới dạng tin mật. Các Bên trong tranh chấp, các Bên thứ ba và ủy ban trọng tài sẽ sử dụng theo chế độ mật những thông tin do một Bên trong tranh chấp trình lên ủy ban trọng tài mà Bên đó coi là thông tin mật. Một Bên trong tranh chấp sẽ dựa trên yêu cầu của một Bên, cung cấp một bản tóm tắt không mật các thông tin có trong các văn bản đệ trình của Bên đó mà có thể được công bố cho công chúng.
Tập hợp thông tin
22. Các Bên trong tranh chấp và các Bên thứ ba sẽ trả lời ngay và đầy đủ bất cứ yêu cầu nào của ủy ban trọng tài đối với những thông tin mà ủy ban trọng tài cho là cần thiết và phù hợp.
23. Một ủy ban trọng tài có thể tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ cá nhân nào hoặc cơ quan nào mà nó cho là phù hợp. Tuy nhiên, trước khi làm việc đó, ủy ban trọng tài sẽ tìm hiểu quan điểm của các Bên trong tranh chấp. Trường hợp các Bên trong tranh chấp nhất trí rằng ủy ban trọng tài không nên tìm kiếm thông tin hoặc tư vấn kỹ thuật bổ sung, ủy ban trọng tài sẽ không tiến hành việc này. Ủy ban trọng tài sẽ cung cấp cho các Bên trong tranh chấp bất cứ thông tin hay tư vấn kỹ thuật nào mà nó nhận được và một cơ hội để đưa ra nhận xét.
Báo cáo
24. Ủy ban trọng tài sẽ cung cấp cho các Bên trong tranh chấp một báo cáo tạm thời, đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 12.3 (Chức năng của ủy ban trọng tài).
25. Báo cáo tạm thời sẽ được cung cấp ít nhất bốn tuần trước hạn chót phải hoàn thành báo cáo cuối cùng. Ủy ban trọng tài sẽ dành cơ hội đầy đủ cho các Bên trong tranh chấp rà lại toàn bộ báo cáo tạm thời trước khi hoàn chỉnh báo cáo và sẽ đưa vào một phần thảo luận về bất cứ nhận xét nào của các Bên trong tranh chấp trong báo cáo cuối cùng.
26. Báo cáo tạm thời và báo cáo cuối cùng của ủy ban trọng tài sẽ được dự thảo mà không có sự hiện diện của các Bên trong tranh chấp. Các ý kiến được thể hiện trong báo cáo của ủy ban trọng tài từ những thành viên cụ thể của nó sẽ được giấu tên.
Địa điểm
27. Địa điểm tiến hành phiên xử sẽ do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận quyết định. Nếu không thỏa thuận được, địa điểm sẽ được luân phiên giữa thủ đô của các Bên trong tranh chấp, với việc phiên xử đầu tiên sẽ được tổ chức ở thủ đô của Bên bị khiếu nại.
Tiền công và thanh toán các chi phí
28. Ủy ban trọng tài sẽ giữ hóa đơn và cung cấp tổng cuối cùng các chi phí chung gắn liền với hoạt động tố tụng, bao gồm cả các chi phí được trả cho các trợ lý, thư ký tốc ký được chỉ định hoặc các cá nhân khác mà ủy ban trọng tài sử dụng theo Quy tắc 10.
VỀ CÁC THỦ TỤC TÙY CHỌN CHO VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN TRỌNG TÀI
Như được quy định ở Điều 11.3 (Thành lập và triệu tập lại ủy ban trọng tài), các Bên trong tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng bất cứ thủ tục tùy chọn nào dưới đây, hoặc bất cứ mô hình nào dựa trên các thủ tục dưới đây, nhằm thành lập được một ủy ban trọng tài.
Thủ tục tùy chọn A
1. Bên khiếu nại và Bên bị khiếu nại mỗi bên sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) kể từ ngày nhận được yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài. Nếu bất kỳ Bên nào không bổ nhiệm trọng tài trong thời hạn đó, khi đó trọng tài được Bên kia bổ nhiệm sẽ hành xử với tư cách là trọng tài viên duy nhất của ủy ban trọng tài.
2. Trường hợp hai trọng tài viên được bổ nhiệm theo Đoạn 1, các Bên trong tranh chấp sẽ chỉ định trên cơ sở cùng nhất trí trọng tài viên thứ ba người sẽ là chủ tịch của ủy ban trọng tài. Nếu các Bên trong tranh chấp không chỉ định chủ tịch của ủy ban trọng tài trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) kể từ thời điểm bổ nhiệm trọng tài viên thứ hai, hai trọng tài viên được bổ nhiệm theo Đoạn 1 sẽ chỉ định trên cơ sở cùng nhất trí trọng tài viên thứ ba người sẽ là chủ tịch của ủy ban trọng tài. Nếu các trọng tài viên không chỉ định được chủ tịch của ủy ban trọng tài trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) kể từ ngày bổ nhiệm trọng tài viên thứ hai, Tổng giám đốc của WTO sẽ, theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào trong tranh chấp, chỉ định chủ tịch ủy ban trọng tài trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) của yêu cầu này.
Thủ tục tùy chọn B
1. Bên khiếu nại và Bên bị khiếu nại mỗi bên sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) kể từ ngày nhận được yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài.
2. Các Bên trong tranh chấp sẽ thống nhất bổ nhiệm trọng tài viên thứ ba trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) kể từ ngày bổ nhiệm trọng tài viên thứ hai người sẽ làm chủ tịch ủy ban trọng tài. Nếu cả ba sự bổ nhiệm này không được thực hiện trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận), Tổng giám đốc WTO sẽ tiến hành các bổ nhiệm cần thiết theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào trong tranh chấp trong (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận).
Thủ tục tùy chọn C
1. Trong vòng (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) kể từ ngày nhận được yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài, mỗi Bên trong tranh chấp sẽ cung cấp cho các Bên khác trong tranh chấp một danh sách tối đa có (số lượng do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) đề cử để được bổ nhiệm làm trọng tài viên, bao gồm cả ít nhất hai cá nhân phù hợp với tiêu chuẩn làm chủ tịch ủy ban trọng tài. Các Bên trong tranh chấp sau đó sẽ tham vấn với nhau về thành phần của ủy ban trọng tài bằng việc bổ nhiệm khách quan các trọng tài viên rút ra từ danh sách các đề cử.
2. Nếu tất cả các trọng tài viên không được bổ nhiệm trong vòng (thời hạn do các Bên trong tranh chấp thỏa thuận) kể từ ngày có yêu cầu thành lập ủy ban trọng tài, bất cứ trọng tài viên nào còn lại sẽ được bổ nhiệm theo yêu cầu của bất cứ Bên nào trong tranh chấp bằng việc rút ngẫu nhiên tên từ danh sách các đề cử được làm riêng cho mục đích này đưa vào danh sách riêng các trường hợp bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban trọng tài hay danh sách riêng các trọng tài viên thông thường.
Điều 1
Các Phụ lục, Phụ chương và Chú thích
Các Phụ lục, Phụ chưong và chú thích của Hiệp định này là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều 2
Mối quan hệ với các Hiệp định khác
1. Mỗi Bên khẳng định lại quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO và các Hiệp định khác mà các Bên tham gia.
2. Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là làm giảm quyền và nghĩa vụ của một Bên theo Hiệp định WTO và các Hiệp định khác mà các Bên tham gia.
3. Trong trường hợp có bất kỳ sự không nhất quán nào trong Hiệp định này và bất kỳ Hiệp định nào khác mà có hai hay nhiều Bên tham gia, các Bên sẽ ngay lập tức tham vấn để tìm ra một giải pháp hài lòng chung.
4. Hiệp định này không ngăn cản một Quốc gia Thành viên của ASEAN tham gia vào bất kỳ một Hiệp định nào khác với bất kỳ nước nào hoặc với một hay nhiều Quốc gia Thành viên ASEAN khác và/hoặc với Úc và/hoặc Niu Dilân về các vấn đề thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, và/hoặc các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác.
5. Các quy định của Hiệp định này không áp dụng với bất kỳ Hiệp định nào khác giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN. Các quy định của Hiệp định này cũng sẽ không áp dụng với bất kỳ Hiệp định nào liên quan đến bất kỳ Quốc gia Thành viên ASEAN nào và/hoặc Úc và/hoặc Niu Dilân trừ khi các Bên có thoả thuận khác trong Hiệp định này.[47]
Điều 3
Các Hiệp định quốc tế sửa đổi hoặc thay thế
Nếu bất kỳ một Hiệp định quốc tế nào hoặc một quy định nào trong đó được dẫn chiếu trong Hiệp định này (hoặc là một bộ phận cấu thành của Hiệp định này) được sửa đổi, các Bên sẽ tham vấn việc liệu có cần thiết phải sửa đổi Hiệp định này hay không, trừ khi trong Hiệp định có quy định khác.
Điều 4
Tiết lộ thông tin
Trừ khi trong Hiệp định có quy định khác, không có quy định nào trong Hiệp định này yêu cầu các Bên cung cấp các thông tin mật, mà việc tiết lộ thông tin đó sẽ ngăn cản thực thi luật pháp, hoặc mâu thuẫn với lợi ích công chúng, hoặc gây tổn hại tới lợi ích thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp, nhà nước hoặc tư nhân.
Điều 5
Bảo mật
Trừ trường hợp có quy định khác trong Hiệp định này, khi một Bên cung cấp thông tin cho một Bên khác phù hợp với Hiệp định này và coi thông tin này là thông tin mật, các Bên khác sẽ bảo mật thông tin đó. Thông tin này sẽ chỉ được sử dụng với những mục đích cụ thể, và sẽ không được tiết lộ khi chưa có sự cho phép cụ thể của Bên cung cấp thông tin, trừ trường hợp Bên nhận thông tin được yêu cầu cung cấp thông tin cho hoạt động tố tụng theo quy định của luật trong nước.
Điều 6
Sửa đổi
Hiệp định này có thể được sửa đổi theo thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên và sự sửa đổi đó sẽ có hiệu lực vào ngày mà các Bên nhất trí.
Điều 7
Hiệu lực
1. Mỗi Bên sẽ thông báo cho Bên kia bằng văn bản khi đã hoàn thành các yêu cầu trong nước[48] để Hiệp định này có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009 đối với bất kỳ Bên nào đã thông báo với điều kiện là Úc, Niu Dilân và ít nhất 4 Quốc gia Thành viên ASEAN khác đã thông báo vào ngày hôm đó.
2. Nếu Hiệp định này không có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2009, thì Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với bất kỳ Bên nào đã đưa ra thông báo theo đoạn 1, 60 ngày sau ngày mà Úc, Niu Dilân và ít nhất 4 Quốc gia Thành viên ASEAN đã đưa ra thông báo theo đoạn 1.
3. Sau khi Hiệp định này có hiệu lực theo Đoạn 1 hoặc Đoạn 2, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với bất kỳ Bên nào sau 60 ngày kể từ ngày Bên đó đưa ra thông báo theo điều 1.
Điều 8
Ngừng tham gia và hết hiệu lực
1. Bất cứ Bên nào cũng có thể ngừng tham gia Hiệp định sau khi đã thông báo trước 6 tháng bằng văn bản tới các Bên khác.
2. Hiệp định này sẽ không còn hiệu lực nếu, theo Điều 1:
(a) Úc ngừng tham gia Hiệp định; hoặc
(b) Niu Dilân ngừng tham gia Hiệp định; hoặc
(c) Hiệp định có hiệu lực với ít hơn 4 Quốc gia Thành viên của ASEAN.
Điều 9
Rà soát
Các Bên sẽ rà soát chung Hiệp định này để đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu của Hiệp định vào năm 2016, và cứ 5 năm tiếp theo sau đó, trừ các Bên có thỏa thuận khác.
THỰC THI THỎA THUẬN
VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA) CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC HỢP TÁC KINH TẾ THEO CHƯƠNG 12 (HỢP TÁC KINH TẾ) CỦA HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN
Chính phủ các nước Bruei Darussalam, Vương quốc Campuchia (Campuchia), nước Cộng hoà Indonesia (Indonesia), nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào (CNDCND Lào), Malaysia, Liên bang Myanma (Myanma), nước Cộng hoà Philippine (Philippine), Vương quốc Thái Lan (Thái Lan), nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam) – các Quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Úc và Niu Dilân:
THỪA NHẬN mức độ hợp tác hiện tại, bao gồm hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác văn hoá-xã hội, hợp tác kinh tế và phát triển;
ĐÃ CÙNG THỐNG NHẤT CÁCH HIỂU SAU:
1. Tài liệu về khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân (AANZFTA) Chương trình làm việc hợp tác kinh tế theo Chương 12 (Hợp tác kinh tế) của Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân được đính kèm với tài liệu này.
2. Tại bất kỳ thời điểm nào, các Bên triển khai và tham gia một dự án cụ thể có thể cùng sửa đổi các Phần của Chương trình Làm việc tuỳ theo các nguồn lực sẵn có.
KÝ tại ___________, ngày ___ tháng ___ năm 2008, được làm thành 12 bản bằng tiếng Anh.
Thay mặt Chính phủ Brunei Darussalam:
|
Thay mặt Chính phủ Úc: |
Thay mặt Chính phủ Vương quốc Campuchia:
|
Thay mặt Chính phủ Niu Dilân: |
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Indonesia:
|
|
Thay mặt Chính phủ Malaysia:
|
|
Thay mặt Chính phủ Liên bang Myanmar:
|
|
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Philippin:
|
|
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Singapore:
|
|
Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan:
|
|
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
|
|
Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân (AANZFTA) Chương trình làm việc Hợp tác kinh tế
Tài liệu này bao gồm:
Lời giới thiệu
Phần 1 – Quy tắc xuất xứ và các Khía cạnh khác của Thực thi cam kết thuế
Phần 2 – Các biện pháp vệ sinh dịch tễ
Phần 3 – Các tiêu chuẩn, Quy định kỹ thuật và Thủ tục đánh giá sự phù hợp (STRACAP)
Phần 4 – Dịch vụ
Phần 5 - Đầu tư
Phần 6 - Sở hữu trí tuệ
Phần 7 – Hội nhập ngành
Phần 8 – Hải quan
Lời giới thiệu
Tài liệu này là Chương trình Làm việc về Hợp tác kinh tế (ECWP) của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Dilân (AANZFTA). Nội dung tài liệu gồm các đề xuất đệ trình cho Nhóm Công tác về Hợp tác kinh tế (WGEC) và các thông tin, khái niệm do các Bên tham gia AANZFTA (các Bên) cung cấp. Tài liệu phác thảo kế hoạch hỗ trợ các Bên tham gia AANZFTA theo tám phần liên quan đến các khía cạnh khác nhau trong AANZFTA. Tài liệu này tóm tắt nội dung các phần, trong đó xác định mục tiêu và sự liên hệ với AANZFTA, và mô tả chi tiết về các hoạt động sẽ được triển khai và những chương trình thực thi sơ bộ. Chương trình ECWP tạo điều kiện cho việc xử lý các lĩnh vực ưu tiên mới xuất hiện và thay đổi thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế, do các lĩnh vực ưu tiên này sẽ được xác định trong quá trình triển khai AANZFTA.
ECWP sẽ được thực hiện trong năm năm kể từ ngày AANZFTA có hiệu lực theo các chương trình hàng năm. Chi phí thực hiện ECWP (quỹ thực hiện) ước tính lên đến 20-25 triệu Đô la Úc.
Hai yếu tố quan trọng trong việc thực hiện ECWP và thực thi hiệu quả AANZFTA là hỗ trợ cho vai trò của Ban Thư ký ASEAN trong thực hiện AANZFTA và cơ cấu quản lý ECWP.
Hỗ trợ vai trò của Ban Thư ký ASEAN trong thực hiện AANZFTA
Mục tiêu là hỗ trợ công việc của Ban Thư ký ASEAN (ASEC) trong Ủy ban Hỗn hợp FTA và trợ giúp các Bên trong thực hiện AANZFTA. Một nhóm đặc trách sẽ được thiết lập trong Ban Thư ký ASEAN (ASEC) để hỗ trợ Ủy ban Hỗn hợp FTA và các Bên trong thực hiện AANZFTA. ASEC sẽ có các chức năng sau:
cung cấp thông tin để hỗ trợ Ủy ban hỗn hợp trong việc đưa ra quyết định và thực thi quyết định;
hỗ trợ các Bên giám sát tiến trình thực thi AANZFTA theo các mục tiêu đề ra, và xác định các thành công để phát huy và các vấn đề cần khắc phục;
hỗ trợ phát triển năng lực của các thể chế quốc gia của các Bên để thực hiện AANZFTA và xử lý khoảng cách thực hiện trong khu vực;
hỗ trợ xây dựng các cơ chế khu vực nhằm đạt được sự phối hợp và hợp tác hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của AANZFTA; và
hỗ trợ các bên trong việc thúc đẩy thực hiện AANZFTA hướng đến những lĩnh vực then chốt là kinh doanh và công nghiệp thông qua phát triển chiến lược truyền thông.
Cơ cấu quản lý
Một vấn đề quan trọng đối việc thực hiện và tính hiệu quả của ECWP chính là phát triển cơ cấu quản lý và thực hiện. Sơ đồ dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý và thực hiện trong ASEC và Ủy ban hỗn hợp FTA, các cơ quan chức năng, các đầu mối thông tin ở mỗi quốc gia và các Bên đóng góp, thực hiện. Nhóm đặc trách trong ASEC sẽ xây dựng các chương trình hàng năm để trình lên Ủy ban hỗn hợp FTA phê chuẩn.[49] Các chương trình hàng năm được xây dựng dựa trên ECWP và trên cơ sở kết quả tham vấn với các Bên. Việc tham vấn này được thực hiện thông qua ASEC và các cơ quan chức năng liên quan của Ủy ban hỗn hợp FTA và/hoặc các đầu mối trung tâm quốc gia phù hợp.
Cơ cấu quản lý
Phần 1 – Quy tắc xuất xứ và các khía cạnh khác của Thực hiện cam kết thuế
Mục tiêu
Nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi hiệu quả các cam kết AANZFTA thông qua quản lý hiệu quả và minh bạch các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ (ROO) và những khía cạnh khác của việc thực hiện các cam kết thuế.
Liên hệ với AANZFTA
Việc thực hiện hiệu quả và minh bạch các yêu cầu ROO là rất quan trọng đối với bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào, vì phải tạo sự cân bằng phù hợp giữa thuận lợi hoá thương mại và đảm bảo lợi ích của việc thực hiện các cam kết thuế. Việc thực hiện ROO trong AANZFTA có thể tạo nên những thách thức đáng kể cho các cơ quan ở các nước ASEAN chịu trách nhiệm đưa vấn đề này vào hệ thống pháp luật và quy định, trong việc chứng nhận tuân thủ và đảm bảo các hàng hoá hợp pháp được hưởng các ưu đãi thuế quan. Khả năng sẵn sàng thực thi hầu hết các yêu cầu về ROO và các thủ tục hành chính liên quan là cần thiết nếu các cam kết AANZFTA được tận dụng tối đa. Những yếu tố khác trong việc thực hiện các cam kết thuế - như việc chuyển đổi từ biểu HS 2002 sang HS 2007 – cũng sẽ là trọng tâm trong thực hiện AANZFTA.
Các hoạt động dự kiến
Một chương trình hỗ trợ toàn diện sẽ được xây dựng để đạt những mục tiêu sau:
hướng dẫn khu vực tư nhân đáp ứng các yêu cầu của AANZFTA để thúc đẩy thương mại và hợp tác;
xây dựng các thủ tục để đảm bảo thực hiện ROO thông suốt;
xây dựng các thủ tục nhằm tạo thuận lợi trong sử dụng và xác thực Giấy Chứng nhận xuất xứ;
đảm bảo việc chuyển đổi đúng hạn Biểu cam kết thuế từ Biểu HS 2002 sang HS 2007.
Nước tham gia và các thoả thuận triển khai
Các chuyên gia từ Úc và Niu Dilân sẽ tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề và các chương trình đào tạo cần thiết cũng như xây dựng các hoạt động xây dựng năng lực theo yêu cầu. Mặc dù các Bên đều có lợi từ hợp tác ROO và các khía cạnh khác của việc thực thi các cam kết thuế, song hy vọng các nước ASEAN, với hệ thống kém phát triển hơn sẽ đạt được những lợi ích đáng kể.
Phần 2 – Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
Mục tiêu
Để hỗ trợ việc thực hiện Chương Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) AANZFTA, bằng cách hỗ trợ: xây dựng năng lực của các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi chính sách và các thủ tục SPS; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về áp dụng các biện pháp SPS tuân thủ các nguyên tắc của Chương, và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thẩm quyền giải quyết các vấn đề quy định trong Chương.
Liên hệ với AANZFTA
Phần này hỗ trợ việc thực hiện Chương về các biện pháp SPS trong AANZFTA, với mục tiêu: tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên đồng thời bảo vệ sức khoẻ con người, động thực vật trên lãnh thỗ của mỗi Bên; tăng cường tính minh bạch và hiểu biết về áp dụng các quy định và thủ tục của mỗi Bên liên quan đến các biện pháp SPS; tăng cường hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền của các Bên đối với những vấn đề được quy định trong Chương SPS; và đẩy mạnh áp dụng trên thực tế các nguyên tắc và quy định trong Hiệp định SPS của WTO.
Các hoạt động dự kiến
Phần này bao gồm hai nhánh hoạt động lớn. Một nhánh tập trung xây dựng năng lực của các nước ASEAN trong việc áp dụng hiệu quả các biện pháp SPS nhằm tạo thuận lợi cho thương mại đồng thời theo đuổi các mục tiêu an ninh sinh học trên cơ sở khoa học. Nhánh này có thể theo dõi hợp tác liên quan đến những nghĩa vụ thông báo trong Hiệp định WTO SPS (Cơ quan thông báo quốc gia và Điểm hỏi đáp quốc gia về SPS), quản lý việc đối phó khẩn cấp với sâu bệnh thực vật, đào tạo nhận thức về SPS, phát hiện các loài sâu bệnh và xây dựng năng lực .
Mục tiêu của nhánh thứ hai là Đánh giá Tiêu chuẩn Y tế (IHS) nhập khẩu cho các mặt hàng nông nghiệp của các nước ASEAN xuất khẩu sang Niu Dilân. Phần hợp tác này bao gồm cả việc tăng thêm nguồn lực để Cơ quan An ninh Sinh học Niu Dilân ưu tiên thực hiện HIS từ các nước ASEAN nhằm tăng số lượng các đánh giá hàng năm. Nhánh này cũng sẽ tập trung nâng cao khả năng cung cấp thông tin cần thiết của các nước ASEAN nhằm thúc đẩy thực hiện các đánh giá rủi ro HIS.
Cả hai nhánh đều cần được xây dựng kỹ hơn và cần tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan của các Bên để xác định phạm vi và thời gian cho các hoạt động, trong đó một số hoạt động được xây dựng trên cơ sở trên những chương trình hợp tác khu vực và song phương hiện có hoặc sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Nước tham gia và các thoả thuận triển khai
Úc sẽ phụ trách nhánh thứ nhất và Niu Dilân phụ trách nhánh thứ hai. Do tính chất liên quan tới chính sách của công việc này, và thực tế là hầu hết các chuyên gia để thực hiện hoạt động hợp tác đều thuộc các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các biện pháp SPS, các hoạt động sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp tác giữa các chính phủ, do cơ quan chuyên môn phụ trách. Các nước ASEAN sẽ có tiềm năng đạt được lợi ích từ phần này, với nhánh một tập trung vào các nước ASEAN kém phát triển hơn.
Phần 3 – Các Tiêu chuẩn, Quy định kỹ thuật và các Thủ tục đánh giá sự phù hợp (STRACAP)
Mục tiêu
Phần này sẽ thúc đẩy nỗ lực chung trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp, hỗ trợ nâng cao hiểu biết lẫn nhau về những biện pháp STRACAP của mỗi Bên, tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa các Bên.
Liên hệ với AANZFTA
Phần này hỗ trợ chương về STRACAP trong AANZFTA nhằm mục tiêu tạo thuận lợi thương mại hàng hoá giữa các Bên bằng cách: đảm bảo các biện pháp STRACAP không tạo ra trở ngại không cần thiết đối với thương mại, nâng cao hiểu biết lẫn nhau về những biện pháp STRACAP của các Bên, tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa các Bên, xây dựng một khuôn khổ để triển khai các cơ chế hỗ trợ nhằm hiện thực hoá các mục tiêu. Những hoạt động này phải dựa trên công việc của các cơ quan đánh giá tiêu chuẩn và sự phù hợp với khu vực và quốc tế. Việc thiết lập cơ chế hợp tác và trao đổi thông tin hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực.
Các hoạt động dự kiến
Một chương trình hỗ trợ sẽ được xây dựng để đạt được những mục tiêu sau:
thúc đẩy thực hiện STRACAP một cách minh bạch thông qua kênh trao đổi thông tin giữa các Bên;
tạo thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp giữa các Bên;
phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của hành lang pháp lý và cấp giấy chứng nhận của các nước được lựa chọn và xác định những lĩnh vực cần được phân bổ thêm nguồn lực.
Chương trình hỗ trợ này cần được xây dựng chi tiết hơn.
Nước tham gia và các thoả thuận thực hiện
Các chuyên gia của Úc và Niu Dilân, trong một số trường hợp từ các nước ASEAN, sẽ tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề và các chương trình đào tạo cần thiết cũng như phát triển các hoạt động xây dựng năng lực theo yêu cầu. Các Bên đều có lợi từ hợp tác STRACAP, song hi vọng các nước ASEAN, với hệ thống kém phát triển hơn, sẽ thu được những lợi ích chủ yếu.
Phần 4 – Dịch vụ
Mục tiêu
Để tạo thuận lợi cho luồng luân chuyển dịch vụ ngày càng tăng giữa các Bên, bằng cách hỗ trợ các nước thích ứng với các quy định ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ và giảm hàng rào trong thương mại dịch vụ như được quy định trong AANZFTA.
Liên hệ với AANZFTA
Một trong các mục tiêu của chương Dịch vụ của AANZFTA là tạo thuận lợi để các Bên tham gia rộng rãi hơn vào các ngành dịch vụ. Cam kết của các Bên trong chương Dịch vụ sẽ giảm các rào cản gia nhập thị trường của các nhà cung cấp và đầu tư dịch vụ. Tuy nhiên, thực hiện những cơ hội mà AANZFTA tạo ra có thể giúp điều chỉnh hoặc hài hòa các thoả thuận pháp lý ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ, hoặc tăng cường các thể chế nhằm thúc đẩy dòng luân chuyển dịch vụ tự do hơn giữa các Bên.
Các hoạt động dự kiến
Phần này sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề thông qua hai kênh hợp tác. Một kênh tập trung tạo thuận lợi vấn đề di chuyển thể nhân và tăng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục bằng cách thực hiện các dự án thí điểm về các cơ chế công nhận bằng cấp quốc gia và các biện pháp chứng nhận. Kênh thứ hai sẽ hỗ trợ củng cố các cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề thương mại dịch vụ tại Campuchia, Lào và Myanma. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm từ đàm phán Biểu cam kết trong AANZFTA, xây dựng hiểu biết về các khái niệm thương mại dịch vụ và hỗ trợ các cơ quan lập hồ sơ và đánh giá hiệu quả của các luật lệ và quy định ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ.
Nước tham gia và các thoả thuận thực hiện
Philippin và Úc sẽ định hướng các hoạt động về bằng cấp giáo dục với các nước ASEAN muốn tham gia. Hợp tác theo kênh thứ hai có thể được thực hiện bởi các hoạt động liên kết giữa các cơ quan chính phủ của Úc, Niu Dilân và các nước ASEAN, cùng các thông tin tham vấn.
Phần 5 - Đầu tư
Mục tiêu
Nhằm tạo thuận lợi cho luồng di chuyển đầu tư giữa các Bên, bằng cách củng cố sâu rộng các liên hệ và hỗ trợ các Bên giải quyết các trở ngại đối với các cơ hội mở rộng đầu tư mà AANZFTA mang lại.
Liên hệ với AANZFTA
Các bên sẽ thu được lợi ích từ việc thực hiện AANZFTA thông qua hoạt động đầu tư. Đầu tư trong khu vực sẽ được tăng cường thông qua cắt giảm các hàng rào qua biên giới, và đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ được đẩy mạnh để tận dụng cơ hội mà AANZFTA tạo ra. Việc thực hiện các điều khoản về đầu tư và các cam kết về hiện diện thương mại trong chương thương mại dịch vụ sẽ đóng góp quan trọng vào thúc đẩy đầu tư qua biên giới giữa các Bên. Để đảm bảo hoàn toàn lợi ích từ những cam kết này, các Bên cần cố gắng giới thiệu cơ hội mới cho các nhà đầu tư tiềm năng, xác định và xoá bỏ các rào cản đầu tư mà AANZFTA không giải quyết được. Điều này có thể bao gồm cả hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư nội khối và phân tích tác động của môi trường pháp lý và xây dựng các chiến lược để cải thiện môi trường đầu tư.
Các hoạt động dự kiến
Phần này sẽ cung cấp công cụ cho các Bên đánh giá toàn diện môi trường đầu tư và xác định những lĩnh vực đầu tư mà Ủy ban hỗn hợp FTA và các cơ quan trong nước liên quan cần xem xét. Phần này cũng sẽ giới thiệu các cơ hội mà AANZFTA mang lại cho các nhà đầu tư tiềm năng và sẽ khởi xướng các chương trình đối thoại về chính sách công-tư nhân bằng việc tổ chức diễn đàn cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về những vấn đề nhà đầu tư quan tâm, bao gồm cả những khía cạnh về hành lang pháp lý cho đầu tư. Kế hoạch này sẽ được thực hiện bằng cách kết hợp các cuộc họp hỗ trợ ECWP với các hội nghị đầu tư hiện có và dựa trên những chương trình này, tổ chức một số hội thảo về các cơ hội đầu tư và các vấn đề cụ thể, bao gồm cả các cam kết AANZFTA. Các hội thảo và cuộc họp sẽ có nội dung về Các Ngành ưu tiên Hội nhập ASEAN, và tạo điều kiện cho các nước Điều phối ASEAN hoàn thành nhiệm vụ để tăng cường cơ hội đầu tư trong những ngành họ chịu trách nhiệm. Những hoạt động này có thể được hỗ trợ bằng việc chuẩn bị thông tin hoặc các tài liệu phổ biến để tập trung vào các vấn đề then chốt, và bằng việc xây dựng trang web làm nguồn tham khảo cho các nhà đầu tư.
Nước tham gia và các thoả thuận thực hiện
Các hình thức hỗ trợ bao gồm hỗ trợ nhóm chuyên gia của các Bên nghiên cứu môi trường đầu tư trong nước và giữa các Bên, đưa ra các đề xuất để Ủy ban hỗn hợp FTA và các cơ quan chức năng của các Bên tham gia cân nhắc. Những hỗ trợ này đặc biệt sẽ mang lại lợi ích cho các Quốc gia Thành viên mới của ASEAN. Ngoài ra, các hoạt động có thể gồm các buổi hội nghị, hội thảo, hội nghị chuyên đề và các khóa đào tạo.
Phần 6 - Sở hữu trí tuệ
Mục tiêu
Nhằm hỗ trợ toàn diện cho việc xây dựng hệ thống Sở hữu trí tuệ hiệu quả và ổn định trong khu vực AANZFTA.
Liên hệ với AANZFTA
Việc xây dựng cơ chế IP vững chắc trong khu vực ASEAN là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua AANZFTA. Nếu quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách nhất quán, các nhà đầu tư và thương nhân sẽ tự tin hoạt động kinh doanh trong khu vực. Một chương trình hỗ trợ toàn diện sẽ được triển khai để hỗ trợ các nước ASEAN:
Tăng cường năng lực phát triển các khuôn khổ và hệ thống sở hữu trí tuệ hiệu quả và ổn định;
Tạo thuận lợi cho việc áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong khu vực để hội nhập kinh tế ;
Tăng cường khả năng thực hiện quyền sở hữu trí tuệ; và
Cải thiện nhận thức của công chúng và doanh nghiệp về lợi ích của những hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ hiệu quả và ổn định.
Các hoạt động dự kiến
Mặc dù chương trình hỗ trợ này cần được xây dựng và phân tích chi phí kỹ hơn, dự kiến chương trình sẽ được thực hiện thông qua bốn dự án chính, mỗi dự án tập trung thực hiện một mục tiêu nói trên. Phần này hỗ trợ việc nâng cao năng lực phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ trong khu vực, bao gồm cả những hệ thống bắt buộc thực hiện. Chương trình cũng hỗ trợ phát triển hệ thống, giúp doanh nghiệp tham gia, bao gồm cả tăng cường nhận thức về lợi ích của các hệ thống sở hữu trí tuệ. Phần này sẽ ghi nhận sự khác biệt về năng lực hiện tại và điểm khởi đầu trong hoạt động của các bên, đặc biệt là đối với các Quốc gia Thành viên ASEAN mới.
Nước tham gia và các thoả thuận thực hiện
Hình thức hỗ trợ có thể bao gồm đào tạo trực tiếp cho các thanh tra sở hữu trí tuệ và các quan chức chính phủ, thẩm phán sở hữu trí tuệ, các luật sư về chứng nhận sáng chế, các học giả và cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra có thể có các chương trình thăm quan học tập, thảo luận chính sách và các hội nghị chuyên đề. Mặc dù các Bên đều có lợi từ hợp tác về sở hữu trí tuệ, song hi vọng các nước ASEAN, với hệ thống sở hữu trí tuệ kém phát triển hơn, sẽ thu được những lợi ích chủ yếu.
Phần 7 – Hội nhập ngành
Mục tiêu
Nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, giúp các Bên giải quyết những cản trở tồn tại trong hội nhập bằng cách xử lý các vấn đề của các ngành cụ thể.
Liên hệ với AANZFTA
Một chương trình hoạt động với các ngành cụ thể sẽ được triển khai để xác định và đề xuất cách thức xử lý những hạn chế hiện thực hoá các lợi ích thương mại và đầu tư trong quá trình thực hiện AANZFTA. Do nguồn kinh phí dành cho các hoạt động trong ECWP là hạn chế, chương trình này sẽ không phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội thương mại và đầu tư hoặc nâng cao tính cạnh tranh. Tuy nhiên, làm việc với các đối tượng hưởng lợi trong một ngành để xác định những hạn chế về luật lệ, thể chế và thông tin có thể mang lại những thông tin giá trị cho các nhà hoạch định chính sách.
Các hoạt động dự kiến
Một ngành đầu tiên sẽ được xác định để triển khai hoạt động trong phần này. Các hoạt động sẽ được triển khai trong ngành công nghiệp sữa, được xây dựng trên cơ sở vào hỗ trợ AANZFTA. Các hoạt động này sẽ bao gồm việc đánh giá quan ngại của các nước ASEAN về tự do hóa thương mại các sản phẩm sữa.
Nước tham gia và các thỏa thuận thực hiện
Hoạt động này sẽ do Niu Dilân chủ trì, cùng phối hợp với các nước có nhu cầu tham gia, sẽ được xác nhận sau.
Phần 8 – Hải quan
Mục tiêu
Nhằm hỗ trợ các hoạt động hợp tác hải quan liên quan đến việc thực hiện AANZFTA.
Liên hệ với AANZFTA
Phần này sẽ hỗ trợ Chương về các thủ tục hải quan trong AANZFTA với mục tiêu cụ thể là thúc đẩy hợp tác giữa Cơ quan Hải quan của các Bên. Điều này không chỉ liên quan đến những vấn đề cụ thể trong chương, là mục tiêu đảm bảo tính nhất quán, minh bạch và có thể dự đoán trong áp dụng luật và các điều lệ Hải quan; thúc đẩy công tác quản lý hải quan hiệu quả các kinh tế và hoạt động thông quan hàng hóa nhanh chóng; đơn giản hóa các thủ tục hải quan và cũng liên quan đến những chương khác, ví dụ như Quy tắc xuất xứ.
Các hoạt động dự kiến
Trong phần này không có hoạt động cụ thể nào. Hợp tác cần được xây dựng dựa trên nhiều thỏa thuận hiện có về vấn đề hợp tác hải quan trong khu vực và quốc tế.
[1] Trong phạm vi Điều 3, “tại một nước thành viên” được hiểu là vùng đất đai, lãnh hải, Đặc khu Kinh tế, Thềm lục địa mà trên đó một nước thành viên có chủ quyền, quyền lực tối cao hay quyền lực pháp lý, tùy theo từng trường hợp phù hợp với luật quốc tế.
Để tránh nghi ngờ, không có gì trong định nghĩa vừa nêu trên được phân tích theo cách hiểu hay chấp nhận của một nước thành viên liên quan đến các khiếu nại về lãnh thổ và lãnh hải của các nước thành viên khác, hoặc được coi như là kết luận gây tổn hại đến những khiếu nại này.
[2] “Luật quốc tế” đề cập đến luật quốc tế chung đã được chấp nhận như Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
[3] “Luật quốc tế” đề cập đến luật quốc tế chung đã được chấp nhận như Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
[4] Loại trừ việc đóng gói theo thuật ngữ “bao bì trong ngành công nghiệp điện tử.
[5] Đối với Campuchia, Hiệp định về Giá trị Hải quan, áp dụng theo các điều khoản trong Nghị định thư gia nhập WTO của Campuchia, sẽ áp dụng với những sửa đổi phù hợp.
[6] Khi một Bên bảo lưu đối với đối tượng người thường trú trong Biểu cam kết của minh theo Hiệp định này thì bảo lưu đó không được làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ bên đó trong GATS.
[7] Khi dịch vụ không được cung cấp trực tiếp bởi thể nhân mà thông qua các hình thức hiện diện thương mại như chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì nhà cung cấp dịch vụ đó (tức là thể nhân) phải thông qua sự hiện diện của mình được dành đối xử mà dành cho nhà cung cấp dịch vụ theo Hiệp định này. Những đối xử này phải được dành cho hiện diện mà qua đó dịch vụ được cung cấp và không cần phải dành cho phần nào khác của nhà cung cấp dịch vụ nămg ngoài lãnh thổ mà dịch vụ được cung cấp.
[8] Các cam kết cụ thể theo Điều này sẽ không được hiểu là yêu cầu bất kỳ Bên nào bồi thường các bất lợi canh tranh cố hữu do đặc tính nước ngoài của các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ liên quan gây ra.
[9] Nếu một thành viên cam kết mở cửa thị trường liên quan đến việc cung cấp một dịch vụ thông qua hình thức cung cấp dịch vụ được nêu tại Điều 1 (t) (i) và nếu việc di chuyển vốn qua biên giới là phần không thể tách rời của dịch vụ, thì Bên đó cam kết cho phép việc di chuyển vốn như vậy. Nếu một Bên cam kết mở cửa thị trường liên quan đến việc cung ứng một dịch vụ thông qua phương thức cung cấp được nêu tại Điều 1(t) (iii), Bên đó cũng sẽ cam kết cho phép việc chuyển giao vốn liên quan vào lãnh thổ của mình.
[10] Đoạn 2(c) trong Điều khoản này không bao gồm những biện pháp của một Bên nhằm hạn chế đầu vào đối với việc cung cấp dịch vụ
[11] Thuật ngữ “các tổ chức quốc tế liên quan” có nghĩa là các tổ chức quốc tế mà việc kết nạp thành viên được mở rộng cho các cơ quan hữu quan của ít nhất tất cả các bên trong Hiệp định này.
[12] Để rõ ràng hơn, các Bên đồng ý những thông tin này có thể được ban hành theo ngôn ngữ mà Bên đó chọn.
[13] Để tránh sự hiểu nhầm “rà soát” gồm rà soát được phép theo luật của một Bên.
[14] Các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá không được thông qua hoặc duy trì nhằm bảo vệ cho một ngành cụ thể.
[15] Để rõ ràng hơn, các Bên thống nhất những thông tin này được công bố theo ngôn ngữ mà Bên đó chọn
[16] Đoạn này chỉ áp dụng đối với một Bên đã có tổ chức tự quản.
[17] Để rõ hơn, các Bên nhất trí công bố thông tin bằng ngôn ngữ mà Bên đó chọn.
[18] Các bên khẳng định cách hiểu rằng đối tượng quan tâm trong Điều này là người mà lợi ích tài chính trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đáng kể từ việc thông qua các quy định về áp dụng chung.
[19] Đối với Thailand, “thuê mạch” là các thiết bị viễn thông giữa 2 hoặc nhiều hơn 2 điểm kết nối được quy định để khai thác hoặc sử dụng cho một người sử dụng cụ thể.
[20] Để làm rõ hơn, không quy định nào trong Điều này được hiểu là yêu cầu Thái lan hoặc Việt Nam phải cho phép cung cấp qua biên giới mạng hoặc dịch vụ truyền dẫn viễn thông công cộng mà không được cam kết trong Chương này.
[21] Những giải pháp này bao gồm:
(a) Cho phép các nhà cung cấp hạ tầng mạng để phân bổ thiết bị trong các công trình gần và kết nối những thiết bị này với mạng của các nhà cung cấp chính;
(b) Có điều kiện không gian thiết bị bổ sung hoặc dùng chung hạ tầng thực sự;
(c) Khai thác sử dụng không gian hiện có; và
(d) Tìm không gian cận kề nhau.
[22] Quyết định vê phân bổ và giao quản lý tấn sồ không phải là những biện pháp không phù hợp với Điều 4 (Mở cửa thị trường) của Chương 8 (Thương mại dịch vụ). Theo đó, mỗi Bên sẽ duy trì khả năng thực hiện chính sách quản lý tần số và dải tần số mà có thể ảnh hưởng đến số lượng các nhà cung cấp dịch vụ với điều kiện những chính sách này được tiến hành một cách phù hợp với với các quy định của Chương này. Mỗi Bên phải duy trì quyền phân bổ dải tần số có tính đến yếu tố nhu cầu hiện tại và tương lai.
[23] Các Bên không bị yêu cầu phải công bố thông tin về phân bổ tần số đơn lẻ cho các giấy phép cụ thể.
[24] Để rõ ràng hơn:
(i) Trong trường hợp của Thái Lan, bảo hộ theo Chương này chỉ dành cho các khoản đầu tư được bảo hộ mà đã được chấp thuận bằng văn bản bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(ii) Trong trường hợp của Việt Nam, “đã được chấp thuận” nghĩa là “đã được đăng ký cụ thể hoặc được cho phép bằng văn bản, tuỳ từng trường hợp cụ thể ”.
[25] Khái niệm “đầu tư” không bao gồm lệnh hoặc phán quyết được ban hành trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính.
[26] Để rõ ràng hơn, đầu tư không bao gồm các quyền đòi tiền chỉ phát sinh từ :
(i) hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ; hoặc
(ii) việc cấp tín dụng liên quan đến các hợp đồng đó.
[27] Để rõ ràng hơn, các Bên ký kết hiểu rằng nhà đầu tư “chuẩn bị thực hiện” một khoản đầu tư đề cập đến nhà đầu tư của một Bên ký kết khác đã thực hiện các bước chủ động cần thiết để thực hiện một khoản đầu tư. Trong trường hợp phải thực hiện quy trình thông báo hoặc cho phép đầu tư, nhà đầu tư “chuẩn bị thực hiện” đầu tư đề cập đến việc nhà đầu tư của một Bên ký kết khác đã bắt đầu tiến hành quy trình thông báo hoặc cho phép đầu tư đó.
[28] Việc áp dụng Điều này thực hiện theo Điều 16 (Chương trình Công tác).
[29] Trong trường hợp của Indonesia, chỉ có khoản 2(a) and 2(b) được áp dụng khi Indonesia là Bên dành sự đối xử theo Điều này.
[30] Điều 9 sẽ được giải thích phù hợp với Phụ lục 1 (Tước quyền sở hữu và đền bù) .
[31] Để tránh nhầm lẫn, khi Malaysia là Bên tước quyền sở hữu, bất kỳ biện pháp tước quyền sở hữu nào liên quan đến đất đai sẽ theo các mục đích quy định trong pháp luật về thu hồi đất đai.
[32] Các Bên ký kết hiểu rằng trước khi trả tiền có thể cần tuân thủ các thủ tục pháp lý và hành chính.
[33] Trong trường hợp của Philippines, vào thời điểm khi hoặc ngay trước khi việc tước quyền sở hữu được công bố tính theo thời gian điền vào Đơn kiến nghị tước quyền sở hữu.
[34] “Mục đích công” có thể được xem tại Điều 9(1)(a) và Điều 9(6).
[35] Việc áp dụng Điều này tuân theo quy định của Điều 16 (Chương trình Hành động).
[36] Để rõ ràng hơn, các Bên ký kết đồng ý rằng các thông tin này có thể được công bố theo ngôn ngữ mà mỗi Bên ký kết lựa chọn.
[37] Để rõ ràng hơn, việc “xem xét lại” sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật của Bên ký kết đó.
[38] Trong trường hợp của Philippines, việc nộp đơn khới kiện theo Công ước ICSID và Quy tắc ICSID về thủ tục tố tụng trọng tài sẽ tuỳ thuộc vào thoả thuận bằng văn bản giữa các bên tranh chấp khi tranh chấp đầu tư phát sinh.
[39] Các Bên ký kết hiểu rằng có thể cần thực hiện các thủ tục pháp lý và hành chính nội bộ trước khi thực thi phán quyết .
1 Nhằm các mục tiêu của Khoản này, bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc có được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được quy định rõ trong Chương này. Ngoài ra, vì mục đích của Khoản này, bảo hộ cũng bao gồm cả ngăn cấm việc né tránh các biện pháp kỹ thuật hữu hiệu nêu tại Điều 5.
2 Nhằm các mục tiêu của Chương này, “tác phẩm” bao gồm cả tác phẩm điện ảnh.
3 Trường hợp một Bên là thành viên của Hiệp ước về Biểu diễn và Ghi âm của WIPO (WPPT) thì nghĩa vụ của Bên đó theo Khoản này sẽ phụ thuộc vào mọi cam kết và bảo lưu của Bên đó đưa ra theo WPPT.
4 Nhằm các mục tiêu của Chương này, “các biện pháp kỹ thuật hữu hiệu” có nghĩa là mọi công nghệ, thiết bị, hoặc kết cấu được chủ sở hữu quyền tác giả dùng để sử dụng quyền của họ và ngăn chặn hành vi đối với các tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả liên quan hoặc không được pháp luật cho phép.
5 Một hệ thống nhãn hiệu tổng thể không giới hạn phạm vi các nhãn hiệu có khả năng đăng ký và do đó cho phép đăng ký tất cả các nhãn hiệu có khả năng phân biệt một hàng hóa hoặc dịch vụ, như hình dạng, các yếu tố đóng gói, nhãn hiệu một hoặc nhiều màu, âm thanh và mùi.
[40] “Các môn nghệ thuật sáng tạo” bao gồm nghệ thuật biểu diễn - gồm sân khẩu, múa và nghe-nhìn và thủ công, văn học, phim và điện ảnh, nghệ thuật ngôn ngữ, nội dung sáng tạo trực tuyến, tập quán truyền thống địa phương và biểu diễn văn hoá đương thời, và phương tiện truyền thông tương tác kỹ thuật số và tác phẩm nghệ thuật lai tạp, bao gồm cả những tác phẩm sử dụng công nghệ mới để vượt qua ranh giới của các hình thức nghệ thuật riêng biệt. Thuật ngữ này bao hàm những hoạt động liên quan đến trình diễn, biểu diễn và phê bình nghệ thuật, và nghiên cứu và phát triển kĩ thuật của các hình thức và hoạt động nghệ thuật.
[41] “Các môn nghệ thuật sáng tạo” bao gồm nghệ thuật biểu diễn - gồm sân khẩu, múa và nghe-nhìn và thủ công, văn học, phim và điện ảnh, nghệ thuật ngôn ngữ, nội dung sáng tạo trực tuyến, tập quán truyền thống địa phương và biểu diễn văn hoá đương thời, và phương tiện truyền thông tương tác kỹ thuật số và tác phẩm nghệ thuật lai tạp, bao gồm cả những tác phẩm sử dụng công nghệ mới để vượt qua ranh giới của các hình thức nghệ thuật riêng biệt. Thuật ngữ này bao hàm những hoạt động liên quan đến trình diễn, biểu diễn và phê bình nghệ thuật, và nghiên cứu và phát triển kĩ thuật của các hình thức và hoạt động nghệ thuật.
[42] Để làm rõ, những cơ sở hạ tầng công cộng chủ chốt này bao gồm cả sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân.
[43] Việc Bên bị khiếu nại áp dụng bất kỳ biện pháp nào xung đột với nghĩa vụ theo Hiệp định này.
[44] Tranh chấp không vi phạm không được phép theo Hiệp định này.
[45] Tham vấn theo Điều 6 (Tham vấn) không bị yêu cầu theo thủ tục này.
[46] Trường hợp Ủy ban rà lại việc tuân thủ quyết định rằng các biện pháp được tiến hành là không nhất quán với Hiệp định này, họ cũng có thể, theo yêu cầu, đánh giá liệu mức độ của bất cứ đình chỉ nhượng bộ hiện đang tồn tại nào có còn phù hợp không và nếu không phù hợp thì đưa ra một mức độ phù hợp
[47] Đoạn này không được áp dụng đối với bất kỳ một thoả thuận nào khác trong tương lai nhằm phù hợp với Hiệp định này.
[48] Để chắc chắn hơn nữa, thuật ngữ “các yêu cầu trong nước” có thể bao gồm phê chuẩn của chính quyền hiện tại hoặc phê chuẩn của quốc hội theo luật pháp trong nước.
[49] Chú thích: Trước phiên họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp FTA, đại diện các Bên có thể nhất trí thông qua chương trình hàng năm.
Hiệp định thành lập khu vực Thương mại tự do ASEAN –Úc – Niu Dilân
Số hiệu: | Khongso |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 27/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hiệp định thành lập khu vực Thương mại tự do ASEAN –Úc – Niu Dilân
Chưa có Video