Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HIỆP ĐỊNH

VỀ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI, KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUÔC THÁI LAN (1978).

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vương quốc Thái Lan (sau đây được gọi là các bên) mong muốn mở rộng hoạt động thương mại trực tiếp và phát triển sự hợp tác về kinh tế và kỹ thuật giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi;

Hai bên nhất trí với những điều khoản sau đây:

VỀ THƯƠNG MẠI

Điều 1:

Hai bên sẽ nỗ lực phát triển hoạt động thương mại trong khuôn khổ pháp luật hiện hành của mỗi nước.

Điều 2:

Hai bên sẽ dành cho nhau các chính sách đối xử ưu ái nhất trong khuôn khổ các qui định pháp luật hiện hành về các vấn đề như thuế quan và các khoản thu khác liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu từ nước này sang nước kia.

Điều 3:

Quy định tại điều 2, không cản trở bất cứ chính sách đối xử ưu đãi nào mà hai bên dành cho:

a) Các quốc gia láng giềng nhằm tạo điều kịên thuận lợi cho hoạt động buôn bán qua biên giới.

b) Việc gia nhập hiệp hội hợp tác trong lĩnh vực hải quan hoặc khu vực thương mại tự do hoặc bất cứ thoả thuận nào dẫn tới việt thành lập những tổ chức mà một trong các bên đang hoặc có thể là thành viên hoặc do việc tham gia vào các thoả thuận đa phương trong lĩnh vực hợp tác kinh tế.

Điều 4:

1. Tất cả các hoạt động thương mại giữa hai nước phải phù hợp với các qui định pháp luật hiện hành của mỗi nước điều chỉnh hoạt động kiểm soát xuất nhập khẩu, kiểm soát ngoại tệ và các hoạt động kiểm soát khác trong lĩnh vực ngoại thương và thanh toán tài chính.

2. Hai bên phải tuân theo các qui định pháp luật hiện hành của nước mình về nhập khẩu, xuất khẩu, ngoại hối và các qui định hiện hành khác, tạo điều kiện tối đa để thực hiện mục tiêu tăng giá trị thương mại giữa hai nước và trong lĩnh vực các mặt hàng đã được nêu trong danh mục A và B - phụ lục 1 và 2 đính kèm với bản hiệp định này. Danh mục này có thể được sửa đổi và bổ sung với sự nhất trí của hai bên.

Điều 5:

Việc thanh toán giữa Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ chuyển đổi tự do.

Điều 6:

Bất cứ khi nào cần thiết cả hai bên trong hợp đồng sẽ cùng thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp mở rộng quan hệ thương mại song phương hay khắc phục những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện nội dung bản hiệp định này.

Điều 7:

Nhằm xúc tiến hoạt động thương mại giữa hai nước theo các điều khoản và điều kiện sẽ được các cơ quan có thẩm quyền nhất trí, hai bên phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành ở mỗi nước và trong khả năng của mình tạo điều kiện cho mỗi bên tham gia vào các hội chợ, triển lãm thương mại do bên kia tổ chức bên ngoài lãnh thổ của mình.

Điều 8:

Hai bên phải tuân thủ các qui định pháp luật hiện hành ở mỗi nước, trừ thuế hải quan, hay các phí tài chính khác cho các hàng hoá có xuất xứ từ nước bên kia.

Chúng bao gồm:

a) Các mặt hàng trưng bày cho các hội chợ và triểm lãm tạm thời, hàng hoá đó không được bán và phải tái xuất theo qui định của mỗi nước.

b) Những hàng mẫu chỉ được dùng với mục đích phi thương mại

Điều 9:

Thông qua các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, hai bên sẽ nỗ lực phát triển hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa hai nước bằng các phương thức có thể trong khuôn khổ pháp luật của mình.

Hai bên bày tỏ mong muốn hựp tác trong các lĩnh vực như trao đổi các giải pháp kỹ thuật, các chuyên gia, chuyên viên, các điều kiện thuận lợi trao đổi những nhân viên có kỹ thuật cao, hai bên nhất trí xem xét những kinh nghiệm đạt được và những tiềm năng trong mọi lĩnh vực và theo yêu cầu của mỗi nước.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 10:

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệp định này, hai bên đã nhất trí thành lập uỷ ban chung, để khi cần thiết tuỳ theo yêu cầu của mỗi bên sẽ họp tại Hà Nội hoặc Bangkok nhằm từng bước thực hiện những mục tiêu phù hợp để phát triển thương mại và hợp tác kỹ thuật, kinh tế giữa hai bên, và giải quyết những vẫn đề có thể mắc phải.

Điều 11:

Việc cung cấp hàng hoá giữa hai nước sẽ được thực hiện theo các hợp đồng hoặc thoả thuận được nhất trí giữa hai quốc gia, giữa các công ty và giữa các tổ chức của mỗi bên.

Điều 12:

Bản hiệp định sẽ có hiệu lực trong vòng một năm kể từ ngày ký và sẽ tự động gia hạn cho tới khi mỗi bên thông báo bằng văn bản chấm dứt trước 3 tháng.

Theo nguyện vọng của hai bên, hiệp định này có thể được sửa đổi với sự nhất trí của hai bên.

Mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hiệp định sẽ được thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến bất kỳ quyền và nghĩa vụ phát sinh trong khuôn khổ hiệp định trước ngày hiệp định được sửa đổi hoặc chấm dứt.

Những người có mặt và ký dưới đây đã nhận được sự uỷ quyền một cách hợp pháp của mỗi bên tham gia ký kết hiệp định này.

Hiệp định này được kí vào ngày 11/01/1978 tại Bangkok, đã được đóng dấu, làm thành hai bằng tiếng Thái, tiếng Việt Nam và tiếng Anh có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt về ngữ nghĩa giữa văn bản Việt Nam và Thái Lan, Hiệp định này sẽ sử dụng văn bản bằng tiếng Anh.

 

ĐẠI DIỆN CHXHCNVN
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO




Nguyền Duy Trinh

ĐẠI DIỆN VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO




Pachariyangkun

 

ON BEHAFT OF SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
THE MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS




Nguyen Duy Trinh

ON BEHAFT OF THE KINGDOM OF THAILAND
THE MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS




Pachariyangkun

 

;

Hiệp định về hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan (1978)

Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Thái Lan
Người ký: Nguyễn Duy Trinh, Pachariyangkun
Ngày ban hành: 11/01/1978
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Hiệp định về hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan (1978)

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…