HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ ACHENTINA VỀ HỢP TÁC KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI (1996).
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Achentina, dưới đây gọi tắt là " Các Bên", cho rằng việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại của Các Bên sẽ góp phần vào sự phồn thịnh của nhân dân mỗi nước.
Khẳng định mong muốn phát triển quan hệ thương mại của hai Bên trên cơ sở những nguyên tắc tối huệ quốc và đãi ngộ quốc dân.
Thoả thuận rằng các mối quan hệ kinh tế là một nhân tố quan trọng và cần thiết trong việc tăng cường các mối quan hệ song phương và tin tưởng rằng Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai Bên sẽ có lợi cho cả hai Bên;
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1
Các bên sẽ xúc tiến việc phát triển hợp tác kinh tế thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác giữa hai nước phù hợp với các điều khoản của Hiiệp định này.
Điều 2
Các Bên sẽ giành cho nhau chế độ tối huệ quốc về thuế hải quan, thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác giữa hai nước.
Mỗi Bên sẽ giành cho các sản phẩm xuất xứ hoặc được xuất khẩu sang lãnh thổ của phía Bên kia sự không phân biệt đối xử trong việc áp dụng hạn chế số lượng và trong việc cấp giấy phép.
Tuy nhiên các quy định này sẽ không áp dụng đối với:
a) Những thuận lợi hoặc miễn trừ mà một trong hai Bên đã dành hoặc có thể sẽ dành cho các nước láng giềng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch biên giới;
b) Những thuận lợi hoặc miễn trừ mà một trong hai Bên đã dành hoặc có thể sẽ dành, do việc tham gia của mình vào khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung hoặc bất kỳ hình thức liên kết khu vực nào khác.
c) Các thuận lợi hoặc miễn trừ mà Cộng hoà Achentina cam kết trong các thoả thuận song phương ký với Italia ngày 10/12/1987 và với Tây Ban Nha ký ngày 3/6/1988.
Điều 3
Sự đối xử không kém thuận lợi hơn dành cho hàng hoá xuất xứ từ mỗi Bên ký kết so với hàng hoá tương tự trong nước sẽ được áp dụng khi cả hai Bên sẽ là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới.
Điều 4
Hai Bên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các mối liên hệ trực tiếp giữa các cơ quan và các tổ chức kinh tế của nhau.
Điều 5
Việc thanh toán các giao dịch được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp định này sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, trừ phi các Bên hữu quan thoả thuận các hình thức thanh toán khác đối với một giao dịch riêng biệt phù hợp với luật pháp hiện hành ở mỗi nước.
Điều 6:
Hai Bên sẽ xúc tiến việc hợp tác kinh tế và thương mại trong tất cảc các lĩnh vực hai Bên cùng quan tâm, kể cả việc tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, liên doanh, thầu phụ và tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến thương mại.
Điều 7
Khi xảy ra phá giá trong thương mại song biên, Bên bị hại có thể yêu cầu bên kia tiến hành tham khảo ý kiến, càng sớm càng tốt, nhằm mục đích làm sáng tỏ sự việc và đạt được thoả thuận với nhau. Trong trường hợp không giải quyết được với nhau bằng các biện pháp kể trên, các bên sẽ áp dụng luật pháp nước mình về vấn đề này.
Điều 8
Hiệp dịnh này không ngan cản các Bên cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh, áp dụng chính sách hoặc an toàn xã hội vì những giá trị xã hội; bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống con người, động vật và thực vật; bảo vệ môi trường; bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ; bảo vệ sở hữu trí tuệ; hoặc các quy chuẩn liên quan đến vàng và bạc. Tuy nhiên, việc cấm hoặc hạn chế đó không được thành phương tiện phân biệt đối sử một cách tuỳ tiện hoặc che đậy sự hạn chế tự do thương mại giữa các Bên.
Điều 9
Các bên sẽ thành lập một Uỷ ban hỗn hợp Kinh tế, Thương mại Việt nam – Achentina nhằm giám sát việc thực hiện Hiệp định này, phân tích các vấn đề nảy sinhtrong quá trình thực hiện Hiệp định và đửâ các khuyến nghị với Chính phủ hai nước nhằm phát triển hơn nữa các quan hệ kinh tế thương mại song phương.
Uỷ ban hỗn hợp Kinh tế, Thương mại Việt nam – Achentina sẽ họp khi hai bên thấy cần thiết, luân phiên tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Cộng hoà Achentina.
Điều 10
Tất cả sự khác nhau giữa hai bên về cách hiểu hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng.
Điều 11
Hiệp định này có thể được sửa đổi khi được hai Bên thoả thuận bằng văn bản. Việc sửa đổi sẽ được thông qua con đường ngoại giao.
Điều 12
Các bên sẽ thông báo cho nhau bằng văn bảnthông qua đường ngoại giao việc hoàn tất các yêu cầu pháp lý cần thiết của mình để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ghi trên bản thông báo cuối cùng.
Điều 13
Hiệp định này sẽ có hiệu lực năm (5) năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn một thời gian như vậy, trừ khi một trong hai Bên thông báo bằng văn bản, qua đường ngoại giao, cho Bên kia chấm dứt hiệp định này, sáu (6) tháng trước khi Hiệp định có hiệu lực.
Các dự án được ký kết trong hiệp khuôn khổ Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực và sẽ được thực thi phù hợpvới các quy định của Hiệp định cho đến khi thực hiện xong các dự án đó.
Làm tại Hà nội, ngày 13 tháng 6 năm 1996 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Tây-Ban-Nha, và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau, bản tiếng Anh sẽ là bản quyết định./.
THỪA
UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ |
THỪA
UỶ QUYỂN CHÍNH PHỦ |
Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Achentina (1996).
Số hiệu: | Khongso |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Argentina |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 13/06/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Achentina (1996).
Chưa có Video