VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
Các Thành viên,
Xét đến các cuộc Đàm phán Thương mại Đa biên tại Vòng Đàm phán Urugoay;
Mong muốn nâng cao hơn nữa các mục tiêu của GATT 1994;
Thừa nhận đóng góp quan trọng về vấn đề này của các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống đánh giá tính phù hợp bằng cách tăng cường hiệu quả sản xuất và tạo thuận lợi cho tiến hành thương mại quốc tế;
Mong muốn khuyến khích sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá tính phù hợp này;
Tuy nhiên, mong muốn đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu, nhãn hiệu và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế;
Thừa nhận rằng, không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động gian lận, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này;
Thừa nhận rằng, không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ các lợi ích thiết thực về an ninh;
Thừa nhận đóng góp của tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển;
Thừa nhận rằng các nước đang phát triển có thể gặp phải các khó khăn đặc biệt trong việc xây dựng và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật và mong muốn hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực này;
Dưới đây thoả thuận như sau:
Điều 1: Các quy định chung
1.1. Các thuật ngữ chung về tiêu chuẩn hóa và các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần phải được định nghĩa đúng với các định nghĩa theo hệ thống của Liên Hợp Quốc và các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, xét đến bối cảnh của chúng và xét đến đối tượng và mục đích của Hiệp định này.
1.2. Tuy nhiên, nhằm thực hiện Hiệp định này, định nghĩa được áp dụng ở đây được nêu trong Phụ lục 1.
1.3. Tất cả các sản phẩm, kể cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng của các quy định của Hiệp định này.
1.4. Quy cách cụ thể về mua sắm của các cơ quan chính phủ cho các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng không phải là đối tượng của các quy định của Hiệp định này nhưng được đề cập đến trong Hiệp định về Mua sắm Chính phủ, tuỳ thuộc vào diện điều chỉnh của Hiệp định đó.
1.5. Các quy định của Hiệp định này không áp dụng cho các biện pháp kiểm dịch động-thực vật như được định nghĩa tại Phụ lục A của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động-thực vật.
1.6Tất cả các tham chiếu trong Hiệp định này đối với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần phải được hiểu rằng bao gồm tất cả các sửa đổi và bổ sung đối với các quy định hoặc phạm vi bao trùm của sản phẩm, ngoại trừ các sửa đổi và bổ sung không quan trọng.
CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Điều 2: Chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định kỹ thuật của các cơ quan chính phủ
Đối với các cơ quan chính phủ:
2.1.Các Thành viên đảm bảo rằng, đối với các quy định kỹ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ Thành viên nào đều được đối xử không kém phần ưu đãi hơn so với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước của Thành viên đó và hàng hóa tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác.
2.2.Các Thành viên đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật không được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với mục đích tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế. Với mục đích này, các quy định về kỹ thuật không được gây hạn chế cho thương mại hơn mức cần thiết để hoàn tất một mục tiêu hợp pháp, có tính đến các rủi ro có thể nảy sinh từ sự không hoàn tất. Các mục tiêu hợp pháp đó là: các yêu cầu về an ninh quốc gia; việc ngăn ngừa các hoạt động gian lận, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người, động thực vật hoặc môi trường. Khi đánh giá các rủi ro này, các yếu tố liên quan trong số các yếu tố cần xem xét là: các thông tin khoa học và kỹ thuật hiện có, công nghệ chế biến có liên quan hoặc mục đích sử dụng cuối cùng theo dự tính của các sản phẩm.
2.3.Các quy định kỹ thuật không được duy trì nếu hoàn cảnh và mục đích để áp dụng các quy định kỹ thuật này không còn tồn tại nữa hoặc các hoàn cảnh và mục tiêu đã thay đổi có thể được giải quyết bằng cách thức ít gây trở ngại cho thương mại hơn.
2.4.Khi có yêu cầu áp dụng các quy định kỹ thuật và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đã tồn tại hoặc sắp được hoàn chỉnh, các Thành viên sẽ sử dụng chúng, hoặc một phần thích hợp của chúng, để làm cơ sở cho các quy định kỹ thuật của mình trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan hoặc một phần nào đó của các tiêu chuẩn này là các cách thức không có hiệu quả hoặc không phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu hợp pháp đang đeo đuổi, ví dụ như các yếu tố cơ bản về khí hậu hoặc địa lý hoặc các vấn đề cơ bản về công nghệ.
2.5.Một Thành viên khi chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng một quy định có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến thương mại của các Thành viên khác, khi được một nước Thành viên khác yêu cầu, sẽ phải giải trình về quy định kỹ thuật đó theo yêu cầu của khoản 2 đến 4. Khi một quy định kỹ thuật được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng cho một trong những mục tiêu hợp pháp đã được đề cập đến trong khoản 2, và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan thì quy định này sẽ được coi là không tạo ra cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế.
2.6.Với mục đích hài hòa các quy định kỹ thuật trên cơ sở rộng rãi nhất có thể được, các Thành viên sẽ tham gia đầy đủ, theo khả năng của mình, vào quá trình chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế với các sản phẩm mà các quy định kỹ thuật đã được các Thành viên chấp nhận hoặc dự tính chấp nhận.
2.7.Các Thành viên sẽ tích cực xem xét để chấp nhận các quy định kỹ thuật tương ứng của các Thành viên khác, cho dù các quy định này khác với các quy định của nước mình, nếu như các Thành viên đó thấy rằng các quy định này đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra cho các quy định của chính mình.
2.8.Khi thấy thích hợp, các Thành viên sẽ cụ thể hóa các quy định kỹ thuật dựa trên tính năng của sản phẩm chứ không phải là yêu cầu về kiểu dáng hoặc đặc tính mô tả của sản phẩm đó.
2.9.1.công bố trên một ấn phẩm vào thời điểm đủ sớm để các bên hữu quan ở các Thành viên khác được biết rằng mình dự định đưa vào áp dụng một quy định kỹ thuật cụ thể nào đó;
2.9.2. qua Ban Thư ký thông báo cho các Thành viên khác về các sản phẩm dự kiến sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng với chỉ dẫn ngắn gọn về các mục tiêu và lý do áp dụng. Thông báo này sẽ sớm được đưa ra để có thể sửa đổi và xem xét các ý kiến đóng góp;
2.9.3. khi được yêu cầu, phải cung cấp cho các Thành viên khác bản sao của quy định kỹ thuật dự định áp dụng và, khi cần thiết, làm rõ những phần nội dung của quy định đó có sự khác biệt với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan;
2.9.4.trên cơ sở không phân biệt đối xử, dành thời gian hợp lý cho các Thành viên khác góp ý kiến bằng văn bản, thảo luận về các góp ý này khi được yêu cầu và có xem xét đến các ý kiến đóng góp và kết quả của các cuộc thảo luận này.
2.10.Tuỳ thuộc các quy định nêu tại phần bắt đầu khoản 2.9 khi nảy sinh hoặc đe doạ nảy sinh các vấn đề khẩn cấp về bảo vệ an toàn, sức khỏe, môi trường hoặc an ninh quốc gia đối với một Thành viên nào đó, thì Thành viên này có thể bỏ qua các bước được nêu cụ thể trong khoản 9, được xem là cần thiết. Tuy nhiên, ngay sau khi thông qua một tiêu chuẩn kỹ thuật, Thành viên này sẽ:
2.10.1. ngay lập tức thông báo cho các Thành viên khác thông qua Ban Thư ký về quy định kỹ thuật cụ thể đó và các sản phẩm là đối tượng của quy định này với chỉ dẫn ngắn gọn về mục tiêu và lý do áp dụng quy định kỹ thuật này, trong đó có nêu thực trạng của các vấn đề khẩn cấp;
2.10.2. khi được yêu cầu, cung cấp cho các Thành viên khác bản sao của quy định kỹ thuật;
2.10.3. trên cơ sở không phân biệt đối xử, cho phép các Thành viên khác góp ý bằng văn bản, thảo luận về các ý kiến đó khi được yêu cầu và có xem xét đến các ý kiến đóng góp và kết quả của các cuộc thảo luận này.
2.11.Các Thành viên đảm bảo rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật đã thông qua phải được công bố ngay hoặc được chuẩn bị sẵn sàng để tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác được biết.
2.12. Trừ các trường hợp khẩn cấp được đề cập đến trong khoản 10, các Thành viên cần tạo ra một khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật và thời điểm các quy định đó bắt đầu có hiệu lực để có thời gian cho các nhà sản xuất của các Thành viên xuất khẩu khác điều chỉnh các sản phẩm hoặc phương pháp sản xuất cho phù hợp với các yêu cầu của các Thành viên nhập khẩu.
Điều 3: Chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định kỹ thuật của các cơ quan của chính quyền địa phương và các cơ quan phi chính phủ
Đối với các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan phi chính phủ trong phạm vi lãnh thổ của mình:
3.1.Các Thành viên có các biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo các cơ quan nói trên tuân thủ các quy định nêu tại Điều 2, ngoại trừ nghĩa vụ thông báo như được nêu tại các khoản 9.2 và 10.1 của Điều 2.
3.2.Các Thành viên đảm bảo rằng quy định kỹ thuật của các cơ quan chính quyền địa phương trực tiếp dưới cấp trung ương được thông báo theo như các quy định của các khoản 9.2 và 10.1 của Điều 2, tuy nhiên các quy định kỹ thuật sẽ không cần phải thông báo nếu như nội dung kỹ thuật của chúng cơ bản giống với nội dung của các quy định kỹ thuật của các cơ quan chính phủ tại các nước Thành viên hữu quan đã được thông báo từ trước.
3.3.Các Thành viên có thể yêu cầu liên hệ với các Thành viên khác về những nội dung trong đó có thông báo, cung cấp thông tin, góp đóng ý kiến, và thảo luận như được nêu tại khoản các 9 và 10 của Điều 2, tiến hành thông qua chính phủ.
3.4.Các Thành viên không được tiến hành các biện pháp nhằm yêu cầu hoặc khuyến khích các cơ quan chính quyền địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ trong lãnh thổ của mình hành động theo một cách thức nào mâu thuẫn với các quy định của Điều 2.
3.5.Các Thành viên hoàn toàn chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của Điều 2 theo Hiệp định này. Các Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện các biện pháp và cơ chế tích cực để hỗ trợ các cơ quan không phải của chính phủ tuân thủ các quy định của Điều 2.
Điều 4: Chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn
4.1.Các Thành viên đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hóa của chính phủ chấp nhận và tuân thủ Quy tắc Thực hành đúng (Code of Good Practice) để chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn được nêu tại Phụ lục 3 của Hiệp định này (trong Hiệp định này được gọi là "Quy tắc Thực hành đúng"). Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hóa của chính quyền địa phương và các tổ chức tiêu chuẩn hóa phi chính phủ trong lãnh thổ của mình, cũng như các cơ quan tiêu chuẩn hóa trong khu vực mà các Thành viên đó hoặc một hoặc nhiều cơ quan đóng trên lãnh thổ của Thành viên trong vùng đó là thành viên, chấp nhận và thuân thủ Quy tắc Thực hành đúng này. Ngoài ra, các Thành viên không được tiến hành các biện pháp gây ra tác động, dù trực tiếp hoặc gián tiếp, yêu cầu hoặc khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hóa này hành động theo cách thức nào mâu thuẫn với Quy tắc Thực hành đúng. Các Thành viên cần thực hiện nghĩa vụ về đảm bảo sự tuân thủ các quy định của Quy tắc Thực hành đúng của các cơ quan tiêu chuẩn hóa bất kể các cơ quan tiêu chuẩn hóa đó có chấp nhận Quy tắc Thực hành đúng này hay không.
4.2.Các cơ quan tiêu chuẩn hóa đã chấp thuận và tuân thủ Quy tắc Thực hành đúng sẽ được các Thành viên công nhận là tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định này.
SỰ PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Điều 5: Thủ tục đánh giá tínhphù hợp của các cơ quan chính phủ
5.1.Các Thành viên đảm bảo rằng, trong trường có hợp yêu cầu sự đảm bảo về tính phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơ quan chính phủ sẽ áp dụng các quy định sau đối với các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của nước Thành viên khác:
5.1.1.các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần được chuẩn bị, thông qua và áp dụng sao cho các nhà cung cấp các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ lãnh thổ nước Thành viên khác được hưởng các đối xử không kém phần ưu đãi hơn các đối xử dành cho các nhà cung cấp các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước hoặc các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác trong các hoàn cảnh tương đương; dành quyền cho các nhà cung cấp chịu sự đánh giá tính phù hợp theo các quy tắc của thủ tục đó, bao gồm, nếu thấy trong thủ tục cho phép, khả năng để các hoạt động đánh giá tính phù hợp được tiến hành tại cơ sở và khả năng được cấp nhãn hiệu phù hợp của hệ thống đó;
5.1.2.các thủ tục đánh giá tính phù hợp không được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng với mục đích hoặc với kết quả tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là, các thủ tục đánh giá sự phù hợp không được nghiêm ngặt hơn, hay là được áp dụng nghiêm ngặt hơn mức cần thiết để tạo cho nước Thành viên nhập khẩu niềm tin đúng mức rằng các sản phẩm tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, có tính đến rủi ro mà sự không phù hợp có thể gây ra.
5.2.Khi thực hiện các quy định của khoản 1, các Thành viên cần đảm bảo rằng:
5.2.1.các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần được tiến hành và hoàn thành càng nhanh chóng càng tốt và phải dành ưu đãi cho các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ nước Thành viên khác tương tự như ưu đãi dành cho các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước;
5.2.2.giai đoạn xử lý tiêu chuẩn của mỗi thủ tục đánh giá phù hợp được công bố hoặc giai đoạn đánh giá được dự đoán trước phải được thông báo cho người nộp đơn khi có yêu cầu; khi nhận được đơn yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền phải ngay lập tức nghiên cứu tính đầy đủ của các tài liệu và thông báo cho người nộp đơn một cách đầy đủ và chính xác về tất cả các thiếu sót của các tài liệu này; cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người nộp đơn các kết quả đánh giá tính phù hợp một cách đầy đủ và chính xác để các biện pháp sửa chữa có thể thực hiện kịp thời; ngay cả khi hồ sơ không đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành đánh giá tính phù hợp tới mức thực tiễn cho phép khi có yêu cầu của người nộp đơn và khi người nộp đơn có yêu cầu, sẽ được thông báo về tiến trình của thủ tục và được giải thích về bất cứ trì hoãn nào;
5.2.3.các yêu cầu về thông tin được giới hạn ở mức cần thiết để đánh giá tính phù hợp và xác định mức phí;
5.2.4.tính bảo mật của thông tin về các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của nước Thành viên khác nảy sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá tính phù hợp sẽ được giữ bí mật tương tự như các sản phẩm sản xuất trong nước sao cho các lợi ích thương mại hợp pháp được bảo vệ;
5.2.5.bất kỳ các khoản thu phí nào với việc đánh giá tính phù hợp của các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của các Thành viên khác đều công bằng so với phí thu cho việc đánh giá tính phù hợp của các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ nước sở tại hoặc từ bất cứ nước nào khác, trong đó có tính đến chi phí thông tin, giao thông và các chi phí khác nảy sinh do sự khác nhau về vị trí giữa trụ sở của người nộp đơn và các cơ quan đánh giá tính phù hợp;
5.2.6.việc chọn địa điểm của cơ sở vật chất sử dụng cho các thủ tục đánh giá tính phù hợp và việc chọn mẫu không được gây ra sự phiền phức không cần thiết cho người nộp đơn hoặc đại lý của họ;
5.2.7.khi quy cách phẩm chất của một sản phẩm được thay đổi sau khi đã có kết quả đánh giá tính phù hợp của sản phẩm đó đối với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, thủ tục đánh giá tính phù hợp cho các sản phẩm đã thay đổi này được giới hạn ở mức cần thiết để xác định rằng liệu sản phẩm đó có còn đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn có liên quan hay không;
5.2.8.duy trì thủ tục để xem xét các khiếu nại liên quan đến việc thực hiện thủ tục đánh giá tính phù hợp và tiến hành hành động điều chỉnh khi khiếu nại đó được giải quyết.
5.3.Không có quy định nào trong khoản 1 và 2 của Điều 5 có thể ngăn cản các Thành viên tiến hành việc kiểm tra hợp lý tại hiện trường trong phạm vi lãnh thổ của mình.
5.4.Trong trường hợp đòi hỏi có bảo đảm rằng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật và các hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan hiện hành hoặc sắp được ban hành của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế, các Thành viên cần đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ sử dụng toàn bộ hoặc một phần các quy định, tiêu chuẩn, các hướng dẫn hoặc khuyến nghị đó làm cơ sở cho các thủ tục đánh giá tính phù hợp của mình, trừ khi các Thành viên giải thích một cách hợp lý khi được yêu cầu, rằng các hướng dẫn hoặc khuyến nghị đó, hoặc một bộ phận nào đó có liên quan của chúng được các Thành viên coi là không phù hợp, ví dụ với các lý do như yêu cầu về an ninh quốc gia; việc ngăn ngừa các hoạt động gian lận; bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người, bảo vệ sức khỏe động, thực vật hoặc bảo vệ môi trường; các yếu tố cơ bản về khí hậu và địa lý; các vấn đề cơ bản về kỹ thuật hoặc cơ sở hạ tầng.
5.5.Với mục tiêu hài hòa hóa các thủ tục đánh giá tính phù hợp trên phạm vi rộng, các Thành viên cần đóng góp hết sức, trong khả năng của mình, vào việc chuẩn bị các hướng dẫn và khuyến nghị về các tiêu chuẩn đánh giá tính phù hợp của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế.
5.6. Khi bất kỳ một hướng dẫn hoặc các khuyến nghị liên quan nào đó do một cơ quan tiêu chuẩn hóa đề ra không còn tồn tại hoặc nội dung kỹ thuật của thủ tục đánh giá tính phù hợp được đề nghị không phù hợp với các hướng dẫn và khuyến nghị tương ứng của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế và nếu thủ tục đánh giá tính phù hợp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của các Thành viên khác, thì các Thành viên sẽ:
5.6.1.công bố trên các ấn phẩm vào thời điểm sớm để thông báo cho các bên hữu quan của các Thành viên khác biết rằng nước mình dự định thực hiện một thủ tục đánh giá tính phù hợp cụ thể nào đó;
5.6.2. thông báo cho các Thành viên khác, qua Ban Thư ký, về các sản phẩm sẽ phải áp dụng thủ tục dự kiến về đánh giá tính phù hợp kèm theo, cùng với chỉ dẫn ngắn gọn về mục đích và lý do áp dụng. Thông báo này cần được thực hiện sớm để có thời gian thực hiện các sửa đổi và xem xét các ý kiến đóng góp;
5.6.3. khi được yêu cầu, phải cung cấp cho các Thành viên khác bản sao của thủ tục dự định áp dụng và, khi cần thiết, làm rõ những phần trong quy định này về bản chất khác với các hướng dẫn và khuyến nghị tương ứng của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế;
5.6.4.trên cơ sở không phân biệt đối xử, dành thời gian hợp lý cho các Thành viên khác góp ý kiến bằng văn bản, thảo luận về các góp ý này khi được yêu cầu và có xem xét đến các ý kiến đóng góp và kết quả của các cuộc thảo luận này.
5.7.Nếu trong khi áp dụng các quy định nêu từ khoản 5.1 đến khoản 5.6 mà nảy sinh hoặc đe doạ nảy sinh các vấn đề khẩn cấp về bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường hoặc an ninh quốc gia đối với một Thành viên nào đó, thì Thành viên này có thể bỏ qua các bước được nêu cụ thể trong khoản 6 nếu Thành viên này cho là cần thiết, tuy nhiên ngay sau khi thông qua thủ tục, Thành viên này sẽ:
5.7.1.ngay lập tức thông báo cho các Thành viên khác, qua Ban Thư ký, về thủ tục cụ thể đó và các sản phẩm là đối tượng của thủ tục này với chỉ dẫn ngắn gọn về mục tiêu và lý do áp dụng thủ tục, trong đó có nêu thực trạng của các vấn đề khẩn cấp;
5.7.2. khi được yêu cầu, cung cấp cho các Thành viên khác bản sao về các quy định của thủ tục;
5.7.3. trên cơ sở không phân biệt đối xử, cho phép các Thành viên khác góp ý bằng văn bản, thảo luận về các góp ý đó khi được yêu cầu và có xem xét đến các ý kiến đóng góp và kết quả của các cuộc thảo luận này.
5.8.Các Thành viên đảm bảo rằng tất cả các thủ tục đánh giá tính phù hợp được thông qua và công bố ngay hoặc được chuẩn bị sẵn sàng để tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác được biết.
5.9.Trừ các trường hợp khẩn cấp được đề cập đến trong khoản 7, các Thành viên cần tạo ra một khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các thủ tục đánh giá tính phù hợp và thời điểm các quy định đó bắt đầu có hiệu lực để có thời gian cho các nhà sản xuất ở các Thành viên xuất khẩu và đặc biệt là ở các nước Thành viên đang phát triển điều chỉnh các sản phẩm và phương pháp sản xuất cho phù hợp với các yêu cầu của Thành viên nhập khẩu.
Điều 6: Công nhận sự đánh giá tính phù hợp của các cơ quan chính phủ
Đối với các cơ quan chính phủ:
6.1.Không ảnh hưởng đến các quy định của khoản 3 và 4, khi có thể, các Thành viên sẽ bảo đảm các kết quả của các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các Thành viên khác được chấp nhận, thậm chí ngay cả khi các thủ tục đó khác với các thủ tục của nước mình, nếu nước Thành viên đó cảm thấy hài lòng rằng các thủ tục này phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đang áp dụng tương ứng với các thủ tục của nước mình thừa nhận. Các cuộc tham vấn trước được công nhận là có thể cần thiết để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt là đối với:
6.1.1.năng lực kỹ thuật tương xứng và lâu dài của các cơ quan đánh giá tính phù hợp của nước Thành viên xuất khẩu, dẫn đến sự tin cậy đối với các kết quả đánh giá tính phù hợp; ví dụ sự tuân thủ các hướng dẫn và khuyến nghị tương ứng của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cần được xem như một tiêu chí về đủ năng lực kỹ thuật;
6.1.2.hạn chế về chấp nhận các kết quả đánh giá tính phù hợp đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các cơ quan được chỉ định ở nước Thành viên xuất khẩu.
6.2.Các Thành viên đảm bảo rằng các thủ tục đánh giá tính phù hợp của họ cho
phép, trên quy mô rộng, việc thực hiện các quy định của khoản 1.
6.3.Các Thành viên được khuyến khích, khi các Thành viên khác có yêu cầu, sẵn sàng đàm phán để ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau về kết quả của các thủ tục đánh giá tính phù hợp của mỗi Thành viên. Các Thành viên có thể đòi hỏi các thoả thuận này phải đảm bảo các tiêu chuẩn của khoản 1 và đem lại sự thoả mãn giữa các bên về khả năng tạo thuận lợi hóa cho thương mại các sản phẩm có liên quan.
6.4.Các Thành viên được khuyến khích cho phép các cơ quan đánh giá tính phù hợp nằm trên lãnh thổ của các Thành viên khác tham gia vào các thủ tục đánh giá tính phù hợp của mình với những đối xử không kém phần ưu đãi hơn các đối xử dành cho các tổ chức nằm trên lãnh thổ của mình hoặc lãnh thổ của bất cứ nước nào khác.
Điều 7: Các thủ tục đánh giá sự tính phù hợp của các cơ quan chính quyền địa phương
Đối với các cơ quan chính quyền địa phương trong lãnh thổ của mình:
7.1.Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp sẵn có để đảm bảo các cơ quan này tuân thủ các quy định của Điều 5 và 6, trừ nghĩa vụ thông báo như nêu trong khoản 6.2 và 7.1 của Điều 5.
7.2.Các Thành viên đảm bảo rằng các thủ tục đánh giá tính phù hợp của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của chính phủ ở các nước Thành viên được thông báo theo các quy định của khoản 6.2 và 7.1 của Điều 5, tuy nhiên thủ tục đánh giá tính phù hợp sẽ không cần phải thông báo nếu như nội dung kỹ thuật của chúng cơ bản giống với nội dung của các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các cơ quan chính phủ tại các nước Thành viên hữu quan đã được thông báo từ trước.
7.3.Các Thành viên có thể có yêu cầu liên hệ với các Thành viên khác về các nội dung trong đó có nghĩa vụ thông báo, cung cấp thông tin, góp đóng ý kiến, và thảo luận như được nêu tại khoản 6 và 7 của Điều 5, thông qua chính phủ.
7.4.Các Thành viên không được tiến hành các biện pháp nhằm yêu cầu hoặc khuyến khích các cơ quan của chính quyền địa phương trong lãnh thổ của mình hành động theo một cách thức nào đó mâu thuẫn với các quy định của Điều 5 và 6.
7.5.Các Thành viên hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của Điều 5 và 6 theo Hiệp định này. Các Thành viên cần phải thiết lập và thực hiện các biện pháp và cơ chế tích cực để hỗ trợ các cơ quan không phải của chính phủ trung ương thực hiện các quy định của Điều 5 và 6.
Điều 8: Các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các tổ chức phi chính phủ
8.1.Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các tổ chức phi chính phủ trên lãnh thổ của mình thực hiện các thủ tục đánh giá tính phù hợp tuân thủ các quy định của Điều 5 và 6, trừ nghĩa vụ thông báo các thủ tục dự kiến về đánh giá tính phù hợp. Ngoài ra, các Thành viên không được tiến hành các biện pháp có tác động dù trực tiếp hay gián tiếp đến việc yêu cầu hoặc khuyến khích tổ chức này hành động theo cách thức nào mâu thuẫn với các quy định của Điều 5 và 6.
8.2.Các Thành viên sẽ đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ trung ương của mình chỉ sử dụng các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các tổ chức phi chính phủ khi các tổ chức này tuân thủ các quy định của Điều 5 và 6, ngoại trừ nghĩa vụ thông báo các thủ tục đánh giá tính phù hợp đó.
Điều 9: Các hệ thống quốc tế và khu vực
9.1.Khi có yêu cầu bảo đảm về tính phù hợp với quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, các Thành viên sẽ, khi nào thực tế cho phép, xây dựng hoặc chấp nhận các hệ thống quốc tế về đánh giá tính phù hợp và trở thành Thành viên, hoặc tham gia vào các hệ thống này.
9.2.Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo rằng các hệ thống về đánh giá tính phù hợp của quốc tế và khu vực mà các cơ quan có liên quan nằm trên lãnh thổ của mình là thành viên hoặc bên tham gia tuân thủ các quy định của Điều 5 và 6. Ngoài ra, các Thành viên không được tiến hành các biện pháp có tác động dù trực tiếp hay gián tiếp đến việc yêu cầu hoặc khuyến khích các hệ thống này hành động theo cách thức nào mâu thuẫn với các quy định của Điều 5 và 6.
9.3.Các Thành viên cần đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ trung ương của mình chỉ sử dụng các hệ thống đánh giá tính phù hợp chỉ khi các hệ thống này tuân thủ các quy định của Điều 5 và 6.
Điều 10: Các thông tin về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự tính phù hợp
10.1.Các Thành viên sẽ đảm bảo rằng sẽ có một điểm hỏi đáp có khả năng trả lời tất cả các thắc mắc hợp lý của các Thành viên khác và các bên quan tâm của các Thành viên đó cũng như cung cấp các tài liệu có liên quan về:
10.1.1. bất cứ các quy định kỹ thuật nào được thông qua hoặc đề nghị bởi các cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa phương, các tổ chức phi chính phủ tại lãnh thổ của mình mà có thẩm quyền buộc thi hành một quy định kỹ thuật, hoặc bởi các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực mà các cơ quan này là thành viên hoặc bên tham gia;
10.1.2.bất cứ tiêu chuẩn nào được thông qua hoặc đề nghị bởi các cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa phương, hoặc bởi các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực mà các cơ quan này là thành viên hoặc bên tham gia;
10.1.3.bất cứ thủ tục đánh giá tính phù hợp nào hoặc các thủ tục dự kiến đánh giá tính phù hợp nào được thực hiện bởi các cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa phương, hoặc các cơ quan phi chính phủ tại lãnh thổ của mình mà có thẩm quyền buộc thi hành một quy định kỹ thuật, hoặc bởi các tổ chức khu vực mà các cơ quan này là thành viên hoặc bên tham gia;
10.1.4.tư cách thành viên và bên tham gia của một Thành viên hoặc của các cơ quan của chính quyền trung ương hoặc địa phương có liên quan tại lãnh thổ của nước Thành viên đó vào các tổ chức tiêu chuẩn hoá và các hệ thống đánh giá tính phù hợp của quốc tế và khu vực, cũng như vào các thỏa thuận song phương hoặc đa phương trong phạm vi của Hiệp định này; Thành viên cũng có thể cung cấp các thông tin hợp lý về các quy định của các hệ thống và thỏa thuận này;
10.1.5.địa điểm phát hành thông báo theo Hiệp định này và nơi có thể tìm thấy thông tin này; và
10.1.6.địa điểm của các điểm hỏi đáp nêu ở khoản 3.
10.2.Tuy nhiên, nếu vì các lý do về luật pháp hay hành chính, một Thành viên thành lập từ hai điểm hỏi đáp trở lên, Thành viên đó sẽ cung cấp cho các Thành viên khác thông tin đầy đủ và rõ ràng về phạm vi trách nhiệm của các điểm hỏi đáp đó. Ngoài ra, Thành viên đó sẽ đảm bảo rằng một thắc mắc bất kỳ được chuyển đến một điểm hỏi đáp bất kỳ không thích hợp cần phải ngay lập tức được chuyển đến một điểm hỏi đáp thích hợp.
10.3.Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý để đảm bảo sự tồn tại của một hoặc nhiều điểm hỏi đáp để có thể trả lời các thắc mắc hợp lý của các Thành viên khác và các bên quan tâm của các Thành viên đó cũng như cung cấp các tài liệu hoặc thông tin về nơi cung cấp tài liệu liên quan đến:
10.3.1. bất cứ các quy định kỹ thuật nào được thông qua hoặc đề nghị bởi các cơ quan tiêu chuẩn hóa phi chính phủ, hoặc bởi các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực mà các cơ quan này là Thành viên hoặc bên tham gia;
10.3.2.bất cứ thủ tục đánh giá tính phù hợp nào, hoặc bất cứ thủ tục đánh giá tính phù hợp nào được đề ra được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ tại lãnh thổ của mình, hoặc bởi các tổ chức khu vực mà các tổ chức này là Thành viên hoặc bên tham gia;
10.3.3.tư cách Thành viên và việc tham gia của các tổ chức phi chính phủ có liên quan trên lãnh thổ của một nước Thành viên vào các tổ chức tiêu chuẩn hoá và các hệ thống đánh giá tính phù hợp của quốc tế và khu vực, cũng như vào các thỏa thuận song phương hoặc đa phương trong phạm vi của Hiệp định này; các Thành viên cũng có thể cung cấp các thông tin hợp lý về các quy định của các hệ thống và thỏa thuận này;
10.4.Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo khi có yêu cầu của các Thành viên hoặc các bên quan tâm của các Thành viên khác, bản sao của các tài liệu, theo các quy định của Hiệp định này, được cung cấp với giá tương đương như nhau (nếu có), giá đó ngoài chi phí vận chuyển tài liệu, phải được áp dụng như nhau cho công dân của nước Thành viên có liên quan hoặc bất kỳ Thành viên nào khác.
10.5.Các Thành viên là các nước phát triển khi được các Thành viên khác yêu cầu cần phải cung cấp bản dịch tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha kèm với một thông báo cụ thể, hoặc trong trường hợp khối lượng tài liệu quá lớn thì phải cung cấp bản tóm tắt của các tài liệu đó.
10.6.Ban Thư ký khi nhận được thông báo theo các quy định của Hiệp định này, sẽ luân chuyển bản sao của thông báo tới tất cả các Thành viên và các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và đánh giá tính phù hợp có liên quan và lưu ý các Thành viên là các nước đang phát triển chú ý tới bất kỳ thông báo nào liên quan đến các sản phẩm mà họ đặc biệt quan tâm.
10.7.Khi một Thành viên đạt được một thỏa thuận với một hoặc nhiều nước khác về các vấn đề liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các thủ tục đánh giá tính phù hợp mà có thể có ảnh hưởng quan trọng đến thương mại, ít nhất một Thành viên tham gia hiệp định này cần phải thông báo cho các Thành viên khác về các sản phẩm nằm trong sự điều tiết của Hiệp định này và gửi kèm theo cả bản mô tả tóm tắt về hiệp định này thông qua Ban Thư ký. Các Thành viên có liên quan, khi được yêu cầu, cần được khuyến khích để tham gia vào các cuộc tham vấn với các Thành viên khác, khi được yêu cầu, với mục đích ký kết các hiệp định tương tự hoặc thu xếp việc tham gia vào các hiệp định này.
10.8.Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là yêu cầu:
10.8.1.xuất bản các văn bản không phải bằng ngôn ngữ của Thành viên;
10.8.2.cung cấp các chi tiết hoặc bản sao của bản dự thảo không phải bằng ngôn ngữ của Thành viên trừ trường hợp nêu trong khoản 5 hoặc
10.8.3.các Thành viên có thể sửa đổi bất cứ thông tin nào mà họ cho rằng việc tiết lộ các thông tin đó đi ngược lại với lợi ích an ninh thiết thực của họ.
10.9.Thông báo gửi cho Ban Thư ký sẽ sử dụng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha.
10.10.Các Thành viên sẽ chỉ định một cơ quan chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về việc thi hành ở cấp độ quốc gia các quy định liên quan đến các thủ tục thông báo theo Hiệp định này trừ các quy định nêu trong Phụ lục 3.
10.11.Tuy nhiên, nếu vì các nguyên nhân pháp lý hoặc hành chính, trách nhiệm thông báo được phân bổ giữa hai hoặc nhiều cơ quan chính quyền trung ương, các Thành viên có liên quan sẽ cung cấp cho các Thành viên khác các thông tin đầy đủ và rõ ràng về phạm vi trách nhiệm của các cơ quan này.
Điều 11: Trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác
11.1.Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển về việc chuẩn bị các quy định kỹ thuật.
11.2.Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, và sẽ dành sự trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên này theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận liên quan tới việc thành lập các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và việc tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và cần khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia của mình làm tương tự như vậy.
11.3.Khi được yêu cầu, các Thành viên cần tiến hành các biện pháp hợp lý để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý trên lãnh thổ của mình thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật theo các điều kiện và điều khoản đã được các bên thoả thuận đến:
11.3.1.việc thành lập các cơ quan quản lý hoặc các cơ quan đánh giá tính phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật;
11.3.2.các biện pháp đáp ứng tốt nhất các quy định kỹ thuật.
11.4.Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để có thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật theo các điều kiện và điều khoản đã được các bên thoả thuận liên quan đến việc thành lập các cơ quan đánh giá tính phù hợp với các tiêu chuẩn đã được chấp nhận tại lãnh thổ của nước Thành viên đưa ra yêu cầu.
11.5.Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật theo các điều kiện và điều khoản đã được các bên thoả thuận liên quan đến các hành động mà các nhà sản xuất ở nước Thành viên khác cần phải tiến hành nếu họ muốn tiếp cận với các hệ thống đánh giá tính phù hợp của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên lãnh thổ của nước Thành viên nhận được yêu cầu.
11.6.Các Thành viên là thành viên hoặc bên tham gia vào các hệ thống đánh giá tính phù hợp quốc tế và khu vực, khi được yêu cầu, cần phải thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật theo các điều kiện và điều khoản đã được các bên thoả thuận về việc thành lập các thể chế hoặc các khung khổ pháp lý nhằm giúp họ hoàn thành các nghĩa vụ là Thành viên hoặc nghĩa vụ khi tham gia vào các hệ thống này.
11.7.Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ khuyến khích các cơ quan nằm trên lãnh thổ của mình là thành viên hoặc bên tham gia vào các hệ thống đánh giá tính phù hợp quốc tế và khu vực thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển và sẽ xem xét các yêu cầu của họ về trợ giúp kỹ thuật liên quan đến việc thành lập các tổ chức có thể giúp đỡ các cơ quan có liên quan trên lãnh thổ của mình hoàn thành các nghĩa vụ là Thành viên hoặc bên tham gia.
11.8.Trong khi cung cấp thông tin hoặc dành trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác theo như quy định từ khoản 1 đến 7, các Thành viên sẽ dành ưu tiên đến nhu cầu của các nước Thành viên kém phát triển nhất.
Điều 12: Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các Thành viên đang phát triển
12.1.Các Thành viên sẽ dành sự đối xử khác biệt hoặc ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển là Thành viên của Hiệp định này thông qua các quy định dưới đây, cũng như qua các quy định có liên quan của các Điều khác của Hiệp định này.
12.2.Các Thành viên sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến các quy định của Hiệp định này liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các Thành viên đang phát triển và sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt về tài chính, thương mại và phát triển của các nước Thành viên đang phát triển trong việc thực hiện Hiệp định này, cả trong phạm vi quốc gia và trong việc thực hiện các thoả thuận về thể chế của Hiệp định này.
12.3.Các Thành viên trong khi chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp, sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt về phát triển tài chính và thương mại của các Thành viên đang phát triển để đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho xuất khẩu của các nước Thành viên đang phát triển.
12.4.Các Thành viên công nhận rằng, mặc dù có thể tồn tại các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn hoặc khuyến nghị, trong các điều kiện công nghệ và kinh tế xã hội đặc biệt của mình, các nước Thành viên đang phát triển chấp nhận một số quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các thủ tục đánh giá tính phù hợp nhằm mục đích bảo vệ công nghệ bản địa, các phương pháp và các quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển của nước Thành viên đang phát triển đó. Các Thành viên, do đó, công nhận rằng các nước Thành viên đang phát triển sẽ không bị yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của mình, trong đó có các biện pháp thử nghiệm, không phù hợp với các nhu cầu đặc biệt về tài chính, thương mại và phát triển của nước Thành viên đang phát triển.
12.5.Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế và các hệ thống quốc tế về đánh giá tính phù hợp được tổ chức và hoạt động theo cách thức tạo thuận lợi cho sự tham gia tích cực của các cơ quan có liên quan tại tất cả các nước Thành viên, trong đó cần xem xét các vấn đề đặc biệt của các nước Thành viên đang phát triển.
12.6.Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khi được yêu cầu bởi các nước Thành viên đang phát triển, phải xem xét đến khả năng, và nếu thấy thực thi được, chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các sản phẩm các Thành viên đang phát triển đặc biệt quan tâm.
12.7.Theo các quy định của Điều 11, các Thành viên sẽ dành trợ giúp kỹ thuật cho các nước Thành viên đang phát triển để đảm bảo việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp không tạo ra các cản trở không cần thiết cho việc mở rộng và đa dạng hóa xuất khẩu của các nước Thành viên đang phát triển. Khi quyết định các điều kiện cho trợ giúp kỹ thuật, sẽ xem xét các giai đoạn phát triển của Thành viên có yêu cầu và đặc biệt là các Thành viên chậm phát triển nhất.
12.8.Các nước Thành viên đang phát triển được thừa nhận có thể gặp phải các vấn đề đặc biệt, trong đó có các vấn đề về thể chế và cơ sở hạ tầng, trong việc chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp. Người ta cũng nhận thấy rằng các nhu cầu đặc biệt về phát triển và thương mại, cũng như các giai đoạn về phát triển công nghệ của các nước đang phát triển có thể làm cản trở khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nước mình theo Hiệp định này. Do đó, các Thành viên sẽ cân nhắc đầy đủ đến yếu tố này. Vì vậy, để đảm bảo các nước Thành viên đang phát triển có thể tuân thủ Hiệp định này, Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại được đề cập đến trong Điều 13 (trong Hiệp định này gọi tắt là Uỷ ban), khi được yêu cầu, được quyền dành những ngoại lệ cụ thể về thời gian, một phần hay toàn bộ, cho các nước đang phát triển được tạm thời không phải thực hiện nghĩa vụ của Hiệp định này. Trong khi xem xét các yêu cầu này, Uỷ ban sẽ xem xét các vấn đề đặc biệt, trong việc chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp và các nhu cầu đặc biệt về phát triển và thương mại của các nước Thành viên đang phát triển, cũng như giai đoạn về phát triển công nghệ của nước này mà có thể làm cản trở khả năng thực hiện nghĩa vụ của nước mình theo Hiệp định này. Uỷ ban sẽ đặc biệt xem xét các vấn đề đặc biệt của các nước Thành viên kém phát triển nhất.
12.9.Trong khi tiến hành tham vấn, các nước Thành viên phát triển sẽ ghi nhận những khó khăn mà các nước Thành viên đang phát triển đang gặp phải trong khi xây dựng và thực hiện các quy định, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp, và với mong muốn trợ giúp các nước Thành viên đang phát triển trong vấn đề này, các nước Thành viên phát triển sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt của các nước Thành viên đang phát triển về mặt tài chính, thương mại và phát triển.
12.10. Uỷ ban sẽ kiểm tra định kỳ việc đối xử đặc biệt và khác biệt được dành cho các nước Thành viên đang phát triển ở mức quốc gia và quốc tế, như đã nêu trong Hiệp định này.
CÁC THỂ CHẾ, THAM VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 13: Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại
13.1.Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại được tuyên bố thành lập dưới đây với sự tham gia của các đại diện của mỗi Thành viên. Uỷ ban sẽ lựa chọn Chủ tịch và sẽ nhóm họp khi cần thiết, nhưng ít nhất mỗi năm một lần, với mục đích đem lại cho các Thành viên cơ hội tham vấn về bất cứ vấn đề nào có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này hoặc việc mở rộng thêm mục tiêu của Hiệp định và phải chịu các trách nhiệm như đã được giao theo Hiệp định này hoặc bởi các Thành viên.
13.2.Uỷ ban sẽ thành lập các nhóm công tác hoặc các cơ quan khác nếu thấy thích hợp, để thực thi trách nhiệm mà Uỷ ban giao cho, phù hợp với các quy định có liên quan của Hiệp định này.
13.3.Cần tránh trùng lắp không cần thiết trong khi thực hiện các công việc của Hiệp định này và công việc của chính phủ tại các cơ quan kỹ thuật khác. Uỷ ban sẽ xem xét vấn đề này nhằm giảm thiểu sự trùng lặp.
Điều 14: Tham vấn và giải quyết tranh chấp
14.1.Các cuộc tham vấn và giải quyết tranh chấp liên quan đến bất kỳ vấn đề nào có ảnh hưởng đến việc thực hiện Hiệp định này sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) và sẽ tuân thủ các quy định của các Điều XXII, XXIII của GATT 1994 với các điều chỉnh, sửa đổi như đã được cụ thể hoá và áp dụng theo Thoả thuận về Nguyên tắc và Trình tự Giải quyết Tranh chấp.
14.2.Theo yêu cầu của một bên tham gia tranh chấp hoặc theo sáng kiến của chính mình, một Hội đồng có thể thành lập một Nhóm chuyên viên kỹ thuật để trợ giúp các vấn đề mang tính kỹ thuật đang được đặt ra mà đòi hỏi phải có sự xem xét chi tiết của các chuyên viên.
14.3.Các nhóm chuyên gia kỹ thuật sẽ tuân thủ các thủ tục nêu tại Phụ lục 2.
14.4.Các quy định về giải quyết tranh chấp nêu trên có thể được áp dụng trong trường hợp một Thành viên thấy rằng Thành viên khác không thực thi thoả đáng như quy định tại Điều 3, 4, 7, 8, 9 và các lợi ích thương mại của mình bị ảnh hưởng lớn. Trong trường hợp này, các kết quả này cần phải tương đương như kết quả có được khi coi cơ quan liên quan ở đây như một Thành viên.
Điều 15: Các quy định cuối cùng Các bảo lưu
15.1.Các bảo lưu về bất cứ quy định nào của Hiệp định này có thể không được chấp nhận nếu không có sự đồng ý của các Thành viên khác.
Việc rà soát
15.2.Ngay sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp đang tồn tại hoặc đang được tiến hành để đảm bảo việc việc thực hiện và điều hành Hiệp định này. Bất cứ thay đổi nào về các biện pháp này đều sẽ được thông báo cho Uỷ ban.
15.3.Hàng năm, Uỷ ban sẽ rà soát lại việc thực hiện và hoạt động của Hiệp định này, trong đó có xem xét đến các mục tiêu của Hiệp định.
15.4Đến cuối năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực và cứ 3 năm một lần, Uỷ ban sẽ rà soát lại việc thực hiện Hiệp định này, trong đó có các quy định liên quan đến tính minh bạch để đưa ra đề nghị thực hiện các điều chỉnh thích hợp về quyền lợi và nghĩa vụ của Hiệp định này khi cần thiết để đảm bảo lợi ích kinh tế chung và sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, không trái với các quy định của Điều 12. Khi đã tích luỹ được các kinh nghiệm trong khi thực hiện Hiệp định này, khi thích hợp, Uỷ ban sẽ đệ trình các đề nghị sửa đổi nội dung của Hiệp định này lên Hội đồng Thương mại Hàng hóa.
Các phụ lục
15.5.Các Phụ lục của Hiệp định này tạo thành các phần không thể tách rời của Hiệp định.
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY
Các thuật ngữ được trình bày trong lần xuất bản thứ 6 của cuốn Hướng dẫn 2 của ISO/IEC năm 1991: Các thuật ngữ chung và các định nghĩa của chúng liên quan đến tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan, khi được sử dụng trong Hiệp định này phải có ý nghĩa tương tự như đã được nêu trong định nghĩa của Hướng dẫn nói trên, có tính đến các dịch vụ đã được loại trừ khỏi diện điều chỉnh của Hiệp định này.
Tuy nhiên, với mục đích của Hiệp định này, các định nghĩa sau cần áp dụng:
Là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm có các quy định về hành chính được áp dụng một cách bắt buộc. Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.
Chú giải
Định nghĩa được nêu trong Hướng dẫn 2 của ISO/IEC không phải là tự định nghĩa và được dựa trên hệ thống được gọi là "Hệ thống cấu trúc xác định" (building block) - với nội dung chỉ áp dụng cho hệ thống đó - ND.
Là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề ra, để sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn, hoặc đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc. Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu, hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.
Chú giải
Các thuật ngữ được định nghĩa trong Hướng dẫn 2 của ISO/IEC bao gồm các sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Hiệp định này chỉ đề cập đến các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp liên quan đến các sản phẩm hoặc quy trình và phương pháp sản xuất. Các tiêu chuẩn được định nghĩa theo Hướng dẫn 2ISO/IEC có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện. Với mục đích của Hiệp định này, các tiêu chuẩn được định nghĩa là tự nguyện và các quy định kỹ thuật là bắt buộc. Các tiêu chuẩn được cộng đồng tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng trên cơ sở đồng thuận. Hiệp định này cũng bao gồm các tài liệu không dựa trên cơ sở đồng thuận.
3.Các thủ tục đánh giá tính phù hợp
Bất cứ thủ tục nào, áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không.
Chú giải
Các thủ tục đánh giá tính phù hợp bao gồm có các thủ tục về chọn mẫu, thử nghiệm, và kiểm tra; đánh giá, thẩm định và đảm bảo tính phù hợp; đăng ký, công nhận và chấp nhận cũng như là sự kết hợp của chúng.
4.Tổ chức hoặc hệ thống quốc tế
Cơ quan hoặc hệ thống để ngỏ để các cơ quan có liên quan của ít ra là tất cả các Thành viên có thể trở thành thành viên.
5.Tổ chức hoặc hệ thống khu vực
Tổ chức hoặc hệ thống để ngỏ để các cơ quan có liên quan của một số Thành viên có thể trở thành thành viên.
Chính phủ, các bộ hoặc bất cứ cơ quan nào nằm dưới sự quản lý của chính quyền trung ương đối với hoạt động được đề cập như trên.
Chú giải
Trong trường hợp của Cộng đồng Châu Âu, các quy định về quản lý các cơ quan chính phủ được áp dụng. Tuy nhiên, các tổ chức hoặc hệ thống đánh giá tính phù hợp ở khu vực có thể được thành lập trong lãnh thổ của Cộng đồng Châu Âu, và các trường hợp này phải tuân thủ các quy định của Hiệp định này về các tổ chức hoặc hệ thống của khu vực về đánh giá tính phù hợp.
7.Cơ quan chính quyền địa phương
Chính quyền không phải là chính quyền trung ương (ví dụ như các bang, các tỉnh, thành phố, v.v...), các bộ hoặc bất cứ cơ quan nào nằm dưới sự quản lý của chính quyền địa phương đối với các hoạt động được đề cập ở trên.
Tổ chức không phải là cơ quan trung ương hoặc địa phương bao gồm cả các cơ quan phi chính phủ có quyền hạn pháp lý để buộc thi hành một quy định kỹ thuật.
Các thủ tục sau sẽ được áp dụng cho các nhóm chuyên gia kỹ thuật được thành lập theo các quy định của Điều 14.
1.Các nhóm chuyên gia kỹ thuật nằm dưới quyền kiểm soát của Hội đồng. Các chức năng, nhiệm vụ và các thủ tục công tác chi tiết sẽ do Hội đồng quyết định và sẽ báo cáo lên Hội đồng.
2.Việc tham gia vào các nhóm chuyên gia kỹ thuật cần phải hạn chế chỉ dành cho các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực được nói đến.
3. Các công dân của các bên tham gia tranh chấp không được tham gia vào nhóm chuyên gia kỹ thuật mà không được sự nhất trí chung của các bên tham gia tranh chấp, trừ các trường hợp ngoại lệ khi Hội đồng thấy rằng nhu cầu đạt được các kiến thức chuyên sâu về khoa học sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia này. Các quan chức của chính phủ của các bên tham gia tranh chấp không được tham gia vào nhóm chuyên gia kỹ thuật. Các Thành viên của nhóm chuyên gia kỹ thuật cần đóng góp trong khả năng của mình không phải với tư cách đại diện của chính phủ, hoặc đại diện của bất cứ tổ chức nào. Các chính phủ hoặc các tổ chức đó sẽ không đưa ra cho họ bất cứ chỉ thị nào liên quan đến các vấn đề đang được đưa ra tại nhóm chuyên gia kỹ thuật.
4.Các nhóm chuyên gia kỹ thuật có thể tham vấn và tìm kiếm thông tin và các tham vấn kỹ thuật từ bất kỳ nguồn nào mà họ cho là thích hợp. Trước khi tìm kiếm các thông tin hoặc tư vấn từ một nguồn nào trong phạm vi thẩm quyền của một Thành viên, nhóm chuyên gia kỹ thuật sẽ thông báo cho chính phủ của Thành viên đó. Thành viên sẽ trả lời ngay lập tức và đầy đủ bất cứ yêu cầu nào của nhóm chuyên gia kỹ thuật về các thông tin mà nhóm chuyên gia kỹ thuật cho là cần thiết và thích hợp.
5. Các bên tham gia tranh chấp phải được tiếp cận với tất cả các thông tin có liên quan được cung cấp cho Nhóm chuyên gia kỹ thuật, trừ khi các thông tin đó có tính bảo mật. Các thông tin mật được cung cấp cho Nhóm chuyên gia kỹ thuật không được tiết lộ nếu không có sự cho phép chính thức của chính phủ, tổ chức hoặc người cung cấp thông tin. Nếu Nhóm chuyên gia kỹ thuật được yêu cầu cung cấp thông tin như vậy mà việc cung cấp thông tin này bởi Nhóm Chuyên gia Kỹ thuật là không được cho phép, thì phần tóm tắt không mật của các thông tin này sẽ được chính phủ, tổ chức hoặc người cung cấp thông tin cung cấp.
6. Nhóm chuyên gia kỹ thuật sẽ đệ trình một dự thảo báo cáo cho các Thành viên có liên quan để nhận được các ý kiến đóng góp và nếu thích hợp, có xem xét đến các ý kiến này trong bản cáo cáo cuối cùng sẽ được luân chuyển tới các Thành viên có liên quan khi được đệ trình lên Hội đồng.
QUY TẮC THỰC HÀNH ĐÚNG VỀ VIỆC CHUẨN BỊ, THÔNG QUA VÀ ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
A. Với mục đích của Quy tắc này, có thể sử dụng các định nghĩa nêu trong Phụ lục 1 của Hiệp định này.
B. Quy tắc này được xem xét chấp thuận bởi bất cứ cơ quan tiêu chuẩn hóa nào trên bất cứ lãnh thổ nào của Thành viên WTO, cho dù đó là cơ quan chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan phi chính phủ; hoặc bởi bất kỳ tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực cấp chính phủ mà một hoặc nhiều thành viên của tổ chức này là Thành viên WTO; và bất cứ tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực phi chính phủ mà một hoặc nhiều thành viên của tổ chức này đóng trên lãnh thổ của một nước Thành viên WTO (được gọi tắt trong Quy tắc này một cách chung là các "các cơ quan tiêu chuẩn hóa" và cụ thể là "cơ quan tiêu chuẩn hóa này”) .
C.Các cơ quan tiêu chuẩn hóa chấp thuận hoặc rút lui khỏi Quy tắc này phải thông báo về việc này cho Trung tâm thông tin ISO/IEC ở Thuỵ sĩ. Thông báo này phải gồm có tên và địa chỉ của cơ quan có liên quan và quy mô hoạt động tiêu chuẩn hóa hiện hành và sẽ tiến hành trong tương lai. Thông báo này có thể gửi trực tiếp cho Trung tâm thông tin ISO/IEC, hoặc thông qua cơ quan quốc gia của Thành viên ISO/IEC, hoặc, nếu thích hợp, thông qua các chi nhánh quốc gia hoặc quốc tế của Thành viên ISONET.
D.Về tiêu chuẩn, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải dành đối xử đối với các sản phẩm có xuất xứ tại lãnh thổ bất kỳ nước Thành viên nào của WTO không kém phần ưu đãi hơn các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước và các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác.
E. Cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ đảm bảo rằng các tiêu chuẩn không được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng với mục đích, hoặc có ảnh hưởng, tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế.
F.Đối với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành hoặc sắp được hoàn thành, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế sẽ sử dụng toàn bộ hay một số phần có liên quan của các tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn của mình, trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các phần có liên quan của chúng không có hiệu quả hoặc không thích hợp, ví dụ như, mức độ thiếu hiệu quả trong việc bảo hộ, hoặc do các vấn đề cơ bản về khí hậu, địa lý hoặc công nghệ.
G.Với mục đích hài hòa hóa các tiêu chuẩn ở mức rộng nhất có thể được, cơ quan tiêu chuẩn hóa, bằng cách thức thích hợp, sẽ đóng góp đầy đủ, theo khả năng của mình, vào việc chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với các vấn đề cơ bản về các tiêu chuẩn mà cơ quan tiêu chuẩn hóa đó đã chấp thuận hoặc sẽ xem xét chấp thuận. Đối với các cơ quan tiêu chuẩn hóa trên lãnh thổ của một Thành viên, việc tham gia vào một hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế cụ thể nào đó, nếu có thể, sẽ được thực hiện thông qua một phái đoàn đại diện cho tất cả các cơ quan tiêu chuẩn hóa trên lãnh thổ của Thành viên đã chấp nhận hoặc sẽ xem xét chấp nhận các tiêu chuẩn về các vấn đề chủ đạo nào đó liên quan đến hoạt động của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế.
H.Cơ quan tiêu chuẩn hóa trên lãnh thổ một Thành viên cần cố gắng tránh sự trùng lặp với công việc của các cơ quan tiêu chuẩn hóa khác trên lãnh thổ của mình hoặc với công việc của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực có liên quan. Cơ quan này cũng sẽ cố gắng để đạt được sự nhất trí của quốc gia mình về các tiêu chuẩn mà họ đang xây dựng. Tương tự như vậy, tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực cũng sẽ cố gắng để tránh sự trùng lắp với công việc của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
I.Khi thích hợp, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ làm rõ các tiêu chuẩn dựa trên các yêu cầu của sản phẩm về tính năng sử dụng hơn là kiểu dáng hoặc đặc tính mô tả của sản phẩm đó.
J.Ít nhất 6 tháng một lần, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ công bố chương trình làm việc trong đó có tên và địa chỉ của cơ quan, các tiêu chuẩn mà mình đang chuẩn bị và các tiêu chuẩn đã chấp thuận trong giai đoạn trước đó. Một tiêu chuẩn đang trong giai đoạn chuẩn bị tính từ thời điểm có quyết định xây dựng tiêu chuẩn cho đến khi tiêu chuẩn đó được chấp thuận. Tên của các tiêu chuẩn cụ thể đang được soạn thảo, khi được yêu cầu, sẽ được cung cấp bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Thông báo về hiện diện của chương trình làm việc sẽ được xuất bản trên các ấn phẩm quốc gia hoặc nếu có thể trên các ấn phẩm khu vực về các hoạt động tiêu chuẩn hóa.
Chương trình làm việc đối với mỗi tiêu chuẩn, theo các quy định của ISONET, sẽ chỉ ra việc phân loại có liên quan tới vấn đề chủ yếu, giai đoạn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, và các tham chiếu tới các tiêu chuẩn quốc tế được dùng làm cơ sở. Không muộn hơn thời gian công bố chương trình làm việc, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ thông báo về sự hiện diện của chương trình này cho Trung tâm Thông tin ISO/IEC ở Geneve.
Thông báo sẽ gồm có tên và địa chỉ của cơ quan tiêu chuẩn hóa, tên và các vấn đề nêu trong ấn phẩm chứa đựng nội dung chương trình làm việc, giai đoạn thực hiện chương trình làm việc đó, giá cả (nếu có) và cách thức và địa điểm để tìm được thông báo đó. Thông báo có thể được gửi trực tiếp tới Trung tâm Thông tin ISO/IEC, hoặc, khi thích hợp có thể gửi qua quốc gia Thành viên có liên quan hoặc chi nhánh quốc tế ISONET, nếu thích hợp.
K.Thành viên của ISO/IEC cần phấn đấu để trở thành Thành viên của ISONET hoặc chỉ định cơ quan khác trở thành Thành viên cũng như đạt được hình thức Thành viên ở mức tốt nhất có thể được đối với một Thành viên của ISONET. Các cơ quan tiêu chuẩn hóa khác sẽ cố gắng liên kết với Thành viên của ISONET.
L.Trước khi chấp nhận một tiêu chuẩn, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ dành một khoảng thời gian ít nhất 60 ngày cho việc trình các ý kiến đóng góp về các tiêu chuẩn dự thảo của các bên quan tâm trên lãnh thổ một Thành viên WTO. Tuy nhiên giai đoạn này có thể được rút ngắn lại trong trường hợp nảy sinh hoặc đe doạ nảy sinh các vấn đề khẩn cấp về an toàn, sức khoẻ hoặc môi trường. Cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ phát hành một thông báo về giai đoạn dành cho các ý kiến bình luận trên ấn phẩm phát hành được đề cập trong khoản J không muộn hơn thời điểm bắt đầu tiếp nhận ý kiến bình luận. Thông báo này sẽ nêu, đến mức mà thực tế có thể, việc tiêu chuẩn dự thảo khác với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan hay không.
M.Đối với bất cứ yêu cầu nào của bên quan tâm tại lãnh thổ của một Thành viên của WTO, cơ quan tiêu chuẩn sẽ ngay lập tức cung cấp, hoặc thu xếp cung cấp bản sao của tiêu chuẩn dự thảo đã được trình để nhận ý kiến bình luận. Bất cứ chi phí nào tính cho dịch vụ này, ngoài các chi phí vận chuyển thực tế, sẽ được áp dụng tương đương cho các bên nước ngoài và trong nước.
N.Cơ quan tiêu chuẩn sẽ xem xét, trong quá trình xử lý thêm tiêu chuẩn, các ý kiến bình luận nhận được trong giai đoạn phải tiếp nhận các ý kiến bình luận. Các ý kiến bình luận nhận được qua các cơ quan tiêu chuẩn sẽ tuân theo Quy tắc Thực hành đúng nếu được yêu cầu sẽ được trả lời càng sớm càng tốt. Trả lời sẽ gồm có giải thích về nguyên nhân của sự khác biệt với tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
O.Một khi được chấp nhận, tiêu chuẩn sẽ được công bố ngay lập tức.
P.Đối với yêu cầu của bất cứ bên quan tâm nào trên lãnh thổ một Thành viên của WTO, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ ngay lập tức cung cấp, hoặc thu xếp cung cấp bản sao của chương trình làm việc gần đây nhất hoặc tiêu chuẩn mà mình xây dựng. Bất cứ chi phí nào của dịch vụ này, ngoài các chi phí vận chuyển thực tế, sẽ áp dụng đúng như đối với các bên trong và ngoài nước.
Q.Cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ xem xét một cách cảm thông và dành cơ hội đầy đủ cho việc tham vấn liên quan đến các góp ý về việc thực hiện Quy tắc này của các cơ quan tiêu chuẩn hóa đã chấp thuận Quy tắc Thực hiện đúng. Cơ quan này cũng sẽ nỗ lực giải quyết bất cứ khiếu nại nào.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Hiệp định số 211/WTO/VB về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Số hiệu: | 211/WTO/VB |
---|---|
Loại văn bản: | WTO_Văn bản |
Nơi ban hành: | WTO |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 15/04/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hiệp định số 211/WTO/VB về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Chưa có Video